KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 59 - 62)

5.1. Kết luận

Từ kết quả điều tra thực tế 60 nông hộ trên địa bàn huyện và tính toán tổng hợp, đề tài đưa ra một số kết luận sau:

Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Cây cà phê là cây trồng chủ lực và là thế mạnh của vùng. Thu nhập từ sản xuất cà phê chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu

nhập của các hộ.

Nông hộ là những người có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất cà phê cùng với trình độ học vẫn ở mức trung bình khá có thể nhận ra được các nhân tố rủi ro nhằm tránh được những thiệt hại trong quá trình sản xuất. Đồng thời cùng với số năm kinh nghiệm cao và độ tuôi cây đang trong giai đoạn kinh doanh nên sản lượng thu được

khá cao.

Qua kết quả của thống kê mô tả, ta thay bình quân 1 ha cà phê có năng suất là 3.724 tan với giá bán bình quân là 38.750 đồng thì tổng doanh thu là 144.305.000 đồng, với thu nhập 92.014.124

Trong quá trình nghiên cứu, dé thấy được các yếu tổ rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất cà phê nhằm tìm hiểu xem yếu tố nào làm ảnh hưởng tới sản xuất cà phê từ đó giúp nông hộ phòng tránh được các yếu tố rủi ro đó.

Bằng việc nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu tác giả đưa ra các giả thuyết. Lý thuyết được trình bày trong chương 2 bao gồm đầu vào sản xuất, điều kiện tự nhiên, các nhân tố ảnh hưởng cây, nhân tố hỗ trợ. Tiếp theo nghiên cứu thực hiện bằng phương pháp định tính. Ở chương 3, dựa vào lý thuyết trên và kết quả nghiên cứu định tính. Đề tài hình thành mô hình nghiên cứu đề xuất với 5 yêu tố, cùng với trình bày phương pháp cu thé cho từng giai đoạn.

47

Kết qua của mô hình cho thấy, trong phạm vi của nghiên cứu các nhân tổ rủi ro trong sản xuất cà phê thì nhận thức của người dân thấy được các nhân tố rủi ro bao gồm: thị trường tiêu thụ, đầu vào sản xuất, điều kiện tự nhiên, nhân tố hỗ trợ, lượng nước. Trong đó những yếu tố tác động mạnh đến rủi ro trong sản xuất như chất lượng

phân bón không đảm bảo, lượng nước không đủ, sự ảnh hưởng của gió làm thiệt hại cho cây.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với địa phương

Tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông nhằm đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất cà phê mang lại, giúp nông hộ hiểu rõ về lợi ích mô hình, tiếp thu và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất sẽ dé dàng, cũng là cơ sở dé nhân rộng mô hình cà phê.

Đối với các tổ chức khuyến nông trước hết cần củng cố uy tín và thu hút nông dân tham gia bằng cách lắng nghe và đáp ứng đúng nguyện vọng, nhu cầu của họ. Tập huấn kỹ lưỡng các yêu cầu trong kỹ thuật canh tác cà phê.

Xây dựng chính sách hỗ vốn, chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ về tiêu thụ ... . Địa phương nên hỗ trợ một phần kinh phí cho nông hộ trong những năm đầu, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia vào mô hình này dé giúp cho nông hộ không phải lo làm riêng lẻ ma do chính các doanh nghiệp dau tư

trước cho nông dân.

Gắn việc tập huấn kỹ thuật canh tác với tiêu chuẩn sản xuất, và tuyên truyền nâng cao ý thức nông dân. Trước hết cần có một mô hình mẫu để nông dân làm theo, sản phẩm sản xuất theo quy trình cần được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng khó tính, bán được giá cao hơn và khuyến khích nông dân

tham gia

Nghiên cứu đưa ra các đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tinh, và có biện pháp kiểm soát, cấp giấy chứng nhận cho sản pham đáp ứng được yêu cầu. Khai thác thị trường xuất khâu nhằm mở rộng thị trường, tạo nguồn thu nhập 6n

định cho nông dân.

5.2.2. Đối với nông hộ

Cần vệ sinh vườn, làm đắt, tia nhánh cho cây cà phê sau khi thu hoạch, bổ sung

thêm các loại phân bón cho cây.

48

Cần chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô cho cây tránh để cây bị suy kiệt và chết khô do hạn hán.

Các nông hộ sản xuất cà phê tích cực tham gia các buổi tập huấn các chương trình khuyến nông về kỹ thuật sản xuất cà phê dé nâng cao kỹ thuật cũng như có thé áp

dung cho hộ mình va gia tăng thêm thu nhập cho hộ.

Các nông hộ chưa áp dụng tiêu chuẩn cũng nên kiểm soát lại lượng phân bón vô cơ và thuốc BVTV trong quá trình sản xuất dé khắc phục tình trạng đất đai bị thoái hóa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước và khu vực canh tác.

Các nông hộ sản xuất cà phê nên tham gia nhiều mô hình dé tăng hiệu qua kinh tế, tiếp thu kỹ thuất mới hoặc không tham gia thì có thể mở rộng quy mô dé tăng hiệu

quả.

49

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích rủi ro trong sản xuất cà phê của nông hộ trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)