1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Phân tích tình hình hoạt động và hiệu quả cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Cần Giuộc Tỉnh Long An

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Và Hiệu Quả Cho Vay Đối Với Nông Hộ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện Cần Giuộc-Tỉnh Long An
Tác giả Nguyễn Thị Bích Liễu
Người hướng dẫn ThS. Trần Đức Luân
Trường học Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phát Triển Nông Thôn-Khuyến Nông
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 32,18 MB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình hoạt động và hiệu quả cho vay đối với

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

PHAN TÍCH TINH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUÁ CHO

VAY DOI VỚI NÔNG HỘ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHAT TRIEN NÔNG THÔN

HUYỆN CAN GIUỘC

TÍNH LONG AN

NGUYEN THỊ BÍCH LIEU

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP

pk NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN

NGANH PHÁT TRIEN NÔNG THON-KHUYEN NONG

Thanh Phé Hé Chi Minh

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích tình hình hoạt động và hiệu quả cho vay đối với nông hộ tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát

Triển Nông Thôn huyện Cần Giuộc-tỉnh Long An” do Nguyễn Thị Bích Liễu, sinh

viên khóa 2003-2007, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành

công trước hội đồng vào ngày ol 8 i AS

Người hướng dẫn

ThS Trần Đức Luân

and A —

Ngay24.thang f nam tiny

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin chân thành ghi

khắc công ơn cha mẹ, người đã sinh thành dưỡng dục con nên người

Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn:

Thay Tran Đức Luân đã tận tình hướng dẫn, chi bảo dé tôi hoàn tất luận văn này.

Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế, quý thầy cô đã trực tiếp truyền

đạt cho tôi những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báo trong quá trình học tập

Ban Giám Đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị đang công tác tại

NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ

bảo tôi trong suốt thời gian thự tập tại Ngân hàng

Huyện ủy, UBND huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, UBND xã Trường Bình và

Phước Vĩnh Đông huyện Cần Giuộc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian

thu thập số liệu

Bạn bè đã ủng hộ động viên tôi trong suốt thời gian học tập tại trường cho tới

khi hoàn tất luận văn

Sinh viênNguyễn Thị Bích Liễu

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TAT

NGUYEN THỊ BÍCH LIEU Tháng 7 năm 2007 “Phân Tích Tình Hình Hoạt

Động Và Hiệu Quả Cho Vay Đối Với Nông Hộ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và

Phát Triển Nông Thôn Huyện Cần Giuộc-Tỉnh Long An”.

NGUYEN THI BICH LIEU June 2007 “ Analyse The Situation of Action

and Effect of Lending Loan to Farmer Household of Can Giuoc District

Agriculture Bank in Long An Province”

Đề tai tim hiểu những hoạt động chính cua Ngân hàng, tinh hình kinh tế-xã hội

ở địa phương, việc cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng, thực trạng sản xuất của nông

hộ nhằm phân tích hiệu quả sử dụng vốn của hộ, nhu cầu vốn và những trở ngại của

nông hộ để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện hoạt động

cho vay Khóa luận tập trung điều tra ở 2 xã Tường Bình và Phước Vĩnh Đông.

Khóa luận đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu (thứ cấp, sơ cấp),

phương pháp phân tích (miêu tả, so sánh, phân tích vấn dé) và các chỉ tiêu xác định kếtquả, hiệu quả.

Sau khi thực hiện những mục tiêu đề ra bằng các phương pháp trên, khóa luận

đã đạt được những kết quả chủ yếu như: tình hình sản xuất của Huyện, hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng (nguồn vốn, hoạt động cho vay, thu nợ, dư nợ ), biết được tình

hình vay vốn và sử dụng vén của nông hộ, những kết quả-hiệu quả từ những hoạt động

sản xuất của nông hộ trong năm qua, thu nhập của hộ và tình hình đời sống của hộ sau

khi vay vốn tạn NHNo&PTNT Cần Giuộc.

Trang 5

1.3.1 Địa bàn nghiên cứu

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

1.3.3 Nội dung nghiên cứu 1.3.4 Thời gian nghiên cứu

1.4 Cấu trúc khóa luận

CHƯƠNG 2 TONG QUAN VE DIA BAN NGHIÊN CỨU

Dole Téng quan về dia bàn nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lý2.1.2 Thời tiết - Khí hậu

2.1.3 Thủy lợi

2.1.4 Địa hình - Thổ nhưỡng

2.1.5 Diện tích - Dân số - Lao động

2.1.6 Cơ sở hạ tang của Huyện

2.1.7 Thu - Chi ngân sách của Huyện

2.1.8 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện

2.2 Đặc điểm tinh hình sản xuất nông nghiệp của Huyện

0D Oo ONDA DWH ww PB SP P PWN YN NY NY B >

Trang 6

2.2.4 Nhận xét chung

2.3 Tìm hiểu ngồn cung ứng vốn cho nông hộ

2.3.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển

2.3.2 Phạm vi hoạt động 2.4.3 Khách hàng

2.3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT Cần Giuộc

2.3.5 Tình hình công nhân viên chức tại Ngân hàng

2.3.6 Những mặt được và hạn chế đối với hoạt động cho

vay của Ngân hàng

CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm về tín dụng

3.1.2 Bản chất tín dụng

3.1.3 Chức năng tín dụng3.1.4 Vai trò tín dụng trong sản xuất nông nghiệp và phát

triển nông thôn

3.1.5 Những vấn đề cơ bản về kinh tế hộ

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

-3.2.3 Phương pháp phân tích

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của

huyện Cần Giuộc

4.1.1 Sản xuất nông nghiệp

4.1.2 Sản xuất công nghiệp

4.1.3 Thương mại-Dịch vụ

4.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Cần Giuộc

4.2.1 Nguồn vốn của Ngân hàng4.2.2 Thành phần cung ứng vốn tín dụng thuộc khu vực

vị

10 11 I1 12 12

15

16 18 20 20 21 22 2B Báo

25 29 26 BÀI BẤY, 2]

Trang 7

chính thức

4.2.3 Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT Cần Giuộc 4.2.4 Cơ cấu doanh số cho vay tại Ngân hang

4.2.5 Tình hình du nợ tại Ngân hàng

4.2.6 Lãi suất tại Ngân hàng

4.2.7 Thực trạng vay vốn của nông dân

4.3 Phân tích thông tin điều tra từ hộ vay vốn

4.3.1 Phân nhóm các mẫu điều tra

4.3.2 Đặc điểm của hộ điều tra

4.3.3 Thực trạng về việc vay vốn của hộ nông dân

4.3.4 Tình hình sử dụng von của nông hộ

4.3.5 Quy mô sản xuất của nông hộ

4.3.6 Vốn là điều kiện cần nhưng chưa đủ 4.3.7 Hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ

4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của nông hộ

4.4.1 Lãi suất và thời hạn vay

4.4.2 Hoạt động tiêu thụ và chế biến sản phẩm

4.5 Ảnh hưởng của vốn vay đến thu nhập nông hộ

4.5.1 Đối với các hộ ở xã Phước Vĩnh Đông

4.5.2 Đối với các hộ ở xã Trường Bình

4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập theo mức vay 4.6 Quan điểm của hộ không vay vốn

4.7 Phân tích SWOT cho địa bàn nghiên cứu

4.8 Đề xuất giải pháp

4.8.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

4.8.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của

31 32 33 35

35

36

38

40 43 45

46

52 52 52

53

53 54 57 58 60 61 61

61 66 66

67 67

Trang 8

5.2.2 Đề nghị với NHNo&PTNT tỉnh Long An

5.2.3 Dé nghị với NHNo&PTNT Huyện và các tố chứctín dụng khác

5.2.4 Đề nghị với người nông dân

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

viil

69

69 J] ve

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1 Tình Hình Sử Dung Dat ở Huyện Tính Đến 1/01/2006

Bảng 2.2 Diện Tích-Sản Lượng và Năng Suất Lúa ở Các Năm

Bảng 2.3 Thực Trạng Phát Triển Ngành Chăn Nuôi của Huyện Cần Giuộc

Bảng 2.4 Tình Hình Công Nhân Viên Chức Tại Ngân Hàng Năm 2006

Bảng 4.1 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất của Ngành Nông Nghiệp củaHuyện

Cần Giuộc

Bảng 4.2 Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp của Huyện Can Giuộc

Bảng 4.3 Nguồn Vốn của Ngân Hàng qua 2 Năm (2005-2006)

Bảng 4.4 Doanh Số Cho Vay, Thu Nợ và Nợ Quá Hạn của NHNo&PTNT

Cần Giuộc

Bảng 4.5 Cơ Cấu Doanh Số Cho Vay của NHNo&PTNT Cần Giuộc

Bảng 4.6 Tình Hình Dư Nợ Phân Theo Ngành tại NHNo&PTNT Huyện

Cần Giuộc

Bang 4.7 Lãi Suất Tiền Gởi Tiết Kiệm của Ngân Hàng Năm 2006

Bảng 4.8 Lãi Suất Cho Vay của Ngân Hàng Năm 2006

Bảng 4.9 Mức Tăng Trưởng Vay Vốn Sản Xuất Nông Nghiệp Năm

(2005-2006)

Bảng 4.10 Tình Hình Vay Vốn của Nông Dân Xã Trường Bình qua 2 Năm

Bảng 4.11 Đặc Điểm Của Hộ Điều Tra

Bảng 4.12 Tình Hình Lao Động trong Nông Nghiệp của Nhóm

Hộ Điều Tra

Bảng 4.13 Phương Thức Thu Hồi Nợ của Ngân Hàng

Bảng 4.14 Tỷ Lệ Vay Vốn Theo Lĩnh Vực Đầu Tư

Bảng 4.15 Quy Mô Sản Xuất của Các Hộ Điều Tra trong Năm 2006

Bảng 4.16 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1000 m* Lúa

Bảng 4.17 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1000 m* Hoa Mau

Bảng 4.18 Kết Quả và Hiệu Qua của Chăn Nuôi Heo (Tính Trên 1 Con)

Bảng 4.19 Kết Qua và Hiệu Quả của Chăn Nuôi Gà/Vịt (Tính Trên 1 Con)

Trang

7

9 10 13

33 26 237

29 30

ok 32 33

34

34

37

38 40 43 44 46 47 48 49

Trang 11

Bảng 4.20 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1000 m” Nuôi Tôm Sú

Bảng 4.21 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1000 m” Cua Lột

Bảng 4.22 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1000mMỸ Cá

Bảng 4.23 Thu Nhập Bình Quân của Nông Hộ Xã Phước Vĩnh Đông

Năm 2006

Bảng 4.24 Thu Nhập Bình Quân của Nông Hộ Xã Trường Bình

Năm 2006

Bảng 4.25 Tình Hình Đời Sống của Nông Hộ So với 5 Năm Trước

Bảng 4.26 Kiểm Định Sự Khác Biệt Về Trung Bình Thu Nhập

theo Mức Vay

50 31 51

53

54 57

58

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Biểu Dé Tỷ Lệ Sử Dụng Dat của Huyện Năm 2006 7Hình 2.2 Biểu Dé Thể Hiện Tỷ Lệ Sản Lượng trong Nông Nghiệp

của Huyện Năm 2006 8

Hình 2.3 Sơ Đồ Té Chức Bộ Máy Hành Chính của Ngân Hàng Tại

Trụ Sở Chính 12

Hình 4.1 Biểu Đồ Tình Hình Vay Vốn của Nông Dân Xã Phước Vĩnh

Đông qua 2 Năm 35

Hình 4.2 Tỷ Lệ Vay Vốn theo Mục Đích Sử Dụng ở Xã Trường Bình 41Hình 4.3 Ty Lệ Vay Vốn Theo Mục Dich Sử Dung ở Xã Phước Vĩnh Đông 42Hình 4.4 Biểu Đồ Thu Nhập của Nông Hộ ở Xã Phước Vĩnh Đông

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Danh sách các hộ điều tra

Phụ lục 2 Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

Phụ lục 3 Kết quả kiểm định SPSS

Trang 14

tập trung bao cấp, với hàng loạt các chính sách mới trong nông nghiệp đã đưa nền

nông nghiệp Việt Nam đi lên nhanh chóng Đời sống của người dân được nâng cao cả

về vật chất lẫn tinh thần Người dan không những thoát khỏi đói nghèo mà còn dành dum tích lũy góp phần thực hiện mục tiêu "dan giàu nước mạnh" đo Đảng và Nhà

nước đặt ra Năm trong tiến trình ấy, NHNo&PTNT ở nước ta có vai trò hết sức quan trọng Đây là nơi cung cấp vốn cho người đân và có tác động mạnh mẽ đến bộ mặt sản

xuất, làm cho nông thôn ngày càng đổi mới và văn minh hơn.

NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An là một trong những đơn vị cho

vay vốn chính thức trên địa bàn Thời gian qua, ngân hàng này đã hỗ trợ vốn vay cho

nhiều đối tượng và ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Trong số đó,

cho người dân vay để sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp dang giữ vi thế quan trọng

trong cơ cầu hoạt động tin dụng của đơn vi này

Với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho huyện nhà, NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc đã có nhiều né lực dang ké trong việc thực hiện các chức năng và hoạt

động của mình Hiện nay, vấn đề mà Ngân hàng đang trăn trở và không ngừng quan

quan tâm cải thiện là: Làm thế nào để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nông dân? Chính vi lý do này, thúc day tôi tiến hành thực hiện dé tài:

"Phân tích tinh hình hoạt động và hiệu quả cho vay đối với nông hộ tại

NHNo&PTNT Huyện Cần Giuộc- Tỉnh Long An” Với kiến thức và thời gian có

Trang 15

hạn, đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tuy nhiên, tôi tin rằng nghiên cứu này sẽ đem đến nhiều kết qua phân tích và thông tin có giá trị.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

e Tìm hiểu những hoạt động chính của NHNo&PTNT Cần Giuộc và tình hình

kinh tế - xã hội ở địa phương nhằm nắm được bối cảnh chung của van dé nghiên cứu.

e Tìm hiểu việc cho vay và thu hồi nợ của NHNo&PTNT Cần Giuộc, đồng

thời, kết hợp với việc khảo sát thực trạng sản xuất của nông hộ nhằm phân tích hiệu

quả sử dụng vốn của họ

e Xác định nhu cầu vốn và những trở ngại của nông hộ nhằm dé xuất các giải pháp nâng cao thu nhập và ý kiến cải thiện hoạt động cho vay của ngân hàng.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Địa bàn nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu trong phạm vi huyện Cần Giuộc, số mẫu điều tra là 65 (hộ có vay vốn tại NHNo&PTNT Cần Giuộc) và phỏng vấn nhóm 15 hộ không vay

vốn

Địa bàn cụ thể: xã Trường Bình và Phước Vĩnh Đông

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các nông hộ đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT Cần Giuộc Ngoài ra, đề tài cũng tìm hiểu thêm những thông tin từ nông hộ không vay vốn để có làm nổi bật sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng này.1.3.3 Nội dung nghiên cứu

Về phía Ngân hàng, chỉ dừng lại nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh, tình

hình cho vay và thu hồi nợ Đối tượng nghiên cứu là những hộ có vay vốn tại

NHNo&PTNT, trong đó tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh, các mô hình sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất từ các hoạt động này Đưa ra một vài giải pháp thiết thực dé nâng an hiệu quả kinh tế cho nông hộ và hoạt động cho vay của Ngân hàng.

1.3.4 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian thực hiện dé tai: Từ 15/05/2007 đến 10/7/2007

Trang 16

- Các số liệu và thông tin nằm ở khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2006, trong

đó có số liệu và thông tin về số tiền vay của nông hộ là nằm ở khoảng thời gian từ

1.4 Cấu trúc khóa luận

Đề tài bao gồm 5 chương, trong đó:

Chương 1: là phan giới thiệu về đề tai.

Chương 2: là chương tổng quan, giới thiệu tổng quát về vấn đề và địa bàn

nghiên cứu.

Chương 3: là phần nội dung cơ sở lý luận, trình bày các khái niệm, các chỉ tiêu

được sử dụng nghiên cứu và hệ thống các phương pháp nghiên cứu liên quan đến dé

tài.

Chương 4: là nội dung nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động kinh doanh, tình hình

cho vay, thu hồi nợ của Ngân hàng, phương thức sản xuất kinh doanh của nông hộ,

hiệu quả từ các hoạt động này mang lại Một số ý kiến để xuất nhằm nâng cao hiệu quả

sản xuất và kiện toàn bộ máy hoạt động tại Ngân hàng

Chương 5: là chương kết luận, từ những vấn đề nghiên cứu ở trên, đề xuất

phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng cũng

như nâng cao hiệu quả sử dụng vôn của nông hộ.

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỎNG QUAN

Tài liệu nghiên cứu tổng quan để trình bày cho khóa luận này được thu thập từ Phòng Thống Kê Huyện Cần Giuộc, Phòng Tín Dụng của NHNo&PTNT Cần Giuộc,

Ủy Ban Nhân Dân Xã Trường Bình và Phước Vĩnh Đông

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vi trí địa lý

Cần Giuộc là một huyện nằm ở phía Đông Nam của Tỉnh Long An: phía Đông giáp Huyện Nhà Bè và Huyện Cần Giờ-Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Huyện Bến Lức-Long An, phía Nam và Tây Nam giáp Huyện Cần Đước-Long An và phía

Bắc giáp Huyện Bình Chánh-Thành phố Hồ Chí Minh.

Cần Giuộc nằm ở vành đai vòng ngoài của vùng phát triển kinh tế trọng điểm

phía Nam, là cửa ngõ của Thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu

Long qua quốc lộ 50, từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp và hệ thông đường thủy

thông thương với các tỉnh phía Nam.

- Lợi thế: Rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước, có

điều kiện thu hút các nguồn tiết kiệm từ bên ngoài tham gia đầu tư vào địa bàn, có điều kiện tiếp thu nhanh vá ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật.

- Hạn chế: Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc thu hút vốn đầu tư, chất xám và lao động có tay nghề Nam cận biển, đất thấp và tính

chất cơ lý yếu nên đầu tư xây dựng chỉ phí ban đầu cao.

2.1.2 Thời tiết- Khí hậu

- Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26,7°C, độ ẩm trung

bình năm là 82%.

- Một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa

Trang 18

quân năm từ 1.800-2.000 giờ Gió thôi theo hướng Đông Nam từ tháng 11 đến tháng 4, theo hướng Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.

2.1.3 Thủy lợi

Hệ thống sông rạch huyện Cần Giuộc khá chang chit và nhất là sông Rạch Cát

và sông Nhà Bè nên quy mô nguồn nước mặt khá lớn.

Hệ thống đê bao, cống đập thời vụ cơ bản được thi công dam bao đã góp phần

giảm tiêu úng, xổ phèn, ngăn mặn, giữ ngọt tại chỗ để phát triển sản xuất và đời sống

dân cư.

2.1.4 Địa hình- Thé nhưỡng

Địa hình của huyện thấp và bằng phẳng, mang đặc trưng chung của Đồng bằng

Sông Cửu Long Sông Cần Giuộc chia huyện thành hai vùng rõ rệt: vùng Hạ có địa

hình thấp và vùng Thượng có địa hình tương đối cao hơn Cao độ so với mặt biển là

0,5- 0,8mét Thổ nhưỡng được chia thành 4 nhóm đất chính:

+ Nhóm đất phù sa ngọt chiếm 34,45% diện tích tự nhiên chủ yếu ở các xã

Phước Lý, Phước Hậu, Trường Bình, Phước Lâm, Mỹ Lộc Tân Kim và Thị trấn Cần

Giuộc, Đất có dinh dưỡng khá, thích hợp cho cây lúa, rau màu và hoa quả

+ Nhóm đất phù sa nhiễm mặn chiếm 17,4% diện tích tự nhiên, bao gồm các xã Phước Lại, Tân Kim, Long Hậu, đất có đinh dưỡng khá và thích hợp với cây lúa.

+ Nhóm đất phèn không nhiễm mặn chiếm 5,4% diện tích tự nhiên bao gồm các

xã Thuận Thành, Long An, Trường Bình Đất này thích nghi với cây lúa.

+ Nhóm dat phèn nhiễm mặn chiếm 31,6% diện tích tự nhiên bao gồm các xã

Long Hậu, Phước Lại, Phước Vĩnh Đông, Tân Tập, Long Phụng, Đông Thạnh Đất

này thích hợp đề phát triển thủy sản

2.1.5 Diện tích- Dân số- Lao động

Theo báo cáo tổng hợp của Phòng Kinh Tế Huyện Cần Giuộc, GDP bình quântrên người(GDP/người) trên địa bàn huyện năm 2006 đạt 650 USD theo giá so sánh

năm 1994, nhịp độ tăng trưởng kinh tế tính theo GDP tăng bình quân là 9,4% năm.

Tổng diện tích dat tự nhiên của huyện khoảng 210 km’, trong đó, Trường Bình gần 10 km” và Phước Vĩnh Đông là 17 km” Dân số trung bình là 165.498 người với

dan tộc chủ yếu là Kinh Dân số thành thị là 11.762 người, dan số nông thôn là

153.736 người chiếm 92,8%

Trang 19

Mật độ dân số năm 2005 là 780 người/km”, năm 2006 là 788 người/km” Theo

báo cáo của huyện, tính đến tháng 1/06/2006, dân số trong độ tuôi lao động là 87.347 người chiếm 52,8% dân số toàn huyện Trong đó, dân số làm việc trong lĩnh vực nông

nghiệp là 55.788 người chiếm 63,87%, khu vực phi nông nghiệp là 36,13% Huyện có

cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động có thể lực tốt nhưng chất lượng còn hơi thấp, chủ

yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo Lao động có trình độ chuyên môn kỹ

thuật chỉ chiếm 5,53% dưới mức trung bình của tỉnh là 11%

2.1.6 Cơ sở ha tang của Huyện

Tính đến hết ngày 31/12/2006, Huyện có khoảng 18 km đường Quốc lộ đi qua.

Đường huyện là 255 km trong đó đường loại tốt là 29 km chiếm 11%, đường loại xấu

là 19 km chiếm 7%, phần lớn là đường lọai trung bình chiếm 82% trong tổng km

đường của Huyện.

Toàn huyện có 56 trường học với số giáo viên là 617 người trong đó giáo viên cấp I là 332 người, cấp II là 174 người, cấp III là 111 người.

Trong Huyện có 1 bệnh viện đa khoa với số bác sĩ là 50 người, y sĩ, được sĩ, y

ta, dược tá, kỹ thuật viên là 186 người.

Trạm y tế, điểm bưu điện đều có ở L7 xã trong Huyện cũng như mạng lưới điện

đã có trong toàn Huyện.

2.1.7 Thu — Chỉ ngân sách của Huyện

Huyện Cần Giuộc nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều điều

kiện để phát triển do đó ngân sách thu vào của huyện năm 2006 đã tăng 2.971 triệu

đồng so với năm 2005 cụ thể: năm 2005 tổng thu ngân sách là 40.699 triệu đồng, năm

2006 tổng thu ngân sách là 43.670 triệu đồng trong đó thu trên địa bàn huyện là 21.512

triệu đồng chiếm 48%, thu bổ sung ngân sách cấp trên là 13.796 triệu đồng chiếm

32%, thu kết dư năm trước và các khoản thu đóng góp chiếm 20% trong tổng thu ngân

sách của huyện.

Chi ngân sách của huyện năm 2006 đã giảm 4.860 triệu đồng Năm 2005 chỉ

ngân sách của huyện là 27.778 triệu đồng, năm 2006 chi ngân sách của huyện là 22.917 triệu đồng chủ yếu là chỉ cho đầu tư phát triển 11.048 triệu đồng chiếm 48%,

chi cho thường xuyên là 8.380 chiếm 37%, còn lại là chi cho dự phòng và chi bổ sung

Trang 20

2.1.8 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Huyện

Bang 2.1 Tình Hình Sir Dụng Đất ở Huyện Tính Đến 1/01/2006

Nguồn tin: Niên Giám Thông Kê Huyện Cân Giuộc năm 2006

Nhìn vào bảng trên ta thấy diện tích đất năm 2005 giảm 32 ha so với năm 2004

là do mai một của tự nhiên Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp cũng giảm 1.194 hatương ứng 7,22% so với năm 2004, đất chưa sử dụng cũng giảm 2,59% so với năm

2004 nhưng đây chính là tín hiệu đáng mừng Năm 2005 thì đất chuyên dùng và đất ở

đã tăng lên rõ rệt cụ thể là đất ở tăng 72,34%, đất chuyên dùng tăng 54,64% so với

năm 2004.

Tuy năm 2005 diện tích đất nông nghiệp có giảm nhưng nó vẫn chiếm tỷ lệ cao

nhất trong tổng diện tích đất của huyện thé hiện ở hình sau:

Hình 2.1 Biểu Đồ Tỷ Lệ Sử Dụng Dat của Huyện Năm 2006

a Nguồn tin: Niên Giám Thống Kê Huyện Cần Giuộc năm 2006

Với hình trên ta thấy đất nông nghiệp đã chiếm 73% trong tổng diện tích đất

của huyện, đất chuyên dùng chỉ có 6% thấp hơn cả đất chưa sử dụng cho nên thu nhập

chính của người đân ở huyện vẫn là thu nhập từ nông nghiệp.

7

Trang 21

2.2 Đặc điểm tình hình sản xuất nông nghiệp của Huyện

Trong những năm gần đây huyện có tốc độ ĐTH-CNH tương đối cao, tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng cao thay thế dần cho ngành nông nghiệp.

Tốc độ tăng này chiếm 25% giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Theo dự báo trong

giai đoạn từ nay đến 2010 tỷ trọng của ngành nông — lâm — ngư nghiệp trong huyện

vẫn chiếm vị trí hàng đầu Trong đó ngành trồng trọt (trồng lúa, trồng hoa màu) và chăn nuôi, NTTS vẫn là ngành sản xuất chủ đạo tại địa phương và tác động trong nông

nghiệp chiếm một tỷ trọng khá cao là 75,15%

Theo báo cáo tổng hợp của huyện và số liệu từ NGTK huyện Cần Giuộc 2006 thì giá trị tổng sản lượng nông nghiệp ước tính đạt gần 1.354.406 triệu đồng, trong đó trồng trọt chiếm 661.425 triệu đồng và chăn nuôi là 241.248 triệu đồng, thủy sản là

451.734 triệu đồng Thể hiện cụ thể qua hình sau:

Hình 2.2 Biểu Đồ Thể Hiện Tỷ Lệ Sản Lượng Trong Nông Nghiệp cia HuyệnNăm 2006

33%

49% Trdng trọt

@ Chan muôi

O Thủy sản 18%

Nguồn tin: Niên Giám Thống Kê Huyện Can Giuộc năm 2006Nhìn vào hình trên ta thấy: trong tổng sản lượng NN thi trồng trọt chiếm tỷ lệ

cao nhất là 49%, thủy sản đứng ở vi trí thứ 2 chiếm 33%, còn lại là chăn nuôi chiếm

18% trong tổng sản lượng NN của huyện năm 2006

2.2.1 Ngành trồng trọt

Lúa là cây trồng chính có vai trò quan trọng trong nền kinh tế chiếm 69,72%

diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện Năm 2006, diện tích gieo trồng lúa đạt

14.465,16 ha, trong đó vụ Đông Xuân là 6.249,16 ha, vụ Hè Thu là 4.833 ha, lúa mùa

là 3.383 ha Tổng sản lượng lúa đạt 47.389 tấn Trong những năm gần đây năng suất

lúa có xu hướng tăng bình quân là 15-19% so với giai đọan nam 1999-2002.

Trang 22

Bang 2.2 Diện Tích- Sản Lượng va Năng Suất Lúa ở Các Năm

Nguôn tin: Niên Giám Thông Kê Huyện Cân Giuộc năm 2006

Nếu so sánh diện tích gieo trồng lúa năm 2006 với 2005 thì diện tích giao trồng

lúa đã giảm 1.989 ha và diện tích đất lúa năm 2006 cũng giảm 2.009 ha so với năm

2005 Nguyên nhân là do người dân ở đây đã chuyển sang trồng màu, NTTS nên diện tích gieo trồng lúa và điện tích đất lúa đều giảm Thế nhưng do năng suất lúa 2006

tăng so với 2005 và tỷ lệ này 19,13% nên sản lượng lúa tăng thêm là 2.087 tấn do

người nông dân đã có kinh nghiệm hơn trong việc gieo sạ, chăm sóc, phòng trừ sâubệnh

Diện tích lúa tập trung nhiều nhất ở Trường Bình, Thuận Thành, Tân Kim,

Long An, Mỹ Lộc chiếm trên 65% điện tích gieo trồng của toàn huyện.

Ngoài lúa thì rau màu cũng là cây trồng chủ lực tại một số địa phương ở Cần Giuộc, diện tích màu năm 2006 đã có thay đổi lớn so với năm 2005 cụ thể như sau: Năm 2005 diện tích rau màu chỉ có 2.332 ha và sản lượng đạt 44.521 tan thì năm 2006

diện tích rau màu đã lên là 3.700 ha, tăng 58,98% do giá rau mau ngày càng ổn định và

được giá nên người dân đã mo rộng điện tích gieo trồng lên, bên cạnh diện tích tăng

thì sản lượng cũng đã tăng lên khoảng 78.654 tấn, tăng 76,68% bởi người nông dân đã

biết chọn giống thích hợp để gieo trồng nên sản lượng tăng cao so với năm 2005.

Với diện tích rau màu là 3700 ha trong đó Trường Bình chiếm 407 ha và Phước

Vĩnh Đông chỉ chiếm 2 ha vì ở đây chủ yếu nuôi trồng thủy sản.

2.2.2 Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi của huyện đang phát triển tương đối đều Đàn heo, đàn trâu bò và gia cầm đều tăng qua 2 năm Kết quả được trình bày ở bảng 2.3:

Trang 23

Bảng 2.3 Thực Trạng Phát Triển Ngành Chăn Nuôi của Huyện Cần Giuộc

Đvt: con Chăn nuôi 2005 2006

1 Đàn trâu+bò 374 591

2 Đàn heo 21.431 25.194

3 Gia cam 303.177 589.794

Nguôn tin: Niên Giám Thống Kê Huyện Cần Giuộc năm 2006

Đa số các hộ nuôi heo theo quy mô hộ gia đình, sản lượng nhỏ sử dụng phụphẩm từ trồng trọt Năm 2006, sau dich cm gia cầm thì Nhà nước cho nuôi lại nên sốlượng gia cầm tăng lên đáng kế 286.617 con bên cạnh đó đàn heo cũng tăng lên 3.763con, trâu bò thì tăng 217 con phục vụ cho nhu cầu phát triển của người dân

2.2.3 Tín dụng — Ngân hang

Trong năm 2006, tổng doanh số cho vay của huyện đối vớ hộ sản xuất ước tínhkhoảng 192.871 triệu đồng, trong đó vay vốn trung và dài hạn là 56.125 trệu đồngchiếm 30,52%; vốn vay ngắn hạn với số tiền là 134.006 trệu đồng chiếm 69,48% chủyếu cho vay trực tiếp, phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với tổng

số lượt vay là 9.510 lượt Song song với nguồn cung ứng vốn từ NHNo&PTNT, còn

có các tổ chức tin đụng trên địa bàn huyện như NHCSXH , Quỹ Tín Dụng Nhân Dan,

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nông Thôn Rạch Kiến cùng tham gia phục vụ vốn

cho sản xuất của nông hộ Theo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước của

huyện thì năm 2006, NHCSXH với tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trênđịa bàn huyện là 37.005 triệu đồng đứng thứ 3 sau NHNo&PTNT và quỹ tín dụng

Ngành tín dụng ngân hàng tại địa phương đang phát triển theo chiều hướng tíchcực tuy có gặp khó khăn Tính đến thời điểm 30/12/2006 tông dư nợ là 340.861 triệu

đồng, trong đó nợ quá hạn là 10.035 triệu đồng chiếm 2,94%, tổng dư nợ tăng 1.805

triệu đồng so với đầu năm Nhìn chung thì ngành tín dụng tại địa phương đã có nhiều

cố gắng trong việc khai thác nguồn vốn tại chỗ bằng nhiều hình thức và hau hết nguồn vốn đó đã được đầu tư kịp thời và đáp ứng nhu cầu cho người dân, góp phần phát huy

hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ trên địa bàn huyện

2.2.4 Nhận xét chung

Cần Giuộc là một huyện có nên kinh tế nông nghiệp, nông thôn tương đối phát

triển do có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho huyện phát

Trang 24

huy thế mạnh về trồng lúa, trồng màu và NTTS Những năm gan day huyén da dat ramục tiêu thúc đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả, ổn định va bền vững theo

hướng CNH-HDH, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng Xây dựng và pháttriển các nguồn lực tương đồng với mức bình quân của tỉnh Nâng cao chất lượng cuộcsống người dân về mọi mặt, đặc biệt quan tâm đến vùng khó khăn, các đối tượng chính

sách, đối tượng nghèo

Để đạt được những mục tiêu trên vấn đề đặt ra hiên nay là tối ưu hóa diện tích

trồng trọt và NTTS, phân ranh vùng lúa tôm rõ ràng, đảm bảo các điều kiện để pháttriển ôn định và bền vững

2.3 Đặc điểm của NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc

2.3.1 Sơ lược sự hình thành va phát triển

NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc là một chỉ nhánh trực thuộc Ngân hàng Long

An thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam Được thành lap theo quyết định số

340/QD NHNo-02 ngày 19/06/1998 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam vàhoạt động theo luật tổ chức tín dụng Việt Nam, được đặt tại trung tâm thị trấn Cần

Giuộc, huyện Cần Giuộc

Qua việc tiếp tục đây mạnh cho vay các đối tượng đến nay đã có 19.168 hộ

nông dân vay vốn dé sản xuất và chăn nuôi

Dư nợ hộ nông dân chiếm 68,88% trong tổng dư nợ, đồng vốn Ngân hàng đượcngười dân sử dụng một cách có hiệu quả, khơi dậy động lực phát triển hộ nông dan,

góp phan thúc day quá trình chuyên dich cơ cau kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi

Sau những chặn đường xây dựng và trưởng thành NHNo&PTNT Cần Giuộc

ngày càng phát triển bền vững củng cố vị trí to lớn trên thị trường tài chính-tiền tệ đặt

biệt là trong lĩnh vực néng nghiệp và nông thôn.

Mặc dù những năm gần đây thời tiết diễn ra phức tạp, có năm mất mùa, bệnhtôm sú, dịch cúm gia cầm xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng Ngày 23/11/2005, Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã ký quyết định

cho vay khắc phục dịch cúm gia cầm, đối với những hộ được cơ quan có thẩm quyển

xác nhận thiệt hại, được Ngân hàng giảm lãi vay 0,15%/tháng với thời hạn 6 tháng.

Đối với những khoản vay quá hạn được áp dụng mức lãi suất 0% Nhờ các chính sách

hỗ trợ người dân ấy mà hộ nông dân khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất.

11

Trang 25

Cùng với sự nổ lực của 26 cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Cần Giuộc có kinh

nghiệm trong hoạt động ngân hàng đã góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của Tỉnh và TrungƯơng giao, kết quả tài chính phù hợp với mục tiêu đề ra

đền giao dịch.

2.3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy NHNo&PTNT Cần Giuộc

Cơ cấu tổ chức gồm:

+ Một Giám đốc và hai Phó Giám đốc:

- Giám đốc: Phụ trách chung và là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ mọihoạt động của Ngân hàng.

- Một Phó Giám đốc: Phụ giúp cho Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng nghiệp vụkinh doanh.

- Một Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán ngân quỹ.

Hình 2.3 Sơ Dé Tổ Chức Bộ Máy Hành Chính của Ngân Hàng tại Trụ Sở Chính

: °

Ỷ ỶPHÓ GIÁM PHÓ GIÁM

ĐÓC ĐÓC

Phòng nghiệp Phòng kế toán,

| vụ kinh doanh ngân quỹ

Nguồn tin: Phòng tin dụng NHNo&PTNT Huyện Cần Giuộc

Trang 26

+ Phòng nghiệp vụ kinh doanh: gồm 8 người trong đó có một Trưởng phòng vàmột Phó phòng thực hiện các nghiệp vụ như nghiên cứu các chiến luợc khách hàng, tín

dụng, phân loại khách hàng, thâm định và dé xuất kinh tế theo các dự án tín dụng theo

phân cấp ủy quyền, tổng hợp báo cáo kiểm tra chuyên dé theo quy định

+ Phòng kế toán ngân quỹ: gồm 11 người trong đó có một Trưởng phòng va:

một Phó phòng có nhiệm vụ là quyết toán thu chỉ tài chính, quyết toán tiền lương đối

với các đơn vị trực thuộc, tham gia thị trường thanh toán, thị trường tiền gởi, thu nhậptổng hợp, cung cấp xử lý, lưu trữ thông tin tại đơn vị

2.3.5 Tình hình công nhân viên chức tại Ngan hang

Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Con người

tạo ra công cụ lao động, máy móc thiết bị hiện đại để giúp làm việc có hiệu quả hơnnhưng chúng không thé hoàn toàn thay thế con người Vì vậy, con người luôn giữ vaitrò quan trọng, không thé thiếu trong bat kỳ lĩnh vực kinh doanh nào

Bảng 2.4 Tình Hình Công Nhân Viên Chức của Ngân Hàng Năm 2006

Nguồn tin: Phòng kê toán NHNo&PTNT Huyện Cân Giuộc

- Về cơ cấu giới tính thì nam chiếm 34,62%, nữ chiếm tới 65,38% gần gấp 2 lần

so với nhân viên nam.

- Về trình độ học vấn thì đại học chiếm 76,92% trong tổng SỐ, đây là tỷ lệ khá cao TDHV của nhân viên ở Ngân hàng Không có so cấp và phổ thông vì cao đẳng và

trung học chiếm 23,08%

- Về biên chế: Ngân hàng đang có 5 lao động theo hợp đồng và tương lai sẽ trở

thành cán bộ chính thức của Ngân hàng Cho thấy Ngân hàng đã có sự gia tăng về lực

13

Trang 27

lượng lao động và đây là những lao động có trình độ đại học rất cần thiết cho hoạt

động của Ngân hàng nhất là trong điều kiện kinh tế hội nhập như hiện nay.

2.3.6 Những mặt được và hạn chế đối với hoạt động cho vay của Ngân hàng

a) Những mặt được:

+ Về định hướng hoạt động, đã xác định nhất quán địa bàn nông thôn là chủ

yếu, hộ nông dân là khách hàng lâu dải, cho vay phục vụ sản xuất ở nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu phải được quan tâm Vì vậy, NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc đã

xây dựng được đề án kinh doanh và đầu tư cho quá trình phát triển sản xuất của Huyện, với những mục tiêu cụ thé và linh hoạt theo chỉ đạo của UBND Huyện.

+ Hàng năm, NHNo&PTNT Huyện đã chú động khảo sát tình hình thực tế tại

tùng xã, khu vực làm việc với các cơ quan ban ngành có liên quan để đánh giá kết quả

đầu tư năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch chuyển đổi sản xuất, qua đó

thống nhất về kế hoạch đầu tư vốn đối với từng đối tượng, ngành nghề và có biện pháp

tổ chức, chỉ đạo công tác cho vay, thu nợ và huy động vốn của Ngân hàng Với sự

chuẩn bị như trên đã tạo điều kiện cho việc chủ động trong đầu tư theo mục tiêu dé ra.

+ Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực phát triển nông thôn, cho vay xây nhà, sửa chữa

và mua mới nhà đối với hộ gia đình, cá nhân và cán bộ công nhân viên

b) Những hạn chế

+ Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt nhưng vốn huy động chưa cao.

+ Kết quả thu hoi các khoản nợ đã được xử lý trước đây chưa cao so với số nợgốc và lãi còn lại

+ Chưa mở rộng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và

doanh nghiệp ngoài quốc doanh

+ Dự án cho vay điện nông thôn thực hiện chậm

+ Tén tại tiềm ẩn nợ quá hạn khá cao trong dư nợ cho vay hộ sản xuất do phải gia hạn khi hộ gặp thiên tai, dịch bệnh.

Trang 28

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm về tín dụng

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay(ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp vacác chủ thể khác) Trong đó, bên cho vay chuyền giao tài sản cho bên đi vay sử dụng

trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô

điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Khái niệm tín dụng có 3 mặt cơ bản:

+ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác

+ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.

+ Khi hoàn trả lượng chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo lượng giá trị

đôi thêm gọi là lợi tức.

3.1.2 Bản chất tín dụng

Bản chất tín dụng được thể hiện thông qua các đặc trưng chủ yếu sau:

Giao dich trong quan hệ tin dụng chỉ chuyển quyền sử dụng tai sản chứ không

mat quyền sở hữu về tài sản đó

Tài sản giao địch có thé là tiền, là hàng hóa

Dựa trên nguyên tắc hoàn trả vô điều kiện

Trả vốn kèm theo lợi nhuận vay vốn

3.1.3 Chức năng của tín dụng

a) Chức năng phân phối lại tài nguyên

Phân phối lại tài nguyên tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang

chủ thể khác Thông qua sự chuyển nhượng, tin dụng đã góp phan phân phối lại tai

nguyên thể hiện ở chỗ: người cho vay có một sô tài nguyên tạm thời chưa sử dụng đến

Trang 29

thông qua tín dụng số tài nguyên đó phân phối lại cho người đi vay Ngược lai, người

đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận lại phần tài nguyên được phân phối

b) Chức năng thúc đấy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

Tín dụng góp phần làm cho quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn

vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói cung được thực hiện một cách bình thường và liên tục Do đó tín dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu

thông hàng hóa Điều này thể hiện ở chỗ:

Tín dụng tạo ra nguồn vốn hé trợ quá trình sản xuất được thực hiện bình thường

và liên tục phát triển

Tin dụng tạo ra nguồn von đầu tư, mở rộng phạm vi và quy mô sản xuất.

Tín dụng tạo điều kiện thúc đây nhanh tốc độ thanh toán, vong quay vốn, đồng

thời thúc đây lưu thông hàng hóa tạo ra tín tệ và bút tệ

3.1.4 Vai trò tín dụng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sản xuất nông nghiệp là ngành duy nhất tạo ra lương thực, thực phẩm cho con

người, người ta có thể chưa có hay thiếu những thứ khác nhưng không thể thiểu lương

thực, thực phẩm dù chỉ một ngày Đối tượng của sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều

lọai cây trồng và vật nuôi có yêu cầu khác nhau về điều kiện ngoại cảnh để sinh ra và lớn lên Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là môi trường sống không thể thiếu của cây trồng và vật nuôi Nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động, chất lượng đất đai là yếu tố chính quyết định năng suất cây trồng và năng

suất lao động trong nông nghiệp

Sản xuất NN có tính thời vụ Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên sản xuất nông nghiệp được phân bố rộng khắp gần như trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước Mặt khác

do điều kiện tự nhiên không đồng đều giữa các vùng nên sản xuất còn mang tính khu vực.

Tín dụng giữ vững vai trò cầu nối huy động và sử dụng vốn

Trong lĩnh vực nông nghiệp khi người nông dân tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ có một khoản tiền tạm thời chưa sử dụng đến, tín dụng sẽ có vai trò huy động các nguồn vốn đó dudi nhiều hình thức, góp phần làm tăng nguồn nội lực sẵn có trong dân, trong

sản xuất công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn Khi đến thời vụ

người nông đân cần có vốn đưới hình thức tín dụng để chuẩn bị sản xuất thì sẽ được

ngân hàng cung cấp vốn, tránh tình trạng cho vay nặng lãi và đồng thời người nông

Trang 30

dân cũng có điều kiện hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất Trong việc tạo ra khả

năng tín dụng, ngân hàng đã và đang thực hiện chức năng xã hội của mình là làm tang

sản phẩm xã hội, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó thu nhập của người dân được tăng

lên, cải thiện và nâng cao được mức sống cho người dân nông thôn

Tín dụng giữ vai trò cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp và ngành khác

Mỗi sản phẩm xã hội đều được sản xuất theo một chu ky cụ thé Trong chu kỳ đó nhu

cầu vốn lúc tăng, lúc giảm đòi hỏi phải có sự điều tiết vốn kịp thời Chính điều này đã nói kết

sản xuất nông nghiệp với các ngành khác một cách chặt chẽ hơn và chính ngân hang đã giữ

vững vai trò trung gian đưa hàng hóa sản xuất vào lĩnh vực NN vào lĩnh vực công nghiệp

Tín dụng tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn

Sản xuất hàng hóa vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của tín dụng Nhờ sản xuất

hàng hóa mà tín dụng được thu hồi nhanh chóng và chức năng thu hồi tín dụng thường

lệ thuộc vào khả năng tiêu thụ hàng hóa.

Ngoài ra tín đụng còn có vai trò rất quan trọng trong việc chuyển đối cơ cấu cây

trồng, tăng quy mô sản xuất và giữ lại lực lượng lao động trong nông nghiệp, tránh

hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị, giảm áp lực dân số cho các khu đô thị

Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn

+ Khái niệm phát triển nông thôn

Là một tiến trình con người gia tăng hiệu quả sản xuất để có nhều sản phẩm va

dịch vụ mong muốn, từ đó gia tăng mức sống cá nhân và phúc lợi cộng đồng

+ Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn

Thúc đấy quá trình huy động vốn trong nén kinh tế và đáp ứng nhu cầu vốnnhằm phát triển và mở rộng sản xuất hàng hóa

Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn trong nông nghiệp và nông thôn.

Góp phần chuyền dich cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tinh hàng hóa của sản phẩm NNtrong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Phát huy tối đa nội lực của hộ sản xuất, khai thác hết các tiềm năng về lao động

và đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả nhất

Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tính thần của người nông dân, tạo điềukiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế cho phùhợp với yêu cầu CNH, HĐH đất nước

17

Trang 31

Day lui tệ nạn cho vay nặng lãi tại nông thôn.

Trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn thì tín dụng đóng vai trò quan

trọng Thu nhập của người dân ở vùng nông thôn vẫn còn ở mức thấp Điều này khiến

các hộ nông dân thiếu vốn dé cải thiện điều kiện đất đai và mua sm vật tư phục vụ sảnxuất Do đó có một nhận định mang tính phổ biến là tín dụng có thể tạo điều kiện chonông dân gia tăng được hiệu qua san xuất Ở nước ta việc thiếu vốn đầu tư thường

đựoc coi là một trong những khó khăn chính trong quá trình phát triển nông thôn nóichung và các hộ tiểu nông nói riêng Nhiều dự án tín dụng được cung cấp tài chính từnguồn đa phương (như dự án tài chính nông thôn của WB ) đã xác định sự thiếu hụt

về tín đụng trong nông thôn

3.1.5 Những vẫn đề cơ bản về kinh tế hộ

a) Khái niệm kinh tế hộ

- Hộ: Là nhóm người cùng huyết tộc sống chung hay không, sống với nhữngngười khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ

- Nông hộ: Là hộ sống ở nông thôn, được ké là một đơn vị về mặt chính quyên

- Kinh tế hộ: Là đơn vị kính tế tự chủ, có nghĩa là mỗi hộ nông dân tự quyếtđịnh mục tiêu và quá trinh san xuất kinh doanh, trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sảnphẩm hàng hóa, tự hoạch toán, lới ăn lễ chịu

b) Đặc trưng của kinh tế hộ

Các thành viên trong hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tếcủa bản thân và gia đình.

Mặc khác, kinh tế hộ là nền sản xuất nhỏ, mang tính tự cấp, tự túc hoặc có sảnxuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan trọng trọng quátrình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước

†a nói riêng.

Về kinh tế, các thành viên trong nông hộ gắn với nhau trong quan hệ sở hữu về

quan hệ tư liệu sản xuất, qaun hệ quản lý và phân phối sản phẩm.

Các thành viên trong nông hộ có chung mục tiêu và lợi ích là thoát khỏi đói

nghèo, phát triển kinh tế gia đình để ngày càng giàu có

Trang 32

Sau hơn 15 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt chủtrương, chính sách, cơ chế quản lý, đưa nền kinh tế nước ta thu được nhiều thành tựulớn trong mọi mặt đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tạo tiền đề đây mạnhCNH-HDH đất nước.

Nhìn lại các chính sách tín dụng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

có thé khang định rang: các chính sách đó được ban hành nhằm tạo động lực thúc đâysản xuất hàng hóa, tăng xuất khẩu, tăng thu nhập, nâng cao mức sống ở khu vực nôngthôn là một chính sách cực kỳ quan trọng, phù hợp với lòng dân đi vào cuộc sống

Dé hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nhà nước đã có nhữngchính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay Riêng đối với cho vay hộnông dân Nhà nước đã ban hành các chính sách ưu đãi như quyết định số 67 ngày

30/03/1999 về một số chính sách tín dụng trong Ngân hàng phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn Trong đó quy định mhữmg chính sách ưu đãi như:

+ Về lãi suất

Đối với các hộ ở miễn núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

và các hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ để Ngân hàng cho vay với lãi suất thấp.

+ Về đảm bảo tiền vay

Cũng như những loại khách hàng khác, cho vay hộ nông dân cũng bao gồm cho

vay có đảm bảo và không có đảm bảo Tuy nhiên, đối với lĩnh vực nông nghiệp và

nông thôn, Nhà nước có các chính sách về đảm bảo tiền vay riêng, bao gồm:

- Đối với các nhóm vay nhỏ Ngân hàng và các tổ chức tin dụng được phép cho vay không

đảm bảo Tuy nhiên, để làm căn cứ trong việc xét duyệt cho vay hộ nông dân phải xuất trình cho

Ngân hàng các giấy tờ có liên quan đến việc giao quyền sử dung đất, mặc khác các Ngân hang được

phép giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng dat khi cáp tin dụng.

- Các hộ nghèo được áp dụng hình thức cho vay đảm bảo bằng tín chấp, dưới sựbảo lãnh của các tô chức, đòan thể như: Hội nông dân, Hội Phụ Nữ , và áp dụng với

các khoản vay nhỏ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

+ Xử lý các vấn đề khi gặp thiên tai

Sản xuất nông nghiệp có nhiều rủi ro môi trường, do đó ngừơi nông dân thường

gặp khó khăn trong trả nợ khi bị thiên tai hay dịch bệnh Trong những trường hợp đó

Ngân hàng cho phép:

19

Trang 33

Giãn nợ hay gia hạn nợ trong trường hợp mất mùa, mat thu do những nguyênnhân bất khả kháng Thời hạn tối đa bằng một chu kỳ sản xuất kinh doanh và không

qua một năm.

Khuyến khích các khách hàng trả nợ gốc trước và trả lãi sau Khách hàng tíchcực trả nợ gốc sẽ được miễn giảm một phân lãi suất

Chính phủ chuyển vốn cho vay khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh

d) Mỗi quan hệ giữa kinh tế hộ và sản xuất nông nghiệp

Kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ đổi mới không chỉ đừng lại ở kinh tế tiểunông tự cấp, tự túc mà dang vận động theo quy luật phát triển kinh tế khách quan phục

vụ CNH đất nước Các hộ nông dân kinh tế yếu kém từ chỗ sản xuất tự túc thiếu ăn,vươn lên mức đủ ăn, từ sản xuất đủ ăn, vươn lên sản xuất thừa ăn, tạo ra nông sanhàng hóa với mức từ ít đến nhiều và tiễn đến sảng xuất nông sản hàng hóa là chủ yếu.Như vậy, kinh tế hộ nông dân tất yếu sẽ phát triển theo quy luật từ sản xuất tiểu nông

tự cấp, tự túc tiến lên sản xuất hàng hóa theo mô hình trang trại gia đình và phát triểnkinh tế hộ là tiền dé, là cơ sở cho phát triển sản xuất nông nghiệp

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của Huyện và mục tiêu đề tài, tôi chọn ra hai xã

có đủ tính đại diện cho địa bàn nghiên cứu, đó là xã Trường Bình và xã Phước Vĩnh Đông.

+ Xã Trường Bình: Là một xã vùng thượng của Huyện, đại diện cho vùng có

địa hình tương đối cao, tiếp giáp với thị trấn Cần Giuộc có đường Quốc lộ 50 đi qua,

có diện tích là 10,22 km? với số dân là 10.476 người, mật độ trung bình là 1.024người/km? Do day nhanh quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH

nông nghiệp nông thôn và phát triển tiềm năng dịch vụ ở đây, trong đó chú trọng vùng

dọc theo Quốc lộ 50 và nâng cao hiệu quả sản xuất làm nên tảng cho sự phát triển kinh

tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NN là thế mạnh của

xã, hiện nay đang áp dụng chuyển dịch cơ cầu giống vật nuôi, cây trồng, mở rộng thâm

canh tăng diện tích gieo trồng Diện tích trồng màu là 407 ha sử dụng vốn vay nhiều

vòng trong năm Đặc trưng về tình hình sản xuất tại xã: sản xuất lúa, hoa màu, chăn

nuôi heo là chủ yếu ở đây Có rất ít hộ nuôi thủy sản, nêu có thi dat nuôi cũng nằm ở

Trang 34

xã khác Hiện tại, đời sống người dân ở mức trung bình khá Về tình hình vay vốn để

phục vụ sản xuất nông nghiệp, đây là vùng có hoạt động tín dụng tương đối phát triển

Trong năm 2006, riêng NHNo&PTNT Huyện đã đầu tư vay vốn sản xuất cho 1.586 hộ

với số tiền là 9.852 triệu đồng Ngoài ra còn có các tổ chức tín dụng khác như Quỹ Tín

Dung, Ngân hàng Chính sách Xã Hội cũng đầu tư cho sản xuất ở xã này.

+ Xã Phước Vĩnh Đông: Là một xã vùng hạ của Huyện, đại điện cho vùng có

địa hình tương đối thấp, có diện tích khoảng 17,42 km” chủ yếu là đất NTTS nhưng

dân số chỉ có 7.279 người, mật độ trung bình là 416 người/km” Nguồn thu chính của

người dân trong xã chủ yếu từ nông nghiệp Đặc trưng của xã này là NTTS phát triển

khá mạnh Đời sống người dân trong những năm gần đây đã được cải thiện rất rõ rệt

và đời sống đã dần chuyển sang mức trung bình khá Vé tình hình vay vốn phục vụ sảnxuất, đây là xã có hoạt động tín dụng rất sôi nổi và mạnh nhất nhì trong Huyện Trong

năm 2006 đã có 1.908 lượt hộ vay NHNo&PTNT, ngoài hình thức tin dụng chính

thức, nơi đây còn có tín dụng phi chính thức và bán chính thức.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

a) Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các hoạt

động tín dụng diễn ra trên địa bàn nghiên cứu Thông tin này được thu thập từ phòng

Thống Kê Huyện, NHNo&PTNT huyện Cần Giuộc, UBND Huyện, UBND xã Trường

Bình và Phước Vĩnh Đông.

Các kết quả nghiên cứu có liên quan cũng được thu thập để đánh giá mức độ,

phạm vi các vấn đề đã được giải quyết và xác định các van dé cần được tiếp tục nghiên

cứu sâu hơn trong luận văn Ngoài ra, nguồn số liệu thứ cấp còn được thu thập trên các

báo, tạp chí Ngân hàng, các báo cáo khoa học đã được công bố.

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để lấy mẫu từ bảng danh sách các

nông hộ có vay vốn ở hai xã do NHNo&PTNT Can Giuộc cung cấp Trong quá trìnhthu thập số liệu tôi đã dùng bảng hỏi để hỏi nông hộ Bảng hỏi gồm những phan chính

như: thông tin chung về hộ (tên, tuổi, TDHV chủ hộ, diện tích đất thuộc quyền sở hữucủa nông hộ, các hoạt động sản xuất kinh đoanh của hộ, thu nhập của hộ trong năm2006 ), thông tin về hoạt động vay vốn của hộ (mục đích vay, hình thức vay, số tiền

đi

Trang 35

vay ) và các thông tin khác Và tôi đã dùng bảng hỏi để phỏng vấn trước vài hộ nhằm

kiểm tra trước khi đưa vào hỏi đại trà ở mỗi xã với số mẫu là 65 hộ (35 hộ ở xã

Trường Bình và 30 hộ ở Phước Vĩnh Đông) Khi đi phỏng vấn, tôi không gặp khó

khăn gì lớn vì người dân ở đây rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi, có hộ còn ghi lại các

hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình trong năm Vì thế một bảng hỏi tôi chi cần

mat khoảng 15-30 phút dé có được thông tin cắn thiết

3.2.3 Phương pháp phân tích

Dùng phương pháp mô tả và phương pháp so sánh, phương pháp phân tích vấn

để thông qua công cụ SWOT, công cụ kiểm định ý nghĩa thống kê trong phần mềm

SPSS.

a) Phuong phap mé ta

Qua tim hiểu thực tế cùng với thông tin tham khảo từ các cấp lãnh đạo, bằng cách quan sát, phỏng vấn tôi mô tả tình hình sản xuất nông nghiệp, cụ thể là hiệu quả

thu được từ những hoạt động sản xuất đặc trưng trên địa bàn nghiên cứu Từ mô tả

thực trạng đó, tìm hiểu tình hình đời sống và thu nhập của nông hộ trong năm qua.

Nhằm giải quyết những van dé cơ bản là:

Xác định mức đầu tư vốn trong hoạt động sản xuất của nông hộ.

Mục đích vay vốn của nông hộ.

Nhu cầu vay vốn trong từng ngành và hiệu quả sử dụng vốn vay

b) Phương pháp so sánh

So sánh tuyệt đối: là việc so sánh chênh lệch của kỳ phân tích (hay nhóm đối

tượng này) và chỉ tiêu của kỳ gốc (hay nhóm đối tượng khác) bằng biệu số chỉ tiêu của

kỳ phân tích so với chỉ tiêu của kỳ gốc cho thấy độ lớn của việc tăng trưởng hay gảim

thiểu Kí hiệu là (A)

So sánh tương đối: là tỷ lệ % của chỉ tiêu chênh lệch của kỳ phân tích với kỳ

gốc so với chỉ tiêu kỳ gốc Kí hiệu là %

c) Phương pháp phân tích vin dé

Ma trận SWOT là một công cụ dùng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu

của môi trường bên trong của đối tượng nghiên cứu; và phân tích những cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài đối tượng nghiên cứu Quá trình phân tích trên là nềntảng để xây dựng các chiến lược hay giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 36

vốn của nông hộ, đồng thời góp phần phát triển đời sống kinh tế, xã hội tại địa

+ Lãi suất

La giá cả của khoản cho vay được biểu hiện bằng tỷ lệ % giữa giá trị lãi của

khoản vay và giá trị khoản vay trong một khoản thời gian nhất định

Việc xác định các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại được thông qua lãi

suất Mức lãi suất được áp dụng khác nhau trong từng ngành sản xuất

Lợi nhuận là phan thang du sau khi bù đắp các chỉ phí bỏ ra.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu — Tổng chi phí (tính cả lao động nhà và vật chất

tận dụng của nhà).

23

Trang 37

+ Thu nhập

Thu nhập = Tổng doanh thu — Tổng chi phí (không tính lao động nhà và vật

chất tận dụng của nhà)

b) Các chỉ tiêu xác định hiệu quả

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản

xuất của mỗi đơn vị chi phí nguồn sản xuất, lao động, vật tư, tiền vốn, về hình thức

hiệu quả kinh tế phải là một đại lượng so sánh giữa kết qua thu được và chi phí bỏ ra

+ Tỷ suất lợi nhuận trên chỉ phí (LN/CP)

Tỷ suất lợi nhuận trên chỉ phí, chỉ tiêu này thể hiện cứ 1 đồng chỉ phí bỏ ra thì

thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

; Loi nhuan

Ty suât lợi nhuận = : *100

Tông chi phí trong năm

+ Tỷ suất thu nhập trên chi phí (TN/CP)

Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chỉ phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu

Trang 38

CHƯƠNG 4

KET QUA VÀ THẢO LUẬN

4.1 Phân tích cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của huyện Can Giuộc

Mặc dù tiếp giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng thu nhập của phần lớnngười dân trong huyện vẫn là thu nhập từ NN, TN từ công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và các ngành khác là rất thấp Sản xuất NN của huyện chủ yếu 1a trồng trọt,

chăn nuôi và NTTS Dù chỉ mới phát triển những năm gần đây nhưng NTTS đã có một

ví thé rất lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành NN Điều này thé hiện rõ trong

phần sau

4.1.1 Sản xuất nông nghiệp

Bảng 4.1 Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất của Ngành Nông Nghiệp của Huyện Cần Giuộc

Pvt: tỷ đồng

2005 2006 2006/2005 Khoản mục

Nguôn tin: Niên Giám Thông Kê Huyện Cân Giuộc, 2006

Qua bảng trên ta nhận thấy, giá trị sản lượng ngành NN năm 2006 tăng nhanh

so với năm 2005, tốc độ tăng lên đến 24,48% Trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt và thủy sản chiếm tỷ trong lớn nhất, với tốc độ tăng lần lượt là 18,02% và 33%, Ngành

chăn nuôi đã chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng vẫn giảm với tỷ lệ là 22,51% chủ yếu là

do dịch bệnh Như vậy có thể nhận thấy ngành trồng trọt và thủy sản là ngành sản xuất

chủ đạo tại địa phương trong những năm trở lại đây Ngành trồng trọt với cây trồng

chính là lúa và rau màu các loại như cải ngọt, cải xanh, xà lách son, bí, các loại rau

thơm Ngành thủy sản chủ yếu là nuôi tôm sú và cua lột ở các xã vùng hạ

Trang 39

Ở đây thấy rõ ngành trồng trọt và thủy sản chiếm tới 96% trong tổng giá trị của

ngành nông nghiệp của toàn Huyện Ngành thủy sản chiếm ưu thế hơn khi chiếm tới

64,65% gap hơn 2 lần giá trị ngành trồng trọt là 31,35%

Về sản xuất lúa, người dân ở đây làm lúa 2 vụ, vụ Đông Xuân và Hè Thu là

chính, có một số nơi có đã có thể sản xuất lúa 3 vụ từ nhiều năm nay Vụ Hè Thu có

diện tích ước tính khoảng 4.833 ha, vụ này bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 chuyển tiếp

từ mua khô sang mùa mưa nên thích hợp cho việc sa khô, năng suất lúa liên tục tăng

qua các năm và năng suất bình quân hiện nay là 29,27 tạ/ha Nguyên nhân là do người

dân đã có kinh nghiệm trong sản xuất và chủ động được nguồn nước Trong khi đó, vụ

Đông Xuân với điện tích khoảng 6.249 ha cao hơn diện tích vụ Hè Thu là 1.416 ha Vụ

này năng suất tương đối cao, chủ yếu là sử dụng giống tài nguyên, nàng thơm, năng

suất đạt bình quân là 36,24 tạ/ha Vụ này mùa mưa sắp kết thúc nên thời gian xuốnggiống có thể kéo đài Ngoài ra, ở những vùng như Phước Lâm, Phước Lý và một số ấp

có điều kiện bà con có thể sản xuất thêm lúa vụ 3

Về nuôi tôm sú: tập trung các xã vùng Hạ, vùng Thượng chỉ vài hộ của ấp Phước

Hòa, xã Trường Bình có nuôi tôm sú nhưng đất nuôi cũng năm ở xã khác của Huyện,

một năm có thể nuôi 2 vụ hoặc kết hợp một vụ tôm với 2 vụ nuôi cua lột Về nuôi cua lột, tập trung nhiều nhất ở xã Tân Tập, Phước Lại, một năm có thể nuôi từ 5-10 vụ.

4.1.2 Sản xuất công nghiệp

Do Cần Giuộc là huyện có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nên giá trị sản xuất

công nghiệp vẫn còn khiêm tốn, chỉ lớn hơn giá trị của ngành chăn nuôi, trong tương

lai phải phấn đấu nhiều mới bắt kịp hai ngành còn lại là trồng trọt và thủy sản khi khu

công nghiệp Tân Kim sắp hình thành.

Bảng 4.2 Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp của Huyện Cần Giuộc

Dvt: ty đồng

2005 2006 2006/2005 Khoan muc

San luong % San luong % A %

Trang 40

Ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua 2 năm, với tỷ lệ tương đối

cao là 36,59%, tăng tập trung ở khu vực tư nhân với tỷ lệ tăng rất cao là 191,33% so

với năm 2005, khu vực cá thể năm 2006 giảm 19,52% so với năm 2005 Tính đến cuối tháng 6/2006 trong Huyện không có khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

4.1.3 Thương mai-dich vu

Giống với ngành công nghiệp, giá trị sản xuất của ngành thương mại-dịch vụ

năm 2006 là 28.202 triệu đồng Giá trị sản xuất của các ngành còn lại trong huyện nhưtiểu thủ công nghiệp là không đáng kể Hoạt động thương mai-dich vụ ở đây chủ yếu

là hoạt động du lịch và khách sạn nhà hàng Năm 2006 trong toàn huyện có 3.282 cơ

sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng vì trong huyện có một di tích

thuộc cấp quốc gia đó là di tích chùa Tôn Thạnh thuộc xã Mỹ Lộc

4.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Cần Giuộc

4.2.1 Nguồn vốn của Ngân hàng

Để tiến hành hoạt động thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cấn vốn Ngân hàng

là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ Do đó nguồn vốn là yếu tố đầu tiên mà các

ngân hàng phải có để tiến hành hoạt động Nguồn vốn hoạt động tại NHNo&PTNT

huyện Cần Giuộc gồm 3 nguồn chính là vốn huy động, vốn điều hòa và các nguồn vốn

khác Vốn huy động bao gồm tiền gởi TK, tiền gởi của các TCKT và tiền gởi bằngngoại tệ Vốn điều hòa chính là nguồn vốn từ ngần hang cấp trên dé về và vốn khác ở

đây thường là phát hành trái phiếu |

Bảng 4.3 Nguồn Vốn của Ngân Hàng qua 2 Năm (2005-2006)

Dvt: tỷ đồng

2005 2006 2006/2005 Khoản mục Sotién Ty lé(%) Sdtién Ty lệ(%) A %

Tổng nguồn von 261,44 100 252/19 100 -9,25 -3,54

I Vốn huy động 255,82 99 241,54 95,8 -14,28 5,58

+ Tiền gởi TK 209,77 82 204,18 84,52 -5,59 “267 + Tiền gởi TCKT 45,82 17,91 36,97 15,37 885 -19,32

+ Tiền gởi ngoại tệ 0,23 0,09 0,11 0,07 D2 35760

IL Vốn điều hoà 0 0 1,633 0,65 1,63 100

II Vốn khác 2,61 1 9,09 3,55 6,47 — 241,14

Nguôn tin: Phòng tín dụng NHNo-PTNT Huyện Cân Giuộc

27

Ngày đăng: 12/12/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN