1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Minh Tôn
Trường học Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 25,75 MB

Nội dung

tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao khả năngtham gia hợp đồng của nông hộ tại xã.Doãn Hải Nam 2014 đã thực hiện nghiên cứu phân tích những liên kế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

PHAN TÍCH CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYẾT

DINH THAM GIA LIEN KET CUA CAC NONG HO TRONG CA PHE TAI HUYEN LAC DUONG,

TINH LAM DONG

NGUYEN THI THUY LINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHAN

NGANH KINH TE

CHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP

Thanh phố Hồ Chí Minh

Tháng 2/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

PHAN TÍCH CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYẾT

DINH THAM GIA LIEN KET CUA CAC NONG HO TRONG CA PHE TAI HUYEN LAC DUONG,

TINH LAM DONG

NGUYEN THI THUY LINH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CỬ NHÂN

NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP

Người hướng dẫn: ThS NGUYEN MINH TON

Thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 2/2023

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại

Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chi Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ trồng Cà phê tại huyện Lạc

Duong, tỉnh Lâm Đồng” do Nguyễn Thi Thuy Linh, sinh viên khóa 45, chuyên ngànhKinh tế nông nghiệp, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

ThS Nguyễn Minh TônNgười hướng dẫn,

Ngày tháng năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm Ngày tháng năm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé thực hiện dé tài này, em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Minh Tôn,người thầy trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài Thầy đã tận tình giúp tôi địnhhướng nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức, dành cho tôi những lời khuyên và góp ýrất quý báu để tôi có thê hoàn thành nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu, Phòng Dao tạo, Phòng sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh

Tế Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh cùng các quý Thầy Cô đã tận tình giảngdạy tôi trong suốt khóa học

Tôi xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình là hậu phương vững

chắc đề tôi an tâm học tập và hoàn thành tốt công việc Cảm ơn những người bạn luôn

giúp đở tôi trong quá trình làm bài.

Cảm ơn Hội đồng chấm luận văn đã phản biện, đánh giá, góp ý, giúp đỡ tôi hoàn

thiện luận văn tốt nghiệp này

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TÁT

NGUYÊN THỊ THUỲ LINH Tháng 2 năm 2023: “Phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ trồng Cà phê tại huyệnLạc Dương, tỉnh Lâm Đồng”

NGUYÊN THỊ THUỲ LINH Frebruary 2023: “An analysis of factors affect

the decision to participate in the connection of coffee farmers in Lac Duong district, Lam Dong province”

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thamgia liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm đồng Bàinghiên cứu đã sử dụng các phương pháp như thu thập số liệu phương pháp thống kê mô

tả phương pháp so sánh dé làm rõ các mục tiêu đã đưa ra Bên cạnh đó, dé phân tích cácyếu tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ, nghiên cứu này sửdụng phương pháp Binary Logistic để nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định của các

nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm đồng

Kết qua mô hình hồi quy Binary Logistic cho thấy tuổi, trình độ học vấn, kinhnghiệm, diện tích, chi phí đầu tư hằng năm, giá bán, lợi nhuận, khuyến nông có ảnhhưởng đến quyết định tham gia Từ kết quả cho thấy, việc tham gia liên kết sẽ giúp íchcho nông dân rất nhiều như: được hỗ trợ vốn, các yếu tố đầu vào, giá bán, đầu ra ôn

định, Tham gia liên kết cũng giúp chia sẽ rủi ro với người dân trong tình hình khó khăn

hiện nay: dịch bệnh, thời tiết khí hậu thay đổi, giá bán, Do đó, nghiên cứu đề xuất một

số giải pháp tương ứng đề nâng cao tình hình liên kết

Trang 6

DANE MUC PHU LU GC ccssssnccmaemrnamet ements xii

AST IRIGY ceca enoerer eres ees metre RO 05007018 |

ee |

1.2 Mục tiêu nghiên CỨU - + Sc 3213213231351 1 91115111 119111 1 111 g1 ng ngư 2

1.7:1:.ÑIe TIỂU CHUNG css: csccsvencumassareon ramen A EES 2

137%, YetrfEu:Eu THỂ knasagubsseiitnnsdistnitutgtndsotbtbrtiuloBphbioluioitg4gietoosindRoS6t20400 2

13 Phạm Vi HSN OUU eceseccameeers emcee TE 2

L315 Pham nd KHON S GIẢI wccccsoeecmmncmnencemanuamennenmemmeneneens 2

1.32) ASI V1 TROLS TRÍ canng vang nh HH Bì 6tigii 5 So54015882002880080188108/004010180043ốngiobbSfg4200008 3

1.3.3 Đối tượng nghiên CUU o ceeceecceccessessesssessesssessessesssessessesssessessessneaseeses 3

1.4 Cầu trúc bai luận .-¿ +¿+52©+++222xv22211122211 2.1 re 395190/9)60 21 4(ei 4

2.1 Tổng quan về tai liệu nghiên cứu - 2-2 +£++2+£+£EE2E+2EE+£EzEesrxrrks 4

2.1:1: Tài liệu nghiên cứu ngoài HƯỚC ;-::s-sc.cccscc222065164241646646511162 65506315 885868 4 2.1.2 Tài liệu nghiên cứu trong NƯỚC c5 + St *svsseeseeersrke 5

2.2 Tống quan về địa bàn nghiên Cứu - 2: + s+Ss+S++EE£E++EE+EEzEzrszxez lãi

Trang 7

2.2.1 Điều kiện tự nhiên - ¿+ St+x+EEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrxrrrrrrrsed 112.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội -¿ cccccrrrrtrerrrrrrrrrrrrrre 132.3 Tổng quan về van đề nghiên cứu 22 2¿++2++2+++2z++£+z+zxzzxzez 13

2.3.1 Tổng quan về cây cà phê - 2-2 +¿+ z+£x+zE+2ExtEEzEzrxerxeee 132.3.2 Tình hình liên kết trong nông nghiệp tại Việt Nam 15

2.3.3 Tình hình liên kết sản xuất tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng 17

HD snnagdeeaginsinhoiitoiogtipnuaNgtiohgit0g0800089801186I541800:0M088G.0/0184080310009010010800230,/586 19NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ¿ 2 52 5z+5++5+2 19

Bale CƠ NO), MUAH sayyzsgelstoyoaoadtuitrasulifgiqgidgbosugtirtbirstxisdgỹismlN0oiqgsirgtriodgiiis2liahgiussttbSiiioauĂi 19

3.1.1 Một số khái iG ooo eeccccccceessessecssessecsessessessecssessessusssessessuessessecsees 193.1.2 Cơ sở lí thuy te c.cecccccccccccessessessessessesesssssssssvestssssessessessessessesseeseess 21

3.2 Một số chi tiêu tính toán - + 2¿2+2+++2E+2EE+2EE2EEt2EE2EEE2EEerkrsrkree 29

3.3 Phương Pháp nghiÊH GỮU:‹¿ss:ss:sssssisczceiecx26s6110616155658114030011888130635 6648.0ảa L0 30

3.3.1, Phương phap thu thập đữ HỆ: 2x6 sexnsaeniastnsaadleassie 30

3:3.2, Phương phấp xử lý CWC U‹cssessseeesseiasnoongebaoodiadislisoEEcig44ngE003 806 con 31

3,3,3 Phương pháp phân tÍCH sccoceccsrconseenneeneseoneenscermwneneesenmeseotwereacers 31

CHƯNG 4 2- 22 S22 2E2E1221112212211211271121112112112111111111121111011011 1e 38KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN -¿- 2© x+x+£+£E++E+zE+zrzrxzes 38

4.1 Phân tích thực trạng sản xuất cà phê của nông hộ tại huyện Lạc Dương, tỉnh

ee re 38

4.1.1 Mô tả đặc điểm mẫu điều tra tại địa bàn -<<<cccS: 38

4.1.2 Tình hình sản xuất cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng 42

4.2 Đánh giá hiệu quả liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương,tỉnh Lâm Đồng 2 s StSE9EEEEE2E12E11112112111112111111111 1111.111 1 re 44

VI

Trang 8

4.2.1 Đánh giá tình hình liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyệnLạc Dương, tinh Lâm Đồng 2-2 2 2E2E2E2EEEEEEEEEEerxerkerkerkd 444.2.2 Hiệu quả kinh tế của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương,

nd ẩm DŨNH er 48

4.3 Phân tích các yếu té ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các hộ

trồng cà phê tại huyện lạc dương, tinh lâm đồng 2 ¿s2 2xx 49

4.3.1 Kết qua mô hình hồi quy và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định tham gia liên kết - 2-2 2+ 22E++EE+£E2EEtEEtEEEzEEerxerrree 494.3.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định Omnibus) 514.3.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình -«- 524.3.4 Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 524.3.5 Phân tích tác động của các yếu tố đến quyết định tham gia liên kết

của các hộ sản xuât ca phê tại địa bản - 5c 2c SSsskrsrrrsree 52

4.3.6 Phân tích tác động của từng yêu tố đến ý định tham gia liên kết trongsản xuất cà phê + sSsSt 2 E392121121121121121121121121111211111 1111 re 54

4.3.7 Thảo luận kết qua cceccecceccccessessessessessessessessessesussvearessavessesveaeeavenes 56

4.4 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết cho các nông hộ trồng cà

phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Sii0b99DVEDIGGLCLDVRNBISGIW1GSDNEEEEEISSWESGENS4Đ50A8 58

4.4.1 Tạo điều kiện cho hộ có diện tích lớn tham gia liên kết 584.4.2 Hỗ trợ các yếu tố đầu vào, ôn định đầu ra s- c-secs+see: 58

4.4.3 Tăng cường công tác khuyến nông 2-2 sz+z ++rxezxzz 59

000/9) 1 61KET LUẬN VÀ KIÊN NGHI 0 cccsscsssesssesssesssesssessssssecssecssscssecsusssseesscssecssecssecsssesesesees 61

Se ee 61

5.2 Kiến nghii occ cecceccesscssecssesscsssessessvessessessvessessessvessessessssuessessesssessessessesaeeseesses 62

/188/2009:7) 84.0 63

vil

Trang 9

PHỤ LỤC

Vill

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

UBND Uỷ ban nhân dân

HTX Hop tac xa

TNHH Trach nhiệm hữu han

KHKT Khoa hoc ki thuat

BVTV Bao vé thuc vat

1X

Trang 11

DANH MỤC CÁC BANG

Trang

Bảng 3.1 Cơ Sở Lựa Chọn Các Biến 34

Bảng 3.2 Kỳ Vọng Dấu Của Các Biến Độc Lập 35

Bảng 3.3 Cơ Sở Đề Xuất Biến 36Bảng 4.1 Giới Tính Nông Hộ Trồng Cà Phê trên Địa Bàn 38Bảng 4.2 Độ Tuổi của Nông Hộ Trồng Cà Phê tại Dia Ban 39Bảng 4.3 Cơ Câu Dân Tộc của Nông Hộ Trồng Cà Phê tại Địa Bàn 39Bảng 4.4 Trình Độ Học Vấn của Hộ trồng Cà Phê tại Địa Bàn 40

Bảng 4.5 Kinh Nghiệm của Hộ Trồng Cà Phê tại Địa Bàn 41

Bảng 4.6 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Hộ Trồng Cà Phê 41Bảng 4.7 Tình Trạng Vay Vốn của Hộ Trồng Ca Phê 42Bảng 4.8 Diện Tích của Hộ Trồng Cà Phê tại Địa Bàn 42

Bảng 4.9 Hình Thức Tiêu Thụ Cà Phê của Nông Hộ tại Địa Bàn 43

Bảng 4.10 Năng Suất và Giá Bán của Hộ Trồng Cà Phê tại Địa Bàn 43

Bảng 4.11 Nhận Định của Các Hộ Trồng Cà Phê khi Tham Gia Liên Kết 44Bang 4.12 Nhu Cầu Thay Déi Liên Kết của Nông Hộ Trồng Cà Phê 45Bảng 4.13 Đánh Giá Mức Đồng Ý về Các Lợi Ích trong Mối Liên Kết giữa Nông HộTrồng Cà Phê và Hợp Tác Xã Tiêu Thụ Cà Phê 45Bảng 4.14 Đánh Giá Mức Đồng Ý về Sự Hài Lòng trong Mối Liên Kết giữa Nông HộTrồng Cà Phê và Hợp Tác Xã Tiêu Thụ Cà Phê 46Bang 4.15 Đánh Giá Sự Hài Lòng về Sự Giao Tiếp và Trao Đổi Thông Tin trong MốiLiên Kết giữa Nông Hộ Trồng Cà Phê và Hợp Tác Xã Tiêu Thụ Cà Phê 47

Trang 12

Bảng 4.16 Hiệu Quả Kinh Tế giữa Hộ Không Tham Gia Liên Kết và Hộ Tham Gia LiênKết trong Năm 2021 49Bảng 4.17 Kết Quả Mã Hoá Biến Phụ Thuộc 49

Bảng 4.18 Kết Xuất Mô Hình Quyết Định Tham Gia Liên Kết của Các Nông Hộ Trồng

Cà Phê tại Huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng 50Bảng 4.19 Kết Xuất Kiểm Định Mức Độ Phù Hợp của Mô Hình — Phân Tích các Hệ Số

của Mô Hình (Kiểm Định Omnibus) 51

Bảng 4.20 Kết Xuất Kết Qua Tóm Tắt của Mô Hình 52

Bảng 4.21 Kiểm Dinh Mức Độ Dự Báo Tính Chính Xác của Mô Hình 52Bảng 4.22 Giá trị trung bình của các biến độc lập 53Bảng 4.23 Kết Quả Tính Tác Động Biên 54

XI

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 VỊ Trí Dia Lí Huyện Lạc Duong 11

Hình 3.1 Trinh Tự Phân Tích Dé Tài Nghiên Cứu 37

xI

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra

Phụ lục 2: Kết Suất Mô Hình Hồi Quy

Xill

Trang 15

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cà phê là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước, chức năng chính của

cà phê không phải là giải khát, nhiều người uống nó với mục đích tạo cảm giác hưngphan Cà phê là một trong những nông sản đem lại cho bà con nông dân nguồn thu nhậpchính ở các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên, Việt Nam được biết đến là một trong nhữngquốc gia xuất khâu cà phê hàng đầu thé giới, phục vụ cho người dân trong nước và thế

gidi.

Một trong những vùng san xuất cà phê lớn ở nước ta phải kế đến Lam Đồng Lâm Đồng

là tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên Việt Nam, huyện Lạc Dương được xem làhuyện trọng điểm trong sản xuất cà phê của tỉnh Hiện nay địa bàn dần nâng cao giá trị

cà phê khi xây dựng thương hiệu cà phê Arabica Lạc Dương Xuất hiện nhiều chuỗi hợp

tác giúp cho quá trình tiêu thụ cà phê được cải thiện.

Một thực tế cho thấy ngành trồng cà phê ở huyện Lạc Dương vẫn chưa phát triển

đúng với tiềm năng của vùng, nguyên nhân là còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chủ yếu là

sử dụng diện tích đất của gia đình chưa đi vào sản xuất tập trung, đầu tư khoa học kĩ

Trang 16

thuật Việc tiêu thụ của sản phẩm cà phê cũng do các hộ tự tìm nguồn tiêu thụ hoặc bántại địa phương, chưa có đầu mối thu gom mang tính ôn định bao tiêu sản phẩm đầu ra

cho các hộ sản xuất

Một hạn chế được cho là quan trọng trong phát triển sản xuất cà phê là mối liênkết hộ nông dân với thương lái hay người thu mua, các công ty xuất khẩu, tiêu thụ vẫnchưa hiệu quả, còn quá lỏng lẻo Bên cạnh đó, vai trò của nhà nước, chính quyền địaphương và các nhà khoa học chưa thực sự rõ nét trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm

Từ những vấn đề nêu trên, nhận thấy cần phải đầu tư nghiên cứu các hình thức

tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê nhằm khai thác tốt nhất tiềmnăng của địa phương dé phát triển mạnh mẽ nghề trồng cà phê trong thời gian tới Do

đó dé tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các

nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ

trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng từ đó đề xuất khuyến nghị nhằmnâng cao liên kết cho các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Mô tả thực trạng liên kết trong sản xuất cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm

Đồng.

Đánh giá hiệu quả liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương,

tỉnh Lâm Đồng

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ

trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao liên kết cho các nông hộ trồng cà phê tại huyện

Trang 17

1.3.2 Phạm vi thời gian

Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng sản xuất, hiệu quả liên kết, các yếu tố ảnhhưởng tham gia liên kết

Đối tượng khảo sát: các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương

1.4 Cau trúc bài luận

Chương 1: Mở đầu

Khái quát về lý do chọn dé tài, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thể của

đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu, cấu trúc bài luận

Chương 2: Tổng quan

Trinh bày tong quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, các tài liệu được sử dung

đề tham khảo

Trinh bày tong quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, tình hình liên kết sản xuất

cà phê ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày các lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm: Lý thuyếtnông hộ, liên kết và liên kết kinh tế, các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia liênkết

Trình bày phương pháp nghiên cứu gồm mô hình nghiên cứu, chọn mẫu nghiêncứu, thu thập số liệu, phân tích sé liệu

Chương 4: Kết quả và thảo luận

Tổng hợp và xử lý số liệu, thực hiện tính toán lập bảng biéu cần thiết từ thông tinmẫu điều tra để so sánh hiệu quả kinh tế giữa hộ đã liên kết và hộ không tham gia liên

kết, xác định các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các hộ trồng càphê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Giải quyết các mục tiêu đã đề ra trong phần

mục tiêu nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và đề xuất

Kết luận nội dung và kết quả nghiên cứu chính, từ đó đề xuất một số kiến nghị

nhăm mở rộng tham gia liên kêt của nông hộ.

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỎNG QUAN

2.1 Tong quan về tài liệu nghiên cứu

2.1.1 Tài liệu nghiên cứu ngoài nước

Arouna và cộng sự (2017) Canh tác theo hợp đồng của các nhà sản xuất gạo ởChâu Phi Nghiên cứu cho rằng các nước đang phát triển, nông dân sản xuất nhỏ phảiđối mặt với nhiều khó khăn bao gồm thiếu thông tin, khả năng tiếp cận tín dụng và thịtrường Đề tài nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế này, nông dân nghèo tàinguyên có thê tham gia canh tác theo hợp đồng Tuy nhiên, canh tác theo hợp đồng cần

đáp ứng nhu cầu của nông dân dé có thé bền vững Nghiên cứu này nhằm phân tích sở

thích của nông dân trồng lúa đối với các hợp đồng nông nghiệp ở Benin Dữ liệu lựachọn đã nêu được thu thập từ 579 nông dân trồng lúa Đề giải thích sự không đồng nhất,

dữ liệu được phân tích bằng mô hình logit hỗn hợp Kết quả cho thấy các nhà sản xuất

ưa thích các hợp đồng theo các điều khoản sau: hợp đồng ngắn hạn (một vụ), thanh toán

khi giao hàng, bán theo nhóm và có đối tác chế biến Tuy nhiên, sở thích hợp đồng là

khác nhau đối với nam và nữ Nghiên cứu cho thấy rằng sự khác biệt này và thuộc tính

của hợp đồng ưu tiên cần được tính đến đề thiết kế hợp đồng canh tác phù hợp nhất cho

các bên tham gia chuỗi giá trị và các nhà hoạch định chính sách ở châu Phi cận Sahara

Ba và cộng sự (2019) Tổng quan về hợp đồng canh tác theo liên kết dọc củangành lúa gạo Việt Nam Nghiên cứu cho rằng Chính phủ Việt Nam hiện đang nỗ lựcnâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách khuyến khích

phối hợp đọc giữa nhà xuất khâu và nông dân thông qua hợp đồng canh tác, và phối hợp

ngang giữa nông dân thông qua chương trình “nông dân nhỏ,

Trang 19

cánh đồng lớn” Các nghiên cứu trước đây về các yêu tô quyết định việc tham gia canhtác theo hợp đồng cho rằng các công ty chỉ cung cấp một loại hợp đồng duy nhất, trongkhi trên thực té, nông dân có thé phải đối mặt với hàng loạt các lựa chọn hợp đồng độc

quyền Đưa ra các chính sách đúng đắn và có mục tiêu dé thúc đây tính bao gồm hợp

đồng do đó chủ yếu xoay quanh việc triển khai các đặc tả kinh tế lượng chính xác củaquyết định tham gia hợp đồng canh tác Các nhà nghiên cứu mô hình hóa sự tham gia

và cường độ canh tác theo hợp đồng theo bốn cách khác nhau đọc theo liên tục điều phốitheo chiều doc: như một sự lựa chọn rời rac, phân loại, có trật tự và liên tục Họ nhận

thay rằng những nông dân lớn tuổi hơn, nhỏ hơn và được điều phối theo chiều ngang

với mức độ tin cậy cao hơn ở người mua có xu hướng đảm bảo mức đầu tư của ngườimua cao hơn thông qua việc tăng cường phối hợp theo chiều đọc Trái ngược với pháthiện phô biến trong tài liệu rằng việc tham gia theo hợp đồng có xu hướng nghiêng vềcác trang trại lớn hơn, phát hiện của nghiên cứu từ Việt Nam cho thấy rằng sự thiên vị

về quy mô của canh tác theo hợp đồng có thê được nới lỏng thành công thông qua phốihợp theo chiều ngang và thậm chí có thể đảo ngược khi có mức độ phối hợp dọc ngày

càng tăng khi các nông hộ nhỏ hơn được tìm thấy để đảm bảo mức đầu tư cao hơn của

người mua Những phát hiện này nhắn mạnh vai trò của cả hai chính sách trong việcthúc đây tính bao trùm của canh tác theo hợp đồng trong nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo

ở Việt Nam.

2.1.2 Tài liệu nghiên cứu trong nước

Trương Diễm Huyền (2013) đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định tham gia hợp đồng của nông hộ nuôi tôm tại xã Tân Đức, huyện Đầm

Dơi, tỉnh Cà Mau Qua thu thập số liệu thứ cấp của uỷ ban xã, tổng Cục thống kê, sáchbáo, internet, và phỏng van 50 hộ nuôi công nghiệp , cho thấy các biến khuyến nông,

diện tích và giá bán có ảnh hưởng khá lớn đến quyết định tham gia hợp đồng của nông

hộ Biến trình độ học van, chi phí cố định, kinh nghiệm và tin dụng không có ý nghĩathống kê cho thấy các biến này ít ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ những vấn đềnày cũng không thể bỏ qua vì nó cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh tham gia hợp đồng của người dân Đề tài cũng phân tích các lợi ích của nông dân

tham gia hợp đồng trong hai trường hợp: giá bán thời điểm thu hoạch cao hơn và thấphon giá có định trong hợp đồng Qua các phân tích trên sẽ giúp xác định được các yếu

Trang 20

tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao khả năngtham gia hợp đồng của nông hộ tại xã.

Doãn Hải Nam (2014) đã thực hiện nghiên cứu phân tích những liên kết của nôngdân trong sản xuất hoa cúc tại Đà Lạt từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2013 nhằm mục đíchphân tích liên kết trong sản xuất kinh doanh hoa cúc và từ đó đưa ra những giải phápphát triển bền vững cho hoa cúc tại Đà Lạt Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê

mô tả, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phântích kinh tế, phương pháp chuyên gia Số liệu nghiên cứu được điều tra thực địa trên địa

bàn Đà Lạt và các số liệu trong báo cáo thống kê của UBND thành phố Đà Lạt và Niêm

Giám Thống Kê Nghiên cứu cho thấy được hiệu quả sự liên kết của hộ nông dân, doanhnghiệp, nhà khoa học từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất cho việc phát triển liên kếtmột cách bền vững tại thành phố trong sản xuất kinh doanh hoa cúc trong thời gian tới.Kết quả cho thấy việc hình thành liên kết nông dân với công ty, nhà khoa học sẽ tạo rađầu ra sản phẩm và giúp nông dân có thu nhập 6n định Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho

việc đề xuất một số kiến nghị cho việc phát triển sản xuất kinh doanh hoa cúc tại Đà

Lạt.

Phan Hoàng Trâm (2016) đã nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng tới quyếtđịnh áp dụng các tiêu chuẩn vietgap dé trong bó xôi của nông hộ tại thành phố Đà Lạt,tỉnh Lâm Đồng được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau

bó xôi theo quy trình VietGap và xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định ápdụng các tiêu chuân VietGap trong sản xuất rau bó xôi của nông dân Đề tài sử dụng sốliệu điều tra từ 120 hộ nông dân trồng rau bó xôi tai dia ban nghiên cứu, trong đó có 60

hộ trồng rau bó xôi theo cách truyền thống và 60 hộ trồng rau bó xôi theo quy trìnhVietGap Những phương pháp được sử dụng trong đề tài như phương pháp thống kê mô

tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích lợi ích — chi phí, phương pháp hồi quy

tương quan đã giúp nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra Kết quả cho thấy các hộ nông

dân áp dụng mô hình trồng rau bó xôi theo quy trình VietGap có giá bán cao hơn trồngtheo phương pháp truyền thống Tuy sản lượng, chi phí của mô hình trồng rau bó xôitheo quy trình VietGap cao hơn nhưng kết quả cho thấy các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

của mô hình theo quy trình VietGap cao hơn so với cách trồng truyền thồng Do đó môhình trồng rau bó xôi theo quy trình VietGap có hiệu quả kinh tế hơn so với trồng rau

Trang 21

bó xôi thông thường Kết quả hồi quy mô hình Logit cho thấy các yếu tố chủ yếu tácđộng đến việc chấp nhận các tiêu chuẩn VietGap trong trồng rau bó xôi của nông hộ làkinh nghiệm, lao động, gia bán, tin dụng, thu nhập, tham gia hiệp hội Kết quả phân tíchtổng hợp ý kiến thảo luận nhóm nông hộ và chuyên gia cho thấy yêu tố tăng thêm chỉphi, công lao động, việc ghi chép số sách khi tham gia trồng rau bó xôi theo quy trìnhVietGap là yếu tố cản trở lớn nhất trong việc áp dụng mô hình sản xuất rau bó xôiVietGap Các yếu tố khuyến khích: giá cao hơn, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm là cácyếu tố quan trọng nhất dé khuyến khích nông hộ áp dụng các tiêu chuẩn VietGap trong

sản xuất rau bó xôi tại địa phương Từ đó, đề tài đưa ra những kiến nghị để phát triển mô

hình trồng rau bó xôi theo quy trình VietGap nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông

hộ.

Hồ Thị Kim Phụng (2017) đã nghiên cứu nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong canh tác cà phê từ đó đề xuất giảipháp nhằm tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh của các nông hộ tại huyện ĐứcTrọng, tỉnh Lâm Đồng Đề tài sử dụng số liệu điều tra 120 hộ nông dân, chọn ra hai

nhóm hộ sử dụng phân vô cơ và sử dụng phân vô cơ kết hợp với phân hữu cơ vi sinh

trong canh tác cà phê tai địa bàn nghiên cứu Đối với nhóm hộ chỉ sử dụng phân vô cơ,lượng phân vô cơ sử dụng bình quân là 1,6 tan/ha Nhóm hộ sử dụng phân vô cơ kết hợpvới phân hữu cơ vi sinh lượng phân vô cơ sử dụng bình quân là 0,8 tan/ha và phân hữu

cơ vi sinh sử dụng là 1,2 tan/ha Ty suất lợi nhuận của nhóm hộ sử dụng phân hữu cơ vi

sinh (1,3 lần) có ưu thế hơn so với nhóm hộ chỉ sử dụng phân vô cơ (1,14 lần) Mô hìnhhồi quy được sử dung dé phân tích yếu tố đến quyết định sử dung phân hữu cơ vi sinh

trong canh tác cà phê Kết quả phân tích cho thấy: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

sử dụng phân hữu cơ vi sinh của hộ nông dân là tham gia hội thảo về phân hữu cơ visinh của doanh nghiệp tổ chức, giá phân bón vô cơ trên thị trường, giá phân hữu cơ visinh, mức độ tin tưởng vào chất lượng phân hữu cơ vi sinh; Diện tích trồng cà phê, đặcđiểm dân tộc (Kinh hoặc Dân tộc thiêu số) Biến tập huấn khuyến nông, thu nhập và giábán cà phê không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Trên cơ sở các yếu tô ảnh hưởngđến quyết định sử dụng phân hữu cơ vi sinh của nông hộ, đề tài đưa ra các giải pháp

tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh cụ thé về: Chất lượng phân bón hữu cơ vi sinh;

Trang 22

Giá cả phân bón; Đầu tư kênh thông tin; Phát triển quy mô sản xuất cà phê; Nâng cao

năng lực nông hộ.

Hoàng Vũ Quang (2018) đã thực hiện nghiên cứu liên kết giữa doanh nghiệp và

cơ sở chăn nuôi trong sản xuất, tiêu thụ lợn thịt ở một số tỉnh của Việt Nam nhằm đánh

giá vai trò, lợi ích kinh tế và khó khăn của các tác nhân trong liên kết sản xuất tiêu thụlợn thịt ở Việt Nam Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn trựctiếp ở 7 doanh nghiệp và 42 cơ sở chăn nuôi (6 CSCN cho thuê cơ sở hạ tang chăn nuôi,

17 CSCN nuôi gia công cho doanh nghiệp, 9 CSCN hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm

với DN và 10 CSCN không liên kết DN), nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê

mô tả Kết quả mặc đù liên kết với doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cơ sở chăn nuôinhưng tỷ trọng sản lượng lợn thịt hơi có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm còn thấp

Lý do là thiếu ưu đãi, thiếu hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, thiếu cơ chế chia sẻ rủi

ro giữa doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi Nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp dé thúcđây liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi lợn cho doanh nghiệp và hộ chăn nuôi

Phạm Thị Thuyền và cộng sự (2020) đã nghiên cứu quyết định tham gia hợp đồngliên kết trong sản xuất lúa của nông hộ tại tỉnh An Giang Nghiên cứu phân tích quyết

định tham gia hợp đồng liên kết trong sản xuất lúa của nông hộ trên địa bàn tỉnh AnGiang Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định trị trung bình T-test và hồi quy binary

logistic được sử dụng với số liệu phỏng van 211 nông hộ tham gia và không tham gia

hợp đồng trên địa bàn hai Huyện Thoại Sơn và Châu Thành, An Giang vào tháng 10năm 2019 Kết quả so sánh trị trung bình cho thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm thamgia và không tham gia hợp đồng ở những đặc tính như diện tích canh tác lúa, tỷ lệ thu

nhập từ lúa trên tổng thu nhập, mức độ tham gia khuyến nông, hợp tác xã tại mức ýnghĩa thống kê 1% và 5% Kết xuất hồi quy cũng phản ánh diện tích canh tác, tham gia

hợp tác xã, khuyên nông và niềm tin với đối tác thu mua có ảnh hưởng tích cực đếnquyết định tham gia hợp đồng liên kết Tuy nhiên, cơ chế thanh toán chậm, trì hoãn củadoanh nghiệp cản trở động lực tham gia vào hợp đồng của nông hộ Những phát hiệncủa nghiên cứu cung cấp sự hiểu biết hữu ich cho các nha sản xuất, nhà hoạch định chínhsách nhằm thúc đây tính toàn diện của hợp đồng liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu

thụ lúa gạo.

Trang 23

Huỳnh Văn Hiền và cộng sự (2020) đã nghiên cứu đề tài phân tích các yếu tô ảnhhưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra Nghiên cứu được thực hiện từ tháng02/2018 đến tháng 06/2019 tại 4 tinh/thanh phó nuôi cá tra chính của đồng bang sôngCửu Long gồm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ Sử dụng bảng phỏngvan cau trúc kết hợp chọn hộ ngẫu nhiên phân tang dé thu số liệu từ 271 cơ sở nuôi cátra với các hính thức liên kết khác nhau Mô hình hồi qui nhị phân (binary logistic) được

sử dụng dé phân tích các yếu tố ảnh hướng đến mô hình liên kết Kết quả phân tích của

mô hình hồi qui đã xác định được 4 yếu tố có ảnh hưởng tới liên kết của mô hình nuôi

cá được xếp theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp gồm trình độ học vấn của chủ cơ sở,

diện tích nuôi, lợi nhuận và giá thành Tuy nhiên, chia sẻ lợi nhuận và rủi ro giữa các

bên có liên quan cần phải được quan tâm dé mô hình liên kết 6n định và phát triển lâudài Bên cạnh, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nuôi cá tra theo hình thức gia công chonhà máy chế biến có năng suất (517 tan/ha/vu) va tỷ suất lợi nhuận (17,1%) cao nhất so

với các hình thức nuôi khác.

Nguyễn Trần Tiêu Phụng và cộng sự (2020) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh

giá thực trạng liên kết trong nuôi trồng và tiêu thụ cá lồng của nông hộ tại thị tran Thuận

An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Kết quả nghiên cứu cho thấy có 02 loại hìnhhợp tác liên kết chính của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là hợp tác (liên kết ngang)giữa các hộ tham gia nuôi cá lồng và liên kết dọc giữa hộ nuôi cá lồng với các tác nhântrung gian thông qua chuỗi đó là: “Liên kết giữa đại lý bán giống và các hộ nuôi -Liênkết giữa các hộ nuôi và đại lý thu mua - Liên kết giữa các đại lý thu mua đến người tiêudùng cuối cùng” Có 04 yếu tố thúc đây và 05 yếu tố hạn chế sự liên kết của nông hộ

trong quá trình tiêu thụ cá lồng Các mối liên kết chỉ mang tính tự phát và hình thành

dựa trên sự tin tưởng của các quan hệ thân quen, chưa có tổ hợp tác liên kết cụ thể tronghoạt động nuôi cá lồng ở địa bàn nghiên cứu Các giải pháp cần thiết lúc này là sự thamgia của chính quyền địa phương trong việc phát triển các mối liên kết, tập huấn nâng

cao năng lực cho nông hộ dé góp phan tăng thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu và

giải quyết được van đề thị trường cho sản phẩm cá lồng tại thị tran Thuận An

Vũ Thị Hằng Nga và cộng sự (2020) đã nghiên cứu một sé ly luan về liên kết

giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Liên kết trongsản xuất và kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp luôn là hướng đi được

Trang 24

khuyến khích phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới Tuy nhiên, còn được đề cập

đến khá ít trong các vấn đề lý luận Do đó, nghiên cứu này góp phần Thông qua việc

thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin thứ cấp, một số khái niệm, thuật ngữ liên

quan được đề cập đến dưới các góc độ khác nhau như hộ nông dân, doanh nghiệp, và

liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ Bên cạnh đó, nộidung cơ bản của liên kết nhấn mạnh về lĩnh vực và hình thức liên kết, cấu trúc tổ chức,quy tắc ràng buộc, quản trị thực hiện và những kết quả, hiệu quả mang lại từ liên kết.Đồng thời, nghiên cứu thảo luận giả thuyết về hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến

liên kết này, gồm nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong (đặc điểm của hộ

nông dân và doanh nghiệp tham gia liên kết, đặc điểm của sản phẩm nông san, mức độphức tạp của quá trình tham gia liên kết, lợi ích từ liên kết, thiếu cơ hội liên kết và rủi

ro về giá) Với một số nhận định lý luận về liên kết, nghiên cứu này sẽ đóng góp chocác nghiên cứu có chủ dé liên quan trong tương lai Từ khóa: Liên kết, hộ nông dân,doanh nghiệp, sản xuất, tiêu thụ, nông sản

Trần Quốc Nhân và công sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu đề tài hiện trạng và

giải pháp thúc day nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất lúa ở tinh

Hậu Giang Mục tiêu của đề tài nhằm tìm ra ly do, xác định được các nguyên nhân khiếnnhiều hộ nông dân không muốn liên kết sản xuất với các doanh nghiệp Đồng thời chỉ

ra điểm khác biệt về đặc điểm nông hộ và kết quả sản xuất giữa hộ có liên kết và hộ

không có liên kết với doanh nghiệp Đề tài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu được thu thập

từ 160 hộ sản xuất lúa tại huyện Châu Thành A và huyện VỊ Thủy, Tỉnh Hậu Giang

trong năm 2020 Nghiên cứu sử dụng phương pháp t-test và phương pháp phân tích định

tính đề phân tích số liệu và phân tích lý do nông dân quyết định liên kết hay không liênkết Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung các đặc điểm nông hộ giữa hai nhóm tương

đồng nhau Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất của hộ tham gia liên kết cao hơn hộ không liênkết Những nông dân không liên kết là do họ đã quen với việc sản xuất và tiêu thụ lúa

theo truyền thống, không muốn lệ thuộc vào doanh nghiệp, doanh nghiệp thường không

thanh toán tiền liền như các thương lái mà thường sẽ mất một khoảng thời gian sau cũng

là nguyên nhân cơ bản nông dân không muôn liên kêt sản xuât với doanh nghiệp.

10

Trang 25

2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Bản quyền Nhà xuất bản Bản đồ - Bộ Tai nguyện yà Mô? tường

Nguồn: Văn phòng UBND huyện Lạc Dương, 2022Lạc Dương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Lâm Đồng, cách Trungtâm thành phố Đà Lạt 12km; phía Đông giáp 2 tinh Ninh Thuận và Khánh Hòa, phía

Tây giáp 2 huyện Lâm Hà và Đam Rông, phía Nam giáp thành phố Đà Lạt và huyện

Don Dương, phía Bắc giáp với tỉnh Dac Lắc Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là131.393ha, trong đó, đất quy hoạch lâm nghiệp chiếm diện tích 116.656ha với hệ độngthực vật rừng phong phú, đa dạng có giá trị to lớn về bảo tồn nguồn gen, nghiên cứukhoa học và có vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, tạo cảnh

quan - môi trường.

Với việc hoàn thành tuyến đường 27 C nối thành phố Đà Lạt đi tỉnh Khánh Hòa

và việc đang triển khai xây dựng tuyến đường Đông Trường Sơn đã phá thế độc đạo củahuyện, mở ra cơ hội thuận lợi để huyện phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các loại

hình du lịch.

I1

Trang 26

b) Địa hình

Lạc Duong là huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp, có ba dang địahình chính: núi cao, đồi thấp đến trung bình, thung lũng Huyện là nơi đầu nguồn củadòng sông Đa Nhim, chảy theo hướng Nam sang thành phố Đà Lạt và huyện Đơn

Dương Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao trên 2.000m, như: Núi Bidoup (2.287m),

núi Lang Biang (2.167m), núi Chư Yen Du (2.075m).

c) Thé nhưỡng

Huyện Lạc Dương có 5 nhóm đất chính: Nhóm đất Feralit (là loại đất chính ở

Lạc Dương), nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất mùn axít trên núi cao, nhóm

đất phù sa sông suối

d) Khí hậu

Do ở độ cao từ 1.500 mét so với mực nước biên nên Lạc Dương có khí hậu ôn

đới, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 16 - 22 C Khí hậu Lạc Dương quanh năm ôn

hòa, mát mẻ, trong lành rất thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch

nghỉ dưỡng, du lịch hội thảo

Khí hậu phân làm 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưathường bắt dau từ tháng 5 và kết thúc vào thang 10, tháng 11 với lượng mưa lớn

e) Thủy Văn

Nguồn nước mặt chủ yếu của Lạc Dương gồm 2 hệ thống sông chính là sông Da

Nhim và sông Đạ Dâng, ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm rải rác ở các xã trong

huyện.

f) Giao thông vận tải

Tinh lộ 722 đoạn chạy qua Lạc Dương dài 78 km, là một phần của con đường

Đông Trường Sơn, đây là tuyến đường quan trọng nối Đà Lạt - Lạc Dương - Đắc Lắc

Quốc lộ 27C có tổng chiều đài 39,4 km là trục nối giữa 2 điểm du lịch Nha Trang

và Đà Lạt, hiện đã đưa vào khai thác.

Huyện lộ có 3 tuyến chính: Xã Lat - Dung KNớ; Thi trần Lạc Dương - Đạ Sar;Cau Phước Thành - Khu du lịch Lang Biang với tổng chiều dai đường trải nhựa là 25,5

km.

Đường nông thôn: Bao gồm đường liên thôn và đường trong các khu dân cư

12

Trang 27

ø) Hành chính

Huyện Lac Dương có 5 xã và | thị trấn gồm: Thị trấn Lạc Dương, diện tích6.935ha; Xã Lat, diện tích 22.038 ha; Xã Da Sar, diện tích 24.807 ha; Xã Da Nhim, diện tích 23.933 ha; Xã Da Chais, diện tích 34.061 ha; Xã Dung K’N6, diện tích 19.619 ha.

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a) Về kinh tế

Hoạt động kinh tế của huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Cơ cấu kinh tếchuyền dịch theo hướng tích cực; sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng công nghệ

cao, thâm canh năng xuất tăng, chất lượng sản phẩm; công nghiệp phát triển nhanh;

lượng khách đến tham quan hàng năm dat từ 1,7 triệu đến 2 triệu lượt

b) Về văn hóa — xã hội

Dân cư: Tổng dân số huyện Lạc Dương năm 2021 là 31.204 người Trong đó,dân số thành thị là 12.000 người, dân số nông thôn là 19.204 người

Y tế: Công tác quản lý nhà nước về y tế được tăng cường, thực hiện tốt các

chương trình y tế quốc gia Công tác khám chữa bệnh đã đáp ứng tốt nhu cầu của nhân

dân.

Giáo dục: Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tiếp tục được tăng cường Công tácduy trì sỹ số của các cấp học đạt tỷ lệ cao Hiện nay, toàn huyện có 6/6 xã, thị tran đạtchuan quốc gia về phô cập giáo dục cho trẻ mam non 5 tuổi, phổ cập giáo duc tiéu họcmức độ 3, pho cập giáo duc trung hoc co sở mức độ 2 - xóa mù chữ mức độ 2; 17/18đơn vi trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 94,4%

2.3 Tong quan về van đề nghiên cứu

2.3.1 Tống quan về cây cà phê

a) Đặc điểm sinh trưởng của cây cà phê

Bộ rễ của cây cà phê

Cà phê có ba loại rễ: Rễ cọc, rễ trụ và rễ con Ré cọc có độ dai từ 0,3-0,5m, mọc

từ thân chính, dùng làm trục giữ thân Hệ rễ trụ là những rễ nhánh mọc ra tử rễ cọc, ănsâu vào dat dé hút nước Ré trụ có thé ăn sâu xuống đất đến 1,2-1,5m Theo các kết quảkhảo sát bộ trễ cà phê thì có tới 85% khối lượng rẽ nằm trong vùng đất có độ sâu 0-

30cm tính từ mặt đất Tổng độ dài của một bộ rễ cà phê trưởng thành có thé tới30,765cm Rễ cây cà phê có thé hút dinh dưỡng của vùng dat có thé tích 12-15m° đất

13

Trang 28

Thân canh

Cây cà phê thân gỗ, nếu để cây phát triển tự do có thé cao tới hàng chục mét.Cành mọc từ thân chính gọi là cành cơ bản (cành cấp 1), cành mọc từ cành cấp 1 gọi làcành thứ cấp (cành cấp 2) Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây càphê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20-40 ngày

Đối với cà phê vối, lá có tuổi thọ từ 7-10 tháng Các tác động về thời tiết hoặcchế độ dinh dưỡng không tốt có thê làm cho lá rụng sớm hơn Cành và lá có tương quan

chặt chẽ với năng suất cà phê Các nghiên cứu chứng tỏ rằng lá, cành và thân cà phê là

nơi dự trữ các nguồn dinh dưỡng dé tạo hoa và nuôi đưỡng sự phát triển của qua Lượngtính bột hình thành trong quá trình quang hợp của lá sẽ được tích luỹ trong lá và hệ thống

mô của cây, nếu lượng này suy giảm sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, quả và cho hạtnhỏ, năng suất thấp Đây chính là yếu tố can quan tâm trong quá trình chăm sóc cây càphê đặt năng suất cao

Hoa

Hoa cà phê mọc ra ở các chồi nách lá của cành sơ cấp và cành thứ cấp Hoa cà

phê thường nở về đêm và nở hết khoảng 4-5 giờ sáng Cà phê voi (Robusta) thụ phanchéo (giao phan) là chủ yếu, đặc tính này phụ thuộc rất nhiều vào gió và côn trùng, vi

vậy việc nuôi ong mật trong vườn cây cà phê cũng là biện pháp tăng ty lệ đậu quả của

cà phê Cà phê vối không ra hoa lại ở những giai đoạn (hoặc nách lá) đã ra hoa năm

trước.

Quả

Sau khi thụ phấn, quả phát triển nhanh, thường quả cà phê có 1-2 nhân (tuỳ theolượng nước tưới và chế độ dinh dưỡng) Thời gian sinh trưởng đối với qua cà phê vối

thường từ 9-11 tháng (tuỳ theo điều kiện chăm sóc)

b) Điều kiện ngoại cảnh

Nhiệt độ: Cây cà phê vối sinh trưởng phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ

22-26"C.

Anh sáng: Cây cà phê vối thích hợp ánh sáng trực xạ yếu, do đó cần trồng cây

che bóng đề điều hoà ánh sáng cho vườn cây cà phê hợp lý đặc biệt là giai đoạn kiếtthiết cơ bản

14

Trang 29

Am độ: Cây cà phê (V6i) thích hợp trong điều kiện âm độ cao, gần như bão hoà.Lượng mưa: Cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có lượng mưahang năm 1.800 - 2.000mm, có một mùa khô ngắn vào cuối và sau vụ thu hoạch dé phânhoá mầm hoa.

Gió: Gió nóng, lạnh hay gió mạnh đều gây ảnh hưởng cho sinh trưởng phát triểncây cà phê Khi lập vườn cần trồng cây chắn gió phù hợp cho vườn cà phê

Dat đai: Cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về dat, nó có thé phát triển trên nhiềuloại đất khác nhau: đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám Trong đó, đất đỏ bazan cây cà

phê sinh trưởng tốt, cho năng suất cao Yêu cầu cơ bản là có tầng đất mặt sâu từ 70cm

trở lên, có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng (Đất thịt nhẹ - sét), Theo Viện

KHKT Tây Nguyên (2008).

2.3.2 Tình hình liên kết trong nông nghiệp tại Việt Nam

Từ các chính sách, chính quyền các địa phương đã xây dựng được 26 mô hìnhchuỗi liên kết giữa hộ nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ

nông sản Trong đó, có 18 mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ mía đường

và 8 mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Có 1.621 chuỗi nông sản

an toàn được chứng nhận với 2.346 sản phẩm

Về số hộ nông dân tham gia liên kết chỉ chiếm khoảng 6% tông số hộ nông dântrên cả nước và số doanh nghiệp tham gia liên kết cũng chỉ chiếm xấp xi 25% tông sốdoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Về số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, con số này càng thấp hơnnữa, chỉ chiếm 1,2% tong số doanh nghiệp trên các lĩnh vực khác nhau đang hoạt động

trong cả nước.

Về sản lượng hàng nông sản, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam mới có

11%-14% sản lượng nông nghiệp tiêu thụ thông qua liên kết

Về chất lượng hàng nông san, tỷ lệ thực hiện các quy trình an toàn như VietGap,

GlobalGap trong các chuỗi liên kết còn thấp, vẫn chi dao động trong khoảng 3%-5%

Như vậy có thé thấy, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ở Việt

Nam mặc dù có được một sô thành tựu nhưng còn tôn tại nhiêu hạn chê như sau:

15

Trang 30

Thứ nhất, số lượng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trên cảnước vẫn chưa nhiều và chưa được nhân rộng, còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triểncủa đất nước.

Thứ hai, quy mô liên kết còn nhỏ, chủ yếu doanh nghiệp và hộ nông dân vẫn liênkết ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, thể hiện ở cả diện tích liên kết cũng như sốlượng hộ nông dân và số doanh nghiệp tham gia liên kết

Thứ ba, doanh nghiệp và hộ nông dân còn bị động trong việc lựa chọn mặt hàng

dé sản xuất và cách thức sản xuất trong hoạt động liên kết Đồng thời, doanh nghiệp gặp

nhiều khó khăn, mat nhiều thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm nguồn cung đầu vào như

đất đai, giống, hạ tầng giao thông, tìm kiếm nguồn chế biến, bảo quản, tìm kiếm thị

trường phù hợp với nhu cầu và mục đích liên kết kinh tế

Thứ tư, trong liên kết việc ứng dụng khoa học công nghệ vao quy trình sản xuấtcòn ở phạm vi hẹp, tiêu chuẩn công nghệ an toàn đạt chất lượng quốc tế như USDA,ACO, OFC, GloBAL chưa phô biến Tiêu chuẩn khoa học công nghệ vẫn chủ yếu dựatrên quy trình tự thân, tự công bố, tự kiểm định hoặc do chính quyền từng tỉnh, thành

phố đặt ra

Chính vì vậy, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân khó mở rộngquy mô, mở rộng thị trường, đồng thời còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường

sinh thái, nhất là việc sử dụng các loại phân bón vô cơ gây thoái hóa đất đai, ô nhiễm

nguồn nước Mặt khác, trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân đi vàosản xuất theo hướng hữu cơ (Organic) còn ít, chỉ mới có một vài doanh nghiệp áp dụng.Đây là xu hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Thứ năm, giải quyết quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp và hộ nông dân còn nhiềuvướng mắc khiến mối liên kết này chưa thực sự bền vững và đạt hiệu quả cao nhất

Vì những bat cập nêu trên nên liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và hộ nông dân

ở Việt Nam vẫn chưa trở thành xu thế, đang trong giai đoạn phát triển tự phát, liên kết

thụ động, chưa bền vững, còn lỏng lẻo, nhiều bất cập Vì vậy, liên kết kinh tế không

tránh khỏi những rủi ro và khó khăn Mô hình liên kết kinh tế theo chuỗi giá trị nôngsản còn ít nên toàn ngành nông nghiệp nói chung phát triển chậm, chưa tương xứng với

tiêm năng và lợi thê, chưa tạo ra được nhiêu gia tri gia tăng.

16

Trang 31

2.3.3 Tình hình liên kết sản xuất tại huyện Lac Dương, tỉnh Lâm Đồng

Liên kết sản xuất là xu hướng tất yêu trong phát triển nông nghiệp của tỉnh LâmĐồng và đã góp phần lớn trong việc nâng cao sản lượng, chất lượng cũng như giá trị

nông sản trong thời gian qua.

Theo UBND huyện Lạc Dương, việc phát triển các chuỗi liên kết sản xuất tiêuthụ sản phẩm nông sản gắn với xây dựng các sản phẩm đặc trưng của địa phương thườngxuyên được huyện quan tâm đây mạnh Hiện nay, toàn huyện đã xây dựng được 5 chuỗiliên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản, cụ thé: Công ty ACOM liên kết sản xuất

cà phê tại xã Dung K’N6 với quy mô 110 hộ/§0 ha; Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng

liên kết sản xuất Atiso quy mô 184 hộ/27 ha; Công ty TNHH Vĩnh Tiến liên kết sảnxuất Atiso quy mô 40 hộ/4 ha; Công ty Cổ phần Nguyên Long liên kết sản xuất nắm

hương quy mô 22 hộ/33 nhà nam; Công ty Cé phần Chuối Việt liên kết sản xuất chuối

Laba tại xã Dung K”Nớ quy mô 78 h6/18,8 ha Đồng thời, xây dựng được 11 sản phamđặc trưng của huyện và được công nhận đạt tiêu chuẩn mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP);trong đó, có 7 sản phẩm dat 4 sao (Phúc bồn tử Organic 6 sản phẩm, cà phê Arabica 1

sản phâm) và 4 sản phẩm đạt 3 sao (rau thủy canh, nắm hương tươi, nam hương ăn liền,

cà phê Arabica vàng).

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện LạcDương, hiện nay, diện tích cà phê trên địa bàn khoảng 4.500 ha, chủ yếu là đòng cà phêArabica Sản lượng hàng năm khoảng trên 12.000 tan Trong khi đó, thành phố Đà Lạt

hiện có 5.188 ha cà phê; trong đó, có 4.388 ha cà phê Arabica, sản lượng hang năm ước

đạt 9.504 tan Nhiều năm qua, sản phâm cà phê Arabica Lac Dương, thành phô Đà Lat

nói chung hay vùng Cau Dat nói riêng đã khang định được chất lượng và giá trị trên thị

trường Hiện nay, các công ty cà phê như Tám Trình, The Married Beans, ACOM, Yu

M Nang hay các hợp tác xã Cà phê Chappi, K’Ho Coffee, Cầu Dat, Trường Sơn lànhững đơn vị đi đầu trong việc phối hợp cùng dự án đề hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sảnphẩm cà phê cho người dân Thông qua các hoạt động xây dựng và phát triển các chuỗigiá trị cà phê bằng việc thành lập các tô hợp tác sản xuất và kết nối doanh nghiệp liênkết, góp phan thay đổi thói quen sản xuất của người trồng cà phê nói chung và bà con

dân tộc thiêu sô nói riêng Qua đó, nâng cao giá trị hạt cà phê Arabica Hàng năm, các

17

Trang 32

huyện, thành phố cũng tiến hành rà soát diện tích già cdi dé vận động bà con tái canhhoặc chuyên đôi sang các loại cây trồng phù hợp.

18

Trang 33

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Một số khái niệm

a) Khái niệm nông hộ

Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

nghiệp, dich vụ, tiêu thủ công nghiép, hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động,

tiền vốn của gia đình là chủ yếu dé sản xuất kinh doanh Nông hộ là gia đình sống bangnghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền Nông hộ có những đặc trưng

riêng, có một cơ chế vận hành khá đặt biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác:

ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản

xuất, cd sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đối, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.Theo Doãn Hải nam, (2014).

b) Khái niệm liên kết

Toàn cầu hoá, hợp tác hoá đang diễn ra trên thế giới, để phát triển tất cả đều phải

đi theo quy luật chung của quỹ đạo đó Hợp tác là tất yếu, có hợp tác mới có thể pháttriển tốt được Việt Nam cũng đang tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hợp tác hoábằng việc tham gia các tổ chức quốc tế, liên kết với các tổ chức quốc tế dé phát triểnkinh tế đất nước Vậy liên kết là thế nào và tại sao liên kết lại quan trọng Dưới đây làmột số khái niệm về liên kết

Liên kết trong tiếng Anh là “integration” có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp

hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phô biến tri thức bachkhoa thì “Liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các don vị kinh té nguyện

Trang 34

tiễn hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trongkhuôn khổ pháp luật của nhà nước ”.

Vậy ta có thể kết luận liên kết là sự tham gia tự nguyện của các bên khác nhautrên tinh than hợp tác cùng phát triển và thoả mãn nhu cầu, lợi ích của các bên Theo

Doãn Hải nam, (2014).

c) Khái niệm liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động docác đơn vi tự nguyện tiến hành dé cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp do

có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đây

sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất Được thực hiện trên nguyên tắc

tự nguyện, bình dang cùng có lợi thông qua liên kết kinh tế ký kết giữa các bên tham

gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Mục tiêu là tạo ra mối quan hệ kinh tế

ồn định thông qua các liên kết kinh tế hoặc các quy chế hoạt động dé tiến hành phâncông sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từngđơn vị tham gia liên kết hoặc cùng nhau tạo ra thị trường chung, phân định hạn mức sản

lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản pham nhằm bảo vệ lợi ích

của nhau Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứngnhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia Những hình thức liênkết phô biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sảnxuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu các đơn vị thànhviên có tư cách pháp nhân đầy đủ, khôn phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc

về mặt quản lý Nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật hay lãnh thổ Trong khi tham gia liên

kết kinh tế, không một đơn vi nao mất quyền tự chủ của mình, cũng như không được

miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ liên kết

đã ký với các đơn vị khác.

Theo từ điền thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phố biến tri thức báchkhoa thì “liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế

tự nguyện tiễn hành nhằm thúc day sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi

nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ồn

định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động dé tiến hành phan

20

Trang 35

công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết dé tạo ra thị

trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.

Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế dat tới trình độ gắn bó chặt chẽ, 6nđịnh, thường xuyên dài thông qua những thoả thuận, liên kết giữa các bên tham gia liênkết

Ta có thể hiểu liên kết kinh tế là sự kết hợp của hai hay nhiều bên, không ké quy

mô hay loại hình sở hữu Mục tiêu của liên kết là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt

của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên

Theo Doãn Hải nam, (2014).

3.1.2 Cơ sở lí thuyết

a) Tính tat yếu của liên kết

Liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển giữa các bên không ké quy mô hayloại hình sở hữu Liên kết chính là bảo đảm về lợi ích của các bên tham gia liên kết kinh

tế Liên kết là tất yêu bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thé là:

Liên kết kinh tế giữa các chủ thể nhằm khắc phục những bắt lợi về quy mô, loạisản phẩm trong nền kinh tế thị trường:

Liên kết kinh tế giúp nhau phản ứng nhanh và tạo ra cơ hội đối phó với nhữngthay đôi của thị trường

Như đã nói trên, liên kết kinh tế giúp các chủ thể hoặc doanh nghiệp khắc phụcđược những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp chocác chủ thé và doanh nghiệp phan ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, tạo cơhội đứng vững khi thị trường có những biến đổi bat lợi Điều đó thé hiện trong những

trường hợp sau:

Liên kết kinh tế giúp cho các chủ thể sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm

của mình được nhanh hơn Trong xu thế toàn cầu hoá các hình thức liên kết được thựchiện với quy mô “xuyên quốc gia”, những sản phẩm hàng hoá do bản thân từng doanhnghiệp khó tiêu thụ, nhưng nếu đặt trong vị trí liên kết thì dé tiêu thụ được, từ đó thúcđây sản xuất phát triển

Liên kết kinh tế còn giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh

chóng với các công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhờ có sự phối hợp với các nhà

nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong va ngoai nước.

21

Trang 36

Liên kết kinh tế còn thúc day liên kết, hỗ trợ nhau về vốn trước những thay đổicủa thị trường mà vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, buộc các chủ thể

ấy phải tìm cách liên kết, hỗ trợ về vốn và công nghệ đề hoàn thành ra sản phâm hoànchỉnh cung cấp cho thị trường

Liên kết kinh tế giúp các chủ thé giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh sanphẩm nông nghiệp

Trên đây là các lí do vì sao phải có liên kết kinh tế giữa các chủ thể khác nhau.Mối liên kết này là tất yếu, là do cả yêu tố chủ quan và khách quan mang lại Theo Doãn

Hải nam, (2014).

b) Vai trò và ý nghĩa của liên kết kinh tế

Liên kết là hình thức hợp tác đảm bảo đem lại lợi ích chắc chan cho các bên liênquan Liên kết giữa hộ nông dân với nhà khoa học giúp cho sản phâm nông nghiệp cóchất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêudùng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán của hàng hoá Liên kết kinh tế giữa các doanhnghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xoá bỏ độc quyền đối với các doanh nghiệp

trong việc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân

Thực hiện liên kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cungcấp nguyên liệu 6n định dé phan đấu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao được khả năngcạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế

Thực hiện liên kết giúp cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu có điều kiện để mở

rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ôn định về số lượng, chất lượng va tiễn độ của

nguyên liệu cung cấp cho sản xuất

Việc tăng khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới còn giúp người nông

dân giải phóng sức lao động, cho phép giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của

hang hoá Đây là hướng tích cực và có nhiều triển vọng cho hàng triệu hộ nông dân sảnxuất nhỏ chưa có điều kiện để tích luỹ đất đai, có điều kiện áp dụng công nghệ mới trong

sản xuất, đồng thời cũng là chìa khoá mở lối thoát cho thị trường nông lâm sản Việt

Nam.

Việc chuyên tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/người thu

øom/người kinh doanh xuất khẩu ) sang hình thức liên kết dọc theo ngành hàng(sảnxuất - tiêu thụ), đã có những tác dụng sau:

22

Trang 37

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp giúp chonông nghiệp phát triển lên tam cao mới phù hợp với quá trình hội nhập, khiến cho giátrị xuất khâu tăng lên.

Tăng cường liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, thúc đây sản xuất từ tựcung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, giúp cho quá trình sản xuất - tiêu thụ ngày càng

hiệu quả hơn.

Giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả, thông tin về thị trường sẽ tốthơn, giảm thiểu được rủi ro tốt hơn

Chuyển một phan lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh

doanh sang cho người sản xuất trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu

Thông qua liên kết sẽ tập trung được nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thànhvùng sản xuất hang hoá tập trung với chất lượng đồng đều và 6n định Theo Doãn Hai

nam, (2014).

c) Nội dung liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp

Liên kết trong cung ứng nguyên liệu đầu vào

Người nông dân có lao động, vốn, Trong quá trình sản xuất cần những nguyên

liệu đầu vào khác như giống, phân bón, thức ăn, thuốc thú y Mối liên kết này thườngđược tiễn hành giữa người nông dân với các công ty chế biến, doanh nghiệp đầu vào,nhà khoa học, đại lý, các trạm thu mua sản phẩm Khi tham gia liên kết này người cungcấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp có thé thu tiền ngay, hoặctrả ngay sau khi thu hoạch bằng cách trừ vào tiền bán sản phẩm cho họ Hộ nông dânmua đầu vào phải có trách nhiệm hoàn trả theo thoả thuận từ trước Có các dạng chủ

yếu sau:

Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại: Trong liên kết

này thường diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh là các hộ, doanhnghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc với các Trung tâm, Viện nghiên cứucủa các trường đại học, cao đẳng nhà chuyền giao tiến bộ cho doanh nghiệp, cho hộ sảnxuất kinh doanh Hay là liên kết giữa doanh nghiệp cho bà con nông dân ứng trước sảnxuất dé chủ động nguồn nguyên liệu và bán thành phâm cho doanh nghiệp Liên kết nàyphần lớn được thê hiện qua liên kết kinh tế, một phần là sự thỏa thuận ngầm định giữa

các bên tham gia nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia liên kết

23

Trang 38

Bán vật tu, mua lại sản phẩm: Phố biến nhất là liên kết giữa doanh nghiệp bán

chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm Thực hiện tốt liên kết này

sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp ở đây là chủ động nguồn nguyên liệu sảnxuất và có một thị trường tiêu thụ sản phâm ổn định Còn nông dân có vốn, vật tư dé sảnxuất và yên tâm khi có về đầu ra sản phẩm Theo Doãn Hải nam, (2014)

Liên kết trong chuyển giao khoa hoc kỹ thuật

Hộ nông dân sẽ liên kết với các nhà khoa học (cơ sở trường đại hoc, viên nghiêncứu, công ty ) Nhà khoa học thông qua liên kết sẽ chuyển giao những tiến bộ khoa học

kỹ thuật cho người nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản

xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Thông qua liên kết đó người ta

ký trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua địa phương ký kết các liên kết hoặc bằng thoảthuận miệng với nhau dé chuyền giao các thiết bị kỹ thuật Khi đó người nông dân sẽnhận các thiết bị kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất đổi lại người nông dân sẽ phảitrả chi phí cho người, co quan tô chức đã chuyền giao thiết bị kỹ thuật đó

Trong khi chuyền giao thiết bị kỹ thuật sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khả năng tiếp

cận tiền bộ kỹ thuật, mang lưới cộng tác viên cấp cơ sở thôn, nguồn vốn xây dựng mô

hình và nhân rộng trong sản xuất dé tạo nguồn hàng hoá trong quá trình hội nhập Vì thécần có phương hướng, cách thức tiếp cận người dân đề liên kết nhằm mang lại hiệu quả

Việc chuyền giao tiến bộ khoa học và công nghệ là rất cần thiết trong giai đoạnhiện nay Đây là điều kiện tốt để các nông hộ có điều kiện tiếp cận và tuyên truyền vậnđộng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm từng bước thay đổi

một số lề lối tập quán cũ, lạc hậu và hiệu quả thấp Theo Doãn Hải nam, (2014).

Liên kết trong phòng chống dịch bệnh

Trong mối liên kết này người sản xuất sẽ liên kết với các nhà khoa học dé họ

hướng dẫn các biện pháp tốt nhất dé phòng chống dịch bệnh, nhà khoa học sẽ cùng bàcon nông dan ra đồng theo dõi tình trạng phát triển của cây trồng dé có chỉ đạo kịp thời

Cũng có thê người sản xuất sẽ liên kết với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp này có cán

bộ hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt Họ cũng có thé là các tư van viên hỗ trợ ba con trong quá

trình chăm sóc cây trồng Vị dụ như Công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang, doanh

nghiệp luôn lay khẩu hiệu “cùng nông dân ra đồng” làm khẩu hiệu cho doanh nghiệpminh dé tồn tại và phát triển trên thương trường Công ty liên tục cử cán bộ xuống tận

24

Trang 39

địa bàn dé hướng dẫn ba con nông dân cách phòng tránh dịch bệnh trên cây trồng và sửdụng thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hướng dẫn sử dụng Theo Doãn Hải nam, (2014).

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ luôn là nỗi lo của người nông dân mỗi khi chính vụ Được mùa nhưng

“rớt giá”, “được giá” nhưng “mat mùa” luôn là tình trạng phổ biến rất khó tìm ra cácgiải quyết triệt đề

Chính vi thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản pham là một nhu cầu thiếtyếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất ra của người nông dân

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm tức là người nông dân trực tiếp hoặc gián tiếp

liên kết với các doanh nghiệp hoặc các cơ sở tiêu thụ sản phẩm Họ có thé ký kết liênkết hoặc thỏa thuận miệng nhưng trong đó nêu rõ về cả số lượng và chất lượng sản phẩm

mà mình cung cấp cho các cơ sở đó Ngược lại các doanh nghiệp và các cơ sở thu mua

có nhiệm vụ phải bao tiêu đủ và hết số lượng sản phâm đã ký kết với người sản xuất.Việc liên kết đem lại lợi ích cho cả hai bên, doanh nghiệp thu mua có sản phẩm sản xuất

- kinh doanh, người nông dân không còn nỗi lo được mùa rớt giá như trước nữa sảnpham cua ho da duoc bao tiéu Theo Doan Hai nam, (2014)

d) Các hình thức, phương thức liên kết

Như chúng ta đã biết mỗi ngành hàng gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi côngđoạn lại được thực hiện bởi những tác nhân khác nhau Mỗi tác nhân có thể là các phápnhân độc lập hoặc các bộ phận phụ thuộc nhau về mặt pháp lý nhưng tat cả đều dé thựchiện và hoàn thành một số chức năng vả tạo ra những sản phẩm nhất định

Các hình thức liên kết

Các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tácnhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết chính thống (hợp

đồng bằng văn bản) và liên kết không chính thống (hợp đồng miệng) đan xen nhau

Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)

Các thỏa thuận không được thê hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùngnhau thực hiện một số hoạt động, công việc nao đó thì được coi là hợp đồng miệng.Trong hợp đồng miệng các bên cùng thống nhất với nhau về số lượng, chất lượng, giá

cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng Hợp đồng miệng được dựa trên cơ sở niềm tin,

độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các bên tham gia trong hợp đồng Hợp

25

Trang 40

đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác làm ăn lâuđài hoặc có quan hệ thân thiết (họ hàng,bạn bè,anh em ruột) Tuy nhiên, hợp đồng miệngthường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhậnhàng hóa Hợp đồng miệng cũng có thê có hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn,vật tư cũng như các hỗ trợ và giám sát kỹ thuật So với hợp đồng bang văn bản thì hợpđồng miêng lỏng lẻo và có tính chất pháp lý thấp hơn.

Hợp đồng bằng văn bản (Hợp đồng)

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ,

việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước Liên kết theo

hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong mua

nguyên liệu hoặc bán sản phẩm

Liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty mua hàng hóa từ một nhà sảnxuất với một mức giá được xác định trước khi mua Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sảnxuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của những văn bản thỏa thuận cá nhân mang tínhpháp lý những giao dịch có thê là giá mua bán, thị trường,chất lượng và số lượng nguyên

liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính được thỏa thuận trước khi bán

Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong sự chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa cácchủ thê tham gia hợp đồng Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân

hàng, tín dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật

mủ cao su, giúp nông dân tiêu thụ tốt sản phẩm

26

Ngày đăng: 10/02/2025, 01:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ba, H. A., De Mey, Y., Thoron, S. &amp; Demont, M., 2019. Inclusiveness of contract farming along the vertical coordination continuum: Evidence from the Vietnamese rice sector. Land Use Policy. 87: 104050. doi:https://doi.org/10.1016/j.landusepol.2019.10405064 Link
10. Trần Quốc Nhân và công sự, 2021. Hiện trạng và giải pháp thúc đây nông dân thamgia liên ket với doanh nghiệp trong sản xuat lúa ở tỉnh Hậu Giang. Kinh Té Va Quan trị Kinh doanh, 17(5) Khác
11. Việt Hùng, 2021. Lạc Dương: Xây dựng 5 chuỗi liên kết sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm nông sản. &lt;URL:http://baolamdong.vn/kinhte/202107/lac-duong-xay-dung-5-chuoi-lien-ket-san-xuat-tieu-thu-san-pham-nong-san-3069528/index.htm?fbclid=IwAR2LSgyQIW6-JuPTIS|NJK90FijG37wK HjmnLleq6D49zZrBcBA3tuCQA X4&gt Khác
12. TS. Phùng Lê Dung, 2022. Một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa doanhnghiệp và hộ nông dân tại Việt Nam. &lt;URL: http://tbtagi.angiang.gov.vn/mot-so-giai-phap-nham-tang-cuong-lien-ket-kinh-te-giua-doanh-nghiep-va-ho-nong-dan-tai-viet-nam-49409.html?fbclid=IwAR2MNS5n-9KddwucYyLHvxXZW1817YLe4lIk5J£Y xJJ2-yewWODtGlyq8WeY&gt Khác
14. ThS. Trần Đức Luân, 2010. Bài Giảng Kinh Tế Lượng, Khoa Kinh Tế, Đại HọcNông Lâm, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.TIENG NƯỚC NGOÀI Khác
1. Arouna, A., Adegbola, P., Zossou, R., O, B. &amp; Diagne, A., 2017. Contract farming preferences by smallholder rice producers in Africa: A stated choice model using mixed logit. Tropicultura. 35(3): 179-19. doi: 10.22004/ag.econ.210957 Khác
1. Họ và Tên (người ra quyết định trong): oe. eseessesseesessessesesseeeeseeseensSu TÔM ltueuesuadnssoddatanannuses tiôi Hư es Dân tộc Khác
4. Tổng số người trong hộ .....................---- 2 2s¿ (người). Trong đó:Số người trong độ tuổi lao động:............ (người) Số lao động tham gia trồng cà phê:............. (người) Khác
5. Kinh nghiệm chăn trồng cà phê......................--- 2 2 + E++E++EE££E2EzEEerEzzrxerxee (năm) 6. Ông/bà có tham gia hoạt động khuyến nông không?n Có n Không Khác
7. Ông/bà có vay vốn tín dụng không?n Có n KhôngII. Tình hình trồng cà phê 2021-2022 8. Diện tích đất trồng cà phê:.............. (ha)Trong đó:Chủ sở hữu: ...........................--.cc-cc&lt;&lt;ce&lt;e2 (ha) TH Song ninh Gog BGãtggtogt8S1SSSn5Ex8i08SẺ (ha)Nếu thuê thì 1M: THUS finastsosotianltetitiarisene (1.000đ/năm) 9. Tổng chi phí đầu tư hằng năm:........................- 2-2 25+: (1.000đ/kg) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN