NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (Trang 33 - 52)

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Một số khái niệm

a) Khái niệm nông hộ

Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

nghiệp, dich vụ, tiêu thủ công nghiép,... hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu dé sản xuất kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bang nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặt biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác:

ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, cd sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đối, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.

Theo Doãn Hải nam, (2014).

b) Khái niệm liên kết

Toàn cầu hoá, hợp tác hoá đang diễn ra trên thế giới, để phát triển tất cả đều phải đi theo quy luật chung của quỹ đạo đó. Hợp tác là tất yếu, có hợp tác mới có thể phát triển tốt được. Việt Nam cũng đang tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hợp tác hoá bằng việc tham gia các tổ chức quốc tế, liên kết với các tổ chức quốc tế dé phát triển kinh tế đất nước. Vậy liên kết là thế nào và tại sao liên kết lại quan trọng. Dưới đây là một số khái niệm về liên kết.

Liên kết trong tiếng Anh là “integration” có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sát nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể.

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phô biến tri thức bach khoa thì “Liên kết là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các don vị kinh té nguyện

tiễn hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước ”.

Vậy ta có thể kết luận liên kết là sự tham gia tự nguyện của các bên khác nhau trên tinh than hợp tác cùng phát triển và thoả mãn nhu cầu, lợi ích của các bên. Theo

Doãn Hải nam, (2014).

c) Khái niệm liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vi tự nguyện tiến hành dé cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp do có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đây sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất. Được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình dang cùng có lợi thông qua liên kết kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối quan hệ kinh tế ồn định thông qua các liên kết kinh tế hoặc các quy chế hoạt động dé tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết hoặc cùng nhau tạo ra thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản pham nhằm bảo vệ lợi ích của nhau. Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia. Những hình thức liên kết phô biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu...các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, khôn phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nước, ngành kinh tế - kỹ thuật hay lãnh thổ. Trong khi tham gia liên

kết kinh tế, không một đơn vi nao mất quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ liên kết

đã ký với các đơn vị khác.

Theo từ điền thuật ngữ kinh tế học của Viện nghiên cứu và phố biến tri thức bách khoa thì “liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiễn hành nhằm thúc day sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ồn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc các quy chế hoạt động dé tiến hành phan

20

công sản xuất, khai thác tốt tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết dé tạo ra thị

trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.

Liên kết kinh tế là những quan hệ kinh tế dat tới trình độ gắn bó chặt chẽ, 6n định, thường xuyên dài thông qua những thoả thuận, liên kết giữa các bên tham gia liên kết.

Ta có thể hiểu liên kết kinh tế là sự kết hợp của hai hay nhiều bên, không ké quy mô hay loại hình sở hữu. Mục tiêu của liên kết là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên.

Theo Doãn Hải nam, (2014).

3.1.2. Cơ sở lí thuyết

a) Tính tat yếu của liên kết

Liên kết kinh tế là sự hợp tác cùng phát triển giữa các bên không ké quy mô hay loại hình sở hữu. Liên kết chính là bảo đảm về lợi ích của các bên tham gia liên kết kinh tế. Liên kết là tất yêu bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thé là:

Liên kết kinh tế giữa các chủ thể nhằm khắc phục những bắt lợi về quy mô, loại sản phẩm trong nền kinh tế thị trường:

Liên kết kinh tế giúp nhau phản ứng nhanh và tạo ra cơ hội đối phó với những thay đôi của thị trường.

Như đã nói trên, liên kết kinh tế giúp các chủ thể hoặc doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho các chủ thé và doanh nghiệp phan ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, tạo cơ hội đứng vững khi thị trường có những biến đổi bat lợi. Điều đó thé hiện trong những

trường hợp sau:

Liên kết kinh tế giúp cho các chủ thể sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn. Trong xu thế toàn cầu hoá các hình thức liên kết được thực hiện với quy mô “xuyên quốc gia”, những sản phẩm hàng hoá do bản thân từng doanh nghiệp khó tiêu thụ, nhưng nếu đặt trong vị trí liên kết thì dé tiêu thụ được, từ đó thúc đây sản xuất phát triển.

Liên kết kinh tế còn giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhờ có sự phối hợp với các nhà

nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong va ngoai nước.

21

Liên kết kinh tế còn thúc day liên kết, hỗ trợ nhau về vốn trước những thay đổi của thị trường mà vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, buộc các chủ thể ấy phải tìm cách liên kết, hỗ trợ về vốn và công nghệ đề hoàn thành ra sản phâm hoàn chỉnh cung cấp cho thị trường.

Liên kết kinh tế giúp các chủ thé giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, kinh doanh san phẩm nông nghiệp.

Trên đây là các lí do vì sao phải có liên kết kinh tế giữa các chủ thể khác nhau.

Mối liên kết này là tất yếu, là do cả yêu tố chủ quan và khách quan mang lại. Theo Doãn

Hải nam, (2014).

b) Vai trò và ý nghĩa của liên kết kinh tế

Liên kết là hình thức hợp tác đảm bảo đem lại lợi ích chắc chan cho các bên liên quan. Liên kết giữa hộ nông dân với nhà khoa học giúp cho sản phâm nông nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán của hàng hoá. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân cho phép xoá bỏ độc quyền đối với các doanh nghiệp trong việc ép cấp, ép giá khi mua sản phẩm của người nông dân.

Thực hiện liên kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cung cấp nguyên liệu 6n định dé phan đấu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao được khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực hiện liên kết giúp cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu có điều kiện để mở rộng quy mô hoạt động do có sự đảm bảo ôn định về số lượng, chất lượng va tiễn độ của nguyên liệu cung cấp cho sản xuất.

Việc tăng khả năng tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật mới còn giúp người nông

dân giải phóng sức lao động, cho phép giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của

hang hoá. Đây là hướng tích cực và có nhiều triển vọng cho hàng triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ chưa có điều kiện để tích luỹ đất đai, có điều kiện áp dụng công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời cũng là chìa khoá mở lối thoát cho thị trường nông lâm sản Việt

Nam.

Việc chuyên tổ chức sản xuất từ liên kết ngang (người sản xuất/người thu ứom/người kinh doanh xuất khẩu...) sang hỡnh thức liờn kết dọc theo ngành hàng(sản xuất - tiêu thụ), đã có những tác dụng sau:

22

Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp giúp cho nông nghiệp phát triển lên tam cao mới phù hợp với quá trình hội nhập, khiến cho giá trị xuất khâu tăng lên.

Tăng cường liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp, thúc đây sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, giúp cho quá trình sản xuất - tiêu thụ ngày càng

hiệu quả hơn.

Giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả, thông tin về thị trường sẽ tốt hơn, giảm thiểu được rủi ro tốt hơn.

Chuyển một phan lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho người sản xuất trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Thông qua liên kết sẽ tập trung được nhiều hộ sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ thành vùng sản xuất hang hoá tập trung với chất lượng đồng đều và 6n định. Theo Doãn Hai

nam, (2014).

c) Nội dung liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp Liên kết trong cung ứng nguyên liệu đầu vào

Người nông dân có lao động, vốn,...Trong quá trình sản xuất cần những nguyên liệu đầu vào khác như giống, phân bón, thức ăn, thuốc thú y... Mối liên kết này thường được tiễn hành giữa người nông dân với các công ty chế biến, doanh nghiệp đầu vào, nhà khoa học, đại lý, các trạm thu mua sản phẩm. Khi tham gia liên kết này người cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp có thé thu tiền ngay, hoặc trả ngay sau khi thu hoạch bằng cách trừ vào tiền bán sản phẩm cho họ. Hộ nông dân mua đầu vào phải có trách nhiệm hoàn trả theo thoả thuận từ trước. Có các dạng chủ yếu sau:

Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại: Trong liên kết này thường diễn ra giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh là các hộ, doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc với các Trung tâm, Viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng nhà chuyền giao tiến bộ cho doanh nghiệp, cho hộ sản xuất kinh doanh. Hay là liên kết giữa doanh nghiệp cho bà con nông dân ứng trước sản xuất dé chủ động nguồn nguyên liệu và bán thành phâm cho doanh nghiệp. Liên kết này phần lớn được thê hiện qua liên kết kinh tế, một phần là sự thỏa thuận ngầm định giữa các bên tham gia nhằm bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia liên kết.

23

Bán vật tu, mua lại sản phẩm: Phố biến nhất là liên kết giữa doanh nghiệp bán chịu vật tư cho bà con sản xuất và cuối vụ mua lại sản phẩm. Thực hiện tốt liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích mà doanh nghiệp ở đây là chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và có một thị trường tiêu thụ sản phâm ổn định. Còn nông dân có vốn, vật tư dé sản xuất và yên tâm khi có về đầu ra sản phẩm. Theo Doãn Hải nam, (2014).

Liên kết trong chuyển giao khoa hoc kỹ thuật

Hộ nông dân sẽ liên kết với các nhà khoa học (cơ sở trường đại hoc, viên nghiên cứu, công ty...). Nhà khoa học thông qua liên kết sẽ chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Thông qua liên kết đó người ta ký trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua địa phương ký kết các liên kết hoặc bằng thoả thuận miệng với nhau dé chuyền giao các thiết bị kỹ thuật. Khi đó người nông dân sẽ nhận các thiết bị kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất đổi lại người nông dân sẽ phải trả chi phí cho người, co quan tô chức đã chuyền giao thiết bị kỹ thuật đó.

Trong khi chuyền giao thiết bị kỹ thuật sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khả năng tiếp cận tiền bộ kỹ thuật, mang lưới cộng tác viên cấp cơ sở thôn, nguồn vốn xây dựng mô hình và nhân rộng trong sản xuất dé tạo nguồn hàng hoá trong quá trình hội nhập. Vì thé cần có phương hướng, cách thức tiếp cận người dân đề liên kết nhằm mang lại hiệu quả.

Việc chuyền giao tiến bộ khoa học và công nghệ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây là điều kiện tốt để các nông hộ có điều kiện tiếp cận và tuyên truyền vận động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm từng bước thay đổi một số lề lối tập quán cũ, lạc hậu và hiệu quả thấp. Theo Doãn Hải nam, (2014).

Liên kết trong phòng chống dịch bệnh

Trong mối liên kết này người sản xuất sẽ liên kết với các nhà khoa học dé họ hướng dẫn các biện pháp tốt nhất dé phòng chống dịch bệnh, nhà khoa học sẽ cùng bà con nông dan ra đồng theo dõi tình trạng phát triển của cây trồng dé có chỉ đạo kịp thời.

Cũng có thê người sản xuất sẽ liên kết với doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp này có cán bộ hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt. Họ cũng có thé là các tư van viên hỗ trợ ba con trong quá trình chăm sóc cây trồng. Vị dụ như Công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang, doanh nghiệp luôn lay khẩu hiệu “cùng nông dân ra đồng” làm khẩu hiệu cho doanh nghiệp minh dé tồn tại và phát triển trên thương trường. Công ty liên tục cử cán bộ xuống tận

24

địa bàn dé hướng dẫn ba con nông dân cách phòng tránh dịch bệnh trên cây trồng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hướng dẫn sử dụng. Theo Doãn Hải nam, (2014).

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ luôn là nỗi lo của người nông dân mỗi khi chính vụ. Được mùa nhưng

“rớt giá”, “được giá” nhưng “mat mùa” luôn là tình trạng phổ biến rất khó tìm ra các giải quyết triệt đề.

Chính vi thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ sản pham là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đích bao tiêu sản phẩm sản xuất ra của người nông dân.

Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm tức là người nông dân trực tiếp hoặc gián tiếp liên kết với các doanh nghiệp hoặc các cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Họ có thé ký kết liên kết hoặc thỏa thuận miệng nhưng trong đó nêu rõ về cả số lượng và chất lượng sản phẩm mà mình cung cấp cho các cơ sở đó. Ngược lại các doanh nghiệp và các cơ sở thu mua có nhiệm vụ phải bao tiêu đủ và hết số lượng sản phâm đã ký kết với người sản xuất.

Việc liên kết đem lại lợi ích cho cả hai bên, doanh nghiệp thu mua có sản phẩm sản xuất - kinh doanh, người nông dân không còn nỗi lo được mùa rớt giá như trước nữa sản pham cua ho da duoc bao tiéu. Theo Doan Hai nam, (2014).

d) Các hình thức, phương thức liên kết

Như chúng ta đã biết mỗi ngành hàng gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn lại được thực hiện bởi những tác nhân khác nhau. Mỗi tác nhân có thể là các pháp nhân độc lập hoặc các bộ phận phụ thuộc nhau về mặt pháp lý nhưng tat cả đều dé thực hiện và hoàn thành một số chức năng vả tạo ra những sản phẩm nhất định.

Các hình thức liên kết

Các hình thức liên kết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân là những pháp nhân độc lập rất đa dạng và bao gồm cả liên kết chính thống (hợp đồng bằng văn bản) và liên kết không chính thống (hợp đồng miệng) đan xen nhau.

Hợp đồng miệng (Thỏa thuận miệng)

Các thỏa thuận không được thê hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nao đó thì được coi là hợp đồng miệng.

Trong hợp đồng miệng các bên cùng thống nhất với nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Hợp đồng miệng được dựa trên cơ sở niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các bên tham gia trong hợp đồng. Hợp

25

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia liên kết của các nông hộ trồng cà phê tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (Trang 33 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)