Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các yếu tố anhhưởng đến quyết định áp dụng mô
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH
AP DUNG MÔ HÌNH TRONG BƯỞI DA XANH THEO
TIEU CHUAN VIETGAP CUA CAC NONG HO
TAI HUYEN BU DOP, TINH BINH PHUOC
TRAN THỊ PHƯỢNG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
DE NHẬN VĂN BANG CỬ NHÂN
NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP
Thanh phố Hồ Chí MinhTháng 01/2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH
PHAN TÍCH CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH
AP DUNG MÔ HÌNH TRONG BƯỞI DA XANH THEO
TIEU CHUAN VIETGAP CUA CAC NONG HO
TAI HUYEN BU DOP, TINH BINH PHUOC
TRAN THỊ PHƯỢNG
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
DE NHẬN VĂN BANG CỬ NHÂN
NGANH KINH TECHUYEN NGANH KINH TE NONG NGHIEP
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Minh Tôn
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 01/2023
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích các yếu tố anhhưởng đến quyết định áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VIETGAPcủa các nông hộ tại huyện Bu Dép, tỉnh Bình Phước” do Tran Thị Phượng, sinh viênkhóa 45, ngành kinh tế, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, đã bảo vệ thành công trướchội đồng vào ngày
ThS Nguyễn Minh Tôn
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự có gang và nỗ lực của bảnthân tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ nhiều phía
Với tình cảm chân thành tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Lãnh đạo nhà trường ĐH Nông Lâm thành phố HCM, toàn bộ những thầy cô bộmôn khoa Kinh Tế và cùng với những thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học
vừa qua.
Hơn thế tôi xin đặc biệt cảm ơn thầy Nguyễn Minh Tôn đã đồng hành cùng tôi
và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện bài khóa luận này
Lãnh đạo và tập thể cán bộ UBND huyện Bù Đốp và tất cả các hộ dân đã cungcấp cho tôi số liệu thực tế và những thông tin cần thiết cho bài khóa luận này
Tất các những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, quan tâm, giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Do hạn chế về mặt cá nhân cũng như kinh nghiệm thực tế nên nội dung đề tàikhông tránh có nhiều thiếu sót, mong có được sự góp ý của quý thầy cô dé dé tài được
hoàn thiện hơn.
Lời sau cùng, xin kính chúc tât cả mọi người bình an và sức khỏe.
Trang 5NỘI DUNG TÓM TÁT
TRAN THỊ PHƯỢNG Tháng 01 năm 2023: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VIETGAPcủa các nông hộ tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước”
TRAN THỊ PHUONG January 2023: “Analysis of factors affecting the decision to apply the green skin pomelo growing model according to VIETGAP standards of farmers in Bu Dop district, Binh Phuoc province”.
Tiêu chuẩn VietGAP hay còn gọi là sản xuất sạch chính là tiêu chuẩn mà nước tađang hướng tới cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước, nhằm hướng tới một nền
“kinh tế xanh” và bền vững trong tương lai
Khóa luận tìm hiểu về các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩnVietGAP dựa trên số liệu điều tra của 60 hộ trồng bưởi da xanh tại huyện Bu Đốp, tinh
Bình Phước.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong dé tài bao gồm: phướng pháp thong
kê mô tả và phương pháp hồi quy kinh tế lượng sử dụng mô hình Logit dé xác định cácyếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuan VietGAP và sản xuất bưởi da xanhcủa các nông hộ tại huyện Bu Đốp
Kết quả sau khi phân tích cho thấy mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn
VietGAP dem lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất truyền thống với lợi nhuận trung bình của 1.000m trên một năm là 21.134.000 đồng Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của mô
hình VietVAP cao hơn mô hình truyền thống là 2,17 lần Điều này cho thấy sản xuấtbưởi theo tiêu chuân VietGAP đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với mô hình sản xuấttruyền thống Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng tiêu chuẩn VietGAP là giớitính chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, diện tích, gia ban, chi phí phân bón, khuyến nông
Từ đó đề tài đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm mở rộng mô hình sản xuất theo tiêuchuẩn VietGAP trong tương lai
Trang 6MỤC LỤC
TrangDANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT ViiiDANH MUC CAC BANG ixDANH MUC CAC HINH xDANH MUC PHU LUC xi
CHUONG 1 MỞ DAU 11.1 Dat van dé |1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 21.2.2 Mục tiêu cụ thể 21.3 Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1 Phạm vi không gian 3 1.3.2 Pham vi thoi gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 31.4 Cau trúc của bài luận 3CHƯƠNG 2 TONG QUAN 52.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 52.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 102.2.1 Điều kiện tự nhiên 102.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 142.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 152.3.1 Giới thiệu chung về cây bưởi 152.3.2 Mô hình sản xuất bưởi đa xanh theo tiêu chuẩn GAP tại Việt Nam 162.3.3 Mô hình sản xuất bưởi đa xanh theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh BìnhPhước 17CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 193.1 Cơ sở lý luận 193.1.1 Một số khái niệm 19
3.1.2 Ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP 21
3.1.3 Cac ly thuyét vé hanh vi 9/9)
Trang 73.1.4 Cơ sở lý thuyết 253.1.5 Một số chỉ tiêu tính toán 263.2 Phương pháp nghiên cứu 27 3.2.1 Phuong pháp thu thập dữ liệu 273.2.2 Phương pháp xử ly số liệu 283.3 Khung phân tích 33
CHƯƠNG 4 KET QUA VÀ THẢO LUẬN 344.1 Phân tích thực trạng sản xuất bưởi da xanh của nông hộ tại huyện BùĐốp 344.1.1 Đặc điểm của mẫu điều tra tham gia trồng bưởi da xanh tại huyện Bù Đốp
344.1.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ bưởi da xanh của nông hộ tại huyện Bù Đốp
36
4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi da xanh giữa hộ áp dụng và hộchưa áp dụng tiêu chuẩn VietGAP 384.3 Phân tích nhận thức và các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hìnhtrồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP của các nông hộ 394.3.1 Phân tích nhận thức của nông hộ trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn
VietGAP 394.3.2 Kết quả mô hình hồi quy và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
áp dụng tiêu chuẩn VietGAP 414.3.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 424.3.4 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 434.3.5 Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 434.3.6 Kết quả tính tác động biên và phân tích các mức xác suất tham gia tiêu
chuẩn VietGAP 444.3.7 Thảo luận kết quả 464.4 Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia áp dụng tiêuchuân VietGAP tại huyện Bu Đôp 484.4.1 Nâng cao trình độ học vấn 484.4.2 Mở rộng diện tích canh tác 494.4.3 Thúc đây việc tham gia hoạt động khuyến nông 49CHUONG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 5]5.1 Kết luận 515.2 Kiến nghị 52TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 8PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
(Global Good Agricultural Practices)
Hợp Tác XãNông Nghiệp và Phát Triển Nông ThônThuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model)Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Ủy Ban Nhân DânThực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam Vietnamese Good
Agricultural Practices
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 3.1 Cơ Sở Lựa Chọn Các Biến 31Bảng 3.2 Kỳ Vọng Dấu của Các Biến Độc Lập 32Bảng 4.1 Giới Tính Nông Hộ Trồng Bưởi Da Xanh 34Bảng 4.2 Độ Tuổi của Nông Hộ Trồng Bưởi Da Xanh 35Bảng 4.3 Trình Độ Học Vấn của Nông Hộ Trồng Bưởi Da Xanh 35Bảng 4.4 Kinh Nghiệm của Nông Hộ Trồng Bưởi 36Bảng 4.5 Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông của Nông Hộ Trồng Bưởi 36Bảng 4.6 Diện Tích Trồng Bưởi Da Xanh của Nông Hộ 37Bảng 4.7 Năng Suất và Giá Bán của Nông Hộ Trồng Bưởi Da Xanh 37Bảng 4.8 Hình Thức Tiêu Thụ của Nông Hộ Trồng Bưởi Da Xanh 38Bảng 4.9 Hiệu Quả Kinh Tế trong Sản Xuất Bưởi Da Xanh giữa Hộ Áp Dụng
VietGAP và Hộ Không Áp Dụng VietGAP trong Năm 2021 39Bảng 4.10 Nhận Thức của Nông Hộ về Lợi Ích khi Áp Dụng VietGAP 40Bảng 4.11 Thành Kiến của Nông Hộ Khi Áp Dụng VietGAP 41Bang 4.12 Kết Quả Ước Luong Mô Hình Hồi Quy Logit 42Bảng 4.13 Kết Xuất Kiểm Định Mức Độ Phù Hợp 42Bảng 4.14 Kết Xuất Kiểm Định Độ Giải Thích của Mô Hình 43Bảng 4.15 Kết Xuất Kiểm Dinh Mức Độ Dự Báo Tính Chính Xác của Mô Hình 43Bảng 4.16 Giá Trị Trung Bình của Các Biến 44Bảng 4.17 Kết Quả Tính Tác Động Biên 45
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Bản Đồ Huyện Bu Đốp 10Hình 3.1 Mô Hình Thuyết Hành Động Hợp Lý TRA 23Hình 3.2 Mô Hình TAM 24Hình 3.3 Khung Phân Tích Quy Trình và ra Quyết Định 25Hình 3.4 Khung Phân Tích Đề Tài Nghiên Cứu 33
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bang Cau Hỏi
Phụ lục 2: Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy
Trang 13xã hội, là nền tảng cho xóa đói giảm nghèo và mở rộng quan hệ quốc tế Một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của công tác đảm bảo an toàn thực pham ở nước ta là daymạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an
toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng, đặc biệt là người
sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong vấn đề an toàn thực phẩm
Với ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình đa phần người tiêu dùng hiệnnay luôn chọn những thực phẩm xanh, sạch đảm bảo sức khỏe nhằm tạo niềm tin chongười tiêu đùng trong nước cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc
tế, nước ta đã và đang từng bước hướng dẫn người nông dân tham gia nhiều chươngtrình quản lý dịch hại, sản xuất sạch hơn, các chương trình thực hành nông nghiệp tốtkhông chỉ dừng lại ở tiêu chuẩn quốc gia (VietGAP) mà còn vươn đến tiêu chuan quốc
tế (GlobalGAP) Vì vậy sản xuất theo quy trình GlobalGAP, VietGAP sẽ giúp trái cây
nước ta khẳng định được chất lượng, thương hiệu sản phẩm, dễ dàng chiếm lĩnh thị
trường trong nước và quốc tế
Dé hướng tới ngành nông nghiệp bền vững, tạo ra được các sản phẩm dat tiêuchuẩn trong và ngoài nước Tỉnh Bình Phước đã thực hiện thành công nhiệm vụ “Xây
Trang 14dựng mô hình trồng một số loài cây ăn trái va rau màu đạt tiêu chuẩn VietGAP vaGlobalGAP trên địa bàn các huyện biên giới: Bù Đốp, Lộc Ninh, Bù Gia Mập” đã gópphan quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội các địa phương vùng sâu, xa,thúc đây đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệpsáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Trong đó huyện Bu Đốp đang triển khai thực hiện chương trình đột phá “Chuyênđổi cây trồng, vật nuôi theo hướng an toàn, bền vững: nâng cao chất lượng giá trị sảnphẩm nông nghiệp” Đồng thời xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái với 445 ha theohướng an toàn tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP Khoảng 4 năm trở lại đây, diện tíchđất chuyền đổi trồng cây bưởi da xanh trên địa bàn huyện Bu Đốp khoảng 300 ha, năngsuất đạt từ 15 - 20 tan/ha, có trên 93 ha diện tích bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP,GloBalGAP với năng suất khoảng từ 1.000 — 2.000 tan/nam
Bài toán đặt ra là bà con nông dân sản xuất bưởi theo cách truyền thống hay sảnxuất bưởi theo hướng VietGAP có hiệu quả hơn, những lợi ích kinh tế tăng thêm khi họthay đối mô hình sản xuất là gì, giá tri tăng thêm đó có đủ dé khuyến khích họ thay đổi
mô hình canh tác hay chưa Từ đó, đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VIETGAP của các nông
hộ trên địa bàn huyện Bù Đốp” đã được chọn nhằm so sánh hiệu quả kinh tế của từngnhóm hộ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình VietGAP.Thông qua nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện tình hình sảnxuất, mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định áp dung mô hình trồng bưởi daxanh theo tiêu chuẩn VietGAP của các nông hộ trên địa bàn huyện Bu Dép Từ đó đềxuất khuyến nghị nhằm mở rộng diện tích mô hình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩnVietGAP trên địa ban.
1.2.2 Mục tiêu cụ thé
Phân tích thực trạng sản xuất bưởi da xanh của các nông hộ tại huyện Bù Đốp.
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất bưởi da xanh của các nông hộ tại huyện
Bù Đốp
Trang 15Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình trồng bưởi daxanh theo tiêu chuân VietGAP của các nông hộ.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia áp dụng tiêuchuẩn VietGAP tại huyện Bu Đốp
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành khảo sát các hộ trồng bưởi da xanh theo mô hình truyền
thống và VietGAP thuộc địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Quá trình soạn thảo đề cương đến thu thập, xử lý số liệu và hoàn thành đề tàiđược thực hiện từ tháng 9/2022 đến tháng 1/2023
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hìnhtrồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ
Đối tượng khảo sát: các nông hộ trồng bưởi da xanh (VietGAP và thường)
1.4 Cấu trúc của bài luận
Chương 1 Mở đầu
Khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu cụ thé của
đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu, cấu trúc bài luận
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm: khái niệm
về GAP, VietGAP trình bày phương pháp nghiên cứu cần tiến hành dé dat được mục
tiêu ở chương 1.
Chương 4 Kết quả và thảo luận
Trình bày về thực trạng sản xuất bưởi, chương trình triển khai và thực hiệnVietGAP trên cây bưởi tại địa phương Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, các yếu
Trang 16tố ảnh hưởng đến việc quyết định thực hiện sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩnVietGAP.
Chương 5 Kết luận và giải pháp
Kết luận nội dung và kết quả nghiên cứu chính, từ đó đề xuất một số kiến nghịnhằm mở rộng quy mô sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuân VietGAP của nông hộ
Trang 17CHƯƠNG 2
TONG QUAN
2.1 Tông quan về tài liệu nghiên cứu
Tổng quan nước ngoài
Suwanmanee Pong, S., Kullachai, P và Fakkhong, S (2016) Một cuộc điều tra
về các yêu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện GAP giữa các nông dân trồng cây ăn quả ởtỉnh Rayong, Thái Lan Sản xuất trái cây, với tư cách là ngành chính, đặc biệt quan tâmđến an toàn thực phẩm liên quan đến giảm sử dụng thuốc trừ sâu Do đó, tiêu chuẩnGAP và hướng dẫn nên được cung cấp cho người trồng trái cây Vì lý do trên, nghiêncứu này nhằm điều tra việc thực hiện GAP hiện tại của nông dân trồng cây ăn quả, vàxác định các yêu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện GAP đó Một loạt các cuộc khảo sát
đã được thực hiện ở tỉnh Rayong bằng cách sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc được thựchiện cho 258 nông dân trồng cây ăn quả Mười yếu tố được khảo sát ảnh hưởng củachúng đến việc thực hiện GAP là giới tính, độ tuôi của chủ hộ, trình độ học van, thànhviên trong hộ, lao động gia đình, kinh nghiệm canh tác cây ăn quả, nông dan, thành viêncủa tổ chức, quy mô sở hữu dat, chủ sở hữu dat và tham gia đào tao GAP Dữ liệu đượcphân tích bằng cách sử dụng phân tích thống kê mô tả và phương pháp hồi quy tuyếntính Kết quả cho thấy các yếu tô ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện GAP bao gồmnăm canh tác, kinh nghiệm canh tác cây ăn quả (mức ý nghĩa 5%) và việc tham gia tập
huấn GAP (mức ý nghĩa 1%) Những kết quả này đã làm nồi bật mối quan hệ giữa cácyếu tô kinh tế - xã hội và việc thực hiện GAP Các phát hiện có thé hữu ich cho các bênliên quan dé hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện GAP của nông dân
trông cây ăn quả.
Trang 18Laoutsan, P., et al (2019), với dé tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
điều tốt Thực hành nông nghiệp và quyết định xuất khâu của Nông dân trồng rau củaThái Lan” Nghiên cứu này đã xác định và điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc ápdụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và việc ra quyết định sản xuấtmăng tây và ngô ngọt quy mô nhỏ của nông dân Thái Lan để xuất khâu Trong nghiêncứu, tong số 147 hộ nông dân trồng rau (lần lượt là 66 và 81 hộ trồng măng tây và ngôngọt) được chọn ngẫu nhiên từ các khu vực chuyên canh rau Hồi quy logistic nhị phânđược sử dụng dé phân tích thông tin thu thập được từ cuộc khảo sát này Kết qua chothấy biến thu nhập là yếu tô ảnh hưởng lớn nhất đến việc áp dung GAP của nông dântrồng rau tham gia và yếu tố địa điểm ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định xuất khâucủa người trồng Ngoài ra, có thé thấy rang dé tăng tý lệ áp dung GAP một cách hiệuquả đối với những người trồng rau Thái Lan, các nhà xuất khẩu và các cơ quan chínhphủ có liên quan có thé bắt buộc chứng nhận GAP
Tổng quan trong nước
Trần Sỹ Hân (năm 2017), thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của môhình trồng bưởi da xanh tại xã sông xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, tácgiả đi sâu phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bưởi da xanh, thông qua việcđánh giá lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của mô hình và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định trồng bưởi da xanh Từ đó giúp cho chính quyền địa phương, ngành nôngnghiệp và người dân địa phương thấy được hiệu quả mô hình trồng bưởi da xanh manglại những gì Đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả mô hình trồng bưởi daxanh được bền vững và thích hợp với thực tiễn địa phương Kết quả nghiên cứu chothay, chi phí trung bình đầu tư trong giai đoạn xây dựng cơ bản cho 1 ha đất trồng bưởi
da xanh là 106,79 triệu đồng/ha (đã tính khấu hao) Năng suất bình quân đạt được 21,75tan/ha, giá bán bình quân đạt 29.250 đồng/kg Lợi nhuận của mô hình trồng bưởi Da
xanh đem lại bình quân 362,8 triệu đồng/ha Bên cạnh đó, mô hình bưởi Da xanh giúp
thu hút nhiều lao động nhàn rỗi, thậm chí còn tạo công ăn việc làm cho cả phụ nữ vàngười lớn tuổi, góp phan tăng thu nhập cho nông hộ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sảnxuất bưởi trong dài hạn khá cao, có NPV = 145,11 triệu đồng và TRR đạt 35,77%, chothấy mô hình chuyên canh bưởi da xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao Qua mô hình hồiquy cho thấy các yếu tố như: trình độ học van, kinh nghiệm, diện tích đất, giá bán, vay
Trang 19tín dụng, số lần tham gia tập huấn khuyến nông, việc tiếp cận thông tin nông nghiệp cóảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình trồng bưởi da xanh trên địa bàn xã Sông
Xoài.
Huỳnh Văn Hiền (năm 2020) đã thực hiện dé tài “Các yếu tổ ảnh hưởng đến môhình liên kết trong nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” Nghiên cứu sửdụng bảng phỏng vấn cấu trúc kết hợp chọn hộ ngẫu nhiên phân tầng để thu số liệu từ
271 cơ sở nuôi cá tra với các hính thức liên kết khác nhau Mô hình hồi qui nhị phân(binary logistic) được sử dụng dé phân tích các yêu tố ảnh hướng đến mô hình liên kết.Kết quả phân tích của mô hình hồi qui đã xác định được 4 yếu tố có ảnh hưởng tới liênkết của mô hình nuôi cá được xếp theo thứ tự quan trọng từ cao đến thấp gồm trình độhọc vấn của chủ cơ sở, diện tích nuôi, lợi nhuận và giá thành Tuy nhiên, chia sẻ lợinhuận và rủi ro giữa các bên có liên quan cần phải được quan tâm đề mô hình liên kết6n định và phát triển lâu dài Bên cạnh, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nuôi cá tratheo hình thức gia công cho nhà máy chế biến có năng suất (517 tan/ha/vu) và tỷ suấtlợi nhuận (17,1%) cao nhất so với các hình thức nuôi khác
Trần Quốc Nhân và cộng sự (2021), đã thực hiện đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đếnviệc áp dụng VietGAP của hộ trồng xoài ở Đồng Bằng sông Cửu Long” Nghiên cứunhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận áp dụng tiêu chuẩn VietGAPvào sản xuất xoài của nông hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Số liệu sử dụngcho nghiên cứu được thu thập từ 1 10 hộ sản xuất xoài, trong đó 49 hộ sản xuất theo quychuẩn VietGAP và 61 hộ sản xuất tự do tại tinh Hậu Giang và Sóc Trăng Mô hình hồiqui nhị phân (logit) được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu dé phân tích số liệu Kếtquả nghiên cứu cho thấy nêu nông hộ có tham gia vào các tô chức nông dân, tần suấttiếp cận Cán Bộ Khuyến Nông (CBKN) nhiều và hộ có có tiếp cận với Internet sẽ có xuhướng chấp nhận áp dụng quy chuẩn VietGAP vào sản xuất xoài Trong khi đó, trình độhọc vấn chủ hộ càng cao thì hộ ít có xu hướng áp dụng VietGAP
Nguyễn Duy Cần và cộng sự (2013) đã “Đánh giá hiệu quả kinh tế và các lợi ích
xã hội của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GloBalGAP tại chợ mới, An Giang”.Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội môi trườngđem lại của mô hình canh tác bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP Với phương phápPRA dự báo triển vọng của sản xuất bắp rau theo tiêu chuân GlobalGAP tại địa phương
Trang 20Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân áp dụng mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩnGlobalGAP có bón phân hữu cơ, năng suất bắp rau có bón phân hữu cơ và áp dụng GAPcho năng suất cao, 2,5-3,0 tan/ha/vu Mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩnGlobalGAP cho hiệu quả kinh tẾ cao, lợi nhuận ròng là 22,6 triệu/ha/vụ Hiệu quả kinh
tế của mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuân GlobalGAP kết hợp nuôi bò thì cao hơn
27,4 triệu/ha/vụ, MBCR giữa mô hình ap dụng GlobalGAP và không áp dung
GlobalGAP rất cao Mô hình sản xuất bắp rau theo tiêu chuẩn GlobalGAP tỏ ra thíchhợp, mang lại nhiều lợi ích xã hội-môi trường, nông dân chấp nhận và được đánh giá cótriển vọng phát triển tại địa phương
Trần Quốc Nhân và cộng sự (2016) đã phân tích nguyên nhân nông dân từ bỏ sảnxuất vú sữa Lò Rèn theo tiêu chuẩn GloBalGAP tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ sảnxuất vú sữa Lò Rèn theo quy trình Globalgap, làm rõ lý do chấp nhận áp dụng và nguyênnhân từ bỏ sau khi đạt được chứng nhận sản xuất theo Global GAP Phân tích thống kê
mô tả và kiêm định T-test được áp dung dé xác định thực trạng và nguyên nhân từ bỏ ápdụng quy trình GAP trong sản xuất vú sữa Lò Rèn của nông hộ Kết quả nghiên cứu chothấy đề thực hiện quy trình GAP người dân phải có trình độ nhất định cũng như có điềukiện kinh tế đề có thể xây dựng một số công trình cơ bản; kỳ vọng về giá bán sản phẩmGAP với giá cao và chất lượng an toàn là lý do chính dé nông dân áp dụng GAP; việc
áp dụng quy trình GAP đã mang lại lợi ích cho nông dân như giảm lượng phân bón hóahọc và thuốc nông dược cũng như an toàn môi trường Tuy nhiên đầu ra và giá bán sảnphẩm đạt tiêu chuẩn GAP không ổn định là lý do chính yếu dé nông dân từ bỏ áp dụngGAP.
Trần Quốc Hùng và Bùi Đức Hùng (2020) đã phân tích các nhân tô tác động đếnứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò vùng Tây Nguyên Nghiên cứu những thay
đổi ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp trở thành một lĩnh vực nghiên cứu sôi nổi từđầu thé kỷ 20 Trong đó nghiên cứu các công nghệ phù hợp với những nông hộ có quy
mô nhỏ ở các nước phát triển trở thành ưu tiên hàng đầu Nghiên cứu sử dụng mô hìnhkinh tế lượng để ước lượng các nhân tố tác động đến quyết định ứng dụng công nghệcao trong chăn nuôi bò vùng Tây Nguyên Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, chỉ có hainhân tố tác động quan trọng đến quyết định ứng dung công nghệ cao trong chăn nuôi bò
Trang 21đó là giới tính và trình độ học vấn Trên cơ sở kết quả lượng hóa, nghiên cứu rút ranhững hàm ý chính sách nhằm góp phần thúc đây ứng dụng công nghệ cao trong chănnuôi bò vùng Tây Nguyên, trong đó ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao.
Bưởi là một trong những loại cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang mang lại hiệuquả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Từ đó nhóm nghiên cứuHuỳnh Thanh Minh và cộng sự (2018) đã phân tích chuỗi giá trị sản phẩm bưởi tại tỉnhHậu Giang Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích chuỗi giá trị và kinh tếchuỗi giá trị bưởi, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị bưởi tạitinh Hậu Giang Nghiên cứu được thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp 173 tác nhân trongchuỗi và 11 nhà hỗ trợ chuỗi Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị bưởi bao gồm 5
chức năng (đầu vào, sản xuất, thu mua, thương mai và tiêu dùng) và 5 kênh thị trường.
Trong toàn chuỗi, tác nhân bán lẻ đạt lợi nhuận cao nhất, chiếm 42,54%, kế đến là nhàvườn chiếm 39% Một số giải pháp chính được đề xuất dé hoàn thiện hơn chuỗi giá trịbưởi là: (1) Giải pháp quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh chất lượng cao và hoànthiện hệ thống giao thông nông thôn, (2) Giải pháp đây mạnh thương mại gắn với pháttriển thương hiệu sản pham
Với đề tài “Phan tích các yếu tố ảnh hưởng của quy trình thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt (VietGAP) lên sản xuất chè búp tươi của nông hộ tại thành phố Bảo Lộc, tỉnhLâm Đồng” Nhằm đánh giá hiệu quả mô hình trồng chè búp tươi theo tiêu chuẩnVietGAP và phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng quy trình thực hànhsản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) lên san xuát chè búp tươi của nông hộ trên dia ban.Lâm Thị Mộng Thu (2018), đã dùng phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên phithuận tiện, phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích kinh tế Kết quả nghiên cứucho thấy: mô hình trồng chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP có hiệu quả hơn so vớitrồng chè thường, thé hiện qua việc trồng chè búp tươi VietGAP có tỷ suất thu nhập/tổngchi phí là 2,21 so với tông chè thường là 0,70 Các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định
áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) lên sản xuất chè búp
tươi của nông hộ gồm: diện tích canh tác, tập huấn kỹ thuật, trình độ chủ hộ, chênh lệch
giá chè búp tươi VietGAP và giá chè thường, chênh lệch chỉ phí sản xuất đầu tư giữ chèthường và chè búp tươi VietGAP, tài chính và điều kiện tiêu thụ chè búp tươi VietGAP
Cả 7 yếu tố ảnh hưởng này đều thỏa kỳ vọng biến của mô hình Trong đó yếu tô về diện
Trang 22tích đất canh tác và tập huấn kỹ thuật có tác động mạnh nhất đến xác suất quyết địnhtrồng chè búp tươi theo tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ do vậy dé đạt được hiệu quảcao trong sản xuất chè búp tươi theo tiêu chuân VietGap thì cần chú trọng trong việcthực hiện kế hoạch: quy hoạch vùng trồng, giám sát chất lượng, nâng cao áp dụng khoahọc kỹ thuật và nâng cao năng lực hộ nông dân.
Với các tổng quan tài liệu như trên đa phần đều sử dụng mô hình hồi qui nhị phân(binary logistic) để phân tích số liệu Các đề tài trên đều cho thấy các yếu tố: trình độhọc vấn, kinh nghiệm, thu nhập, giá bán, là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnquyết định của người dân Dựa trên các tổng quan trên thi dé tài “Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAPcủa các nông hộ trên địa bàn huyện Bu Dép” đề xuất áp dụng mô hình hồi qui Binarylogistic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân
2.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) VỊ trí địa lý
Huyện Bu Đốp nằm về phía Bắc tinh Bình Phước, có đường biên giới tiếp giáp
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước
Trang 23Ranh giới chính:
— Phía Bắc giáp với Vương quốc Campuchia,
— Phía Nam và phía Đông giáp huyện Bù Gia Mập,
— Phía Tây giáp huyện Lộc Ninh.
Vị trí địa lý của huyện Bù Đốp vừa có những lợi thế vừa có những hạn chế đến quátrình phát triển kinh tế nói chung và sử dụng đất nói riêng
b) Khí hậu
Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nói chung và huyện Bu Đốp nói riêng mang đặc thù khíhậu nhiệt đới gió mùa Một số đặc điểm sau có ảnh hưởng đến sử dụng đất và phát triểnnông nghiệp:
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước và phân bố khá đều trong năm, thuận lợi chocây trồng phát triển quanh năm:
— Bức xa mặt trời trên 130 kcalo/cm?/năm Bức xạ cao nhất vào thang III & tháng
IV, đạt 300-400 calo/cm?/ngay Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75
kcalo/cm?/năm.
— Nhiệt độ cao đều trong năm 25,8-26,2°C Nhiệt độ trung bình tối cao không quá33°C (31,7-32,2°C) và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20°C (21,5-22°C).Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.400-2.500 giờ Số giờ nắng bình quântrong ngày 6,2-6,6 giờ.
Bù Đốp có lượng mưa tương đối cao và phân thành hai mùa rõ rệt: Bù Đốp nằm
trong vành đai có lượng mưa cao, lượng mưa bình quân 2.285mm/năm (trạm Lộc Ninh),
phân hồ thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô
Mùa khô kéo đài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấpchỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm
Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa tập trung, lượngmưa trong 06 tháng mùa mưa chiến 85-90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 4 thángmưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62-63% lượng mưa cả năm
d) Thổ nhưỡng
— Nhóm đất đỏ vàng
Trang 24Nhóm dat đỏ vàng có diện tích lớn nhất 31.646,00 ha, chiếm 83,83% DTTN.Nhóm đất đỏ vàng được hình thành trên 03 loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau: Đá bazan,
đá phiến sét và mẫu chất phi sa cô
— Đất nâu đỏ (Fk) và nâu vàng (Fu) trên bazan:
Dat nâu đỏ trên bazan (Fk) Dat nâu đỏ trên đá Bazan, ký hiệu Fk, diện tích 7.092
ha (18,79% tông diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở xã Hưng Phước, Thiện Hưng,một ít ở Thanh Hoà và xã Tân Tiền
Đất nâu vàng trên bazan (Fu), ký hiệu Fu, diện tích 12.317,00 ha (32,63 %DTTN), phân bố hầu khắp các xã, chủ yếu ở Thanh Hoà, Tân Tiến, Tân Thành Đất nâu
đỏ và nâu vàng trên bazan nhìn chung có thành phan cơ giới từ thịt nặng đến sét, cầu
tượng viên hạt, tơi xốp; phản ứng dung dịch đất thường chua, CEC, cation kiềm trao đổi
và độ no bazơ trong đất thấp, giàu mùn, đạm, lân nhưng nghèo kali
Dat nâu đỏ va nâu vàng trên Bazan, nhìn chung có độ phì tương đối cao, cấutượng viên, hạt, tơi xốp, thích hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp lâu năm cógiá trị kinh tế cao Tuy vậy khả năng sử dụng của đất này phụ thuộc rất nhiều vào độdốc địa hình và độ dày tang đất hữu hiệu (i) Các đất có địa hình < 20° và tang đất hữuhiệu > 70 cm nên dành cho việc trồng các cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cao su,tiêu và các cây ăn trái (ii) Các đất có địa hình < 20° và tang đất hữu hiệu < 50 cm nêndành cho việc trồng cây hàng năm như các loại đậu đỗ, bắp, hoa màu khác, có thể trồngđược các cây dài ngày như cây điều (iii) Các đất có địa hình > 20° nên dành cho việctrồng và tu bổ rừng
— Đất nâu vàng trên phù sa cô (Fp):
Đất nâu vàng trên phù sa cổ, ký hiệu Fp, có 681,00 ha, chiếm 1,00% DTTN Phan
bố chủ yếu ở Tân Tiến và Thanh Hoà
Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình; đất có phản ứng chua, CEC,Cation kiềm trao đôi và BS trong đất thấp; nghèo mun, dam, lân va kali
Trong nông nghiệp, đơn vị đất nâu vàng trên phù sa cô tuy có độ phì không caonhưng thích hợp với nhiều loại hình sử dụng đất: từ các cây dài ngày như cao su, cà phê,tiêu, điều , các loại cây ăn qua cho đến các loại cây hàng năm như rau, đậu, bắp, Tùy thuộc vào địa hình và tang dày đất hữu hiệu, khả năng sử dụng đất có thé khái quátnhư sau: Các đất phân bố ở địa hình < 20° và tang đất hữu hiệu > 70 cm: có khả năng
Trang 25trồng được nhiều loại cây ké cả cây dài ngày va cây hang năm, đặc biệt là các cây dàingày có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cây ăn trái Các đất phân bố ở địa hình <20o và tầng dày đất < 50 em, chỉ có khả năng trồng cây hàng năm Những nơi đất quámỏng (< 30 em) chỉ nên trồng rừng nhằm bảo vệ đất và môi trường.
— Nhóm đất dốc tụ
Nhóm dat dốc tụ có diện tích 5.384,83 ha, chiếm 14,26% DTTN Nhóm đất déc
tụ có 01 đơn vị bản dé: Dat dốc tụ Dat đốc tụ được hình thành và phát triển từ các sảnphẩm, vật liệu trên địa hình cao tích tụ xuống các thung lũng, hợp thủy do trọng lực, do
đó vật liệu đất thường không chọn lọc và bị gley Dat dốc tụ, ký hiệu D, có 5.384,83 ha,chiếm 14,26% DTTN, phân bố khắp các xã trong huyện Nhìn chung các đất đốc tụ có
độ phì nhiêu tương đối khá, nhưng chua Địa hình thấp trũng, khó thoát nước
Trong điều kiện kinh tế-xã hội chung của huyện, các đất đốc tụ còn đề hoang hóanhiều, đa số được sử dụng trồng lúa nước 1 vụ mùa mưa Về lâu dài, nếu có tưới, nênkhai thác trồng lúa nước kết hợp với 1 vụ hoa màu hoặc đào ao nuôi trồng thuỷ sản
Trang 26thang: Thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn và Sóc Phu Miêng và sẽ có công trình thuỷ lợi lớnPhước Hoà.
Sông Măng chạy dọc biên giới Campuchia và tỉnh Bình Phước.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm trong huyện chia ra 2 tiêu vùng: Vùng thứ nhấtđịa hình đồi cao > 100m (chủ yếu là đất đỏ bazan), vùng này nước ngầm sâu từ 50-100m, lưu lượng 1,2-2,0 lít/giây Vùng thứ hai ở dạng địa hình thấp, độ sâu mực nước
từ 10-15m, lưu lượng tư 10-15 lit/giay.
Nhìn chung, hệ thống sông suối huyện Bù Đốp nhiều nhưng lòng sông hẹp, dốc.Nên lũ lớn trong mùa mưa ít có khả năng bồi đắp phù sa và khô kiệt trong mùa khô Vìvậy, đã hạn chế khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt Muốn sử dụng đượcnguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình thuỷ lợi.2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
UBND tỉnh Bình Phước đã ban quyết định về việc phê duyệt quy hoạch phát triểncụm công nghiệp trên địa bàn huyện Bù Đốp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Cụ thể, quy hoạch 2 Cụm công nghiệp Phước Thiện, Thanh Hòa với tổng diện tích 36,94
ha dé hình thành các cụm sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy moc,thiết bị nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; chế biến nông, lâmsản và sản xuất hàng tiêu dùng, gắn với khu xử lý nước thải tập trung Trong đó, cụmcông nghiệp Phước Thiện quy hoạch trên diện tích 19,94 ha, tại ấp Tân Lập, xã PhướcThiện với nguồn vốn đầu tư 100 tỷ đồng và cụm công nghiệp Thanh Hòa có diện tích
Trang 27quy hoạch 17 ha, tai ấp 4, xã Thanh Hòa có vốn đầu tư 85 ty đồng Tính đến giai đoạnđến năm 2030 quy hoạch 2 Cụm công nghiệp với tông diện tích 36.94 ha.
b) Về văn hóa xã hội:
Bu Dép là huyện biên giới của tinh Bình Phước, dân số trên 51 ngàn người trong
đó có tỷ lệ đồng bao dân tộc thiêu số chiếm trên 17%, ngoài dân tộc đồng bào bản địaStiêng, Khơ-me thì còn rất nhiều các dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền Bắc vào làm ănsinh sống như: đồng bao Tay, Nùng Những năm qua với các chính sách chăm lo chovùng đồng bao dân tộc thiểu số huyện Bu Dép đã lãnh đạo chi đạo các cấp, các ngành
ưu tiên hỗ trợ bà con vùng đồng bào phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội Ngoàinhững làn điệu truyền thống, hiện nay Câu lạc bộ đàn tính, hat then còn biểu diễn khánhiều bài hát về quê hương Bình Phước bên cạnh những bài hát cũ truyền thống của dântộc Những tiếng đàn, lời hát đã giúp họ xích lại gần nhau hơn Chính quyền địa phươngrất quan tâm đến Câu lạc bộ đàn tính, hát then và luôn động viên người dân gìn giữ bảnsắc văn hóa của đân tộc
2.3 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Giới thiệu chung về cây bưởi
Bưởi da xanh thuộc bưởi đơn, trái bưởi da xanh có đặc điểm là hình tròn, có kíchthước và khối lượng lớn, vỏ màu xanh ngay cả khi đã chín, ruột (hay tép bưởi) có màuhồng tới mau đỏ, ăn thường có vị ngọt thanh, không chua và không hậu dang, múi bưởikhô nhưng không nhiều nước bưởi da xanh rất ít hạt, phần lớn là không có hoặc có một
vài hạt nhỏ.
Nguồn gốc
Bưởi da xanh thuộc nhóm Citrus maxima (Merr., Burm.F.), họ Rutaceae đượctrồng đầu tiên từ năm 1960 tại xã Tân Thạnh, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Năm 1996,cây bưởi trồng ở xã Mỹ Thạnh An, Tp Bến Tre đạt giải nhì ở Hội thi trái cây ngon doViện cây ăn quả ở miền Nam tổ chức, được phát hiện và phổ biến sau đó Năm 2006,giống bưởi này được bộ NN & PTNT công nhân theo Quyét định số 40/2006/QD-BNN,ngày 22/05/2006, hiện nay được trồng phô biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
và miền Đông Nam Bộ
Cây bưởi da xanh có đặc tính sinh trưởng mạnh, dạng tán hình cầu, có lớp phấnphủ phía trên, bìa lá có răng cưa tròn và rõ, ít lông tơ, màu lá xanh đậm Cây chiết có
Trang 28thé cho quả từ 2-3 năm sau trồng Thời gian từ ra hoa đến khi thu hoạch lúc đến xanhnhạt, vỏ khả mỏng (từ 14-18 mm) Khi chín tép bưởi có màu hồng đỏ, bó chặt và détách khỏi vách múi, nước quả khá ngon, vi ngọt, it chua, mùi thom, tỷ lệ thịt qua/qua > 55%.
Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ thích hợp nhất dé cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23-29°C Nhiệt
độ không những ảnh hưởng đến sinh trường mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất của trái
Ở miền Nam màu sắc vỏ trái khi chín từ xanh đến vàng lợt Đất trồng phải có tầng canhtác dày ít nhất là 0,6m; thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình; đất tơi xốp, thông thoáng,thoát nước tốt Hàm lượng hữu cơ cao >3%, pH nước từ 5,5-7; không bị nhiễm mặn,mực nước ngầm thấp dưới 0,8m so với mặt liếp Cây bưởi da xanh cần nhiều nước, nhất
là trong thời kỳ ra hoa và kết trái nhưng cũng sợ ngập úng Độ âm đất thích hợp nhất là70-80%; Lượng mưa cần khoảng 1.000-2.000mm/năm Trong mùa nắng, cần phải tướinước và nước tưới không mặn quá 0,51% Ánh sáng cũng ảnh hưởng nhiều đến cây,nhất là lúc dé trái Mùa nắng dé làm trái bị nám, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị củatrái Vì vậy, khi thành lập vườn bưởi da xanh nên bố trí mật độ và khoảng cách cây trồnghợp lý dé hạn chế trái bi nám nắng
2.3.2 Mô hình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP tại Việt Nam
Nguyên nhân làm giá bưởi da xanh tăng mạnh là nhờ nhà vườn các tỉnh ĐBSCLtrong bưởi da xanh theo tiêu chuan GlobalGAP và VietGAP, dam bảo chất lượng cao
dé xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, châu A, Canada
Thời gian qua, Viện Cây ăn quả miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phốihợp với tinh Bến Tre đã triển khai dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh và tôchức tiêu thụ bưởi da xanh theo hướng an toàn và chất lượng cao trên địa bàn huyệnCho Lach”, sau đó mở rộng mô hình ra toàn tinh.
Trong năm vừa qua, có thêm 20 hộ trồng bưởi da xanh ở ấp 3, xã Phú Nhuận vàHTX nông nghiệp bưởi da xanh Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre được Trung tâm Kỹthuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 chứng nhận phù hợp quy trình VietGAP, bộ tiêuchuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, là bước chạy đà đểtiễn đến hòa nhập vào GlobalGAP trong vài năm tới Đạt được tiêu chuẩn này là cơ hội
Trang 29dé trái cây Việt Nam nói chung, bưởi da xanh nói riêng tăng sức cạnh tranh, tạo thị
trường tiêu thụ trong và ngoài nước.
Sau 3 năm thực hiện Chương trình phát triển 4.000 ha bưởi da xanh, diện tíchbưởi da xanh tỉnh Bến Tre nay đã đạt trên 3.961 ha và trở thành vùng nguyên liệu tậptrung lớn tại ĐBSCL.
Chương trình đã tuyển chọn được một cá thể bưởi da xanh ở My Thạnh An-thanh
pho Bến Tre, năng suất khá cao, bình quân khoảng 200kg/cây/năm, chat lượng ngon, vỏmong, rất it hay không có hạt và chưa bị nhiễm các loại sâu bệnh như: vàng lá Greening,vàng lá thối rễ
Bên cạnh đó, chương trình cũng đã đào tạo, tập huấn chuyền giao công nghệ chogần 6.800 cán bộ kỹ thuật và nông dân; xây dựng 5 mô hình sản xuất bưởi da xanh theohướng an toàn, chất lượng trên địa bàn các huyện Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm,
Mỏ Cay và thành phô Bến Tre; tổ chức nghiên cứu chuyền giao thành công 5 quy trìnhcông nghệ về thu hoạch, xử lý, bảo quản, chế biến trà bưởi và mứt bưởi da xanh; xâydựng website về bưởi da xanh dé quảng bá thương hiệu
2.3.3 Mô hình sản xuất bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh BìnhPhước
HTX Bưởi da xanh Da Kia, xã Da Kia, huyện Bu Gia Map hiện có 24 thành viên
trồng 45 ha bưởi Trung bình mỗi năm, HTX thu hơn 1.000 tấn trái Nhiều năm trước,các hộ nông dân canh tác theo kiểu mạnh ai nấy làm nên chất lượng bưởi không đồngđều, giá bán cũng bấp bênh Năm 2021, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khoa học vàCông nghệ tỉnh, các thành viên HTX đã thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy trìnhVietGAP, hạn chế tối đa phân bón vô cơ, thuốc hóa học Nhờ vậy, những trái bưởi làm
ra sạch, đẹp, ngon hơn.
HTX Bưởi da xanh Bu Đốp cho biết hiện có 73 ha bưởi được chăm sóc theo tiêuchuẩn VietGAP Ngay cả khi ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, sản phẩm đạt chuanVietGAP vẫn có đầu ra Giá bưởi tại vườn của nông dân hiện chỉ từ 15-20 ngàn đồng/kg
tùy loại Tuy nhiên, bưởi da xanh của HTX được doanh nghiệp thu mua từ 20-25 ngànđồng/kg nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP
Việc sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ phải thiết lập một hệ thong kiém tra
và giám sat an toàn thực pham xuyên suốt từ khâu chuẩn bi nông trai canh tác đến khi
Trang 30sản phẩm đến tay người tiêu dùng Hiện hiệu ứng chất lượng của nông sản đạt chuẩnVietGAP trên thị trường luôn chiếm nhiều ưu thế hơn so với chất lượng nông sản cùngloại được sản xuất theo quy trình thông thường.
Việc ứng dụng theo chuẩn VietGAP vừa đảm bảo sức khỏe người lao động vừanâng cao giá trị nông sản, dam bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời giúp mô hìnhcanh tác nông nghiệp phát triển một cách bền vững, thân thiện với môi trường, đất không
bị chai sạn, xói mòn.
Trang 31CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Một số khái niệm
a) Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộgia đình, sử dung chủ yếu sức lao động của gia đình dé sản xuất, nằm trong hệ thốngkinh tế lớn hơn Nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và
có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.
Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động,
tiền vốn của gia đình là chủ yêu dé sản xuất kinh doanh Nông hộ là gia đình sống bằngnghề nông, được ké là một đơn vị về mặt chính quyền Nông hộ có những đặc trưngriêng, có một cơ ché vận hành khá đặt biệt, không giống như những đơn vi kinh tế khác:
ở nông hộ có sự thong nhat chat ché giữa việc sở hữu, quan lý, sử dung các yếu tố sản
xuất, cd sự thong nhat gitta qua trinh san xuất, trao đôi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.
Nông hộ là đơn vi tái sản xuất chứa đựng các yếu tô hay nguồn lực của quá trìnhtái sản xuất (lao động, dat đai, vốn, kỹ thuật ), là đơn vị sản xuất tự thực hiện tai sảnxuất dựa trên việc phân bé các nguồn lực vào các ngành sản xuất dé thực hiện tốt cácchức năng của nó Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác
và với hệ thống kinh tế quốc dân Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực củanông hộ sẽ góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân
Trang 32b) Khái niệm về kinh tế nông hộ
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế có quy mô hộ gia đình, trong đó các hoạtđộng chủ yếu là dựa vào lao động gia đình
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời
kỳ nhất định Trong đó bao gồm ca sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặtcủa xã hội hình thành cơ cau kinh tế hợp lý
c) Khái niệm về GAP
GAP là chữ viết tắt của Good Agricultural Practices, tiếng Việt nghĩa là Thựchành nông nghiệp tốt
Thực hành nông nghiệp tốt là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệptốt và chứng minh được Theo tài liệu của FAO, 2003, GAP là “các quá trình thực hànhcanh tác chế biến trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội vàkết quả là an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khôngphải là thực phẩm” (Đặng Thị Hiền Lương, 2011)
Tốt trong GAP được hiểu là việc sản xuất chế biến có quan tâm đến bảo vệ môitrường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người lao động Tiêu chuân GAP là việcthực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và chứng minh được theo tiêu chuẩnnào: của quốc gia, khu vực, t6 chức
d) Khái niệm về VietGAP
VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa làThực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồngtrọt và chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tô chức, cá nhân sảnxuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thờibảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất
— Tác dụng của VietGAP trồng trọt:
An toàn vệ sinh thực pham
An toàn lao động cho lãnh đạo, nhân công sản xuất
An toàn môi trường cho sức khỏe người lao động và người sử dụng
Trang 33An toàn truy xuất nguồn gốc cho khách hàng tiêu dùng
— Lợi ích khi áp dụng VietGAP vào quy trình sản xuất
Dễ dàng khẳng định thương hiệu, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, đối tác
và cơ quan quản lý.
Tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra cơ hội mở rộng được kênh phân phối trực tiếp vào cửa
Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới
môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
e) Khái niệm về GlobalGAP
GlobalGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuấtnông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice) Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nôngnghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng nhằmchuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủysản.
Đề đạt chứng nhận GlobalGAP người sản xuất phải chứng minh các sản phẩmcủa mình được canh tác tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuân GlobalGAP Đốivới người tiêu dùng và đại lý bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo rằngsản phẩm đã đạt được mức độ an toàn và chất lượng được chấp nhận, đồng thời phảiđảm bảo sự canh tác nông nghiệp bền vững nghĩa là tôn trọng sức khỏe, an toàn và phúclợi cho người sản xuất, môi trường và ké cả van đề chăm sóc cho động vật Nếu khôngđảm bảo những điều cơ bản trên thì trang trại sẽ không được chứng nhận theo bộ tiêuchuẩn GlobalGAP
3.1.2 Ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP
Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) có ý nghĩarất to lớn về mặt kinh tế lẫn xã hội Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tạo ra sản phẩmchất lượng, đáp ứng yêu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trong nướccũng như đạt được tiêu chuẩn xuất khâu Ngoài ra, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu
Trang 34chuan VietGAP là góp phan phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục dich đảm bao
an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và bảo vệ môi trường; Truy nguyênđược nguồn gốc sản phẩm
Bên cạnh đó, việc sản pham đạt được chứng nhận VietGAP góp phan rất lớntrong việc xây dựng thương hiệu sản phâm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường và tạo thi trường tiêu thu ồn định, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất.
3.1.3 Các lý thuyết về hành vi
a) Khái niệm ra quyết định
Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phương án thực
hiện trong số các phương án hiện có Với việc đưa ra kết quả này phải dựa trên cơ sởcủa lý giải Với quá trình tiến hành phân tích để tìm kiếm các lựa chọn tốt nhất Đượcthực hiện với chủ thể có quyền và tác động đến kết quả phản ánh đối với quyết định
Ra quyết định là công đoạn gần như sau cùng trong việc giải quyết van đề Khi tiến hànhdựa trên nền tảng của các nội dung đã được phản ánh trước đó Trong các ý kiến đượcnhiều chủ thé đưa ra trong cuộc họp Với các nhu cầu của lựa chọn ý kiến thực hiện tốtnhất trên thực tế Và người có quyền phải thực hiện cân nhắc dé mang đến quyết địnhlựa chọn Nhưng đây lại là công đoạn khó khăn nhất Với các phân tích trên chuyên môn
và phản ánh đánh giá tính khả thi Với tất cả các nội dung đang cần được lựa chọn Đòihỏi bản lĩnh của người đưa ra quyết định đó Khi các quyết định trong nội dung đó phảiđảm bảo cho hiệu quả cam kết trong thực hiện Hướng đến tìm kiếm đúng các lợi ích tổchức mong muốn Cũng như là cách thức mang đến hiệu quả nhanh nhất
Vậy quyết định sản xuất là lựa chọn một phương án thực hiện sản xuất trong cácphương án hiện có của việc chuyên đổi đầu vào thành dau ra Với việc đưa ra kết quanày phải dựa trên cơ sở của lý giải về hiệu quả sản xuất của phương án này mang lại cónhư mong muốn hay không Với quá trình tiến hành phân tích dé tìm kiếm các lựa chọntốt nhất Được thực hiện với chủ thé có quyền và tác động đến kết quả phản ánh đối vớiquyết định sản xuất
Trang 35quan tâm hơn về cá yếu tố góp phần đến xu hướng mua thi xem xét hai yếu tố là thái độ
và chuẩn chủ quan của khách hàng
Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tínhcủa sản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cầnthiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì cóthé dự đoán gần kết quan lựa chọn của người tiêu dùng
Hình 3.1 Mô Hình Thuyết Hành Động Hợp Lý TRA
Niềm tin và sự
đánh giá
Xu hướng hành viNiềm tin quy
chuân và động
cơ
Nguồn: Schiffman và Cộng sự, 1987c) Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Môhình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model — Mô hình TAM) liên quan
cụ thé hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thong thong tin Muc dichcủa mô hình nay là dự đoán kha năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác địnhcác sửa đổi phải được đưa vào hệ thong dé lam cho né duoc người dùng chấp nhận Môhình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi haiyếu tố chính: nhận thức tính hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức dễ sử dụng
(perceived ease of use).
Như đã thé hiện trong lý thuyết Hanh động có lý do, Mô hình chấp nhận côngnghệ quy định rằng việc sử dụng hệ thống thông tin được xác định bởi ý định hành vi,nhưng mặt khác, ý định hành vi được xác định bởi thái độ của người đó đối với việc sửdụng hệ thong và cũng boi nhận thức của minh về tiện ích của nó Theo Davis, thái độcủa một cá nhân không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc anh ta sử dụng một hệ
Trang 36thông, mà còn dựa trên tác động của nó đôi với hiệu suât của anh ta Do đó, ngay cả khi
một nhân viên không hoan nghênh một hệ thống thông tin, xác suất anh ta sẽ sử dụng
nó là rât cao nêu anh ta nhận thây răng hệ thông sẽ cải thiện hiệu suât của anh ta trong công việc Bên cạnh đó, Mô hình chap nhận công nghệ đưa ra gia thuyét về môi liên hệ
trực trực tiếp giữa tính hữu dụng nhận thức va tính dé sử dụng
Hình 3.2 Mô Hình TAM
Biến bên
TT
Sự hữu ích cảm nhận
yêu tô: (1) các yêu tô bên ngoài gôm đặc diém của người nông dân, đặc diém của môi
trường bên ngoài, đặc điểm đổi mới nông nghiệp, truyền thông; (2) các nhân tố bên tronggồm kiến thức, thái độ và sự nhận biết (Meijer, Catacutan, Ajayi, Sileshi, &Nieuwenhuis, 2014).