NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn Vietgap của các nông hộ tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (Trang 31 - 46)

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Một số khái niệm

a) Khái niệm về nông hộ

Nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dung chủ yếu sức lao động của gia đình dé sản xuất, nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và

có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao.

Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,... hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yêu dé sản xuất kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được ké là một đơn vị về mặt chính quyền. Nông hộ có những đặc trưng riêng, có một cơ ché vận hành khá đặt biệt, không giống như những đơn vi kinh tế khác:

ở nông hộ có sự thong nhat chat ché giữa việc sở hữu, quan lý, sử dung các yếu tố sản xuất, cd sự thong nhat gitta qua trinh san xuất, trao đôi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.

Nông hộ là đơn vi tái sản xuất chứa đựng các yếu tô hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, dat đai, vốn, kỹ thuật..), là đơn vị sản xuất tự thực hiện tai sản xuất dựa trên việc phân bé các nguồn lực vào các ngành sản xuất dé thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế nền kinh tế quốc dân.

b) Khái niệm về kinh tế nông hộ

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế có quy mô hộ gia đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình.

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm ca sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cau kinh tế hợp lý.

c) Khái niệm về GAP

GAP là chữ viết tắt của Good Agricultural Practices, tiếng Việt nghĩa là Thực hành nông nghiệp tốt.

Thực hành nông nghiệp tốt là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và chứng minh được. Theo tài liệu của FAO, 2003, GAP là “các quá trình thực hành canh tác chế biến trang trại hướng tới sự bền vững về môi trường, kinh tế và xã hội và kết quả là an toàn và chất lượng của thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp không phải là thực phẩm”. (Đặng Thị Hiền Lương, 2011)

Tốt trong GAP được hiểu là việc sản xuất chế biến có quan tâm đến bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người lao động. Tiêu chuân GAP là việc thực hiện một quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và chứng minh được theo tiêu chuẩn nào: của quốc gia, khu vực, t6 chức...

d) Khái niệm về VietGAP

VietGAP là viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng

trọt và chăn nuôi.

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tô chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

— Tác dụng của VietGAP trồng trọt:

An toàn vệ sinh thực pham

An toàn lao động cho lãnh đạo, nhân công sản xuất

An toàn môi trường cho sức khỏe người lao động và người sử dụng

An toàn truy xuất nguồn gốc cho khách hàng tiêu dùng

— Lợi ích khi áp dụng VietGAP vào quy trình sản xuất

Dễ dàng khẳng định thương hiệu, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, đối tác

và cơ quan quản lý.

Tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo ra cơ hội mở rộng được kênh phân phối trực tiếp vào cửa

hàng, siêu thị, trường học, nhà hàng,...

Sản phẩm được chứng nhận VietGAP là căn cứ dé cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn.

Tạo cơ hội cho hàng nông sản có khả năng xuất khẩu thị trường trong và ngoài

nước.

Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới

môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.

e) Khái niệm về GlobalGAP

GlobalGAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practice). Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn GlobalGAP được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy

sản.

Đề đạt chứng nhận GlobalGAP người sản xuất phải chứng minh các sản phẩm của mình được canh tác tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuân GlobalGAP. Đối với người tiêu dùng và đại lý bán lẻ, giấy chứng nhận GlobalGAP là sự đảm bảo rằng sản phẩm đã đạt được mức độ an toàn và chất lượng được chấp nhận, đồng thời phải đảm bảo sự canh tác nông nghiệp bền vững nghĩa là tôn trọng sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người sản xuất, môi trường và ké cả van đề chăm sóc cho động vật. Nếu không đảm bảo những điều cơ bản trên thì trang trại sẽ không được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn GlobalGAP.

3.1.2. Ý nghĩa của việc áp dụng VietGAP

Việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế lẫn xã hội. Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng yêu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trong nước cũng như đạt được tiêu chuẩn xuất khâu. Ngoài ra, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu

chuan VietGAP là góp phan phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục dich đảm bao an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và bảo vệ môi trường; Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc sản pham đạt được chứng nhận VietGAP góp phan rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu sản phâm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tạo thi trường tiêu thu ồn định, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất.

3.1.3. Các lý thuyết về hành vi a) Khái niệm ra quyết định

Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phương án thực

hiện trong số các phương án hiện có. Với việc đưa ra kết quả này phải dựa trên cơ sở của lý giải. Với quá trình tiến hành phân tích để tìm kiếm các lựa chọn tốt nhất. Được thực hiện với chủ thể có quyền và tác động đến kết quả phản ánh đối với quyết định.

Ra quyết định là công đoạn gần như sau cùng trong việc giải quyết van đề. Khi tiến hành dựa trên nền tảng của các nội dung đã được phản ánh trước đó. Trong các ý kiến được nhiều chủ thé đưa ra trong cuộc họp. Với các nhu cầu của lựa chọn ý kiến thực hiện tốt nhất trên thực tế. Và người có quyền phải thực hiện cân nhắc dé mang đến quyết định lựa chọn. Nhưng đây lại là công đoạn khó khăn nhất. Với các phân tích trên chuyên môn và phản ánh đánh giá tính khả thi. Với tất cả các nội dung đang cần được lựa chọn. Đòi hỏi bản lĩnh của người đưa ra quyết định đó. Khi các quyết định trong nội dung đó phải đảm bảo cho hiệu quả cam kết trong thực hiện. Hướng đến tìm kiếm đúng các lợi ích tổ chức mong muốn. Cũng như là cách thức mang đến hiệu quả nhanh nhất.

Vậy quyết định sản xuất là lựa chọn một phương án thực hiện sản xuất trong các phương án hiện có của việc chuyên đổi đầu vào thành dau ra. Với việc đưa ra kết qua này phải dựa trên cơ sở của lý giải về hiệu quả sản xuất của phương án này mang lại có như mong muốn hay không. Với quá trình tiến hành phân tích dé tìm kiếm các lựa chọn tốt nhất. Được thực hiện với chủ thé có quyền và tác động đến kết quả phản ánh đối với quyết định sản xuất.

b) Mô hình TRA

Thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và

Fishbein xây dựng từ năm 1967 va được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian. Mô hình

TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Dé

quan tâm hơn về cá yếu tố góp phần đến xu hướng mua thi xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.

Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các lợi ích cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thé dự đoán gần kết quan lựa chọn của người tiêu dùng.

Hình 3.1. Mô Hình Thuyết Hành Động Hợp Lý TRA

Niềm tin và sự

đánh giá

Xu hướng hành vi

Niềm tin quy

chuân và động

Nguồn: Schiffman và Cộng sự, 1987 c) Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)

Dựa trên lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), Davis (1986) đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model — Mô hình TAM) liên quan cụ thé hơn đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thong thong tin. Muc dich của mô hình nay là dự đoán kha năng chấp nhận (adoption) của một công cụ và xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thong dé lam cho né duoc người dùng chấp nhận. Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin được xác định bởi hai yếu tố chính: nhận thức tính hữu ích (perceived usefulness) và nhận thức dễ sử dụng

(perceived ease of use).

Như đã thé hiện trong lý thuyết Hanh động có lý do, Mô hình chấp nhận công nghệ quy định rằng việc sử dụng hệ thống thông tin được xác định bởi ý định hành vi, nhưng mặt khác, ý định hành vi được xác định bởi thái độ của người đó đối với việc sử dụng hệ thong và cũng boi nhận thức của minh về tiện ích của nó. Theo Davis, thái độ của một cá nhân không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc anh ta sử dụng một hệ

thông, mà còn dựa trên tác động của nó đôi với hiệu suât của anh ta. Do đó, ngay cả khi

một nhân viên không hoan nghênh một hệ thống thông tin, xác suất anh ta sẽ sử dụng

nó là rât cao nêu anh ta nhận thây răng hệ thông sẽ cải thiện hiệu suât của anh ta trong công việc. Bên cạnh đó, Mô hình chap nhận công nghệ đưa ra gia thuyét về môi liên hệ

trực trực tiếp giữa tính hữu dụng nhận thức va tính dé sử dụng.

Hình 3.2. Mô Hình TAM

Biến bên

TT

Sự hữu ích cảm nhận

Sự dễ sử

dụng cảm nhận

Thái độ sử = fas he

dung

thống -

Nguồn: Davis, 1986 Trên cơ sở các lý thuyết về việc ra quyết định, bài nghiên cứu xác định khung phân tích dựa trên khung phân tích của Meijer et al (2014), khung phân tích bao gồm 2

yêu tô: (1) các yêu tô bên ngoài gôm đặc diém của người nông dân, đặc diém của môi

trường bên ngoài, đặc điểm đổi mới nông nghiệp, truyền thông; (2) các nhân tố bên trong gồm kiến thức, thái độ và sự nhận biết (Meijer, Catacutan, Ajayi, Sileshi, &

Nieuwenhuis, 2014).

Hình 3.3. Khung Phân Tích Quy Trình và ra Quyết Định

(A) Dac điểm của nông hộ (B) Đặc điểm của môi trường (C) Đặc điểm của adi

- Đặc điểm nhân học - của bên ngoài mới trong nông

- Đặc điểm kinh tế xã hội - Đặc diem về địa lý nghiệp

- Đặc điểm nhân cách - Văn hóa xã hội - Loi ich

- Mạng lưới xã hội - Điều kiện về chính trị - Chỉ phí

V m.—...

P D) Truyền thông

3k P Nhân ( jJ z

Kati) < thức “¿—— và các van đê NY as khac

Thai độ

Nguồn: Meijeret al, 2014

Phân tích hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều đối tượng cũng như các phương pháp phân tích. Phân tích hoạt động sản xuất nông nghiệp là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất, nhằm làm rõ số lượng, chất lượng các sản phẩm của từng loại cây trồng, vật nuôi và các nguồn tiềm năng cần tiếp tục được khai thác. Trên cơ sở đó, đề ra các chiến lược, mục tiêu và các giải pháp thúc đây nông nghiệp phát triển. Phân tích hoạt động sản xuất nông nghiệp là công cụ dé phát hiện kha năng tiềm tang trong hoạt động nông nghiệp và là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Phân tích hoạt động sản xuất nông nghiệp giúp nhà quản trị nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong sản xuất, là cơ sở quan trọng đề ra quyết định sản xuất

và phòng ngừa rủi ro.

Hiệu quả kinh tế (HQKT): là tỷ số giữa tổng số giữa tông số đầu ra tại mức sử dụng nguồn lực đầu vào thực tế với tong số đầu ra ở mức sử dụng nguồn lực đầu vào tối

ưu.

Trong nên kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là một vấn đề không chỉ các nhà sản xuất, nhà kinh doanh mà được toàn xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh tế là phạm trù

kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là điều kiện để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, là động lực đề thúc đây mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.5. Một số chỉ tiêu tính toán a) Kết quả:

Khái niệm kết qua sản xuất: kết qua sản xuất là khái niệm dé chỉ kết qua thu được sau những đầu tư về von và lao động. Kết quả sản xuất được biểu hiện qua: chi phí sản xuất, sản lượng, thu nhập sau một kỳ sản xuất kinh doanh.

Chỉ phí sản xuất

Tổng chỉ phí sản xuất(TC) là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi dé mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích

thu lợi nhuận.

Công thức: TC= CPVC + CPLĐ Trong đó :

Chi phí vật chất (CPVC): trong sản xuất nông nghiệp, chi phi vật chất ở đây là chi phí phân, chi phí thuốc, chi phi cho các dụng cụ lao động, chi phi máy móc, thiết bị hỗ trợ...

Chi phí lao động (CPLĐ) : Là chi phí mà người sản xuất bỏ ra dé trả công cho

lao động. Chi phí lao động có hai hình thức: chi phí lao động nhà và chi phí lao động

thuê. Lao động nhà được sử dụng chủ yếu trong sản xuất. Lao động thuê mướn chỉ mang

tính thời vụ.

Doanh thu

Sản lượng (Q) là số sản phẩm được làm ra trong thời gian cô định.

Doanh thu(TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá

bán(P) nhân với sản lượng(Q).

Công thức: TR= P*Q.

Lợi nhuận

Lợi nhuận (x) là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất. Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chỉ phí.

Công thức : z=TR-T1C

b) Các chỉ tiêu thé hiện hiệu qua:

Tỷ suất doanh thu: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng

doanh thu.

Tý suất doanh thu/ chỉ phí = TR/TC

Tỷ suất lợi nhuận: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi

nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận/ chi phí = x /TC

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được tiến hành thu thập từ các Báo cáo thống kê các xã thuộc huyện Bu Dép, tinh Bình Phước, Cục thống kê của tinh Bình Phước, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn tỉnh Bình Phước, số liệu của Tổng cục thông kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tạp chí khoa học của tỉnh Bình Phước, các trang báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học nghiên cứu về cây bưởi da xanh. Các tài liệu này sẽ được tổng hợp, phân loại và sắp xếp theo từng nhóm phù hợp với nội dung nghiên cứu. Các nguồn dữ liệu này thu thập chủ yếu từ internet, sách báo và tạp chí.

b) Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là đữ liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua phỏng van, khảo sát trực tiếp từ,... đối tượng nghiên cứu. Dé tài tiến hành thu thập những thông tin, số liệu thông qua tiến hành quan sát, phỏng van trực tiếp, gián tiếp người dân nơi đây để có được những dữ liệu chính xác, hình ảnh trực quan và thực tế về áp dụng tiêu chuẩn VietGAP của các nông hộ trồng bưởi da xanh trên địa bàn. Xây dựng các bảng câu hỏi, khảo sát có liên quan từ cơ bản đến chỉ tiết của nghiên cứu và phỏng vấn các cá nhân, hộ gia đình dé thu thập dữ liệu.

Xác định kích thước mẫu: theo Harris (1985) đối với mô hình hồi quy thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tinh theo công thức là n = 50 + m (m: số biến độc lập).

Trên cơ sở tính toán đề tài dự tính khảo sát 60 hộ sản xuất bưởi da xanh tại huyện Bu Đốp. Trong đó chỉ có 20 hộ đạt tiêu chuẩn VietGAP do các nông hộ mới được giấy chứng nhận đạt chuẩn vào tháng 11 năm 2021 nên số hộ khảo sát đạt chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông nghiệp: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng mô hình trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn Vietgap của các nông hộ tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (Trang 31 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)