1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Tác giả Võ Thị Hồng Phúc
Người hướng dẫn PGS. TS. Võ Thành Danh
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 Giới thiệu (10)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (10)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (11)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.3 Phạm vi nghiên cứu (11)
      • 1.3.1 Không gian nghiên cứu (11)
      • 1.3.2 Thời gian nghiên cứu (11)
      • 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 1.4 Kết cấu của luận văn (12)
  • Chương 2 Tổng quan tài liệu (13)
    • 2.1 Lược khảo tài liệu (13)
      • 2.1.1 Nghiên cứu trong nước (13)
      • 2.1.2 Nghiên cứu nước ngoài (14)
    • 2.2 Cơ sở lý luận (18)
      • 2.2.1 Tổng quan về nông hộ canh tác mô hình lúa – tôm (18)
      • 2.2.2 Hiệu quả sản xuất (19)
      • 2.2.3 Hiệu quả kỹ thuật (21)
  • Chương 3 Phương pháp nghiên cứu (23)
    • 3.1 Quy trình và các bước nghiên cứu (23)
    • 3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (23)
      • 3.2.1 Dữ liệu thứ cấp (23)
      • 3.2.2 Dữ liệu sơ cấp (24)
    • 3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu (24)
      • 3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả (24)
      • 3.3.2 Phân tích thu nhập – chi phí (CRA – cost and returns anlalysis) (25)
      • 3.3.3 Kiểm định mô hình (26)
      • 3.3.4 Phương pháp tham số SFA (27)
  • Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận (35)
    • 4.1 Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu (35)
      • 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên (35)
      • 4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (39)
      • 4.1.3 Đánh giá lợi thế, tiềm năng, hạn chế trong phát triển nông nghiệp (47)
    • 4.2 Phân tích đặc điểm nông hộ trồng lúa ST24 trên địa bàn khảo sát (48)
      • 4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học (49)
      • 4.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (50)
    • 4.3 Phân tích thực trạng sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (63)
      • 4.3.1 Phân tích chi phí sản xuất (63)
      • 4.3.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận (65)
      • 4.3.3 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm 58 (67)
      • 4.3.4 Phân tích hoạt động tiêu thụ của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm 60 (69)
    • 4.4 Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (71)
      • 4.4.1 Kiểm định mô hình (71)
      • 4.4.2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên và phi hiệu quả kỹ thuật (72)
      • 4.4.3 Phân bổ mức hiệu quả kỹ thuật sản xuất (77)
    • 4.5 Thảo luận kết quả phân tích (79)
  • Chương 5 Kết luận và đề xuất (81)
    • 5.1 Đề xuất giải pháp (81)
      • 5.1.1 Cơ sở đề xuất (81)
      • 5.1.2 Giải pháp về quy mô diện tích (82)
      • 5.1.3 Giải pháp về phân bón và thuốc nông dược (82)
      • 5.1.4 Giải pháp về giống (83)
      • 5.1.5 Giải pháp về trình độ học vấn (84)
      • 5.1.6 Giải pháp về vay vốn (84)
      • 5.1.7 Giải pháp khác (85)
    • 5.2 Kết luận (86)
  • Tài liệu tham khảo (88)

Nội dung

Đề tài này nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, Cà Mau, dựa trên dữ liệu từ 95 nông hộ, đã sử dụng mô hình Cobb–Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật. Kết quả ước lượng cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình là 82,43%, tức là còn khả năng tăng thêm 17,57%. Các yếu tố như diện tích, lượng phân và thuốc nông dược, ngày công lao động, kinh nghiệm, trình độ học vấn và giống xác nhận đều ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Nghiên cứu đề xuất áp dụng mô hình “Cánh đồng liên kết”, sử dụng phân bón và thuốc nông dược cân nhắc, cải thiện giáo dục và đào tạo cho nông dân, và lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh chi tiết để quản lý vốn vay hiệu quả.

Giới thiệu

Lý do chọn đề tài

Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam, không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn cơ bản mà còn là biểu tượng của nền nông nghiệp truyền thống của dân tộc Qua thời gian, sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nghiên cứu và sản xuất đã đưa ngành trồng lúa ở Việt Nam lên một tầm cao mới Trong bối cảnh đó, mô hình canh tác tôm – lúa đã trở thành một xu hướng nổi bật, được áp dụng rộng rãi tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Mô hình này đặc trưng bởi việc sử dụng mương/ngăn nước khác nhau trong hệ thống canh tác để nuôi tôm Mương nuôi tôm xung quanh trảng trồng lúa không chỉ là nơi nuôi tôm mà còn được sử dụng một cách hiệu quả để cải thiện sản lượng lúa và giảm hoặc thậm chí không sử dụng phân bón cho lúa Mô hình canh tác tôm – lúa không chỉ đem lại hiệu suất kinh tế mà còn có lợi ích môi trường, giúp kiểm soát bùn lúa và tận dụng nguồn nước một cách bền vững Sự kết hợp giữa trồng lúa và nuôi tôm không chỉ thể hiện sự sáng tạo trong nông nghiệp mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam

Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất khu vực ĐBSCL, với hơn 264.000ha nhưng chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh, năng suất thấp Sau nhiều vụ nuôi liên tiếp, tình hình dịch bệnh liên tục diễn ra đã gây thiệt hại hàng loạt khiến nhiều nông dân không còn vốn sản xuất Trước tình hình này, năm 2007, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định chuyển dịch từ chuyên tôm sang mô hình lúa – tôm, đồng thời mở rộng sang những vùng làm lúa kém hiệu quả Từ vài ngàn ha ban đầu, đến năm 2021, diện tích luân canh tôm - lúa toàn tỉnh đã tăng lên trên 37.000 ha, năng suất tôm thu hoạch đạt từ

400 kg/ha đến 460 kg/ha, cao hơn hẳn so với ruộng chuyên tôm theo cùng hình thức nuôi Không những thế, năng suất lúa cũng tăng theo từng năm do tận dụng được nguồn hữu cơ tồn đọng từ quá trình nuôi tôm (Quốc và ctv., 2021) Huyện U Minh là một trong những huyện trọng điểm của tỉnh Cà Mau thực hiện phổ biến mô hình tôm – lúa Trước đây, người dân chủ yếu là sản xuất lúa 2 vụ theo truyền thống, hiệu quả kinh tế không cao Do đó, để thích ứng với điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững, địa phương đã phối hợp với các cấp, nhất là các đơn vị khuyến nông của tỉnh, huyện để xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ 2 vụ lúa/năm sang 1 vụ lúa,

1 vụ tôm Trong đó nổi bật với những cải tiến về việc sử dụng giống lúa ST24 với khả năng chống chịu phèn, mặn tốt nên nông hộ có thể trồng ở đất đồng hoặc luân canh lúa – tôm Ngoài ra, giống lúa ST24 còn có khả năng chống chịu với rầy nâu mạnh hơn nhờ mạ cứng, ống rạ to, rất ít nhiễm đốm vằn cho bông lúa to và dày nách, ít lép Vì vậy, từ khi chuyển sang mô hình mới và sử dụng giống lúa ST24, đời sống kinh tế nông dân đã được cải thiện rất nhiều Quan trọng nhất là đổi mới tư duy của nông dân từ truyền thống sang cách làm mới, khoa học

Tuy nhiên, cũng như cái loại cây trồng khác trong vùng ĐBSCL, hoạt động canh tác lúa trên đất nuôi tôm hiện nay đang đối phó với diễn biến phước tạp của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn cùng với sự gia tăng chi phí lao động, chi phí giống và các yếu tố đầu vào trong sản xuất như phân bón, thuốc nông dược Sự gia tăng chi phí các yếu tố đầu vào sẽ dẫn việc lựa chọn, phối hợp các yếu tố đầu vào, nhằm tối ưu trong sản xuất Tuy nhiên, sự điều chỉnh các yếu tố đầu vào và kỹ thuật trong sản xuất để đối phó với sự gia tăng chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Vấn đề đặt ra là hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau hiện nay là bao nhiêu và các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật Để tìm hiểu và phân tích vấn đề trên đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau” được tiến hành thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Đánh giá thực trạng sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau trong tương lai.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập trong giai đoạn 2020 - 2022

Số liệu sơ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập trong vụ lúa ST24 năm 2023

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Kết cấu của luận văn

Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và chỉ ra tầm quan trọng, sự tác động và cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu Nội dung chính của phần này bao gồm mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của luận văn

Chương 2: Tổng quan tài liệu

Chương này mô tả lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu, lược khảo được các tài liệu có liên quan về cơ sở lý thuyết, ứng dụng lý thuyết và các phương pháp của các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này mô tả chi tiết phương pháp thu thập và phương pháp xử lý số liệu Chương 4: Kết quả và thảo luận

Nội dung chương 4 thể hiện chi tiết kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Từ đó, làm nổi bật mối quan hệ của kết quả đạt được của nghiên cứu với giả thuyết đã được đặt ra cho nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và đề xuất

Căn cứ vào các kết quả chính của nghiên cứu để đưa ra các kết luận trong mối liên hệ với mục tiêu của nghiên cứu Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Quy trình và các bước nghiên cứu

Quy trình thực hiện đề tài được thể hiện qua hình 3.2 gồm các bước cụ thể như sau:

Nguồn: Tác giả đề xuất, 2023

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập và tổng hợp từ các báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại huyện U Minh, các tài liệu nghiên cứu khoa học có liên quan được đăng trên tạp chí chuyên ngành như tạp chí nghiên cứu khoa học Đại học Cần Thơ, tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam, tạp chí Kinh tế và Phát triển,

Thông tin và số liệu thu thập chủ yếu về một số chỉ tiêu về địa bàn nghiên cứu, tình hình sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển văn hóa xã hội tại huyện U Minh trong giai đoạn 2020-2022

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để xác định địa bàn chọn mẫu Đầu tiên là xác định địa bàn trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm trọng điểm trên địa bàn là xã Nguyễn Phích, Khánh Hòa, Khánh Tiến, Khánh Thuận và thị trấn U Minh là những địa phương có truyền thống trồng lúa trên nền đất nuôi tôm lâu năm Đặc biệt, diện tích trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại những xã chiếm diện tích lớn nhất của huyện U Minh Tại địa điểm khảo sát ở mỗi xã, thị trấn tiến hành chọn các địa bàn (ấp, khóm) có tập trung trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm và chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống với bước nhảy k=2 để chọn hộ tham gia khảo sát Kết quả là có 95 hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh Cơ cấu mẫu điều tra hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm được trình bày như sau:

Bảng 3.1: Cơ cấu mẫu điều tra dự kiến nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Địa bàn xã/thị trấn N (Số hộ) Tỷ trọng (%)

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023

Các thông tin được thu thập bao gồm tình hình sản xuất lúa tại huyện U Minh, tỉnh

Cà Mau, chi phí sản xuất, thu nhập của nông hộ, những thuận lợi và khó khăn.

Phương pháp phân tích dữ liệu

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế nhằm rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được Các công cụ cơ bản để trình bày và phân tích là bảng tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình trong tổng số mẫu quan sát (Mean), giá trị nhỏ nhất của biến trong tổng số mẫu quan sát (Minimum), giá trị lớn nhất của biến trong tổng số mẫu khảo sát được (Maximum), độ lệch chuẩn cho biết mức độ phân tán của các giá trị xung quanh giá trị trung bình (Std.Deviation) (Võ Thị Thanh Lộc, 2010)

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm mô tả các thông tin, đặc điểm của các nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau làm cơ sở để đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ của nông hộ

3.3.2 Phân tích thu nhập – chi phí (CRA – cost and returns anlalysis)

Doanh thu là toàn bộ số tiền đã thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của nông hộ (La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015)

Doanh thu = Giá bán  Sản lượng (3.1) Tổng chi phí là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất, chi phí thu hoạch, …(La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015)

Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác (3.2) Lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy tất cả khoản doanh thu có được trừ đi tất cả khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất (La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015)

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí (3.3)

3.3.2.1 Lợi nhuận trên doanh thu

Lợi nhuận trên doanh thu: chỉ số thể hiện mức lợi nhuận đạt được so với tổng doanh thu Nếu tỷ số này cao, điều này cho thấy rằng hoạt động sản xuất của hộ là hiệu quả tốt Trong bối cảnh này, chi phí sản xuất ra sản phẩm được xem xét là hợp lý Ngược lại, nếu tỷ số này thấp, thì hoạt động sản xuất của hộ không đạt hiệu quả tốt và cần xem xét lại tính hợp lý của chi phí sản xuất (La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015)

Lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu (3.4)

3.3.2.2 Lợi nhuận trên tổng chi phí

Lợi nhuận trên chi phí: thể hiện mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí sản xuất trong một kỳ, cụ thể chỉ số đo lường hiệu quả đầu tư, phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Khi chỉ số này càng cao, nó cho thấy rằng với mức chi phí thấp, hộ có khả năng đạt được lợi nhuận cao từ hoạt động sản xuất (La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, 2015)

Lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận/ Chi phí (3.5)

3.3.2.3 Tỷ số doanh thu trên tổng chi phí

Doanh thu trên chi phí: phản ánh mối quan hệ giữa tổng doanh thu trong một vụ và tổng chi phí sản xuất trong vụ đó, hay tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu Tỷ số này càng lớn, đồng nghĩa với việc với mức chi phí đầu tư thấp, tạo ra doanh thu cao từ hoạt động sản xuất của hộ Nếu hệ số này lớn hơn 1, đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất hiệu quả; ngược lại, nếu nhỏ hơn hoặc bằng 1, có thể đánh giá là sản xuất không hiệu quả hoặc hòa vốn

Doanh thu trên chi phí = Doanh thu / chi phí (3.6)

3.3.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Kiểm định đa cộng tuyến để xác định có hay không hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan rất mạnh với nhau Mô hình hồi quy xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến sẽ khiến nhiều chỉ số bị sai lệch, dẫn đến kết quả của việc phân tích định lượng không còn mang lại nhiều ý nghĩa Để nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến, nghiên cứu dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) để xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và sức mạnh của mỗi mối tương quan đó Giá trị VIF bắt đầu từ 1 và không có giới hạn trên Giá trị VIF trong khoảng từ 1-2 chỉ ra rằng không có mối tương quan giữa biến độc lập này và bất kỳ biến nào khác VIF giữa 2 và 5 cho thấy rằng, có một mối tương quan vừa phải, nhưng nó không đủ nghiêm trọng để người nghiên cứu phải tìm biện pháp khắc phục VIF lớn hơn 5 đại diện cho mối tương quan cao, hệ số được ước tính kém và các giá trị p-values là đáng nghi ngờ VIF lớn hơn 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến (Tuấn, 2023)

3.3.3.2 Kiểm định phương sai số thay đổi

Phương sai sai số thay đổi (Heteroskedasticity hoặc Heteroskedasticity) là hiện tượng mà tại đó phần dư (residuals) hoặc các sai số (e) của mô hình sau quá trình hồi quy không tuân theo phân phối ngẫu nhiên và phương sai không bằng nhau Điều này vi phạm giả thuyết của mô hình hồi quy tuyến tính là phương sai thay đổi của các sai số phải giống nhau (homoskedasticity) Phương sai thay đổi không làm mất đi tính chất không thiên lệch và nhất quán của các ước lượng Nhưng các ước lượng này không còn có phương sai nhỏ nhất hay là các ước lượng hiệu quả Tức là chúng không còn là các ước lượng tuyến tính không thiên lệch tốt nhất (BLUE) Khi có phương sai thay đổi, các kiểm định t và F có thể gây ra những kết luận sai lầm (Tuấn, 2023)

3.3.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định Generalied Likelihood – Ratio Statistic (LLR) được sử dụng để lựa chọn dạng hàm Cobb – Douglas hay dạng hàm Translog dựa vào giá trị  được tính bằng công thức sau:

 = -2[(L (H0) - L (H1)] (3.7) Trong đó, L(H0) là giá trị log-likelihood của hàm sản xuất theo mô hình Cobb – Douglas và L(H1) là giá trị log-likelihood của hàm sản xuất theo mô hình Translog Nếu λ > giá trị tra bảng λ: Bác bỏ giả thuyết H0, tức mô hình Translog tốt hơn Cobb-Doulas Nếu λ < giá trị tra bảng λ: Chấp nhận giả thuyết H0, tức mô hình Cobb-Doulas tốt hơn Translog Giá trị tra bảng (the critical χ 2 value) lấy từ bảng χ 2 (Kodde and Palm, 1986) với số bậc tự do (df) bằng số biến độc lập của mô hình Translog trừ số biến của mô hình Cobb – Douglas

3.3.4 Phương pháp tham số SFA

Dựa trên lý thuyết kinh tế sản xuất, có hai phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật là phương pháp phi tham số (phương pháp màng bao dữ liệu DEA) và phương pháp tham số (SFA) Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thường bị tác động bởi nhiều yếu tố ngẫu nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của nhà sản xuất như: thời tiết, thiên tai, lũ lụt, Trong khi đó, DEA bỏ qua các nhiễu thống kê và các sai số đo lường, không thể kiểm định giả thuyết Đề tài tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật nên việc xác định các biến sử dụng quá nhiều hoặc quá ít là cần thiết để đưa ra đề xuất cải thiện hiệu quả kỹ thuật, trong khi đó DEA chỉ tính được lượng đầu vào tối đa Phương pháp ước lượng tham số sử dụng mô hình phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) có thể tách phân phi hiệu quả và phần nhiễu ra khỏi các sai số trong mô hình ước lượng Do những ưu điểm đó, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng tham số thông qua mô hình phân tích biên ngẫu nhiên đề ước lượng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Tuy nhiên, phương pháp ước lượng phi tham số yêu cầu phải xác định được hình dạng của hàm số và các sai số Vì vậy, phương pháp tham số với sự tích hợp sai số ngẫu nhiên trong ước lượng sẽ phù hợp hơn phương pháp tham số Do vậy, nghiên cứu này sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ước lượng theo phương pháp một bước được đề xuất bởi Coelli et al., (2005); trong đó hàm sản xuất và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng Frontier 4.1 của Coelli et al., (2005) Có nhiều mô hình ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Tuy nhiên, có hai mô hình được sử dụng phổ biến là Cobb – Douglas và Translog Hàm sản xuất biên dạng Cobb – Douglas và Translog thực nghiệm có dạng như sau:

Hàm sản xuất biên Cobb – Douglas: ln𝑌i= 𝛽0 + ∑ 6 𝑗=1 𝛽jlnXji + (Vi -Ui) (3.8) Hàm sản xuất biên Translog: ln𝑌i= 𝛽0 + ∑ 6 𝑗=1 𝛽jlnXji + 1

2 ∑ 6 𝑗=1 ∑ 6 𝑘=1 𝛽jk lnXjilnXki + (Vi -Ui) (3.9) Trong đó: ln: logarit tự nhiên;

Yi: Năng suất lúa của nông hộ thứ i (kg/1.000m 2 );

0, 1, …6 là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình;

X1: Diện tích đất canh tác (1.000m 2 / hộ);

X2: Số lượng phân đạm (kg/1.000m 2 );

X3: Số lượng phân lân (kg/1.000m 2 );

X4: Số lượng phân kali (kg/1.000m 2 );

X5: Thuốc nông dược (g/1.000m 2 ) được tính dựa vào hoạt chất của các loại thuốc có sử dụng và được quy đổi tương đương ra thể rắn theo tỷ lệ 1 ml = 1 gr

X6: Số lượng ngày công (ngày công/1.000m 2 )

Vi: thể hiện sai số trong thống kê;

Ui: thể hiện mức phi hiệu quả của nông hộ thứ i

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Huyện U Minh, nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Cà Mau, có địa giới hành chính kết nối với các đơn vị khác như sau: phía bắc giáp với huyện An Minh của tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp với huyện Thới Bình, phía tây giáp với Vịnh Thái Lan, và phía nam giáp với huyện Trần Văn Thời Đây là vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, xác định ranh giới và mối liên kết của huyện U Minh với các khu vực lân cận

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện U Minh, Cà Mau

Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

4.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên

U Minh là vùng đồng bằng duyên hải, đất nhiễm mặn phèn nhiều, nhiều kênh, rạch Vườn quốc gia U Minh Hạ nằm ở huyện này Huyện U Minh có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn U Minh và 7 xã: Khánh An, Khánh Hòa, Khánh Hội, Khánh Lâm, Khánh Thuận, Khánh Tiến, Nguyễn Phích

Huyện U Minh được hình thành trên vùng đất U Minh Hạ, nằm dọc theo tuyến sông Cái Tàu, chạy xuyên qua xóm Cái Tàu - Lâm An và Biện Nhị đến Tiểu Dừa (giáp xã Vân Khánh, huyện An Minh, Tỉnh Kiên Giang) Sông Cái Tàu bắt nguồn từ vùng trũng của Rừng U Minh Hạ có hình cánh cung, ngọn trổ ra biển Tây, còn Vàm Sông tiếp giáp hữu ngạn sông Ông Đốc, đổ nước vào sông này ra biển Sông Cái Tàu với hệ thống kênh rạch xuyên sâu vào rừng tràm, xẻ thẳng vào ruột rừng chia U Minh Hạ ra từng ô với nhiều tên gọi khác nhau bám chặt vào rừng tràm rộng lớn và hùng vĩ

Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau mang những đặc tính chung của khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình 27,9 0 C, trung bình cao nhất trong năm không còn vào tháng 4 mà vào tháng 5: 30,2 0 C, trung bình thấp nhất vào tháng giêng: 26,5 0 C), đây là điều kiện thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản

Khí hậu trong tỉnh nhưng năm gần đây không còn phân mùa rõ rệt như trước, mùa mưa cũng không còn tâp trung từ tháng 5 - 11 và các tháng mùa khô không diễn ra từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau nữa, mà lượng mưa thường phân bổ rải rác ở tất cả các tháng trong năm, vào các tháng mùa mưa thường xuất hiện những đợt nắng hạn kéo dài hoặc xuất hiện nhiều cơn mưa lớn vào các tháng mùa khô Cụ thể, lượng mưa từ tháng

5 - 11 năm 2005 là 2.090,4 mm, đến năm 2010 là 1.973 mm; lượng mưa từ tháng 12 đến tháng 4 năm 2005 là 172,6 mm, năm 2010 là 25,3 mm

So với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì U Minh, Cà Mau có lượng mưa cao hơn hẳn Bình quân hàng năm có 165 ngày có mưa với lượng mưa trung bình năm là 1.998,3 mm; lượng mưa phân bố không đều trong các tháng và có sự khác biệt giữa các khu vực trong tỉnh, thời điểm có lượng mưa cao nhất cũng diễn biến phức tạp trong các năm chứ không còn tập trung từ tháng 8 đến tháng 10, sau đó giảm dần đến tháng 11 như trước Độ ẩm trung bình là 81% nhưng mùa khô độ ẩm thấp hơn, vào tháng 3 độ ẩm khoảng 74%

Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khô thịnh hành hướng gió đông bắc và gió đông, vận tốc gió trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s; mùa mưa thịnh hành hướng gió tây nam hoặc gió tây, vận tốc trung bình 1,8 - 4,5 m/s Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mưa thường xảy ra các cơn giông, lốc xoáy cấp 7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau - Kiên Giang chịu ảnh hưởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển Trong mùa mưa cũng thường có những đợt nắng hạn kéo dài (hạn Bà Chằng) làm tăng sự nhiễm mặn cho những vùng sản xuất luân canh một vụ lúa trên đất nuôi tôm

Về cơ bản, khí hậu trong tỉnh ôn hòa, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản, nhưng cũng cần chú ý các điểm sau:

+ Yếu tố mưa phân mùa là cơ sở để tỉnh quy hoạch sản xuất luân canh 01 vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa, nhưng trong điều kiện chưa chủ động về thủy lợi nên khi gặp hạn, lúa bị chết do bị nhiễm mặn

+ Trong mùa mưa, có những trở ngại cho đời sống dân cư và thi công các công trình giao thông, xây dựng dân dụng; nhưng đối với vùng quy hoạch ngọt hóa ở huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh trong mùa khô hoạt động xây dựng cũng gặp khó khăn do không vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân công trình được vì phải đắp đập ngăn mặn

+ Trong mùa khô, nắng hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng tràm, nhất là những vùng rừng tràm có than bùn; nắng hạn cũng làm cho độ mặn nước sông và trong đầm nuôi tôm tăng cao làm cho tôm nuôi chậm lớn và dễ phát sinh dịch bệnh

+ Những diễn biến phức tạp về thời tiết trên vùng biển đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác thủy hải sản, đe dọa an toàn cho ngư dân, làm giảm hiệu quả các chuyến khai thác biển

4.1.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thuỷ văn

Nước mưa hiện đang là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng nông nghiệp, phòng chống cháy rừng tràm, nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt Nguồn nước mặt trong vùng rừng tràm và một số diện tích lúa 2 vụ được bao khép kín quanh năm là nước ngọt Những vùng khác do hệ thống thủy lợi chưa khép kín nên mùa khô nguồn nước mặt bị mặn hoặc lợ

Về nước ngầm, theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam: nước ngầm ở tỉnh Cà Mau nói chung và ở huyện U Minh nói riêng được phân chia thành

7 tầng chứa nước: Tầng I có độ sâu trung bình từ 32 – 45m; tầng II có độ sâu từ 89m đến 136m, tầng III có độ sâu từ từ 146m đến 233 m, tầng IV có độ sâu từ 198m đến 306m, tầng V có độ sâu từ 300m đến 348m, tầng VI có độ sâu 372m, và tầng VII có độ sâu từ 372m đến 415m Nguồn nước ngầm đang được khai thác sử dụng phổ biến ở Huyện có độ sâu trung bình từ 89 đến 136m thuộc tầng II và độ sâu từ 146 đến 233m thuộc tầng III Tại các xã Khánh Lâm, Nguyễn Phích và Khánh An chỉ mới khai thác nước ở tầng III

Trữ lượng nước ngầm tại thị trấn U Minh khoảng 41.600m 3 /ngày (bao gồm tầng

Phân tích đặc điểm nông hộ trồng lúa ST24 trên địa bàn khảo sát

Nghiên cứu bắt đầu với việc lập một bảng câu hỏi khảo sát chi tiết, được thiết kế để thu thập thông tin chính xác và đầy đủ từ các nông hộ tham gia trong mô hình canh tác tôm – lúa Bảng câu hỏi này đã được gửi đến 95 nông hộ Quá trình thu thập dữ liệu đã được thực hiện một cách cẩn thận và hệ thống, đảm bảo sự đồng nhất trong việc hiểu và trả lời các câu hỏi Mỗi câu hỏi được xây dựng để tập trung vào các khía cạnh quan trọng của mô hình canh tác tôm – lúa ST24

Sau khi hoàn thành quá trình thu thập dữ liệu, bước tiếp theo là xử lý dữ liệu, thống kê và phân tích kết quả Dữ liệu từ 95 mẫu nông hộ sẽ được nhập và tổ chức một cách có tổ chức để tạo ra một tập dữ liệu đầy đủ và sẵn sàng cho các phương pháp phân tích thống kê Phân tích dữ liệu sẽ bao gồm việc sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để mô tả đặc điểm chung của mẫu và sau đó áp dụng các phương pháp phân tích đa biến để tìm ra mối quan hệ, tương quan và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình canh tác tôm – lúa ST24 trên địa bàn nghiên cứu

4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 4.2 cho thấy, nam giới chiếm tỷ trọng lớn nhất với 86,32%, trong khi nữ chỉ chiếm 13,68% Điều này cho thấy sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng nông hộ nam và nữ tham gia trong hoạt động trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Điều này cho thấy hoạt động trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm chủ yếu do nam giới thực hiện

Bảng 4.2: Thống kê giới tính của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Nguyên nhân chênh lệch này là do trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm là một công việc vất vả, có thể gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho nông hộ, do đó nam giới có thể chịu đựng và thích ứng hơn nữ giới Ngoài ra, trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm cần phải sử dụng nhiều máy móc và thiết bị như máy bơm vào sạ lúa giống, … do đó cần phải có nam giới để vận hành và sửa chữa Trong khi đó, phụ nữ chỉ tham gia trồng lúa với tư cách là lao động phụ, vì họ phải hoàn thành các nhiệm vụ khác hoặc chăm sóc gia đình trước

Số hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh là 95 hộ, trong đó có 94 hộ là dân tộc Kinh và 1 hộ là dân tộc Khmer Tỷ trọng của dân tộc Kinh chiếm 98,95%, rất cao so với tỷ trọng của dân tộc Khmer là 1,05% Điều này cho thấy hoạt động trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm chủ yếu do dân tộc Kinh thực hiện Nguyên nhân là do dân tộc Kinh là dân tộc đông đảo nhất ở Việt Nam, chiếm khoảng 85,7% dân số, do đó có thể dễ dàng tìm thấy nông hộ Kinh tham gia vào các hình thức canh tác mới mẻ hơn các dân tộc thiểu số Thêm vào đó, dân tộc Khmer là dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chỉ chiếm khoảng 1,4% dân số, và chủ yếu sinh sống ở các tỉnh miền Tây Nam

Bộ Huyện U Minh là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Cà Mau, nơi có ít dân tộc Khmer sinh sống, do đó có thể khó tìm thấy nông hộ Khmer tham gia vào hoạt động trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Ngoài ra, dân tộc Khmer có những nét văn hóa và tín ngưỡng riêng biệt, như tôn trọng các ngôi chùa, tuân theo các lễ hội truyền thống, giữ gìn các phong tục tập quán Do đó, có thể dân tộc Khmer ít quan tâm và thích nghi với các hình thức canh tác mới lạ, mà ưu tiên duy trì các hoạt động nông nghiệp truyền thống

Bảng 4.3: Thống kê dân tộc của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

4.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tỷ trọng của các nhóm tuổi khác nhau cho thấy sự phân bố không đồng đều của độ tuổi trong nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Số hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh là 95 hộ Trong đó, có 11 chủ hộ dưới 30 tuổi, 29 chủ hộ từ 30 đến dưới 40 tuổi, 19 chủ hộ từ 41 đến dưới 50 tuổi và 36 chủ hộ từ 50 tuổi trở lên Điều này cho thấy, lượng lớn nông hộ đã vào giai đoạn tuổi nghỉ hưu hoặc tuổi tác đã cao, sẽ ảnh hưởng đến sức lao động và khả năng quản lý của họ trong quá trình canh tác lúa Tuy nhiên, tuổi tác cao cũng tương ứng với mức độ kinh nghiệm càng dày dặn trong việc sản xuất lúa Sự kết hợp giữa tuổi tác và kinh nghiệm trồng lúa có thể được coi là một ưu điểm quan trọng trong việc đối mặt với các thách thức địa phương và biến đổi khí hậu

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Hình 4.4: Thống kê độ tuổi của nông hộ Độ tuổi nhỏ nhất của chủ hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm là 24 tuổi, độ tuổi lớn nhất là 70 tuổi Độ tuổi trung bình của chủ hộ là 44,72 tuổi Điều này cho thấy độ tuổi của nông hộ có sự dao động khá lớn và phần lớn nằm trong khoảng từ 33 tuổi đến 56 tuổi Lý giải do điều này, trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm là một hình thức canh tác mới, có nhiều ưu điểm như tăng năng suất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, do đó thu hút nhiều nông hộ ở các độ tuổi khác nhau tham gia Thêm vào đó, trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm cũng là một công việc vất vả, có thể gây ra nhiều khó khăn và rủi ro cho nông hộ, do đó nông hộ cần có đủ sức khỏe, kinh nghiệm và kiên trì để thích ứng Ngoài ra, cần phải sử dụng nhiều máy móc và thiết bị, như máy phun thuốc, máy bơm nước, … do đó nông hộ cần có đủ kỹ năng và kiến thức để vận hành và sửa chữa

Bảng 4.4: Thống kê đặc điểm của hộ canh tác lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện

U Minh, tỉnh Cà Mau Đặc điểm của hộ ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Độ tuổi Năm 24 70 44,72 11,68

Trình độ học vấn Năm 1 12 8,24 2,58

Quy mô nhân khẩu Người 2 7 4,01 1,02

Quy mô lao động Người 2 7 3,40 1,12

Quy mô lao động tham gia sản xuất Người 3 7 4,94 1,47

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Trình độ học vấn đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật trong quá trình sản xuất của nông hộ Nông hộ có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng dễ dàng hơn trong việc tiếp thu, nắm bắt thông tin thị trường và sử dụng các biện pháp kĩ thuật mới, so với những nông hộ có trình độ học vấn thấp Tỷ trọng của các nhóm trình độ học vấn khác nhau cho thấy sự phân bố không đồng đều của trình độ học vấn trong nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Nhóm trình độ học vấn THCS chiếm tỷ trọng cao nhất là 54,74%, theo sau là nhóm trình độ học vấn THPT với tỷ trọng là 31,58% Nhóm trình độ học vấn tiểu học chiếm tỷ trọng thấp nhất là 13,68% Trình độ học vấn nhỏ nhất của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm là 1 lớp, trình độ học vấn lớn nhất là 12 lớp

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Hình 4.5: Thống kê trình độ học vấn của nông hộ

Trình độ học vấn trung bình của nông hộ là 8,24 lớp, có độ lệch chuẩn là 2,579 lớp Vấn đề này đặt ra một yêu cầu cấp bách về việc phát triển các chương trình đào tạo và giáo dục nhằm nâng cao trình độ học vấn cho nông dân Các biện pháp như tổ chức các lớp học bổ túc và thiết lập các nguồn tài trợ cho việc tập huấn có thể hỗ trợ nông dân cập nhật kiến thức và kỹ năng Đồng thời, việc xây dựng chương trình giáo dục và công nghệ thông tin trong các vùng nông thôn cũng đóng vai trò quan trọng để tối ưu hóa việc truyền đạt thông tin và kiến thức đến nông dân Nâng cao trình độ học vấn không chỉ giúp cải thiện khả năng quản lý và áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại mà còn đóng góp vào quá trình phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân Điều này sẽ thúc đẩy sự tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời giúp nông dân chịu đựng tốt hơn trước các thách thức của thị trường và biến đổi khí hậu

Kinh nghiệm của nông hộ phản ánh mức độ thâm niên và thành thạo của họ trong việc thực hiện các hình thức canh tác Kinh nghiệm càng cao, nông hộ càng có nhiều kỹ năng và kiến thức để giải quyết các vấn đề và tối ưu hóa hiệu quả của canh tác Từ Hình 4.8 cho thấy, tỷ trọng của các nhóm kinh nghiệm khác nhau cho thấy sự phân bố không đồng đều của kinh nghiệm trong nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Nhóm kinh nghiệm từ 15 năm trở lên chiếm tỷ trọng cao nhất là 53,68%, đây là những nông hộ đã từng trồng lúa trên đất ruộng truyền thống, sau đó chuyển sang trồng lúa trên nền đất nuôi tôm Họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa, từ khâu chọn giống, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, Nhóm này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao kinh nghiệm sản xuất lúa ST24 cho các nông hộ mới chuyển đổi Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ 6,32% cho thấy, nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm vẫn còn thiếu những nông hộ trẻ, có năng lực, sáng tạo Những nông hộ này có thể chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong sản xuất, cần được hỗ trợ nhiều hơn từ các chính sách khuyến nông, đào tạo kỹ thuật

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Hình 4.6: Thống kê kinh nghiệm sản xuất của nông hộ

Kinh nghiệm nhỏ nhất của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm là 1 năm, kinh nghiệm lớn nhất là 44 năm Điều này cho thấy sự đa dạng về kinh nghiệm của nông hộ tại huyện U Minh, từ những người mới bắt đầu cho đến những người có nhiều kinh nghiệm Nông hộ mới có thể mang lại sự đổi mới và sự năng động, trong khi những người có kinh nghiệm lâu dài có thể mang lại sự ổn định và sự hiểu biết sâu sắc về điều kiện sản xuất tại địa phương Kinh nghiệm trung bình của nông hộ là 17,52 năm Nhìn chung, nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh đã có một số kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng trong sản xuất, nhưng vẫn cần tiếp tục học hỏi, nâng cao để nâng cao hiệu quả sản xuất

4.2.2.4 Tình hình tập huấn kỹ thuật

Tham gia tập huấn là một hoạt động có ích để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nông hộ trong việc thực hiện các hình thức canh tác mới, như trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm, bởi vì họ có thể được hướng dẫn và tư vấn bởi các chuyên gia và cán bộ nông nghiệp

Bảng 4.5: Thống kê tình hình tham gia tập huấn của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Tình hình số hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh là 95 hộ, trong đó có 47 hộ có tham gia tập huấn và 48 hộ không tham gia tập huấn Tham gia tập huấn cũng là một hoạt động gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế cho nông hộ, như chi phí, thời gian, địa điểm, chất lượng, hiệu quả… Do đó, có thể nhiều nông hộ không muốn hoặc không có điều kiện để tham gia tập huấn

Về thói quen tham gia tập huấn, số hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh có tham gia tập huấn là 47 hộ, trong đó có 32 hộ tham gia 1 lần, 8 hộ tham gia 2 lần và 7 hộ tham gia 3 lần Số lần tham gia tập huấn của nông hộ phản ánh mức độ quan tâm và nhu cầu của họ đối với các hoạt động đào tạo và tập huấn Số lần tham gia tập huấn càng nhiều, nông hộ càng có nhiều cơ hội để học hỏi và cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới Để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và trạm khuyến nông cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo và tập huấn cho nông dân Các hoạt động đào tạo và tập huấn cần được tổ chức thường xuyên, với nội dung phù hợp với nhu cầu của nông dân, nhằm giúp nông dân nâng cao kiến thức và kỹ năng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng lúa ST24 trên địa bàn huyện U Minh

Bảng 4.6: Thống kê số lần tham gia tập huấn mỗi năm của nông hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ trọng (%)

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Phân tích thực trạng sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

4.3.1 Phân tích chi phí sản xuất

Phân tích chi phí sản xuất cung cấp sự chi tiết về các yếu tố chi phí quan trọng trong mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, Cà Mau Điều này giúp nông dân và nhà quản lý nông nghiệp đưa ra quyết định tối ưu hóa hiệu suất sản xuất của hệ thống canh tác Bảng 4.13 cho thấy, chi phí sản xuất của mô hình trông lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của các nông hộ trên địa bàn huyện U Minh, Cà Mau gồm có chi phí làm đất, chi phí giống, chi phí thuốc, chi phân bón, chi phí tưới tiêu và chi phí lao động Trong đó chi phí làm đất, giống, thuốc và phân bón là những chi phí chính chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất, với trung bình lần lượt là 152,01; 220,53; 225,11 và 465,92 nghìn đồng/1.000m 2 Những chi phí này có độ lệch chuẩn khá thấp, cho thấy sự ổn định và ít biến động giữa các hộ sản xuất

Bảng 4.13: Chi phí sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm ĐVT: Nghìn đồng/1.000m 2 Chỉ tiêu N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí tưới tiêu 95 40,00 3.920,00 608,44 720,788 Chi phí lao động gia đình 95 117,48 923,00 300,91 126,770 Chi phí lao động thuê 42 * 148,37 643,33 340,83 113,99

Ghi chú: Trong 95 hộ khảo sát có 42 hộ sử dụng lao động thuê và phát sinh chi phí lao động thuê

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Chi phí tưới tiêu và lao động là những chi phí có độ lệch chuẩn rất cao, với trung bình lần lượt là 608,44 và 448,01 nghìn đồng/1.000m 2 Những chi phí này có sự chênh lệch lớn, cho thấy sự khác biệt và không đồng đều giữa các hộ sản xuất Có thể có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những chi phí này, như nguồn nước, hình thức tưới tiêu, năng suất lao động, mức thù lao, Tổng chi phí sản xuất trung bình là 2.119,93 nghìn đồng/1.000m 2 Đây là mức chi phí khá cao so với một số mô hình trồng lúa khác, nhưng cũng có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu kết hợp với nuôi tôm

4.3.1.1 Chi phí chuẩn bị đất

Khâu chuẩn bị đất khá quan trọng trong vụ mùa trồng lúa, công đoạn chuẩn bị đất góp phần tăng độ màu mỡ làm cho đất tươi xốp hơn Kết quả phân tích cho thấy chi phí làm đất dao động trong khoảng từ 107 đến 240 nghìn đồng/1.000m 2 , với mức trung bình là 152,01 nghìn đồng/1.000m 2 Độ lệch chuẩn cho thấy sự biến động khá lớn trong chi phí này Nguyên nhân của sự khác biệt này là do tình trạng đất của mỗi nông hộ khác nhau Bên cạnh đó chi phí này phụ thuộc vào diện tích đất, địa hình, phương tiện và cách thức làm đất của nông hộ Các nông hộ có diện tích đất lớn, địa hình khó khăn, sử dụng máy cày hoặc thuê lao động làm đất sẽ có chi phí cao hơn so với các nông hộ có diện tích đất nhỏ, địa hình thuận lợi, sử dụng bò hoặc làm đất tự lực

Giống là yếu tố quan trọng, giống tốt hoặc xấu, mật độ trồng nhiều hay ít điều ảnh hưởng đến năng suất của vụ thu hoạch Kết quả phân tich cho thấy, chi phí giống dao động từ 144 đến 300 nghìn đồng/1.000m 2 , với mức trung bình là 220,53 nghìn đồng/1.000m 2 Chi phí này phụ thuộc vào giá giống, mật độ sạ và năng suất giống của nông hộ Các nông hộ sử dụng giống lúa ST24 có giá giống cao hơn so với các giống lúa khác, nhưng cũng có năng suất và chất lượng cao hơn Các nông hộ sạ đậm, sạ đều và chăm sóc tốt sẽ có năng suất giống cao hơn so với các nông hộ sạ thưa, sạ không đều và chăm sóc kém

Kết quả điều tra thực tế thì trong quá trình sản xuất nông hộ sử dụng rất nhiều thuốc bao gồm: Thuốc sâu, thuốc cỏ, thuốc bệnh, thuốc dưỡng, … Liều lượng sử dụng thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, hướng dẫn trên nhãn chai là chủ yếu và tùy tình hình dịch bệnh ở mùa vụ mà sử dụng liều lượng khác nhau Kết quả phân tích của nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc dao động từ 152,58 đến 315,62 nghìn đồng/1.000m 2 , với mức trung bình là 225,11 nghìn đồng/1.000m 2 Chi phí này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng và tần suất sử dụng thuốc của nông hộ Các nông hộ sử dụng nhiều loại thuốc, sử dụng thuốc với liều lượng cao và thường xuyên sẽ có chi phí cao hơn so với các nông hộ sử dụng ít loại thuốc, sử dụng thuốc với liều lượng thấp và ít khi sử dụng thuốc Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng phải phù hợp với tình trạng sâu bệnh và điều kiện thời tiết để đảm bảo hiệu quả phòng trừ và bảo vệ môi trường

Phân bón là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp vì phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng Tuy nhiên, để sử dụng phân bón sao cho đạt hiệu kinh tế thì còn phải cân nhắc sự lựa chọn giữa năng suất cây trồng và tỷ trọng chi phí phân bón trong tổng chi phí, vì chi phí phân bón và năng suất đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ Kết quả phân tích về chi phí phân bón dao động từ 361,20 đến 582,40 nghìn đồng/1.000m 2 , với mức trung bình là 465,92 nghìn đồng/1.000m 2 Chi phí này phụ thuộc vào loại phân bón, lượng phân bón và thời điểm bón phân của nông hộ Các nông hộ sử dụng nhiều loại phân bón, bón phân với lượng lớn và nhiều lần sẽ có chi phí cao hơn so với các nông hộ sử dụng ít loại phân bón, bón phân với lượng vừa phải và ít lần Tuy nhiên, việc bón phân cũng phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và đặc điểm đất trồng để đảm bảo hiệu quả tăng trưởng và năng suất

Chi phí tưới tiêu dao động rất lớn, từ 40 đến 3.920 nghìn đồng/1.000m 2 , với mức trung bình là 608,44 nghìn đồng/1.000m 2 Chi phí này phụ thuộc vào nguồn nước, phương tiện và cách thức tưới tiêu của nông hộ Các nông hộ có nguồn nước xa, sử dụng máy bơm hoặc thuê lao động tưới tiêu sẽ có chi phí cao hơn so với các nông hộ có nguồn nước gần, sử dụng bò hoặc tưới tiêu tự lực Tuy nhiên, việc tưới tiêu cũng phải phù hợp với nhu cầu nước của cây lúa và điều kiện khí hậu để đảm bảo hiệu quả tiết kiệm nước và tránh ngập úng hoặc khô hạn

4.3.1.6 Chi phí lao động gia đình

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, lao động là một yếu tố đầu vào không thể thiếu Lao động gia đình được tính theo ngày công lao động, một ngày công lao động được hiểu là ngày làm việc bình thường gồm có 8 tiếng Kết quả phân tích cho thấy, chi phí lao động gia đình với mức trung bình ở mức 300,91 nghìn đồng/1.000m 2 đó độ lệnh chuẩn khá cao với 126,77 nghìn đồng chứng tỏ giữa các hộ có mức chênh lệch về nhân công lao động khá lớn Hộ có chi phí lao động gia đình thấp nhất là 117,48 nghìn đồng/1.000m 2 và hộ có chi phí lao động gia đình cao nhất là 923 nghìn đồng/1.000m 2 Qua đó cho thấy, các nông hộ bỏ ra nhiều chi phí lao động gia đình vào việc canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm Thông thường những nông hộ có quy mô nhân khẩu nhiều người sẽ tận dụng nguồn lực sẵn có trong việc sản xuất của hộ, nó sẽ giảm hộ đó giảm thiểu chi phí lao động thuê và ngược lại

4.3.1.7 Chi phí lao động thuê

Kết quả thống kê trong 95 hộ chỉ có 42 hộ có sử dụng lao động thuê cũng như phát sinh chi phí thuê lao động với mức trung bình ở mức 340,83 nghìn đồng/1.000m 2 , độ lệch chuẩn 113,99 nghìn đồng chứng tỏ có sự chênh lệch về việc thuê lao động ngoài giữa các nông hộ Thời gian thuê lao động thông thường sẽ tính theo ngày với mỗi ngày là 8 tiếng Nhu cầu thuê lao động của nông hộ chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố đó là quy mô lao động và quy mô diện tích canh tác của hộ đó Theo số liệu thống kê hộ có quy mô lao động dưới 3 người là 23 hộ, trung bình diện tích đất canh tác là 10.590 m 2 , có hộ lớn nhất với tổng diện tích canh tác 23.000 m 2

4.3.2 Phân tích doanh thu và lợi nhuận

Kết quả phân tích cho thấy sự biến động lớn trong các chỉ tiêu, đặc biệt là về sản lượng, doanh thu, chi phí, và lợi nhuận Điều này có thể phản ánh sự đa dạng trong cách triển khai và quản lý mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh,

Cà Mau Các nông hộ và nhà quản lý cũng có thể xem xét và điều chỉnh chiến lược sản xuất để tối ưu hóa kinh tế và giảm rủi ro

Bảng 4.14: Doanh thu, lợi nhuận của nông hộ khi canh tác trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Chỉ tiêu ĐVT Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Giá bán Nghìn đồng/Kg 6,70 8,10 7,42 0,475

Doanh thu Nghìn đồng/1.000m 2 2.539,30 5.329,80 4.218,96 667,260 Chi phí Nghìn đồng/1.000m 2 1.254,89 5.593,65 2.119,93 845,256 Lợi nhuận Nghìn đồng/1.000m 2 -1.205,79 3.715,64 2.099,03 1.116,376 Thu nhập Nghìn đồng/1.000m 2 -949.13 4.010,64 2.399,94 1.077,514

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023

Chỉ tiêu này cho biết khối lượng lúa ST24 thu hoạch được trên mỗi 1.000m 2 diện tích trồng Theo bảng số liệu, sản lượng dao động từ 374kg đến 694kg, với trung bình là 568,09kg và độ lệch chuẩn là 78,391kg Điều này cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các nông hộ về năng suất trồng lúa ST24, có thể do các yếu tố như chất lượng đất, phương pháp canh tác, điều kiện thời tiết, sâu bệnh, …

Chỉ tiêu này cho biết mức giá bán lúa ST24 trên thị trường Theo bảng số liệu, giá bán dao động từ 6,7 nghìn đồng đến 8,1 nghìn đồng mỗi kg, với trung bình là 7,42 nghìn đồng và độ lệch chuẩn là 0,475 nghìn đồng Điều này cho thấy giá bán lúa ST24 khá ổn định và cao hơn so với các loại lúa khác, do lúa ST24 có chất lượng tốt, hương vị thơm ngon và được nhiều người ưa chuộng

Chỉ tiêu này cho biết tổng giá trị bán lúa ST24 trên mỗi 1.000m 2 diện tích trồng Doanh thu được tính bằng cách nhân sản lượng với giá bán Theo bảng số liệu, doanh thu dao động từ 2.539,3 nghìn đồng đến 5.329,8 nghìn đồng, với trung bình là 4.218,96 nghìn đồng và độ lệch chuẩn là 667,26 nghìn đồng, độ lệch chuẩn cao, cho thấy sự biến động lớn trong doanh thu giữa các nông hộ Điều này cho thấy doanh thu của các nông hộ phụ thuộc vào sản lượng và giá bán, càng cao thì càng tốt

Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Kiểm định đa cộng tuyến: Kết quả kiểm định cho thấy, các biến độc lập trong mô hình đều có hệ số VIF nhỏ hơn 2 Do đó, mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

Kiểm định phương sai sai số thay đổi: Kết quả kiểm định giá trị sig > 0,05 Do đó, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.19: Kết quả hàm sản xuất biên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Ký hiệu Biến số Tham số Hệ số Giá trị t

Ln(X6) Ngày công lao động β6 0,009 ** 0,505

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật

LR test of the one – sided error 71,024

Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra thực tế, 2023 Ghi chú: ( *** ) mức ý nghĩa 1%, ( ** ) mức ý nghĩa 5%, ( * ) mức ý nghĩa 10%

Kiểm định chọn mô hình ước lượng: Kết quả kiểm định LLR để lựa chọn mô hình dạng Cobb – Douglas và Translog cho thấy, giá trị  = -2[(L (H0) - L (H1)] = -2(100,46- 106,31) = 11,71 nhỏ hơn giá trị table tra bảng χ 2 (df = 21, table = 38,30) Do vậ, mô hình Cobb – Douglas được chọn để ước lượng

Kiểm định chọn công cụ ước lượng: Hàm sản xuất biên Cobb – Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng đồng thời theo phương pháp một bước (one-stage estimation) bằng Frontier 4.1 Kết quả ước lượng được trình bày ở Bảng 4.19 cho thấy, hệ số gama (γ) bằng 1,000 Do vậy mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (Battese & Corra, 1977), tức hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về kinh tế - xã hội Vì vậy, phương pháp ước lượng cực đại (MLE) được sử dụng

4.4.2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên và phi hiệu quả kỹ thuật

Hàm sản xuất biên là hàm cho biết năng suất tối đa mà một hộ nông dân có thể đạt được khi sử dụng các biến số đầu vào như diện tích, phân bón, thuốc nông dược, ngày công lao động, … Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (inefficiency function) là hàm cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài kiểm soát của nông hộ như tuổi chủ hộ, kinh nghiệm, học vấn, vay vốn, giống xác nhận, tỷ lệ lao động, … đến sản lượng thu hoạch thực tế của họ

Hệ số sigma-squared (σ 2 ) cho biết mức độ phân tán của năng suất thực tế so với năng suất tối đa Hệ số này có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy có sự khác biệt giữa năng suất thực tế và năng suất tối đa của nông hộ

Hệ số gamma (γ) cho biết tỷ lệ phần trăm của sự khác biệt giữa năng suất thực tế và năng suất tối đa được giải thích bởi các yếu tố ngoài kiểm soát của nông hộ Hệ số này có giá trị bằng 1 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy các yếu tố ngoài kiểm soát của nông hộ là nguyên nhân chính gây ra sự phi hiệu quả của họ Để ước lượng mức hiệu quả kinh tế dựa vào mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên theo dạng hàm Cobb-Douglas, các biến số ở Bảng 4.19 được sử dụng để tính toán và ước lượng Hệ số Gamma () là 1,000 ở mức ý nghĩa 1% Vì thế, mô hình đã tồn tại các yếu tố kinh tế xã hội tác động làm giảm năng suất trong sản xuất lúa của nông hộ Do vậy, phương pháp ước lượng khả năng tối đa (MLE) được chọn để giải thích kết quả Hệ số

 trong mô hình thể hiện sự kém hiệu quả kinh tế giải thích đến 100% về sự biến động của năng suất trồng lúa Sự kém hiệu quả này là do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào kiểm soát được như giống lúa, chi phí thuốc phân và lao động ảnh hưởng Phần còn lại là do các yếu tố ngẫu nhiên khác không kiểm soát được (như thời tiết, sâu bệnh, giá cả thị trường, …) Như vậy, việc sản xuất lúa kém hiệu quả chủ yếu do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý cao hơn là do các yếu tố ngẫu nhiên khác Từ đó cho thấy yếu tố con người trong việc chọn lựa, phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cũng như năng suất của nông hộ

4.4.2.1 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên

Hàm sản xuất biên cho thấy, các biến số đầu vào đều có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của nông hộ, ngoại trừ biến phân kali và thuốc nông dược có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh Điều này có thể giải thích bằng việc sử dụng quá nhiều phân kali và thuốc nông dược có thể gây hại cho cây lúa, làm giảm năng suất và chất lượng Các biến số đầu vào đều có hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5%, ngoại trừ ngày công lao động có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Điều này cho thấy các biến số đầu vào đều có tác động đáng kể đến năng suất của hộ nông dân, nhưng mức độ tác động có thể khác nhau Trong đó, phân lân có hệ số ước lượng cao nhất (0,199) cho thấy phân lân là yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng năng suất của nông hộ

Quy mô diện tích canh tác lúa ST24 có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của mô hình canh tác Nếu quy mô diện tích canh tác lớn, nông hộ thường có thể tận dụng được các lợi ích về kinh tế và hiệu suất Từ kết quả hàm sản xuất biên cho thấy, biến diện tích có tác động thuận chiều đến năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm với mức ý nghĩa thống kê 1% Điều này có nghĩa khi diện tích canh tác của nông hộ tăng thêm 1% thì năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm sẽ tăng thêm 0,057% giả định các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tuấn và Đặng (2019); Kadiri et al., (2014); Heriqbaldi (2015)

Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất đạm cho cây lúa, một thành phần chính của protein Điều này giúp cây lúa trở nên mạnh mẽ và khả năng chống lại sâu bệnh được cải thiện Không chỉ vậy, phân đạm còn đóng góp vào quá trình tích lũy chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây lúa Từ kết quả hàm sản xuất biên cho thấy, biến phân đạm có tác động thuận chiều đến năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm với mức ý nghĩa thống kê 5% Điều này có nghĩa khi nông hộ tăng thêm 1% phân đạm đầu vào thì năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm sẽ tăng thêm 0,041% giả định các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Thông (2011); Trí và ctv., (2019)

Phân lân quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng cây lúa, đặc biệt là trong quá trình ra hoa và tạo hạt Cung cấp đủ lượng lân giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm lúa Phân lân không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tăng cường sức đề kháng của cây lúa trước sự tấn công của sâu bệnh, cùng với sự cân bằng phân lân trong đất giúp tăng sức mạnh của hệ thống miễn dịch của cây lúa Biến phân lân có tác động thuận chiều đến năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm với mức ý nghĩa thống kê 5% Điều này có nghĩa khi nông hộ tăng thêm 1% phân lân đầu vào thì năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm sẽ tăng thêm 0,199% giả định các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trí và ctv., (2019); Tuấn và Đặng (2019)

Kali đóng vai trò làm tăng năng suất và cải thiện chất lượng hạt của cây lúa Hấp thụ kali từ đất thay đổi theo giai đoạn phát triển của cây lúa, đặc biệt là khi cây lúa chuẩn bị ra hoa Kali không chỉ hỗ trợ chuyển hóa năng lượng mà còn tái tạo chất dinh dưỡng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cây lúa Từ kết quả hàm sản xuất biên cho thấy, biến phân kali có tác động nghịch chiều đến năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm với mức ý nghĩa thống kê 5% Điều này có nghĩa khi nông hộ tăng thêm 1% phân kali đầu vào thì năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm sẽ giảm 0,063% giả định các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lợi (2017); Tuấn và Đặng (2019)

Thuốc nông dược hay thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác Kết quả hàm sản xuất biên cho thấy, biến thuốc nông dược có tác động nghịch chiều đến năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm với mức ý nghĩa thống kê 5% Điều này có nghĩa khi nông hộ tăng thêm 1% thuốc nông dược đầu vào thì năng suất lúa ST24 được trồng trên nền đất nuôi tôm sẽ giảm 0,044% giả định các yếu tố khác không đổi Điều này có thể lý giải do nông hộ áp dụng thuốc nông dược một cách không đúng cách dẫn đến tồn dư chất hoạt động trong sản phẩm, gây nguy cơ đối với sức khỏe con người Hơn nữa, sử dụng không đúng cách cũng có thể làm giảm hiệu quả phòng trừ đối với sinh vật gây hại, tiềm ẩn rủi ro giảm năng suất lúa Ngoài ra, một số nông hộ khác sử dụng thuốc nông hộ ở mức độ quá mức nên làm giảm khả năng chống chịu của cây lúa đối với sâu bệnh Sự quá mức này không chỉ làm giảm hiệu suất phòng trừ mà còn có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật gây hại, gây ảnh hưởng đến năng suất lúa Bên cạnh đó, ciệc lựa chọn và sử dụng thuốc nông dược không phù hợp với đặc điểm cụ thể của sâu bệnh gây hại có thể giảm hiệu quả phòng trừ Sự không phù hợp này có thể xuất phát từ việc thiếu thông tin hoặc hiểu biết về sinh vật gây hại, từ đó tác động tiêu cực đến năng suất lúa Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lợi (2017); Trí và ctv., (2019); Sholikah & Kadarmanto (2020)

Số lượng ngày lao động đóng vai trò quan trọng trong quy trình chăm sóc lúa, và nó bao gồm cả ngày công của lao động nhà và lao động thuê Đây là một yếu tố định hình quy mô và chất lượng công việc thực hiện trong quá trình canh tác, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm Các hoạt động như làm cỏ, bón phân, phun thuốc, dặm lúa và thu hoạch đều có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất của cây lúa Sự ảnh hưởng của số ngày lao động đến năng suất cây lúa ST24 được thể hiện rõ qua kết quả hàm sản xuất biên Kết quả này cho thấy, mối liên quan tích cực giữa số ngày lao động và năng suất lúa, với sự tăng lên của số ngày lao động điều tăng năng suất cây lúa Khi nông hộ có thêm 1% số ngày lao động, năng suất lúa ST24 có thể tăng thêm 0,009%, giả định rằng các yếu tố khác không đổi Nguyên nhân là do sự tăng cường số ngày lao động giúp nông hộ có thêm thời gian và khả năng để thực hiện các biện pháp chăm sóc lúa một cách chặt chẽ và đúng thời điểm Việc làm cỏ, bón phân và phun thuốc đều đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên trì và khi có đủ ngày lao động, nông hộ có thể tập trung hơn vào những công việc này, đồng thời đảm bảo rằng cây lúa được chăm sóc tốt, từ đó tối đa hóa năng suất và chất lượng sản phẩm Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho nông hộ mà còn góp phần vào sự ổn định và bền vững của nền nông nghiệp tại huyện U Minh

4.4.2.2 Kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (TIE) phản ánh tác động của các biến đặc điểm kinh tế

Thảo luận kết quả phân tích

Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố quy mô diện tích canh tác, lượng phân đạm, phân lân, kali, và thuốc nông dược đều có tác động đáng kể đến năng suất lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh Bên cạnh đó, nghiên cứu của Tuấn và Đặng

(2019), nghiên cứu của Trí và ctv., (2019) cũng nhấn mạnh vai trò của lượng giống sử dụng, phân kali và thuốc nông dược trong tăng cường năng suất lúa Cả hai nghiên cứu đều cho thấy rằng việc sử dụng lượng giống, phân kali và thuốc nông dược hợp lý có thể cải thiện hiệu quả sản xuất Tuy nhiên, nghiên cứu của Lợi (2017) lại chỉ ra rằng một số yếu tố như lượng giống và phân lân vẫn chưa được sử dụng một cách hiệu quả Điều này có thể gây ra một số bất lợi trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của lúa

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nông dược cũng cần được quản lý một cách cẩn thận Điều này được chứng mình trong nghiên cứu, việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến tồn dư chất hoạt động và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đồng thời cũng không mang lại hiệu quả mong muốn trong việc phòng trừ sâu bệnh Mặt khác, việc sử dụng quá mức thuốc nông dược trong mô hình canh tôm - lúa có thể tạo ra một loạt các vấn đề khác nhau Đầu tiên, những chất hoạt động từ thuốc nông dược có thể lan ra môi trường nước trong ao nuôi tôm, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng nước Điều này có thể gây ra sự rối loạn đối với sinh vật sống trong ao, bao gồm cả tôm nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của chúng Thứ hai, những chất này có thể tích tụ trong tôm nuôi, gây ra nguy cơ cho sức khỏe con người khi tiêu thụ sản phẩm Việc sử dụng không hợp lý thuốc nông dược có thể dẫn đến việc tồn dư chất này trong tôm, vượt quá ngưỡng an toàn cho sức khỏe Bên cạnh đó, việc sử dụng quá mức thuốc nông dược cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất lúa Mặc dù ban đầu có thể có ảnh hưởng tích cực lên việc kiểm soát sâu bệnh và cỏ dại, nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc, khiến các loại sâu và cỏ dại trở nên kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng thuốc sau này và ảnh hưởng đến năng suất lúa Do đó, việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc nông dược là rất quan trọng trong mô hình canh tôm – lúa nói chung và mô hình canh tác lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh nói riêng, không chỉ để đảm bảo sức khỏe cho con người và môi trường mà còn để tối ưu hóa năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra

Ngoài ra, kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U Minh cho thấy có điểm tương đồng so với những nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Sholikah & Kadarmanto 2020); nghiên cứu của Heriqbaldi (2015) đều nhấn mạnh tác động của tuổi tác và kinh nghiệm đối với hiệu quả kỹ thuật của nông hộ Nông hộ trẻ tuổi thường có khả năng thích nghi với công nghệ mới và áp dụng các kỹ thuật hiện đại, trong khi nông hộ có kinh nghiệm có thể tỏ ra linh hoạt trong việc chăm sóc cây trồng và thích ứng với biến đổi môi trường nhanh chóng

Mặt khác, nghiên cứu về trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm của nông hộ tại huyện U

Minh cũng nhấn mạnh tác động của trình độ học vấn và tình hình vay vốn đối với hiệu quả sản xuất Trình độ học vấn cao giúp nông hộ áp dụng kỹ thuật mới và quản lý thông tin thị trường hiệu quả, trong khi tình hình vay vốn cũng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư vào các yếu tố sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất lúa Điều này cũng vó sự tương đồng với nghiên cứu của Tuấn và Đặng (2019) và Lema et al., (2017) Mặc dù, có những điểm chung trong các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật của nông hộ, nhưng cách tiếp cận và nhấn mạnh của mỗi nghiên cứu có thể khác nhau, phản ánh sự đa dạng và đặc thù của mỗi vùng lãnh thổ và ngành nghề nông nghiệp

Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh trung bình đạt 86,77% cho thấy hầu hết các hộ nông dân đã sử dụng các biến số đầu vào khá tốt để đạt được năng suất khá cao Kết quả này phản ánh sự tốt của việc áp dụng kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp địa phương Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa tại khu vực này, như nghiên cứu của Đặng (2017) và Trí và ctv., (2019) Các nghiên cứu nước ngoài cũng cho thấy kết quả tương tự, như nghiên cứu của Lema et al (2017) và Chandel et al., (2022) với hiệu quả kỹ thuật trung bình là 77,2% và 72% tương ứng.

Ngày đăng: 18/10/2024, 10:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tên người được phỏng vấn:…………………………………….Tuổi:……… Khác
2. Số điện thoại:………………………………………………………………… Khác
3. Địa chỉ:……………………………………………………………………… Khác
6. Trình độ: :……….(lớp 1-12, trung cấp: 14; cao đẳng: 15; đại học: 16; cao học: 18) 7. Tổng số nhân khẩu trong gia đình:…………………. người Khác
8. Số lao động gia đình tham gia sản xuất:……………..người II. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT Khác
14. Những thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ là gì? Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất Giao thông thuận lợiĐược tập huấn kỹ thuật Hỗ trợ từ địa phương Giá cả ổn địnhKhác…………… Khác
16. Trong mùa vụ năm 2023, Ông (Bà) có vay vốn không? □ Có □ Không Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật dựa trên đường sản xuất biên - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật dựa trên đường sản xuất biên (Trang 21)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 23)
Hình 4.1: Bản đồ hành chính huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (Trang 35)
Hình 4.2: Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 4.2 Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (Trang 40)
Hình 4.3: Một góc thị trấn U Minh, tỉnh Cà Mau - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 4.3 Một góc thị trấn U Minh, tỉnh Cà Mau (Trang 42)
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất lúa tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2022  Chỉ tiêu  ĐVT - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Bảng 4.1 Tình hình sản xuất lúa tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020-2022 Chỉ tiêu ĐVT (Trang 46)
Hình 4.4: Thống kê độ tuổi của nông hộ - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 4.4 Thống kê độ tuổi của nông hộ (Trang 50)
Bảng 4.4: Thống kê đặc điểm của hộ canh tác lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Bảng 4.4 Thống kê đặc điểm của hộ canh tác lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện (Trang 51)
Hình 4.5: Thống kê trình độ học vấn của nông hộ - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 4.5 Thống kê trình độ học vấn của nông hộ (Trang 52)
Hình 4.6: Thống kê kinh nghiệm sản xuất của nông hộ - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Hình 4.6 Thống kê kinh nghiệm sản xuất của nông hộ (Trang 53)
Bảng 4.12 thống kê mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ trồng lúa ST24 trên  nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, số hộ sử dụng vốn vay để mua thuốc,  phân bón là 59 hộ, chiếm tỷ số cao nhất (62,11%) - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Bảng 4.12 thống kê mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, số hộ sử dụng vốn vay để mua thuốc, phân bón là 59 hộ, chiếm tỷ số cao nhất (62,11%) (Trang 62)
Bảng 4.13: Chi phí sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Bảng 4.13 Chi phí sản xuất của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm (Trang 63)
Bảng 4.19: Kết quả hàm sản xuất biên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng  lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Bảng 4.19 Kết quả hàm sản xuất biên và hàm phi hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (Trang 71)
Bảng 4.20: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất  nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
Bảng 4.20 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tôm tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau (Trang 78)
18. Bảng tổng hợp về chi phí sản xuất lúa trong năm 2023 (nghìn đồng/1.000m 2 ). - Phân tích hiệu quả kỹ thuật tôm của nông hộ trồng lúa ST24 trên nền đất nuôi tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau
18. Bảng tổng hợp về chi phí sản xuất lúa trong năm 2023 (nghìn đồng/1.000m 2 ) (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN