5.1. Kết luận
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tác giả tiến hành khảo sát 60 hộ nông dân (30 hộ trồng lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiễn (SRI) và 30 hộ trồng lúa không ứng dụng mô hình thâm canh cải tiễn (SRD). Các phương pháp được sử dụng như phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đánh giá hiệu quả, phân tích hồi quy. Một số kết quả nghiên cứu chính đạt được như sau:
Thứ nhất, diện tích trồng lúa có xu hướng gia tăng mạnh mẽ từ năm 2017 đến
năm 2021 từ 14.786 ha (2017) tăng lên 14.930,5 ha (2021).
Thứ hai, so sánh hiệu quả kinh tế của san xuất lúa ứng dung va không ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRD) cho thấy hộ ứng dụng mô hình SRI có hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không ứng dụng mô hình SRI. Cụ thể, lợi nhuận của các hộ có
ứng dụng mô hình SRI cao hơn các hộ không ứng dụng mô hình SRI là 369 ngàn
đồng. Ở những hộ ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRD, tỷ suất doanh thu/chi phí = 1,15 lần trong khi đó những hộ không ứng dụng mô hình tỷ suất doanh thu/chi phi = 1,01 lần. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của hộ ứng dụng mô hình SRI cũng cao hon so với hộ không ứng dụng mô hình SRI khi mà 1 đồng chi phí tạo ra 0,15 đồng lợi nhuận cao hơn 1 đồng chi phí tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận ở hộ không ứng dụng mô
hình.
50
Thứ ba, kết qua hồi quy logistic chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dung mô hình thâm canh cải tiến (SRI) của nông hộ trồng lúa tại huyện Tuy Phước bao gồm 4 yếu tố: số lần tập huấn (X)), trình độ học vấn (Xu), diện tích đất (Xs), thu nhập từ trồng lúa (Xe). Kết quả ước lượng cho thấy tat cả các biến đều có dấu đúng như kỳ vọng. Các biến có tác động cùng chiều đến quyết định ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) của nông hộ huyện Tuy Phước. Điều nay cho thấy việc tăng thêm một đơn vị của các biến này sẽ làm tăng xác suất quyết định ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) trong trồng lúa của nông hộ huyện Tuy Phước.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp dé khuyến khích mở rộng ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định: (1) Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, (2) Nâng cao trình độ học vấn, (3) Mở rộng diện tích đất canh
tác, (4) Nâng cao thu nhập.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với người nông dân
Thứ nhất, thay đổi thói quen, tập quán canh tác lạc hậu, đổi mới sản xuất lúa truyền thống theo hướng sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiễn (SRI) mang lại chất lượng hiệu quả.
Thứ hai, chủ động tìm hiểu, tiếp cận kiến thức liên quan đến mô hình thâm canh cai tiến (SRD, áp dụng vào sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRD.
Thứ ba, chủ động nâng cao kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRD), cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vat, phân bón.
Thứ tư, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của cán bộ khuyến nông về kỹ thuật sản xuất lúa ứng dung mô hình thâm canh cải tiến (SRD).
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương
51
Thứ nhất, tăng cường công tác nạo vét kênh mương trữ nước, đắp đê bao phục vụ khép kín khu vụ sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) với quy
mô vừa và lớn.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền hiệu quá của mô hình thâm canh cải tiễn (SRD, phố biến chính sách hỗ trợ cho nông dân nhằm nâng cao nhận thức của hộ nông dân, giúp hộ nam bắt được thông tin, có thêm cơ sở dé mạnh dạn quyết định đầu tư, thay đổi tập quán sản xuất.
Thứ ba, tăng cường công tác tập huấn chuyên giao mô hình thâm canh cải tiến (SRI) vào trong sản xuất lúa ở những vùng canh tác có điều kiện, cần thiết dé mở rộng
mô hình.
5.2.3. Đối với nhà nước
Thứ nhất, nhà nước cần có chính sách phát triển nông nghiệp sâu sắc nhằm phát
triên nông nghiệp một cách mạnh mẽ.
Thứ hai, nhà nước cần hướng dẫn nông dân sản xuất lúa ứng dụng mô hình thâm canh cải tiến (SRI) có năng suất, chất lượng cao.
Thứ ba, nhà nước cần hỗ trợ vốn với lãi suất phù hợp, cải cách thủ tục cho vay dé người dân tiếp cận tốt với tin dụng và sử dụng vao sản xuất hiệu quả hơn.
52