1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (BIDIPHAR)

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar)
Tác giả Nguyễn Thị Thu Xuyến
Người hướng dẫn ThS. Trần Đức Luân
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 26,32 MB

Nội dung

Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định BIDIPHAR cũng vậy, để đạt được mục tiêu trong doanh nghiệp phải tiếnhành phân tích tài chính dé biết được nguồn vốn và tai sản của cô

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

PHAN TICH TINH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CO PHAN DƯỢC - TRANG THIET BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH

(BIDIPHAR)

NGUYEN THỊ THU XUYEN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHANCHUYEN NGANH QUAN TRI KINH DOANH THUONG MAI

Thành phó Hồ Chí Minh

Tháng 01/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LAM TP HO CHÍ MINH

PHAN TICH TINH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CO PHAN DƯỢC - TRANG THIET BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH

(BIDIPHAR)

NGUYEN THỊ THU XUYEN

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE NHAN VAN BANG CU NHANCHUYEN NGANH QUAN TRI KINH DOANH THUONG MAI

Thành phó Hồ Chí Minh

Tháng 01/2023

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường ĐạiHọc Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNHHÌNH TÀI CHÍNH TAI CONG TY CO PHAN DƯỢC - TRANG THIẾT BỊ Y

TE BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)” do Nguyễn Thị Thu Xuyến, sinh viên khóa 2019 —

2023, ngành Quan Tri Kinh Doanh, chuyên ngành Quan Trị Kinh Doanh Thương Mai,

đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày :

ThS Trần Đức LuânNgười hướng dẫn

Ngày tháng năm 2023

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2023 Ngày tháng năm 2023

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đâu tiên, em xin gửi lời biệt ơn sâu sắc đên ba mẹ Người đã đông hành cùng

em suôt quãng đường vừa qua, chăm sóc, lo lăng, yêu thương em và luôn động viên,

tạo điêu kiện cho em bước vào con đường học thức đê có cơ hội được học tập tại ngôi

trường thân thương này.

Quãng đường thanh xuân tươi đẹp của tuổi sinh viên gắn liền với Trường Đại

học Nông Lâm Thành phô Hồ Chí Minh để lại cho em nhiều kỉ niệm, kiến thức và cóthêm nhiều bạn bè

Dé có được kết quả hôm nay, em xin chân thành cảm ơn đến tat cả quý thầy côkhoa Kinh tế cùng toàn thể quý thầy cô đang công tác và làm việc tại Trường Đại họcNông Lâm Thành phố Hồ Chi Minh, trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ emtrong học tập, truyền đạt những kiến thức bỏ ích và là người giúp em định hướng được

công việc trong tương lai.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đức Luân đã tận tình giúp đỡ emhoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp Giúp em hiểu rõ hơn về dé tài nghiên cứu vàhướng giải quyết khi gặp vấn đề trong quá trình làm nghiên cứu, là nền tảng cơ bảncho sự nghiệp sau này.

Mặc dù, em đã có gang nhung van con mat han chế về trình độ nên không tránhkhỏi thiếu sót trong bài khóa luận Mong quý thầy cô chỉ dẫn và đóng góp để bài khóa

luận hoàn thiện hơn.

Xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe mọi người!

TPHCM, ngày tháng 01 nam 2023

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Thu Xuyến

Trang 5

NOI DUNG TÓM TAT

NGUYEN THỊ THU XUYEN Tháng 01 năm 2023 “Phân tích tình hình taichính tại Công ty cổ phần Dược — Trang thiết bị Y tế Binh Định (Bidiphar)”

NGUYEN THI THU XUYEN January 2023 “Analysis of financial situation

of Binh Dinh Pharmaceutical and Medical Equipment Joint Stock Company (Bidiphar)”.

Mục tiêu của luận van là phân tích tình hình tài chính tại Cong ty cổ phần Dược

— Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar) để cung cấp thông tin cho các nhà quản trịhiểu rõ hơn thực trạng tài chính và có các giải pháp quản lý phù hợp cho công ty Đề

tài được thực hiện bằng cách phân tích số liệu có trong báo cáo tài chính năm 2020 và

năm 2021 của công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Kết quả phân tíchcho thấy công ty hoạt động có hiệu quả, cụ thể chỉ tiêu lợi nhuận gộp tăng 26,76%, lợinhuận thuần tăng 21,23% và lợi nhuận sau thuế tăng 19,80% Tuy nhiên, các chỉ tiêutài chính khác như giá trị hàng tồn kho tăng 18,23% và khoản phải thu tăng 16,04%cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn, các chỉ tiêu này cần được quản lý tốt hơn

nên tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp kiểm soát tốt nguồn vốn và quản lý tàichính cho công ty.

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT viiiDANH MUC CAC BANG ixDANH MUC CAC HINH KDANH MỤC PHỤ LỤC xi

2.2.1 Lịch sử của công ty 6 2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty §

2.2.3 Cơ cầu tổ chức quản lý và nhân sự công ty 92.2.4 Năng lực sản xuất công ty 13

2.2.5 Công nghệ áp dụng trong sản xuất thuốc điều trị ung thư 13

CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 143.1 Cơ sở lý luận 14

3.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính 14

3.1.2 Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính 15

3.1.3 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính 15

3.1.4 Các bước phân tích tài chính 183.1.5 Các thông tin báo cáo sử dung dé phân tích tình hình tài chính 193.2 Phương pháp nghiên cứu 22

Trang 7

3.2.1 Phương pháp so sánh

3.2.2 Phương pháp phân tích bằng tỷ số tài chính

3.2.3 Phương pháp cân đối, chênh lệch và mô tả

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Phân tích tình hình tài chính từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh

3.3.2 Phân tích tình hình tài chính từ bảng cân đối kế toán

3.3.3 Phân tích tình hình tài chính từ bảng báo cáo ngân lưu

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CUU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong 2 năm qua của công ty

4.1.1 Tình hình sản xuất và phân phối của công ty

4.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

4.2 Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty

4.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty

4.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCDKT

4.3 Phân tích báo cáo ngân lưu

4.3.1 Kết cau ngân lưu hoạt động kinh doanh

4.3.2 Ngân lưu trong đầu tư tài chính

4.3.3 Ngân lưu từ hoạt động đầu tư

4.3.4 Ngân lưu trong kỳ - tiền cuối kỳ

4.4 Phân tích các tỷ số tài chính

4.4.1 Phân tích tỷ số khả năng thanh toán

4.4.2 Phân tích tỷ số nợ

4.4.3 Phân tích khả năng hoạt động

4.4.4 Phân tích tỷ số lợi nhuận

4.4.5 So sánh các chỉ tiêu tài chính với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành

4.5 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty.

4.5.1 Quản lý các khoản phải thu

25 28 33 33

33 33

38 38 39 48 48 50 5] 52 53

53 55 56 58 60 62 62 63 64

64

Trang 8

CHUONG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Doanh thu giảm trừ

Doanh thu thuầnHoạt động đầu tư

Hoạt động kinh doanhHội đồng quản trịHoạt động tài chính Khoản phải thu

Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạnTài sản cố định

Ủy ban nhân dân

viii

Trang 10

DANH MUC CAC BANG

Tinh hinh Nhan Su cua Cong Ty

Kết Qua Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty Bidiphar (2020 — 2021)

Phân Tích Cơ Cấu và Biến Động của Tài SảnPhân tích Cơ Cấu và Biến Động Nguồn Vốn

Ngân Lưu từ Hoạt Động Kinh Doanh

Ngân Lưu trong Đầu Tư Tài Chính

Ngân Lưu từ Hoạt Động Đầu Tư

Tổng Ngân Lưu

Tỷ Số Khả Năng Thanh Toán Hiện Hành

Tỷ Số Khả Năng Thanh Toán Nhanh

Tỷ Số Nợ Trên Tổng Tài Sản

Vòng Quay Tôn Kho

Kỳ Thu Tiền Bình QuânHiệu Suất Sử Dụng Tài Sản Cố ĐịnhHiệu Suất Sử Dụng Tổng Tài SảnSuất Doanh Thu

Lợi Nhuận Trên Tổng Tài SảnLợi Nhuận Trên Vốn Chủ Sở Hữu So Sánh Chỉ Tiêu Tài Chính Công Ty với Đối Thủ Năm 2021

12 34 39 44

48 50

al 52 53 54 55 56 56 57 58 58 59 59 60

Trang 11

Hình 4.4 Đầu Tư Tài Chính Ngắn Han (2020 — 2021)

Hình 4.5 Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn (2020 — 2021)

Hình 4.6 Hàng Tồn Kho (2020 — 2021)

Hình 4.7 Tài Sản Dài Han (2020 — 2021)

Hình 4.8 Tài Sản Cố Định (2020 — 2021)

Hình 4.9 Tài Sản Dé Dang Dai Hạn (2020 — 2021)

Hình 4.10 Đầu Tư Tài Chính Dai Hạn (2020 — 2021)

Hình 4.11 Nợ Phải Trả (2020 -2021)

Hình 4.12 Nợ Ngắn Hạn (2020 — 2021)

Hình 4.13 Nợ Dài Hạn (2020 — 2021)

Hình 4.14 Vốn Chủ Sở Hữu (2020 — 2021)

Hình 4.15 Vốn Dau Tư Chủ Sở Hữu (2020 — 2021)

Hình 4.16 Nguồn Kinh Phí Và Quỹ Khác (2020 — 2021)

Hình 4.17 Chỉ Tiêu CR và QR của Công ty với Đối Thủ Cùng Ngành

Hình 4.18 Chỉ Tiêu ROA và ROE của Công ty với Đối Thủ Cùng Ngành

10 38 40

40 4I 41 42 42 43 43 44

45 45 46 46 47 47 60 61

Trang 13

CHUONG 1

MO DAU

1.1 Đặt van dé

Phân tích tình hình tài chính được xem như là nghệ thuật phân tích và giải thích

của báo cáo tài chính Dé sử dụng nghệ thuật này hiệu quả cần phải thiết lập một cáchlogic, để áp dụng làm cơ sở đưa ra quyết định Việc đưa ra quyết định là mục đích cần

thiết khi phân tích báo cáo tài chính Dù đó là nhà đầu tư cổ phần tiềm năng, một nhàcho vay hoàn hảo hay là một nhà phân tích tài ba thì mục tiêu cuối cùng là cung cấp cơ

sở dé đưa ra quyết định phù hợp, hợp lý đối với một công ty Các quyết định mua hay

bán cô phan, vay hay từ chối, tiếp tục quy trình cũ hay chuyên sang quy định mới đều

phụ thuộc vào kết quả phân tích tài chính Mọi loại hình quyết định được xem xét đều

là yếu tố quan trọng đến phạm vi phân tích nhưng không làm thay đổi đến mục tiêu raquyết định Vi dụ, những nhà đầu tư cỗ phan quan tâm đến kha năng sinh lời lâu dài

như sự thay đổi cô phiếu, trái phiếu hay cơ cấu vốn Còn nhà cho vay họ sẽ quan tâm

đến khả năng cơ động của dòng tiền khi chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hanhay giá trị tài sản Thông qua 2 trường hợp trên, có thể đưa ra kết luận rằng sự địnhhướng qua việc phân tích tình hình tài chính dé đề ra quyết định là đặc trưng chungcủa hầu hết các doanh nghiệp

Đề hiểu và nắm rõ được từng con số trong báo cáo tài chính thì đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình tài chính Điều này giúp doanh nghiệpđánh giá được kết quả hoạt động trong kỳ báo cáo, là tiền đề dé ra quyết định trongtương lai tốt hơn và đồng thời chắt lọc được thông tin từ các số liệu cũ để biết đượcnên giữ hay thay đổi điều gì dé hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn

Trang 14

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít

cơ hội và thách thức Có cơ hội thì cổ gắng nam lấy dé càng phát triển hon Còn gặpthách thức doanh nghiệp phải xem lại kết quả hoạt động để đưa ra chiến lược quán lýtài chính và kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiệnnay Vấn đề tài chính là yếu tố quyết định việc hoạt động kinh doanh có diễn ra nhịpnhàng, đạt hiệu quả không, hoạch định tài chính tốt giúp quá trình sản xuất hiệu quả

hơn, thúc đây năng suất lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận Ngược lại, việc mất ôn

định tài chính làm quá trình sản xuất bị kìm hãm dẫn đến nguồn lao động bị giảm ảnhhưởng đến việc lưu thông hàng hóa Vì vậy, việc thường xuyên phân tích tình hình tàichính giúp doanh nghiệp đưa ra ý kiến đánh giá hợp lý và chiến lược phù hợp hơn

Hầu hết các doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là hoạt động kinh doanh hiệu

quả và đạt được lợi nhuận mong muốn Công ty cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế

Bình Định (BIDIPHAR) cũng vậy, để đạt được mục tiêu trong doanh nghiệp phải tiếnhành phân tích tài chính dé biết được nguồn vốn và tai sản của công ty hoạt động cóhiệu quả hay không? Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, tác giả quyết địnhchọn đề tài “Phân Tích Tình Hình Tài Chính Cua Công Ty Cé Phan Dược - TrangThiết Bị Y Tế Bình Định (BIDIPHAR) ” nhằm cho biết tông quan về mối liên hệ củanhững con số trong báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp tìm ra thông tin quan trọng để

đưa ra quyết định tài chính đúng đắn Thông qua đề tài này, mong rằng quá trình tìm

hiểu giúp tác giả hiểu rõ hơn về tài chính công ty

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình tài chính Công ty Bidiphar nhằm cung cấp thông tin quantrọng cho nhà quản trị tài chính ra quyết định tài chính tương lai

1.2.2 Mục tiêu cụ thé

- Mô tả các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty Bidiphar

- Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua 2 năm 2020 và năm 2021.

Trang 15

1.3 Pham vi nghiên cứu

Pham vi không gian: Công Ty Bidiphar.

Phạm vi thời gian: số liệu chủ yếu trong 2 năm 2020 và năm 2021

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022

1.4 Cầu trúc khóa luận

Cấu trúc khóa luận bao gồm 5 chương:

công nghệ sản xuất thuốc điều trị ung thư

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày những khái niệm, cơ sở lý luận nền tảng liên quan đến phân tích tìnhhình tài chính và phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày kết quả phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng kết quảhoạt động kinh doanh, bang cân đối kế toán và báo cáo ngân lưu Đồng thời, trình bàykết quả phân tích các chỉ số tài chính để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả

kinh doanh.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Rút ra kết luận thông qua kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đưa rakiến nghị nhằm hoan thiện chính sách hoạt động của công ty

Trang 16

CHƯƠNG 2 TONG QUAN

2.1 Tông quan tài liệu nghiên cứu

Phân tích tình hình tài chính là quá trình đi sâu vào nghiên cứu nội dung, các

van đề gây ảnh hưởng đến kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính dé có thé đánh giá

tình hình tài chính thông qua so sánh các mục tiêu đã đề ra hoặc so sánh với các doanhnghiệp cùng ngành, từ đó ra quyết định và các giải pháp quản lý phù hợp Phân tích tàichính là vấn đề được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây Những bài nghiêncứu chủ yếu trình bày tông quát cơ sở lý luận, phương pháp và nội dung phân tích tàichính, sau đó áp dụng tất cả cơ sở lý luận đó vào phân tích tài chính doanh nghiệp

Nguyễn Duy Thanh (2011) đã thực hiện phân tích và đánh giá chiến lược kinhdoanh của Công Ty CPTV Thiết Kế - Xây Dựng Và Thương Mại MUN Đồ án tậptrung vào phân tích, đánh giá chiến lược một cách khoa học Khi thực hiện xong đồ án,kết quả về phía người thực hiện là cần nắm kỹ kiến thức về quản trị chiến lược, nhữngcông cụ phân tích chiến lược, tiếp theo sử dụng các công cụ một cách chuyên nghiệpcác công cụ quản trị chiến lược như Delta Project, mô hình Porter là cơ sở dé trở thànhmột nhà quản lý chuyên nghiệp trong tương lai Còn về phía Công Ty MUN, tác giả

giúp công ty giải đáp các câu hỏi sau: Chiến lược hiện tại của bộ phận kinh doanh gỗ

nội thất được đánh giá có phù hợp với sứ mệnh của công ty không? Chiến lược có phù

hợp với năng lực hiện có của bộ phận này không? Trong giai đoạn 2010-2012 đã thực

hiện tối ưu chiến lược đề ra chưa? Dé xuất ý kiến của tác giả về việc điều chỉnh các batcập, các khó khăn khi thực hiện các chiến lược với mục tiêu phát huy tối đa lợi thếhiện có, phát triển đúng lĩnh vực đã chọn và bền vững trên thị trường cạnh tranh ngày

Trang 17

Lê Thị Dung (2015) đã thực hiện phân tích tài chính Công ty cổ phần Công

Nghệ Dược Phẩm Việt Pháp Tác giả tập trung xây dựng, áp dụng hệ thống chỉ tiêuđánh giá tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như khả năngsinh lợi, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn, các tiêu chí nàydùng để đo và đánh giá đúng tình hình hoạt động về tài chính tại doanh nghiệp nghiêncứu, nhằm phân tích tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty

cô phần Công Nghệ Dược Pham Việt Pháp Cuối bài, tác giả đưa ra những giải phápgiúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính và có những kiến nghị hiệu quả cho

hoạt động kinh doanh tại công ty.

Bùi Thị Phương Vân (2015) đã thực hiện phân tích tình hình tài chính Công ty

cô phần Dược Phẩm Trung Ương I (PHARBACO) Đề tài nghiên cứu những van đề lýluận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích và đánh giá thựctrang tình hình tài chính Công ty PHARBACO Tiếp theo, đề xuất những kiến nghị vàgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của công ty

Nguyễn Đức Hiếu (2019) đã thực hiện phân tích tình hình tài chính tại Công tyTNHH Giày Viễn Thịnh Tác giả đã mô tả thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty,nêu những cơ sở lý luận về phân tích tài chính, nội dung chủ yếu là phân tích về tài sản

và nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích báo cáo ngân lưu nhằm giúpdoanh nghiệp hướng tới xây dựng hệ thống quản lý tài chính một cách logic và hiệuquả, đề xuất giải pháp về quyết định quản trị tài chính trong tương lai của Công tyTNHH Giày Viễn Thịnh

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã tổng hợp cơ sở lý luận và hệ thống các chỉtiêu phân tích tài chính của doanh nghiệp Sau đó, tiến hành phân tích nhằm hiểu rõtình hình tài chính tại các doanh nghiệp Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp sẽ có những

điểm riêng về lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy mô hoạt động Mặt

khác, cũng chưa có nghiên cứu nào phân tích tình hình tài chính tại Công ty Bidiphar.

Do đó, tác giả hướng đến nghiên cứu và làm rõ nội dung về những con số trong báo

cáo tài chính, đồng thời đề xuất các giải pháp dé công ty ra quyết định trong tương lai

một cách đúng đắn nhằm mục đích hoàn thiện bài luận văn phân tích tình hình tàichính Công ty Bidiphar.

Trang 18

2.2 Tống quan về Công ty Bidiphar

2.2.1 Lịch sử của công ty

a Giai đoạn 1 (1980-1983):

Thành lập 09/1980 với tên gọi là Xí nghiệp Dược phẩm II Bình Định

Tháng 03/1983, UBND tỉnh quyết định sáp nhập Xí nghiệp Dược phẩm II Bình

Định vào Xí nghiệp liên hợp dược Nghĩa Bình Xí nghiệp Dược phẩm II Bình Định là

đơn vị kiểm toán, kết số và báo mọi kết quả kinh doanh cho Xí nghiệp liên hợp được

Nghĩa Bình chỉ đạo điều hành

Xi nghiệp Dược phẩm II Binh Định tiễn hành sản xuất năm 1987

Năm 1988, Xí nghiệp gặp khó khăn nên đã quyết định bầu Giám đốc, xinUBND tỉnh tách hai Xí nghiệp Dược phẩm II Bình Định và Xí nghiệp liên hợp được

Trang 19

c Giai đoạn 3 (1989-1994):

Tháng 08/1989, UBND tỉnh Bình Định Quyết định tách Xí nghiệp Dược phẩm

H Bình Định ra khỏi Xí nghiệp liên hợp dược Sau khi tách ra, công ty đã có những

bước đi dần ôn định trong hoạt động sản xuất, doanh nghiệp tập trung dau tư trang

thiết bi công nghệ, máy móc và điều quan trọng là chất lượng sản phẩm

d Giai đoạn 4 (1995-1997):

Ngày 05/05/1995, UBND tỉnh quyết định hợp nhất Công ty Dược & vật tư Y tế

Bình Định và Xí nghiệp Dược phẩm II Bình Định lây tên Bidiphar

Năm 1996, vừa mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dược phẩm và trang thiết

bị y tế vừa đầu tư phân xưởng sản xuất bao bì Carton và In, tiếp nhận Xí nghiệp nước

Năm 1999, mở rộng nhà máy Dược phẩm GMP nhằm đạt chuẩn GMP và nâng

cấp phân xưởng thuốc Tiêm — Dịch truyền

Tháng 10/2000, tổ chức chất lượng Quốc tế BVQI (Anh quốc) chứng nhận đơn

102/2006/QD-Tháng 06/2010, UBND tỉnh Bình Dinh đưa ra quyết định số 264/QĐ-UBND

phê duyệt Bidiphar thành công ty TNHH một thành viên.

7

Trang 20

f Giai đoạn 6 (2010-hiện nay):

Năm 2010, sản xuất thành công thuốc trị ung thư

Năm 2018, tổng số vốn ban đầu 523 ty đồng và chính thức niêm yết cổ phiếuBidiphar trên sàn Hose.

Năm 2019, thành lập công ty phân phối 100% vốn của Bidiphar

Năm 2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định đã nghiệm thu kết quảnghiên cứu sản xuât thuôc viên đê điêu tri ung thư.

Bidiphar đã có được vi tri đứng trên thị trường dược pham Việt Nam lẫn trên

thị trường nước ngoài Đoàn kết vượt qua khó khăn và nắm bắt từng cơ hội để gâydựng được thương hiệu Bidiphar hiện nay.

2.2.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty

Tên chính thức: Công ty cô phần Dược — Trang thiết bị Y Tế Bình Định

(Bidiphar) Địa chỉ trụ sở: 498 Nguyễn Thái Học, Phường Quang Trung, Thành phố

Quy Nhơn, Tỉnh Binh Định.

Trang 21

Ngành nghề kinh doanh của công ty: Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuấtdược phẩm, dược liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ kinh tế, vật tư nông — lâm nghiệp.

Bên cạnh đó, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các loại nước khoáng,

nước giải khát, sản xuất giấy nguyên liệu, bao bì carton, sản xuất muối I-ốt, in an, khaithác và chê biên khoáng sản, vận chuyên hàng hóa băng ô tô.

Hình 2.2 Công Ty Bidiphar

2.2.3 Cơ cấu tổ chức quan lý và nhân sự công ty

a Bộ máy điều hành của công ty

Công ty phát triển theo mô hình Công ty cô phần gồm công ty mẹ và các công

ty con Hoạt động kinh doanh sản xuất theo quy định của Luật Doanh nghiệp và theocác Luật liên quan.

Đại hội đồng cỗ đông (DHDCD): Bao gồm tất cả các cô đông có quyền biểuquyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty

Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan có toàn quyền đưa ra quyết định, thựchiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý trong công ty, không thuộc bất kỳthâm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT công ty gồm 4 tiểu ban trực thuộc HĐQT có tráchnhiệm đảm bảo hoạt động hệ thống và giám sát nội bộ công ty

Trang 22

Hình 2.3 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý của Công Ty Bidiphar

ĐẠI HỘI ĐỒNG

CÔ ĐÔNG

Ỹ Tiểu ban kiểm toán nội bộ

HỘI ĐỒNG QUAN TRI - -

Tiêu ban xây dựng chiên lược

PHO TONG PHO TONG PHO TONG

GIAM DOC GIAM DOC GIAM BOC

Phu trách chất Vv Phu trach tai Phu trach kinh doanh

Phong Kiém vy Phong Công Ỷ

nghiệm Phòng Tổ chức và nghệ thông tin Phòng Xuat nhập khâu

Trang 23

Tiêu ban kiêm toán nội bộ: Quản lý việc điêu hành của HĐQT, thực hiện các

chức năng nhiệm vụ kiểm toán nội bộ hoạt động của công ty theo yêu cầu của HĐQT

Tiểu ban nhân sự và tiền lương: Quản lý việc điều hành của HĐQT, thực hiện

chức năng nhiệm vu bao gồm tu van, đề xuất HĐQT về quy chế trả lương, thưởng: tư

vấn đề xuất HĐQT về chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao

Tiểu ban xây dựng chiến lược phát triển: Quản lý việc điều hành của HĐQT,

thực hiện chức năng nhiệm vụ bao gồm tối đa hóa năng lực và đảm bảo chất lượng sản

phẩm, nghiên cứu, hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tiêu chuẩn nhà

máy, nghiên cứu sản phâm mới phù hợp với chiến lược khác biệt sản phâm, hàm lượng

khoa học kỹ thuật cao; điều hành chuỗi cung ứng

Tiểu ban phát triển thị trường: Trực thuộc sự quản lý điều hành của HĐQT,

thực hiện chức năng nhiệm vụ bao gồm tư vấn cho lãnh đạo xây dựng các chính sáchphát triển thị trường trong và ngoài tỉnh; đề xuất các phương án phát triển thị trườngtừng địa bàn phù hợp với mục tiêu công ty ở từng thời điểm

Tổng Giám đốc: Là người phụ trách điều hành và lãnh đạo toàn bộ hoạt độngkinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT về tất cảcác quyết định của mình liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Các phòng ban: Nhiệm vụ là tiến hành hỗ trợ Ban Tổng giám đốc điều hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

b Nhân sự của công ty

Cơ cấu nguồn nhân lực với định hướng phát triển nguồn nhân lực dé tạo lợi thé

cạnh tranh trong ngành dược, Bidiphar chú trọng xây dựng chính sách lao động đểngười lao động yên tâm ở lại làm việc, ở lại lâu dài với công ty Bidiphar luôn hướngđến chính sách lương thưởng cạnh tranh, các chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân viên; cácchính sách phát triển tiễn độ công việc và ưu đãi nghề nghiệp dé mỗi người lao độngbiết trân trọng trong một môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, hợp tác Chính sách

lao động cũng thúc đây nhân viên Bidiphar tích cực làm việc, tạo ra nhiều giá trị mới

thông qua sáng kiên, cải tiên trong công việc.

11

Trang 24

Bảng 2.1 Tình hình Nhân Sự của Công Ty

Khoản mụe Năm 2021 Năm 2020 Chênh lệch

Số lượng % Số lượng % tA % Trén dai hoc 37 351 36 3,83 01 03 Đại học 365 34,60 319 33,90 46 14

Cao đẳng 113 10,71 59 6,27 54 92

Trung tam chuyén nghiép 262 24.83 260 27,63 02 01

Phé thông, công nhân kỹ thuật 278 26,35 267 28,37 11 04 Tổng 1.055 100,00 941 100,00 114 12

Nguồn: Số liệu báo cáo thường niên Công ty năm 2021

https://bidiphar.com/bao-cao-thuong-nien-nam-2021/Năm 2020, số lượng lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật là 267 người,

chiếm 28,37% trong tổng số 941 người Sang năm 2021 số lượng này đã tăng lên con

số 278 người chiếm 26,35% trong số 1.055 người Nguyên nhân lao động phổ thông,

công nhân kỹ thuật năm 2021 tăng nhiều hơn năm 2020 là do thương hiệu của công ty

đã được nhiều người biết nên cần mở rộng quy mô sản xuất, quy mô phân phối vì vậyphải tuyển thêm nhiều lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật Còn số lượng nhân lựctrung tâm chuyên nghiệp năm 2020 là 260 người chiếm 27,63% Tuy nhiên sang năm

2021 số lượng này tăng lên 262 người chiếm 24,83% Trình độ đại học năm 2020 là

319 người chiếm 33,9%, nhưng sang năm 2021 là 365 người chiếm 34,6% Trình độđại học và phổ thông, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trong cao do đặc thù ngành nghềcủa công ty phải sử dụng nhiều lao động có bằng đại học dé phục vụ các phòng kỹthuật, điều chế các loại thuốc mới và lao động phổ thông vào khâu sản xuất Cán bộquản lý trình độ cao đẳng, trên đại học chiếm tỷ trọng tương đối bằng nhau

Nhìn chung, nguồn nhân lực tại công ty Bidiphar tương đối chất lượng phù hợpvới quy mô và ngành nghề của công ty Công ty cũng thường xuyên đưa ra nhữngchính sách nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân như mở các lớp đào tạo về

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, chiến lược bán hàng, quy trình đấu thầu, văn hóadoanh nghiệp Ngoài ra, công ty còn đưa ra rất nhiều chính sách đãi ngộ cho toàn thể

nhân viên.

Trang 25

2.2.4 Năng lực sản xuất công ty

Bidiphar tự hao là công ty hàng đầu Việt Nam có nhiều dây chuyền dược phamđạt tiêu chuân quốc tế GMP-WHO Hiện tại có gần 400 sản pham dang được sản xuất

và lưu hành trên toàn quốc Các dây chuyền sản xuất không chứa kháng sinh ÿ

-lactam gồm: Thuốc tiêm dang bột, dạng viên nén, nang cứng, bao phim; Thuốc bột,

thuốc cém Các dây chuyền sản xuất chứa kháng sinh B - lactam gồm: Thuốc tiêmdạng khô, đông khô, dung dịch; Thuốc nhỏ mắt, thuốc đặt; Thuốc viên nén, viên nangmém, viên chứa men vi sinh.

Một vài nghiên cứu thành công của Công ty Bidiphar:

e Nam 1992, nghiên cứu và sản xuất “Thuốc kháng sinh tiêm”

e Nam 1997, nghiên cứu và sản xuất “Dung dịch truyền Vitamin Acidaminkháng sinh”.

e Nam 2003, nghiên cứu và sản xuất “Thuốc tiêm đông khô”

e Năm 2008, nghiên cứu và sản xuất “ Thuốc điều trị bệnh ung thư”

Hệ thống, tiêu chuẩn quốc tế đang áp dụng như: Thực hành tốt Sản xuất thuốc(GMP-WHO), thực hành tốt Thí nghiệm kiểm thuốc (GLP), thực hành tốt Bảo quảnthuốc (GSP), thực hành tốt Phân phối thuốc (GDP), thực hành tốt Nhà thuốc (GPP) và

hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9001:2015)

2.2.5 Công nghệ áp dụng trong sản xuất thuốc điều trị ung thư

a Công nghệ cách ly (Isolator technology): Được áp dụng nhiều trong sanxuất các loại thuốc vô trùng, thuốc có thuộc tính cao như thuốc điều trị ung thư, thuốc

có tính năng hoạt động cao Công nghệ cách ly tách biệt sản xuất với con người nhằm

hạn chế sự tiếp xúc của con người trong khu vực chế biến

b Đông khô: Được áp dụng trong sản xuất thuốc nhỏ mắt và một số dạngthuốc khác như viên nén tan nhanh, hệ chất mang đông khô, vi nang

c Thuốc vô trùng công nghệ sản xuất: Thuốc dùng bằng cách tiêm trực tiếpvào người dưới hình thức tiêm bap hay tiêm tĩnh mạch Thuốc phải dam bảo độ vôkhuẩn và an toàn tuyệt đối tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng

13

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là tập hợp các khái niệm,phương pháp và các công cụ cho phép thu nhập, xử lý các thông tin kế toán và cácthông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình hoạt động của một doanh nghiệp,

tiếp đến là đánh gia rủi ro, mức độ hoạt động và hiệu quả hoạt động của một doanhnghiệp giúp các nhà đầu tư, nhà phân tích có thông tin để đưa ra các quyết định hợp lý.Các nhà phân tích tài chính quan tâm đến việc đánh giá rủi ro phá sản thông qua khảnăng thanh toán, khả năng cân vốn, khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua đó đưa ranhững dự đoán về kết quả hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai

Phân tích tài chính là cơ sở dé dự đoán tài chính, được ứng dụng theo nhiều hướng

khác nhau với mục dich tác nghiệp, mục đích nghiên cứu thông tin hoặc vi trí của nha

doanh nghiệp.

Trang 27

3.1.2 Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính

a Đối với người quản lý

Mối quan tâm của nhà quản lý là điều hành sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằmđạt được lợi nhuận tối đa Dựa vào việc phân tích nhà quản lý có thé định hướng hoạtđộng, lập kế hoạch chiến lược, kiểm tra và điều chỉnh quá trình hoạt động cho tốt

b Đối với chủ sở hữu

Quan tâm đến khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, đảm bảo nguồn vốn bỏ ra

an toàn thông qua phân tích giúp chủ sở hữu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh,đánh giá khả năng điều hành doanh nghiệp của nhà quản trị, để ra quyết định phù hợp

c Đối với các nhà tài trợ bên ngoài

Quan tâm đến khả năng trả nợ, khả năng thanh toán của đơn vị giúp đánh giáđược mức độ rủi ro và có các quyết định tài trợ

d Đối với khách hàng và các nhà đầu tư tương lai

Nha đầu tư quản ly và sử dụng nguồn vốn đã bỏ vào trong doanh nghiệp, đượchưởng lợi khi doanh nghiệp hoạt động tốt và khi xảy ra khó khăn thì rủi ro là nhà đầu

tư mất vốn Khách quan, độ trung thực của các báo cáo tài chính đã công khai Nếu

nhà đầu tư không có chuyên môn dé đánh giá tat cả các hoạt động tài chính của doanh

nghiệp thì phải dựa vào nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp để cung cấp nhữngthông tin cần thiết cho các quyết định tránh việc mạo hiểm quyết định mà không có cơ

sở Nhà đầu tư đặc biệt chú trọng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

e Đối với các cục cơ quan thuế

Tiến hành phân tích tình hình tài chính để xác định mức thuế mà doanh nghiệpphải nộp, còn tổng hợp số liệu thống kê

3.1.3 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chính

Mục tiêu của phân tích tài chính là ra các quyết định cho các hoạt động tài

chính kỳ tiếp theo Vì vậy, việc thu thập và xử lý thông tin kế toán là nhằm chuẩn bị

những nền tảng cơ bản và những điều cần thiết nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết

15

Trang 28

định tài chính và dự đoán nhu cầu về tài chính trong tương lai Những mục tiêu chủyếu trong phân tích tài chính:

Thứ nhất: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin quantrọng cho những nhà đầu tư, các nhà cho vay ngân hàng và những khách hàng tiềmnăng sẽ dùng thông tin tài chính khác dé giúp nhà đầu tư, nhà cho vay chon đúng đắn

Thứ hai: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp,

các nhà cho vay, các nhà đầu tu và những người khách sử dụng thông tin khác dé thựchiện tính trung thực của dòng tiền mặt vào ra, đánh giá khả năng, xem xét khả năng

thanh toán và tình hình sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả nhất

Thứ ba: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về cáckhoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh, sự kiện và nhữngchuyền đổi của nguồn vốn và những khoản nợ của công ty

Đối với chủ doanh nghiệp

- Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chu kỳ riêng được tạo ra bởi nhà quản lý nhằmthực hiện việc đánh giá tiến độ hoạt động quản lý kỳ trước, khả năng thanh toán, khảnăng sinh lời và những vấn đề về rủi ro tài chính

- Các quyết định của Ban Giám đốc về đối tác, đầu tư, nhà tài trợ, lợi nhuận để

chọn ra phương án phù hợp với tình hình hiện tại.

- Cung cấp những thông tin cơ bản, điều cần thiết cho các dự đoán tài chính.Cung cấp các thông tin mang tính chắc chắn, làm căn cứ để kiểm tra, kiểm soát và

quản lý trong doanh nghiệp.

Phân tích tài chính vẽ ra một bức tranh dự toán tài chính chi tiết và rõ rang, làtiền đề của các hoạt động quản lý, không chỉ làm rõ những chính sách tài chính mà còn

về các chính sách chung của công ty

Đối với các nhà đầu tư

Là để đánh giá khả năng sinh lời, ước đoán các giá trị cô phiếu, trái phiếu và

đánh giá doanh nghiệp, phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh Việc thực hiện

Trang 29

nghiên cứu các báo cáo tài chính cho thấy chi tiết tương lai các chiến lược có khả năng

phát triển và đánh giá trên thị trường tài chính về cỗ phiếu nhằm giúp các nhà đầu tưđưa ra lựa chọn đúng dan và hiệu quả nhat.

Re re lễ `

Đôi với các nhà cho vay

Các nhà cho vay hay các nhà cung cấp tín dụng là những người cho vay vốn dé

đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh Khi đưa

ra quyết định cho vay với một doanh nghiệp cần biết khả năng hoàn trả tiền vay được

và đúng hạn, lãi suất trong tiền vay chính là thu nhập của các nhà cho vay Vì vậy, nhàcho vay thực hiện phân tích tài chính nhằm xác định khả năng hoàn trả tiền nợ của đối

tác Nhà cho vay ngắn hạn chú trọng vào khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp

nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả còn nhà cho vayđài hạn phải thực hiện thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quá trình sử dụng dòngtiền dé chi vốn cho từng dự án đầu tư mà phải đảm bảo được kha năng hoàn trả tiền nợqua các khoản thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như việc kiểmsoát dòng lưu thông tiền của các dự án đầu tư tại doanh nghiệp

Đối với những nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Nhân lực trong doanh nghiệp là những người lao động có nguồn thu nhập chính

từ tiền lương được trả Không chỉ có thu nhập về tiền lương mà một số lao động thựchiện góp vốn của mình vào chính doanh nghiệp mình đang làm để kiếm thêm thunhập Vì vậy, ngoài thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có thêm một khoản tiền lãiđược chia từ việc đầu tư, hai khoản thu nhập này đều phải dựa vào kết quả hoạt động

kinh doanh cũng như doanh nghiệp có chính sách ưu đãi, những đãi ngộ va cơ hội

thăng tiến trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chínhgiúp họ chọn và định hướng được việc làm ồn định, yên tâm làm việc, cố gắng toànsức vào các hoạt động sản xuât theo bảng phân công công việc của từng người.

Đôi với các cơ quan Nhà nước

Cơ quan quản lý Nhà nước là các cơ quan có quyền lực và đem đến lợi ích choNhân dân như Bộ Tài chính gồm Cục Tài chính doanh nghiệp; quản lý thị trường; cơquan Hải quan, thuế, tài chính các cấp nhằm thực hiện việc quản lý, quan sát nền kinh

17

Trang 30

tế Doanh nghiệp chính là đối tượng quản lý, kiểm soát ở mọi nơi về tất cả hoạt độngcủa doanh nghiệp đều được phan ánh thông qua việc phân bô nguồn lực tài chính từbên trong và ngoài doanh nghiệp Nên phân tích báo cáo tài chính cần căn cứ vàothông tin quản lý, sử dụng vốn và dự trữ vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp,thường xuyên kiểm tra việc chấp hành theo luật pháp của doanh nghiệp nhằm hoànthành nhiệm vụ Nhà nước giao một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Đối với các nhà tài trợ bên ngoài

Những nhà tài trợ bên ngoài như nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng,

các kênh/cơ quan truyền thông đại chúng cũng khá quan tâm đến những mục tiêu cụ

thé về tình hình tài chính của doanh nghiệp

3.1.4 Các bước phân tích tài chính

a Thu thập thông tin

Thu thập thông tin từ bên trong được thực hiện dựa vào hệ thống báo cáo tài

chính của doanh nghiệp Đây là báo cáo quan trọng nhất cung cấp thông tin về quá

trình hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp va là một trong những nền tảng quantrọng cho việc phân tích báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 bảng màtất cả các doanh nghiệp cần phải làm là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo dòng ngân lưu,Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính

Thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp từ nền kinh tế và từ ngành kinhdoanh Doanh nghiệp có thể đánh giá tổng quát tình hình kinh tế nói chung và tìnhhình các lĩnh vực kinh doanh nói riêng, sẽ tìm ra những cơ hội hay những thách thứcmặt hạn chế của nền kinh tế Đồng thời cùng với những kết quả đã phân tích báo cáotài chính nhằm hoàn thiện và bố sung thêm cho quá trình dự báo và đưa ra quyết địnhlựa chọn của các nhà lãnh đạo hay nhà đầu tư đối với doanh nghiép Can cha y thuthập những thông tin liên quan đến trang thái nền kinh tế - tài chính, các co hội kinhdoanh, chính sách thuế, lãi suất; thông tin về ngành kinh doanh như thông tin liên quanđến nên kinh tế, tài chính, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, thi phan, phân phối

và các thông tin về pháp lý, nền kinh tế đối với doanh nghiệp như tình hình kiểm toán,

Trang 31

b Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập thông tin xong thì bước tiếp theo là quá trình xử lý thông tin đãthu thập được Trong giai đoạn này, tùy vào dé tài nghiên cứu về đối tượng, môitrường nào thì người sử dụng thông tin ở các góc độ ứng dụng khác nhau sẽ có phươngpháp xử lý thông tin khác nhau để đạt được mục tiêu ban đầu đề ra Xử lý dữ liệu là

quá trình sắp xếp lại các số liệu, thông tin thu thập theo những mục tiêu nhất định

nhằm so sánh, tính toán, giải thích, xác định nguyên nhân và đánh giá các kết quả đãđạt được, còn những gì chưa đạt được nhằm phục vụ cho quá trình đưa ra dự báo và raquyết định

c Dự báo và ra quyết định

Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc chọn một phương án thực hiện

phù hợp với doanh nghiệp Một số quyết định thường thấy của nhà quản lý là chiếnlược xây dựng và phát triển doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh, tuyên dụng nguồnnhân sự, ra quyết định là phần khó khăn nhất, đòi hỏi người ra quyết định phải có bảnlĩnh Việc đưa ra quyết định là cần thiết đối với bất kì nhà quản trị nào, bởi nó ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh Nhà quản trị có năng lực ra quyết định đúngdan, đúng thời điểm sẽ mang đến thành công cho doanh nghiệp và ngược lại, nếu raquyết định sai sẽ gây nên những thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu

Vi vậy, việc tiến hành phân tích tài chính dé ra quyết định là một việc rất quan tronggiúp các nhà quản trị quản lý được toàn bộ quá trình hoạt động, nguồn thu vào, nguồnchi ra một cách chính xác và có thé dự đoán được hướng đi của doanh nghiệp

3.1.5 Các thông tin báo cáo sử dụng để phân tích tình hình tài chính

a Bảng cân đối kế toán (BCĐKT)

BCĐKT là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống nhất về phươngpháp lap, biéu mẫu, thời gian gửi và nơi phải gửi và là bang báo cáo tài chính tong hợp

mô tả ngắn gọn về tình hình tài sản và nguồn vốn tại thời điểm cụ thé Là một báo cáo

nhanh về vị thế tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm tức thời thê hiện vị thế tàichính của doanh nghiệp như doanh nghiệp sở hữu cái gì (tài sản), nợ gì (tiền nợ) và giátrị vốn sở hữu

19

Trang 32

Là báo cáo tài chính phan ánh tổng quát tình hình vốn của doanh nghiệp theo

hai mặt tài sản và nguồn vốn dưới hình thức tiền tệ, tại một thời điểm nhất định,thường là thời điểm cuối kỳ, như cuối tháng, cuối quý, cuối năm

Phần tài sản là toàn bộ giá trị tài sản sẵn có của doanh nghiệp tại kỳ báo cáo

Tài san thé hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp theo hình thức tồn tại và cơ cấu tàisản trong quá trình kinh doanh là nguồn lực do đoanh nghiệp kiểm soát dé thu được lợiích kinh tế Tài sản được phân loại thành:

- Tài sản lưu động có thời hạn dưới một năm (tiền mặt theo tài khoản doanh

nghiệp, tiền đang chuyền) Đầu tư ngắn hạn là khoản đầu tư có thời hạn dưới một năm

- Tài sản dài hạn là những tài sản có thời hạn trên một năm hoặc các khoản vốnđược sử dụng có thời gian thu hồi trên một năm Đầu tư dài hạn là khoản đầu tư doanhnghiệp có thời gian trên một năm gồm đầu tư chứng khoán đài hạn, góp vốn kinhdoanh và các khoản đầu tư dài hạn khác

Phân nguôn von là nguồn tai trợ tài sản hiện có của doanh nghiệp tai kỳ báo cáo

thê hiện các nguôn hình vôn của doanh nghiệp, được hình thành bởi các bên cho vay

va nhà dau tư và được huy động từ nợ phải trả và nguôn von chủ sở hữu.

- Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phảithanh toán từ các nguồn lực của mình hay là nguồn vốn không thuộc quyền sở hữu củadoanh nghiệp được huy động từ các nguồn khác nhau dé bổ sung vốn kinh doanh Day

là những khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệpphải trả, phải thanh toán cho chủ của các nguồn vốn này tại thời điểm nhất định trong

tương lai Dựa vào thời hạn nợ chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn: Nợ ngắn hạn làkhoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong vòng một chu kỳ kinh doanhgồm khoản vay ngắn hạn và khoản phải trả ngắn hạn Nợ dai hạn là các khoản nợ có

thời hạn phải trả trên một năm gồm khoản vay dài hạn và khoản phải trả dài hạn

- Nguồn vốn chủ sở hữu là gia tri vốn của doanh nghiệp được tính bằng Sựchênh lệch giữa giá trị tài sản trừ nợ phải trả đây chính là nguồn vốn thuộc quyền sởhữu của doanh nghiệp được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu và kết quả kinh

Trang 33

Nhìn chung, bảng cân đối kế toán là tư liệu rất quan trọng giúp nhà phân tích

đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, nguồn vốn và khả năng thanh toán giúpcho người nhận thông tin có căn cứ để nắm bắt, phân tích, đánh giá quy mô sự biến

động về tài sản và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

b Bang báo cáo kết quả kinh doanh (Bảng BCKQKD)

Là một báo cáo tài chính tổng hợp thé hiện kết quả hoạt động kinh doanh trong

năm của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt độngkhác, doanh thu bán BCKQKD cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sửdụng nguồn vốn, nguồn lao động, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm quản ký của mộtdoanh nghiệp Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có các thành phần: Thunhập là nguồn thu dự tính hay thực tế của doanh nghiệp từ sản xuất kinh doanh haythực hiện các dịch vụ khác Chi phi là các chi phí thể hiện sản xuất sản phẩm và chiphí bán hàng Thu nhập ròng là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí

BCKQKD là thông tin tài chính rất cần thiết với doanh nghiệp, là căn cứ quantrọng dé đánh giá và phân tích tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, dé nhà quản trị xây dựng kế hoạch kinh doanh, cũng như các cơ quan chứcnăng và các đôi tượng khác có liên quan nghiên cứu dé ra quyết định phù hợp

c Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo được lập dé bổ sung và giải thíchthông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo mà các bảngbáo cáo khác không thể trình bày rõ và chi tiết giúp nhà đầu tư hiểu rõ, chính xác hơn

về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp Những nội dung cơ bản bao gồm:

- Đặc điểm các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Đơn vị tiền tệ và kỳ kế toán sử dụng trong kế toán

- Chế độ kế toán áp dụng và chuẩn mực kế toán và các chính sách áp dụng

- Thông tin bồ sung trình bày trong bang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,bảng cân đôi kê toán và lưu chuyên tiên tệ.

21

Trang 34

d Bảng báo cáo ngân lưu (Bảng BCNL)

Bảng báo cáo ngân lưu là một trong bốn bảng báo cáo tài chính bắt buộc cácdoanh nghiệp phải lập để cung cấp cho người dùng thông tin của doanh nghiệp, cụ thể

bảng báo cáo ngân lưu là quá trình thu chi tiền mặt trong năm dé thực hiện các nghiệp

vụ kinh tế Báo cáo ngân lưu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và nguồnvốn ảnh hưởng như thế nào đến ngân lưu ròng của doanh nghiệp, giải thích xuất xứ vàtiền được chi vào dau, chủ sở hữu có thé đánh giá việc thu và chi tiền mặt trong năm

có hợp lý hay không Sự lưu thông của nguồn tiền được chia thành 3 nhóm: Lưu thôngnguồn tiền từ hoạt động kinh doanh — sản xuất, lưu thông nguồn tiền từ hoạt động đầu

tư và lưu thông nguồn tiền từ hoạt động tai trợ

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phô biến trong phân tích tài

chính Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt và tìm ra xu hướng, quy luật biếnđộng của đối tượng nghiên cứu giúp cho các nhà phân tích đưa ra quyết định lựa chọn.Một số vấn đề cần lưu ý khi dùng phương pháp so sánh:

a Các điều kiện chỉ tiêu để so sánh

Các chỉ tiêu so sánh phải đảm bảo được tính thống nhất từ kinh tế, đo lường,thời gian và phương pháp tính toán.

b Gốc so sánh

Gốc so sánh có thể là gốc thời gian hay không gian, phụ thuộc vào mục đíchphân tích ban đầu Về thời gian, gốc so sánh là các kỳ trước hoặc các kế hoạch, dựtoán Về không gian, được phép so sánh bộ phận này với bộ phận khác, nơi này vớinơi khác, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, lĩnh vực này với lĩnh vực khác, Việc so sánh thường dùng dé biết chính xác vị trí của doanh nghiệp so với đối thủ cạnhtranh, với bình quân ngành So sánh về không gian thì lúc này điểm gốc và điểm phântích có thể hoán đổi vị trí cho nhau mà không làm ảnh hưởng đến việc đưa ra kết quả

Trang 35

- Gốc so sánh là tri sô của các chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước, nham định hướng,

phát triển các nhân tố phân tích, so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc

- Khi bat đâu đánh giá tiên độ thực hiện các nhiệm vụ, các mục tiêu đã dé ra thì gôc so sánh là trị sô kê hoạch của các chỉ tiêu phân tích, tiên hành so sánh trị sô kêhoạch và trị số thực tế của chỉ tiêu phân tích

- Đề đánh giá năng lực cạnh tranh thường so sánh các chỉ tiêu bình quân chungcủa ngành hoặc với đối thủ cạnh tranh nhằm khang định vị thé của doanh nghiệp

c Các dạng so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối là phản ánh quy mô nghiên cứu giúp thấy rõ được sự

thay đổi về quy mô nghiên cứu giữa kỳ gốc với kỳ phân tích, các nhà lãnh đạo sẽ biếtđược các mối quan hệ, kết cấu từng phan, xu hướng biến động, tốc độ phát triển, quyluật thay đối chỉ tiêu kinh tế Nhà phân tích sử dụng 2 loại so sánh bằng số tương đối

dé thực hiện phân tích tài chính:

- Số tương đối động thái: Dùng dé phan ánh nhịp độ hay tốc độ thay đổi của chitiêu, thường dùng dưới dạng số tương đối cô định kỳ gốc và số tương đối liên hoàn

- Số tương đối điều chỉnh: Dùng để phản ánh mức độ, xu hướng thay đổi củamỗi chỉ tiêu khi tiến hành điều chỉnh một số nhân tố nhất định trong chỉ tiêu phân tíchcùng một kỳ giúp rút ngắn phạm vi so sánh, giảm bớt được những vấn đề không đáng

có trong phương pháp so sánh.

3.2.2 Phương pháp phân tích bằng tỷ số tài chính

Tỷ sô tài chính là giá trị biêu hiện môi quan hệ giữa hai hay nhiêu báo cáo tải

chính với nhau.

Hệ số tài chính quan trọng trong phân tích dự án đầu tư chứng khoán giúp nhàđầu tư thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng nào, rủi ro mấtkhả năng thanh toán, đang kinh doanh tốt hay có lợi thế trong kinh doanh so sánh vớiđối thủ cạnh tranh Phương pháp phân tích bằng tỷ số tài chính là phương pháp so sánhcác tỷ số tài chính của năm phân tích với năm báo cáo, năm phân tích với trung bình

ngành và năm phân tích với tỷ số tài chính của một công ty khác

23

Trang 36

Khi phân tích bằng các tỷ số tài chính, doanh nghiệp sẽ dựa vào dữ liệu có

trong các báo cáo tài chính vì nguồn đữ liệu trong báo cáo tài chính là dữ liệu gốc vànhững đữ liệu này cũng phản ánh một cách chính xác nhất về tình trạng của doanhnghiệp Khi xét các hệ số, ta có 4 nhóm tỷ số: Hệ số thanh toán: đánh giá khả năngthanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy: doanh nghiệp vay nợ để sinh lời, hệ sốhoạt động: tình hình tổ chức, sử dụng tài sản của doanh nghiệp và hệ số lợi nhuận: kếtquả sau khi trải qua kỳ kinh doanh có sử dụng tài sản và nguồn vốn hiệu quả không.3.2.3 Phương pháp cân đối, chênh lệch và mô tả

Phương pháp cân đối là phương pháp dùng xác định mức độ ảnh hưởng của các

chỉ tiêu đến đối tượng nghiên cứu được sử dụng khá phô biến trong phân tích tài chínhnhằm cân đối tài sản và nguồn vốn chi thu, hình thức trình bày dạng tổng hoặc hiệu

Phương pháp chênh lệch hay còn gọi là là phương pháp tính đơn giản cho phép

đưa ra kết quả cuối cùng bằng việc xác định mức độ ảnh hưởng chỉ tiêu nào thì trựctiếp dùng phương pháp chênh lệch về giá trị phân tích của kỳ phân tích với kỳ gốc

Phương pháp mô tả là phương pháp dùng dé trình bày chỉ tiết, thống kê lại các

dữ liệu nhằm đánh giá, nhận định van đề dé đưa ra hướng giải quyết.

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Phân tích tình hình tài chính từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng BCKQKD là rất quan trọng vì nó

thể hiện kết quả mà doanh nghiệp đã trải qua một năm hoạt động tại một thời điểmnhất định, tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp hiện có phụ thuộc vào các nguồn thu vànguồn chi tại thời điểm đó Bảng BCKQKD tập trung vào ba mục là doanh thu, chiphí, lãi và lỗ của doanh nghiệp phân biệt doanh thu từ tiền mặt, doanh thu từ hàng hóabán ra, doanh thu trả sau hay các khoản mua nợ đối với hàng hóa, tài sản và thứ tựtrình trong bảng từ doanh thu, các khoản chi phí rồi đến thu nhập nhưng cuối cùng kếtquả mà doanh nghiệp quan tâm là thu nhập sau thuế Bảng BCKQKD giúp người đọchiểu rằng doanh nghiệp chuyển doanh thu thuần, doanh thu bán hàng, cung cấp cácdịch vụ thành lãi ròng là thu nhập sau thuế

Trang 37

So sánh các khoản mục tính với thời gian hai năm trong bảng kết quả hoạt động

kinh doanh đề biết được tỷ lệ tăng giảm của từng mục, đánh giá được nguồn thu và chicủa doanh nghiệp có xứng đáng với lợi nhuận đạt được Sau khi phân tích đưa ra kếtluận, nếu các khoản mục theo chiều hướng tốt thì doanh nghiệp nên phát huy tiếp vàđưa ra nhiều chiến lược mới để cạnh tranh với các đối thủ, nếu các khoản mục theochiều hướng xấu thì doanh nghiệp nên đưa ra các giải pháp dé khắc phục hậu quả tránh

gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mục đích phân tích bảng

kết quả hoạt động kinh doanh là cho thay mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh sanxuất trong kỳ kế toán giúp doanh nghiệp biết được ảnh hưởng của các loại chỉ phí nàolên lợi nhuận để có thể xác định kịp thời khoản mục cần khắc phục trong thời điểm đó

- Đánh giá biến động doanh thu thuần: doanh thu thuần là nguồn thu từ các hoạtđộng kinh doanh phản ánh tổng doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịchtrong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Những doanh nghiệp sản xuất, phân phối bán lẻthì nguồn thu có được từ việc bán các sản phẩm đến tay người tiêu dùng tương tự, vớidoanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thì nguồn thu có được từ việc thu phí các dịch vụ

mà doanh nghiệp cung cấp cho đồi tác

- Đánh giá biến động lợi nhuận: có rất nhiều loại lợi nhuận, nhưng ở bảng nàychỉ chú trọng đến lợi nhuận sau thuế Sau khi nộp đầy đủ các khoản thuế cho cơ quanquản lý thì được gọi là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ kế toán phản ánhkhoản lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo

- Phân tích biến động lợi nhuận thực chất là xem các khoản mục bị ảnh hưởng

theo hướng nào, những khoản mục cần chú ý là doanh thu, giá vốn hàng bán, chỉ phí

hoạt động và các nhân tố về sản phẩm, kết cấu, chất lượng sản phẩm Qua đó, biếtđược nhân tố và khoản mục nào là lợi nhuận tăng hoặc giảm

3.3.2 Phân tích tình hình tài chính từ bảng cân đối kế toán

a Đánh giá khái quát biến động về tài sản và nguồn vốn

Phân tích bảng cân đối kế toán nhằm mục đích đánh giá biến động về tài sản vànguôn von Đánh gia quy mô của doanh nghiệp là so sánh tai sản cô định và nguôn

vốn trong kỳ kế toán, đánh giá tỷ trọng, giá trị các khoản mục qua các năm dé thấy

25

Trang 38

được mức độ ảnh hưởng Tiến hành so sánh tổng tai sản với tong nguồn vốn dé biếtđược quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong năm qua có khả năng huy động vốn

dau tư và kha năng điều tiết chi phi cho các trang thiết bi máy móc đảm bảo quá trìnhsản xuất diễn ra một cách hiệu quả, chiến lược phân phối sản phẩm tốt tránh gây tồnkho So sánh các khoản phải thu và khoản phải trả để biết được số đơn hàng bán chịucho khách hàng có vượt mức an toàn hay không, giúp doanh sử dụng vốn một cách

hợp lý, thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

b Đánh giá tình hình tài chính từ bảng cân đôi kê toán

Bảng cân đôi kê toán gôm có hai phân chính là tài sản và nguôn vôn.

* Đánh giá biên động tài sản: Là đánh giá toàn bộ các tài sản hiện có của

doanh nghiệp tại thời diém báo cáo Phân tài sản gôm những mục sau:

Tài sản lưu động và đâu tư ngắn hạn:

- Tiền mặt: hầu hết các doanh nghiệp đều không dé tiền mặt ở bên ngoài nhiều,

vì khi g1ữ tiên mặt và tiên gửi ngân hàng quá nhiêu thì buộc phải giải phóng dòng tiên vào sản xuât kinh doanh, tăng vôn và khả năng trả nợ Tuy nhiên, việc tiên mặt ở ngoài

còn có ưu điểm là làm tăng khả thanh toán nhanh thì dẫn đến thu được lợi nhuận

- Đầu tư ngắn hạn: là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn dưới một năm như

chứng khoán ngắn hạn, trả nợ ngắn hạn Nếu hoàn trả đúng hạn điều này cho thấydoanh nghiệp có khả năng thu được lợi nhuận nhiều, mở rộng quy mô vì các khoản

đầu tư ngắn hạn thành công Việc thu được lợi nhuận từ một dự án đầu tư cần phải

đánh giá được hiệu quả dự án đầu tư có mang lại lợi ích hay có khả năng tiễn xa hơn

hay không? Nhằm mục đích ra quyết định chọn dự án phù hợp với đoanh nghiệp

- Khoản phải thu: là các khoản phải nợ từ khách hàng mua các loại sản pham,dịch vụ cung cấp từ công ty theo phương thức trả chậm, trả sau bao gồm khoản thu của

khách hàng tức là bán chịu cho khách, khoản trả trước cho người bán tức là trả tiền

trước khi nhận hàng (trường hợp không nhận được hàng đối tác phải hoàn trả lại tiềnnên được tính vào khoản thu), phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và dự phòngcác khoản nợ Các khoản phải thu giảm là đánh giá tốt, nhưng các khoản phải thu tăng

Trang 39

- Tồn kho: là các mặt hàng được dự trữ trong kho gồm các nguyên vật liệu, sản

phẩm hoàn thiện, sản phẩm dé dang, sản phẩm hư hỏng là những tài sản có nằm trongkho của doanh nghiệp hoặc không nằm trong kho nhưng mang tính chất giống nhưkho Hàng tồn kho tăng do mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, nhiều sản phẩm đượctao ra nên đánh giá này là hợp lý Hàng tồn kho giảm do khả năng tiêu thụ thành phẩm,

số lượng sản phẩm đở dang và hư hỏng được giảm giá, các chương trình khuyến mãitặng kèm dé giảm mức dự trữ hàng trong kho thì đánh giá này tốt nhưng hàng tồn khogiảm do không có kho dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu thì đánh giá này là không tốt

- Tài sản lưu động khác: là các khoản tạm ứng, chi phí phải trả trước, chi phíchờ trích chuyền, các khoản thế chấp, ký quỹ Tai sản lưu động khác tăng là đánh giákhông tốt vì doanh nghiệp có dấu hiệu thua lỗ nên mới thé chap tài sản khác dé bù vàosản xuất và ngược lại, chỉ tiêu này giảm thì là đánh giá tốt

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

- Tài sản cố định là toàn bộ tài sản cố định phản ánh giá trị còn lại tại thời điểm

báo cáo trừ giá trị hao mòn lũy kế Một tài sản cô định phải đáp ứng đủ ba điều kiệnsau: thời gian sử dụng từ một năm trở lên, nguyên giá được xác định đáng tin cậy và

có giá trị từ 30 triệu trở lên, việc sử dụng tài sản có định chắc chắn thu được lợi íchkinh tế trong tương lai

- Đầu tư dài hạn là khoản mục đầu tư doanh nghiệp có thực hiện trên một nămgồm đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn kinh doanh và đầu tư dài hạn khác

* Đánh giá biến động nguồn vốn

Nợ phải trả: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thanh toán trong kỳ báocáo Nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời

hạn đưới một năm bao gồm các phiếu thanh toán, khoản phải trả, chi phí tích lũy Nợdài hạn là khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm bao gồm trái phiếu dài hạncông ty, vay dài hạn ngân hàng, hoãn thanh toán thuế thu nhập, tài sản chờ xử lý

Nguôn von chủ sở hữu: Là nguôn von của chủ doanh nghiệp, các nhà dau tư

góp vôn, nguôn vôn từ bán cô phiêu là vôn cô phân.

27

Trang 40

3.3.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty từ bảng báo cáo ngân lưu

3.3.1 Phân tích các hệ số tài chính

a Hệ số thanh toán

Hệ số thanh toán dùng dé đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp, vì vậyviệc sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản củadoanh nghiệp Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là khả năng

thanh toán hiện tại và khả năng thanh toán nhanh.

* Ty số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)

Là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số thể hiệnkhả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn phải trả Nếu tỷ

số này nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay dé thanhtoán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

xẻ es TQ VÀ TA Tài sản lưu động

Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (CR) =

Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu CR càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp

sẽ càng cao và ngược lại, nếu chỉ tiêu CR càng thấp thì khả năng thanh toán các khoản

nợ của doanh nghiệp càng thấp điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề khókhăn trong tài chính hoặc nguồn vốn Chỉ tiêu nào cũng có mặt tiêu cực của nó, CRcàng cao thì cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh nghiệp như tiền dự trữ càng tăngvượt ngân sách dẫn đến tiền nhàn rỗi nhiều hoặc do một số mặt hàng tồn kho khôngtiêu thụ ra bên ngoài được.

Theo như các nghiên cứu về hệ số thanh toán thì chỉ tiêu CR bằng 2 là tốt Tuynhiên, còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, lĩnh vực kinh

doanh, tài sản, cơ cấu nguồn vốn, đặc điểm và khu vực kinh doanh, tỷ số bình quân

ngành dé có thé so sánh hai kỳ với nhau nhằm biết được tiến độ hoạt động đang pháttriển hay giảm sút Nhưng tỷ số khả năng thanh toán hiện hành không phản ánh chínhxác khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 10/02/2025, 01:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN