1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích chi tiết và diễn giải quy trình chuỗi cung ứng theo thứ tự các bước? phân tích chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong chuỗi cung ứng

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chi Tiết Và Diễn Giải Quy Trình Chuỗi Cung Ứng Theo Thứ Tự Các Bước? Phân Tích Chức Năng Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận Trong Chuỗi Cung Ứng
Tác giả Dương Châu Hồng Anh, La Đăng Khoa, Ngô Ngọc So Ny, Lê Minh Tuyên, Nguyễn Thị Vân, Võ Hoàng Ân
Người hướng dẫn TS. Bùi Nhật Lê Uyên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng
Thể loại báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Thực hiện theo các yêu cầu mua hàng này, bộ phận mua hàng đặt hàng với các nhà cung cấp trước đó , những người cung cấp các vật liệu và thành phần cần thiết cho nhà sản xuất một cách kịp

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

-Môn : Quản trị chuỗi cung ứng Lớp : 232MBA14

BÁO CÁO CUỐI KÌ

NHÓM: NHÓM 6 CBHD : TS BÙI NHẬT LÊ UYÊN

St

t Tên thành viên Mã số học viên Công việc

1 Dương Châu Hồng Anh 236201803 Câu 1,3

2 La Đăng Khoa 236201085 Câu 1,2, tổng hợp nộidung

3 Ngô Ngọc So Ny 236201070 Câu 1, câu hỏi phụ

4 Lê Minh Tuyên 236201044 Câu 2,3

5 Nguyễn Thị Vân 236201286 Câu hỏi phụ, câu 3

Câu 1: Quy trình này thích hợp đối với những sản phẩm nào ?

Câu 2 : Phân tích chi tiết và diễn giải quy trình chuỗi cung ứng theo thứ tự các bước? Phân tích chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong chuỗi cung ứng

Câu 3 : Ý nghĩa của những chấm đỏ và chấm xanh trong sơ đồ quy trình là gì ?

Câu hỏi phụ : Tại sao Product design lại có khung màu xanh dương ?

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

LỜI NÓI ĐẦU Trước tiên nhóm 6, xin cảm ơn cô TS Bùi Nhật Lê Uyên đã hướng dẫn nhóm trong bài báo cáo lần này, cảm ơn các anh chị đã hợp tác rất tích cực để nhóm 6 có thể hoàn thành bài báo cáo

Tuy nhiên đây là lần đầu tiên các thành viên hợp tác với nhau cộng với những hạn chế về mặt thời gian và không gian nghiên cứu, khó tránh khỏi những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được những đánh giá và góp ý của cô để có thể hoàn thiện hơn trong những lần sau !

Trang 3

ĐỀ BÀI : Dựa vào sơ đồ chuỗi cung ứng bên dưới, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (1 điểm): Quy trình này thích hợp đối với những sản phẩm nào ?

Câu 2 (7 điểm): Phân tích chi tiết và diễn giải quy trình chuỗi cung ứng theo thứ

tự các bước? Phân tích chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong chuỗi cung ứng

Câu 3 (2 điểm): Ý nghĩa của những chấm đỏ và chấm xanh trong sơ đồ quy trình là gì ?

Câu hỏi phụ : Tại sao Product design lại có khung màu xanh dương ?

Trang 4

BÀI LÀM TỔNG ĐIỂM: 9.0 ĐIỂM

Câu 1 : Quy trình này thích hợp đối với những sản phẩm nào? => chính xác, 1 điểm

Quy trình trên theo nhóm tìm hiểu và nghiên cứu thì đây là quy trình sản xuất của sản phẩm SPV ( Special Purpose Vehicle ) – Phương tiện đặc thù, tổ chức sản xuất đặc thù : tức là phục vụ cho một mục đích sử dụng đặc thù, có thể thay đổi dựa trên các yêu cầu riềng biệt của các khách hàng khác nhau

Vì vậy những sản phẩm có thể sử dụng quy trình trên cho việc quản lí chuỗi cung ứng là :

- Sản xuất ô tô

- Sản xuất báy bay cá nhân

- Sản xuất dây chuyền, máy móc công nghiệp

- Sản xuất điện thoại di động

- Nội ngoại thất ô tô, nhà cửa

Trang 5

Câu 2 : Phân tích chi tiết và diễn giải quy trình chuỗi cung ứng theo thứ tự các bước? Phân tích chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong chuỗi cung ứng ?

Trang 6

Quy trình chuỗi cung ứng : tốt, 6.0 điểm

Thông thường, khi công ty nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, bộ phận kinh doanh sẽ ký hợp đồng sau khi ước tính ngày giao hàng với bộ phận sản xuất Sau đó, bộ phận kinh doanh chuyển lệnh bán hàng thành lệnh sản xuất và gửi cho bộ phận sản xuất để lập kế hoạch sản xuất Sau khi kế hoạch sản xuất được hoàn thành, nó sẽ được chia sẻ với các bộ phận mua hàng, sản xuất, R&D và chất lượng Dựa trên thông tin sản xuất, R&D tiến hành lập bản thiết kế và triển khai quy trình gửi đến bộ phận sản xuất để hướng dẫn quy trình sản xuất thực tế Đồng thời, R&D chuyển thiết kế thành yêu cầu vật liệu dưới dạng hóa đơn nguyên vật liệu (BOM- Bill of Materials) và gửi đến bộ phận mua hàng và kho hàng

Sau đó, người quản lý kho hàng kiểm tra tình trạng sẵn có của nguyên liệu và linh kiện trong kho, đồng thời đưa ra yêu cầu mua hàng đối với những mặt hàng thiếu hụt

Thực hiện theo các yêu cầu mua hàng này, bộ phận mua hàng đặt hàng với các nhà cung cấp trước đó , những người cung cấp các vật liệu và thành phần cần thiết cho nhà sản xuất một cách kịp thời

Với sự hướng dẫn của kế hoạch sản xuất và BOM, các quy trình sản xuất như

“cắt”, “hàn”, “bể”, “sơn”, “lắp ráp” và “sơn bề mặt” được hoàn thành trong nhà máy Sau khi vượt qua các bài kiểm tra chất lượng, tất cả các tài liệu theo yêu cầu được chuẩn bị trước khi giao SPV cho khách hàng bao gồm giấy chứng nhận chất lượng, hướng dẫn sử dụng và biển số xe

Khi có sự thay đổi về thiết kế thì bộ phận R&D tiến hành đàm phán về việc thay đổi thiết kế ( Design Changes Negotiation ) cụ thể là về tính khả thi, khả năng sản xuất, và cung cấp hàng của các nhà cung cấp như thế nào, lượng hàng hóa tồn kho, đáp ứng được bản thiết kế đã thay đổi hay không,… nếu mọi thứ đã được đàm phán xong thì tiến hành sản xuất Chỉ sau khi thiết kế sản phẩm mới được hoàn thành, các nhà quản lý sản xuất mới tham gia vào việc đàm phán ngày giao hàng (Delivery date negotiation) để đưa ra ngày dự kiến giao hàng… , cần nói rõ hơn đây dòng phản hồi

Trang 7

Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận có trong quy trình :

Supplier : Cung cấp các nguyên vật liệu theo yêu cầu của doanh nghiệp, có trách nhiệm phải giao đúng thời hạn, đúng số lượng và chất lượng theo như yêu cầu

để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra đúng kế hoạch sản xuất

Purchasing : Nhận hóa đơn nguyên vật liệu từ R&D, liên hệ với kho để lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, phản hồi lại về tính khả thi trong trường hợp xảy ra thay đổi thiết kế dựa trên năng lực thu mua của doanh nghiệp

Warehouse (component) : Nhận hóa đơn nguyên vật liệu từ R&D, thống kê tồn kho và báo lại cho Purchasing để lên kế hoạch thu mua, Cùng với Purchasing phản hồi lại tính khả thi trong trường hợp có thay đổi về thiết kế xảy ra dựa trên nguyên vật liệu có sẵn

R&D : Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có, lên thiết kế sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng và xử lí thay đổi thiết kế khi có sự thiếu hụt về tồn kho, nguồn cung, hoặc yêu cầu thay đổi của khách hàng để đảm bảo kế hoạch kinh doanh được thực hiện, tham gia đàm phán

về thay đổi thiết kế, dựa trên phản hồi của các bộ phận liên quan để hoàn thiện thay đổi thiết kế

Production : Bộ phận sản xuất có trách nhiệm lên kế hoạch sản xuất dựa trên yêu cầu sản xuất nhận được từ phòng kinh doanh, liên hệ với bộ phận R&D để có được bản thiết kế sản phẩm sau đó tiến hành sản xuất thành phẩm với các quy trình

“cắt”, “hàn”, “bể”, “sơn”, “lắp ráp” và “sơn bề mặt” dựa trên thiết kế Bộ phận sản xuất cũng có nhiệm vụ đàm phán khi có sự thay đổi thiết kế và dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Quality : Bộ phận thẩm định chất lượng có trách nhiệm kiểm tra chất lượng các chi tiết và thành phẩm dựa trên các tiêu chí cụ thể của sản phẩm như (thiết kế, vật

Trang 8

liệu, độ hoàn thiện,…) Nếu đạt tiêu chuẩn thì cấp chứng nhận để tiến hành giao cho khách hàng

Warehouse (Product) : Quản lí tồn kho, chuẩn bị đơn hàng giao cho khách hàng, nhập hàng vào kho sau khi kiểm tra chất lượng, xuất hàng cho khách hàng, báo cáo tồn kho

Sales : Lên kế hoạch bán hàng, đàm phán với các bộ phận liên quan về thay đổi thiết kế nếu có, tiếp nhận kết quả đàm phán để tiếp tục đàm phán về ngày giao hàng

dự kiến với khách hàng Giữ liên lạc với khách hàng và thực hiện giao hàng cho khách

Customer : Người mua hàng nhận hàng, kiểm tra đúng mặt hàng, loại hàng mà mình đặt, có quyền yêu cầu thay đổi thiết kế, tham gia vào đám phán ngày nhận hàng, về thiết kế mà mình mong muốn

Trang 9

Câu 3 : Ý nghĩa của những chấm đỏ và chấm xanh trong sơ đồ quy trình là gì? => 2 điểm

Trong sơ đồ quy trình của chuỗi cung ứng:

Những chấm đỏ hình dạng ngôi sao nhọn: Thể hiện các tình huống rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra tại các giai đoạn trong chuỗi cung ứng từ lúc nhận đơn hàng đến lúc giao hàng Cụ thể, các rủi ro có thể xảy ra ngay từ lúc đầu tiên khách hàng đã đặt hàng nhưng sau đó thay đổi chủng loại, thiết kế hàng hoá sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ quy trình chuỗi cung ứng Ảnh hưởng rủi ro đến kế hoạch sản xuất, thiết kế sản phẩm, kế hoạch thu mua, nhà cung cấp, tồn kho các sản phẩm và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển, tiến độ giao hàng Đây là các dấu hiệu cảnh báo để các nhà cung cấp dự trù các phương án khi gặp các tình huống rủi ro, dự trù các phương án xử lý phù hợp để không bị động, không giao kịp hàng dẫn đến mất lòng tin, uy tín với khách hàng

Những chấm màu xanh: Thể hiện chuỗi cung ứng trong trạng bình thường từ lúc khách hàng order đặt hàng đến lúc nhận hàng, không thay đổi lớn sau khi đặt hàng Theo đó, quy trình chuỗi cung ứng sẽ thực hiện ổn định qua các bước theo quy trình của chuỗi cung ứng, điểm bắt đầu và kết thúc chuỗi cung ứng đều từ khách hàng

Trang 10

Câu hỏi phụ : Tại sao Product design lại có khung màu xanh dương ?

Trong quy trình trên, có thể thấy khâu Product Design là nơi có nhiều rủi ro tạo ra những biến số trong quy trình quản lí chuỗi cung ứng trên, Khi có sự thay đổi ở Product Design thì các khâu khác phải có những tinh chỉnh, và làm một số nhiệm vụ khác để có thể đáp ứng sự thay đổi ở khâu thiết kế, cho nên khi thiết lập sơ đồ quy trình này, người thiết lập đã sử dụng màu xanh dương để nhấn mạnh sự khác biệt, tính quan trọng và cho các nhà quản lí thấy và chú ý đến khâu Product Design Dưới đây là một đoạn trích của một bài nghiên cứu, là cơ sở để nhóm đưa ra quan điểm trên

“ Những thách thức trong hoạt động chuỗi cung ứng Ngành SPV là thị trường có nhu cầu tùy biến cao Trong một thị trường như vậy, nhà sản xuất SPV luôn phải đối mặt với nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng Tỷ lệ thay đổi đơn hàng là 10-15% Hầu hết những thay đổi được yêu cầu đều liên quan đến thiết kế sản phẩm Ví

dụ, việc thay đổi các yêu cầu về khung gầm (nhãn hiệu mới hoặc chiều dài mới) và thể tích thùng chứa là hai yêu cầu phổ biến nhất của khách hàng Thiếu năng lực thiết

kế Khi khách hàng yêu cầu thay đổi thiết kế cho SPV đã đặt hàng, nhà sản xuất phải đối mặt với một số rủi ro để đáp ứng yêu cầu Từ quan điểm nội bộ, nút thắt quan trọng nhất là thiếu năng lực thiết kế, do đó các nhà sản xuất gặp rủi ro trong khả năng thiết kế lại sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của khách hàng Ngay cả khi là đối tác chiến lược quan trọng của công ty ô tô “top 3” tại Trung Quốc và nhận được sự

hỗ trợ kỹ thuật lớn từ mối quan hệ này, bản thân nhà sản xuất vẫn còn thiếu sót về thiết kế sản phẩm và kỹ thuật quy trình Nhà sản xuất có bộ phận R&D phụ trách thiết

kế sản phẩm, thiết kế quy trình và phát triển công nghệ nhưng chỉ có một số kỹ sư trong bộ phận này

Trong khi đó, với việc thiết kế sản phẩm ngày càng thay đổi, công ty không dễ dàng thiết lập được các tiêu chuẩn BOM, thiết kế sản phẩm ổn định, độc đáo để tận dụng lợi thế của sản xuất hàng loạt tiêu chuẩn

Mức độ giao tiếp thấp Rủi ro thiết kế lại cũng do mức độ trao đổi thông tin thấp giữa

bộ phận R&D và bộ phận sản xuất Một mặt, trong giai đoạn đàm phán thay đổi thiết

Trang 11

kế, việc giao tiếp và cộng tác giữa hai bộ phận này còn thiếu hiệu quả Đôi khi bộ phận R&D chấp nhận thay đổi sản phẩm thông qua bộ phận bán hàng mà không thông báo cho bộ phận sản xuất để kiểm tra xem bộ phận đó có đủ năng lực sản xuất cần thiết và sẵn có hay không Mặt khác, quy trình thiết kế lại không giống như quy trình thiết kế thông thường trong đó hai bộ phận này làm việc cùng nhau để tạo ra thiết kế và sau đó đưa vào sản xuất Do yêu cầu thay đổi thiết kế gấp nên chỉ có bộ phận R&D tiến hành thiết kế lại mà không yêu cầu phản hồi ngay từ bộ phận sản xuất Khi bản thiết kế sản phẩm được thiết kế lại được chuyển đến dây chuyền lắp ráp, các công nhân trong dây chuyền lắp ráp luôn phàn nàn rằng thiết kế đó không thể thực hiện được với một số thay đổi không hợp lý Trong khi đó, các kỹ sư ở bộ phận R&D cho rằng công nhân không làm việc đủ chăm chỉ để thực hiện đúng bản thiết kế sản phẩm được thiết kế lại Thiết kế phải được làm lại nhiều lần cho đến khi

có thể sản xuất được trong nhà máy, tốn nhiều thời gian ở giai đoạn thiết kế Đặc biệt, trong giai đoạn đàm phán, chỉ có bộ phận bán hàng và R&D mới tham gia vào quá trình đàm phán thay đổi sản phẩm mà không có sự tham gia của người quản lý sản xuất Chỉ sau khi thiết kế sản phẩm mới được hoàn thành, các nhà quản lý sản xuất mới tham gia vào việc đàm phán ngày giao hàng để đưa ra ngày dự kiến Giao tiếp và hợp tác kém sẽ kéo dài tổng thời gian của chu trình thiết kế và sản xuất, cuối cùng dẫn đến các đơn đặt hàng không được đáp ứng và khiếu nại từ khách hàng

Sự không chắc chắn về nguồn cung Một rủi ro lớn khác là nguồn cung, đây là một trong những trở ngại lớn trong việc kiểm soát chi phí Thay đổi thiết kế sản phẩm dẫn đến thay đổi các yêu cầu về vật liệu và thành phần; do đó, tình trạng thiếu nguyên vật liệu, đặc biệt là các bộ phận quan trọng, là rủi ro sống còn đối với nhà sản xuất M1

và M2 Ví dụ: khung xe là thành phần chính của SPV Tuy nhiên, nhà sản xuất không thể đảm bảo có thể nhận được khung gầm theo yêu cầu của khách hàng khi khách hàng thay đổi thiết kế sản phẩm, mặc dù M1 là doanh nghiệp đối tác của một số nhà sản xuất khung gầm nổi tiếng Một mặt, các nhà sản xuất khung gầm (S1 và S2) thường giữ mức tồn kho ở mức thấp để giảm áp lực chi phí của chính họ; mặt khác, khoảng cách vật lý xa giữa các nhà sản xuất khung gầm và nhà sản xuất SPV gây ra

Trang 12

thời gian cung cấp dài Kết quả là nhà sản xuất khung gầm không thể đảm bảo giao hàng đúng thời hạn Trên thực tế, trong kịch bản thay đổi thiết kế như vậy, tình trạng thiếu hụt xảy ra đối với cả các thành phần chính và một số thành phần có giá trị cao

mà cả nhà cung cấp (S3) và nhà sản xuất đều không thể giữ lượng tồn kho cao do áp lực cao về chi phí tồn kho và chi phí cơ hội Trong khi đó, khi có đơn hàng gấp, chi phí mua hàng luôn rất cao và chất lượng không phải lúc nào cũng được đảm bảo Kế hoạch sản xuất không ổn định Kế hoạch sản xuất được thay đổi thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của khách hàng Tương ứng, các quy trình sản xuất phải bị gián đoạn để khởi động lại và điều chỉnh theo thiết kế mới Do đó, tốc độ của dây chuyền lắp ráp không ổn định và không thể thiết lập quy trình sản xuất tiêu chuẩn ổn định, đây là một trong những chiến lược của công ty nhằm giảm chi phí thông qua quy trình tiêu chuẩn hóa Có một số công nhân có kinh nghiệm trong dây chuyền lắp ráp, nhưng vẫn chưa đủ để đảm bảo công ty mới thành lập có thể đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả khách hàng của mình, đặc biệt là với những yêu cầu thiết kế đã thay đổi của họ Những điều này dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn với chi phí thiết lập nhiều hơn và chi phí lao động cao hơn khi làm thêm giờ Hơn nữa, các cơ sở sản xuất không thể đạt được tính linh hoạt trong sản xuất để đáp ứng tốc độ sản xuất không ổn định

Hậu quả tồi tệ nhất là vấn đề chất lượng Nhà sản xuất M2 mang đến thiết bị kiểm tra tiên tiến từ nước ngoài, điều này cho phép công ty cạnh tranh bằng các phương pháp kiểm tra hoàn chỉnh mạnh mẽ và giúp đạt được kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng và chứng nhận chất lượng, nhưng vẫn không thể kiểm soát và cải thiện chất lượng trong quá trình sản xuất Để giữ chân khách hàng khi họ đưa ra các yêu cầu thay đổi thiết kế, cả M1 và M2 đều phải thay đổi kế hoạch sản xuất, đặc biệt là đối với các khách hàng lớn của mình Nếu không có sự trợ giúp của các phần mềm và ứng dụng lập kế hoạch và lập kế hoạch nâng cao (như hoạch định nguồn lực doanh nghiệp/ hoạch định nguồn nguyên liệu (ERP/MRP) và lập kế hoạch nâng cao và lập

kế hoạch (APS)), kế hoạch sản xuất thường được điều chỉnh thủ công, không thể đảm bảo kết quả tối ưu Vì vậy, trong quá trình sản xuất, công ty phải thay đổi kế hoạch

Ngày đăng: 04/02/2025, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN