Mà hệ thống phương pháp sử dụng đổ dùng trực quan hết sức cẩn thiết và quan trọng trong việc gây hứng thú để tạo động cơ cũng như cho chính quá trình nhận thức lịch sử chính vì thế tôi đ
Trang 1TRONG HOC TAP LICH SỬ
Giảng viên hướng din: PHAM QUANG HUY
Sinh viên thựchiện : NGUYÊN THỊ THU HIẾN
NIÊN KHÓA 1995 - 1999
Trang 2Trang 4
sự tổn tại của hiện tại và sự phát triển của tương lai Chính vi thế
mà khoa học lịch sử đã ra đời từ rất sớm khoảng 2000 năm trước
đồng thời bộ môn lịch sử cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà
trường rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây Ở nước ta trong
thời kỳ phong kiến muốn ra làm quan thì mọi người phải biết lịch
sử (bắc sử là chủ yếu).
; Thế nhưng một thực trạng đáng buổn hiện nay là hoc sinhphổ thông hầu như không chú trọng vào học môn lịch sử hay các
môn xã hội Nếu có, thì chỉ học nhằm đối phó với những kì kiểm
tra, thi cử chứ không có thái độ học tập đúng đắn để chiếm lĩnh
những tri thức lịch sử Kết quả là kiến thức lịch sử của phần lớn
học sinh chỉ dừng lại ở chỗ biết sự kiện, hiện tượng lịch sử chứ
không hiểu bản chất của chúng Nhiều khi cũng chưa đạt đến mức
biết các sự kiện, hiện tượng lịch sử nữa Vậy tại sao lại có tình
trạng đó ? Nguyên nhân vì sao ?
Trước hết trong tình hình hiện nay kinh tế nước ta đang pháttriển theo hướng TBCN nhưng có sự định hướng, điều tiết của Nhà
nước, cing như lúc này là thời kỳ của khoa học - kỹ thuật Điều
đó đòi hỏi nến giáo dục phải cung cấp một lớp người đáp ứng được
những yêu cầu của xã hội Chính vì thế học sinh phổ thông có xu
hướng chọn những môn tự nhiên để học Nhưng điểu này cũng
không phải là yếu tố quan trọng để học sinh không thích môn lịch
sử Bởi vì trong bất cứ thời kì nào lịch sử vẫn thể hiện vị trí đặc biệt của mình Không thể phủ nhận lịch sử Không thể : bắn một
phát súng lục vào quá khứ để chịu lãnh một viên đại bác từ tương
Nguyễn Thị Thu Hiển =
Trang 5Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
lai Không phải lí do này vậy lí do nào ?
Hay là tại nội dung của bộ môn và kết cấu của chương trình
lịch sử Điều này càng không thể bởi vì bộ môn lịch sử bản thân
nó đã có đủ khả năng thu hút học sinh Ngoài ra kết cấu chương
trình lịch sử hiện nay được sắp xếp theo lối đồng tâm, hiện nay
lối kết cấu chương trình này vẫn thể hiện tính ưu việt của nó.
Học sinh phổ thông được học lịch sử phan lớn là ở trongtrường Giáo viên là người truyền đạt kiến thức lịch sử, học sinh là
người tiếp thu lich sử Từ sự truyền đạt đến sự tiếp nhận là một
khoảng trống trong đó hệ thống các phương pháp đóng vai trò là
chiếc cầu nối giữa chủ thể và khách thể Lúc này phương pháp
giảng day của người giáo viên hết sức quan trong, day sao để học
sinh vừa nắm được kiến thức vừa phát triển được năng lực nhận
‘trong quan trong hơn, có ý nghĩa quyết định đến hoạt động nhận
thức Hứng thú là một thuộc tính tâm lí có tác động đến điều kiện
bên trong hình thành nên động cơ cho hoạt động nhận thức
Quá trình nhận thức của con người đã được Lênin phát biểu
thành một công thức nổi tiếng thể hiện sự ngắn gọn súc tích “từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng
trở về thực tiễn đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lí, của sự nhận thức khách quan.''' Qua công thức đó ta thấy
vấn để trực quan hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức
Học tập lịch sử cũng là một quá trình nhận thức Tài liệu trực
quan lịch sử : tranh, ảnh, bản đổ cũng có khả năng tạo hứng
thú, và có vai trò cao trong quá trình nhận thức
Tài liệu trực quan (TLTQ) có vai trò cao như thế nhưng hiện nay ở các Trường phổ thông việc sử dung TLTQ còn rất hạn chế
phan lớn là day chay do giáo viên ít chịu sưu tam, hoặc không có khả năng sử dụng v.v Vì thé giờ dạy hết sức buồn tẻ, khô khan
! Lên toda tấp Tap 29 Bút kỉ triết học NXB Tiến bỏ Mut-co-va 198! Tr 179
Nguyễn Thị Thu Hiển ss 2
Trang 6Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
làm cho học sinh không thích học, chán học
Hiểu được vai trò của bộ môn lịch sử có vị trí cao trong chương
trình giáo dục, trong đó hệ thống phương pháp giảng day có tam
quan trọng lớn đối với bộ môn Mà hệ thống phương pháp sử dụng
đổ dùng trực quan hết sức cẩn thiết và quan trọng trong việc gây
hứng thú để tạo động cơ cũng như cho chính quá trình nhận thức
lịch sử chính vì thế tôi đã chọn và thực hiện để tài “Sưu tầm, xây
dựng hệ thống phương tiện trực quan để phục vụ giảng dạy lịch sử
thế giới cận dai I (1640-1870) nhằm gây hứng thú cho học sinhtrong học tập lịch sử”.
* Ý nghĩa khoa học
Khi thực hiện để tài này nó giúp cho tôi rất nhiều trong việc
nhận thức được vị trí và vai trò của phương pháp sử dụng phương
tiện trực quan Hiểu được tam quan trọng của việc gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử Biết cách làm đổ dùng trựcquan cũng như tạo được các hình thức gây hứng thú trong Dạy - Học lịch sử khi còn là một sinh viên, giáo sinh hay khi đã trở
thành một giáo viên thực thụ.
Cũng như qua quá trình làm luận văn tôi biết cách xây dựng,
sưu tầm hệ thống PTTQ khi giảng day lich sử sao cho khoa học để
đạt hiệu quả cao, không những học sinh biết mà còn hiểu bài.
Hình dung được phải kết hợp những phương pháp khác với phương
pháp sử dụng PTTQ như thế nào
Đối với bản thân tôi, những sinh viên khác hoặc là những
giáo viên sẽ có dịp ôn lại nhận thức lại những gì đã được học khitiếp cận để tài này Kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy lâu năm
những giáo viên đó sẽ ứng dụng một cách khoa học, linh hoạt
PTTQ để gây hứng thú đối với học sinh trong hoc tập - giảng day
lịch sử.
* Ý nghĩa thực tiễn
Về bản thân tốt khi để tài này thực hiện xong nó sẽ là tài
liệu trực quan giúp em giảng dạy lịch sử lớp 10
Với việc trình bày lich sử có kết hợp với tranh, ảnh, biểu dé
sẽ tạo sự thích thú, say mê nơi học sinh Từ sự thích thú học sinh
muốn tự mình tìm hiểu (có sự hướng dan của giáo viên) đó chính
Nguyễn Thị Thu Hiển » 3
Trang 7Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
là động cơ học tập, là điều kiện bên trong để học sinh tư duy Học
sinh tư duy, muốn tư duy, cần tư duy thì năng lực nhận thức của
hoc sinh ở trường PTTH khi hoc lịch sử thé giới cận dail
-(1640 — 1870) sẽ được nâng cao.
Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt kiến thức và phải đạt kết quả nhất định nào đó thì với nội dung để tài
này sẽ giúp cho bản thân toi khi còn là sinh viên thực tập hay khi
là giáo viên, nâng cao chất lượng dạy cho mình.
Về vấn dé trực quan và hứng thú thi đã có rất nhiều nhà khoa học, giáo dục nghiên cứu tìm hiểu kỹ Chính khi làm dé tai này tôi
dựa rất nhiều vào những kết quả đó để thực hiện nội dung dé tài.
Còn về nội dung để tài này thì trước đó đã có chị Nguyễn Thị
Xuân Phương thực hiện nhưng chỉ ở mức độ tiểu luận cho nên
chưa hoàn chỉnh lắm Khi thực hiện để tài này tôi làm một cách
có hệ thống hơn, chính xác hơn, cũng như mở rộng thêm một số
phần mà chị chưa thực hiện
Do lần đầu thực hiện để tài về phương pháp cũng như bị hạnchế về tài liệu, thời gian nên có nhiều sai sót Rất mong nhận
' được sự chỉ bảo, sửa đổi, góp ý của thay cô cùng các bạn
Il PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khi nhận được để tài tôi bắt đầu lập thư mục sách, tạp chí
mà nội dung để tài yêu cầu Xác định các loại tài liệu : đó là tài
liệu gốc hay loại một, loại hai Tìm đọc các tài liệu kinh điển của
những nhà khoa học, tư tưởng lớn như Lénin, J.J Rouseau,
Cémenxki để tìm hiểu quan điểm của các nhà kinh điển này về
vấn để nhận thức, trực quan, hứng thú Trong quá trình đọc sách
tôi vừa sưu tầm tài liệu trực quan vừa ghi phiếu tư liệu Sau khi có
phiếu tư liệu thì tập hợp các quan điểm, kinh nghiệm giảng dạy
của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử, giáo dục các bộ môn khoa
học có liên quan Các quan điểm, kinh nghiệm đó được rút ra từnhững công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết, phát biểu của
nhà khoa học, giáo dục, cán bộ nghiên cứu : trên thế giới, trong
khu vực, trong nước, ở trường DHSP Hà Nội, ĐHSP TPHCM
Trong quá trình đó tôi cũng tiến hành phân loại các loại tài liệu
trực quan sưu tầm được theo từng vấn để như trong kết cấu chương
trình dạy học lịch sử lớp 10 hiện nay của nước ta
Nguyễn Thị Thu Hiển 4
Trang 8Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999 _
Cùng với hoạt động trên tôi cùng tiến hành thực tế phổ thông
ở 2 trường PTTH Nguyễn Thượng Hiến và Phan Đăng Lưu Dự
giảng một số giờ dạy lịch sử của các cô Đặng Thị Hạ Tùng (Phan
Đăng Lưu), Đỗ Thị Thanh Thủy, Đặng Thị Chiếu Trinh (Nguyễn
Thượng Hiển) Tôi dự giảng ở lớp 10 do cô Chiếu Trinh dạy, lớp 11
cô Đỗ Thị Thanh Thủy, lớp 12 cô Hạ Tùng dạy Cả 3 cô đều làgiáo viên có tuổi nghề cao và là những giáo viên đạy giỏi
Cô Chiếu Trinh có cách day mới là nội dung bài cần dạy cô
soạn sẵn và photocopy cho từng học sinh Phần photocopy đó gồm
nội dung bài, các.hình anh, bản dé, tranh ảnh lịch sử có liên quan
đến nội dung bài, được sắp xếp một cách khoa học và phần câu hỏi
ở cuối cùng Khi dạy đo không phải ghi bài nên cô chỉ trình bay
trên bảng tiêu để bài, để mục của từng phấn những sự kiện
chính Có sử dụng nhiều tranh ảnh lớn trên bảng, đặt nhiều câu
hỏi phát vấn vé mối quan hệ giữa nội dung các TLTQ và nội dung
bài học Thái độ học sinh trong giờ học rất nghiêm túc, các em rất thích khi được xem những bức tranh, ảnh, bản đổ Thường có
nhiều thắc mắc hỏi giáo viên
Cô Thanh Thủy dạy do có đặc điểm là lớp 11 nên cô cũng
không ghi nội dung bài lên bảng chỉ ghi tiêu dé và các để mục,nội
dung bài thì đọc cho học sinh ghi Khi dạy không-sử dụng hoặc sử
dụng rất ít phương tiện trực quan (khi sử dụng chủ yếu là bản đỏ).
Ít đặt câu hỏi cho học sinh, nhưng cung cấp nhiều sự kiện lịch sử
có liên quan cho học sinh biết Trong giờ học của cô học sinh cũng
có thái độ học tập nghiêm túc, giờ học có sinh động nhưng học
sinh thiếu sự năng động trong việc tiếp thu kiến thức.
Cô Ha Tùng vẫn dùng phương pháp vừa giảng vừa ghi bảng,
sử dụng nhiều môn học có liên quan để phục vụ bài giảng Nêu câu hỏi phát vấn và gợi mở cho học sinh trả lời (đối với những câu
khó) Giờ dạy của cô học sinh thường phải suy nghĩ do cô đặt
nhiều câu hỏi phát vấn, lớp rất vui,học sinh giành nhau trả lời.
Bên cạnh đó tôi cũng làm một cuộc diéu tra nhỏ để hiểu thêm
tình hình học và chất lượng học bộ môn lịch sử Công tác điều tra
được thực hiện ở 4 lớp, hai lớp 10 (10A9, 10B21) và 2 lớp 11
(11A9, 11A8) tại trường PTTH Nguyễn Thượng Hiển vào giờ chủ
nhiệm ngày 12/4/1999 Phiếu diéu tra được phát ra và dưới sự
chứng kiến của giáo viên chủ nhiệm (ở cả 4 lớp) và một bạn sinh
cr
Nguyễn Thị Thu Hiển
Trang 9Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
viên khác cùng khoa lịch sử (ở lớp 10C9 và 11A9) học sinh đã làm
một cách nghiêm túc với yêu cấu không được hỏi nhau, không được
sử dụng tài liệu để đảm bảo tính trung thực.
Qua quá trình quan sát và diéu tra tôi nhận thấy phần lớn
học sinh rất thích môn lịch sử, thích giáo viên sử dụng TLTQ và
cung cấp nhiều sự kiện lịch sử có liên quan Trong những lớp giáo
viên sử dung TLTQ không khí học rất sinh động và chất lượng
cũng cao hơn.
Sau khi doc tài liệu, thực tế và điều tra phổ thông tôi thấy dù
bất kì thời kì nào, giai đoạn, cấp học nào cũng phải tạo hứng thú
học tập cho học sinh Trong đó cần phải sử dụng các loại PTTQ để
gây hứng thú học tập lịch sử Từ việc tạo hứng thú và sử dụng
PTTQ chất lượng học tập lịch sử sé được nâng cao hơn.
II LICH SU VẤN ĐỀ
Hiện nay không chỉ ở riêng nước ta mà ở cả những nước công
nghiệp phát triển trên thế giới, những nước trong khu vực đều
quan tâm đến việc làm gì để nâng cao khả
'năng tư duy, có khả năng xử lý mọi tình huống của con người
Người ta cũng nhận biết rằng để được một con người như thể giáo
dục đóng vai trò quan trọng va nhận phan trách nhiệm nặng né
về phía mình như thế nào Nói đến giáo dục thì chúng ta biết có nhiều phương pháp khác nhau để nhằm đạt tới mục đích nêu trên.
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giáo viên quan tâm bởi vì nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh Phương pháp sử
dụng PTTQ không phải la phương pháp mới, nhưng lâu nay người
chưa có sự quan tâm đúng mức vé nó, nhất là phía giáo viên donhững điều kiện khách quan và chủ quan mà họ không sử dụngPTTQ trong giờ dạy Còn vấn để hứng thú hiện nay cũng được
nhiều nhà giáo dục, giáo viên chú ý Vậy phương pháp sử dụngPTTQ trong day học, vấn dé gây hứng thú có từ bao giờ ? Được ai
nghiên cứu ? Ở đâu ?
Chúng ta biết ở phương Đông, lẫn phương Tây khoảng 2000
năm trước việc dạy học chủ yếu là do giáo viên dùng lời nói dé
giải thích, phân tích, tổng hợp chứ chưa để cập đến việc sử
Nguyễn Thị Thu Hiển ^ , 6
Trang 10Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
dụng PTTQ trong quá trình dạy học Đến thời ki phong kiến thi hed
dong giáo dục hoàn toàn mang tính tôn giáo, do giáo hội chi phối
hết Các học sinh học theo lối kinh viện và chịu sự áp dat từ phía
người dạy ‡ừ phía giáo ly của Giáo hội có những vụ án đã cho
thấy điều này như Ga-li-lé, Cô-pec-nie, Sang hậu kì trung cổ với
sự phát triển rực rỡ của khoa học - người ta đã gọi đây là thời đại
của lí trí, thế kỉ ánh sáng - cùng với nền giáo dục không tôn giáo
là điều kiện thuận lợi cho các nhà giáo dục cải tiến phương pháp
giảng dạy của mình.
Một trong những người đi đầu trong việc tìm hiếu và thấy
được vai trò của trực quan là John Locke (1632 - 1704) ông "nghĩ
rằng những hiểu biết của chúng ta do những cảm giác mà những
đối tượng bên ngoài tạo ra trên những giác quan khác nhau của chúng ta, và những cảm giác này là những dữ kiện giản dị của tri
giác, nghĩa là của hình thức giản dị nhất của hiểu biétTM" Với tầm
hiểu biết của mình biết John Locke là người đầu tiên cho chúng ta
thấy một phương pháp mới về tâm lý thực nghiệm, để từ đó từ bỏ
phương pháp diễn dịch, lên án sự học mà không có sự vật Vậy với
_“quan niệm sự giảng dạy bằng sự vật và bằng sự quan sát trực
tiếp” ông là người đầu tiên mở đầu cho việc sử dụng phương
pháp học mới và phong trào nghiên cứu tìm hiểu về vấn để quan
sát trong nhận thức và vấn để trực quan trong dạy học Phát triển
hơn nữa những quan điểm cũng như có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đó
là những quan điểm của J.J Rouseau (1712 - 1775) Hầu như quan
điểm chính thống của mình được ông trình bày trong tác phẩm
“Emile hay bàn về sự giáo dục" trong đó ông nêu cao việc phải cho
học sinh trực tiếp nhìn, ngắm, sờ, mó để rút ra hiểu biết cho bản
thân "Sự vật ! Sự vật ! Tôi đã lập đi lập lại quá nhiều lan rằng chúng ta cho những từ ngữ quá nhiều quyển hành Các bạn
không nên chi cho đứa trẻ những gì mà nó không thể thấy được”?
Nhưng người đặt việc phải sử dụng PTTQ trong dạy học và có
hẳn một công trình và xác định rõ ràng vấn dé phương pháp day học bằng PTTQ là một phương pháp tốt có kết quả cao trong dạy
học là nhà giáo dục kiệt xuất người Tiệp Khắc
Jan-Amot-Joan Chateau Triết ly giáo dục Lẻ Thanh Hoàng Dân & Trần Hữu Đức dịch - NXB Trẻ - 1971 - Tr 46
"Jean Châtcau S&dTr75
“Jean Chateau Sdd Tr 128
Nguyễn Thị Thu Hién 3s 7
Trang 11Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
Cémenxki, qua tác phẩm "Lý luận dạy học vi đại (xuất bản 1863)
ông đã nêu ra "điều cần thiết là khởi điểm của nhận thức bao giờ
cũng xuất phát từ những cảm giác (vì chẳng có gì trong óc mà
trước đó chưa hé có trong cảm giác) và do đó cần bất đầu day hoc
không phải từ việc giải thích bằng lời về các vật, mà phải đi quan
sát chúng một cách hiện thực” Tính trực quan trong cách hiểu
của Cômenxki xuất phát từ thế giới quan của ông Ông chống lại
lối dạy học kinh viện của giáo hội làm mụ đầu óc của học sinh và
thui chột đi những nhân tài trong thời đại ông sống Ông tin rằng
"tính trực quan” sẽ có khả năng làm cho lớp sinh động, dạy học
sinh hiểu biết và nghiên cứu thực tế một cách độc lập
Ngoài ra từ đó đến nay còn có nhiều nhà giáo dục có công
trình nghiên cứu về vấn để trực quan như Joban Henric Pextalozi
(1746 - 1827), Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Ovide Decroly
(1871 - 1942) và vấn dé này ngày nay vẫn còn là dé tai tìm hiểu
của những nhà giáo dục.
Vấn dé hứng thú trở thành dé tài aj nghiên cứu tìm hiểu khoảng
hơn 100 năm nay đầu tiên dhữu sha g= bi hiểu về vấn để lợi thú.
: Georg Kenettensteiner (1854 - 1932) cho rằng "Giáo dục nhân cách
cần phải được tổ chức chung quanh những lợi thú”, "Ý niệm về lợi
thú khá phức tạp"”?' Ông chia lợi thú thành hai loại:lợi thú trực
tiếp và lợi thú gián tiếp "Lợi thú tạo nên một vật được quan niệm
như là một phương tiện để đạt tới một cứu cánh là một lợi thú
gián tiếp””' "Vật" gì mà được “quan niệm như là" một "phương
tiện” nhằm đạt tới một "cứu cánh” nào đó "Cứu cánh" ở đây phải
chăng là để chỉ mục đích, mục tiêu nào đó cần đạt được nhận thức date
còn "vật" đó phải chăng là "sự quan sát", "nghe”, là sự "sờ mó" nêu thé để
đ6chính là những quai doan nat cần thiết của quá trình nhận thức.
Như vậy ông đã có một quan điểm về hứng thú nhưng được biểu
hiện bởi một từ ngữ khác Ông cũng nói lên định nghĩa về lợi thú
trực tiếp, lợi thú này có được đối với “vat” vì nó là nó, chứ không
phải đặt vật đó vào mối quan hệ giữa nó với mục đích nào đó.
Sau dng còn có nhiều người nghiên cứu tìm hiểu và có hẳn nhuing
BP Exupop (chị - Những cơ sở lý luận day hoc Tap | - Nguyễn Ngọc Quang dịch - NXB GD - 1977 - Tr 16
* & ** Joan Chãtcau - Séd Fr 164
Nguyễn Thị Thu Hién >» 8
Trang 12Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
công trình về vấn để hứng thú Các quan điểm của LF, Kharlomov,
G.I, Sukin, N.G Morodov được thể hiện qua các bài nghiên cứu
phát biểu trong đó cả 3 ông đều nói đến hứng thú là "nhu cầu"
tâm lí xuất phát từ những "cảm xúc tích cực" nhằm để thỏa mãn
điều gi đó thông qua hành động của con người Hay L.X.
Xolovâytrich qua tác phẩm "Từ hứng thú đến tài năng" đã nêu lên
quan điểm của cá nhân về hứng thú Theo ông hứng thú rất quan
trọng trong việc gây động cơ học tập Khi học sinh tự muốn học
thì quá trình nhận thức nhanh, gọn, chắc, nhớ lâu hơn.
Ở Việt Nam.khoảng mấy thập niên gần đây đã có người tìm
hiểu vấn để này như Phan Kế Trần Quan điểm của ông thể hiện
qua bai vith "Một vài khái niệm gây hứng thú trong giờ học lịch
st" Của Nguyễn Cao Lũy, Đặng Bich Hà qua bài viết đăng trên
"Tap chí nghiên cứu Giáo dục" 1983 cũng đã phát biểu ý kiến của
mình F
é
Ngoài ravViét Nam cũng như trên thé giới còn rất nhiều người
đã tìm hiểu Do không đủ diéu kiện nên tôi không thể tìm hiểu ky
hết được những tác giả đó.
‘IV GIGI HAN ĐỀ TÀI
Chi tìm hiểu về vấn dé trực quan và hứng thú Cũng như tìm
hiểu vấn để sử dụng phương tiện trực quan qui ước như thế nào để
tạo được sự hứng thú học tập lịch sử cho học sinh được học phần
lịch sử thế giới cận đại giai đoạn I (1640 - 1870) Trong khi sưu tầm và xây dựng tôi tập trung vào nhóm trực quan qui ước và chỉ
trong loại PTTQ này mà thôi.
V BỐ CỤC BÀI VIẾT
A KHÁI LUẬN
B NỘI DƯNG ĐỀ TÀI
Chương I Phương tiện trực quan trong day học lịch sử
Chương IJ Vấn dé hứng thú trong dạy học lịch sử
Chương II] Sưu tâm và xây dung phương tiện trực quan nhằm
phục vụ giảng dạy LSTG cận đại ¡ (1640-1870)
Chương IV Đề xuất phương pháp sử dụng PTTQ Ứng dụng
Nguyễn Thị Thu Hiển > 9
Trang 13Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
phương pháp sử dụng PTTQ & phương mới dé xuất
để dạy bài CMTS Pháp
Chương V Tình hình học tập lịch sử của học sinh PTTH
-những kết quả ban đầu của việc sử dụng hệ thống
PTTQ trong dạy học LSTG cận dai I (1640-1870)
C KẾT LUẬN
Trang 14Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
B NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHUONG I
PHUONG TIEN TRUC QUAN TRONG
DAY HOC LICH SU
I KHAI NIEM VE PHƯƠNG PHÁP SU DUNG
PHƯƠNG TIEN TRUC QUAN
Đối với khoa học lịch sử thi có một đặc điểm rất khác so
với những môn khoa học khác là người nghiên cứu không thể trực
tiếp tiếp cận với lịch sử được dù người dy có nằm trong thời đại
' đó Như vậy đối với loài người nói chung và những học sinh được
học trong một môi trường đã có sự sắp xếp của bàn tay con người
nói riêng thì họ chỉ có thể tiếp cận lịch sử một cách gián tiếp
Trong chừng mực nào đó con người chỉ đạt đến được tiệm cận của
chân lí của những gì lịch sử đã trải qua mà thôi Mặc dù về lí
thuyết con người có thể nhận thức được chân lí nhưng do sự hạn
chế về các điều kiện khác như tuổi tác, thời đại, quan điểm chính
trị nên sự nhận thức không là vô hạn.
Bản chất của hoạt động học tập lịch sử của học sinh là hoạtđộng nhận thức Vì thế để nhận thức của học sinh về lịch sử mộtcách nhanh, chính xác thì phương pháp sử dụng phương tiện trực
quan trong dạy học sẽ góp phần không nhỏ trong kết quả thu được
Xét về mặt triết học ta thấy phương pháp PTTQ có mối quan
hệ tương tác và phát triển giữa cái cụ thể và cái trừu tượng Còn
chính khoa Tâm lý học đã chỉ ra khá rõ 3 hình thức trực quan.
* Trực quan bằng dé vật : là những vật thật do lịch sử dé lạichứ không phải do bàn tay của con người hiện đại tái tạo xây dựng
lại Ví dụ:mảnh tước, lưỡi cày đồng, búa, rìu đá, cung điện, bức
Nguyễn Thị Thu Hiển 11
Trang 15Khoa Lịch Sử - DHSP TPHCM - 1999
tường thành
* Trực quan tượng hình là những cái gì thuộc về lịch sứ nhưng
đã được bàn tay con người tái tạo, xây dựng lại gần giống với lịch
sử : sa bàn, tranh ảnh, phim ảnh v.v
* Trực quan bằng lời nói : là phương pháp dùng lời nói để mé
tả lại các sự kiện hiện tượng, qui luật lịch sử Sử dụng phương
pháp này thì sự mô tả gợi cảm, giàu hình ánh
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan là phương pháp người giáo viên dùng hình ảnh, tranh ảnh, bản dé lịch sử cho
học sinh quan sắt trong quá trình nhận thức kiến thức lịch sử
Việc sử dụng PTTQ giúp học sinh có những tri giác, biểu tượng
lịch sử phong phú để từ đó hình thành được khái niệm, qui luật
lịch sử một cách chắc chắn , hoàn chỉnh hơn những kiến thức lí
thuyết học sinh có được trước đó không qua giai đoạn trực quan.
II NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN
k Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, khoa học nào cũng đều
có cơ sở thực tiễn của nó, bởi chính từ thực tiền những cái
mới phát sinh, phát triển, tôn tại được Phương pháp trực quan
cũng vậy, nó cũng phải có các yếu tố cơ bản nhất để hình thành
Vậy phương pháp trực quan xuất phát từ những yếu tố cơ bản
nào.
1 Xuất phát từ qui luật nhận thức
Nhận thức là quá trình tổn tại khách quan, là quá trình mà
một con người bình thường nào cũng phải có Thế nhưng từ khi
con người xuất hiện, từ khi họ biết nghiên cứu khoa học đến
trước thời Lénin thì chưa một ai hiểu va phát biểu một cách chính
xác, hoàn chỉnh như Lênin đã nói vé quá trình nhận thức : "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng
trở về thực tiễn "
Xà hội loài người phát triển là vì nhu cầu của con người ngày càng nhiều Muốn đáp ứng được nhu cầu đó con người phải nhận thức được đối tượng của nhu‹ầu là gì Như vậy ta thấy nhận thức
xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chính môi trường thực tiễn sẽ cung
Nguyễn Thị Thu Hiển ® 12
Trang 16Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
cấp những hình ảnh cụ thể, những sự vật, hiện tượng cụ thé
Điều đó đáp ứng cho vế thứ nhất của bài toán nhân thức đó là
"trực quan sinh động" Rồi qua quá trình phân tích, tổng hợp khái
quát là giai đoạn "nhận thức lí tính" để cho ra những khái
niệm, những qui luật, phạm trù Nếu không có “trực quan sinh
động" thì khái niệm sẽ không hình thành Nếu "trực quan” không
đầy đủ thì khái niệm được hình thành sẽ thiếu cơ sở thực tế và nó
không phản ánh day đủ được nội dung, bản chất của các sự vật
hiện tượng.
Ví dụ : một đứa bé chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc ghế thìkhi một người hỏi nó chiếc ghế là gì thì nó không trả lời được
New đứa bé nhìn thấy một cái ghế hay nghe một người mô tả, nói
công dụng của chiếc ghế (trực quan bằng lời nói) thì đó chính là _
quá trình "trực quan sinh động",(úc AO dứa he xế ®ả We dite 'ta¿ gh la @ !
Điều đó cho ta thấy vai trò hết sức quan trọng của “trực quan”
đối với quá trình nhận thức Mà điều này không phải đợi đến thế
kỉ 19 mới được Lénin khẳng định,ở Việt Nam Ong cha ta đã biết
và truyền tụng nhau câu "Trăm nghe không bằng một thấy” mặc
dù chẳng biết là đã nói lên được cái điểu quan trọng của hoạt động
nhận thức.
Một vài nhà giáo dục có tên tuổi đã phát biểu ý kiến của
mình về vấn để này hư K.D Usin-xki một nhà giáo dục lỗi lạc
người Nga đã nói lên quan điểm của mình : Phương pháp trực
quan không dựa vào biểu tượng và từ trừu tượng mà dựa vào
những hình ảnh cụ thể do học sinh tri giác trước đó một cách độc
lập hay ngay khi học dưới sự hướng dẫn của thay Ý kiến của tập
thể các giáo sư Liên Xô trong một công trình khoa học chung đã
nói "cảm giác, tri giác, biểu tượng hay nói một cách khác trực
quan sinh động là điểm xuất phát của bất cứ một sự nhận thức
nao" Một nhà giáo dục Việt Nam là Hé Ngọc Đại da có ý kiến :
trực quan sinh động, thực tiễn sinh động đây chính là cơ sở - động lực, tiêu chuẩn của quá trình nhận thức.
Rö ràng những ý kiến trên đếu thống nhất nhau và cho chúng
ta biết quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn, 2 vế thế nhưng tại
' Tân thể các giảu su Liên XO Tứ điển chính trị - NXB Hà Nội - Tr 629 - 630
Nguyễn Thi Thu Hiến ® 13
Trang 17Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
sao cứ phải gắn hai vế, hai quá trình như thế Chúng có mối ràng
buộc như thế nào về mặt vật chất chúng ta hãy cùng xem xét vấn
dé này qua lăng kính sinh học bắt đầu từ học thuyết phản xạ của
L.P Pap-lốp.
2 Xuất phát từ học thuyết phản xạ của I.P Paplốp
Sau nhiều lần thí nghiệm LP.Paplốp rút ra kết luận rằng quá
trình nhận thức : luôn luôn có hai hệ thống tín hiệu Hai hệ thống
tín hiệu này không đồng thời diễn ra mà cái diễn ra trước, cái
diễn ra sau nhưng chúng liên hệ một cách chặt chẽ với nhau.
+ Hệ thống tín hiệu thứ I : lúc tín hiệu được truyền đi còn ở
đạng cảm tính do trí giác thông qua hệ thống giác quan.
+ Hệ thống tín hiệu thứ II : nhờ tư duy để khái quát hóa cácthông tin nhận được từ tín hiệu thứ nhất Hình thức tín hiệu thứ
hai truyền đi đưới dang lí tính là các khái niệm, qui luật lúc này
đã mang tính chủ quan.
Hệ thống tín hiệu thứ hai (biểu hiện cho khối lượng, chất
lượng và độ bền vững của tri thức) liên quan chặt chẽ với hệ thống
‘tin hiệu thứ nhất Bởi vì chính tín hiệu thứ nhất sẽ quyết định
chất lượng, khối lượng của tri thức
Với phương pháp trực quan sẽ giúp cho hệ thống tín hiệu thứ
nhất của học sinh trong học tập lịch sử phong phú, đa dạng từ đó
góp phần làm cho hệ thống tín hiệu thứ hai có độ vững chắc cao
Độ chính xác cao như thế nào chúng ta chỉ mới nói một cách chủ
quan với phương pháp thực nghiệm sẽ chứng minh cho luận cứ
trên một cách chắc chắn hơn.
3 Từ kết luận của thực nghiệm tâm lí học
Hệ thống giác quan của con người gồm : xúc giác, thị giác,
khứu giác, vị giác tất cả đều có tham gia cũng như có vị trí caotrong quá trình nhận thức các sự vật, hiện tượng khách quan của
con người Qua những diéu tra thực tế Tâm lí học hiện đại cho
thấy nếu kết hợp nhiều giác quan cùng một lúc tham gia hoạt
động nhận thức thì sự nhầm lẫn, sai sót sẽ giảm đi Kết quả và độ
bên vững của tri thức sẽ tăng lên Một ví dụ cho thấy : người ta tổ
chức điều tra ở một lớp học theo các cách thức khác nhau, kết quả
Nguyễn Thị Thu Hiển » 14
Trang 18-Một cuộc diéu tra khác tổ chức Giáo dục văn hóa khoa học
(UNESCO) của Liên hợp quốc đã ghi nhận Người ta tiến hành
đưa ra một lượng thông tin bằng nhiều cách ở 3 nhóm khác nhau
kết quả thu được.
- Nhóm được truyền tải thông tin bằng hình ảnh thì thu nhận
được 25% lượng thông tin.
- Nhóm được truyển tải thông tin bằng âm thanh thì thu
nhận được 15% lượng thông tin.
- Nhóm được truyền tải thông tin bằng cả âm thanh và hình
ảnh cùng một lúc thì thu nhận được 65% lượng thông tin.
Như vậy qua hai kết quả thực nghiệm trên chúng ta nhận
thấy rö thị giác có ưu thé so với các giác quan khác trong quátrình nhận thức Nếu có sự kết hợp giữa hai giác quan thị giác và
thính giác thì kết quả nhận thức càng cao hơn Vậy tại sao lượng
thông tin cùng truyển trong khoảng thời gian Và không gian
giống nhau mà lượng thông tin nhận được bằng thị giác lại cao
hơn so với thính giác, chúng ta thử tìm hiểu vấn để này trong
thuyết thông báo.
4 Thuyết thông báo
Thuyết này cho rằng quá trình dạy học là hệ thống thông báo
qua lại giữa thầy và trò Việc thông báo này diễn ra được là nhờ
có các "rãnh chuyển tải" trong não Thông tin được truyén di qua
các rãnh đó chính là tin tức như : ký hiệu, công thức, mô hình
Người ta đã có công thức và tính toán được chất lượng chuyển tải
của các loai hình : thị giác, thính giác, xúc giác theo công thức :
Nguyễn Thị Thu Hiển lỗ
Trang 19Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
H (lượng thông tin trung bình truyến đi } _ bit
— TÍthời gian cần thiết để truyền đại) — s
Với công thức trên, kết quả thu nhận được là :
- Thị giác năng lực chuyển tải = 1,6 x 10Ẻ bit⁄s
- Thinh giác năng lực chuyển tải = 0,32 x 10° bit/s
- Xúc giác năng lực chuyển tải = 0,16 x 10° bit/s
Chỉ nhìn vào kết quả thực nghiệm trên chúng ta thấy được
thuyết thông báo chọn con đường nào để truyển tin một cách
nhanh nhất hiệu quả nhất Và một lan nữa vai trò của thị giác
càng được khẳng định, không ai có thể bác bỏ, phủ nhận vị trí của
nó trong phương pháp trực quan khi áp dụng phương pháp này vào dạy học.
II Ý NGHĨA CUA PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Do được chứng minh bằng luận cứ khoa học như trên nên
không ai có thể phủ nhận vai trò của phương pháp trực quan như
‘thé nào đối với quá trình học tập của học sinh Việc sử dụng tranh
anh, bản dé, mô hình lịch sử Trong quá trình day va học lịch sử
sẽ đảm bảo chất lượng bộ môn không những thế mà còn giúp phát
triển năng lực nhận thức, trí tuệ, khả năng tư duy lịch sử của học
sinh.
Bộ môn lịch sử có đặc điểm là đối tượng nghiên cứu không thể tiếp cận trực tiếp được Vì vậy với phương pháp trực quan sẽ
giúp cho học sinh tiếp cận lịch sử dé dang, chính xác hơn Tránh
được việc học sinh hiện đại hóa, hiểu sai lệch bản chất của các sự
kiện hiện tượng lịch sử Trong quá trình dạy học lịch sử nếu giáo
viên sử dụng tốt phương pháp trực quan thì sẽ có ý nghĩa hết sức
quan trọng vi:
C (năng lực chuyển tải) =
1 Về mặt giáo dưỡng
Khi sử dụng phương tiện trực quan sẽ góp phần quan trọng
tạo biểu tượng lịch sử Biểu tượng là sự phản ánh các sự vật hiện
tượng của thế giới khách quan vào bộ não thông qua các giác quan
của con người Cảm giác, tri giác, biểu tượng là cơ sở hình thành
khái niệm - hình thức biểu hiện của giai đoạn nhận thức lý tính.
Nguyễn Thị Thu Hiển > 16
Trang 20Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
Vì vậy biểu tượng càng phong phú, đa dạng thì khái niệm càng
chính xác vững chắc bấy nhiêu
Biểu tượng xây dựng trên co sở là sự phản ánh các “sy vật,
hiện tượng” Chỉ mỗi người, mỗi học sinh trực tiếp quan sát thì
kết quả thu được là của người đó, chứ biểu tượng không thể vay
mượn của người khác được, nó mang tính chất cá nhân Nếu biểu
tương, tri thức không được xây dựng trên cơ sở các sự vật, hiện
tượng thì dễ dẫn đến sự sai lắm.
Đối với học sinh khi học lịch sử được trực tiếp tri giác qua các loại
phương tiện trực quan lịch sử thì thái độ học tập lịch sử sẽ
nghiêm túc hơn, không khí buổi học sinh động, học sinh sẽ hứng
thú say mê học tập hơn Với đặc điểm của lịch sử các sự vật hiện
tượng không lập lại lần hai thì phương pháp trực quan lại có ý nghĩa
lớn lao vì chính nó là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự vật
hiện tượng lịch sử và là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành
khái niệm lịch sử.
Quá trình dạy học không phải chỉ dừng ở mức tạo ra biểu
tượng phong phú, đa dạng mà vấn để là phải đạt tới chỗ hình
' thành khái niệm khoa học Vì vậy khi sử dụng PTTQ phải đúng
các qui luật lịch sử, đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng Cho nên trong quá trình day học giáo viên phải biết sử dụng tốt PTTQ từ
đó giúp học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, đạt được mục đích ban đầu là hình thành khái niệm lịch
sử cho học sinh.
Ví dụ khi cho học sinh xem 2 bức tranh biếm họa vẽ tình
cảnh người nông dân trước và sau cách mạng 1789 cùng với sự gợi
mở của giáo viên học sinh sẽ hiểu được tình hình chính trị, kinh
tế ở Pháp trước 1789 tir đó hình thành được khái niệm đẳng cấp
Hoặc cho học sinh xem sơ đổ sau,cùng với việc cung cấp các sự kiện lịch sử học sinh sẽ hiểu được cách mạng tư sản Pháp
là gì (hình I).
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái
niệm lịch sử PTTQ còn giúp phát huy khả năng quan sát, trí
tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh khi học không
những môn sử mà còn nhiều môn khác Ví dụ, cho học sinh quan
sát hai bức tranh vẽ về phong trào đấu tranh của công nhân dét
Lyon (1834) và phong trào Hiến chương ở Anh (1842) và hỏi học sinh
Nguyễn Thị Thu Hiển 17
Trang 21Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 199968L1 dVHd SLWO2 NVOG IVID 2VyO2 LYHN DHL VỌH ONOO NẬN NUII DG | qUỊN3 2° 2G ập 8uyoH uogjodeyy I ập uoạ[adi wœd1eưogt | dvd @ WO -~ “8:! $9 Od OY 41! wOry »‹<jứ 44 H2 —= pea sg £ NU ro aie oy Purp queen 9002 Oy «va
Trang 22Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
quan sát được gì, rút ra kết luận gì không ? Nếu học sinh không
trả lời được thì giáo viên gợi mở bằng một số câu hỏi : “hai
phong trào đó có hình thức đấu tranh như thế nào?” thì học sinh
sẽ dễ dàng trả lời “một cái bạo lực, một cái đấu tranh chính trị, có
tổ chức”, cả 2 phong trào đều thu hút được đông đảo quần chúng
nhân dân lao động.
2 Về mặt giáo dục tư tưởng
Một ưu điểm của phương pháp trực quan là có thể giáo dục tưtưởng, tình cảm của học sinh được trong khi đó nhiều phương
pháp khác chỉ có thể thực hiện được việc giáo dưỡng mà thôi.
Phương pháp trực quan cũng góp phan hình thành cho học sinh
những phẩm chất đạo đức, thế giới duy vật, vô thần, lòng yêu
nước, tôn trọng sự nghiệp lao động và cách mạng của quần chúng
nhân dân, sự tôn kính đến các cá nhân anh hùng, lòng căm ghét
chiến tranh Ví dụ;học sinh được xem bức tranh biém họa “tình
cảnh người nông dân Pháp trước 1789°‹6eeasẽ thấy được sự bất
công, tàn bạo của chế độ phong kiến và em căm thù chế độ phong
kiến, cảm thông với hoàn cảnh của người nông dân Từ đó em hiểu
‘su thay thế của chế độ này bằng chế độ khác là tất yếu và em
nhìn, nhận thức cuộc cách mạng tư sản với con mắt tích cực.
Với tất cả ý nghĩa về mặt giáo dục, giáo dưỡng như nêu
trên PTTQ dạy học đóng vai trò lớn tạo hứng thú học lịch sử cho
học sinh, là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại đảm bảo chất
lượng bộ môn lịch sử ở trường PTTH Tuy nhiên, PTTQ của chúng
ta còn rất hạn chế, song không vì vậy mà các sinh viên khi ra
trường dễ dàng chấp nhận sử dụng PTTQ rất hạn chế ở trường
phổ thông mà phải tìm tòi, cố gắng tao mọi điều kiện để thựchiện quán triệt tốt phương pháp dạy học này Với trình độ kĩ
thuật hiện nay thì đây không là vấn dé không thể thực hiện được
IV PHAN LOẠI PTTQ
Trong dạy học lịch sử, PTTQ rất nhiều và phong phú Về cơ
bản các nhà giáo dục chia PTTQ thành 3 nhóm chính lớn, trong
mỗi nhóm lại chia ra thành nhiều loại nhỏ khác nhau
Nguyễn Thị Thu Hiển 19
Trang 23Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
1 Nhóm TLTQ hiện vật lịch sử : gồm 3 loại
a Hiện vat lịch sử : là những đổ dùng sử dụng trong cuộc
sống vật chất tỉnh thần hàng ngày của người xưa, hay chính bản
thân họ (mặt vật chất: xương, tóc) còn giữ được đến ngày nay :
công cụ dé đá, trang sức bằng đá, trống đồng, mảnh xương thú, bộ
xương người xưa, xác ướp,
b Di tích lịch sử : là những vết tích còn lại của lịch sử được
Nhà nước và chính phủ công nhận : Văn miếu, chùa Một Cột, cố
đô Huế, tháp Chàm, phố cổ Hội An
c Di tích cách mạng : là những nơi có liên quan đến các hoạt
động cách mạng của giai cấp vô sản của quần chúng nhân dân
đưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1930 đến nay : đình Bến Dược, Tân
Trào, Điện Biên Phủ
Đồ dùng trực quan hiện vật lịch sử là loại tài liệu gốc có giá
trị về mặt khoa học rất cao và nó còn có ý nghĩa lớn lao cho sự
nhận thức của con người Đối với học sinh khi tiếp xúc trực tiếp
với tài liệu lịch sử hiện vật đó các em sẽ có cái nhìn cụ thể hơn,
_dé dàng hình dung lại quá khứ lịch sử Với các dé vật tật đó các
em dễ tưởng tượng, dễ hòa mình vào đúng thời kỳ lịch sử đã xảy
ra để hiểu đúng thực chất các sự vật hiện tượng Khi các em quan
sát và tưởng tượng là lúc mà các em tư duy, tự đặt ra những câu
hỏi cho minh, cho bạn bè cho thầy cô Về mặt khoa học các dé
vật lịch sử đó chính là mặt cắt của các giai đoạn lịch sử nên nó
mang tính đồng đại, lịch đại sâu sắc Cho nên khi nhìn các tài liệu
lịch sử đó các em sẽ không bị hiện đại hóa lịch sử mà các em trở
về quá khứ trở về đúng thời gian, thời đại các vật đó đã tồn tại,
các em nhìn một cách chân thực hơn, chính xác hơn Đối với tư
tưởng tình cảm khi trực tiếp nhìn ngắm như thế các em sẽ nảy nở
tình yêu, lòng khâm phục, chiêm ngưỡng những tỉnh hoa của lịch
sử và vì thế em sẽ có những hành vi trân trọng hiện tại hơn
Mặt hạn chế của loại tài liệu này là những tư liệu quí nên rất
khó tìm kiếm, và còn lại ít vì thế ở trường các học sinh ít được
hoặc không được xem mà phải đến bảo tàng nơi những dé vật
được giữ Hoặc muốn xem các di tích thì lại gây khó khăn đối với
học sinh về thời gian, đường đi cũng như các di tích này khó ma
còn nguyên vẹn như lúc ban đầu Chính vì thế các dé vat đó chỉ là
Nguyễn Thị Thu Hiến * 20
Trang 24Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
một ít của quá khứ học sinh phải hòa mình, phải thận trọng nhận
thức để có thể hình dung quá khứ trọn vẹn hơn, chính xác hơn
2 Nhóm tài liệu trực quan tạo hình : là sản phẩm tạo ra
từ bàn tay, khối óc của con người hiện đại nhằm tạo ra các dé vật
phan ánh lịch sử : như trống déng phục chế, mô hình tường
thành, cung điện, các sa bàn chiến dịch, hay tranh ảnh lịch sử
Đồ dùng trực quan tạo hình do con người làm ra có khả năngkhôi phục lại hình ảnh của những con người, đồ vật, biến cố, sự
kiện lịch sử một cách cụ thể, chính xác và sinh động Nhóm này
được chia ra làm 4 loại khác nhau.
a Mô hình, sa bàn va các loại dé phục chế khác
Những tài liệu này có khả năng diễn tả day đủ, chính xác vẻ
bể ngoài của một sự vật hay sự kiện lịch sử như : trống đồng đúc
lại, vũ khí, sa bàn chiến thắng Ban Mê Thuột, mô hình tháp
Chàm Những loại trực quan này giúp học sinh nhận biết được
các loại đổ vật lịch sử dễ dàng, hiểu được nội dung và tính chất
của các chiến dịch, công cụ
b Hình uẽ vé lịch sử, ảnh, chân dung, hay tranh vé vé các nhân
vat lịch sử
Vi dụ : Hình vẽ “bẩy người nguyên thủy đang vay bắt thú
rừng”, tranh “Quần chúng Pari tấn công ngục Bastilles”, hình vua
Loui 16 bị xử tử, ảnh Hồ Chi Minh ở Mặt trận Biên giới 1950
c Tranh lịch sử
Có thể họa sĩ ngày nay hoặc là các họa sĩ từ ngày xưa ngay
trong thời kỳ lịch sử đó vẽ và nội dung của tranh thường là về
lịch sử Ví dụ như tranh châm biếm chính trị, tranh lịch sử và cáctranh dùng hình tượng nghệ thuật để khôi phục lại hình ảnh điển
hình cụ thể về một sự kiện lịch sử Các loại tranh này gây cho học
sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc vé quá khứ Khi sử
dụng tranh cho học sinh coi thì những bức tranh có chủ để lịch sử
hoặc có thể là tranh nghệ thuật hay, tranh vẽ dùng trong sách
giáo khoa lịch sử.
d Các loại phim ảnh
Đây là thành quả khoa học kỹ thuật của nhân loại hiện nay,
với đà phát triển của khoa học kỹ thuật thì tư liệu trực quan dang
Nguyễn Thị Thu Hiển > 21
Trang 25Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
này còn có thể nhiều hơn nữa Bây giờ loại tư liệu này da rất đa
đang và phong phú.
- Phim tài liệu : là những phóng sự có tính chất tài liệu.
- Phim đèn chiếu : các tấm phim là sự làm việc cận lực, khoa học
của giáo viên nhằm cô đọng, súc tích, đẩy đủ một vấn dé nào đó
- Phim giáo khoa : là phim được làm theo yêu cầu từ phía
ngành giáo duc hay các cơ quan chức nang có thẩm quyền
- Phim truyện : là loại tài liệu mang tính chất nghệ thuật và
thương mại Khi có liên quan đến lịch sử thì thudg ước lệ hoặc
tính trung thực của nó về sự kiện hiện tượng lịch sử đã giảm đi
Nhìn chung khi dùng loại tài liệu này học sinh xác định, hiểu
nhanh vấn để Thế nhưng do lịch sử đã bị nhìn dưới lăng kính
khác, cho nên cần chọn lọc ki, hướng dan khi cho học sinh xem
loại tài liệu trên Khi sử dụng tài liệu này học sinh dé dàng cảm
nhận không qua tư duy cho nên nhanh chóng quên đi Vì thế cẩn
biết xem một cách có ích.
3 Tài liệu trực quan qui ước
Cũng thuộc loại tài liệu trực quan tạo hình nhưng giữa người
thiết kế và người sử dụng có những qui ước với nhau Đồ dùng trực
quan qui ước tạo cho học sinh những hình ảnh quá khứ một cách qui ước, tượng trưng bởi vì nó khôi phục lại hình ảnh sự vật, hoạt
động của con người, đời sống xã hội trong thể hoàn chỉnh Và chỉ
phản ánh những mặt chất lượng, số lượng của quá trình lịch sửhay đặc trưng, xu hướng phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa
của xã hội loài người Tài liệu trực quan qui ước không chỉ là
phương pháp cụ thể hóa sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở giúp họcsinh nhận thức rõ các đặc trưng, thuộc tính riêng của từng sựkiện, hiện tượng Từ đó hình thành được khái niệm lịch sử Đồdùng trực quan qui ước có những loại sau :
a Địa dé lịch sử : là loại trực quan qui ước nhằm giúp hoc
sinh xác định địa điểm của sự kiện lịch sử dién biến trong một
thời gian hoặc không gian nào đó, loại này có 2 dạng :
- Dia đồ lịch sử tổng hợp : phan ánh một hay nhiều quốc gia,
điển tả một hay nhiều lĩnh vực : ban đồ biên giới các quốc gia sau
hôi nghị Versailless - Washington.
Nguyễn Thi Thu Hiển 22
Trang 26Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
Fath
eS
HIEN VAT LICH SU
\ ĐỒ HOA
SA BAN
ĐỒ TQ PHUC CHẾ
TRANH VE CUA CAC TAC
GIA DUONG THỜI
TRANH CHAM BIEM
PHIM GIAO KHOA
PHIM DEN CHIEU
ĐỒ THỊ ĐƠN GIẢN
ĐỒ THỊ PHỨC TẠP
NIÊN BIEU
TONG HỢP NIÊN BIỂU |
Trang 27Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
- Địa đổ chuyên để : diễn tả những sự kiện đơn lẻ hay nội
dung nao đó của quá trình lịch sử : bản đổ chiến thắng Điện Biên
Phủ; bản đổ chiến dich Hồ Chí Minh; bản đố Đức bao vây
Stalingrat
b Niên biểu
Nhằm hệ thống hóa những sự kiện lịch sử quan trọng theomột trình tự thời gian Bên cạnh đó nó còn nêu lên mối liên hệ
giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một
thời kì, với niên biểu nó cũng có các dạng sau :
- Niên biểu tổng hợp : là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy
ra trong một thời gian dài Ví dụ “Những sự kiện chính trong giai
đoạn thứ nhất của chiến tranh thế giới lan II 9/1939 > 22/6/1941”.
- Niên biểu chuyên để : diễn tả, trình bày sâu, kĩ nội dung
một vấn dé quan trọng nổi bật của một thời kỳ lịch sử nhất định.
Ví dụ : niên biểu về “các giai đoạn chính của cách mạng tư sản
Pháp thế kỉ 18”, hay niên biểu về “Các giai đoạn cải cách kinh tế
của Trung Quốc từ 1978 đến nay”
- Niên biểu so sánh : trong đó nội dung của nó 14 nhằm so
sánh đối chiếu nhau giữa các sự kiện trong cùng một thời gian,
không gian lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất của các sự kiện Ví
dụ, niên biểu so sánh vùng đất là thuộc địa, phụ thuộc của các
nước Đế quốc cuối thé kỉ 19 đầu thé ki 20.
c Đồ thị : mà nội dung của nó nhằm diễn tả quá trình phát
triển sự vận động của một sự kiện hiện tượng lịch sử Nó được xây
dựng trên cơ sở là các số liệu tài liệu thống kê và thường được
biểu diễn bằng một mũi tên mà các điểm của nó là giao điểm của
trục tung, bwe hoanh
- Dé thị đơn giản : phản ánh một sự kiện, hiện tượng don gain,
Trang 28Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999 "
- Đồ biểu : hình vẽ sơ qua, đơn giản một công trình kiến trúc
nào đó.
e Sơ đồ : nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện lịch sử bằng
những mô hình, hình học đơn giản, điễn tả một tổ chức, một cơ
cấu xã hội, một chế độ chính trị, một giai đoạn, lịch sử, mối quan
hệ giữa các sự kiện lich sử Ví dụ “sơ đồ cơ cấu tổ chức của Liên
hợp quốc”.
V PHƯƠNG PHAP SỬ DỤNG PTTQ
Ta đã biết được vai trò, ý nghĩa của phương pháp sử dụng
PTTQ và thấy được tầm quan trọng của nó thế nhưng đó mới chỉ
về mặt lí thuyết mà cái quan trọng nhất là việc áp dụng nó vào
thực tiễn Áp dụng như thé nào ? lúc nào ? nơi nào ? rất là cần
thiết, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết, có nhiều kinh nghiệm.
Khi sử dụng PTTQ yêu cầu của phương pháp này là phải chính xác
tạo biểu tượng lịch sử rõ ràng và luôn luôn có ý tạo sự phát triển
năng lực nhận thức cho học sinh Sử dụng PTTQ là một bộ phận
hữu cơ trong hệ thống các phương pháp dạy học, ở mọi khâu (học
ở lớp, ngoại khóa, tự học) Vì thế phương pháp này luôn được kết
hợp với các phương pháp khác Để đáp ứng được việc sử dụngPTTQ đúng người sử dụng cân phải thực hiện theo các nguyên tắc
Sau :
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cau giáo dưỡng, giáo duc của bài học để lựa chọn PTTQ tương ứng thích hợp.
- Có phương pháp thích hợp khi sử dụng mỗi loại PTTQ khác
nhau Đảm bảo sự quan sát đẩy đủ đổ dùng trực quan của học
sinh.
- Qua dé dùng trực quan tạo cho học sinh hứng thú học tập và
phát triển khả năng tư duy
- Giáo viên bảo đảm việc kết hợp lời nói với việc trình bày
các PTTQ và rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây
dựng và sử dụng PTTQ (vẽ bản đồ, miêu tả bức tranh, Lam mô
hình ).
Đổ dùng trực quan thì rất nhiều loại cho nên tùy theo nội
dung yêu cầu của bài giảng và sự hiện điện của PTTQ mà giáo
viên có những cách sử dụng thích hợp khác nhau Trong phương
Nguyễn Thi Thu Hiển 25
Trang 29Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
pháp có 5 cách sử dụng như sau:
- Sử dụng loại 46 dùng chung cho cả lớp (địa đố, sa bàn )
- Sử dụng dé dùng trực quan cỡ nhỏ trên từng bàn của họcsinh (sách giáo khoa - đồ phục chế tự tạo của học sinh)
- Sử dụng hình vẽ đồ họa trên bảng đen
- Sử dụng PTTQ chiếu trên màn ảnh.
- Sử dụng PTTQ trưng bày sẵn.
Việc phân chia như trên chỉ có tính chất ước lệ mà thôi.
Thực tế giáo viên chúng ta không có dâusẻ È rT như trên Mặt
khác khi giảng dạy cũng không tách biệt rạch ròi từng loại một
' chung, chỉ đúng biên giới, điểm, dòng chảy Cần hướng dẫn họcsinh biết sử dụng và đánh giá, phân tích những nội dung trên bản
đồ (địa đồ).
Nhà giáo dục AI Xtơ Ra-giốp đã nói : biết bản đổ không phải
chỉ biết các chú dẫn, các kí hiệu tượng trưng, thành phố, biên giới, sông ngòi, Mà phải thấy sau các điểm qui ước cái hiện thực lịch
sử sinh động, tính chất phức tạp của những quan hệ kinh tế, xã hội - chính trị, văn hóa Phải dạy cho học sinh biết đọc bản dé
như người ta đọc sách.
b Đối uới tranh ảnh, chân dung, biém họa : thì những loạinày đễ gây cho học sinh cảm xúc mạnh và tạo được ấn tượng sâu
sắc Vì vậy giáo viên không cần đi sâu vào hình thức bên ngoài
ma cần phân tích sâu sắc lột tả tính cách, nội tâm, bản chất của
chung inh canh
Ví dụ : bức tranh châm biém ngườixnông dân Pháp uc
cack mong W189
Nguyễn Thị Thu Hiến
Trang 30Vi dụ : trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 khi giảngquyết
tam của nhân dân,ta có bức ảnh xe thé - để cụ thể hóa ta có thể
dùng mấy câu hò xuất hiện trong giai đoạn đó :
“Mau lên hỡi bạn xe thé
Đường lên mặt trận vui mê nào bằng
Qua rừng qua núi bang bang
Xe thé đè bẹp xe tăng quân thù"
b Dùng làm một bộ phận nội dung bài giảng
Ví dụ : Bài “Công xã nguyên thủy” giáo viên dùng bức tranh
“cảnh sinh hoạt của bẩy người nguyên thủy” (cảnh săn ma mút,
heo rừng )
e Dùng để kiểm tra việc nắm bắt tri thức của học sinh giáo
"viên có thể đưa ra một dé biểu hay một đổ thị yêu cầu các em
phân tích đánh giá.
3 Cách sử dụng hình vẽ trên bảng đen
Hình vẽ trên bảng nhằm bổ sung kiến thức cho bài giảng
đồng thời gây được sự hứng thú, sự cảm phục của học sinh Do đó
hình vẽ phải rõ ràng, sáng sủa Tuy không chính xác lắm nhưng
phải thể hiện được chủ đề
Với việc vẽ trên bảng thì không phải giáo viên nào cũng có
khả năng vẽ giống nhau mà tùy mỗi người, cho nên vấn để này
không yêu cầu giáo viên phải có năng khiếu suất sắc hay kĩ thuật
hội họa cao, mà diéu đòi hỏi căn bản là phải luyện tập thường
xuyên Nói như nhà giáo dục người Liên xô Mua-da-ép : “anh hãy
lau bảng thường xuyên hơn”.
4 Cách sử dụng phương pháp trực quan chiếu trên màn
ảnh và trưng bày sẵn
Đây là một loại hình học tập khá sinh động và bố ích, giúp
cho học sinh nhận thức toàn diện hơn, hiệu quả hơn Để làm tốt
Nguyễn Thị Thu Hiển = 27
Trang 31Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
thì vấn để đặt ra đối với giáo viên là khâu tổ chức hướng dẫn, thu
hoạch.
a Trước khi xem :
- Giới thiệu chủ đề, sơ lược nội dung
- Những điểm cần chú ý
- Những nội dung sẽ bổ sung cho bài học
b Sau khi xem
Nên đặt vấn để kiểm tra hiểu biết, mạn đàm
*
* *
Tóm lại phương pháp sử dụng PTTQ rất có hiệu quả trong
chương trình Cần phải sử dụng kết hợp hài hòa với các phương
pháp khác Phương pháp này nên quán triệt trong moi gid học,
mọi cấp học.
Nguyễn Thị Thu Hiển 28
Trang 32Khoa Lịch Sử - DHSP TPHCM - 1999
CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ
Giống như vấn để "trực quan” trong "nhận thức” hay
"phương tiện trực quan” đối với hoạt động day học, vấn dé "hứng
thú” cũng đã tạo được sự chú ý và thu hút sự quan tâm của nhiềunhà khoa học, nhà giáo dục Về mặt thời gian, "hứng thú” đượcmọi người chú ý, nghiên cứu tìm hiểu muộn hơn so với vấn để trực
quan gần trăm năm Trong khoảng thời gian 100 năm qua, đã có
không biết bao nhiêu quan điểm quan niệm khác nhau của chi
người về vấn để này Do khả năng hạn chế của mình tôi chi xintrình bày một số quan điểm của những nhà khoa học, giáo dục
trong lĩnh vực hứng thú.
I KHÁI NIỆM VỀ HỨNG THÚ
Mỗi người, khi nêu nhận xét ca mình về điểu gì đó thì
thường có dấu ấn chủ quan của mình do vị trí đứng, cách nhìn
nhận vấn để cũng như quan điểm chính trị của từng người.
Nhà giáo dục LF Kharlamov đã nêu quan điểm của mình :
"Hứng thú là nhu cầu nhuốm màu sắc cảm xúc đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp
dẫn"? Một trong những khái niệm được phát biểu có sự tương
đồng lớn với LF.Kharlamov là Phan Kế Trần "Hứng thú là một
trạng thái tâm lí biểu hiện bằng cảm giác thích thú, say sưa, phấn
khởi do một tác động nào đó từ bên ngoài vào giác quan của con
người Hứng thú không đơn thuần là sự thích thú bản năng nó còn
là biểu hiện cả tình cảm, lý trí, là sự kết hợp một khách quan hấp
dẫn và một chủ quan năng động "?' Trong hoạt động nhận thức
"hứng thú có vị trí cao” bởi vì "Hứng thú là một thuộc tính tâm lý
rất quan trọng trong hoạt động nhận thức, là một "cơ chế bên
x huy tính tích cực của lọc sinh Nxb Giáo duc 1979 Tr 28
t vài khái niềm gây hứng thú trong giờ day học lịch sử NXB GDHN 1985 Tr 9!
Trang 33trong” thúc đẩy học sinh tự giác tích cực học tap "?'.
Có thể nói đối với mỗi người bình thường khi được hỏi khái
niệm “hứng thú là gì” họ đều trả lời những gì mà họ hiểu về khái
niệm “hứng thú” qua chính bản thân họ cho nên các nhà giáo dục
cũng vậy kết hợp với thực tế bản thần cùng những quan sát, thực
tế xã hội họ hiểu "hứng thú đó là tình cảm, niềm vui là sự cảm
thụ giá trị của cuộc sống và phát hiện ra những giá trị đó “?'
"Hiding thú là thái độ riêng của cá nhân đối với sự vật hiện
tượng, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống riêng vừa có khả
năng đem lại những khoái cảm cho cá nhân ấy "Ẻ' đây là ý kiến
của Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy Những khoái cảm ấy sẽ
"kích thích hiệu quả quá trình nhận thức nảy sinh khát vọng
hành động sáng tạo để thỏa mãn hứng thú".
Khi nói về hứng thú chúng ta thấy về mặt ngữ thì rõ ràng dễ
phân biệt nhưng thực chất đây là từ rất trừu tượng Nó trừu tượng
bởi vì nó không là vật cụ thể nào đó để chúng ta nhìn ngắm mà
phải cảm nhận bằng chính tư duy như thế mới hiểu được."Hứng
thú” được tạo ra bởi những yếu tố nào ? cần những diéu kiện gì ?
Theo quan điểm của G.I Sukin và N.G Môrodov "hứng thú” phụ
thuộc vào 3 yếu tố.
+ Cảm xúc tích cực về thái độ hành động.
+ Có phương diện nhận thức cảm xúc này.
+ Có động cơ trực tiếp, xuất phát từ bản than”
Đối với việc học của học sinh, các bộ môn muốn tạo được sự
hứng thú phải có một số những tính chất khách quan và chủ quannhư : Bản thân bộ môn được day; kết cấu chương trình như thế
nào, người giáo viên giảng dạy với phương pháp gì; sự tác động
của các quan niệm về bộ môn hoàn cảnh và tài liệu
Khái niệm hứng thú trong dạy học, trong các lĩnh vực khác ta
thấy có rất nhiều cách hiểu khác nhau Với nhiều cách diễn đạt
!! Nguyễn Thị Tuyết - Thong báo khoa học của DHSP TPHCM - |990 - Tr 163
LX Xò-lô-vây-ích Từ hing thủ đến tải năng - Lê Khánh Trường dich - NXB Phụ Nữ - Hà Nội - 1975 - Tự 87
** Tạp chỉ nghién cửu Giáo đục Số 18
“ Tap chi nghiên cứu Giáo đọc Số 18
'*Phát huy Sdd Tr 28
Nguyễn Thị Thu Hién ®
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
30
Trang 34Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
khác nhau bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: "thái độ riêng”,
"nhu cầu nhuốm màu sắc cảm xúc”, "một thuộc tính tâm ly” rồi
“trang thái tâm ly” Nhưng nhìn qua, chúng ta có thể thấy tất cả
các tác giả đều diễn đạt nội dung của hứng thú bằng những từđồng nghĩa như : sự hấp dẫn, sự thích thú, sự say sưa, phấn khởi,
là khoái cảm, tình cảm Tất cả những điều dẫn trên déu có khía
cạnh thuyết phục của nó Nhưng ta không thể chủ quan thỏa mãn,
cần phải suy nghĩ tìm hiểu hơn nữa để làm sáng tỏ bản chất của
hứng thú" Đúng "Hứng thú là một trạng thái tâm lý, sinh lý biểu
hiện bằng cảm giác thích thú say sưa phấn khởi do một tác động
nào từ bên ngoài tác động vào các giác quan của con người” Song
van để cần nhấn mạnh rằng "hứng thú nhận thức” có được từ
động cơ có ý thức”.
Động cơ của hoạt động nhận thức đặc trưng cho quan hệ của conngười, với biểu hiện khác của thực tế và liên quan đến việc xuất
hiện nhu cầu nhận thức Hứng thú là những biểu hiện có xu
hướng, có ý thức của con người Nhờ sự tôn của hứng thú mà trong
những hệ thống quan hệ ràng buộc phản ánh thực tế mà quá trình
nhận thức diễn ra một cách nhanh chóng, tích cực Nếu mối quan
hệ đó tổn tại thì quá trình nhận thức được thực hiện một cách
tích cực Nếu mối quan hệ đó bị phá vỡ thì hứng thú nghiên cứu
yếu đi và sau đó có thể hoàn toàn bị mất hẳn Nhu cẩu nhận thức
là nói chung với tất cả mọi người còn đối với riêng học sinh thì nó
càng đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn tuổi nhi đồng,thiếu niên bởi chính trong giai đoạn này ngoài việc người ta trảlời cho em "Đây là cái gì” mà nhiều em còn hỏi "tại sao như thế”
chính những câu hỏi sau mới là điều đáng quan tâm của các em.Điều này được thể hiện rõ qua quá trình học tập, chúng ta biết
"mục đích của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo và những phương thức, những hành vi, những chuẩn mực đạo đức”, Còn động cơ của quá trình hoc tập là cái cớ để thúc đẩy
người học vượt qua mọi khó khăn để đạt tới mục đích học tập đã
để ra Như vậy cùng một mục đích học tập có thể do nhiều động cơ
thúc đẩy Thông thường có cả động cơ trí tuệ và cả động cơ xã hội Một nhà giáo dục đã chia tất cả các động cơ của hoạt động tư duy
!" Lê Khanh - Lp luẫn sự phạm Đại học - Tip 2 - ĐHSP TPHCM - 1983 - Tr 344
Nguyễn Thị Thu Hiến
Trang 35Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
ra làm 2 loại : loại đặc biệt và loại không đặc biệt Ông xếp vào
loại thứ nhất tất cả những động cơ do hứng thú nhận thức tức là
khát vọng hiểu biết cái mới, cái chưa biết Còn loại thứ hai là loại
hứng thú đơn thuần lý luận và những tác động bên ngoài và hoàncảnh (tỉnh thần, lòng tự trọng ).
Như vậy có thể khẳng định hai dạng động cơ trên trong
quá trình học tập có quan hệ ràng buộc lẫn nhau bổ sung, chuyển
đổi lẫn nhau Diéu quan trọng đối với giáo viên và học sinh là
phải biết kết hợp động cơ học tập với hứng thú tích cực tới đối
tượng nghiên cứu và trên cơ sở nhu cầu nhận thức của học sinh, ýthức trách nhiệm của người giáo viên việc nhận thức sẽ có hiệu
quả tốt hơn.
Vậy động cơ nhu cầu nhận thức hứng thú là những điều kiện
cần thiết trong hoạt động Việc sử dụng các phương pháp, phương
tiện dạy học đòi hỏi không chỉ có cơ sở của lí luận day hoc mà còn
cả phương hướng tâm lí học Những tài liệu thông tin, cùng một
nội dung môn học, cùng những điều kiện lĩnh hội như nhau song
mức độ nhận thức của học sinh rất khác nhau đó là tùy thuộc vào
động cơ của tri giác và hứng thú của học sinh Phải chăng vấn dé gây hứng thú trong dạy học lịch sử như trong các tài liệu đang ấn
loát, đã thịnh hành là tối ưu là phương thuốc mầu nhiệm có thể bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hiện nay Tuy đãtiếp cận, tìm hiểu với vấn để này song tôi nhận thấy còn phải suy
nghĩ thêm và đầu tư nhiều thời gian cho nó hơn nữa
ll KHẢ NĂNG GAY HUNG THU CUA BỘ MON LICH
SỬ 6 TRƯỜNG PTTH
Có thể trong những thập niên gần đây do yêu cầu của xã
hội xuất phát từ sự phát triển kinh tế mà học sinh ở nước ta vànhiều nước khác chỉ chú trọng vào học các môn tự nhiên, ngoại
ngữ và cho rằng các môn xã hội chỉ là môn phụ không giúp ích gìđược cho cuộc sống thực tế của các em sau này Chính vì thế mànhiều người nhận định rằng “học sinh không thích các môn xã hội
trong đó có lịch sử” Thực tế có phải như thế không? "Khi mà xã
hội ngày càng phát triển thì học sinh càng xa rời lịch sử ít nhất là trong giai đoạn hiện nay” Qua một cuộc điều tra như ở 4 lớp tại
trường PTTH Nguyễn Thượng Hiển đã chứng minh nhận định
Nguyễn Thị Thu Hiển =
Trang 36Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
trên là sai lầm, với hơn 200 học sinh được hỏi thì hơn 83% học
sinh đã trả lời rất thích lịch sử Đối với bộ môn lịch sử cũng thế
vậy tại sao nhiều em vẫn nói học lịch sử khó nhớ, khô khan, buồn
té ma vẫn thích lịch sử, đâu là nguyên nhân của vấn để đó Trước
hết bởi vì bộ môn lịch sử có nội dung là khoa học lịch sử, phương
pháp đặc trưng của khoa học lịch sử và hệ thống giảng dạy bộmôn lịch sử phong phú đa dạng Với những sự kiện được cung cấp
một cách hệ thống học sinh không những hiểu mà đòi hỏi người
giáo viên phải cho biết nhiều hơn nữa.
1 Vì có nội dung là khoa học lịch sử với nội dung đó đảm
bảo cho các yếu tố
a Quan điểm lịch sử của học sinh được hình thành qua quá
trình học tập lịch sử Nắm vững quan điểm lịch sử, học sinh có thể
trả lời các câu hỏi thuộc loại sau ; "Các em đã học sự xuất hiện,
phát triển và suy vong của các hình thái kinh tế - xã hội nào?",
"chế độ phong kiến (hoặc chế độ xã hội khác) ở vào giai đoạn nào
của sự phát triển xã hội loài người", "những sự kiện nào nói lên sự phát triển của xã hội?" Hiểu lịch sử theo quan điểm như vậy, học
‘sinh tránh được một thiếu sót quan trọng là không thấy được vi
trí và mối liên hệ giữa các sự kiện, các giai đoạn, thời kỳ lịch sử(thường thường học sinh học sự kiện nào biết sự kiện nấy), không thấy tính chất liên tục, kế thừa, phát triển đi lên của lịch sử một
cách hợp qui luật (do đó không hiểu rằng, xã hội loài người tất yếu
sẽ lần lượt bước vào chủ nghĩa cộng sản).
ð Lịch sử học sinh hiểu được "chân lý bao giờ cũng cụ thể"
Trong học tập, học sinh (kể cả một số học sinh lớp lớn) chưa hiểu sâu sắc, chưa giải thích rõ ràng vì sao một chế độ xã hội có
lúc thì tiến bộ, sau đó lại trở nên phản động, lỗi thời và nhường chỗ cho chế độ khác Dé giúp các em tự giải đáp vấn dé này, giáo
viên cần phải cung cấp cho các em tri thức vé nguyên lý mác-xít
"chân lý bao giờ cũng cụ thé", mỗi sự kiện lịch sử được đánh giá
trong những điều kiện lịch sử (địa điểm, thời gian) của nó Khi
giáo viên giảng cho học sinh hiểu rằng, chế độ phong kiến lúc mới
ra đời là chế độ xã hội tiến bộ so với chế độ chiếm hữu nô lệ.
Nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế, sự ra đời của các công
cụ lao động mới, sự nảy sinh của các giai cấp mới, sự hình thành
Nguyễn Thi Thu Hiến + 33
Trang 37Khoa Lịch Sử - DHSP TPHCM - 1999
và phát triển của quan hệ tư bản chủ nghĩa, chế độ phong kiến đã
kìm hãm sự phát triển của xã hội, trở thành phản động lỗi thời
(những vấn dé này được trình trình bày dựa trên những sự kiện cụ
thể) Khi hiểu được vấn để như thế học sinh sẽ cảm thấy hứng thú
và muốn tự mình xem xét những sự kiện lịch sử cụ thể khác Cũng
như với nguyên ly trên giúp học sinh hiểu rằng, khi nào điều kiện
lịch sử thay đổi thì tính chất của sự kiện cũng thay đổi.
Vi dụ : Dé so sánh vai trò của giai cấp tư sản trong các cuộc
cách mạng Tư sản Anh thế kỉ 17, CMTS Pháp thế kỉ 18 và cuộc
cách mạng 1848-1849 ở Đức Để giải quyết vấn để này, giáo viên
lần lượt hướng dẫn hoc sinh tìm hiểu "điều kiện lịch sử đã thay đổi như thế nào?” Có thể đánh giá vai trò của giai cấp tư sản là
"Phản cách mạng hay cách mạng?” mà không tính đến thời gian
và điều kiện phát triển của xã hội, không tính đến tính chất của
cuộc đấu tranh giai cấp được không? Giải quyết vấn để như vậy để
học sinh nhận thức được nguyên lý, chân lý bao giờ cũng cụ thể.
e Khi học lịch sử học sinh sẽ được cung cấp những sự kiện, hiện
tượng lịch sử để từ đó các em thấy được sự phát triển của mọi sự
-vật, hiện tượng đều thông qua sự thống nhất va đấu tranh các mặt
đối lập.
d Đồng thời qua những bài lịch sử học sinh sé nhận thức được
ngay mối liên hệ nhân quả, phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng Khi được học lịch sử học sinh sẽ thấy sự phát triển của lịch
sử xã hội loài người thể hiện rõ rệt mối liên hệ và phụ thuộc giữa
các sự kiện bax
Ví dụ : trong nhitngvhoc LS cổ dai học sinh sé nhận thấy một qui
luật thể hiện mối liên hệ nhân quả cao
Công cụ lao động phát triển > năng suất cao > sản phẩm du
thừa -+ tư hữu xuất hiện —> hình thành giai cấp >> nhà nước ra
đời.
e Với bộ môn lịch sử học sinh sẽ nắm được qui luật, phân biệt
đâu là bản chất đâu là hiện tượng của cuộc sống xã hội loài người.
f Cái tạo được sự hứng thú trong nội dung khoa học lịch sử chính
là ở chỗ học sinh vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng
trong một tình huống nào đó hoặc để hiểu một kiến thức mới.
Nguyễn Thị Thu Hiển 34
Trang 38Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
Tóm lại, toàn bộ nội dung khóa trình lịch sử có khả năng tạo sự
hứng thú của học sinh Việc truyền thu mọi vấn dé, mọi sự kiện
lịch sử một cách có phương pháp của giáo viên sẽ tạo được sự hứng
thú, từ hứng thú các em sẽ có động cơ học tập điều đó góp phần
phát triển tư duy cho học sinh góp phần nâng cao cả chất lượng
day của giáo viên và học của học sinh.
2 Khả năng gây hứng thú của bộ môn bởi vì phương pháp
đặc trưng của khoa học lịch sử đó là phương pháp lịch
sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử là phương pháp tìm hiểu, xem xét các sự
kiện lịch sử một cách cụ thể (diễn biến, các giai đoạn phát sinh,
phát triển, suy vong, kết quả ) để khôi phục và miêu tả quá khứ
đúng như nó tồn tại.
Phương pháp légic là phương pháp nghiên cứu các sự kiện lịch
sử trong hình thức tổng quát, nhằm nêu lên cái chung, cái tất yếu,
cái bản chất của sự kiện và quá trình phát triển lịch sử một cách
khách quan.
- Hai phương pháp này có những điểm giống nhau, khác nhau và
liên hệ chặt chẽ với nhau trong công tác sử học Cho nên khôngnên xem hai phương pháp ấy là một và sử dụng hoàn toàn như
nhau phương pháp lịch sử chủ yếu miêu tả, tường thuật sự kiện cụthể còn phương pháp lôgic phải đạt tới trình độ lí luận nêu bản
chất sự kiện Nếu chỉ dừng ở miêu tả kể lại sự kiện thì chưa phải khoa học thực sự nếu không dựa vào sự kiện cụ thể mà rút ra khái
quát, lí luận thì dé rơi vào công thức, chủ quan
Trong công tác sử học cũng như dạy học lịch sử, phương pháp
lịch sử phải giữ vai trò chủ yếu kết hợp chặt chẽ với phương pháp lôgic để hiểu đúng lịch sử để rút ra những kết luận nguyên lí, khái
quát lí luận.
3 Do bộ môn lịch sử có hệ thống các phương pháp học
lịch sử phong phú đang dạng khoa học
a Phương pháp thông tin - tái hiện lịch sử là trình bày tài liệu
mới, nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan đến việc tiếp
thu kiến thức mới Giáo viên chủ yếu trình bày các sự kiện chính xác, được quy định trong chương trình, sách giáo khoa nhằm giúp
Nguyễn Thị Thu Hiển ss 35
Trang 39Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
học sinh ghi nhớ thông qua các hoạt động về quá trình tâm lí
trong nhận thức và trong một số trường hợp có thể trình bày
những tài liệu mới do giáo viên hướng dẫn tìm ra Mục đích của
việc thông tin tái hiện lịch sử là cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản, điển hình, cụ thể và sinh động, nhằm tái tạo lại
hình ảnh của quá khứ Việc tái hiện lịch sử phải đạt được đến mức
làm cho học sinh dường như đang tham dự, chứng kiến sự kiện
hay các sự kiện đang diễn ra trước mắt mình Đây là việc phát
triển trí tưởng tượng tái tạo cho học sinh, rất cần cho việc học lịch
sử Nếu không hình dung đúng quá khứ khách quan thì không thể
hiểu được bản chất của lịch sử và dễ rơi vào tình trạng "hiện đại
hóa lich sử" Mặt khác, nếu học sinh tái hiện được hình ảnh của
sự kiện lịch sử, các em sẽ nhớ lâu các sự kiện đó.
Việc thông tin - tái hiện lịch sử được thực hiện bằng trình bày
miệng với hệ thống dạy học tương ứng: tường thuật, miêu tả, kểchuyện, giải thích và sử dung đổ dùng trực quan, sử dung tài liệu
văn bản
b Phương pháp nhận thức lịch sử là trình bày sự kiện, hiện
tượng trong hình thức tổng quát, trong những mỗi liên hệ bản
chất của nó, giúp cho học sinh từ biết đến hiểu sâu sắc các sự kiện
và quá trình lịch sử Việc nhận thức lịch sử phải thông qua hoạt
động tư duy của học sinh, không phải là sự áp đặt chủ quan, công
thức Vì vậy giáo viên phải đặt vấn dé dẫn học sinh giải quyết vấn
dé Học sinh phải tự mình nhận thức bản chất của sự kiện lịch sử,
vận dụng những tri thức đã học để giải thích lịch sử và tùy trình
độ mà nêu khái quát sự kiện, quá trình lịch sử Phương pháp nhận
thức lịch sử chủ yếu được tiến hành thông qua day học nêu vấn dé,
nêu câu hỏi có tính chất bài tập nhận thức
c Phương pháp tìm tòi nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ của
học sinh trong việc biến kiến thức lịch sử đã học thành kiến thức của
mình, chủ động sử dụng những tri thức đó có hiệu quả trong học tập
và đời sống.
Phương pháp tìm tòi nghiên cứu được tiến hành thông qua các
hình thức từ thấp đến cao của những công việc học tập như sử
dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời các câu từng
phần và bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học một số vấn dé lịch sử, phù hợp với trình độ và yêu cầu học tập của học sinh
Nguyễn Thị Thu Hién = 36
Trang 40Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
Tóm lại, các phương pháp này kết hợp thành một hệ
thống hoàn chỉnh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông Chúng hỗ trợ cho nhau Trong quá trình dạy học, không thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn nhất, song ở mỗi khâu của quá trình
dạy học lại có một phương pháp trọng tâm kết hợp với các phương
pháp khác Ví như, khi trình bày tài liệu mới, phương pháp thông
tin - tái hiện lịch sử cần giữ vai trò chủ yếu và kết hợp phương
pháp nhận thức lịch sử, đồng thời tiến hành việc tìm tòi nghiên
cứu.
Ill CAC BIEN PHÁP GAY HUNG THU TRONG DAY
HOC LICH SU
La giáo viên day sử thi ai cũng muốn lớp học sinh động,
học sinh say mê theo dõi bài giảng, cũng như hình thành được
thái độ học tập tích cực Yêu thích hiểu biết sâu sắc môn lịch sử.
Thế nhưng không phải là tất cả học sinh đều có sự yêu thích, hay
khi có sự yêu thích rồi thì không phải tất cả đều có mức độ giống
nhau Rất có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này
, như ; tâm sinh lí, trình độ nhận thức, không gian Trong đó hứng
thú học tập cũng là một nguyên nhân, mà nguyên nhân này tác
động mạnh đến thái độ học tập của học sinh Tác động này mang
tính tích cực cao vì thế giáo viên cần phải gây hứng thú nhận thức
lịch sử nơi học sinh Để gây được hứng thú giáo viên phải nắm
vững các mặt lí luận cũng như kinh nghiệm giảng dạy Đó là người giáo viên phải tiến hành quá trình đó trên tất cả các mặt nội
dung, phương pháp day học, phương tiện, điều kiện học tập phù
hợp với điều kiện cụ thể trong từng hoàn cảnh nhất định Bởi vì
học sinh không phải là "trang giấy trắng" hay "thú nhồi bông" để
người giáo viên muốn vẽ, muốn nhét gì cũng được.
Gây hứng thú cho học sinh giáo viên phải dựa vào những kiến thức khoa học trong sách giáo khoa, trong gáo quá trình nhưng phải là
những kiến thức cơ bản nếu trong SGK không có hoặc quá sơ lược thì
giáo viên bổ sung kiến thức từ những nguồn sử liệu ngoài Nhưng điểu quan trọng trong việc gây hứng thú là phương pháp giảng dạy
của giáo viên Bộ môn lịch sử có nhiều phương pháp cho nên người
giáo viên phải linh hoạt áp dụng những phương pháp đó vào trong
hoàn cảnh cụ thể, nội dung bài yêu cau
Nguyễn Thị Thu Hiển