Mỗi người, khi nêu nhận xét ca mình về điểu gì đó thì
thường có dấu ấn chủ quan của mình do vị trí đứng, cách nhìn
nhận vấn để cũng như quan điểm chính trị của từng người.
Nhà giáo dục LF. Kharlamov đã nêu quan điểm của mình :
"Hứng thú là nhu cầu nhuốm màu sắc cảm xúc đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính hấp
dẫn"? Một trong những khái niệm được phát biểu có sự tương
đồng lớn với LF.Kharlamov là Phan Kế Trần "Hứng thú là một trạng thái tâm lí biểu hiện bằng cảm giác thích thú, say sưa, phấn
khởi do một tác động nào đó từ bên ngoài vào giác quan của con
người. Hứng thú không đơn thuần là sự thích thú bản năng nó còn là biểu hiện cả tình cảm, lý trí, là sự kết hợp một khách quan hấp
dẫn và một chủ quan năng động..."?' Trong hoạt động nhận thức
"hứng thú có vị trí cao” bởi vì "Hứng thú là một thuộc tính tâm lý
rất quan trọng trong hoạt động nhận thức, là một "cơ chế bên
x huy tính tích cực của lọc sinh. Nxb Giáo duc 1979. Tr 28
t vài khái niềm gây hứng thú trong giờ day học lịch sử. NXB GDHN 1985 Tr 9!
Nguyễn Thị Thu Hiển 29
trong” thúc đẩy học sinh tự giác tích cực học tap ..."?'.
Có thể nói đối với mỗi người bình thường khi được hỏi khái niệm “hứng thú là gì” họ đều trả lời những gì mà họ hiểu về khái niệm “hứng thú” qua chính bản thân họ cho nên các nhà giáo dục
cũng vậy kết hợp với thực tế bản thần cùng những quan sát, thực
tế xã hội họ hiểu "hứng thú đó là tình cảm, niềm vui là sự cảm
thụ giá trị của cuộc sống và phát hiện ra những giá trị đó “?'
"Hiding thú là thái độ riêng của cá nhân đối với sự vật hiện
tượng, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống riêng vừa có khả
năng đem lại những khoái cảm cho cá nhân ấy..."Ẻ' đây là ý kiến
của Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy. Những khoái cảm ấy sẽ
"kích thích hiệu quả quá trình nhận thức nảy sinh khát vọng
hành động sáng tạo để thỏa mãn hứng thú".
Khi nói về hứng thú chúng ta thấy về mặt ngữ thì rõ ràng dễ phân biệt nhưng thực chất đây là từ rất trừu tượng. Nó trừu tượng bởi vì nó không là vật cụ thể nào đó để chúng ta nhìn ngắm mà phải cảm nhận bằng chính tư duy như thế mới hiểu được."Hứng thú” được tạo ra bởi những yếu tố nào ? cần những diéu kiện gì ?
Theo quan điểm của G.I. Sukin và N.G. Môrodov "hứng thú” phụ
thuộc vào 3 yếu tố.
+ Cảm xúc tích cực về thái độ hành động.
+ Có phương diện nhận thức cảm xúc này.
+ Có động cơ trực tiếp, xuất phát từ bản than”
Đối với việc học của học sinh, các bộ môn muốn tạo được sự
hứng thú phải có một số những tính chất khách quan và chủ quan như : Bản thân bộ môn được day; kết cấu chương trình như thế
nào, người giáo viên giảng dạy với phương pháp gì; sự tác động
của các quan niệm về bộ môn hoàn cảnh và tài liệu...
Khái niệm hứng thú trong dạy học, trong các lĩnh vực khác ta
thấy có rất nhiều cách hiểu khác nhau. Với nhiều cách diễn đạt
!! Nguyễn Thị Tuyết - Thong báo khoa học của DHSP TPHCM - |990 - Tr 163
LX Xò-lô-vây-ích Từ hing thủ đến tải năng - Lê Khánh Trường dich - NXB Phụ Nữ - Hà Nội - 1975 - Tự 87
** Tạp chỉ nghién cửu Giáo đục Số 18
“ Tap chi nghiên cứu Giáo đọc. Số 18
'*Phát huy.. Sdd Tr 28
Nguyễn Thị Thu Hién ®
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
30
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
khác nhau bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: "thái độ riêng”,
"nhu cầu nhuốm màu sắc cảm xúc”, "một thuộc tính tâm ly” rồi
“trang thái tâm ly”... Nhưng nhìn qua, chúng ta có thể thấy tất cả các tác giả đều diễn đạt nội dung của hứng thú bằng những từ
đồng nghĩa như : sự hấp dẫn, sự thích thú, sự say sưa, phấn khởi, là khoái cảm, tình cảm ... Tất cả những điều dẫn trên déu có khía cạnh thuyết phục của nó. Nhưng ta không thể chủ quan thỏa mãn, cần phải suy nghĩ tìm hiểu hơn nữa để làm sáng tỏ bản chất của
hứng thú". Đúng "Hứng thú là một trạng thái tâm lý, sinh lý biểu hiện bằng cảm giác thích thú say sưa phấn khởi do một tác động
nào từ bên ngoài tác động vào các giác quan của con người”. Song
van để cần nhấn mạnh rằng "hứng thú nhận thức” có được từ
động cơ có ý thức”.
Động cơ của hoạt động nhận thức đặc trưng cho quan hệ của con
người, với biểu hiện khác của thực tế và liên quan đến việc xuất hiện nhu cầu nhận thức. Hứng thú là những biểu hiện có xu hướng, có ý thức của con người. Nhờ sự tôn của hứng thú mà trong những hệ thống quan hệ ràng buộc phản ánh thực tế mà quá trình
nhận thức diễn ra một cách nhanh chóng, tích cực. Nếu mối quan hệ đó tổn tại thì quá trình nhận thức được thực hiện một cách
tích cực. Nếu mối quan hệ đó bị phá vỡ thì hứng thú nghiên cứu
yếu đi và sau đó có thể hoàn toàn bị mất hẳn. Nhu cẩu nhận thức
là nói chung với tất cả mọi người còn đối với riêng học sinh thì nó
càng đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn tuổi nhi đồng,
thiếu niên bởi chính trong giai đoạn này ngoài việc người ta trả
lời cho em "Đây là cái gì” mà nhiều em còn hỏi "tại sao như thế”
chính những câu hỏi sau mới là điều đáng quan tâm của các em.
Điều này được thể hiện rõ qua quá trình học tập, chúng ta biết
"mục đích của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo và những phương thức, những hành vi, những chuẩn mực đạo đức”, Còn động cơ của quá trình hoc tập là cái cớ để thúc đẩy
người học vượt qua mọi khó khăn để đạt tới mục đích học tập đã để ra. Như vậy cùng một mục đích học tập có thể do nhiều động cơ
thúc đẩy. Thông thường có cả động cơ trí tuệ và cả động cơ xã hội.
Một nhà giáo dục đã chia tất cả các động cơ của hoạt động tư duy
!" Lê Khanh - Lp luẫn sự phạm Đại học - Tip 2 - ĐHSP TPHCM - 1983 - Tr. 344
Nguyễn Thị Thu Hiến
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
ra làm 2 loại : loại đặc biệt và loại không đặc biệt. Ông xếp vào
loại thứ nhất tất cả những động cơ do hứng thú nhận thức tức là khát vọng hiểu biết cái mới, cái chưa biết. Còn loại thứ hai là loại
hứng thú đơn thuần lý luận và những tác động bên ngoài và hoàn
cảnh (tỉnh thần, lòng tự trọng ...).
Như vậy có thể khẳng định hai dạng động cơ trên trong
quá trình học tập có quan hệ ràng buộc lẫn nhau bổ sung, chuyển đổi lẫn nhau. Diéu quan trọng đối với giáo viên và học sinh là
phải biết kết hợp động cơ học tập với hứng thú tích cực tới đối
tượng nghiên cứu và trên cơ sở nhu cầu nhận thức của học sinh, ý
thức trách nhiệm của người giáo viên việc nhận thức sẽ có hiệu
quả tốt hơn.
Vậy động cơ nhu cầu nhận thức hứng thú là những điều kiện
cần thiết trong hoạt động. Việc sử dụng các phương pháp, phương
tiện dạy học đòi hỏi không chỉ có cơ sở của lí luận day hoc mà còn cả phương hướng tâm lí học. Những tài liệu thông tin, cùng một
nội dung môn học, cùng những điều kiện lĩnh hội như nhau song mức độ nhận thức của học sinh rất khác nhau đó là tùy thuộc vào
. động cơ của tri giác và hứng thú của học sinh. Phải chăng vấn dé gây hứng thú trong dạy học lịch sử như trong các tài liệu đang ấn loát, đã thịnh hành là tối ưu là phương thuốc mầu nhiệm có thể bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hiện nay. Tuy đã
tiếp cận, tìm hiểu với vấn để này song tôi nhận thấy còn phải suy nghĩ thêm và đầu tư nhiều thời gian cho nó hơn nữa.