Như chúng ta đã biết, trong các biện pháp gây hứng thú
thì biện pháp sử dụng PTTQ được coi như là một biện pháp tốt, hiệu quả cao, giúp cho sự hứng thú nhanh chóng có được từ việc để
thỏa mãn một nhu cầu nào đó.
Cả hai yếu tố "hứng thú" và "trực quan đều có vị trí hết sức lớn
lao trong quá trình nhận thức. "Hiing thú” được xem như là một bộ phận của điều kiện bên trong của hoạt động tư duy. Còn "trực quan" là vế thứ nhất của quá trình nhận thức, trực quan giúp cho con người nhận thức chân lí đúng đắn, chính xác hơn.
Hứng thú được tạo ra từ một nhu cầu, nhu cầu này có được từ sự
tiếp xúc của con người với một sự vật hiện tượng nào đó. Thông
qua các giác quan của mình. Vậy sự húng thú có được bắt nguồn từ
sự tiếp xúc qua các giác quan. Nhưng qua những thực nghiệm khoa
học chứng minh để tiếp thu kiến thức, tri thức thì thị giác là giác quan thu lượm được nhiễu nhất các tri thức. Nhưng nếu chỉ cảm . nhận bằng thị giác thì lượng thông tin cũng không nhận được bao nhiêu mà phải kết hợp với nhiều giác quan khác như thính giác,
xúc giác lúc đó lượng thông tin thu nhận được mới nhiều. Mối
quan hệ giữa hứng thú và PTTQ trong dạy học lịch sử là ở đây,
cũng như qua đó chúng ta thấy PTTQ có vai trò lớn như thế nào trong việc gây hứng thú để học sinh học lịch sử.
PTTQ trong dạy hoc lịch sử được sử dụng là tranh ảnh, bản đồ,
biểu đổ, phim ảnh, mô tả (trực quan qua lời nói)... Những vật
dụng này được học sinh tiếp xúc và nhận biết được nó qua thị giác
và thính giác vé mặt lí thuyết thị giác, thính giác tác động lớn
đến việc tạo ra hứng thú. Còn trong dạy học lịch sử thì như thế
nào ?
Ví dụ : Học sinh được nhìn thấy sơ dé vẽ về các giai đoạn phát
triển của CMTS Anh. Sơ đổ được vẽ bằng hình con lắc đơn em sẽ cảm thấy thích thú bởi vì nó kì lạ, ngộ nghĩnh và sẽ nảy sinh trong em câu hỏi "Tại sao người ta lại vẽ như thế” và em sẽ rất
thích thú chờ đợi cô giảng để hiểu được rõ ràng hơn ý nghĩa của
bức sơ dé kia? (HìnhT)
Ví dụ : khi cho học sinh xem bức tranh biếm họa "Tình cảnh
Nguyễn Thị Thu Hiển ®
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
người nông dân Pháp" hoc sinh sẽ cảm thấy bất bình, đồng cảm với người nông dan căm thù tầng lớp thống tri áp bức.
Tóm lại, sử dụng PTTQ trong giảng day lịch sử sẽ gây nhiều hứng thú cho các em, không những thế PTTQ còn có vai trò cao hơn so với việc sử dụng các biện pháp, phương pháp khác.
1660 : Phục hồi lại chế độ quân chủ chuyên chế 1689 : Xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
Ngày 30-01-1649, vua Anh Sáclơ I bị chém đầu về tội phản quốc
và gây chiến tranh chống lại nhân dân. Đây là đỉnh cao của cuộc
cách mạng tư sản Anh. Lần dau tiên ở Châu Âu người ta xử tử
nhà vua. Với sự kiện này, nước anh từ chỗ là nước quân chủ trở
thành nước cộng hòa. Sau sự kiện này, cách mạng giải tán Viện
nguyên lão (Thượng viện), bao gồm cả quý tộc và chỉ còn giữ lại Viện dan biểu (Hạ viện), tức là Quốc hội.
Sau sự kiện 1649, cách mạng tư sản Anh thoái trào đến mức năm 1660, chế độ quân chủ chuyên chế của dòng họ Stirơt (Stuart) lại được khôi phục. Những người tham gia cách mạng bị
khủng bố. Thi hài của Crôm-oen và thi hài những lãnh tụ cách
Nguyễn Thị Thu Hiển * 45
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
mạng khác đều bị khai quật và treo cổ lên. Giai cấp tư sản và quý
tộc mới ở Anh không thể chịu đựng được chế độ quân chủ chuyên
chế mới phục hồi. Họ tổ chức cuộc chính biến năm 1688, truất . ngụi vua; rồi năm 1689, họ đưa Vin-hem Orọng-giơ (Vinhem
Orange). Quốc trưởng Hà Lan về làm vua Anh, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.
Sự kiện năm 1649 xác lập chế độ cộng hòa ở Anh.
Sự kiện năm 1689 xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Mặc
di nước Anh từ năm 1689 vẫn có vua không có thực quyển. Quyền
ở trong tay Quốc hội, tức là ở trong tư sản và quý tộc mới. Thực
chất của sự kiện năm 1688 và 1689 là sự đảm bảo quyền thống trị
của quý tộc mới và tư sản, củng cố những thành quả mà giai cấp
này da giành được trong thời gian từ những năm 1642 - 1660. Tuy
chế độ quân chủ lập hiến đã được xác lập, quyết định của vua chỉ
có hiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng, các Bộ trưởng phải chịu
trách nhiệm trước Quốc hội, Bộ trưởng phải từ chức khi có bất đồng với Quốc hội. Quyển định ra các thứ thuế, tuyển quân, xác định ngân sách ... đều thuộc Quốc hội.
Thu tài sản của Giáo hội La Mã ở Anh, vua Anh tự xưng là
người đứng đầu tôn giáo ở Anh (Giáo chủ nước Anh) nhưng đồng
thời giữ nguyên toàn bộ giáo ly Thiên Chúa Giáo cũ. Ánh giáo là
như vậy nên nó không đáp ứng được yêu cầu của giai cấp tư sản như ở Pháp. Vì thế ở Anh tư sản không hưởng ứng Anh giáo của
vua Anh mà là theo tôn giáo của Can-vanh. Tôn giáo theo Can- vanh giáo ở Anh của giai cấp tư sản và quý tộc mới gọi là thanh
giáo.
- Quốc hội ở Anh ở nguồn gốc từ thời trung đại.
- Trong quá trình chuyển lên chế độ phong kiến tập quyển, vua Anh đã cho thành lập Nghị viện và Nghị viện dần dần trở thành
cơ quan lập pháp. Năm 1343, Nghị viện Anh được chia thành
Thượng Nghị Viện có đại quý tộc tham gia và Hạ Nghị Viện gồm
có cả quý tộc, tăng lữ, thị dân, nông dân tự do tham gia ... Năm 1640, vua Anh triệu tập Quốc hội là triệu tập Nghị viện anh nói
trên.
- Phe bảo hoàng là phe quý tộc phong kiến, đứng về phía nhà
vua, gắn bó mật thiết với nhà vua và bảo vệ chế độ quân chủ.
Nguyễn Thị Thu Hiển +
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
- Nước cộng hòa là một nước mà ở đó không có vua. Cơ quan
Nhà nước tối cao do dân cử.
- Chế độ quân chủ lập hiến là chế độ chính trị có vua. Nhưng bên cạnh vua có Quốc hội. Quyển lực quản lý đất nước thực chất ở trong tay Quốc hội, cơ quan định ra pháp luật. Vua thực sự không
có quyển lực.
Nguyễn Thị Thu Hiển ằ 47
Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999
CHƯƠNG III