GIẢNG DAY BÀI "CMTS PHÁP"

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Sưu tầm, xây dựng hệ thống phương tiện trực quan để phục vụ giảng dạy lịch sử thế giới cận đại (1640-1870) nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử (Trang 130 - 134)

Bài CMTS Pháp giúp học sinh nhận thức được cuộc cách mạng

này đã hoàn thành đầy đủ những nhiệm vụ của một cuộc CMTS.

Nó mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của CNTB ở các nước tiên

tiến ở châu Âu và châu Mỹ, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử

toàn thế giới suốt thé kỉ 19 và sang cả thế ki 20. Qua bài "CMTS

Pháp 1789" này cho thấy tính tích cực và vai trò, sự sáng tạo của

quần chúng nhân dân đã làm cho cuộc cách mạng phát triển đi lên và đạt đến đỉnh cao như thế nào.

Khi dạy ở lớp 10A9 trường PTTH Nguyễn Thượng Hiển tôi đã

sử dung các TLTQ sau đây : một bức bản đổ Hành chính nước Pháp, một bức sơ dé "Các giai đoạn phát triển của CMTS Pháp

1789", bức biếm họa “Tinh cảnh người nông dan Pháp trước 1789”

(TCNHDPT 1789) anh Rousseau, VoltaireLovis XVI bị xử tử,

Robespierr..

Trước hết tôi dùng bức ban do nước Pháp cho học sinh thấy Pháp có diện tích rộng, nhiều sông tạo thành đồng bằng cho nên

Nguyễn Thi Thu Hiển ^ 129

Khoa Lich Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

dén thời điểm đó Pháp là một nước nông nghiệp, đất đai nằm

trong tay phong kiến không có sự thâm nhập của tư bản như ở Anh (vì quí tộc Pháp rất tự trọng di nghèo cũng không làm công việc buôn bán). Sau đó sử dụng bức biếm họa "TCNNDPT 1789" và mô tả cho học sinh thấy công cụ lao động lạc hậu (năng suất lao động thấp). Người nông dân phải dùng cái cày, cái cuốc để nuôi

sống xã hội nhưng công cụ quá lạc hậu. Như vậy về kinh tế Pháp thi lạc hậu nông dân mâu thuẫn địa chủ trong vấn dé ruộng đất.

Giáo viên giảng thêm phần công thương nghiệp tư bản chủ nghìa mau thuẫn chế độ phong kiến.

Vẫn dùng bức tranh biếm hoa "TCNNDPT 1789" cho học sinh

thấy sự mâu thuẫn giữa đẳng cấp I, II mâu thuẫn đẳng cấp III

(nông dân 99% dân số, bình dân thành thị, tư sản...). Điều đó thể

hiện qua việc đẳng cấp I, II có quyển thu thuế đẳng cấp III, và dang cấp I, Il được miễn thuế, có chức vụ cao (trong túi quan tên

quí tộc thì có bao nhiêu là thứ thuế người nông dân phải nộp như thuế muối, thuế cầu đường, thứ thân... còn túi áo tên tăng lữ là thuế thập phân).

. Sử dụng hình Montesquies, Reusseau, Votle và nêu khái quát tư tưởng của từng ông. Riêng Rouseau thì nói kỹ vì tư tưởng của ông ảnh hưởng mạnh đến thời kì CCDCCM Jacobin. Lúc này treo bức

sơ đồ "CMTS Pháp 1789”.

Sang phần cách mạng bùng nổ thì sử dụng bức biểu đổ "khoản thu và chỉ của triểu đình Pháp trước 1789" cho thấy sự tiêu sài

phung phí của triểu đình dẫn đến việc triệu tập hội nghị 3 đẳng cấp 5-5-1789. Sau đó đẳng cấp III tuyên bố thành lập quốc hội. Bị

triéu đình đàn áp, 14-7-1789 (dùng bức tranh QCND Pari tấn công

ngục Bastilles” vì quần chúng muốn bảo vệ quốc hội (đại diện cho

quyền lợi của mình) chính vì thế họ cần vũ khí, họ nghĩ đến ngục Bastilles vì nơi đây có nhiều binh lính tất sẽ có nhiều vũ khí. Lúc này giáo viên đã treo bức sơ đồ “CGDCCMTS Pháp 1789" rồi mỗi lan đến sự kiện nào có PTTQ thi giáo viên treo chồng lên sau đó

cất ngay.

Lúc này giáo viên chỉ lên sơ đồ cho học sinh thấy các biện pháp mà phái Quân chủ lập hiến đã làm như chỉ xóa bỏ một số nghĩa vụ phong kiến, bán đất, thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyển -

Dân quyển. Hỏi học sinh Tuyên ngôn này thể hiện diéu gì ? Qua

Nguyễn Thị Thu Hiền > 130

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

Tuyên ngôn này ta thấy vị trí của người dan bây giờ so với trước 1789 như thế nào?". Dù còn hạn chế nhưng quyển con người (tự do

không bị phụ thuộc ai) quyển công dân (tính bình đắng trước pháp

luật, trong chính trị) sau cách mạng 1789 cao hơn thời kì quân chủ

chuyên chế. Cũng như vấn để ruộng đất được nêu ra nhưng giải quyết không thỏa đáng cho nông dân. Cộng với tình hình trong

nước và ngoài nước (cách mạng phát triển cao, Áo-Phổ sợ bị ảnh

hưởng nên liên minh lại chống Pháp) câu này có thể giáo viên hỏi

học sinh “tai sao cách mạng Pháp không có có liên quan gì nhưng

Ao-Phé vẫn cứ liên minh để chống Pháp".

Ở giai đoạn thứ hai do thời gian tổn tại ngắn nên chỉ có 3 sự kiện

là quan trọng : ngày 10-8 (quần chúng xông vào cung điện để bắt vua và hoàng hậu - tính quần chúng). Chiến thắng trên đổi Valmy 20-9-

1792 (dùng TLTQ) và sau đó ngày 21-9-1792 xử tử vua Louis XVI. Ở

đây giáo viên có thể nêu câu hỏi “sự kiện này có ý nghĩa như thế

nào?". Sự kiện Louis XVI bị xử tử cho thấy sự đoạn tuyệt với chế độ

phong kiến và bắt dau thời kì cộng hòa thứ I ở Pháp.

Sang giai đoạn thứ III của cách mạng ngày 31/5& 1-2/6/1793 .quần chúng nhân dân Pari đưới sự lãnh đạo của Robespier (tính

nhân dân lại thể hiện cao một lần nữa trong cách mạng Pháp).

Lúc này giáo viên sử dụng bức chân dung Robespier. Trong giai

đoạn này giáo viên nhấn mạnh cho học sinh thấy những nội dung chính được tóm tắt lại trên bản đố và hỏi học sinh "hãy so sánh

vấn để ruộng đất được giải quyết trong giai đoạn này với thời kì quân chủ lập hiến?” cũng như "Hiến pháp 1793 tiến bộ hơn Hiến pháp 1791 như ở chỗ nào". Từ việc giải quyết thỏa đáng các vấn

dé cơ bản của cách mạng mà giai đoạn CCDCCM Jacobin đã tổn tại và đạt đến đính cao của cách mạng, nhân dân hãng say ra trận vì họ yên lòng, ở quê nhà gia đình, người thân họ đã được bảo

đảm vé cuộc sống. Vì thế có chiến thắng đính cao ở Fleurus

(26.6.1794), ở trận chiến đấu này quân Pháp lần đầu tiên áp dung những thành tựu khoa học kỹ thuật đó là dùng khinh khí cầu : là

phương pháp để nhận biết sự xuất hiện của kẻ thù (chiếc khinh khí cầu đầu tiên xuất hiện lần đầu tiên 1783). Sau đó giáo viên

giảng sơ qua giai đoạn thoái trào của cuộc cách mạng.

Sau khi giảng dạy xong giáo viên sử dụng bức sơ dé để hỏi học

sinh “Cách mạng tu sản là gì ?" vì đây là là bài thứ 3 có liên quan

Nguyễn Thị Thu Hiển ằ 131

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

đến khải niệm này cho nên các em sẽ dé dang trả lời hơn. Và tóm tất quá trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp 1789 lại bằng

một số câu hỏi trong quá trình hỏi cố gắng liên hệ lại bức sơ đồ

mà giáo viên đã sử dụng lúc này.

Nguyễn Thị Thu Hiển x 132

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Sưu tầm, xây dựng hệ thống phương tiện trực quan để phục vụ giảng dạy lịch sử thế giới cận đại (1640-1870) nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)