Biện pháp sử dụng phương pháp khắc họa sâu sắc biểu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Sưu tầm, xây dựng hệ thống phương tiện trực quan để phục vụ giảng dạy lịch sử thế giới cận đại (1640-1870) nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử (Trang 42 - 47)

tượng nhân vật lịch sử trong giờ lên lớp

Trước hết phải khắc sâu hình dáng nhân vật lịch sử. Có những

nhân vật phải đặt tả một số nét chân dung. Điều này làm cho học

sinh biết kỹ, hiểu sâu về nhân vật để thể hiện tình cảm đặt biệt

đối với họ.

Ví dụ : khi tả về Các Mác chúng ta phải cho học sinh xem ảnh

người thay vĩ đại của giai cấp vô sản toàn thế giới, phải cho học

sinh thấy rõ đôi mắt đen lay láy, cái nhìn sắc sảo dưới đôi lông

mày đen sẫm với các miệng đường nét gãy gọn hơi nghiên chứng

tỏ ông là một người có tính cách nghiêm trang, cứng rắn, táo bạo.

Mặt khác có hhững nhân vật lịch sử chỉ cần được tả phong thái

Nguyễn Thị Thu Hiển ® 39

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

đặc điểm chung như : J.J. Rouseau, M. Robespier, S. Garibandi ...

chúng ta lược tả chung nhưng vẫn nêu đặc điểm đáng ghi nhớ và vẫn phải đạt được yêu cầu là qua phong thái hiểu được phẩm chất

con người.

Cũng có những trường hợp chúng ta chỉ chọn 1, 2 nét về hình dáng nhân vật. Ví du Napoleon Bonapatvéi tầm vóc 1,50 mét.

Tóm lại không nên bỏ qua hình dáng nhân vật nhưng cing không rập khuôn trong mọi trường hợp, phải chọn lọc ảnh và

dùng lời sao cho hình dáng nhân vật lịch sử sống trước mắt học

sinh. °

Ngoài mô tả hình dáng chúng ta còn chọn lọc hoạt động tiêu

biểu của nhân vật để khắc họa sâu sắc biểu tượng nhân vật. Người

giáo viên chọn ít hoạt động của nhân vật nhưng phải phân tích

sâu, hệ thống hóa tốt thì mới khắc sâu sự nghiệp của nhân vật, đảm bảo trọng tâm việc khắc họa sâu sắc nhân vật lịch sử trong

bài giảng trên lớp.

Ngoài ra người giáo viên cần khắc sâu một vai chi tiết phụ, như một số nét vé thân thế nhân vật để có thể giúp học sinh hiểu

rộng hơn sâu thêm về lịch sử nhân vật đó như năm sinh, xuất

thân, nghề nghiệp, quan hệ tinh cảm của nhân vật...

6. Biện pháp sử dụng phương pháp so sánh

Đây cũng là phương pháp tốt để gây hứng thú cho học sinh.

So sánh trong giảng dạy lịch sử trước hết là so sánh những tài

liệu, sự kiện chứa đựng trong một bài lịch sử, so sánh bài trước bài sau, chương trước, chương sau, thậm chí có những bài xa nhau

nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những vấn để đưa ra so sánh

có khi cùng một phạm trù, một tính chất nhưng cũng có khi khác phạm trù và bản chất, cũng có khi là những vấn để của chế độ khác nhau, giai cấp khác nhau thậm chí đối lập nhau. Qua so sánh

học sinh sẽ nhận thức được bản chất của vấn để lịch sử. Vấn để so sánh trong một bài, một khóa trình rất nhiều, rất phong phú và

đa dạng người giáo viên phải biết lựa chọn những nội dung chủ yếu nhất, thích hợp nhất để đạt kết quả cao của bài giảng.

Trong day học nói chung, dạy so sánh tạo diéu kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, nó giúp cho các

Nguyễn Thị Thu Hiển =

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

em để rút ra những cái hay cái đẹp của tự nhiên và xã hội để hình thành dần tư tưởng cao đẹp của con người. Nhưng không có bộ môn nào đòi hỏi người giáo viên phải so sánh nhiều như trong dạy

học lịch sử, bởi vì bản thân lịch sử là một chuỗi dài các sự so sánh, mỗi khái niệm lịch sử là phản ảnh sự so sánh. Khi chúng ta nói đến khái niệm “chế độ”, "thời đại", "giai cấp", "Đảng cộng san”... thực chất là chúng ta so sánh các tài liệu lịch sử bao hàm trong nội dung khái niệm. Nội dung khoa học đã là kết quả của sự

so sánh thì hình thức thể hiện việc giảng dạy cũng phải sử dụng sự so sánh. Vì vậy việc giảng dạy lịch sử bằng cách so sánh hoàn

toàn phù hợp với bản chất khoa học của bộ môn lịch sử, nó cũng

là yêu cầu khách quan của công tác giáo dục.

Dạy học lịch sử bằng cách so sánh giúp học sinh nhận thức cao

về mặt khoa học, đem lại những kết quả giáo dục tư tưởng rất cao.

So sánh có nhằm phát huy trí thông minh và tinh than tích cực

học tập của học sinh.

7. Biện pháp sử dụng phương pháp dùng tài liệu tham khảo

Tùy loại bài mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp.

* Về bài khởi nghĩa, chiến tranh cách mạng.

Loại bài này dễ gây hứng thú. Bản thân nó là một chuỗi sự kiện vé cuộc đấu tranh anh hùng, hấp dẫn đối với học sinh. Nhung chúng ta cần tránh sử dụng quá nhiều những tư liệu mô tả sự chém giết khủng khiếp dễ gây kích động mạnh. Cần chọn những tư liệu độc đáo đi vào bể sâu của chiến trận để hình thành ý chí,

những tư liệu này sẽ tạo sức mạnh không kém tiếng súng, tiếng đạn, tiếng gào thét.

Người giáo viên phải khai thác những nét tỉnh tế trong từng

cuộc khởi nghĩa, từng cuộc cách mạnh hoặc tìm ra những nét đặc

trưng trong từng giai đoạn lịch sử đế tìm tư liệu đúng lúc, đúng chỗ; kích thích tư duy học sinh một cách hấp dẫn nhưng không vượt quá giới hạn về quy định giáo dục tư tưởng, phải tìm những

tư liệu thật hay thật sinh động nhằm mục đích cơ bản về quy luật

lịch sử mình cần truyền thụ.

Nguyễn Thị Thu Hiển *

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

* Loại bài về kinh tế - xã hội

Loại bài này khó tìm tư liệu để gây hứng thú sinh động cho học

sinh nhưng lại dễ dẫn tới việc hình thành những khái niệm quan

trọng về quy luật phát triển xã hội, những tư liệu này phải tạo nên một sự khẳng định cẩn thiết buộc học sinh phải tin và từ niềm tin mà dẫn đến sự say mê tìm hiểu những vấn dé lớn hơn.

Tư liệu loại này phải mang hai sắc thái.

- Đưa ra những con số cụ thể làm người nghe thấy vấn để được thể hiện bằng những con số cụ thể khoa học không thể chối cãi được. l

- Phác họa một chu trình phát triển bằng một câu chuyện tổng quát đọc rất thú vị, nghe xong là hiểu ngay một khái niệm khó hiểu.

* Loại bài về văn hóa

Mỗi thời đại do hoàn cảnh lịch sử địa lý riêng biệt đã tạo nên một nền văn minh độc đáo mang sắc thái riêng của thời đại đó. Vì thế tư liệu gây hứng thú phải gắn chặt với đặc trưng của loại bài

. đang giảng.

Học sinh rất hứng thú khi được nghe miêu tả và nhìn các kỳ

quan của thế giới. Tư liệu loại này gây cho học sinh sự ham muốn khám phá những bí ẩn của thời cổ đại, khâm phục công sức của

người lao động và làm cụ thể hơn nhận thức "quần chúng nhân

dân là người chủ thực sự của mọi giá trị tinh thần va vật chat”.

Đồng thời với những tư liệu cũ người giáo viên phải sử dụng những

tư liệu mới phát hiện được, những tư liệu này sẽ gây sự chú ý cao độ cho học sinh.

Tư liệu lịch sử và văn học thì nhiều vô kể nhưng đưa ra quá nhiều tư liệu hoặc sử dụng những tư liệu không sinh động sẽ mất

hứng thú học sinh. Vì vậy người giáo viên phải tìm và lựa chọn

một số tư liệu sinh động để gây hứng thú cao độ đối với học sinh, từ đó mới tạo ra con đường dẫn học sinh tiếp thu bài giảng một cách tự giác và làm cho học sinh thấy hứng thú cảm nhận những khái niệm về quy luật phát triển xã hội, những khái niệm rất cô

đọng, chứa đựng ý nghĩa khoa học của bộ môn lịch sử.

Nguyễn Thị Thu Hiển e 42

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

8. Biện pháp sử dụng phương pháp rèn luyện kỹ nang học

tập thực hành trong bài nội khóa

Đây là một trong năm yêu cầu của việc giảng dạy lịch sử. Nó là

một trong những tién dé để phát huy năng lực tư duy độc lập cho học sinh, góp phần nâng cao năng lực, trí tuệ của học sinh.

Ở trường trung học có thể chia làm ba loại:

- Rèn luyện kỹ năng nắm vững các sự kiện lịch sử điển hình, có hệ thống (ghi nhớ, miêu tả, tường thuật, hệ thống kiến thức).

- Ky năng di sâu nắm bản chất lịch sử (phân tích, rút ra nhận

xét hình thành các khái niệm lịch sử, nguyên nhân, bài học, ý nghĩa, đánh giá nhân vật lịch sử).

- Thứ ba là kỹ năng thực hành nội khóa lịch sử (làm bài tập vẽ

bản đồ, sơ đồ, biểu dé, tranh ảnh ...) tùy theo khả năng va mức độ, yêu câu nội dung của từng bài lịch sử mà xác định yêu cầu rèn luyện kỹ năng của từng bài cho thích hợp. Diéu cốt yếu là thay

giáo phải có ý thức thường xuyên rèn luyện kỹ năng tạo thành thói quen cho học sinh.

Rèn luyện kỹ năng học tập và thực hành chính là rèn luyện những phương pháp học tập thích hợp nhất phù hợp với quy luật nhận thức, làm cho học sinh tích cực hoạt động.

Trên đây là những biện pháp sử dụng các phương pháp

dạy học để gây hứng thú. Nhưng không phải giáo viên nào cũng

áp dụng một cách công thức các phương pháp đó. Tùy vào giáo

viên họ có thể mạnh trong phương pháp nào thì sẽ sử dụng tốt phương pháp đó. Nhưng người giáo viên không được tự chấp nhận dạy tốt bằng một phương pháp mà phải tìm tòi học hỏi cách sử dụng phương pháp khác nếu không họ tự đào thải mình ra khỏi

hoạt động dạy học.

Nguyễn Thị Thu Hiến s

Khoa Lịch Sử - ĐHSP TPHCM - 1999

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Sưu tầm, xây dựng hệ thống phương tiện trực quan để phục vụ giảng dạy lịch sử thế giới cận đại (1640-1870) nhằm gây hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)