1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất các khu công nghiệp tại TX. Chơn Thành, tỉnh Bình Phước

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Việc Thực Hiện Quy Hoạch Sử Dụng Đất Các Khu Công Nghiệp Tại TX. Chơn Thành, Tỉnh Bình Phước
Tác giả Nguyễn Thanh Trí
Người hướng dẫn TS. Phạm Quang Khánh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm TP HCM
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 38,31 MB

Nội dung

2 Đối với việc sử dụng đất các KCN: Đảmbảo các chủ đầu tư trién khai đồng bộ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; Dam baocác nhà dau tư thứ cấp triển khai dự án đúng tiến độ; Chấm dứt tìn

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

NGUYÊN THANH TRÍ

ĐÁNH GIÁ VIỆC THUC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TX CHƠN THÀNH,

TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN LÝ DAT DAI

Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 6/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

NGUYÊN THANH TRÍ

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DUNG DAT

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TX CHƠN THÀNH,

Trang 3

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG DAT

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI TX CHƠN THÀNH,

TS NGUYÊN THỊ BÍCH PHƯỢNG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

TS NGUYÊN VĂN TÂNHội Trắc địa Bản đồ TP.HCM

TS NGUYÊN DUY NĂNG

Trường Đại học Nông Lâm TP HCM

TS NGUYÊN HỮU CƯỜNG

Trường Dai học Tai nguyên và Môi trường

Trang 4

Từ tháng 10 năm 2019 đến nay theo học Cao học ngành Quản lý đất đai tạitrường Đại học Nông Lâm thành phó Hồ Chí Minh.

Địa chỉ liên lạc: Số 21, Khu phố Phú Mỹ, phường Tân Phú, thành phố ĐồngXoài, tỉnh Bình Phước

Điện thoại: 0907.888.071

Email: nguyenthanhtribk03 @gmail.com.

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình,bạn bè và đồng nghiệp Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- Quý Thay, Cô và các Cán bộ quản lý ở Khoa Quản lý đất đai & Bat độngsản, phòng Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tìnhgiảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài

- Thầy TS Phạm Quang Khánh, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã hỗtrợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp này

- Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước và các đồng nghiệp

đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

- Đặc biệt, gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu.

Trang 6

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất các khu côngnghiệp tại TX Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” thực hiện nhằm Đánh giá thựctrang quan lý, sử dụng đất của các KCN, từ đó chỉ ra những thành tựu, ton tại vànguyên nhân của tồn tại làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý và nângcao hiệu quả sử dụng đất của các khu công nghiệp Các phương pháp gồm: thu thậpthông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp; phương pháp tham vấn chuyên gia; phươngpháp xử lý số liệu; phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất các khu côngnghiệp; phương pháp sử dụng bản đồ Kết quả nghiên cứu cho thấy:

1 TX Chon Thành là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển

công nghiệp của tỉnh Bình Phước Quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ với

mức độ đô thị hóa là 78,23%.

2 Đến nay, TX Chon Thành đã quy hoạch 05 KCN, với diện tích 3.134,27

ha, trong đó: đất công nghiệp, bến bãi và kho tàng có DT lớn nhất (2.404.35 ha,chiếm 76,71%); Các đất khác như đất hành chính, đất hạ tầng kỹ thuật, đất giaothông và đất cây xanh chiếm 23,29% Nhìn chung, các KCN được quy hoạch theođúng quy chuẩn Công tác quản lý quy hoạch và quản lý đất đai trong các KCNngày càng đi vào nề nếp

3 Kết quả thực hiện hiệu quả sử dụng đất của 5 KCN rất khác nhau, trong đó

04 KCN Minh Hưng — Hàn Quốc, Minh Hưng II, Chon Thanh 1 va Chon Thành 2dat tỷ lệ rat cao (99-100%), riêng KCN Becamex — Bình Dương mới đạt 6,5% dođang trong quá trình xây dựng Đến 2022, có 195 DN đăng ký hoạt động, trong đó

có 149 DN đang hoạt động; Tổng số vốn đầu tư khoảng 9.724 tỷ đồng; Đã thu hút21.000 lao động và góp phần hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, môi trường theo

Trang 7

nghiệp; Tinh gọn bộ hồ so thủ tục hành chính đầu tư; Công tác quan lý tiền thuê đất;Quản lý tra cứu, sao lục hồ sơ lưu trữ (2) Đối với việc sử dụng đất các KCN: Đảmbảo các chủ đầu tư trién khai đồng bộ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; Dam baocác nhà dau tư thứ cấp triển khai dự án đúng tiến độ; Chấm dứt tình trạng chuyềnnhượng trái phép, không thông báo cho thuê lại, dé dân lấn chiếm đất; Nâng caohiệu quả sử dụng đất khu công nghiệp, lấp đầy diện tích; Có kế hoạch tuyển dụng

và bô sung lao động trước.

Trang 8

1 TX Chon Thanh is one of the leading localities in industrial development

of Binh Phuoc province The process of urbanization is taking place strongly with

an urbanization rate of 78.23%.

2 Up to now, TX Chon Thanh has planned 05 industrial zones, with an area

of 3,134.27 hectares, of which industrial land, yards and warehouses have the largest area (2,404.35 hectares, accounting for 76.71%); Other land such as

administrative land, technical infrastructure land, traffic land and green land

accounted for 23.29% In general, industrial zones are planned according to standards The planning and management of land in industrial zones 1s becoming more and more orderly.

3 The results of effective land use of 5 industrial zones are very different, of which 04 industrial zones Minh Hung - Korea, Minh Hung II, Chon Thanh 1 and Chon Thanh 2 achieve a very high rate (99-100%) Particularly, Becamex Industrial Park - Binh Duong only reached 6.5% because it is under construction By 2022, there will be 195 enterprises registered for operation, of which 149 are operating; Total investment capital is about 9,724 billion VND; It has attracted 21,000 employees and contributed to completing the infrastructure and environment system

in the direction of industry.

Trang 9

4 The thesis is divided into two groups of contents, including: (1) For the planning and management of land in industrial zones: Policies to attract foreign investors to industrial park projects; Policies to attract secondary investors to industrial parks; Streamlining investment administrative procedures; Land rental management; Manage lookup, copy archived records (2) For the use of land in

industrial zones: Ensure that investors deploy synchronously and complete the

infrastructure system; Ensure secondary investors deploy the project on schedule; Stop illegal transfer, do not notify sublease, let people encroach on land; Improve the efficiency of industrial park land use, fill the area; Have a plan to recruit and supplement workers in advance.

Trang 11

2.1.3 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất các khu công nghiệp 302.1.4 Đề xuất giải pháp nâng cáo hiệu quả quy hoạch và sử dụng đất các KCN 30

22 hương phap Ns bien Cts nccsnssones AER 30

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp -2 z+2zz22zz+cszz 302.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp -2 5¿52z552 322.2.3 Phương pháp tham van chuyên gia - 2+ ©222222222E+2EE2E+2EEerrrzrrrrer 332.2.4 Phương pháp xử lý số liệu -2- 22 22+222222+2EEE22EE223127212211221E221222 xe 352.2.5 Phương pháp đánh giá hiệu qua sử dung đất các khu công nghiệp 35

ph o0) 8751 1008 36Chương 3 KET QUA NGHIÊN CỨU 5-22 2<s<se€zsezseezseczsee 373.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quan lý sử dung đắt 373.1.1 Đặc điểm tự nhiên va tai nguyên thiên nhiên «<2 ssecsse+sess 373.1.2 Tình hình phát triển kinh tẾ - xã hội -. -2 << s<s<s<esecseeseeseesesecse 413.1.3 Tình hình sử dụng đất «-s«s<e<+se++eetreerverreerrerrserrserrserrsrrrsrre 45

an i A li G HH sueaa»asuinntrsotootoonttttgttttggigtosyGi2G8000000/g000100g0.g0È 503.1.5, Đánh giá CHUNG sscssssiscessosensesssnsovareacsesasenssrsnsonsdesenscesesosssaseussansasesevasnsnnevsonses 543.2 Quy hoạch sử dụng đất và quản lý dat đai các khu công nghiệp 553.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các KCN -«-<-«<ce<ecse-+ 553.2.2 Quy hoạch sử dung đất các khu công TIBhÄIỆ -5- 55-55 Ăn se nersee 573.5.3 Công tắc quân lý dat đại trang FON csscsssassscassessncarasnascacannascecannusamamsencvancaeet 653.2.3.1 Céng Ji 1n 4 653.2.3.2 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất -2 5- 663.2.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về đất dai 663.2.4 Đánh giá chung việc quản lý đất dai các khu công nghiệp - - 673.3 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất các khu công nghiệp 673.3.1 Két quả thực hiện quy hoạch về điện tích sử dụng a 683.3.2 Kết quả thực hiện quy hoạch về hiệu qua sử dung đất sau quy hoạch 703.3.2.1 Tỷ lệ điện tích được lấp đầy -¿ 2¿©22222222+222221221221 21221 cEEzrrrrkv 7]3.3.2.1 Kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng - 2 2¿©2222222E2E1221211221221221 21.22 cze 72

Trang 12

3.3.2.3 Kết qua thu hút đầu tư -2 ¿¿22++22++2E222E222E2221122212212221227122212222.ee 733.3.2.4 Kết quả thu hút lao động làm việc trong các KCN -2 5- 743.3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của các khu công nghiệp 76

3.3.3, Dan giá CHUNG secsvseccsesserssvesscossvcusesseconssnacuncosevsnansoouesuassenseavevessueenesseseeenensouse 773.4 Đề xuất giải pháp nâng cáo hiệu qua quy hoạch và sử dung dat KCN 793.4.1 Kết quả xử lý phiếu điều tra về tình hình quy hoạch, quản lý sử dụng đất các

CN ==== ee ee 793.4.1.1 Kết qua khảo sát các chủ đoanh nghiệp - 2-22 2 222z22zz2zzzzzzzxz 793.4.1.2 Kết quả khảo sat cán bộ quản lý 2- 2 ©2¿22222222E22EE22E2EEczxrzrrcres 813.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác quy hoạch va quan lý sử

dụng đất các KCN 2-52 22221221221212211211212112121212121212121 21 re 833.4.2.1 Trong sử dụng dat bila Orie nhhÏỆHessceeekenioebGiLRSnkELdG0E100060100610000001E 833.4.2.2 Trong công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất các khu công nghiệp 843.4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch và sử dụng đất các KCN 863.4.2.1 Đối với công tác quy hoạch và quản lý đất đai các khu công nghiệp 863.4.3.2 Đối với việc sử dụng đất các KCN 0 ccccescseeneseesssenseceesecssetnerasseenseseenters 89

CU PE 0 7g 92TAT LIỆU THAM KHAO cossccossssssscsonesennensivensensesonsrennectrennsstesetonseinvvenvessneennseieeenses 94

BI TL nressesrnooretninostreioinpESUGR-2DSGUNSEHINEOSEUWESSEOIESSSĐSGTySGNGEmonsgpl 99

Trang 13

ở và tài sản khác gắn liền với đấtGiải phóng mặt bằng

Khu công nghiệp Khu dân cư

Tổ chức

Tổ chức kinh tế

Thương mại, dịch vụ Tài nguyên và Môi trườngThành phố

Thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân

Trang 14

DANH SÁCH CAC BANG

Bảng 1.1 Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp [4] -5:-5255z55z552 16

Bang 2.15 Lãi liệu: đã thụ THẬP sxccessnnosnsiasrisisitoSigSS25cSi8.0180.0850600080G0d05E:0n018i00t34005000858 31

Bảng 2.2 Số lượng phiếu điều tra oo ccc ecsecesessesssesseessessesseeesesseeseeeseeseenseees 32 Bang 2.3 Số lượng chuyên gia tham Van o c.ccccccccccessessessessessesseesessesseesesseseeeeeens 34 Bang 3.1 Bảng thống kê các loại đất TX Chon Thành -. 2- 22522 39 Bang 3.2 Kinh tế và chuyên dịch cơ cau kinh tẾ - 22522552252 22222222z2zz2s22 Al Bảng 3.3 Dân số và lao động 2-52-5221 212212212122121212121212121 2121 xe 43

Bảng 3.4 So sánh các chỉ tiêu đường bộ trên dia ban tỉnh Bình Phước 43

Bảng 3.5 Hiện trang sử dụng đất năm 2021 2 2222222z+2zz22+zzzzzzzzez 45 Bang 3.6 Biến động sử dụng đất (2010 — 202 ]) -2¿©2¿5222222222E22E2EzEzxe2 48 Bảng 3.7 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 - 2 2222222z+2z++zzzz+2 50 Bang 3.8 Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan lĩnh vực đất đai 54

Bảng 3.9 Quy hoạch và quá trình hình thành các khu công nghiệp 56

Bảng 3.10 Quy hoạch bồ trí sử dụng dat KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 58

Bang 3.11 Quy hoạch bố tri sử dụng đất KCN Minh Hưng III 59

Bang 3.12 Quy hoạch bố tri sử dung dat KCN Chon Thanh L 60

Bảng 3.13 Quy hoạch bồ trí sử dụng dat KCN Chon Thanh II - 61

Bảng 3.14 Quy hoạch bố tri sử dụng đất KCN Becamex — Bình Phước 62

Bang 3.15 Quy hoạch bồ trí sử dung đất 05 KCN -2- 2¿52z22zz2zzzzszez 63 Bang 3.16 Tình hình thuê đất trong các khu công nghiỆp -2- 252 65 Bang 3.17 Tình hình cap GCNQSDD các khu công nghiệp - - 66

Bang 3.18 Tình hình vi phạm trong quản lý, sử dụng đất các khu công nghiép 66

Bảng 3.19 Kết quả thực hiện quy hoạch các KCN về điện tích sử dụng đất 68

Bang 3.20 Ty lệ lap đầy các khu công nghiỆp - 2-22 ©22222222222zz22z2zzcze2 71 Bảng 3.21 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp 72

Bang 3.22 Tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp -. - 73

Trang 15

Bang 3.23 Số lượng lao động phân theo loại hình TCKT năm 2021 74Bảng 3.24 Mức lương bình quân cán bộ nhân viên, người lao động i

Bang 3.25 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các TCKT -2-5255- 76Bảng 3.26 Vướng mắc, bat cập trong quá trình sử dụng đất của các tô chức 79Bảng 3.27 Dé xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn của các tổ chức - 80Bảng 3.28 Nhận định trong việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức kinh tế 81Bang 3.26 Tham van đề xuất giải pháp quan lý, sử dung dat của cán bộ quan ly 82Bang 3.27 Những tổn tại, nguyên nhân tồn tại trong quan lý, sử dung đất KCN 84

Trang 16

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Bản đồ hành chính TX Chon Thành -2222225255cce2 38Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế TX Chon Thanh năm 2021 - 42Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2021 2-2 2+c2z+EzzEzzxcrxzea 47Hình 3.4 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 2222+5z5522 51Hình 3.5 Ban đồ quy hoạch sử dung dat KCN Minh Hung - Hàn Quốc 58Hình 3.6 Ban đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Minh Hung IIT - 59Hình 3.7 Ban đồ quy hoạch sử dung đất KCN Chon Thanh I 2: 60Hình 3.8 Ban đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Chon Thành II - 2-52 61Hình 3.9 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Becamex — Bình Phước 62Hình 3.10 Bản đồ vị trí 05 khu công nghiệp TX Chon Thành - 64Hình 3.11 Mức thu nhập bình quân của người lao động - - eee eee 75Hình 3.12 Diễn biến doanh thu va nộp ngân sách nhà nước của các TCKT 77

Trang 17

MỞ ĐẦU

Lý do thực hiện đề tài

Sự ra đời của các khu công nghiệp là xu thế tất yếu của nền kinh tế nước ta.Việc hình thành các khu công nghiệp chính là một trong các giải pháp quan trọngđây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là địa điểm quan trọng trongviệc thu hút nguồn von đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD]) tạođiều kiện lớn dé tiếp thu công nghệ, chuyền dich cơ cau kinh tế và phân công lại laođộng phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thúc đây tăng trưởng công nghệgóp phan phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế(Nguyễn Thị Liên, 2013)

Trên phạm vi cả nước, cuối năm 2014 có 295 khu công nghiệp với diện tíchgan 84.000 ha Đến cuối tháng 9/2021, cả nước có 563 khu công nghiệp với tổngdiện tích đất tự nhiên khoảng 210,9 nghìn ha, chiếm khoảng 0,6% tổng diện tích đất

tự nhiên của cả nước và 4,1% tông diện tích đất phi nông nghiệp trong quy hoạch sửdụng đất quốc gia giai đoạn 2016 — 2020 (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2021)

Trên địa bàn tinh Bình Phước hiện có 15 khu công nghiệp và 1 khu kinh tếđược cấp phép hoạt động Các khu công nghiệp đã thu hút 330 dự án thứ cấp với

228 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 102 dự án có vốn đầu tư trong nước Tỷ lệlấp đầy tại các khu công nghiệp Bình Phước ở mức rất cao so với bình quân: Có 2khu công nghiệp đạt ty lệ lắp đầy 100% là Chon Thanh I va Nam Đồng Phú, 4 khucông nghiệp có tỷ lệ lap đầy trên 90% là Minh Hưng - Hàn Quốc, Chon Thanh I,Chon Thanh II và Minh Hưng III (Ban Quản ly Khu kinh tế Bình Phước, 2020)

TX Chơn Thành tỉnh Bình Phước, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộithuận lợi về loại bậc nhất của tỉnh cho phát triển công nghiệp nói chung và cácKCN nói riêng Tính đến ngày 4/1/2022, TX Chon Thanh đã có 5 KCN đi vào hoạtđộng gồm: KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 193 ha; KCN Minh Hưng III 292 ha;

KCN Chon Thanh I 125ha; KCN Chon Thành II 76 ha và Khu liên hợp công nghiệp

và đô thị Becamex Bình Phước với quy mô trên 4.600 ha (trong đó KCN khoảng

Trang 18

2.448,27 ha và khu dân cu, tái định cư khoảng 2.185,007 ha) Tổng cộng có 195

doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động, trong đó có 111 đang hoạt động, 10 doanh nghiệp đang xây dung, 11 doanh nghiệp đang tạm ngưng hoạt động va 63 doanh nghiệp chưa xây dựng (UBND TX Chơn Thành, 2022).

Bên cạnh những tác động tích cực của việc quy hoạch xây dựng KCN như:thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, chỉnh trang đô thị, thì việc thu hồi đất, đặcbiệt là đất nông nghiệp dé phục vụ cho phat triển nhanh các KCN đã lam nảy sinhnhiều vấn đề như: tranh chấp về lợi ích kinh tế trong quá trình thu hồi đất dẫn đếnkhiếu kiện kéo dai, tinh trạng 6 nhiễm môi trường trong các KCN, cum công nghiệpngày càng phức tap, Việc quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp chưa chặt chẽ,chưa phù hợp với quy hoạch khu dân cư, hạ tầng kinh tế - xã hội Ngoài ra, một sốKCN có tỷ lệ lấp đầy chưa cao, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi, san lấpmặt bằng nhưng vẫn bị bỏ hoang hóa, không thể tái tạo lại

Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sửdụng đất các khu công nghiệp tại TX Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ” đã đượcthực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các KCN, từ đó chỉ ranhững ton tại và nguyên nhân của tồn tại làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăngcường quản lý và nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất của các KCN

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch các KCN trên cơ sở đó chỉ ra nhữngtồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch và quản lý sửdụng đất trong các KCN

- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất

của các KCN.

Đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sau

Đối tượng nghiên cứu

Trang 19

- Các loại hình sử dụng đất trong các khu công nghiệp;

- Một số nội dung quản lý đất đai đối với đất các KCN

Đối tượng khảo sát

- Cán bộ thuộc các ban quản ly KCN;

- Các tô chức được giao, cho thuê đất trong KCN:

- Cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương có liên quan đến các KCN

Pham vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các KCN đã đang hoạt động trên địa bàn

TX Chon Thành gồm 5 KCN: KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Minh Hung III,KCN Chon Thanh I, KCN Chon Thanh II và Khu công nghiệp va đô thị Becamex Bình Phước

Pham vi thời gian: từ khi thành lập các KCN đến nay

Giới hạn nội dung nghiên cứu:

Qua khảo sát thực tế và tham vấn các chuyên gia đề tài đã thực hiện 04 trong

15 nội dung quan lý Nhà nước về đất đai, bao gồm:

- Công tác quy hoạch nội bộ 5 KCN và quản lý quy hoạch 05 khu công nghiệp trên địa ban TX Chon Thành

- Quan lý việc giao dat, cho thuê đất, thu hồi đất của 05 KCN

- Cap Giấy CN quyén su dung đất của 05 KCN

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát va xử ly vi phạm pháp luật về đất đai của 05KCN

Ý nghĩa nghiên cứu

Trang 20

Chương 1 TONG QUAN

1.1 Dat đai va sử dụng, quan lý đất dai

1.1.1 Dat, đất đai và sử dụng đất

1.1.1.1 Đất, đất đai

a ĐẤt: Trên phương diện thổ nhưỡng học, nhà địa chất William (năm 1048)cho rằng, đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phâm cho câytrồng Nhà khoa học Vasily Vasilievich Dokuchaev (năm 1903) cho rằng, đất như làmột thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thé với nhữngquá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Theo ông, đất có thé được gọi là cáctầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đôi một cách tựnhiên bởi các tác động phô biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình vàcủa các sinh vật sông hay chết

Theo tô chức FAO, đất là một vùng mà đặc tính của nó được xem như bao

gồm thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, động vật, thực vật

và những tác động trong quá khứ và hiện tại của con người (FAO, 1976).

Theo Trần Thị Minh Châu (2014), đất là phần trên mặt vỏ của trái đất mà ở

đó cây cối có thể mọc được, và theo nghĩa rộng là một diện tích cụ thể của bề mặttrái đất bao gồm các cau thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và bên dưới

bề mặt đó bao gồm khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp tramtích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật,hiện tại (Trần Thị Minh Châu, 2014)

b Dat đai: Đất đai, về mặt thuật ngữ khoa học có thể hiểu theo nghĩa rộngnhư sau: Đất đai là một diện tích cụ thé của bề mặt trái đất, bao gồm tat cả các yếu

tố cầu thành của môi trường sinh thái ngay trên và đưới bề mặt đó như: Khí hậu bề

mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông suối, đầm lầy ), các lớp tram

Trang 21

và động vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả hoạt động của conngười trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu

thoát nước, đường sa, nhà cửa ) (Tôn Gia Huyén, 1994)

Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thắngđứng (gồm khí hậu của bầu khí quyên, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật,diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiềunằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thé nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảmthực vật và các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối vớihoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người

c Chức năng dat đai: Hiện nay, con người đã thừa nhận đất đai đối với loàingười có rất nhiều chức năng, trong đó có những chức năng cơ bản sau:

- Chức năng sản xuất: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng trong tất cáccác hoạt động sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi

- Chức năng môi trường song: Dat đai là môi trường sống của nhiều sinhvật song trên cạn và sinh vật sống trong lòng đất

- Chức năng cân bằng sinh thái: Đất đai có vai trò quan trọng với hệ sinhthái với việc phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xa từ mặt trời vàtuần hoàn khí quyền của địa cầu

- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguôn nước: Đất dai là kho tàng lưu trữnước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nướctrong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn

- Chức năng dự trữ tài nguyên: Đất dai là kho tài nguyên khoáng sản cungcấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người

- Chức năng bảo tôn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ cácchứng tích lich sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khíhậu, thời tiết và cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ

Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đềubộc lộ ngay tại một thời điểm Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quákhứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện trong tương lai Dovậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng nhằm phát hiện ra

Trang 22

các chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai Trong số những điều kiện vật chấtcần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống của con người, đất với lớp phủ thổnhưỡng và mặt bằng lãnh thổ (bao gồm các tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất

và mặt nước) là điều kiện đầu tiên (Vũ Thị Bình, 2007)

Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác viết: “Đất là một phòng thí nghiệm

vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động, vật chất là vị trí để định cư, là nềntảng của tập thể” Nói về vai trò của đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao độngkhông phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ Lao độngchỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ” Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuấthiện trước con người và tồn tại ngoài ý muốn của con người

1.1.1.2 Sử dụng đất

a Khái niệm: Sử dụng đất là hoạt động tác động của con người vào đất đainhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng Trên thực tế có nhiều loạihình sử dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đấttrồng cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch, v.v ngoài ra còn có đất sử dụng đamục đích với hai hay nhiều kiêu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất Kiéu

sử dụng đất có thê là trong hiện tại nhưng cũng có thê là trong tương lai, nhất là khi

các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiễn bộ khoa học thay đôi Trong mỗi

kiểu sử dụng đất thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể

(Phạm Chí Thành và Đào Châu Thu, 1998).

b Phân loại

* Phân loại theo mục đích sử dụng đất

Theo Luật Đất đai năm 2013 thì căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đượcphân thành 3 nhóm: Dat nông nghiệp, Dat phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng nămkhác;

+ Dat trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

Trang 23

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Dat sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Dat xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dung trụ sở của tổ chức sựnghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tẾ, giáo dục và đào tạo, thể dục thểthao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nôngnghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm

đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàngkhông, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệthống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - vănhóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;

đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi

thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

+ Dat cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đât sông, ngòi, kênh, rạch, suôi và mặt nước chuyên dùng:

Trang 24

+ Dat phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghị, lan, trai cho người laođộng trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho va nhà dé chứa nông sản, thuốc bảo vệthực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xâydựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh màcông trình đó không gắn liền với đất ở;

- Nhóm đất chưa sử dụng gồm: Các loại đất chưa xác định mục đích sử

dụng”.

* Phân loại theo đối tượng sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai 2013, các đối tượng sử dụng đất đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyên quyền

sử dụng đất bao gồm:

- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổchức chính trị, t6 chức chính trị - xã hội, TCKT, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, tô chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và

tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng

địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tô dân phố và điểm dân cư tương tự có

cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nha thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,niệm phật đường, tu viện, trường đảo tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôngiáo và cơ sở khác của tôn giáo;

- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại điện ngoại

giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại

giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tô chức thuộc Liênhợp quốc, cơ quan hoặc tô chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên

chính phủ;

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về

Trang 25

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tưnước ngoài mua cô phan, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư”.(Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2014)

c Hiệu quả sử dụng đất: Hiệu quả sử dụng đất là việc tối ưu hoá trong việckhai thác công năng của đất đai mà vẫn đảm bảo đất đai được sử dụng đúng theomục đích mà Nhà nước đã giao, cho thuê Các cá nhân, tổ chức, đơn vị được Nhanước giao đất, cho thuê đất tuân thủ đúng quy định pháp luật trong việc sử dụng đất

và quản lý khu đất được giao, không sử dụng trái pháp luật trong việc cho thuê, chomượn, chuyên nhượng trái phép cũng như không để xảy ra tranh chấp, đặc biệtkhông bỏ hoang, lãng phí đất đai (Nguyễn Đình Bồng, 2012)

1.1.2 Quản lý Nhà nước về đất đai

1.1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai

a Khái niệm: Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động tô chức và điềuchỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hành vi của các chủ thé tham gia vàoquan hệ pháp luật đất đai để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đainhằm duy trì và phát triển các quan hệ đất đai theo trật tự pháp luật quy định

Như vậy quan lý nhà nước về đất đai là tong hợp các hoạt động của cơ quanNhà nước về đất đai: Đó là các hoạt động trong việc nắm và quản lý tìnhhình sử dụng đất đai; trong việc phân bó đất đai vào các mục đích sử dụng theo chủtrương của Nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất (NguyễnĐình Bồng, Nguyễn Thị Thu Hồng, 2017)

b Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai: Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn(2007), đối tượng của quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, cho nên quản lý nhànước về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia

- Nội dung tai liệu quản lý không phụ thuộc vào mục dich sử dụng.

- Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạngmục phục vụ cho mục đích sử dụng đất

- Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất

Trang 26

trong toàn quốc.

- Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất cả nước, trong ngành địachính.

- Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất

so sánh cả nước.

- Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước

- Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh

từ Trung ương đến địa phương

- Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh

tế cao, phát triển bền vững

1.1.2.2 Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai

Tại Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 quy định nội dung quản lý Nhà nước vềđất đai như sau:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quan lý, sử dung đất dai và tổchức thực hiện văn bản đó.

- Xác định địa giới hành chính, lập và quan lý hồ sơ địa giới hành chính, lậpbản đồ hành chính

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất vàbản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựnggiá đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyên mục đích sử dụng

Trang 27

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi dat.

- Đăng ký đất dai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thống kê, kiểm kê đất đai

Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyên, nghĩa vụ của người sử dụng đât.Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy địnhcủa pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

- Phổ biến, giáo dục pháp luật về dat đai

- Giải quyết tranh chấp về dat đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý

và sử dụng đất đai

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

1.1.2.3 Hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai

Hiệu quả quản lý đất đai là việc nâng cao hiệu lực, tăng cường công tác quản

lý đất đai của Nhà nước thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về đất đai

và văn bản quy phạm dưới luật đề thực thi pháp luật về quản lý đất đai một cách kịpthời, chặt chẽ Bên cạnh đó, cán bộ Nhà nước thực hiện công tác quản lý đất đai cầnthực hiện nghiêm các quy định pháp luật, tuyên truyền, phổ biến các quy định vềđất đai cho người dân biết và thực hiện đúng pháp luật, đồng thời kịp thời ngănchặn, xử lý các trường hợp quy phạm pháp luật dé ran đe, hạn chế các vi phạm Mặtkhác, các công tác quản lý đất đai như lập quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, thu hồi đất, chuyền mục đích sử dụng đất cần được thực hiện đúngquy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người dân (NguyễnĐình Bồng, Nguyễn Thị Thu Hồng, 2017)

1.2 Khu công nghiệp, quy hoạch và quản lý đất đai trong khu công nghiệp

1.2.1 Khu công nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

Có nhiều quan niệm khác nhau về khu công nghiệp Theo quan niệm thôngthường, khu công nghiệp là khu vực có tính chất độc lập trong đó có các doanh

Trang 28

nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá và thực hiện các hoạt động dịch vụ và có chế độquản lý riêng.

Khu công nghiệp theo quan niệm của địa lý Liên Xô trước đây là hình thức

tô chức lãnh thé công nghiệp nhưng chưa thực sự thống nhất về nội dung và nhữngđặc trưng chủ yếu Các nhà khoa học của trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đưa

ra định nghĩa sau: “khu công nghiệp là sự tập hợp theo lãnh thé của những điểmcông nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế và nền tảng là các ngành công nghiệplớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan”

Còn theo Hội Đồng Nghiên Cứu Phát Triển Quốc Tế (WEPZA) về khu côngnghiệp là tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép thành lập và hoạtđộng như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp tự do hoặc bất kỳ khuvực ngoại thương hoặc khu vực khác được tô chức này công nhận Như vậy, quanniệm của WEPZA là một quan niệm rất rộng và nó đòi hỏi các chính sách quản lý

có độ linh hoạt cao và mức độ "tự do hoá" khá lớn.

Ở nước ta, trong Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của chính phủ

đã chỉ rõ: khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiệncác dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lậptheo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định

Nhu vay, có thé xác định khu công nghiệp là một khu vực có ranh giới rõ rệtvới những thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế để thu hút đầu tư, chuyênsản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dich vụ cho sản xuất công nghiệp nhằmđạt hiệu quả cao cho từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp nói riêng và tong thé

cả khu công nghiệp nói chung.

1.2.1.2 Phân loại các khu công nghiệp

Phân loại các khu công nghiệp có thé căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau:

a Căn cứ vào mục đích sản xuất

Chia ra thành khu công nghiệp và khu chế xuất Khu công nghiệp bao gồmcác cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Khu chế xuất

là một dạng của khu công nghiệp chuyên làm hàng xuất khâu

Trang 29

b Theo mức độ mới — cũ

Khu công nghiệp chia làm 3 loại:

« Cac khu công nghiệp cũ xây dựng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ

trương xây dựng khu chế xuất năm 1990) như khu công nghiệp Thượng Đình

— Hà Nội, khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên v.v

« Cac khu công nghiệp cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đanghoạt động.

e Cac khu công nghiệp xuất hiện trên địa bàn mới (hiện có khoảng 20)

c Theo quy mô, hình thành 3 loại khu công nghiệp: lớn, vừa và nhỏ

Các chỉ tiêu phân bổ quan trọng nhất có thé chon là diện tích tổng số doanhnghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tong giá trị gia tăng Các khu côngnghiệp lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ Các khucông nghiệp vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thànhphó Trong giai đoạn đầu hiện nay ta chú trọng xây dựng các khu công nghiệp vừa

và nhỏ đề sớm khai thác có hiệu quả

1.2.1.3 Vai trò của các khu công nghiệp

Các khu công nghiệp có vai trò chính sau đây:

¢ Thu hút vốn dau tư công nghiệp

e Sw dụng có hiệu quả tải nguyên.

« _ Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn

« = Thúc day tăng trưởng kinh tế

Các khu công nghiệp có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc giađồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hop lý dé tạo điều kiện pháttriển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷtrọng công nghiệp trong GDP thấp

1.2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất các khu công nghiệp

Đánh giá một số chỉ tiêu hiệu qua sử dụng đất trong các KCN và các tô chức

sử dụng đất, bao gồm 05 chỉ tiêu:

Trang 30

(1) Tỷ lệ diện tích được lấp đầy: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác sửdụng mặt bằng các KCN “Tỷ lệ lap đầy của khu công nghiệp là ty lệ phần trăm (%)của diện tích đất công nghiệp đã được cho nhà đầu tư thuê, thuê lại dé hoạt động sanxuất kinh doanh trên tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp”.

Diện tích đất xây dựng công nghiệp đã cho thuê

% lap đầy = x 100%

Diện tích đất xây dựng công nghiệp

(2) Số dự án đầu tư: Chỉ tiêu này nhằm xác định số dự án được đầu tư vàotừng KCN và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời còn dùng để so sánh hiệuquả khai thác giữa các KCN với nhau.

(3) Tổng số vốn đầu tư: Chỉ tiêu này dùng để xác định tổng số vốn đã đượcđầu tư triển khai cho từng KCN, đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút đầu tư

giữa các KCN với nhau.

(4) Số lao động làm việc trong các KCN: Chỉ tiêu dùng dé đánh giá khả năngthu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đanglàm việc tại KCN Qua chỉ tiêu này có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng cácKCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địaphương có KCN.

(5) Kết quả hoạt động kinh doanh của các KCN: Xác định tông doanh thuhoạt động của các KCN, các khoản nộp ngân sách nhà nước như tiền sử dụng đất,tiền thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng

1.2.2 Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp

1.2.2.1 Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp

Quy hoạch sử dụng đất KCN phải dam bảo các yếu tô như sau:

KCN phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp,quy hoạch tong thé phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển có liênquan của từng vùng, đô thị về quy mô cũng như loại hình công nghiệp;

Trang 31

Gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khảnăng xuất nhập khâu;

Tiếp cận thuận lợi với hệ thống giao thông vận chuyển gắn liền với các đầumối giao thông như cảng, sân bay, ga đường sat, ;

Có khả năng tiếp nối thuận lợi với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưtuyến điện, thông tin bưu điện, hệ thống cấp nước, ;

Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động về chất lượng và số lượng;

Kết hợp với việc quy hoạch khu chức năng khác để tạo thành mội đô thịhoàn chỉnh;

Khu đất có quy mô đủ lớn và có khả năng mở rộng, thuận lợi về điều kiện

xây dựng, tránh được các tác động của thiên tai;

Hạn chế đến mức cao nhất việc sử dụng đất nông nghiệp;

Hạn chế các ảnh hưởng bat lợi về mặt môi trường đối với các khu vực lân

cận;

Không vi phạm và ảnh hưởng đến các khu di tích lịch sử, các công trình văn

hóa, danh lam thắng cảnh và các khu vực thiên nhiên cần bảo tồn khác;

Phù hợp với các yêu cầu về an ninh, quốc phòng;

Quy hoạch đất công nghiệp cần xem xét khả năng thu hút lao động, đây là

điều kiện rất quan trọng phản ánh hiệu quả về mặt xã hội Vì giải quyết việc làm

cho người lao động sẽ góp phần giải quyết các tệ nạn và tiêu cực xã hội, tăng thunhập, cải thiện đời sống nhân dân

1.2.2.2 Quy định về sử dụng đất khu công nghiệp

QHSDĐ trong KCN cần đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động củaKCN Tỷ lệ các loại đất trong KCN phụ thuộc vào vị trí của KCN, mô-đun diện tíchcủa các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định

Đất xây dựng KCN phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triểncông nghiệp, quy hoạch tổng thé phát trién KT — XH và các chiến lược phát triển

Trang 32

Bang 1.1 Ty lệ các loại đất trong khu công nghiệp [4]

Loại đất Tỷ lệ (% diện tích toàn khu)

Nhà máy, nhà kho, nhà xưởng >55

Cac khu ky thuat >]

Cong trinh hanh chinh, dich vu >1

Giao thông >8

Cây xanh >10

(Nguôn: Bộ xây dựng, năm 2008)1.2.2.3 Quy trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất KCN

* Quy hoạch KCN bao gồm 3 nhóm nội dung chính:

Quy hoạch sử dụng đất (Quy hoạch phân bố đất các khu chức năng);

Quy hoạch xây dựng (Độ cao xây dựng, kiểu nhà xưởng, nhà máy, nhàkho );

Quy hoạch cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, cấp thoát nước, môi trường)

* Công tác lập, thực hiện và quản lý quy hoạch sử dụng đất KCN được thựchiện như sau:

Chủ đầu tư lập hồ sơ theo quy định pháp luật và tiến hành xin chủ trươngthực hiện dự án KCN, và xin chuyên mục dich sử dụng đất tại khu đất dự kiến lậpKCN sang đất KCN Sau khi được chấp thuận chủ trương, Chủ đầu tư tiến hành:Bồi thường, giải phóng mặt bằng, đặc biệt đối với trường hợp đất công, đất thuộcquản lý Nhà nước hoặc đất được tổ chức Quốc doanh đang quản lý sẽ được Thủtướng ban hành quyết định chuyển mục đích sang đất KCN mà không phải đền bùđất, chỉ hỗ trợ về tài sản trên đất

Sau khi bồi thường, giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thực hiện xây dựng cơ

sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp

Hạ tầng KCN được hoàn thiện theo tỷ lệ có thể phục vụ cho hoạt động đầu tư

xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư có thé cho thuê đất KCN cho các cá

Trang 33

nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, do đó chủ đầu tư tiến hành: Thu hút đầu tưvào dự án khu công nghiệp; thu hút FDI trong và ngoài khu công nghiệp.

1.2.2.4 Quản lý Nhà nước đất KCN

Sau khi chủ đầu tư được chấp thuận chủ trương và hoàn thiện về hạ tầng,

Nha nước cấp GCN quyền sử dụng dat cho chủ đầu tư phan diện tích đất côngnghiệp, trừ đất hạ tang Các cá nhân, tổ chức thuê lại đất KCN của chủ đầu tư déđầu tư sản xuất kinh doanh sẽ được chủ đầu tư cho thuê lại phần đất mà cá nhân,doanh nghiệp muốn thuê và cá nhân, tổ chức nhận thuê lại đó sẽ được Sở Tàinguyên và Môi trường cấp GCN QSDĐ đúng theo quy định pháp luật

1.2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác thực hiện và quản lý quy hoạch sử dụng

đất KCN

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả thực hiện và quản lý quyhoạch sử dụng đất KCN như sau:

Công tác bôi thường, giải phóng mặt bằng

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các dự án khu công nghiệp

Tình hình thu hút FDI trong và ngoài khu công nghiệp

Tình hình cho thuê lại đất trong các khu công nghiệp

Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất các khu công nghiệp

Tình hình lao động làm việc trong các khu công nghiệp

Van đề về quản lý môi trường trong các khu công nghiệp

1.2.3 Quản lý khu công nghiệp

1.2.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý khu công nghiệp

Quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách về KCN, KCX, KKT

đã được trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 từ 1991 đến 1997: giai đoạn đầu xây dựng và triển khai một số

cơ chế, chính sách KCN, KCX; thực hiện theo Nghị định 322/HDBT ngày 18 tháng

10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ về Quy chế khu chế xuất vàNghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về Quy chế khu côngnghiệp.

Trang 34

Đây là lần đầu tiên, KCN được quy định rõ ràng trong một văn bản quyphạm pháp luật Tuy nhiên, do quy chế này còn đơn giản, nên cơ sở pháp lý chưa đủmạnh dé hậu thuẫn các nhà dau tư, nhất là các nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tangthuộc khu vực kinh tế tư nhân.

Giai đoạn 2 từ 1997 đến 2006: cơ chế, chính sách KCN, KCX được quyđịnh có hệ thống tại Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 và là giai đoạn ủy quyềncho một số ban quản lý KCN, KCX trong lĩnh vực đầu tư và một số lĩnh vực vớimức ủy quyền hạn chế Nghị định này thay thế nghị định số 322-HĐBT ngày 18-10-1991 và nghị định 192/CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ.

Giai đoạn 3 từ 2006 đến 2008: Luật Đầu tư 2005, Nghị định

108/2006/NĐ-CP đã ban hành những quy định mới theo hướng đây mạnh phân cấp quản lý đầu tư

từ trung ương tới địa phương, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của UBND cấptỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các KCN, KKT trong cấp, điều chỉnh,thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào KCN, KKT

Tuy nhiên, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã thay thé Nghị định 36/CP trongkhi các quy định về quản lý KCN, KKT trên các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đầu

tư lại chưa được ban hành kịp thời, đã tạo sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý và gây khókhăn cho địa phương và doanh nghiệp triển khai quản lý hoạt động của KCN, KKT

Giai đoạn 4 từ sau năm 2008: khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP được ban hành

đã bồ sung kịp thời các quy định về hoạt động của KCN, KKT trên nhiều lĩnh vực,đưa cơ chế quản ly KCN, KKT chuyền biến theo hướng mới: day mạnh ủy quyềnsang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý KCN, KCX, KKT về cả quy mô vốn

Trang 35

mới về điều kiện thành lập KCN; bổ sung quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệphoạt động trong KCN, KKT và nhà dau tư hạ tang KCN, KKT; sửa đổi, b6 sungmột số quy định về KCX và doanh nghiệp chế xuất; b6 sung quy định về phát triểnnhà ở cho người lao động KCN, KKT; tăng cường phân cấp, ủy quyền cho BanQuản lý KCN, KKT

Việc ban hành Nghị định 164/2013/NĐ-CP được đánh giá là một bước hoànthiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các KCN, KKT để trên cơ sở đó,tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Luật về KCN, KKT

Qua các giai đoạn phát triển đó, những quy định chủ yếu của luật pháp, chínhsách có liên quan đến KCN, KCX, KKT bao gồm các lĩnh vực quy hoạch, thànhlập, mở rộng, đầu tư, chính sách hỗ trợ đầu tư, tổ chức bộ máy, quản lý nhà nướctheo từng lĩnh vực đã ngảy cảng hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tạođiều kiện thuận lợi cho các KCN, KCX, KKT hoạt động, thé hiện rõ xu hướng đơngiản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một đầu mối” Bộ máy quản lýnhà nước KCN, KKT ở cấp địa phương mà đầu mối là Ban quản lý KCN, KKT danđược kiện toàn để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới

1.2.3.2 Cơ sở pháp lý về quản lý đất khu công nghiệp

a Trước khi có Luật đất đai 1993

Chưa có các quy định cụ thé về quan lý, sử dụng đất khu công nghiệp

b Từ Luật đất đai 1993 đến trước Luật Dat đai 2003

Tại Điều 30 nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11 thang 02 năm 2000 củaChính phủ về thi hành Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Đất đai có quyđịnh nội dung về tô chức, cá nhân thuê lại đất trong KCX, KCN, KCNC như đượccấp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác định thời hạn thuê lại đấttrong KCX, KCN, KCNC theo thời hạn của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước

có thầm quyền phê duyệt; quyền của tô chức, cá nhân thuê lại đất đã trả tiền thuê lạiđất cho cả thời gian thuê lại hoặc đã trả trước tiền thuê lại đất cho nhiều năm màthời hạn đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm Quyền của tô chức, cá nhân thuê lại đấttrong KCX, KCN, KCNC mà trả tiền thuê lại đất hàng năm (có các quyền chuyênnhượng, thé chấp tai sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với quyền SDD thuê lại)

Trang 36

Theo nghị định 66/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 09 năm 2001 sửa đổi, bốsung một số điều của Nghị định số 04/2000/NĐ-CP quy định thêm quyền bảo lãnhbằng giá trị quyền sử dụng đất thuê lại và tài sản thuộc sở hữu của mình có trên đấtthuê lại tại tô chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam dé vay von san xuat,kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với trường hợp là tổ chức, cá nhân thuêlại đất đã trả tiền thuê lại đất cho cả thời gian thuê lại hoặc đã trả trước tiền thuê lạiđất cho nhiều năm mà thời hạn đã trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm.

c Từ Luật Dat đai 2003 đến trước Luật Dat đai 2013

Luật Dat dai 2003 quy định về chế độ sử dụng đất khu công nghiệp Dua rakhái niệm đất KCN bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, KCN, KCX và cáckhu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất Mở rộngquyền của người sử dụng đất trong KCN ngoài 5 quyền là quyền chuyên nhượng,thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dung đất thuê lại, quyền dé thừa kế vàquyền bảo lãnh thì còn được thực hiện thêm các quyên cho thuê, cho thuê lại, tặngcho quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Dat dai năm 2003 Quy định việc sửdụng đất để xây dựng KCN phải phù hợp với quy hoạch Việc xác định hình thứcgiao hay thuê đất với tô chức, hộ gia đình, các nhân trong và ngoài nước đầu tư xâydựng kinh doanh kết cấu hạ tang KCN và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong vangoài nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong KCN đầu tư vào sản xuất, kinhdoanh trong KCN.

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ

về thi hành Luật Đất đai quy định hướng dẫn cụ thê nội dung về đất KCN tại điềuĐiều 84

Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ đã

bổ sung Điều 84 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP như sau: Don vị sự nghiệp kinh tế

tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên được co quan có thâm quyền giaonhiệm vụ xây dựng kinh doanh hạ tang KCN, nếu được Nhà nước cho thuê dat đềđầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN thì được cho thuê lại đất sau khi

đã đầu tư kết cau hạ tang”

Trang 37

d Theo Luật Dat đai 2013

Luật đất đai 2013 ra đời quy định cụ thể để quản lý và sử dụng đất KCN Sửatên gọi loại đất KCN thành loại đất KCN, cụm công nghiệp, KCX vì đất KCN vàđất cụm công nghiệp được phân cấp quy hoạch khác nhau, nếu dùng tên gọi cũ sẽkhó quản lý Luật hóa nội dung Điều 84 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP về đấtKCN Bồ sung nội dung “Khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuấtphải đồng thời lập quy hoạch xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoàikhu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khucông nghiệp, khu chế xuất” để đảm bảo tính đồng bộ khi xây dựng khu côngnghiệp Bồ sung nội dung “Trường hợp nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê dat trảtiền thuê đất hàng năm mà cho thuê lại đất đã có kết cấu hạ tang theo hình thức trảtiền một lần cho cả thời gian thuê thì nhà đầu tư được Nhà nước cho thuê đất phảinộp cho Nhà nước tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với phần diện tíchcho thuê lại đó” dé đảm bảo quyền lợi cho nhà dau tư thuê lại đất trong khu côngnghiệp Thống nhất hình thức thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài

Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp được quy định tại Điều

51 tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một

số điều của Luật Đất đai như thời hạn sử dụng đất trong KCN, KCX, cụm côngnghiệp theo thời hạn của dự án đầu tư; công khai diện tích đất chưa cho thuê, chothuê lại trong KCN, KCX, cụm công nghiệp trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và của địa phương.

Như vậy, hệ thống pháp luật đất đai về KCN qua thời gian đã quy định ngàycàng đầy đủ và phù hợp hơn đề tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụngđất KCN ngày càng có hệ thông và đem lại hiệu quả tốt hơn

1.3 Những nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước

1.3.1 Trên thế giới

1.3.1.1 Đài Loan

Đài Loan được thế giới biết đến bởi sự phát triển kinh tế vượt bậc vào cuốithế kỷ 20 với cái tên “Con rồng nhỏ của Châu Á” Những kinh nghiệm thành công

Trang 38

trong phát triển KCN, KCX tại Đài Loan được tổng kết như sau:

Quy hoạch phát triển hợp lý các KCN, KCX và các chính sách ưu đãi đầu tưvào KCN, có sự phối hợp có hiệu quả giữa tổ chức các KCN trọng điểm quốc giavới KCN địa phương Bên cạnh những KCN trọng điểm của nhà nước quản lí là hệthống các KCN do địa phương quản lí Có chính sách giảm thuế một số năm, chovay von với lãi suất ưu đãi

Phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả các loại hình dịch vụ cung ứng choKCN, KCX Sự phát triển của các KCN ở đài Loan luôn gắn liền với việc xây dựng

một hệ thống kết cầu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã

hội bên trong và bên ngoài KCN như hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thông tinliên lạc, cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống

xử lý chất thải tập trung Xây dựng các khu đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấpnguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích công nghiệp và đời sống, trong đó đặc biệt chútrọng đến công tác bảo vệ môi trường

Thay đổi chức năng KCN, KCX phù hợp với sự chuyên dịch cơ cấu kinh tếtheo thời gian Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN của đài Loan không phải côđịnh mà thường xuyên được kiểm tra, đánh gia lại về tính phù hợp với thực tiễn (3năm/I lần), nhất là những van đề có liên quan đến môi trường dé kịp thời điềuchỉnh, bổ sung dé dam bảo cho các KCN hoạt động có hiệu qua, các KCN tập trungdần được đổi mới theo hướng chuyền thanh các KCN có dịch vụ kỹ thuật, côngnghệ cao, đáp ứng được nhiệm vụ là nơi tập trung sản xuất và chế biến các sảnphẩm cao cấp phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước

các thủ tục cần thiết Sau khi được hướng dẫn chu đáo và làm xong thủ tục, một

Trang 39

dựng nhà xưởng

Kinh nghiệm thứ ba là, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng hệ thống chính sách

ưu đãi đầu tư vào KCN khá hiệu quả Chính sách đối với xây dựng và kinh doanh

cơ sở hạ tầng, Nhà nước không ưu đãi cho vay vốn, tuy nhiên Nhà nước đứng rabảo lãnh cho các công ty Nhà nước vay mà không phải thế chấp Mọi ưu tiên nhưđược miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu sản xuất, cácloại thuế khác như thuế gia tri gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế phụ thu, đều

có thê dành cho các doanh nghiệp trong KCN

Kinh nghiệm thứ tư là Chính phủ Thái Lan đã quan tâm đến khía cạnh pháttriển bền vững các KCN ngay từ khâu quy hoạch hệ thống hạ tầng giao thông, xử lý

ô nhiễm, cung cấp dịch vụ xã hội cho người lao động trong các KCN

Thái Lan đưa ra nguyên tắc cân bằng: người gây ô nhiễm môi phải đền bùthiệt hại Do vậy khi thành lập KCN phải có dự án thiết kế hệ thống xử lý nước thải

và được cơ quan có thấm quyền xem xét phê duyệt Vì vậy KCN Thái Lan luôn

được đánh giá là KCN xanh và sạch đẹp.

Chia khóa cho sự thành công của các KCN là vi trí, dịch vụ kết cấu hạ tầng

va năng lực quan lý Giá cho thuê đất rẻ không phải là yếu tố quyết định trong việcthu hút đầu tư Xây dựng KCN trong khu vực nghèo sẽ ít tốn kém hơn so với trongkhu vực phát triển, có chỉ phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn Nhưng ngược lại,chi phí hạ tang cơ sở va vận chuyên lại cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướngđến các khu vực phát triển hơn

Đây mạnh đầu tư nước ngoài và phát triển một nền công nghiệp địa phương

có sức cạnh tranh quoc tê.

Trang 40

Xây dựng các KCN được xác định ở những nơi có vị trí thuận lợi, mặt bằngrộng, giá đất không cao, giao thông thuận lợi (nằm ở ngoại vi thành phó, gần cảng,dau mối giao thông, ).

Chú ý thích đáng đến vấn đề nhà ở, trường học, khu thương nghiệp, khu vui

chơi giải trí cho gia đình, cá nhân người làm trong KCN.

1.3.1.4 Hàn Quốc

Phát triển các KCN ở Hàn Quốc được thể hiện qua các kinh nghiệm sau:

Về định hướng chiến lược phát triển các KCN: Việc phát triển bắt đầu bằngcông nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động giá rẻ, sản xuất hàng xuất khâu có giá trị

dé đưa ra thị trường thế giới Là một nước ít tài nguyên thiên nhiên, Hàn Quốc chonngành công nghiệp điện tử làm mũi nhọn, vì sử dụng nhiều lao động, dùng ít vậtliệu Sau khi có một số vốn và kỹ thuật mới bước vào công nghiệp nặng nhưng hợpdoanh ngay với các hãng tiên tiến của Nhật, Mỹ để có ngay được công nghệ hiện

đại.

Chiến lược hướng về xuất khẩu: Hàn Quốc áp dụng hệ thống các chính sáchlàm lợi cho những sản phâm xuất khâu Các chính sách khuyến khích xuất khâuthường gồm: Không đánh thuế hàng xuất khẩu hay hàng nhập khâu là những loạinguyên vật liệu dé sản xuất hàng xuất khẩu; trợ giá cho xuất khâu và những hỗ trợ

về chính sách khác như giảm bớt thủ tục hành chính, nghiên cứu và xúc tiến mởrộng thị trường từ phía quản lý nhà nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài đầu tưvào trong nước dé xuất khẩu hàng xuất khâu; xây dựng các khu vực mậu dịch tự do,các KCX với các quy chế đặc biệt dé khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoai vagiao thương quốc tế

1.3.2 Phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam

1.3.2.1 Thực trạng khu công nghiệp trên quy mô cả nước

Tính hết năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng điệntích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuêđạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên

Tính đến cuối tháng 9/2021, trên phạm vi cả nước có 563 khu công nghiệp

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:15

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN