1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước

131 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thích Nghi Đất Đai Và Đề Xuất Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Huyện Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước
Tác giả Nguyễn Danh Tùng
Người hướng dẫn TS. Vũ Ngọc Hùng
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 44,29 MB

Nội dung

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụngphương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO 2007, trong đó ứng dụng môhình tích hợp hệ thống thông tin địa lý GIS va phân tích đa tiêu chu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

% % % % % % % & % %% %%% %%%% %%

NGUYÊN DANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI DAT DAI VÀ ĐÈ XUẤT SỬ DỤNG

DAT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHU RIENG

TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THAC SY QUAN LY DAT DAI

Thanh phô Hồ Chi Minh 04/2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

% % % % % % % & % %% %%% %%%% %%

NGUYEN DANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHỊ DAT DAI VÀ ĐÈ XUẤT SỬ DUNG

DAT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHU RIENG

Trang 3

ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI DAT DAI VÀ DE XUẤT SỬ DỤNG

DAT NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHU RIENG

TS NGUYÊN THỊ BÍCH PHƯỢNGTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

TS PHAM QUANG KHÁNHPhân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệpPGS.TS PHAM VĂN HIẾN

Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp

TS NGUYÊN DUY NĂNGTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

Từ năm 2015 đến nay công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyệnPhú Riêng, chức vụ: Trưởng Phòng.

Từ tháng 2019 năm 2022 đến nay theo học Cao học ngành Quản lý đất đaitại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ liên lạc: Khu phố 5, phường Long Thủy, thị xã Phước Long, tỉnhBình Phước.

Điện thoại: 0962.990.990

Email: nguyendanhtung@gmail.com.

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các sô liệu, kêt qua nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bô trongbất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Danh Tùng

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Dé hoan thành kết quả nghiên cứu, tôi nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp

do, động viên day trách nhiệm và nhiệt tinh từ quý thay cô, gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

- Tập thể quý thầy, cô Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản, Phòng Đào tạosau đại học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài

- TS Vũ Ngọc Hùng, người trực tiếp hướng dẫn khoa học trong quá trìnhthực hiện đề tài nghiên cứu này

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, Ủy ban nhân dân huyện PhúRiéng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Riéng, Phân viện Quy hoạch vàThiết kế Nông nghiệp đã cung cấp thông tin, cho tối sử dụng các tài liệu dé giúp tôithực hiện kết quả nghiên cứu

- Công chức địa chính các xã thuộc huyện Phú Riéng, các cơ quan, đơn vị, tôchức được điều tra, phỏng vấn đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những số liệu quýbáu dé tôi hoàn thành kết quả nghiên cứu

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ,động viên tôi thực hiện hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chi Minh,ngày tháng năm 2023

Tác giả đề tài

Nguyễn Danh Tùng

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá thích nghỉ dat dai và đề xuất sử dung đấtnông nghiệp huyện Phú Riéng, tinh Bình Phước” được thực hiện tại huyện PhúRiêng, tinh Bình Phước từ thang 06 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 Đề tài thựchiện nhằm đánh giá thích nghỉ dat đai làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệphuyện Phú Riêng, tỉnh Bình Phước Trong quá trình thực hiện, đề tài đã sử dụngphương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (2007), trong đó ứng dụng môhình tích hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) va phân tích đa tiêu chuân (MCA) déđánh giá thích nghi đất đai bền vững huyện Phú Riềng Kết quả nghiên cứu thuđược như sau:

Chất lượng đất đai huyện Phú Riéng khá tốt với 35 đơn vị đất đai, trong đó:Vùng đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 19 đơn vi, với tổng diện tích 52.143ha Vùng đất đỏ vàng trên đá phiến sét có 10 đơn vị, với diện tích khoảng 7.515 ha.Vùng dat nâu vàng và đất xám trên phù sa cô có 4 đơn vị, với 3.296 ha Vùng đấtxám gley va dốc tụ có 2 don vị, với tổng diện tích 1.331 ha

Kết quả thích nghi cho 07 loại hình sử dụng đất trên 35 đơn vị đất đai: Cácloại hình sử dụng cây công nghiệp dài ngày không tưới như cao su, điều thích nghỉS1, S2 có 37.061 ha, chủ yếu là trên các đất bazan; đối với loại hình cây ăn quả nhưbưởi, sầu riêng khả năng thích nghi S1, S2 có ít hơn so với các cây trên do yêu cầu

sử dụng đất cao nhưng cũng có 1.653 ha, diện tích có khả năng phát triển nôngnghiệp rất lớn, khả năng chuyên đổi cơ cấu trên địa bàn còn rất nhiều

Căn cứ vào hiện trạng, thích nghi tự nhiên và kinh tế, mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội và kỹ năng người dan, diện tích đề xuất các loại cây trồng như sau:Xóa bỏ 02 loại hình sản xuất trồng lúa — màu và trồng cây khoai mỳ trên địa bàntrong thời gian tới Các loại hình sử dụng đất còn lại được đề xuất (1) Dat trồng raumàu: 1.266 ha, (2) Dat trồng cao su: 27.082 ha; (3) Dat trồng điều: 21.588 ha; (4)Đất trồng sầu riêng: 975 ha; (5) Đất bưởi: 670 ha

Trang 8

The study "Evaluation of land suitability and proposed agricultural land use

in Phu Rieng district, Binh Phuoc province" was carried out in Phu Rieng district, Binh Phuoc province from June 2022 to March 2023 The study was carried out to assess land suitability as a basis for proposing agricultural land use in Phu Rieng district, Binh Phuoc province In the process of implementation, the study used the land suitability assessment method of FAO (2007), in which the integrated model of geographic information system (GIS) and multi-criteria analysis (MCA) were applied ) to assess sustainable land suitability in Phu Rieng district The research results obtained are as follows:

Land quality in Phu Rieng district 1s quite good with 35 land units, in which: Red-brown and yellow-brown land on basalt: there are 19 units, with a total area of 52.143 ha Red-yellow land on shale there are 10 units, with an area of about 7.515

ha Yellow brown and gray soil on ancient alluvium has 4 units, with 3.296 ha Gley and sloping land has 2 units, with a total area of 1.331 ha.

Adaptation results for 07 types of land use on 35 land units: Types of term non-irrigated industrial crops such as rubber, S1 and S2 adaptation have 37.061 ha, mainly on land basalt; for fruit trees such as pomelo, durian, the adaptability of S1, S2 is less than that of the above trees due to high land use requirements, but there is also 1.653 ha, the area is capable of development agriculture is very large, the possibility of structural transformation in the area is still very much.

long-Based on the current status, natural and economic adaptations, economic development goals and people's skills, etc., the proposed area for crops is

socio-as follows: Eliminate 02 types of rice production — color and plant csocio-assava in the area in the near future The remaining types of land use are proposed (1) Land for vegetables: 1.266 ha, (2) Land for rubber: 27.082 ha; (3) Cashew land: 21.588 ha; (4) Land for durian cultivation: 975 ha; (5) Grapefruit land: 670 ha.

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

Tre CAF cect maAaAaAƠAớa.Ã.ố i

sy GHG 2 ADs sesssemsssicscszgzBidoostpdiEtiuSpgtitoiaSB.2iEe22d05E0đ122ã20iiSH0 Sean NRO 1 LO) CART d0 ÏángansesnnesB2x Bánh gần Hhõgg882030135DL4SESAGBEESSIESSSERRSHHLTRHID4SSI0S14819980300E14H584824G5500360088 11 LOT CAM i0 1V

PSSA CE xtc scetessreeve tenmaneeses tecane kikibstBv643fg09gigsBuiSbsogEori3fphuBdytfpisgbsĐ5paz/gliospsbgdfitS8.Cccsisdiiaofrissesarsboi VI

Danh sách các từ viết tat 0.0 ccccccccecscsssessesssesseessesssesussseessesiessessussseesssssesessueeseseneeees xDanh sach Cac bang XI Danh Sach 626 Bit cece usenummen nee verges wermenenu rene Xill1”: "%-—>———————.————.—— |Chương 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU 2-©22©222S22S+2E22E+2Ez2Ez2Ezzzzxzz2 41.1 Dat, đất đai và đất nông nghiỆp 2-22 22222222 22E22E222122E22E1221232221 221 2e 41.1.1 Đất, đất đai và phân loại sử dụng đổ ecee ha 4 Hà ago 41.1.2 Dat nông nghiệp và chuyên đổi sử dụng đất nông nghiệp - 61,3, Đánh gịú thích ri đâ hi ki .”.ng 0A Hy 0240810002216 60.0616 LẺ 91.2.1 Thich ion a5 91.2.2 Các phương pháp đánh giá thích nghi dat đai 22©52 552552552552 5522 101.3 Tình hình các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước 21

RT 21

18.2% TA 101512 n1: ốốốỐốố ốc TÔ 23

1.3.3 Các nghiên cứu về đánh giá thích nghi đất đai tinh Bình Phước 26Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 30231L; INO dune NSNICN) GỮUis:seccszncsasig60SG:533860150493g68S0o985EEE3E8SEGS2VBIESEESGEMU<SGiSiteggzzpiqcamz2)0)2.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến van dé sử dung

Trang 10

2.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dùngcho đánh giá đất 2-52 222222E221221221221 221221 rrrr 302.1.3 Đánh giá thích nghi đất đai -2-522222222122322212212211221 2212112212 xe 302.1.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp 2- 22 55222s2zsszssrssrsers . 3Ö

2.2, PHươnNg:Bháp›ngiEh.GỮU: -es-sesseeesieeniEnnieiEkikkDndEiknhgiegodiitggicliog22gi17010006/078 0 602012.” 30 2.2.1 Phương pháp luận - cece ceeeceeeeeeeceseeeessesscsecseesseneessesessesensenes dO2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin -2 2¿-2c5csz=se=csz=s-s. 3'Í2.2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp . . -~3 Ï2.2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp -. -.-322.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp -2-2 5z55+55+2 322.2.3 Phương pháp tham van chuyên gia 2222555ccscsezssrsersceccc - -342.2.4 Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp - . -~3'52.2.5 Phương phap đánh giá thích nghỉ đất Gath < ciccnnnnsennnansesrncrnrsavaranncrsursencaranennannad2.2.6 Phương pháp bản đồ - 22-22 ©2222222E222E2223222112711271127112711221 22122 tre 40Chương 3 KET QUA NGHIÊN CỨU 2-22 ©22E22E+SE£2E£2E22E22E2E22222Ezze, A]3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội anh hưởng đến van dé sử dung datHON G10 Ne Hang er er ee ee ee 4I3.1.1 Điều kiện tự nhiên có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp 413.1.2 Thực trạng kinh tế - xã 0 — l ceee 483.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến sử dụngđất trong nông nghiỆp - 2-2 22©2222222E2EE2EE22E122312212711231221211221 211221212 323.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dùng cho

610102127 - 533.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp -2222¿222222++2EE2Ex2Exrzrxrrev 533.2.2 Lựa chon các hệ thống sử dung Gate ccceccecceeseeccesseseeessecseeseseneseeseeees 593.3 Đánh giá thích nghi đất đai - 22-222 ©22222222222222212232222122221 22222 crre 663.3.1 Đánh giá thích nghĩ tự nhiỆH:s:ss: s:scc 6656656683266 064636 50 c200 1x Cgau g2 4S 30848840604 663.3.1.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 2- 5222 21221221221221221212121 21 2x2 663.3.1.2 Xác định yêu cầu sử dụng đất đai của các loại hình sử dụng đất 70

Trang 11

3.3.1.3 Đánh giá khả năng thích nghi tự nhiên cho các loại hình sử dụng đất 713.3.2 Đánh giá thích nghi kinh tẾ - 2-52: ©2222222222E122E22222212221221232221 2322 crev 773.3.3 Thích nghi đất đai bền vững 22 2 2¿22222E22E2221221211221212221 21222 cze2 803.4 Đề xuất sử dung dat nông nghiệp - 22 2222222EE22E222E2221222122212221zrev 86

3.4.1 Quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu sử dung đất nông nghiệp .- 86

3.4.2 Đề xuất phương án và một số giải pháp sử dung dat nông nghiệp trong thời

kỳ đến năm 2030 - 2 222222122122122122122122122121121111111111211121111111 112 e 88RETR Ve oem 95TAI LIEU THAM KHAO @.o cccccccsessessessessessessessessessesseeseesessessesiessesseseesseesesseeeeees 97

—,,_ ee 101

Trang 12

DANH SÁCH CÁC TU VIET TAT

AHP : Phương pháp phân tích thứ bật (Analytic Hierarchy Process)

ALES : Hệ thống đánh giá đất đai tự động

BDKH-NBD : Biến đổi khí hậu - nước biển dâng

BVTV : Bảo vệ thực vật

CSDL : Cơ sở dt liệu

DTIN : Diện tích tự nhiên

FAO/WRB _ : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thé giới/Cơ sở tham chiếu đất thế giớiGIS : Hệ thống thông tin địa lý

LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và xã hội

Lay : Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT):

LMU : Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU

LUS :Hệ thống sử dụng đất (Land Use System)

MCA : Phân tích đa tiêu chuẩn (Multi - Criteria Analysis)

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 13

DANH SÁCH CÁC BANG

TRANG Bảng 1.1 Hướng dẫn cho định nghĩa các hạng của phân cấp yếu tố theo cả hai

cách: Năng suất và đầu tư theo FAO (1976) -2¿222222E2221222122712221221222 2 9

Bang 2.1 Tài liệu thu thập dự kiến - 2-22 ©22+SE+2E22EE22E22E12E1222222122.22.cze 32 Bang 2.2 Phân bô phiếu điều tra 2 2522222EE2EEzEerersererererereee 33

Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính huyện Phú Riềng 2-©52552552552252552 42 Bảng 3.2 Thống kê diện tích theo cấp độ dốc địa hình -2 - 44

Bảng 3.3 Phân loại đất huyện Phú Riềng - 2-22 222222222EZ22E+2EEczErzrrrrev 45 Bang 3.2 Hiện trang sử dụng đất năm 2021 huyện Phú Rièng 2-22 53 Bảng 3.3 Hiện trang, cơ cau sử dung dat nông nghiệp năm 2021 55

Bang 3.4 Hién trang, co cau str dung dat trong lúa năm 2021 - 55

Bang 3.5 Hiện trang, co cau sử dung đất trồng cây hang năm khác năm 2021 56

Bang 3.6 Hiện trang, co câu sử dung đất trồng cây lâu năm năm 2021 58

Bang 3.7 Diện tích gieo trồng một số loại cây lâu năm chính - 58

Bang 3.8 Hién trang, co cau str dung dat nudi trong thủy san năm 2021 59

Bang 3.9 Hiện trang, co cau sử dung đất nông nghiệp năm 2021 59

Bảng 3.10 Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp năm 2022 -2 - 60

Bảng 3.11 Hiệu quả kinh tế các loại hình sản xuất năm 2022 - 61

Bang 3.12 Yêu cầu sử dung đất của các LHSDD dé đánh giá TNĐĐ 68

Bang 3.13 Kết quả đánh giá TNDD trên từng ĐVĐĐ -22- 22c 71 Bảng 3.14 Kết quả đánh giá TNDD cho các loại hình sử dụng đất 73

Bảng 3.18 Nguyên tắc đánh giá thích nghi kinh tẾ 2-22 52222zz22z22zz>22 va) Bang 3.19 So sánh thích nghỉ tự nhiên va thích nghi kinh tế của các LUT 78

Bảng 3.20 Xác định yếu các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững 80

Bang 3.21 Kết quả so sánh cặp các yêu tố cấp 1 của các chuyên gia 81

Bang 3.22 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố cấp 1 va trong số các yếu tố 81 Bang 3.23 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố kinh tẾ 2-252z2zz+c+2 82 Bảng 3.24 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố xã hội -2- 2z 225222522 82

Trang 14

Bảng 3.25 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố môi trường -2- 83Bảng 3.26 Trọng số các yếu tô đánh giá bền vững huyện Phú Riêng 83Bảng 3.27 Phân loại chỉ số thích nghi bền vững -2-©22252225+222z2c5zz 84Bang 3.28 Tông hợp kết quả đánh giá thích nghi đất đai bền vững 86

Trang 15

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1 Sơ đồ các bước tiến hành đánh giá đất đai 22 225522522z5522 12Hình 1.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai -5- 13Hình 1.2 Cac mô hình phát triển bền vững -22- 22©222222+22E22zzrxsrez 17Hình 1.3 Sơ đồ tiến hành đánh giá thích nghi dat đai bền vững 19Hình 2.1 Các bước tiến hành đánh giá đất đai -22222222z25z2zzzszsz 31Hình 2.2 Mô hình GIS, AHP trong đánh giá đất đai bền vững (Lê Cảnh Định,

</x; 0n Tnụạa 1 ` l1 1 37

Hình 2.3 Mô hình tích hợp GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai 38Hình 2.4 AHP-GDM trong xác định trong số các yếu tỐ -: -s2 39Hình 3.1 Vị trí huyện Phú Riéng trong tỉnh Bình Phước - 42Hình 3.2 Bản đồ đất huyện Phú Riềng 2-22 ©2222222EZ222222E2EEcEErsrrrrer 46Hình 3.3 Cơ cấu kinh tế huyện Phú Riéng năm 2021 -©5ccccce2 48Hình 3.4 Ban đồ hiện trang sử dụng đất năm 2021 -2- 2¿22z22z+22z2zz+c+2 54Hình 3.5 Biéu đồ biến động năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2016-2021 56Hình 3.6 Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Ring -2 2-©2252255z2c+cs2 69Hình 3.7 Bản đồ thích nghi tự nhiên huyện Phú Riềng 2 -52-5552 76Hình 3.8 Bản đồ thích nghi đất đai bền vững huyện Phú Riềng - 85Hình 3.9 Ban đồ đề xuất sử dung đất nông nghiệp huyện Phú Riéng 92

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tài nguyên đất (TNĐ) là tài nguyên vô cùng quý giá đối với nhân loại, mỗiquốc gia, mỗi vùng lãnh thổ Nhưng TND có giới hạn về không gian và luôn chịunhững tác động tiêu cực từ thiên nhiên cũng như tác động của con người làm cho đấtngày càng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng Diện tích đất canhtác trên đầu người ngày càng giảm trước sức ép tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa,công nghiệp hóa và cơ sở hạ tầng

Đề sử dung hợp lý tài nguyên đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng,việc xác định quỹ đất về số lượng và chất lượng là một trong những yêu cầu quantrọng trong sản xuất nông nghiệp, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâudài trong tương lai Đánh giá quỹ đất một cách chính xác sẽ xác định được tiềmnăng sử dung đất cho mỗi loại hình sử dụng cụ thé, đồng thời góp phần định hướngcho cải tạo đất, làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định các chiến lược khai thácnguồn tài nguyên quan trong nay

Phú Riéng là huyện mới tách lập theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQHI13,ngày 15/05/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chínhhuyện Bu Gia Map dé thành lập mới huyện Phú Riéng do đó nhu cầu hình thành vaphát triển của một huyện mới yêu cầu việc chuyền đôi đất đai dé thực hiện các dự

án đầu tư là rất lớn, quá trình đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn diễn

ra mạnh mẽ, đã gây áp lực mạnh tới việc sử dụng đất đai, chuyên đổi cơ cấu đấtđai Nhiều diện tích đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích khác đòi hỏihuyện Phú Riéng phải đánh giá, bé trí tài nguyên đất hợp lý dé đáp ứng được yêucầu phát triển chung

Chất lượng đất đai huyện Phú Riéng khá tốt với 35 đơn vị đất đai, trong đó:Vùng đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: có 19 đơn vị, với tổng diện tích 52.143ha Vùng đất đỏ vàng trên đá phiến sét có 10 đơn vi, với diện tích khoảng 7.515 ha.Vùng đất nâu vàng va đất xám trên phù sa cô có 4 đơn vị, với 3.296 ha Vùng đất

Trang 17

xám gley và dốc tụ có 2 đơn vị, với tông điện tích 1.331 ha Huyện với 07 loại hình

sử dụng đất phô biến trên địa bàn huyện dé đánh giá đất: 01: Lúa - Màu; 02: Chuyên rau, màu; LUT-03: Khoai mỳ; LUT-04: Cao su; LUT-05: Điều; LUT-06: Sầu riêng LUT-07: Bưởi

LUT-Đến nay, huyện Phú Riềng chưa có một nghiên cứu về đánh giá thích nghỉđất đai làm cơ sở bồ trí cây trồng hợp lý

Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề đài “Đánh giá thíchnghỉ đất dai và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Riéng tỉnh BìnhPhước” là cần thiết và phù hợp với thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu tài nguyên dat, đánh giá thích nghi đất đai làm cơ sở cho việc

đề xuất bó trí sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH huyệnPhú Riêng, tinh Bình Phước

- Dé xuất phương án chuyền đồi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phủ hợp

3 Đối tượng nghiên cứu

- Tài nguyên đất tại huyện Phú Riêng, tỉnh Bình Phước: Các loại đất, đặc

điểm, tính chất trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên khác.

- Tình hình sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến,

có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn nghiên cứu cũng nhưkhả năng thích nghỉ của các loại hình sử dụng đất này

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Đề tài lựa chọn các mốc thời gian nghiên cứu đánh giáthực trạng sử dụng đất nông nghiệp là giai đoạn 2015 — 2020; đề xuất phương án

Trang 18

chuyên đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030.

- Phạm vi không gian:

Bao gồm Diện tích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Riéng, tinhBình Phước với diện tích 61.817 ha.

- Phạm vi nội dung nghiên cứu:

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối đến chất lượng dat và van dé sửdụng đất nông nghiệp;

+ Các loại đất, đặc điểm, tính chất của tài nguyên đất;

+ Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến;

+ Đề xuất phương án sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030;

5 Ý nghĩa của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

- Đề tài đóng góp thêm luận cứ và cơ sở khoa học, lý luận về đánh tài nguyênđất, xây dựng phương án bố trí sử dụng quỹ đất phù hợp theo hướng nâng cao giá trịkinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng tàinguyên đất đai;

- Góp phần làm phong phú thêm tài liệu về đất cho địa bàn huyện

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hỗ trợ ra quyết định của các nhàquản lý, định hướng chuyền đổi cơ cấu sử dụng đất, có biện pháp canh tác phù hợpvới từng loại đất, gop phan nâng cao hiệu quả sử dụng dat đai và bảo vệ môi trường

Đối với người sử dụng dat, tài liệu sẽ giúp ích trong việc bố trí cây trồng và

áp dụng các giải pháp, kỹ thuật trồng trọt thích hợp, lựa chọn loại hình sử dụng đấthiệu quả nhất và giảm thiêu những ảnh hưởng đến môi trường đất

Trang 19

Chương 1 TỎNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Dat, đất đai và đất nông nghiệp

1.1.1 Đất, đất đai và phân loại sử dụng đất

1.1.1.1 Dat, đất đai

a Dat

Dat như là một thực thé tự nhiên có nguồn gốc và lich sử phát triển riêng, làthực thé với những quá trình phức tạp và da dạng diễn ra trong nó Dat được coi làkhác biệt với đá Đá trở thành đất đưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thànhđất như khí hau, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Các tang trên nhất của đá khôngphụ thuộc vào dạng: chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phô biến

của nước, không khí và một loạt các dang hình của các sinh vật sống hay chết

Như vậy đất có nguồn gốc từ các loại đá mẹ nằm trong thiên nhiên lâu đời bịphá hủy dần dưới tác dụng của các yếu tố lý học, hóa học và sinh học Sự khác biệtgiữa đá và đất là độ phì nhiêu

Đất đồng hành cùng con người qua các nền văn minh nông nghiệp khácnhau, từ nông nghiệp thô sơ vào buổi bình minh của loài người đến nền nôngnghiệp đầy ắp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật như ngày nay Mọi hoạt động củacon người đều gắn với bề mặt của đất và không gian quanh nó (Yuong A 1988)

b Dat dai

Đất dai về mặt thuật ngữ khoa học được hiéu theo nghĩa rộng như sau: “đấtđai là một điện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tat cả các cấu thành của môitrường sinh thái ngay trên vỏ dưới bề mặt đó: khí hậu, bề mặt, thé nhưỡng, dáng địahình, mặt nước ( hồ, sông, suối, đầm lay, ) Các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với

Trang 20

nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng tháiđịnh cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại dé lai(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa )” (Hộikhoa học đất Việt Nam, 2000).

Như vậy, “đất đai” là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thắng đứng,theo chiều nằm ngang trên mặt đất giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đốivới hoạt động sản xuât cũng như cuộc sông của xã hội loài người.

Đất đai là tài sản của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch

sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vai trò quyếtđịnh cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người Nếu không có đất đai thì rõràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, cũng như không thể có sự tồn tại củaloài người Đất đai là một trong những tải nguyên vô cùng quý giá của con người,điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất (Lê Quang Trí,

2006).

1.1.1.2 Phân loại sử dụng dat

Theo Luật Đất đai năm 2013, đất đai được phân thành 3 nhóm chính sau(Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2013):

- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:

+ Dat trồng lúa

+ Dat trồng cây hàng năm

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Dat nông nghiệp khác

- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

Trang 21

+ Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Dat xây dựng trụ sở cơ quan, xây dung công trình sự nghiệp;

+ Dat sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu côngnghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho

hoạt động khoáng sản; đất sản xuất VLXD, làm đồ gốm;

+ Dat sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xâydựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thé duc thé thao phuc vu loiích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng

các công trình công cộng khác.

+ Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;

+ Đất có công trình là đình, đền, miéu, am, từ đường, nhà thờ họ;

+ Dat làm nghĩa trang, nghĩa địa;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Dat phi nông nghiệp khác.

- Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sửdụng gồm: đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không córừng cây.

Việc phân loại đất này dựa trên căn cứ vào mục đích chính sử dụng đất nhằmđảm bảo được sự tách bạch về chế độ sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp, gắn mục đích sử dụng đất với biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái

Ngoài ra, việc phân chia đất nông nghiệp còn theo nhiều cách khác nhau, dựatrên những tiêu chí khác nhau Ví dụ, phân chia đất nông nghiệp dựa trên đặc tínhthé nhưỡng của đất đai Ngoài ra, có thé phân chia đất nông nghiệp theo phân bồ vịtrí địa lý, tính chất màu mỡ của đất đai, độ phì nhiêu của đất nông nghiệp

1.1.2 Đất nông nghiệp và chuyển đối sử dụng đất nông nghiệp

1.1.2.1 Đất nông nghiệp

Theo luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp là đất được sử dụng vảo mục

dich sản xuât nông nghiệp như: Trông trọt, chăn nuôi, làm muôi, nuôi trông thủy

Trang 22

sản , hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.

Đất đai khi được sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được gọi là ruộngđất Con người tác động vào đất nông nghiệp tạo ra của cải, vật chất cho đời sống.Đất nông nghiệp - ruộng đất là đối tượng lao động đồng thời là tư liệu lao động củacon người Lúc đầu, con người canh tác chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, giađình nền kinh tế “tự cung tự cấp” Xã hội phát triển quá trình chuyên môn hóa xảy

ra, nông phâm không đơn chỉ dé phục vụ cho bản thân người sản xuất nữa Nông

phẩm là một mặt hàng quan trọng trên thị trường, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho

người sử dụng đất và cho toàn xã hội Vì vậy, đất đai sử dụng vào san xuất nôngnghiệp — ruộng đất chiếm vị thế đáng kế đối với sự phát triển của nền sản xuất xãhội loài người.

1.1.2.2 Sử dụng đất nông nghiệp

Sử dụng đất (land uses) là hoạt động tác động của con người vào đất đainhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng Sử dụng đất nông nghiệp làviệc sử dụng đất phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp Thực tế có nhiều loạihình sử dụng đất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,đất trồng cỏ, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, v.v , (Phạm Chí Thành và

Đào Châu Thu, 1998).

Trong đánh giá đất, Tổ chức Lương thực Thế giới (FAO, 1993) đã đưa ranhững khái niệm về loại hình sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đấtvào nội dung các bước đánh giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượngcủa quá trình đánh giá đất

Loại hình sử dung đất (Land use type — LUT) là bức tranh mô tả thực trang

sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuấttrong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định (Lê Quang Trí,2006).

Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đểbảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý,

chăm sóc, các yêu câu bảo vệ đât và môi trường.

Trang 23

Có thé liệt kê một số LUT khá phô biến trong sử dụng đất nông nghiệp hiện

1.1.2.3 Chuyển đổi sử dung đất nông nghiệp

Chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp được xem như là chuyển đổi từ loạihình sử dụng đất (LUT) này sang LUT khác, quá trình chuyên đổi chịu tác động bởinhiều yêu tố Những yếu tố tác động đến việc chuyền đổi sử dụng đất có thé chiathành 3 nhóm yếu tố chính sau đây (Ngô Quang Trường, 2014):

- Nhóm các yếu tô về tự nhiên;

- Nhóm các yếu tố về kinh tế;

- Nhóm các yếu tô về xã hội và môi trường;

Các yếu tô nêu trên có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó yêu tố về điềukiện tự nhiên có vai trò quyết định, các yêu tố còn lại có vai trò quan trọng đối vớitừng giai đoạn vả từng địa phương.

Bên cạnh đó, tất cả các ngành kinh tế hoạt động đều có nhu cầu sử dụng đấttùy theo quy mô, mức độ phát triển và đặc thù riêng của mình Hiện nay, điện tíchđất nông nghiệp đang phải giảm dan do phải chuyển một phan sang các mục dichphi nông nghiệp dé phục vụ cho quá trình tăng trưởng và chuyên dich cơ cau kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy, chuyên đổi cơ cấu sử dụng đất làmột xu thé tất yêu luôn gắn liên với yêu cầu của thực tiễn trong quá trình vận động

va phát triển của xã hội Chuyên đôi sử dụng đất thực chất là sự thay đổi mục dich

sử dụng đất từ nhóm đất này sang nhóm đất khác hoặc thay đổi mục đích sử dụngđất trong nội bộ từng nhóm đất nhằm tăng hiệu quả của các loại hình sử dụng đất vàđáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

Trang 24

1.2 Đánh giá thích nghỉ dat đai

1.2.1 Thích nghỉ đất dai

Thích nghỉ dat đai

Đánh giá thích nghi đất đai hay còn gọi là đánh giá đất đai (Land

evalution) có thé được định nghĩa: “Quá trình dy đoán tiềm năng đất đai khi sử

dụng cho các mục đích cụ thé” Hay là dự đoán tác động của mỗi đơn vị đất đai

đối với mỗi loại hình sử dụng đất

Đặc tính đất đai và đơn vị bản đồ đất đai

Đặc tính đất đai là một “Đặc trưng của đất đai có thể đo lường hay ước lượngđược và có thể sử dụng cho việc phân biệt giữa các DVDD với nhau đồng thời đượcdùng đề mô tả chất lượng đất đai (CLĐĐ)” (Lê Quang Trí, 2010)

Đơn vị bản đồ đất đai là một vùng đất đai với các tính chất riêng biệt (LêĐức và Trần Khắc Hiệp, 2006)

Phân cấp yếu tố

Phân cấp yêu tô tức là sự phân chia các cấp giá trị của từng yêu cầu sử dụngđất đai phù hợp với những điều kiện chuyên biệt của CLĐĐ trong một đơn vị bản

đồ đất đai (DVBDDD) Theo FAO (1976), phân cấp yêu tố thường theo các cấp

sau: S1: Thích nghi cao; S2: Thích nghi trung bình; S3: Thích nghi kém; N: Không thích nghi.

Bảng 1.1 Hướng dẫn cho định nghĩa các hạng của phân cấp yếu tố theo cả haicách: Năng suất và đầu tư theo FAO (1976)

yêu tô h : x , một CLĐĐ có liên quan dé giữ nang suat

khong — a đạt 80% so với năng suat tôi hao.cai tao CLDD

S1 thích nghĩ cao > 80% Khong

= 40 — 80% Cần đầu tư, có tính thực hành và kinh tế.

trung bình.

S3 thích nghỉ kẽm 20 — 40% Can dau tu, chi có tính thực hành và kinh

tê trong những trường hợp thuận lợi.

N không thích < 20% Những giới hạn khó có thé cải thiện bang

nghỉ : biện pháp quản lý và đầu tư

(Nguồn: FAO,1976)

Trang 25

Ghi chú: f Phần trăm năng suất ghi nhận trên có thé thay đổi tùy theo điềukiện kinh tế, do đó khi năng suất giảm xuống còn 40% thì nông dân vẫn chấp nhậnđược cho tự túc, nhưng không thé chap nhan cho kinh doanh canh tranh.

Phan hang kha nang thich nghi dat dai

Phân hạng thích nghi đất dai là bao gồm sự so sánh giữa những CLDD của

một DVBDDD với những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai Phân hạng khả năngthích biệt dé tiến đến phân hạng thích nghi tổng của tat cả trong một DVBDDD chokiểu sử dụng đất đai (Lê Quang Trí, 2010)

1.2.2 Các phương pháp đánh giá thích nghỉ đất đai

Năm 1976, phương pháp đánh giá đất của FAO (A framework for landevaluation) ra đời, nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên toàn thế giới

- Hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ cho quản lý bền vững (An

International Framework for land evaluating sustainable management, 1993b)

- Danh gid thich nghi dat dai (Land evaluation towards a revised framework,2007) Trong ấn ban nay, FAO (2007) nhấn mạnh là đánh giá đất dai là phải đánhgiá trên quan điểm bền vững

Bên cạnh đó, FAO cũng đã ấn hành một số hướng dẫn khác về đánh giá khảnăng thích hợp đất đai cho từng đối tượng riêng rẻ như: Đánh giá đất đai cho nôngnghiệp nhờ mưa (Land evaluation for rained agriculture, 1983); Đánh giá đất đai

cho nông nghiệp có tưới (Land evaluation for irrigated agriculture, 1985); Đánh giá

đất cho đồng cỏ quảng canh (Land evaluation for extensive gazing, 1989); Đánh giáđất đai cho sự phát triển (Land evaluation for development, 1990); Đánh giá dat đai

và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất (Land evaluation and

farming system analysis for land use planning, Framework for evaluating sustainable land management, 1992).

Ngay từ khi mới được công bố, hướng dan cua FAO đã được áp dung trongmột số dự án phát triển, phổ biến nhất vẫn là các phương pháp đánh giá đất đai FAO(1976, 1993b, 2007) Hầu hết các nhà khoa học đất đều công nhận tầm quan trọng

của nó đôi với sự phát triên của chuyên ngành đánh giá đât đai Hiện nay, công tác

Trang 26

đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọngtrong công tác lập quy hoạch sử dụng đất.

1.2.2.1 Phương pháp đánh giá thích nghỉ đất đai (FAO, 1976)

a) Các nguyên tắc trong đánh giá thích nghỉ đất đai

FAO (1976) đã đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai, bao gồm:(1) Khả năng đánh giá và phân cấp cho loại hình sử dụng đất cụ thé: kháiniệm kha năng thích nghỉ đối với loại hình sử dung đất cụ thể Các yêu cầu đất đaicủa loại hình sử dụng đất rất khác nhau Vi thế, một thửa đất có thé thích hợp caođối với cây trồng này nhưng lại không thích hợp với loại cây trồng khác

(2) Trong đánh giá đất đai cần có sự so sánh chi phí dau tư và giá trị sảnphẩm đầu ra ở các loại đất khác nhau: sự khác biệt giữa đất tốt hay đất xấu đối vớiloại cây trồng nào đó không những được đánh giá qua năng suất thu được, mà cònphải so sánh mức đầu tư cần thiết để đạt năng suất mong muốn Cùng một loại hình

sử dụng đất nhưng bồ trí ở vùng đất khác nhau thì mức đầu tư và thu nhập cũng rấtkhác nhau.

(3) Phải có sự kết hợp đa ngành trong đánh giá đất đai: sự tham gia của nhữngchuyên gia trong lĩnh vực thé nhưỡng, sinh thai hoc, cây trồng, nông học, khí hậuhọc, kinh tế và xã hội học là rất cần thiết giúp cho việc đánh giá bao quát, chính xác

(4) Trong đánh giá đất dai cần phải xem xét tông hợp các yếu tố tự nhiên,kinh tế, xã hội: một loại đất đai thích nghi với một loại cây trồng nào đó trong mộtvùng này có thể không thích hợp ở vùng khác do sự khác biệt về chi phí lao động,vốn, trình độ kỹ thuật của nông dân,

(5) Đánh giá kha năng thích nghỉ đất đai phải dựa trên cơ sở bền vững: đánhgiá khả năng thích hợp phải tính đến các nguy cơ xói mòn đất hoặc các kiểu suythoái đất khác làm suy giảm các tính chất hóa học, vật lý hoặc sinh học của đất

(6) Đánh giá bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khácnhau: có thể so sánh giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa các hệ thống canh táchoặc giữa các cây trồng riêng biệt

Theo những nguyên tắc trên thì đánh giá đất đai là xác định các mức thích

Trang 27

hợp của vùng đất cho các mục tiêu xác định, không chỉ đánh giá đơn thuần về tựnhiên mà phải phân tích về kinh tế - xã hội và tác động môi trường Vì vậy nhữngthông tin từ đánh giá đất đai sẽ là cơ sở rất quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất.

b) Tiến trình đánh giá thích nghỉ đất đai (FAO, 1976)

Các bước thực hiện đánh giá đất đai theo FAO (1976) như hình 1.1:

(1 THẢO LUẬN BAN ĐẦU

- Sản xuât nông nghiệp

(4) DAT DAI (LAND)

- Ban đô các đơn vi dat dai

- M6 ta cac don vi dat dai

VA DAT DAI (LAND)

Đối chiếu LQ/LC và LUR

(5) SỬ DỤNG ĐÁT (LAND USE)

- Cac loại hình sử dung đât

- Điêu tra hiệu quả kinh tê

PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG

THÍCH NGHI DAT DAI

|

YÊU CÂU SỬ DỤNG DAT

- Yêu câu st dung dat (LUR)

Trang 28

chuẩn bị, (2) Giai đoạn điều tra thực tế, (3) Giai đoạn xử lý các số liệu và báo cáo kếtquả.

c) Cầu trúc phân loại khả năng thích nghỉ đất đai (FAO 1976)

Cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp:

- Bộ (Orders): Phản ánh các loại thích nghi Trong bộ chia ra làm hai mức: Thích nghi (S) và không thích nghi của bộ (N).

- Lớp (Classes): Phản ánh mức độ thích nghi của bộ.

- Lớp phụ (sub-classes): Phản ánh những giới hạn cụ thé của từng đơn vị datđai với từng loại hình sử dụng đất Những yếu tổ này tạo ra sự khác biệt giữa các

dang thích nghi trong cùng một lớp.

- Don vi (Unit): Phan ánh sự khác biệt về yêu cầu quản tri của các dạng thíchnghi của cùng một lớp phụ.

Phân loại (Category)

Bộ (Oder) Lớp (Class) Lớp phụ (Sub- class) Don vị (Unit)

Hình 1.1 Cấu trúc phân loại kha năng thích nghi đất đai

Ghi chú: (*) Yếu tổ hạn chế (Sl: Độ đốc; De: độ day tang dat mat; Ir: kha năng tưới).

(**) Yếu tố hạn chế trong cùng 1 lóp phụ, phản anh sự khác biệt về mức độ khác biệt về

mặt quan trị (Vi dụ: Del < 50cm, De2: 50-100cm, De 3: >100cm).

Cấp phân vị từ lớp “bộ” tới lớp “phụ” được áp dung đánh gia đất đai tới cap

tỉnh, từ lớp “bộ” tới “đơn vi” sẽ được áp dụng tới cap huyện điêm và các xã thuộc huyện điêm Trong dé tài này, sử dung cap phân vi tới cap “đơn vi’.

Trang 29

Bộ thích nghỉ dat đai được chia làm 3 lớp: S1 (thích nghi cao), S2 (thích nghĩtrung bình), S3 (thích nghi kém).

- S1 (Thích nghỉ cao): Đất đai không có hạn chế có ý nghĩa đối với việc thựchiện lâu dài một loại hình sử dụng đất được dé xuất, hoặc không làm giảm năng suấthoặc tăng mức đầu tư quá mức mà có thể chấp nhận được

- §2 (Thích nghi trung bình): Dat đai có những hạn chế mà cộng chung lại ởmức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đưa ra; cácgiới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư Ởmức thích nghi nay là lý tưởng, mặc du chất lượng của nó thấp hơn hạng SĨ

- S3 (Thích nghi kém): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung lại lànghiêm trọng đối với loại hình sử dung đất được đưa vào, tuy nhiên vẫn có thé chapnhận được loại sử dụng đất đã định Phí tổn sản xuất cao nhưng vẫn có lãi

Bộ không thích nghỉ đất dai được chia làm 2 lớp: N1 (Không thích nghỉ hiện

tại) và N2 (không thích nghỉ vĩnh viễn)

- NI (Không thích nghi hiện tại): Đất đai không thích nghi với loại hình sửdụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại Những giới hạn đó có thé khắc phục đượcbằng những đầu tư lớn trong tương lai

- N2 (Không thích nghi vĩnh viễn): Đất không thích nghi với loại hình sửdụng đất trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con người

không có kha năng làm thay đồi

d) Phương pháp xác định khả năng thích nghỉ đất đai

Sau khi đã xác lập các don vi đất đai và lựa chọn các loại hình sử dụng đất cótriển vọng đề đánh giá, bước kế tiếp trong tiến trình đánh giá đất đai là quá trình kếthợp, so sánh giữa LQ/LC với LUR của loại hình sử dụng đất (LUT) Kết quả củaquá trình này là xác định các mức thích nghỉ của từng LUT trên từng đơn vị dat dai

Phương pháp kết hợp giữa LQ/LC và LUR theo đề nghị của FAO có cáccách đối chiếu sau:

- Điều kiện hạn chế:

Phương pháp này thường được áp dụng trong phân loại khả năng thích nghi

Trang 30

đất đai, sử dụng cấp hạn chế cao nhất dé xác định khả năng thích nghi Phương phápnày đơn giản nhưng không giải thích được sự tương tác giữa các yếu tố.

+ Ưu điểm: Đơn giản, logic và theo quy luật tối thiểu trong sinh học

+ Hạn chế: Không thé hiện được ảnh hưởng qua lại của các yếu t6 và khôngthay được vai trò của các yếu tố trội, yêu tố gây ảnh hưởng có ý nghĩa quyết địnhhơn.

- Phương pháp chuyên gia:

Bàn bạc với các nhà nông học, kinh tế, nông dân, tom lược việc kết hợpcác điều kiện khác nhau và chỉnh sửa làm sao cho chúng có thê đánh giá được chotất cả các khả năng thích nghi

- Phương pháp xem xét kết quả về kinh tế:

Trên cơ sở so sánh các kết quả đánh giá về kinh tế với tính chất đất đai, sau

đó đưa ra phân cấp đánh giá

Trong đề tài này, tác giả áp dụng phương pháp điều kiện hạn chế lớn nhất.Đồng thời, để khắc phục những hạn chế của phương pháp này, tác giả tiến hành kếthợp với phương pháp chuyên gia và xem xét thêm về vấn đề kinh tế

- Phân tích kinh tế - xã hội:

Trong quá trình định lượng, phân tích kinh tế chỉ thực hiện ở mức tổng quát.Phân tích định hướng những phát triển của các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện) kết hợpvới dữ liệu kinh tế vĩ mô cùng với thông tin tổng quát về hiện trạng phát triển nông

Trang 31

nghiệp và kinh tế nông thôn Đánh giá cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dân số, lao động vàmức sống của dân cư Bên cạnh đó còn phân tích các thông tin về quá trình sử dụngđất đai, chất lượng lao động, giáo dục Qua đó xác định các vấn đề hạn chế như:thiếu lao động thời vụ, thị trường và dịch vụ nông nghiệp còn nghèo nàn, Dự báothị trường của các ngành hàng và phân tích lợi thế so sánh với các vùng khác Cầntranh thủ ý kiến của nông dân, chuyên gia các bên liên quan.

Trong đánh giá đất định lượng, phân tích kinh tế chiếm vai trò quan trọng.Phân tích thường tập trung vào nghiên cứu tính khả thi của dự án Trong những dự án

phát triển liên quan đất đai, người ta quan tâm tới hai mục tiêu chính: (i) lợi ích chongười sử dụng dat, (ii) lợi ích quốc gia Người sử dụng đất rat quan tâm tới hiệu quakinh tế của loại hình sử dụng đất như: thu nhập, lãi thuần Đứng về góc độ quốc gianhà quy hoạch quan tâm đến lợi ích toàn xã hội Vấn đề này thường xuyên được xem

xét thông qua việc phân tích chi phí và lợi ích xã hội, trong đó chi phí va giá ca được

điều chỉnh để phản ánh chỉ phí cơ hội của tài nguyên tới toàn xã hội Do đó, đánh giákinh tế cung cấp thông tin quan trọng cho phân cấp thích nghi định lượng

- Đánh giá tác động môi trường:

Đánh giá tác động môi trường hoặc những hệ quả có thé làm thay đổi môitrường nên đưa vào xem xét trong quá trình đánh giá Đánh giá khả năng thích nghĩ

đất đai nên dựa trên quan điểm phát triển bền vững Điều đó có nghĩa là loại hình sửdụng đất nào có khả năng phát triển (không giới hạn thời gian) mà không ảnh hưởngxấu tới môi trường thì đề xuất sử dụng

Trong quá trình nghiên cứu tài nguyên đất đai, cần thiết phải xác định cácmối nguy hiểm và đề ra cách ngăn chặn chúng Ngoài ra khi đánh giá tác động môitrường cần chú ý đến khu vực có liên quan

1.2.2.2 Đánh giá thích nghỉ đất đai phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững

a) Mô hình phát triển bền vững

Năm 2001, Hội đồng Phát triển Bền vững Liên Hợp Quốc (United NationsCommission on Sustainable Development -UNCSD) đã công bố các yếu tố phát

triên bên vững với 58 yêu tô nhắm ho trợ việc hoạch định chính sách cho các quôc

Trang 32

gia Trên cơ sở này, các nước xây dựng bộ yếu tổ (indicator) phù hợp cho nướcmình: Indonesia 21 yếu tố; Philippines 43 yếu tố; Thái Lan 16 yếu tố; Trung Quốc

80 yếu tố; Thụy Điển 30 yếu tố; Anh 15 yếu tố; Mỹ 32 yếu t6, Bộ yếu tố phụthuộc rất nhiều vào trình độ phát triển và đặc thù của mỗi nước, nhưng đều có điểmchung là phát triển hài hòa cả 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường nhằm nâng

cao chât lượng cuộc sông của con người.

trước.

Trang 33

Ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi cho sản xuất như trước,dân số tăng nhanh dẫn đến tăng áp lực nhu cầu sử dụng đất Nếu một loại cây trồngkhông sinh lời thỏa đáng tất yêu bị xâm lấn bởi cây trồng khác Giá các loại vật tưnông nghiệp tăng lên, các giỗng đòi hỏi phân bón cao thì không thé duy trì mức đầu

tư thấp Nhu cầu về đời sống tăng lên thì bản thân người sử dụng đất cũng khôngbằng lòng với mức hưởng lợi thấp

Các hệ thống được coi là bền vững cao, nhưng khả năng đáp ứng nhu cầuthấp, chắng hạn phương thức du canh tiến triển chỉ có thể tồn tại ở vùng sâu vùng

xa, tách biệt với dòng phát triển chung, ít giao lưu với bên ngoài Nếu có sự chấpnhận của xã hội đối với một hệ thống như vậy chẳng qua chỉ là tình thế bắt buộc.Khi có những áp lực tạo nên từ hoạt động của con người ở quy mô địa lý lớn thì nókhó có thể chống đỡ hoặc thích ứng được dé tồn tại

Nếu chỉ có thể xét về mặt kinh tế trên đơn vị diện tích thì không có cây trồngnao bằng cây thuốc phién, ưu thế nay làm cho nó bền vững tương đối trong cộngđồng nhỏ cư dân ở vùng cao Nhưng ngày nay, hiệu quả kinh tế cao vẫn chưa đủ détồn tại trước áp lực của xã hội đòi hỏi phải bài trừ căn nguyên làm băng hoại sứckhỏe loài người Từ đó tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộcác mặt kinh tế, xã hội và môi trường

c) Các phương pháp đánh giá thích nghỉ đất đai phục vụ quản lý, sửdung dat bền vững theo FAO (1993b, 2007)

c1) Đánh giá thích nghỉ đất đai theo FAO (1993b)

Để xem xét một cách đầy đủ và hệ thống các vấn đề liên quan tới sử dụngđất, FAO (1993b) đã xuất bản đề cương hướng dẫn đánh giá đất đai phục vụ choquản lý bền vững (An international Framework for Evaluating Sustainable LandManagement - FESLM) Trong đó đưa ra các nguyên tắc, phương pháp, các yếu tố

và tiêu chuẩn cần xem xét trong đánh giá bền vững Đánh giá đất đai phục vụ quản

lý bền vững thực chất là lựa chọn các LUS đáp ứng nhiều tiêu chuẩn được đặt ra(tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu)

- Phương pháp đánh giá đất dai của FAO (1993b), gồm 2 pha:

Trang 34

+ Pha 1: Đánh giá thích nghi tự nhiên theo phương pháp FAO (1976);

+ Pha 2: Đánh giá tông hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường(gọi là đánh giá thích nghi đất đai cho quản lý sử dung đất bền vững)

Thảo luận ban đầu

Xác định:Mục tiêu, lập kê hoạch;

Khu vực; Loại hình sử dụng đât thích hợp.

Trang 35

(5) Đề xuất sử dụng đất bền vững bao gồm: Tài liệu, số liệu, bản đồ.

c2) Đánh giá thích nghỉ đất đai theo FAO (2007)

FAO (2007) nhấn mạnh: đánh giá đất đai là đánh giá bền vững Tiến trìnhđánh giá thích nghi dat đai bền vững gồm các bước sau:

(1) Tham khảo ý kiến của tất cả các đối tượng (nhà quy hoạch, nhà quản lý,các đối tượng sử dụng đất, ) về mục đích sử dụng đất và ràng buộc hiện tại, xácđịnh những yếu tố cho đánh giá đất đai sau đó lựa chọn những LUT được xã hộichấp nhận đưa vào xem xét đánh giá thích nghi đất đai

(2) Trong phan chân đoán các van dé sử dụng đất, b6 sung nội dung chanđoán về kinh tế, xã hội Đây là nội dung quan trọng dé xác định LUS tốt nhất Mụcđích vẫn như FAO (1976) nhưng FAO (2007) nhấn mạnh thêm về khía cạnh kinh

tế, xã hội

(3) Xác định các LUT thông qua chan đoán các van đề sử dung đất (nhưphân tích kinh tế, xã hội, môi trường và các vấn đề hạn chế trong sử dụng đất), từ

đó lựa chọn các LUT đưa vào đánh giá thích nghỉ đất dai

(4) Khi biết các LUT (ở bước 3), tiến hành xác định LUR cho từng LUT,LUR trong vai trò chính trong tiến trình đánh giá đất đai

(5) Hầu hết các nghiên cứu về đánh giá đất đai đều yêu cầu về tài nguyênthiên nhiên, bản đồ đơn vị đất được xây dựng dựa vào các tính chất đất đai tự nhiên

Trang 36

(6) Mức độ thích nghi đất đai dựa vào tính chất hoặc chất lượng đất đai (nộidung này giống như FAO (1976)) Tuy nhiên FAO (2007) khuyến khích xác địnhcấp thích nghi theo chất lượng đất đai.

(7) Đối chiếu giữa LUR và LQ theo phương pháp hạn chế lớn nhất (giốngnhư FAO (1976) để xác định thích nghi tự nhiên, ngoài ra còn đánh giá thích nghikinh tế, xã hội

(8) và (9) Đánh giá các tri thức hiện có liên quan đến các LUT cũng như tàinguyên đất đai trên vùng nghiên cứu Trong bước này tri thức địa phương về đất đai

là quan trọng nhất Ở đây, nên sử dụng phương pháp có sự tham gia dé đánh giá tàinguyên đất đai

(10) Kết quả đối chiếu với thích nghỉ tự nhiên được tổng hợp cùng với thíchnghi kinh tế, xã hội và môi trường dé đưa ra thích nghỉ từng LUT trên từng LMU.Trong bước này FAO (2007) chưa đề xuất phương pháp tổng hợp các yếu tố thuộccác lĩnh vực khác nhau (tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường)

(11) Kết quả cuối cùng là công bố kết quả đánh giá đất đai đến tất cả các đốitượng được tham khảo ý kiến ở bước 1, thảo luận rộng rãi và xem xét điều chỉnh kếtquả khi có yêu cau

Như vậy, FAO (1993b, 2007) đã hướng dẫn các bước cụ thé dé tiến hànhđánh giá thích nghi đất đai phục vụ quản lý, sử dụng đất bền vững Tuy nhiên, FAOchưa có các hướng dẫn cụ thé về kỹ thuật và công nghệ được sử dụng trong quátrình đánh giá thích nghi đất đai bền vững Vi vậy, cần phải có những bước nghiêncứu kế tiếp dé xác định công nghệ va kỹ thuật được sử dụng trong đề tài

1.3 Tình hình các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và trong nước

Trang 37

- Ở Hà Lan, trong dự án đánh giá thích hợp đất đai cho khoai tây (Van Lanen,1992), phương pháp đánh giá đất đai kết hợp giữa chất lượng và định lượng chothấy có 65% diện tích đất thích hợp cho trồng khoai tây.

- Tại Tanzania-Châu Phi, Boje (1998) đã đánh giá thích nghi đất đai cho 9

loại cây lương thực ở vùng đất trũng phía Đông Bắc Tanzania, tìm ra những vùng

đất thích hợp cho trồng cây lương thực và những vùng không thé trồng được do anhhưởng nặng nề của khí hậu

- Ở Anh, trên cơ sở phương pháp đánh giá đất đai của FAO cho khoai tây ởkhu vực Stour Catchment- Kent (Cook et.al,1999), đã xây dựng bản đồ đơn vị đấtđai trên cơ sở lớp thông tin chuyên đề: khí hậu, đất, độ đốc, pH và các thông tin về

vụ mùa đối chiếu với yêu cầu sử dụng đất của khoai tay dé lập bản đồ thích nghi dat

đai.

- Tại Thái Lan, Đại học Yakohama - Nhật Bản và viện kỹ thuật Châu A (AIT,1995), đã tiến hành đánh giá kha năng thích nghi đất đai cho 4 loại sử dung đất:ngô, sẵn, cây ăn quả và đồng cỏ cho vùng Muaklek - Cao nguyên Trung bộ - TháiLan bằng phương pháp đánh giá đất của FAO (1993b) với tương đối đầy đủ cáckhía cạnh: tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường để đề xuất sử dụng đất theohướng bền vững Ngoai ra, còn có nhiều nghiên cứu dựa theo phương pháp đánh giáđất đai của FAO, như: Đánh giá khả năng thích nghỉ đất đai cho cây trồng ở vùngcao nguyên phía Bắc Thái Lan (Liengsakul et, al, , 1993); Đánh giá đất nông

nghiệp cho lưu vực sông Sakon Nakhon (Mongkolsawat và Kutawutinan, 1999),

- Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng đã tích hợp GIS và viễn thám như làcông cụ rất hữu ích trong quá trình đánh giá đất đai: Tại Nepal, ứng dụng GIS vàviễn thám lập bản đồ xói mòn đất và đánh giá đất đai cho lưu vực Phewa thuộchuyện Kaski-Nepal (Krishna P Pradhan, 1989) Tai Jordan, đã ứng dụng GIS vaviễn thám dé xây dựng ban đồ hiện trạng va ban đồ đánh giá thích hợp cho vùng caonguyên phía Bắc Jordan (Hussein Harahshed, 1994)

- Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ứng dụng GIS va GPS dé đánh giá tài nguyên đấtđai cho vùng Đông Bắc Nevada Trong đó, dùng GPS để kiểm tra và cập nhật các

Trang 38

lớp thông tin đã xây dựng trong hệ GIS: lớp hiện trạng sử dụng đất, lớp thô nhưỡng,lớp thủy văn, lớp giao thông và các lớp thông tin kinh tế xã hội, sau đó dùng GIS

để tiến hành đánh giá khả năng thích nghỉ đất đai cho sản xuất nông nghiệp theo

phương pháp của FAO (Chrystine Olsen, 1991).

Hiện nay, hau hết các nước trên thé giới đều đã nhìn nhận vai trò của công tác

đánh giá đất đai, qua đó cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các nhàquản lý ra quyết định phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững

1.3.2 Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1970 đến nay công tác đánh giá, phân hạngđất đai đã được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện như: Viện Thổnhưỡng — Nông hóa, Tổng cục quản lý ruộng đất, các trường Đại học nông nghiệp.Đặc biệt, Viện QH&TKNN đã thực hiện nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về đánhgiá đất đai

- Phân loại khả năng thích hợp đất đai (land suitability classification) củaFAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụngđất hoang Việt Nam” (Bùi Quang Toản, 1986) Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dựavào các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, điều kiện thuỷ văn, khả năng tưới tiêu vàkhí hậu nông nghiệp) và phân cấp dừng lại ở cấp phân vị thích nghi (Suitable class)

- Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiều, 1986) đượcthực hiện ở tỷ lệ 1/1.500.000 dựa trên phân loại khả năng đất đai (land capabilityclassification) của Bộ Nông nghiệp Mỹ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng vàđịa hình Mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp, có 7 nhóm đất được phân chiatheo mức độ hạn chế, trong đó 4 nhóm đầu có thể sử dụng cho nông nghiệp, nhóm

kế tiếp có khả năng cho lâm nghiệp và nhóm cuối cùng có thé sử dụng cho các mụcđích khác.

- Trong chương trình 48C, do Vũ Cao Thái (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) chủtrì đã nghiên cứu phân hạng đất Tây Nguyên cho cây cao su, chè, cà phê và dâutằm Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá khả năng thích hợp đất đai của FAOtheo kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng Trong đề tài

Trang 39

nảy, việc phân cấp được dừng lại ở cấp phân vị là lớp thích hợp với 4 cấp: rất thíchhợp (Si), thích hợp (Sz), ít thích hợp (S3), không thích hợp (N).

- Năm 1990, Viện kinh tế Ky thuật Cao su thuộc Tổng cục Cao su Việt Nam

đã thực hiện đề tài: “Đất trồng cao su” mã số 40A - 02.01 do Võ Văn An chủ trì(1990) Trong dé tài nay, tác giả đã ứng dụng nguyên tac phân hạng của FAO déđánh giá và phân loại đất trồng cao su ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Ở đồng bằng sông Cửu Long một số nghiên cứu chuyên đề ở khu vực nhỏ đãbước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO

- Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất đai của FAO và các hướng dẫntiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992, 2007) được Viện QH&TKNN áp dụng rộng rãitrong các dự án quy hoạch phát triển ở các huyện và tỉnh ĐBSCL Trong giai đoạnnày ba tài liệu đã được công bố chính thức về các kết quả nghiên cứu áp dụngphương pháp điều tra và đánh giá đất của FAO trong điều kiện Việt Nam:

(1) Đánh giá đất toàn quốc được trình bày trong tài liệu: Đánh giá hiện trạng

sử dụng theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững (Trần An Phong, 1995)

(2) Đánh giá đất dai cho một vùng được trình bay trong tài liệu: Tài nguyênđất vùng Đông Nam bộ, hiện trạng và tiềm năng (Phạm Quang Khánh, 1995)

(3) Đánh giá đất đai cho một tỉnh được trình bày trong tài liệu: Điều tra, đánhgiá tài nguyên đất theo phương pháp FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trênđịa bàn một tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ) (Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh và

Nguyễn Văn Khiêm, 1997)

Trên cơ sở tiếp thu phương pháp phân hạng đánh giá đất đai của FAO và tổngkết kinh nghiệm phân hạng đất đai trước kia ở nước ta, Viện QH&TKNN đã biênsoạn: “Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp — 10TCN, 1998” Quy trìnhnày đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt và ban hành thành quy trình cấp ngành nhằmthống nhất nội dung, phương pháp phân hạng đánh giá tài nguyên đất phục vụ quyhoạch sử dụng đất bền vững trên phạm vi cả nước

Với sự phát triển bùng nỗ của công nghệ thông tin, công nghệ GIS, quy trình

và phương pháp đánh giá đất đai đã có nhiều cải tiến theo hướng nâng cao chất

Trang 40

lượng và năng suất công việc Ở Việt Nam, GIS mới được biết đến vào đầu thậpniên 90 cuối thế kỷ XX (Nguyễn Kim Lợi và ctv, 2009) Từ đó đến nay đã có nhiềucông trình nghiên cứu về GIS được triển khai thực hiện Tuy nhiên, trong lĩnh vựcđánh giá đất đai, việc ứng dụng GIS mới chỉ đừng lại ở mức xây dựng bản đồ đơn

vị đất đai (dùng chức năng Overlay của GIS) và biểu diễn kết quả đánh giá thíchnghi (bản đồ thích nghi cây trồng) Các công đoạn đối chiếu giữa chất lượng và tínhchất đất (LQ/LC) và yêu cầu sử dụng đất (LUR) của cây trồng còn phải thực hiệnbang phương pháp cô điển (bằng tay) hoặc phải tính toán bằng phần mềm khác ởngoài (ALES), sau đó nhập kết quả đánh giá thích nghi vào GIS để biểu diễn Cácchỉ tiêu về kinh tế cũng được xử lý, tính toán ở bên ngoài (Phần mềm Microsoftexcel) Do đó việc tự động hóa công đoạn đối chiều giữa LQ/LC và LUR và tự độnghóa tính toán hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất là yêu cầu khách quan vàcấp bách

Một số nghiên cứu điển hình về ứng dung GIS trong đánh giá thích nghỉ đấtđai có thé kế đến như sau:

- Lê Cảnh Định năm 2005 trong đề tài thạc sĩ ngành dia tin học (Geomatics)

đã thực hiện “Tích hop phần mềm ALES va GIS trong đánh giá thích nghỉ đất dai”.Nghiên cứu đã ứng dung GIS xây dựng bản đồ các yếu tố thích nghỉ: đất, tang dày,khả năng tưới, độ dốc, đá lộ đầu và phân vùng thích nghi cho các loại hình sử dụng

đất Kỹ thuật phân tích đa tiêu chuẩn AHP được sử dụng dé tính toán trọng số của

các tiêu chuẩn tương ứng với các loại hình sử dụng đất

- Nguyễn Tan Trung năm 2007 trong đề tài thạc sỹ ngành bảo vệ, sử dụnghợp lý và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đã thực hiện “Đánh giá tài nguyên môi

trường đất và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.Nghiên cứu cũng đã ứng dụng GIS xây dựng bản đồ các yếu tô thích nghi: dat, tang

dày, độ cao, độ dốc, ngập lũ, điều kiện tưới, lượng mưa, thời gian mưa và phân

vùng thích nghi cho các loại hình sử dụng đất

- Lê Cảnh Định năm 2011 đã thực hiện đề tài “Tích hợp GIS và phân tích đa

tiêu chuẩn (MCA) trong đánh giá thích nghi đất đai” Trong nghiên cứu nay đã áp

Ngày đăng: 30/01/2025, 00:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN