1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý môi trường: Đánh giá các xung đột phát sinh trong quá trình sử dụng tài nguyên đất cho mục tiêu phát triển của huyện Cần Giuộc

157 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá các xung đột phát sinh trong quá trình sử dụng tài nguyên đất cho mục tiêu phát triển của huyện Cần Giuộc
Tác giả Lê Thị Phương Dung
Người hướng dẫn PGS.TS Trương Thanh Cảnh
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản lý môi trường
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 26,28 MB

Nội dung

Van dé đô thị hóa khu vực nôngthôn dang phát sinh các xung đột vé nhà ở, đất canh tác, không gian sống....Đề tài “Đánhgid các xung đột phát sinh trong quá trình sử dụng tài nguyên đất ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

Chuyên ngành: Quan lý môi trườngMã số: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thanh phô Hỗ Chí Minh, tháng 12 năm 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CONG HOA XÃ HỘI CHU NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: LE TH] PH ONG DUNG MSHV:12260645Ngày thang, năm sinh: 29/5/1983 Noi sinh: Long AnChuyên ngành: Quản ly môi trường Mã số : 60.85.10I TÊN DE TÀI: Đánh giá các xung đột phat sinh trong quá trình sử dụng tài

nguyên dat cho mục tiêu phát triên của huyện Can GiudcH NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Xác định các xung đột phát sinh trong quá trình

sử dụng đất và dé xuất các giải pháp giảm nhẹ xung đột nhăm khai thác hiệu quatài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất

HI NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/6/2013IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 22/11/2013V CAN BO HUONG DAN : PGS.TS TR ONG THANH CANH

Tp HCM, ngay thang năm 2013CAN BO HUONG DAN CHU NHIEM BO MON DAO TAO

(Họ tên va chữ ky) (Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA (Họ tên và chữ ký)

Trang 3

CONG TRINH D OC HOÀN THÀNH TẠITR ONG ĐẠI HOC BACH KHOA —DHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trương Thanh Cảnh

Trang 4

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Lê Thị Phương DungNgày, thang, năm sinh: 29/5/1983 Nơi sinh: Long AnĐịa chỉ liên lạc: ap Hoa Thuan II, xã Trường Binh, huyện Can Giuộc, tỉnhLong An.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

- Từ năm 2001 — 2003 học tại Trường Cán bộ Khí tượng Thủy văn thành phốHồ Chí Minh, chuyên ngành môi trường, hình thức đào tạo chính quy

- Từ năm 2004 — 2009 học tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ ChíMinh, chuyên ngành Kế toán

- Tir năm 2005 — 2010 học tại Trường Dai học Bách Khoa thành phố Hồ ChíMinh, chuyên ngành kỹ thuật môi trường

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện dé tài luận văn, em đã nhận được sựgiúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Quý Thầy, Cô Khoa Môi trường — Trường đại họcBách Khoa Thành phố H6 Chí Minh Em xin gởi lời trân trọng cảm ơn đến công laocủa Quy Thay, Cô

Em xin chân thành cảm ơn thay PGS.TS Trương Thanh Cảnh đã nhiệt tinhhướng dan và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện dé tài Các phương pháp,nguồn thông tin va sự tận tâm của Thay đã cho em được phép thâm nhập và nhậnthức một vẫn đề mới trong chương trình quản lý tài nguyên và môi trường

Xin cảm ơn các cán bộ tại Phòng Tài nguyên và môi trường, Trung tâm Pháttriển quỹ đất huyện Cần Giuộc và UBND các xã, thị tran đã tận tinh giúp đỡ tôitrong quá trình thu thập số liệu, thông tin, góp ý kiến đánh giá về công tác quản lýđất đai trên địa bàn

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡtôi trong chặng đường học tập.

Thanh pho Hô Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2013

Học viênLê Thị Phương Dung

Trang 6

LỜI CAM ĐOANTôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoahọc của PGS.TS Trương Thanh Cảnh.

Các số liệu, kết quả néu trong luận van là trung thực và chưa từng được aicông bé trong bat kỳ công trình nào khác

Thành pho Hô Chí Minh, ngày 16 tháng 12 năm 2013

Người cam đoan

Lê Thị Ph ong Dung

Trang 7

TÓM TẮT

Huyện Cần Giuộc là một huyện trọng điểm phát triển của tỉnh Long An Các hoạtđộng kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dân dân hìnhthành tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người dân Tuy nhiênmôi trường đất, nước, không khí ngày càng ô nhiễm, diện tích đất nông nghiệp đang ngàycàng thu hẹp, tranh chap đất đai ngày cảng trầm trọng Chính sách quy hoạch sử dụng datcủa nha nước và chính quyển địa phương có nhiều bất cập khi áp dụng, gây nên mâuthuẫn trong xã hội địa phương Vấn dé sử dụng đất, quyền sử dụng đất, thu hồi đất, muabán đất, còn nhiều mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân Van dé đô thị hóa khu vực nôngthôn dang phát sinh các xung đột vé nhà ở, đất canh tác, không gian sống Đề tài “Đánhgid các xung đột phát sinh trong quá trình sử dụng tài nguyên đất cho mục tiêu phát triểnkinh té của huyện Can Giuộc” được tiễn hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Cần Giuộc,tinh Long An Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá những xung đột phát sinhtrong quá trình sử dụng tài nguyên đất trong bối cảnh phát triển kinh tế để trở thành huyệntrọng điểm công nghiệp của tỉnh và quá trình đô thị hóa Đề xuất các giải pháp giảm thiểuxung đột trong sử dụng tài nguyên đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môitrường đất Tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập, diéu tra, tong hợp số liệu,phương pháp phân tích xung đột dựa trên việc phân tích nguyên nhân gốc, phân tích cácbên liên quan, phân tích 4Rs

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện CầnGiuộc cơ bản đáp ứng được nhu câu thực tiễn tuy nhiên phát sinh một số mâu thuẫn trongchính sách và quản lý Nội dung tranh chấp đất ngày càng phức tạp, nguyên nhân chủ yếudo lợi ích kinh tế, đối tượng tranh chấp chủ yếu là hàng xóm, phân lớn các trường hợpxảy ra tranh chap đất đều có nguồn gốc là ông bà, cha mẹ để lại nguyên nhân chủ yếu docác phan đất này thường không có ranh cô định Việc quy hoạch, hình thành các khu cụmcông nghiệp đang xảy ra một số mâu thuẫn gây tranh chấp khiếu nại chiếm phân lớn trongkhiếu kiện của huyện mà chủ yếu là cơ chế về giá bồi thường, chế độ hỗ trợ tái định cư;một diện tích lớn đất đai chưa được khai thác hiệu quả vẫn còn bị bỏ hoang

Trên co sở phân tích, luận văn đã xác định 8 loại xung đột sử dụng đất đang xảy ratrên địa bàn huyện: (1) Xung đột quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, (2) Xung đột về

Trang 8

chính sách sử dụng đất với những chính sách khác, (3) Xung đột trong công tác quản lýđất đai, (4) Xung đột giữa người dân với thực tiễn quản lý của chính quyền địa phương,(5) Xung đột giữa khai thác và suy thoái dat, (6) Xung đột giữa các hình thức sử dụng đấttheo các mục đích khác nhau (mục đích kinh té, phúc lợi xã hội va môi trường), (7) Xungđột giữa nhu cau phát triển và giới hạn quỹ đất, (8) Xung đột giữa các nhóm lợi ích vàcộng đồng.

Tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhăm giải pháp giảm thiểu xung đột trong sửdụng tài nguyên đất gồm: (1) hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về đất đai; (2) tăngcường công tác quy hoạch; (3) nâng cao chất lượng quản lý đất đai; (4) tăng cường giámsát, kiểm soát việc khai thác sử dụng đất; (5) tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyềnvà nghĩa vụ sử dụng dat; (6) đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân

Từ khóa: Tài nguyên dat, Sử dụng, Xung đột, Huyện Can Giuộc

Trang 9

Can Giuoc District is a focal point for economic development with industrial parksand factories gradually creating jobs and leveling up incomes and improving people’s life.However, soil, water, and air become polluted more and more; agricultural land isincreasingly narrowed; land dispute grows more and more serious Many shortcomingsstill remain in the policy on land usage of the state and the local authorities, resulting inconflicts in the local communities Land usage, land usage right, land reclamation, landtransactions, etc still contain conflicts, causing grievance among citizens Ruralurbanization is generating conflicts in housing, cultivated land, living space, etc.“Assessing conflicts arising from land usage for economic development purposes of CanGiuoc District” is researched within Can Giuoc in Long An Province The researchpurpose is to assess conflicts arising from land usage in the course of economicdevelopment for making Can Giuoc an industrial central point of the province and of theurbanization process Solutions to lessen the conflicts during land usage are proposed toincrease the effectiveness of land usage and to protect land The author has utilized themethods of data collection, statistics verification and synthesis, analysis of conflictsbasing on analysis of root causes, of parties involved and 4Rs analysis.

The results are as follows: the state’s land management in Can Giuoc Districtbasically meets the practical needs; nevertheless, some conflicts remain in policies andmanagement Land disputes become more and more complicated; the main causes areeconomic benefits; people involved in disputes are mainly neighbors of each other Amajor part of the disputes originates from grandparents’ and parents’ legacies The reasonfor disputes chiefly comes from the fact that pieces of lands usually have no clearborderlines Disputes from planning activities and the establishment of industrial zonesaccount for a big part in the disputes in the district, most of which relates tocompensations, supports for resettlement; a large amount of the land has not beeneffectively deployed and is left unused.

Basing on analysis, this research paper identifies eight types of land usage conflicts in thedistrict: (1) Conflict of land usage and land ownership, (2) Conflict of land usage policy

Trang 10

and other policies, (3) Conflict in land management, (4) Conflict between citizens and theactual management of the local authorities, (5) Conflict between land deployment andland deterioration, (6) Conflict between land usage for different purposes (economic,welfare-related, and environmental purposes), (7) Conflict between the needs fordeveloping and tapering land funds, (8) Conflict between benefits and the community.

The author has proposed solutions to minimize conflicts in utilizing resources,including: (1) perfecting the legal system and policies on land; (2) leveling up the qualityof land usage planning; (3) improve the quality of land management; (4) strengthensupervision and control of mining land use; (5) advocacy to raise awareness about therights and obligations of land use; (6) protecting citizens’ land usage rights;

Key words: land resources, usage, conflict, Can Giuoc district

Trang 11

MUC LOC

DANH MỤC CHU VIET TT ẮTT - G281 53113312 E111 1x ng ivDANH MUC CAC BANG 2 VDANH MỤC CÁC HÌNH SG 1v S191 18 51115811 1151511111151 58 111111110 1111111 ru viCHUONG 1 GIỚI THIEU CHUNG wu cecesccessececcccscescecessscscecscevsceevsceesavscavsceesaceeacaees |1.1 Ly do tién harnh dé tai 8 ::.‹-‹⁄: |1.2 Mục tiêu nghiÊn CỨU G9991 0n nọ ke 21.3 Đối tượng và phạm vi nghiÊn COU - 2-52 S52 SE 2E2E+E+E£EvEEEE£e£EExrkrrreerees 21.4 Ý nghĩa của để tài - - - 5+ E21 1151 51515151151111511111111111111111111111.10170 2 01g, Xe 2CHUONG II TONG QUAN VỀ CAC VAN DE NGHIÊN CỨU -. -5-2 42.1 Tai nguyên đất và van dé sử dung tai nguyên at o ceceececcseeeecececscseessseeceeeeeees 42.1.1 Tài nguyên Gat cee eccccccseesessesesessessesssessessecssseesecsesnesessecneceeaesseeeeeeeseeneenen 4

2.1.1.2 Các chức năng cơ bản của đất dai cece eeeseeeseseeeseseeessseecssseeeseeeen 42.1.1.3 Các nghiên cứu ve tài nguyên, khai tha, sử dụng và trao đôi đât 52.1.2 Khai thác va su dụng tài nguyên đât 1111111111111 111v 82.1.2.1 Kal MIG 000 ”— 82.1.2.2 Phân loại sử dung đất ¿+ + c5 S25 se S23 1 SE 1 1111 11111111111 xe 82.1.2.3 Các quyên liên quan đến sử dụng tài nguyên đất -5 82.1.2.4 Luật va Chính sách quan lý sử dụng đất ở Việt Nam -«-«¿ 102.2 Xung đột trong sử dụng tài nguyên đât SH S99 ve 122.2.1 Lý thuyết xung đỘC - ¿6+ E32 S23 1212121111111 2121211111 xrr 122.2.1.1 Kal MiG PrrrtaiiitirDOVŨỠỠDẨD.ẦẨẦẢŨỒVÝÝÝÝŸŸŸẢŸẢ 132.2.1.2 Phân loại xung đột 1020001111111 110111 x1 12 2g re 132.2.1.3 Nguyên nhân xung đột - - - - << - << << ng ng g4 222.2.1.4 Tác động của xung đỘT: - - - (- (Gà ng ng và 262.2.1.5 Đánh giá xung đỘI: S9 ng và 262.2.1.6 Cơ chế kiểm soát xung đột — ` 272.2.2 Xung đột trong sử dụng tài nguyên dat - - - - HH x2 28

2.2.2.2 Phân loại xung đột trong sử dung tài nguyên dat -5-: 282.2.2.3 Môi quan hệ giữa đất đai và xung đột (FAO, 2011) -5-: 292.2.2.4 Một số mâu thuẫn phát sinh trong quá trình quan lý va sử dụng tài nguyênGAL O (i0: 0 312.2.2.5 Tình hình tranh chap đất đai ở Việt Nam -ccceeeccicrrrree 322.3 Giới thiệu khu vực nghiên cứu — huyện Cân CHUỘC - - << << << <<<<<<2 332.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên -:- + SsESxS 12k E912 3g ve rvrd 33

Trang 12

2.3.1.1 Vị trí địa Ly ceccccecccecssecssecsescsecssecsessseessecesecesecsucssecsuscsuecsecsuessucesvesseeaneessen 332.3.1.2 Các nguồn tài nguyên -ccccccscrrrriihnhhttiiiriiiiiirirrii 362.3.2 Đặc điêm phát triên kinh tê xã hội huyỆNn - 55 5S S335 37CHƯƠNG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU - 5 5<s sẻ 403.1 Nội dung nghi€n CỨU - - - << << << 3 0 0 ng vrh 40

3.1.1 Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên, quản lý và sử dụng tài nguyên đất huyệneo" 40

3.1.2 Phân tích những ảnh hưởng của việc sử dụng đất lên quá trình phát triển kinhtế, xã hội và môi trưỜng ¿-¿-¿ ¿<6 Sẻ Sẻ SE E8 E1 3 1113111131111 11 1110101010100 0 tk 40

3.1.3 Đánh giá chính sách và tình hình áp dụng chính sách sử dụng đất 403.1.4 Đánh giá những xung đột phát sinh trong sử dụng tài nguyên đất đối với pháttriển kinh tế, môi trường và xã hội huyỆn ¿+ + 2 2 + 2 2+ SE £2EEEzESEEEzEzEEerrrerrrrree 40

3.1.5 Đề xuất giải pháp giảm nhẹ xung đột và tăng cường quản lý tài nguyên dat 413.2 Phương pháp nghiên CỨU - - - << << << + 1 0 S99 9 ng ke 43.2.1 Phương pháp luận nghiÊn CỨU - -Ă G9199 13 199 99 53 31111111 ke 43.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - 2 + + 2 2 £+E££+E+EE£ESEEeEsEeeerzrerrsree Al3.2.3 Phương pháp xử lý số liệU - ¿+ + S2 E+EEE#ESEEEESEEEEEEEEEEEEEEErrrrkrrrrree 433.2.4 Phương pháp phân tích xung đột - 5 S999 99 999 3333511111111 ke 43CHƯƠNG 4 KET QUA VA PHAN TÍCH G5 SE S328 EESESESEEEESEEESEEeerkresererd 474.1 Đánh giá tài nguyên và hiện trang sử dụng đất tại huyện Cần Giuộc 474.1.1 Đánh giá tiềm năng sử dụng đất c5 c1 1S3 S3 121 12121 12111 1210 cx 474.1.1.1 Đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp với từng loại đất, mục đích sử dụng0 484.1.1.2 Đánh giá tiềm năng đất dang sử dụng -ccccsccsrrererrrerrrec 494.1.2 Hiện trạng sử dụng đầt - S199 90 00 00 v0 nà 514.1.2.1 Dat nông nghiép c.ccccccccccsccsssssssssssssssssesssssessssesssssssssssesssssssssseeseees 524.1.2.2 Dat phi nông nghiỆp :.cccc tr nhi 544.2 Đánh giá tình hình quan lý dat đal .- - - << << <5 110 ng ng g3 584.2.1 Cơ sở pháp lý về đất đai + 2< Se 21212121 21215111112111 1101111111 re 584.3 Đánh giá những xung đột trong sử dụng đất đối với sự phát triển kinh tế, môi

0101)I5006898:000000707878787 <eẦ 794.3.1 Xung đột giữa nhu cau phát triển và giới hạn quỹ đất -‹- 794.3.2 Xung đột quyền sử dụng đất và quyền sở hữu ¿-¿5- s52 ccccscezscsi 304.3.3 Xung đột về chính sách sử dụng đất với những chính sách khác 824.3.4 Xung đột trong công tác quản lý đất đai - + 2 25552 2x+x+eveseererersred S54.3.5 Xung đột giữa người dân với thực tiễn quản lý của chính quyển địa phương 904.3.6 Xung đột giữa khai thác và suy thoái đất -: + + 5s cecesecxrssecsee 97

il

Trang 13

4.3.7 Xung đột giữa các hình thức sử dụng đất theo các mục đích khác nhau (kinh tế,phúc lợi xã hội và mỗi fYƯỜn) - - - << < << + + xxx 9T ng ke 101

4.3.8 Xung đột giữa các nhóm lợi ích và cộng đồng - ¿5 25255522255: 1024.4 Đánh giá mức độ quan tâm, ảnh hưởng và vai trò của các bên liên quan trong quátrình khai thác và sử dụng tải nguyên dat + + 2< kESE22 SE 2 1151511 xrre 103

4.5 Các giải pháp giảm nhẹ xung đột trong sử dụng tài nguyên đất nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng đất - - -E- E121 1 1211121535121 111111 1311111111111 0111111111111 T111 T11 gưyt 105

4.5.1 Nhóm giải pháp về chính sách - + + 25225 +*+*+E+E+EeEvEeverererrrerree 1054.5.1.1 Cap trung ƯƠNg :- - S11 111 1 131 115111111111 11111 111111111 1054.5.1.2 Cap tỉnh - ke S2 k 1S 3 1T 5111111 11111101 5111011111110 11111111 1064.5.1.3 Cấp huyện - + + k 11H TỰ 5115111 10111110115 11 01111111111 1111111 1066 90 1074.5.2 Nhóm giải pháp tăng cường công tác quy hoạch - -«««««cxexsesess 1074.5.2.1 Giải pháp bảo đảm lợi ích của người dân có đất bị thu hồi 1074.5.2.2 Giải pháp bao đảm lợi ich Chung 2 5225221131113 1084.5.2.3 Giải pháp bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và"N00 00 1094.5.3 Giải pháp nâng cao quan Ìý c9 9 0 nh 1104.5.4 Giải pháp tăng cường giám sát, kiểm soát việc khai thác va sử dụng đất III4.5.5 Nhóm giải pháp về giáo dục nhận thức và truyền thông vận động 1124.5.5.1 Đối với cơ quan quản lý nha nước 5-5 +2 + £eE+E+kekcezsrereree 1124.5.5.2 Đối với các doanh nghiệp thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội

TL ố.ốỐ.ỐốỐốố 112

4.5.5.3 Doi vol ca nhan được giao quyền sử dụng đất -c-cccscscscee 1134.5.6 Giải pháp về bao vệ quyền sử dụng đất của người dân - 113KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHI ueccscccccccccecssescsesescscscscscsccscssscecscscsescssssssvsvecsescsseessansveas 114TÀI LIEU THAM KHAO - ¿5:22 2+2 t2 211211111 ke 116

Trang 14

DANHM ICCH:! VIOT TOT

FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp QuốcGCN.QSDĐ: Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất

ILC: Liên minh đất quốc tếNGO: Tổ chức phi chính phủTI: Tổ chức minh bạch quốc tếUBND: Ủy ban nhân dânUN: Liên hợp quốc

IV

Trang 15

Bảng 4.8 Các dự án có chủ trương nhưng chưa triển khai các bước tiếp theoBang 4.9 Một số dự án điển hình có thời gian kéo dài (từ khi có quyết định thu hồiđất đến khi triển khai bồi thường)

Bảng 4.10 Một số dự án có quá trình bồi thường kéo daiBảng 4.11 Tỷ lệ hiểu biết của người dân đối với

chính sách quy hoạch đất đai của nhà nướcBảng 4.12 Mức độ đồng thuận của người dân đối với các dự án quy hoạchBảng 4.13 Đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đaiBảng 4.14 Y kiến đánh giá về chính sách quản lý đất đai của nhà nướcBang 4.15 Lượng phan bón sử dụng trên cay rau

Trang 16

DANH MTCC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Khung định hướng nghiên cứuHình 4.1 Biểu đỗ tỷ lệ phân bố các loại đất nông nghiệpHình 4.2 Biéu đồ phân bố các loại đất phi nông nghiệpHình 4.3 Kết quả khảo sát nguyên nhân chuyền doi cây trôngHình 4.4 Sơ đồ hệ thống quản lý đất đai của huyện Cần GiuộcHình 4.5 Kết quả khảo sát tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtHình 4.6 Biéu đồ số lượng hé sơ đất đai qua các năm

Hình 4.7 Tỷ lệ đánh giá giá đất nhà nước quy địnhHình 4.8 Số lượng hỗ sơ tranh chap đất đai qua các nămHình 4.9 Ty lệ các đối tượng tranh chap đất dai

Hình 4.10 Tổng hợp đánh giá chi phí khiếu nạiHình 4.11 Nguồn gốc của đất tranh chapHình 4 12 Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết các quyền sử dụng đấtHình 4.13 Thái độ thực hiện cuả người dân đối với chính sách quy hoạchHình 4 14 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá giá đền bù so với giá thị trườngHình 4.15 Tỷ lệ nguyên nhân không đồng ý thu hỏi đất

Hình 4.16 Đánh giá về chi phí thực hiện môi giới đất đaiHình 4 17 Ty lệ trình độ văn hoác của người dân được khảo satHình 4.18 Biểu đồ số hộ dân sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệpHình 4.19 Biểu đồ tỷ lệ mức độ tiếp cận kiến thức canh tác, chăn nuôiHình 4.20 Tỷ lệ % các loại hình truyền thông được tiếp cận

v1

Trang 17

CHUONG 1 GIOI THIrIU CHUNG

1.1 Lý do tim hành đr ttài

Cần Giu ộc là một huyện trọng điểm phát triển của tỉnh Long An Kinh tế phát triển,quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới đã và đang làm cho bộ mặt huyện thayđối nhanh chóng đời sống người dân ngày được nâng cao Tuy nhiên, do quá trình pháttriển nóng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và sinh hoạt Các vẫn đề môi trường phátsinh ngày càng tác động làm suy thoái môi trường và tác động lên xã hội Một trongnhững van dé phát sinh quan trọng lôi cuốn sự chú ý của toàn hệ thống và xã hội là xungđột trong sử dụng đất đai

Việt Nam là một quốc gia được xếp vào loại khan hiếm đất trên thế giới Bình quânđất đầu người xếp thứ 159 và chỉ bang khoảng 1/6 bình quân của thế giới Tài nguyên datViệt Nam phong phú về chủng loại Tuy nhiên do điều kiện mật độ dân số cao cộng vớiđiều kiện tự nhiên đa dạng đã tác động lên tài nguyên đất cả về chất lượng và khả năngkhai thác, sử dụng Sự không đồng nhất về địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng, thời tiết đã làm

đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở, cùng

với sự phát triển kinh tế - xã hội đã tạo nên sự thay đổi đến tài nguyên đất Mặt khác, dohạn chế của công tác quản lý, việc sử dụng tài nguyên đất cho các mục đích khác nhau đểphát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đã và đang phát sinh các mâuthuẫn giữa lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội cộng với tác động của khí hậu, đang ngàycàng tác động mạnh mẽ đến tài nguyên đất

Thình khiếu nại, tố cáo, tranh chap đất đai xảy ra khá pho biến và có xu hướng ngàycàng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp về mặt nội dung tranh chấp Tranhchấp đất đai kéo dài với số lượng người dân tham gia ngày cảng đông đang là “ngòi no”cho xung đột phát sinh, trở thành “điểm nóng” gây mat 6n định chính trị và an ninh xãhội Tính phức tạp của tranh chấp dat đai, khiếu kiện kéo dài không chỉ bắt nguồn từnhững xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơquan công quyền, mà còn do sự bat hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách,pháp luật đất đai

Quá trình đô thị hóa, chuyển đôi mục đích sử dụng đất gây ra nhiều van dé và tạonên các xung đột giữa các ngành, các địa phương, các vùng kinh tế hay các nhóm cộng

Trang 18

đồng trong xã hội Tính không đồng bộ trong quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành,quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển xã hội cùng các sai sót trong quá trình thựchiện cũng gây nên nhiều xung đột Nhiều chính sách sử dụng đất chưa quan tâm đến tácđộng môi trường, gây khó khăn cho công tác bảo vệ môi trường Sự không đồng tình củangười dân với các chính sách sử dụng đất của chính quyền ngày càng gia tăng và căngthăng hơn, vẫn đề xung đột đất đai đang ngày càng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọnghơn.

Xung đột trong sử dụng tài nguyên đất cũng đang diễn ra phô biến ở tỉnh Long Annói chung và huyện Can Giuộc nói riêng Hiện nay, trong công tác quản lý huyện CanGiuộc vẫn còn ít quan tâm giải quyết các xung đột trong sử dụng đất, chưa có phươngpháp để đánh giá cũng như các biện pháp, công cụ để quản lý xung đội

Dé đánh giá hiện trang sử dụng và các xung đột phát sinh trong khai thác sử dụng tàinguyên đất của huyện Can Giuộc, từ đó dé xuất các biện pháp giảm nhẹ xung đột nhằmkhai thác và sử dụng hiệu quả tải nguyên đất, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triểnbên vững, chúng tôi thực hiện dé tài “Đánh giá các xung đột phát sinh trong quá trình sửdụng tài nguyên đất cho mục tiêu phát triển của huyện Can Giuộc

1.3 Di tư ng và phì vỉ nghiên cu- Đối tượng: tài nguyên đất hiện trạng tài nguyên, quản ly va các xung đột- Phạm vi nghiên cứu: huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

1.4 Y nghĩa ca d tài

- Ý nghĩa khoa học: việc đánh giá các xung đột phát sinh trong quá trình sử dụng đấtcủa huyện Cần Giuộc dựa vào việc thu thập các số liệu, dữ liệu của các cơ quan quản lý

địa phương, khảo sát hiện trạng tài nguyên và sử dụng đất, nghiên cứu các chính sách về

sử dụng đất và thực tiễn sử dụng đất, phân tích đánh giá nguyên nhân gốc của xung đột

2

Trang 19

Kết quả của Luận văn có ý nghĩa khoa học nhất định Kết quả bồ sung kiến thức phân tíchxung đột trong quản lý tài nguyên và môi trường nhất là tài nguyên đất, có thể sử dụnglàm tài liệu để tiếp tục nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực đất đai đặc biệt là nghiên cứuvề xung đột sử dụng đất.

- Ý nghĩa thực tiễn: giúp cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan chức năng có liên quancủa địa phương nhận thức toàn diện các van dé xung đột phát sinh trong quá trình quản lý,khai thác và sử dụng dat Hau hết các nội dung nghiên cứu đều xoay quanh các xung độtphát sinh trong quá trình áp dụng Luật đất đai vào thực tế cuộc sống để kịp thời có giảipháp giảm nhẹ các xung đột Đánh giá của dé tài trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa lợi íchphát triển kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường góp phan phát triển theo hướng bên

vững.

Trang 20

CHUONG II TONG QUAN VO CÁC VON DO NGHIEN COU2.1 Tài nguyên đi t và v_n đi Is_l1d' nợ tài nguyên đ' †

2.1.1 Tài nguyên đất2.1.1.1 Khát niệm

Dat là lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là thé nhưỡng Thổ nhưỡng phát sinh là do tácđộng lẫn nhau của khí trời (khí quyền), nước (thủy quyền) sinh vật (sinh quyền) va đá me(thạch quyền) qua thời gian lâu dài Khái niệm đất có thể được hiểu theo nhiều cách khácnhau Dat như là không gian, đất như là vùng lãnh thô, đất như là vị trí địa lý, đất như lànguồn vốn; đất như là thành phan môi trường, đất như là tài sản Luật đất đai năm 2003của Việt Nam quy định, đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống là địa bàn phân bố các khu dân cư,xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng

Có thé khái niệm day đủ về đất đai như sau: “Dat đai là một diện tích cụ thé của bềmặt trái đất bao gồm tất cả các câu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bémặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bềmặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng tháiđịnh cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (sannên, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa )” (Hội nghị quốc tếvề Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993)

Dat đai là một khoảng không gian có giới han theo chiều thang đứng (gồm khí hậu

của bầu khí quyền, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngâm va tài

nguyên khoáng sản trong lòng đất) hay theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữathé nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phan khác) Dat đai giữ vai trò quantrọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loàingười.

2.1.1.2 Các chức năng cơ bản của đất dai

Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức con người vẻ thế giới tự nhiên và sựnhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian Hiện nay, con người đã thừa nhận đấtđai đối với loài người có rất nhiều chức năng trong đó có những chức năng cơ bản sau:

- Chức năng không gian song: dat đai có chức năng tiếp thu, gan lọc, là môi trường

4

Trang 21

đệm va làm thay đôi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của conngười, qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sảnphẩm khác cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng

trọt.

- Chức năng môi trường sống: dat đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trênlục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bảoton nòi giống cho thực vật, động vật và các cơ thé song cả trên và dưới mặt dat

- Chức năng cân bằng sinh thái: dat đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tam thảmxanh đã hình thành một thể cân băng năng lượng trái đất thông qua việc phản xạ, hấp thụvà chuyên đổi năng lượng phóng xa từ mặt trời và tuần hoàn khí quyền của trái đất

- Chức năng dự trữ: dat đai là kho tàng lưu trữ tài nguyên khoáng sản, nước mặt vànước ngầm vô tận, có tác động mạnh tới chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và có vaitrò điều tiết nước rất to lớn

- Chức năng bảo tôn, bào tàng lịch sử: Đất đai là trung gian để bảo vệ các chứngtích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu, thời tiếtvà cả quá trình sử dụng đất trong quá khứ

- Chức năng vật mang sự sóng: dat đai cung cấp không gian cho sự chuyển vận củacon người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật giữa các vùng khácnhau của hệ sinh thái tự nhiên.

- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ yếu nóitrên thé hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thé của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn tráiđất nói chung Mỗi phan lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh tế, xã hội rất đặcthù.

Dat đai có nhiều chức năng va công dụng do đó việc sử dụng đất phải khai thác hếtcác chức năng và công dụng này đảm bảo hiệu quả sử dụng đất

2.1.1.3 Các nghiên cứu về tài nguyên, khai thd, sử dụng và trao đổi đất

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đất, đi đầu trong lĩnh vực khoa học đất làVasily Vasilievich Dokuchaev nhà khoa học người Nga làm việc trong lĩnh vực khoa họcđất và đã phát triển sơ đồ phân loại đất trong đó miêu tả 5 yếu tô hình thành đất Ong đã

Trang 22

đưa ra học thuyết của mình sau những nghiên cứu liên tục và tích cực về đất đai ở Nga,công trình nổi tiếng nhất của ông là Đất den Nga vào năm 1883 Các nên tảng khoa họccủa khoa học đất đã được thiết lập bởi các công trình cô điền của Dokuchaev Trước day,đất được coi là sản phẩm của sự chuyển hóa hóa lý của đá, mà thực vật rút ra được cáckhoáng chất dinh dưỡng từ những chất nền của chúng Dat và đá trên thực tế là nganghàng nhau Dokuchaev cho rằng đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn sốc và lịch sửphát triển riêng, là thực thé với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Datđược coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tô tạothành đất như khí hậu, cay co, khu vực, địa hình va tuôi Theo ông, đất có thể được gọi làcác tang trên nhất của da không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đối một cách tự nhiênbởi các tác động pho biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vậtsống hay chết (N.A.Krasil’nikov, 1958) Ông cũng là người đưa ra sáng kiến thành lập rabao tàng khoa học đất, bao tang đã trở thành tô chức khoa học đất đầu tiên ở Nga và thếgiới Bat đầu từ chương trình dau tiên được phát triển bởi các hoạt động của Bảo tangDokuchaev đã kết nối được khoa học hiện tại và tương lai, với vai trò ngày cảng tăng củakhoa học đất trong phát triển nông nghiệp.

Bên cạnh những nghiên cứu về sự hình thành tài nguyên đất, con người cũng tìmhiểu thành phan và chức năng của đất Trên quan điểm sinh thái học và môi trườngWinkler (1968) đã xem đất như một vật thể sống vì trong nó có chứa nhiều vi sinh vật từvi khuẩn, nam, côn trùng đến các động vật không có xương sống và động vat có xươngsống Dat cũng tuân thủ những quy luật sông: phát sinh, phát triển, thoái hóa và già cỗi

Các nhà sinh thái học còn cho rằng, đất là vật mang của tất cả các hệ sinh thái tồn tại trên

trái đất Đất tự mang trên mình các hệ sinh thái, do đó muốn các hệ sinh thái bền vững thìvật mang, đất, phải bền vững trước (Lê Văn Khoa, 2008)

Với vai trò đặc biệt trong sự ton tai, phát triển của con người cũng như sự phát triểnkinh tế xã hội do đó việc sở hữu và sử dụng nó trở nên rất quan trọng Đặc biệt là vai tròcủa đất đai trong sự phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực thế giới Nhiềutổ chức thế giới được thành lập dé nghiên cứu và đảm bảo van dé này như Tổ chức Lương

thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Liên minh đất quốc tế (LLC) Ngoài ra con

có nhiêu tô chức vê bảo vệ quyên cua con người cũng rat quan tam đên quyên dat dai vi

6

Trang 23

nó đảm bảo những quyên cơ bản nhất của con người Vào tháng 2/2012 sự hợp tác của haitổ chức này với Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) trong việc nghiên cứu về van dé quản lý,sử dụng đất ở các nước đang phát triển Qua báo cáo cho thay van dé quản lý, sử dụng datở các nước này đang gặp vô số thách thức Đó là những mặt trái của những thỏa thuậngiao dịch, trưng dụng đất đai và tham nhũng.

Một nghiên cứu từ năm 2010 đến nay của ILC mang tên The Global CommercialPressures on Land Research Project đã đề cập đến rất nhiều bất cập trong những thỏathuận giao dich đất giữa các nhà dau tư nước ngoài và chính phủ các nước đứng ra giaodịch, điều đó ảnh hưởng đến cộng đồng nghèo Theo nhận định của các tac giả trongnghiên cứu trên thì “Các quyền sử dụng đất và tài nguyên và sinh kế của các cộng đồng ởnông thôn đang bị đe dọa bởi các mô hình mua đất quy mô lớn hiện tại” (Ward Anseeuwet al, 2012) Nghiên cứu khang định chính phủ đóng vai trò chính trong các giao dịch lớnvề đất dai với nhà đầu tư nước ngoài Thông qua khảo sát nghiên cứu cho thay mục dichchính của các giao dịch đất đai lớn không phải là sản xuất lương thực Trong số 71 triệuha đất giao dịch có 27% dành cho khai thác mỏ, du lịch, công nghiệp, lâm nghiệp, 40%dành cho sản xuất nhiên liệu sinh học và chỉ có 33% cho sản xuất nông nghiệp (UNECA,2008) Mặc dù những hợp đồng này đem lại cơ hội phát triển nhưng lại gây nên một sốvan dé cho những cộng đồng nghèo nhất của xã hội, những người thường bị tước quyềntiếp cận đất đai và các nguồn tài nguyên thiết yếu phục vụ sinh kế Bên cạnh đó, báo cáocủa ILC đã khuyến nghị các chính phủ nên thừa nhận và tôn trọng quyên về đất đai và tàinguyên của người dân vùng nông thôn, đưa sản xuất nhỏ vào trung tâm của các chiếnlược phát triển nông nghiệp khiến cho luật nhân quyền quốc tế thực sự đem lại lợi ích chocộng đồng nghèo và quá trình ra quyết định liên quan đến đất đai trở nên minh bạch, tráchnhiệm tính đến lợi ích của tất cả các bên Đồng thời đảm bảo được tính bền vững về môitrường trong các quyết định trưng dụng, đầu tư đất đai cũng như các quyết định liên quanđến nguồn tài nguyên

Tùy thuộc vào cách sử dụng đất của con người mà đất có thể trở nên phì nhiêu hơn,cho năng suất cây trồng cao hơn hoặc ngược lại bị suy thoái Môi trường đất là một phạmtrù rất rộng và các quá trình gây suy thoái đất cũng khác nhau Ngày nay, khi con ngườingày càng phát triển, cùng với công nghệ mới, song người cũng ngày càng tác động lớn

Trang 24

hơn đến tài nguyên đất cả trực tiếp và gián tiếp Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã côngbố nhiều công trình nghiên cứu về ô nhiễm đất, suy thoái tài nguyên đất Điều đó cho thấysự quan tâm của con người về sự suy thoái tài nguyên đất ngày cảng tăng.

2.1.2 Khai thác và sử dụng tài nguyên đất2.1.2.1 Khái niệm

Sử dụng đất là một chuỗi những hoạt động trên đất được tiễn hành bởi con người,với mục đích dé thu được các sản phẩm và/hoặc lợi ích thông qua việc sử dụng tài nguyênđất (ITC, FAO, UNEP, WAU, 1996)

Sử dung dat được đặc trưng bởi các hoạt động, sắp xếp và đóng góp của người thựchiện một loại đất nhất định dé sản xuất, thay đối hoặc duy trì nó (FAO, UNEP, 1999)

2.1.2.2 Phân loại sử dụng đấtCó nhiều cách phân loại sử dụng đất, phụ thuộc và mỗi quốc gia và khu vực Trên

thế giới có 2 cách tiếp cận phân loại sử dụng đất: Trường phái theo cách tiếp cận chứcnăng với các đại diện như Anderson (1976), ECE-UN (1989), Adamec (1992) và Young(1994) Trường phái theo cách tiếp cận quy trình với đại diện nồi bật là Muecher (1993).Từ việc phân tích hai trường phái này, Duhamel (1998) đã đề xuất ra một trường phái tiếpcận thứ 3: tiếp cận theo các hoạt động sử dụng đất Trường phái tiếp cận thứ 3 này cónhiều ưu điểm noi bật như phù hợp với thực tế, dé dang áp dụng, linh hoạt, phù hợp, đảmbảo, quen thuộc (Nguyễn Trường Ngân, 2011)

Ở Việt Nam đã chú trọng đến phân loại sử dụng đất từ rất sớm, bat dau từ năm 1981.Đến nay theo Luật đất đai 2003, hệ thông phân loại sử dung đất bao gồm 3 nhóm chính và1 nhóm phụ, được chi tiết hóa theo thông tư 28/2004/TT-BTNMT va được điều chỉnh,thay thé bởi Thông tư 08/2007/TT-BTNMT Hệ thống phân loại theo Thông tu 08/2007,sử dụng đất được chia thành 4 nhóm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sửdụng, đất có mặt nước ven biển Trong mỗi nhóm đất sử dụng lại được chia nhỏ theo mụcđích sử dung cụ thé

2.1.2.3 Các quyên liên quan đến sử dụng tài nguyên đất

Ở các quốc gia khác nhau thường có những luật, chính sách khác nhau liên quan đếnquyên tai nguyên dat

Trên thể ØIỚT

Trang 25

Kiểm soát và tiếp cận với đất dai và tài nguyên thiên nhiên là một tập hợp quyên(USAID, 2006) bao gồm quyên sử dụng, quản lý, chuyển nhượng và chuyển quyên (chỉđịnh hoặc phân công lại) về quản lý và sử dụng đất đai và tai nguyên thiên nhiên khác trênđất Những quyên này được quan tâm rất nhiều trong các van đề về công bang, bình dangvà công lý Khái niệm quyên sở hữu phục vụ cho đa số, gan kết xã hội, bề rộng và chiềusâu về thé chế đi dau trong phát triển và quy hoạch môi trường Một số thuật ngữ vềQuyền sở hữu bao gồm:

* Quyển sử dung: Hầu hết các loại quyền sở hữu được thé hiện đầu tiên qua quyềnsử dụng, hoặc thu hồi các nguồn tài nguyên trên đất như thu gom gỗ khô, chăn thả gia súctrên đồng cỏ, sản xuất cây trồng trên các vùng đất nông nghiệp, đánh cá trong ao Quyềnsử dụng trên một thửa đất có thé bao gồm quyên lập trang trại, đồng cỏ, trồng cây, chặtcây dé xây nhà, dé thành lập một doanh nghiệp, khai thác mỏ đá hay bat kỳ sự kết hợp cácquyền đó hoặc sử dụng trái cây, lá, mật ong, vỏ cây của cây trên đất

% Quyển quản lý: bao gồm quyền tô chức và chuyển nhượng quyên sử dụng Là yếutố trung gian giữa quyền sử dung và quyển sở hữu Người quản lý một đơn vị đất đai cóquyền sử dụng đất và quyết định sản xuất những gì có ý nghĩa đối với các chủ sở hữuquyền sử dụng khác nhau Trong quyền quan ly cũng có quyền chuyển nhượng nhưngkhác so với quyền sử dụng Ví dụ, vùng đất ngập nước là sở hữu hợp pháp của nhà nước,nhưng quản lý các vùng đất ngập nước được trao cho cơ quan quản lý địa phương, quyếtđịnh khi nào và nơi nào mọi người có thể câu cá hoặc cá được đánh bắt như thế nào Cơquan quản lý địa phương quản lý các vùng đất ngập nước trong các quy định của nhànước như nhà nước đặt lệnh cấm đánh bắt cá vào thời gian cụ thể nào đó trong năm.Trong trường hop này, cơ quan địa phương không giữ quyền chuyên nhượng các vùng datngập nước (quyên sở hữu hoặc quản lý) cho người khác

* Quyên chuyển giao và chuyên giao quyên: Là quyền cao hơn so với quyên sửdụng và quyên quản lý, bao gồm giao hoặc giao lại cả quyền quản lý và quyên sử dụng.Việc chuyển giao có thé xác định và tuyệt đối vì có thé bao gồm tất cả các quyên tronggói quyền sở hữu Chuyên giao toàn bộ quyền thường gặp ở các nước phương Tây, ở cácnước khác thường chuyển một phan quyền Ví dụ một cộng đồng trao quyên quản lý vàsử dụng một mảnh dat cụ thê cho một người mới Các quyên được chuyên giao bao gdm

Trang 26

quyền để loại trừ tất cả những người khác, bao gồm các thành viên cộng đồng sử dụngtrên mảnh đất chuyển giao như trong trọt Tuy nhiên, quyền chuyển nhượng quyển sửdụng và quản lý thường được giữ lại bởi cộng đồng.

* Quyên sở hữu: LA một thuật ngữ không chính xác cũng không khắt khe, thườnggặp trong các cuộc thảo luận về quyên tài sản Khái niệm về quyền sử hữu có thể khácnhau tùy thuộc vào bối cảnh chính trị - xã hội Người phương Tây có xu hướng nghĩ rằngquyên sử hữu là một gói quyền được minh họa bang công thức:

Quyên sở hữu = Quyên sử dụng + Quyền quan lý + Quyển chuyển giao + Chuyểngiao quyên

Một số khu vực khác có thể nghĩ răng quyền sử hữu được thiết lập bởi một cộngđồng hoặc gia tộc Trong hệ thống như vậy, chuyên nhượng quyén sử dụng va quan lýđược dựa trên gia đình, gia tộc, tồn giáo hay sắc dân tộc của chủ sở hữu chứ không phải làquy phạm pháp luật.

Tại Việt NamTheo quy định của Luật Dat dai năm 2003, đất đai thuộc quyên sở hữu toàn dân, cơquan nhà nước thực hiện quyên hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất

đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai Điều 5 khoản 2 Luật Đất

đai cũng quy định những quyền định đoạt của nhà nước đối với dat đai như quyết định

mục đích sử dụng dat: quy dinh han muc giao dat va thoi han str dung dat: quyết định

giao dat, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển đối mục đích sử dung đất; định giáđất và điều 46 khoản 2 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đôi,

chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thé chap, bao

lãnh, góp vốn bang quyên sử dung dat theo quy định

2.1.2.4 Luật và Chính sách quản lý, sử dụng đất ở Việt Nam

Vấn đề đất đai ngoài thuộc tính xã hội, kinh tế còn có thuộc tính chính trị Nhữngchính sách đất đai ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai và giải quyếtcác van dé phát sinh Chính sách đất đai là van dé phức tạp nhất, nhạy cảm nhất và là nútthắt cơ bản nhất trong pháp luật về chế độ quản lý đất đai của Nhà nước ta “Chính sáchđất đai có tầm quan trọng thiết yếu đối với tăng trưởng bên vững, quản trị quốc gia hiệuquả, phúc lợi và các cơ hội kinh tế mở ra cho người dân nông thôn và thành thị, đặc biệt

10

Trang 27

là cho người nghèo” (Nguyễn Tan Phát, 2009).Trước khi có Luật đất đai

Thực hiện mô hình kinh tế tập trung bao cấp, đầu thập niên 1980, sản xuất lươngthực không đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân, hàng năm vẫn phải nhập trên 1triệu tan lương thực Sau khi thử hình thức khoán việc và khoán sản phẩm, ngày13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TƯ về công táckhoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (haycòn gọi là “Khoán 100”)

Sau khi có Luật đất daiLuật Dat dai năm 1987 giao những ao nhỏ mương rạch trong vườn nằm gọn trongđất thô cư cho hộ gia đình; ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình Với nhữngmặt nước chưa sử dụng có thé giao cho t6 chức, cá nhân không hạn chế Sau kết quả khảquan của “Khoán 100” năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (hay còn gọi là “Khoán10”) đã có bước đột phá quan trọng khi lần đầu tiên thừa nhận các hộ gia đình là đơn vịkinh tế tự chủ Ngày 15/7/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 327/CT,mỗi hộ được giao đất rừng tùy khả năng trong đó có 5000 m” kinh tế vườn nếu là đấtrừng, 300 m” nếu là đất trồng cây công nghiệp, 700 m” nếu là đất bãi bồi Nhà nước dành60% vốn dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, 40% còn lại cho hộ gia đình vay không lấylãi Những hộ chuyển vùng đến khu kinh tế mới được phép chuyển quyền sử dung đấtcanh tác, đất tho cư dé lấy tiền làm vốn và cũng khuyến khích các doanh nghiệp, các côngty tư nhân trong nước và nước ngoài bỏ vốn dau tư dưới hình thức đồn điền, trang trại

Luật Dat dai năm 1993 và sửa đổi năm 1998, năm 2001 nhằm thê chế hóa các chínhsách đất dai đã ban hành, đồng thời, qui định và điều chỉnh các quan hệ kinh tế — xã hộitheo hướng dài hạn Luật đã khăng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giaođất sử dụng 6n định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân Đồng thời giao quyền sửdụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyền đổi, quyền thừa kế, quyén théchấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng nhằm tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinhtế được đảm bảo về mặt pháp lý cho những người sử dụng đất Nhờ những đột phá quantrọng trong các chính sách đất đai đã mang lại những thành tựu to lớn trong nông nghiệp,nông thôn và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam gần 20 năm qua góp phan giữ vững 6n định

Trang 28

chính trị — xã hội Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khâu gạođứng thứ 2 trên thế giới Đây là điều kỳ diệu của thế giới Tuy nhiên, kinh tế thị trườngphát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng và mua banquyền sử dụng đất (thực chất là mua bán đất đai) trở nên thường xuyên đã làm phát sinhrất nhiều van dé mà Luật Dat đai năm 1993 khó giải quyết Luật cũng hạn chế khả năngtích tụ đất đai, làm giảm quy mô đầu tư đất đai trong sản xuất của người dân Đây là mộthạn chế lớn

Ludi Đất dai năm 2003 lại tiếp tục sửa đôi cho phù hop với nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa được ban hành, đã thừa nhận quyền sử dụng đất trong thị

trường bất động sản Day manh chuyén dich co cau str dung dat, phục vu mục tiêu công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Các quyên của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm thựchiện đã làm cho người sử dụng đất gan bó hơn với dat đai, yên tâm dau tư, phát triển sản

xuất, kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng đất Tuy nhiên chưa làm rõ cơ chế thực hiện

các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu đất đai và chưa giảiquyết hài hòa vẻ lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nha đầu tư Quyền và nghĩavụ của người sử dụng đất chưa được quy định day đủ, nhất là điều kiện thực hiện cácquyền Thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, giao dịch “ngầm” khá phổbiến Tình trạng đầu cơ đất đai còn xảy ra đây giá đất tăng cao đã có tác động không nhỏđến ồn định kinh tế vĩ mô

Luật dat dai năm 2013 chính thức có hiệu lực vào 1/7/2014 có các điểm mới so vớiLuật Dat dai 2003 Trong đó, làm rõ các trường hop Nhà nước thu hỏi đất, nguyên tắcđịnh giá đất bồi thường, hỗ trợ tái định cư; cụ thể hóa các quyền nghĩa vụ của Nhà nướcđối với người sử dụng đất; mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyên lợi của người sử dụng đất trong vùng quyhoạch; quy định day đủ, rõ ràng các đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và

điều kiện để triển khai thực hiện; mở rộng thời hạn giao đất nồng nghiệp, hạn mức nhận

chuyển quyên sử dụng đất,

2.2 Xung đ' t trong sĩ | d' ng tài nguyên đi t2.2.1 Lý thuyết xung dot

12

Trang 29

2.2.1.1 Khát niệm

Xung đột là su bat đồng hoặc xung khắc gây ra bởi sự đối lập trong thực tê và nhậnthức về những nhu câu, những gid tri và những lợi ích (UNEP, 2009) Xung đột cũng

được mô tả như một tình huống mà ở đó các cá nhân hoặc các nhóm người có sự bất đông

về những biện pháp hoặc những mục đích, và cô gắng để chứng minh quan điểm của họhơn những người khác.

Trong thực tế, xung đột không có nghĩa là một van dé trong hệ thống quan lý hay sựcô trong một tổ chức, mà bat cứ khi nào các cá nhân có nhu cau, giá trị và tính cách khácnhau cùng đến và làm việc trong cùng một cơ câu tổ chức thì xung đột là không thé tránhkhỏi Tuy nhiên, xung đột không nhất thiết là phải phá hủy, một vài xung đột có thể đượcmong đợi để đây mạnh sự thay đổi và tăng trưởng (Guntoro và Udomsake, 2006) Xungđột tài nguyên đất có thé diễn ra ở nhiều cấp địa phương, quốc gia và quốc tê

Theo Jon Martin Trolldalen, xung đột môi frường quốc té là xung đột lãnh thổ, lợiích do việc sử dụng tài nguyên trong quốc gia này gây ra tác động môi trường tiêu cựccho quốc gia hoặc nhóm quốc gia khác

— Nguyên nhân của xung đột như tranh giành hoặc bảo vệ những gia tri vật chất vàphi vật chất

- Dau trường diễn ra xung đột như khu vực địa phương, quốc tế, lưu vực sông,

rừng

% Ngoài ra, trên phương diện van học xung đột còn được chia thành các loại:

- Xung đột giữa con người với chính ban than mình.- Xung đột gitta con nguoi với con người.

~ Xung đột giữa con người với xã hội.~ Xung đột giữa con người với thiên nhiên.

Trang 30

## Xung đột trong một tổ chức:- Xung đột về lợi ích.

~ Xung dot vé muc tiéu._ Xung đột quá trình hoạt động.~ Xung đột do cảm xúc.

## Xung đột trong việc ra quyết định, đây là loại xung đột thường xuất hiện giữanhững người ra quyết định (Coats and Sanders, 1958):

- Xung đột giữa những phương pháp tiếp cận.~ Xung đột gitta những biện pháp phòng tránh.~ Xung đột giữa việc tiếp cận hay phòng tránh.% Daniel Katz (1965), đưa ra một cách phân loại để phân biệt ba nguôn xung độtchính: kinh tế, giá trị và quyên lực

- Xung đột kinh té liên quan tới những động cơ cạnh tranh để dành được nhữngnguôn tài nguyên khan hiém Mỗi bên đều muốn có được nhiều nhất có thể, hành vi vàcảm xúc của mỗi bên chủ yếu hướng tới việc tôi đa hóa lợi ích của nó Xung đột trongviệc quản lý và liên minh thường nảy sinh do một trong những mục tiêu không tươngthích.

~ Xung đột giá tri liên quan sự xung khắc trong những cách sông, hệ tư tưởng —những ưu tiên, những nguồn gốc và những thông lệ mà con người tin tưởng Xung độtquốc tế (cụ thé: chiến tranh lạnh) thường có một thành phân giá trị mạnh mẽ, ở đó mỗibên khang định tinh đúng đắn và tính ưu việt trong cách sông và hệ thong kinh tế chính trịcủa mình.

- Xung đột quyên lực xảy ra khi mỗi bên muôn duy trì hoặc tôi đa hóa sức ảnhhưởng của minh trong các mỗi quan hệ và môi trường xã hội Không thé có một bên mạnhmà lại không có một bên khác yêu hơn, ít nhất là có ảnh hưởng trực tiếp lên nhau Nhưvậy, một cuộc tranh giành quyên lực xảy ra sau đó thường kết thúc với một bên chiến

thăng và một bên thất bại hoặc trường hợp đặc biệt là gây ra tình trạng căng thăng Xung

đột quyên lực có thể xảy ra giữa các cá nhân, giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia, bấtcứ khi nào một bên hoặc tât cả các bên lựa chọn một thê lực tiếp cận với các mối quan hệ.Quyên lực cũng có khả năng giải quyết được tất cả các xung đột khi các bên có găng để

14

Trang 31

khiểm soát lẫn nhau.

3# Theo mức độ xung đột thì có:

- Xung đột giữa các cá nhân xảy ra khi hai người có nhu câu, mục tiêu hoặcphương pháp xung khắc với nhau trong mối quan hệ của ho Sự cô truyền thông thường lànguôn gốc quan trọng của xung đột giữa các cá nhân và việc học kỹ năng giao tiếp rất cógiá trị trong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột những khó khăn Đông thời, sự khácnhau thực chất xảy ra giữa mọi người không thé được giải quyết băng bat ky sự cải thiệnØ1aO tiếp nào “Xung đột nhân cách” dùng dé chỉ sự khác biệt mạnh mẽ trong động cơ, giátrị hoặc phong cách giữa mọ người khi giao tiếp với nhau và điều này không thể giảiquyết Cụ thé, nếu tat cả các bên trong một mối quan hệ có nhu câu cao về quyên lực vàtat cả đều muốn chiêm ưu thé trong mỗi quan hệ, thì không có cách nào dé làm hài lòngtat cả, và cuộc chiến quyên lực sẽ xảy ra sau đó Những chiến thuật pho biến thường đượcsử dung trong những cuộc dau tranh giành quyên lực bao gôm thưởng công và trừng phạt,lừa déi và lãng tránh, de dọa và tong tiên theo cảm tính, và tang bốc hoặc lây lòng Xungđột quyên lực chưa được giải quyết thường phục hôi và leo thang dẫn đến phá vỡ và chamdứt mỗi quan hệ

~ Xung đột vai tro liên quan đến sự khác biệt thực sự trong việc xác định vai trò,khác biệt về trách nhiệm và những mong đợi giữa các cá nhân phụ thuộc vào nhau trongmột hệ thông xã hội Nếu có sự mơ hồ khi xác định vai trò trong một tô chức hay ranhgiới trách nhiệm không được xác định rõ ràng thì sau đó sự xích mich giữa các cá nhân sẽxuất hiện Không may mắn là xung đột thường được chân đoán sai thành xung đột giữacác cá nhân hơn là xung đột vai trò, nên việc giải quyết sau đó trở nên phức tạp và bị lệchhướng.

~ Xung đột giữa các nhóm xay ra giữa những nhóm người như nhóm dan tộc hoặcchủng tộc, những bộ phận hoặc cấp ra quyết định trong một tổ chức, liên minh, ban quảnlý Cạnh tranh các nguôn tài nguyên khan hiém thường là nguôn gốc của những xung độtgiữa các nhóm, và xã hội đã phát triển một lượng lớn các cơ chế quản lý không lô, nhưthương lượng tập thể và hòa giải, để giải quyết xung đột giữa các nhóm theo những cáchít gây rắc rối Những qúa trình tâm lý xã hội rất quan trọng xung đột giữa các nhóm(Fisher,1990) Thành viên của các nhóm có xu hướng phát triển những khuôn mẫu (những

Trang 32

niêm tin tiêu cực đã được đơn giản hóa) về những nhóm đổi lập, có xu hướng đồ lỗi chonhững nhóm đổi lập về những van dé do mình gay ra, và có thói quen phân biệt đôi xửchéng lại những nhóm đối lập Triệu chứng kinh điển này trong xung đột giữa các nhómcó thé chỉ là hiển nhiên trong các tổ chức, trong quan hệ chủng tộc, trong môi trường cộng

đồng Xung đột giữa các nhóm đặc biệt căng thăng va dé xảy ra sự leo thang và khó giải

quyết khi những phân tử của nhóm đang bị đe dọa Chi phí phá hủy do xung đột giữa cácnhóm có thé vô cùng cao đôi với xã hội cả về mặt kinh tế và xã hội

~ Xung đột nhiều bên xảy ra trong xã hội khi những nhóm lợi ích va những tổ chứckhác nhau có những ưu tiên khác nhau về việc quản lý tài nguyên và phát triển chínhsách Đây là một loại xung đột phức tạp thường liên quan đến sự phối hợp về kinh tê, giátrị và quyên lực Dé giải quyết xung đột này thường phải kết hợp nhiều phương pháp đểxây dựng một sự đông lòng

~ Xung đột quốc té xảy ra giữa các quốc gia trên toàn câu có thé do cạnh tranh vềmột tài nguyên nào đó.

bo Xung đột môi trưởng

Môi trường được định nghĩa trong văn cảnh liên quan đến khái niệm về hệ sinh tháivà sự thay đổi môi trường nhiều hon là những khái niệm về tài nguyên Sinh thái đượcđịnh nghĩa bởi Ernst Haeckel là một học thuyết về môi tương quan giữa các tổ chức sôngvà môi trường của chúng, còn hé sinh thái là hệ thong kiểm soát thông tin phản hồi cóchu kỳ bao gôm những tổ chức sông cùng với môi trường sinh học va phi sinh học củachúng trong một không gian nào đó Cả hai định nghĩa déu nhân mạnh mối tương quanphức tạp trong hệ thống và khả năng tự điều chỉnh của nó Tóm lại, các hệ sinh thái chothay một xu hướng cung cấp và duy trì điêu kiện mà ở đó những thành phan đơn lẻ kiểmsoát và phân định sự tăng trưởng của nhau thông qua những những phản hôi, đây là mộtsự cân băng động và dao động xung quanh mức trung bình lý tưởng Sự thay đổi môitrường do ban tay của con người không đơn giản chỉ là sự tương tác g1ữa con người vàmôi trường Môi trường thay đổi cho thay đã có một sự can thiệp nào đó gây ra sự mất 6nđịnh cho trạng thái cân băng của hệ sinh thái, vì thế hệ sinh thái bắt buộc phải thiết lập

một trạng thái cần băng mới, thay đôi những điều kiện hỗ trợ vốn có đối với cuộc sông và

những hoạt động của con người Ví du, ô nhiễm CO; trong khí quyén do đốt nhiên liệu

16

Trang 33

hóa thạch vượt quá khả năng hấp thụ của hệ sinh thái và là nguyên nhân gây ra là hiệuứng nhà kính Biến đổi khí hậu làm thay đối sự cân bằng giữa băng và nước trên bề mặt,lam tăng mực nước biến Tương tự, quá trình sa mạc hóa cũng được giải thích như kết quacủa việc loại bỏ thực vật và lạm dụng đất, đã dẫn đến sự thay đổi cân băng của thực vật,vi khí hậu, hậu quả lượng mưa giảm và xói mòn đất tăng Ngoài năng lượng mặt trời thìnước là điều kiện tiên quyết để duy trì một hệ sinh thái, nhưng những can thiệp của conngười đã làm thay đổi vận động của các dòng chảy ảnh hưởng đến cân bằng hệ sinh tháitrong những khu vực liên quan (Stephan Libiszewski,2009)

Không chỉ tác động tiêu cực lên những điều kiện hỗ trợ cho sự sống, hoạt động của

con người còn gây tác động tiêu cực lên chính họ và xã hội do sự suy thoái về môi trường.Từ quan điểm thay đối môi trường hệ sinh thái chỉ là một quá trình thích ứng và điều tiết,tự nhiên và HST không ý thức được giá trị của nó thì giờ đây loài người đã hiểu rang mộtsự thay đôi môi trường có nghĩa là một đặc tính chất lượng đã bị mat đi hay suy thoái.Thuật ngữ suy thoái môi trường được hiểu như một sự thay đôi môi trường do con ngườiđã có những tác động tiêu cực lên xã hội loài người, đây chính là nguyên nhân của xungđột môi trường.

Theo Stephan Libiszewski,2009 thì trong thực tế những xung đột môi trường có théđược thé hiện thông qua những cuộc xung đột tài nguyên, nhưng đó phải là tài nguyên cóthé tái tạo được như đất, nước ngọt, Như vậy có nghĩa là xung đột tài nguyên và xungđột môi trường có sự khác nhau.

Khái niệm sự biến đối môi trường và suy thoái môi trường giúp chúng ta phân biệttài nguyên thiên nhiên tái tạo và không tái tạo Thuật ngữ tài nguyên không những dé chỉnhững “hàng hóa” được cung cấp bởi tự nhiên, mà còn để nói về khả năng chứa chất thảivà chứa đựng những sản phẩm từ hoạt động của con người Những tài nguyên chínhthường được nhắc đến trong những vấn đề về môi trường đó là nước ngọt, đất, rừng,không khí, khí quyền, khí hau, đại dương va da dạng sinh học, đây là những tài nguyênhay dịch vụ có thể tái tạo Chúng được tái tạo là nhờ hệ thống phản hồi sinh thái có chukỳ, hệ thong này đã sắp xếp lại và bảo tồn chất lượng của chúng Ngược lại, khoáng sanvà nhiên liệu hóa thạch là mục tiêu thường thấy của những xung đột tài nguyên, là nguôntài nguyên không thé tái tạo bởi vì chúng không phải là một thành phan năm trong chu

Trang 34

trình phản hôi sinh thái Bởi vậy chúng có thể bị cạn kiệt nhưng không bị suy thoái Vídụ, sự cạn kiệt của dầu mỏ không có nghĩa là bản thân dầu mỏ là một sự suy thoái môitrường Thậm chí nếu mỏ dâu bị cạn kiệt hoàn toàn cũng sẽ không gây ra bất ky sự bất ônnào cho hệ sinh thái, nhưng chăc chắn nó sẽ tạo ra một van dé kinh tế nghiêm trọng Vìvậy, xung đột do sở hữu hoặc sử dụng dầu không được xem là xung đột môi trường,chúng là khởi đầu cho những xung đột kinh tế và xã hội Chỉ có những hậu quả do việcđốt những dẫn xuất của dau mỏ, ví dụ như hiệu ứng nhà kính hay những thiệt hại gây rabởi việc sản xuất hay vận chuyền những dẫn xuất này có thé dẫn đến suy thoái môi trườngthì mới được xem là những nguyên nhân có thé gây ra xung đột môi trường Đáng nói lànhững van dé về suy thoái tài nguyên (tài nguyên tái tạo được) dường như đã trở nên capbách hon là những van dé về cạn kiệt tài nguyên (tài nguyên không tái tạo được).

Đặc điểm tiếp theo của tài nguyên tái tạo được đó là chúng ít được thay thế hơn tàinguyên không tái tạo được Thức ăn, nước ngọt, không khí sạch và những điêu kiện khíhậu hỗ trợ cuộc sống không chỉ là nguồn gốc của sự giàu có trong kinh té mà còn là điềukiện sinh học không thé thiêu của cuộc sông Thêm vào đó, môi trường đóng vai trò nhưmột ngân hàng nguyên liệu, là bon chứa chat thải và còn là không gian song của sinh vật.Ví dụ việc mất đi những khu vực định cư do sự tăng lên của mực nước biển, do sa mạchóa hoặc do những sự cô của ngành công nghiệp sẽ dẫn đến sự khan hiém của tài nguyênđất ở

## Khái niệm về suy thoái môi trường dẫn đến những khái niệm liên quan khác nhauvề khan hiếm tài nguyên Có 4 kiêu khan hiém tài nguyên được phân biệt:

Khan hiểm vật lý tức là tài nguyên chỉ có số lượng nhất định.- Khan hiếm địa chính tri: tài nguyên không được phân phối công băng trên bề mặttrái đât nên một số quốc gia có tài nguyên có thể dựa vào việc phân phối tài nguyên chocác quốc gia khác dé đạt được các mục đích về chính tri, quân sự, kinh tẾ

~ Khan hiểm kinh tế - xã hội liên quan đến sự phân bố sức mua không déu và phânphối quyên sở hữu không công băng đổi với việc cung cấp tài nguyên thiên nhiên tronghoặc giữa các cộng đông với nhau

~ Cuối cùng là loại khan hiểm tài nguyên do sự thất bai của con người trong việc ápdụng những phương pháp bên vững để quản lý chúng nên mặc dù có trữ lượng lớn và có

18

Trang 35

thể tái tạo được trong tự nhiên nhưng lại sớm trở nên khan hiếm, loại này được gọi làkhan hiếm môi trường, gây ra bởi sự suy thoái môi trường.

Bồn loại khan hiếm tài nguyên trên có thể có sự tương quan ngẫu nhiên với nhau.Khan hiểm do địa chính trị và do phân phối kinh tế - xã hội thường bắt nguén từ nhữnghành vi hèn hạ, khan hiém vật lý tài nguyên tái tạo được do sự suy yếu của nguồn cungcấp tài nguyên

Xung đột môi trường được sử dụng dé chỉ những xung đột gan liền với tài nguyênthiên nhiên hoặc những hệ sinh thái mà con người phụ thuộc vào đó để tồn tại, như hệsinh thái nước, hệ sinh thái trên cạn, biến, đại dương, khí quyền và đa dạng sinh học Cácloại tài nguyên không tái tạo được chỉ bao gồm trong xung đột môi trường nếu việc sửdụng chúng dẫn đến sự thoái hóa môi trường Tóm lại, Xung đột môi rường là xung độtgây ra bởi sự khan hiếm tài nguyên tái tao được (đất, nước, ) do con người đã làm xáotrộn tốc độ phục hồi bình thường của nó Khan hiếm môi trường có thé là kết quả của việclạm dung tài nguyên tai tạo hoặc do 6 nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của hệ sinhthái, cudi cùng môi trường sống bị phá hủy Xung đột gây ra bởi khan hiếm vật lý, khanhiếm địa chính trị hoặc khan hiếm kinh tế - xã hội không phải là những xung đột môitrường nhưng là những xung đột truyền thông do phân phối tài nguyên

Sự khan hiểm tài nguyên không tái tao bao gồm khan hiếm vật lý, khan hiếm địachính trị hoặc khan hiếm về mặt kinh tế Trong khi sự khan hiếm của tài nguyên tai tạokhông gan với khan hiém về mặt vật lý, địa chính trị hay kinh tế mà do sự suy thoái vềmặt môi trường mà ở đó những tài nguyên tái tạo trở nên khan hiém về mặt môi trường vàliên quan đến những xung đột Ví dụ, những xung đột do sử dụng đất nồng nghiệp (mộttài nguyên có khả năng tái tạo), được nhìn nhận là môi trường chỉ nếu đất trở thành đốitượng của sự bất đồng do xói mòn dat, biến đổi khí hậu, sự thay đổi dòng chảy hoặc bấtkỳ sự suy thoái môi trường nào khác Xung đột đất nông nghiệp không phải là xung độtmôi trường nếu đó là năm trong xung đột lãnh địa giống như chiến tranh thế giới, chiếntranh giải phóng dân tộc, chiến tranh thực dân Đó cũng không phải là xung đột môitrường nếu đó là cuộc chiến dé chống lại chế độ nhằm mục đích đòi một sự phân chia đấthợp lý hơn Một cuộc chiến tranh có thể là xung đột môi trường nếu sự phân chia đấtkhông công băng là nguồn gốc của sự lạm dụng đất

Trang 36

% Ngoài ra, xung đột môi trường còn do những tác động của xã hội:

- Những xung đột khan hiém co bản: xung đột do khan hiểm tài nguyên tái tạo giữacác quốc gia Chúng đặc biệt có thé xảy ra bất ngờ khi những tài nguyên tái tạo thuộc loạithiết yếu cho sự tôn tại của con nguoi, cd thé chiém eit hoặc kiểm soát được như nướcsông, thủy sản và đất sản xuất nông nghiệp

~ Xung đột giữa những dân tộc va giữa những nên văn hóa bi “kích hoạt” bởi tinhtrạng thiêu thôn và căng thắng Chúng có thể xảy ra trong xã hội đa sắc tộc hoặc đa vănhóa hoặc giữa các quốc gia do sự di dân vì van dé môi trường

- Những xung đột liên quan đến nghèo đói: sự phân chia giai cấp hay bat mãn xãhội sâu sắc là kết quả của suy thoái môi trường do những tác động vé mặt kinh tê Chúngcũng có thé xảy ra trong một xã hội bi phân cực bởi các tô chức chính trị

Nhóm ENCOP (Environment and Conflicts Project) dẫn đâu bởi Gunther Baechlerva Kurt r Spillmann đã chi ra rang xung đột môi trường cũng được thé hiện ra bên ngoàigiỗng như xung đột chính tri, xung đột xã hội, kinh té, sắc tộc, xung đột tư tưởng, xungđột lãnh thé, xung đột tài nguyên, xung đột lợi ích giữa các quốc gia hay bat kỳ loại xungđột nào khác Đây là những xung đột thường xuất hiện do sự suy thoái môi trường Xungđột môi trường xuất hiện do một hoặc nhiều trường hop sau đây: 1) lạm dụng tài nguyêntái tạo; 2) vượt quá khả năng chịu tải của môi trường (ô nhiễm); 3) sự kiệt quệ của khônggian sông

Dau trường xung đột môi trường thường được xác định là môi trường vật lý thaycho những ranh giới chính tri Sự dung độ giữa ranh gidi tự nhiên và ranh giới chính trithường là trung tâm của van dé 260 con sông lớn nhất trên thé giới chiêm 45% lượngnước bê mặt không năm trọn vẹn trong một quốc gia mà chảy qua nhiều quốc gia khácnhau, nhưng chúng chỉ được quản lý ở cấp quốc gia

Xung đột môi trường bạo lực chủ yếu xảy ra ở những nước kém phát triển, nơi conngười phụ thuộc trực tiếp tài nguyên tái tạo để sinh sống, những quốc gia này thườngkhông linh hoạt trong việc đối phó với tình trạng khan hiém đang ngày một gia tăng.Xung đột xảy ra giữa hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo cách truyền thống vàtheo cách hiện đại Ví dụ xung đột giữa những người đánh cá quy mô nhỏ với những tàuđánh các cỡ lớn, hay xung đột giữa nông dân sử dụng công cụ thô sơ với chủ trang trại đã

20

Trang 37

được cơ giới hóa.Môi trường luôn là nạn nhân thâm lặng của các cuộc xung đột Dé đảm bảo giànhđược thăng lợi việc làm mất đi tinh than chiến dau của người dân bản địa là một trongnhững chiến lược quan trọng trong xung đột bạo lực, đặc biệt là trong các cuộc chiến, pheđối lập có thé dùng các thủ đoạn tan ác như làm dat đai, giéng nước nhiễm độc, đốt cây,chặt phá rừng, giết thú vat, Ví dụ như việc cô tình làm cạn kiệt nguồn nước vùng đầmlây sông Euphrates — Tigris của cựu Tổng thống Saddam Hussein trong những năm 1980và 1990 là để đạt được những mục tiêu chính tri và quân sự cua mình Trong chiến tranhViệt Nam, gân 72 triệu lít chất độc màu da cam đã được rải xuống đất nước này, toàn bộthảm thực vật năm trong khu vực bị rải thuốc déu trụi lá, thậm chí một số nơi hiện naycòn không có khả năng sử dụng cho nông nghiệp Tương tự, trong chiến tranh vùng vịnhnăm 1991 môi trường nước cũng đã bị tàn phá nghiêm trọng do hàng triệu tân dâu thôtrong các giéng dau ở Kuwait được thải vào nguôn nước.

* Tác động của xung đột đối với môi trường có thé chia thành ba con đườngchính :

- Tac động trực tiếp : phá hủy các HST, giết chết động vật hoang dã, giải phóng cácchất gây ô nhiễm và các chất độc hại ra môi trường tự nhiên

- Tae động gián tiếp : di dân, làm gián đoạn kinh tế - xã hội, khai thác triệt dé tàinguyên dẫn đến thiệt hại môi trường lâu dài

: Tác động đến thé chế : xung đột gây ra sự gián đoạn các tổ chức nhà nước, các cơchế chính sách, dẫn đến quản lý yêu kém, tạo ra các hình thức khai thác bất hợp pháp, hủyhoại các hoạt động vì môi trường.

w Xung dot tài nguyên

Xung đột tài nguyên là thuật ngữ dé chỉ những tài nguyên thiên nhiên mà việc khaithác và buôn bán chúng diễn ra trong bối cảnh xung đột hay nói cách khác lợi ích từ việckhai thác và buôn bán tài nguyên có được nhờ vào sự vi phạm nghiêm trọng quyên conngười, vi phạm pháp luật nhân đạo quốc tế hay những vi phạm tương ứng với tội phạmtheo luật quốc tê Khả năng các bên xung đột với nhau trong quá trình khai thác tàinguyên phụ thuộc vào việc sử dụng chúng trên thị trường, nghĩa là lợi nhuận thu được từviệc buôn bán chúng Lay đi kha nang tạo ra lợi nhuận từ việc khai thác tài nguyên sẽ lam

Trang 38

các bên không còn khả năng làm tăng hay duy trì xung đột nữa.Trong lịch sử thế gidi, nhiéu cudc xung đột va chiến tranh đã nỗ ra do việc sở hữuvà kiểm soát tài nguyên thiên nhiên quan trọng như: nước, đất canh tác, vàng bạc, kimcương đồng, dau khí, Tranh giành tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu nổi bật của cáccuộc chiến tranh giữa các nước dé quốc trong thé ky 16, 17, 18, 19 và cũng đặt nền móngcho chiến tranh thế giới lần thứ nhất Mặc dù trong thời kỳ chiến tranh lạnh thì xung độthệ tư tưởng là loại xung đột chiếm ưu thế nhưng trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh thìxung đột tài nguyên lại trở nên noi bật hơn Thật vậy, nhiều cuộc xung đột trong suốtnhững năm 1990 ở Angola, Chechnya, Chiapas, Congo, Indonesia, Liberia, Sierra Leone,Somalia va Sudan đều bùng phát một phan do sự cạnh trạnh kiểm soát những nguồn tàinguyên quan trọng Những công ty khai thác khoáng sản và tài nguyên lớn nhưExxonMobil và BHP Billeton luôn khéo léo để kiếm soát những mỏ dau và những mỏkhoáng san khong 16 Những người khác cũng muốn kiếm lợi từ tài nguyên, bao gồmnhững người buồn bán tài nguyên mập mờ, những người buôn lậu, các quan chức thamnhững địa phương, những tay buôn bán vũ khí, những công ty vận chuyển và cả nhữngcông ty hám lợi Tình trạng khan hiếm tài nguyên làm trầm trọng thêm những cuộc xungđột mà ở đó quyền lực của chính phủ và vũ khí quân sự/tình báo của họ luôn luôn được sửdụng Van dé này đã được công bồ thông qua nhiễu tài liệu chủ chốt, bao gồm những báocáo và cách giải quyết của UN, cũng như những báo cáo chủ đạo của NGO Những tàiliệu này đã giúp tăng cường nhận thức cộng đồng và xúc tác cho những phong trào vậnđộng toàn câu, thu hút sự chú ý vào những mạng lưới bí mật, những công ty tài nguyênlớn và những chính quyên thỏa hiệp ở phía Bac và Nam bán cau.

Các loại tài nguyên đang là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột trên thế giới làkim cương, dầu mỏ, đất, tài nguyên nuoc,

2.2.1.3 Nguyên nhán xung dot

Không có nguyên nhân duy nhất cho một cuộc xung đột Thay vào đó, xung đột làsự kết hop của nhiều hoàn cảnh, nhiều nguyên nhân Một số yếu tố tạo nên xung đột đólà:

3t Yếu to về chính trị và thé chế: cách tổ chức yếu kém, tranh giành quyén lực(trong một Đảng hoặc nhiều Đảng với nhau), tham nhũng, thất bại trong những giao ước

22

Trang 39

với nhân dân, khác nhau về bản sắc chính trị `, yếu kém của nhà rước cũng tạo ra điều kiện cho xung đột băng bạo lực Nhànước không có khả năng quản lý các nhóm lợi ích khác nhau trong hòa bình có thể dẫnđến những rạn nứt trong xã hội, nguy cơ dẫn đến tình trạng căng thang giữa các bên.Những quy định, những luật lệ và những chính sách của nhà nước nhằm điêu chỉnh hànhvi của con người có xu hướng làm giảm khả năng của xung đột, nhưng đông thời cũngnuôi dưỡng sự đôi kháng với chúng Một t6 chức có cơ cau phức tap với nhiều mức độquyên hạn khác nhau có thé tạo ra những van dé làm tăng xung đột tiềm năng.

: Tranh giành quyên lực và loại trừ lan nhau: sự tranh giành quyền lực chính trị vàquân sự trên thế giới dường như chưa bao giờ có điểm dừng Dé duy trì quyên lực củamình các cá nhân, các phe phái ra sức dùng âm mưu và thủ đoạn dé loại bỏ đôi thủ củamình, đây là nguyên nhân chính ra các cuộc nội chiên, chiến tranh trên thé giới

- Giao ước với nhân dân là một bộ các quy tắc chi phối các mối quan hệ giữa nhanước và nhân dân, là sự phân phối tài nguyên, quyên lợi và trách nhiệm trong một xã hộicó tô chức Ngân sách nhà nước có được từ việc thu thuế hay bán tài nguyên thiên nhiênnếu được sử dụng một cách công băng cho phúc lợi xã hội hay để đáp ứng nhu câu cơ bảncủa người dân thì xung đột ít có khả năng xảy ra hơn nếu nó được dành riêng cho mụcđích tham nhũng Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của công chúng dành cho chính phủ,ngăn cản dau tư trong và ngoài nước, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm giảm tínhhợp pháp của pháp luật

- Su khác biệt về bản sắc chính trị, bao ôm sự khác nhau về dân tộc, tôn giao, vanhóa có thể được sư dụng để kích động các cuộc xung đột, nhưng cũng có thé khai thácchúng để xây dựng hòa bình và hòa giải Bạo lực sắc tộc diễn ra 6 Nepal vào năm 2009bat nguồn từ các van dé dân tộc không được giải quyết trong cuộc nội chiến trước đócùng với đó là sự thất bại của những thỏa hiệp hòa bình sau đó Sự khác nhau về bản sắcchính tri cũng là nguyên nhân gây ra một loạt các cuộc li khai như Katanga ở Zaire,Biafra ở Nigeria, Sudan, Ethiopia, Somalia, Những cuộc dao chính quân sự cũngthường nảy sinh do cạnh tranh sắc tộc, cạnh tranh cá nhân như cuộc đảo chính Idi Amin ởUganda năm 1971 gây ra do sự cạnh tranh sắc tộc giữa các sĩ quan quân đội hàng đâuchéng lại những người đứng dau nhà nước Idi Amin đã tuyển mộ binh sĩ trung thành với

Trang 40

bộ lạc Kakwa của mình từ Sudan, đội quân này có một vai trò lớn trong cuộc đảo chính.

Trong trường hợp này, việc sử dụng quân đội nước ngoài đã làm trầm trọng thêm sự tàn

bạo và ngược đãi đôi với dân thường vì các binh sĩ này không có mối liên kết, quan hệnào với người dan Uganda.

~ Sự không rõ ràng trong tô chức: Những xung đột có thé xảy ra khi những mụctiêu có vẫn đề và các vai trò không được xác định rõ ràng Thêm vào đó, những quy trìnhvận hành lâu năm hoặc phương pháp tiếp cận không hệ thong trong viéc lap ké hoach vagiải quyết van dé cũng có thé lam tăng xung đội

= Xung đột cũng có thể phát sinh khi luật hay tập tục do người dán dia phương datra khác voi luật chính thức cua mot quốc gia, đặc biệt xung đột này thường xảy ra khiquyên sử dụng tài nguyên được quy định trong luật hay tập tục địa phương khác so vớiluật quốc gia

Ngoài ra, d6i với nên chính trị quốc tế thì sự cạnh tranh trong khu vực, chủ nghĩakhủng bố, bành trướng lãnh thé và tôn giáo, ép buộc và phân biệt đối xử trong thươngmại, trong các nên kinh tê giữa các quốc gia là nguyên nhân tạo ra các xung đột quốc tê

* Yêu tổ kinh tế - xã hội: tăng dân s6 quá mức, nghèo đói, bat bình đăng, loại bỏnhau, liên kết yêu, quan hệ xã hội không bên chặt

Bản chất của bât bình đăng quyết định khả năng xảy ra xung đột bạo lực chứ khôngphải là mức độ bat bình đăng Bản chất bất bình đăng có thé xếp ngang hàng với bản chatchính trị về khả năng gây ra xung đột bao lực Bat bình dang trong việc sử dụng dat đai vatài nguyên thiên nhiên là do thiếu quyên lực và quyên ra quyết định Ý thức về sự bấtcông do bị loại trừ trong thực tế hoặc trong nhận thức dựa trên bản chất của văn hóa, xãhội sẽ làm tăng cảm giác bị xã hội xa lánh đôi với một nhóm người nào đó, dẫn đến tìnhtrạng thù địch và oán hận, theo thời gian có thê dẫn đến việc tập hợp nhân lực và vật lựcđể phát động bạo lực (thường thấy ở các nhóm phản động) Phản ứng của chính phủ rấtquan trọng trong việc xác định sự bất mãn có biên đồi thành bạo lực hay không Nếu nhànước phản ứng quá gay gắt với các cuộc biểu tình không vũ trang thì không những khônggiải quyết được vấn dé mà còn tao ra nhiều cơ hội dé bùng phát xung đột bạo lực

Nghèo đói và xung đột có một liên kết rõ ràng với nhau Một lượng lớn các cuộcbiểu tình, bạo động diễn ra ở các nước nghèo trên thé giới Nghèo đói có thể góp phân

24

Ngày đăng: 24/09/2024, 07:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN