1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa lý tự nhiên: Đánh giá thích hợp đất đai cho cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá thích hợp đất đai cho cây công nghiệp ngắn ngày
Tác giả Nguyễn Như Quý
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Hiển
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Địa lý tự nhiên
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 4,78 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nhiều năm qua việc khai thác và sử dụng TNTN mà đặc biệt là tài nguyên đất đai của huyện Phù Cát có nhiều điều chưa hợp lý, do chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đất đai làm cơ

Trang 1

NGUYỄN NHƯ QUÝ

ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Như Quý

Trang 3

Để hoàn thành đề án thạc sĩ này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của quý thầy cô trong và ngoài Trường Đại học Quy Nhơn, quý cơ quan trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng

Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn đề

án TS Trương Quang Hiển và quý thầy, cô giáo trong Khoa Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Quy Nhơn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để đề án được hoàn thành

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học Trường Đại học Quy Nhơn, Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên

và Môi trường, Chi cục thống kê, UBND huyện Phù Cát, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, Cục Thống kê tỉnh Bình Định đã cung cấp tài liệu

và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện đề án Xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành đề án

Bình Định, tháng năm 2023

Tác giả

Nguyễn Như Quý

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 2

4 Quan điểm, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7

6 Quy trình nghiên cứu của đề án 8

7 Cấu trúc đề án 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY 10

1.1 Tổng quan về các vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài 10

1.1.1 Đất đai và đánh giá đất đai 10

1.1.2 Đơn vị đất đai (Land Units) 12

1.1.3 Bản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Units) 12

1.1.4 Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT) 13

1.1.5 Hiện trạng sử dụng đất đai 13

1.1.7 Quan điểm phát triển bền vững 13

1.1.8 Nguyên tắc, nội dung đánh giá và phân hạng đất đai theo FAO 17

1.1.9 Phương pháp phân hạng về tiêu chuẩn xác định hạng 21

1.1.10 Công nghệ GIS trong đánh giá thích hợp đất đai 24

Trang 5

1.2.2 Nghiên cứu và đánh giá đất đai ở Việt Nam 26

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH

BÌNH ĐỊNH 31

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát 31

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội huyện Phù Cát 41

2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Cát qua 47

2.3 Tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát 48

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 55

3.1 Tình hình phát triển cây lạc, cây vừng huyện Phù Cát Error! Bookmark not defined 3.1.1 Cây lạc Error! Bookmark not defined 3.1.2 Cây vừng (mè) Error! Bookmark not defined 3.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phù Cát phục vụ cho việc đánh giá tài nguyên đất cho phát triển cây Lac, cây vừng 55

3.2.1 Cơ sở khoa học của việc lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 55

3.3 Yêu cầu sinh thái của cây lạc, cây vừng 65

3.3.1 Yêu cầu sinh thái của cây lạc 65

3.2.1 Yêu cầu sinh thái của cây vừng 66

3.4 Đánh giá sự thích hợp đất đai hiện tại của cây lạc, cây vừng trên địa bàn huyện Phù Cát 67

3.4.1 Cấu trúc phân hạng của FAO 67

Trang 6

3.5 Đánh giá sự thích hợp đất đai tương lai của cây lạc, cây vừng trên địa bàn

huyện Phù Cát 74

3.6 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững cây lạc, cây vừng 77

3.6.1 Cơ sở thực trạng của việc đề xuất sử dụng tài nguyên đất cho phát triển cây lạc, cây vừng 77

3.6.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Cát đến năm 2025 định hướng 2030 77

3.6.3 Định hướng phát triển vùng nông nghiệp huyện Phù Cát 79

3.6.3 Một số giải pháp chủ yếu để phát triển cây lạc, cây vừng huyện

Phù Cát 81

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 7

STT Ký hiệu chữ viết Chữ viết đầy đủ

Trang 8

Bảng 2.1 Thống kê các nhóm đất chính ở huyện Phù Cát 37

Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phù Cát so với năm 2015 47

Bảng 3.1 Diện tích gieo trồng cây lạc phân theo xã, thị trấn Error! Bookmark not defined Bảng 3.2 Diện tích gieo trồng cây lạc phân theo xã, thị trấn Error! Bookmark not defined Bảng 3.3 Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm khác từ năm 2015-2022 Error! Bookmark not defined Bảng 3.4 Chỉ tiêu và phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 56

Bảng 3.5 Thống kê diện tích loại đất theo chỉ tiêu đánh giá 58

Bảng 3.6 Thống kê diện tích theo độ dốc 60

Bảng 3.7 Thống kê diện tích theo tầng dày huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 61 Bảng 3.8 Thống kê diện tích theo thành phần cơ giới 62

Bảng 3.9 Thống kê diện tích khả năng tưới 63

Bảng 3.10 Thống kê diện tích khả năng thoát nước 64

Bảng 3.11 Yêu cầu sinh thái của cây lạc, cây vừng 67

Bảng 3.12 Tổng hợp diện tích thích hợp cây lạc, cây vừng 70

Bảng 3.13 Tổng hợp diện tích thích hợp cây lạc theo xã, thị trấn 71

Trang 9

Hình 1 Quy trình nghiên cứu đánh giá thích hợp đất đai cây lạc, cây vừng 8

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình các bước đánh giá đất đai theo FAO (1983) 19

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phù Cát 32

Hình 2.2 Cơ cấu loại đất năm 2021 huyện Phù cát 48

Hình 3.1 Bản đồ thổ nhưỡng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 59

Hình 3.2 Bản đồ độ dốc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 60

Hình 3.3 Bản đồ tầng dày huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 61

Hình 3.4 Bản đồ thành phần cơ giới huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 62

Hình 3.5 Bản đồ khả năng thoát nước huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 64

Hình 3.6 Sơ cấu trúc phân hạng và khả năng thích hợp đất đai (FAO: 1976, 1983) 68 Hình 3.7 Bản đồ thích hợp hiện trạng cho cây lạc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 72 Hình 3.8 Bản đồ thích hợp hiện trạng cho cây vừng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 74

Hình 3.9 Bản đồ thích hợp theo quy hoạch trồng lạc, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 75

Hình 3.10 Bản đồ thích hợp theo quy hoạch trồng vừng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 76

Hình 3.11 Vùng sản xuất nông nghiệp 1 79

Hình 3.12 Vùng sản xuất nông nghiệp 2 80

Hình 3.13 Vùng sản xuất nông nghiệp 3 80

Hình 3.14 Vùng sản xuất nông nghiệp 4 81

Hình 3.15 Vùng nông nghiệp đô thị 81

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT

Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đặt biệt là nền kinh tế nông nghiệp Do đó, chúng ta cần khai tác tài nguyên thiên nhiên (TNTN) để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), mà đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là “tư liệu sản xuất” không thể thiếu để phục vụ việc phát triển KT-XH Thực tế nước ta thời kỳ năm 2010-2020, việc khai thác tài nguyên đất đai chủ yếu phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ,

hạ tầng…ngành sản xuất nông nghiệp chưa được các cấp chính quyền quan tâm Việc khai thác sử dụng tài nguyên đất đai còn mang nặng tính tự phát, dẫn đến nhiều nơi đất đai đang dần dần bị suy thoái, diện tích đất trống ngày càng tăng lên

Vì vậy, cần phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất phục vụ việc sản xuất nông nghiệp để tìm ra các biện pháp, quy hoạch sử dụng và bảo vệ hợp lý

Huyện Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 36 km về phía Bắc Tổng diện tích tự nhiên (DTTN) là 68.071,11 ha, chiếm 11,31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích đất nông nghiệp 55.653,3 ha chiếm 81,6% DTTN Trong những năm qua, phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Phù Cát đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất giai đoạn 2016-2020 tăng 7,75%, trong đó tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 5,85% Tuy nhiên, nhiều năm qua việc khai thác và sử dụng TNTN mà đặc biệt là tài nguyên đất đai của huyện Phù Cát có nhiều điều chưa hợp lý, do chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đất đai làm cơ sở khoa học vận dụng vào thực tiễn đời sống sản xuất nông nghiệp của người dân còn gặp nhiều khó khăn thiếu tính ổn định, làm cho tài nguyên đất đai ngày càng suy thoái, bạc màu và cho năng suất thấp làm ảnh hưởng phát triển kinh tế ngành sản xuất nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu

Trang 11

Xuất phát từ lý những lý do trên, với mong muốn đóng góp vào sự

phát triển nông nghiệp của địa phương việc lựa chọn nghiên cứu “Đánh giá thích hợp đất đai cho cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” là một vấn đề cần thiết và cấp bách

2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu

Đánh giá thích hợp đất đai nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc phát triển, quy hoạch cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận của việc đánh giá đất đai phục vụ việc phát triển, quy hoạch cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Phù Cát;

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phù Cát phục vụ mục tiêu đánh giá;

- Đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai hiện tại và thích hợp tương lai huyện Phù Cát cho cây công nghiệp ngắn ngày (cây lạc, cây vừng);

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển bền vững cây lạc, cây vừng trên địa bàn huyện Phù Cát

3 GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đánh giá thích hợp đất đai cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (cây lạc, cây vừng) trên địa bàn huyện Phù Cát

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định;

- Phạm vi về thời gian: Đề án nghiên cứu tình hình phát triển cây công nghiệp ngắn ngày của địa phương trên cơ sở số liệu được thu thập và khảo sát

Trang 12

và sự phân hoá khách quan của các mối quan hệ nói trên Áp dụng quan điểm này, trong đề án xác định cấu trúc thẳng đứng là các thành phần: loại đất, độ dày tầng đất, độ cao địa hình, độ dốc, thành phần cơ giới, độ phì…và trong mối quan hệ giữa chúng với nhau tạo nên các Đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Phù Cát

4.1.2 Quan điểm tổng hợp

Quan điểm này xem các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên

là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà

có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể Áp dụng quan điểm

Trang 13

này, đề án chỉ đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ đánh giá thích hợp hiện và thích hợp tương lai cây lạc, cây vừng theo hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững Độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất, loại đất theo đá mẹ (nham thạch, thổ nhưỡng); hiện trạng sử dụng đất (thực vật); lượng mưa, nhiệt độ

4.1.3 Quan điểm lãnh thổ

Quan điểm tổng hợp là nhìn mọi thành phần cấu tạo lãnh thổ tự nhiên trong mối quan hệ tương tác, tức là vừa chứa đựng tính bình đẳng, vừa chứa đựng tính trội, vừa chứa đựng tính phụ thuộc, vừa chứa đựng tính độc lập để quyết định cho tính đặc thù của mỗi hệ địa sinh thái (Geo - Ecologycal system) trong tiềm năng cho việc sử dụng lãnh thổ với bất cứ mục đích nào Quan điểm tổng hợp nói lên tính hoàn chỉnh trong nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên Ngoài ra, trong đánh giá đất đai cũng cần phải tính đến những điều kiện phát triển KT-XH có liên quan cơ cấu cây trồng sử dụng đất như: hiện trạng, khả năng tưới, vị trí, định hướng của phương và hiệu quả về mặt KT-XH cũng như bảo vệ môi trường đối với khu vực nghiên cứu

Trong quá trình thành lập bản đồ đánh giá thích hợp đất đai huyện Phù Cát cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, phương pháp phân tích liên hợp các bản đồ đơn tính là cơ sở cho việc thành lập bản đồ tổng hợp Tính tổng hợp còn thể hiện ở chỗ ngoài việc dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích hợp sinh thái của các loại hình sản xuất còn phải xem xét đến yếu tố hiệu quả kinh tế và tác dụng môi trường

4.1.4 Quan điểm kinh tế - sinh thái

Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông nghiệp Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nước…có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến hướng quy hoạch nông nghiệp Do đó, trong nghiên cứu, đánh giá thích

Trang 14

hợp cần chọn các loại hình sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao về KT-XH và môi trường nhằm góp phần phát triển bền vững lãnh thổ

4.1.5 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ Vận dụng quan điểm này, đề án không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai của cây các cây công nghiệp ngắn ngày các đặc điểm KT-XH (cơ sở hạ tầng, phân bố dân

cư, tập quán sản xuất…) định hướng phát triển kinh tế của huyện Phù Cát

4.2 Dữ liệu nghiên cứu

4.2.1 Nguồn tài liệu sử dụng trong đề án

Các tài liệu mang tính lý luận về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu quy hoạch nông nghiệp; các đề án khoa học cấp Nhà nước; các luận

án, luận văn và các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề án

Niên giám thống kê huyện Phù Cát năm 2022; Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Phù Cát; Số liệu thu thập tại trạm quan trắc thành phố Quy Nhơn; Tài liệu, số liệu, văn bản, báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cát liên quan đến đề án

Nguồn số liệu do tác giả điều tra, tổng hợp và phỏng vấn nông dân trực tiếp sản xuất, các chuyên gia và các nhà lãnh đạo ở địa phương

4.2.2 Tư liệu bản đồ

Trong đề án đã kế thừa các bản đồ huyện Phù Cát tỉ lệ 1/25.000 gồm: Bản đồ hiện trạng, bản đồ hành chính, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ độ dày tầng đất, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc, bản đồ nhiệt độ, bản đồ lượng mưa…

Trang 15

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng các phương pháp sau:

4.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập, thống kê các nguồn tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm kinh tế - xã hội, các vấn đề môi trường, phát triển nông nghiệp, trong đó cây công nghiệp ngắn ngày huyện Phù Cát và nguồn tư liệu có liên quan đến đối tượng lãnh thổ nghiên cứu huyện Phù Cát

4.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa để thu thập số liệu, bổ sung những số liệu; điều chỉnh những giá trị đã được nghiên cứu thu thập trước đó nhầm kiểm trađộ tin cậy của các tài liệu, số liệu thu thập rồi tiến hành khảo sát thực địa để thu thập

số liệu và bổ sung những số liệu còn thiếu và tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ

Vân dụng phương pháp này đề án đã điều tra khoảng 80 phiếu được xác định một số điểm quan trọng và một số tuyến cụ thể để nghiên cứu, đối chiếu xác định lại ranh giới của các loại đất…phân tích hiệu quả kinh tế của loại hình sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày, đánh giá khả năng thích hợp đất đai các tuyến như sau:

+ Tuyến đường ĐT639 (thị trấn Cát Tiến, xã Cát Hải, xã Cát Thành,

xã Cát Khánh);

+ Tuyến đường ĐT633 (xã Cát Minh, xã Cát Tài, xã Cát Hanh);

+ Tuyết đường ĐT634 (xã Cát Hanh, xã Cát Lâm, xã Cát Hiệp, xã Cát Sơn); + Tuyến đường ĐT635, QL19B (thị trấn Ngô Mây, xã Cát Trinh, xã Cát Nhơn, xã Cát Hưng, xã Cát Thắng, xã Cát Chánh)

4.3.3 Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO và GIS

Đề án vận dụng quy trình và phương pháp đánh giá đất đai theo FAO trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, trong đánh giá đất đai cho các loại hình sử dụng cây công nghiệp ngắn ngày (cây lạc, cây vừng) huyện Phù Cát

Trang 16

4.3.4 Phương pháp bản đồ

Để đánh giá đất đai thì không thể thiếu được quy trình thành lập bản

đồ ĐVĐĐ bằng cách chông xếp các loại bản đồ đơn tính: Bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ tưới Sử dụng phương pháp chồng xếp các bản đồ chuyên đề nói trên bằng các phần mềm Mapinfo, ArcGIS để từ đó tạo ra những bản đồ chuyên đề xác định chỉ tiêu trong đánh giá thích hợp đất đai cho cây lạc, cây vừng và bản đồ định hướng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày (cây lạc, cây vừng) huyện Phù Cát

4.2.5 Phương pháp chuyên gia

Các vấn đề quan tâm nằm ngoài khả năng hiểu biết của chúng ta về đề

án nghiên cứu cần có sự tư vấn của chuyên gia như: Lựa chọn chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu đánh giá thích hợp; Yêu cầu sử dụng đất đai của một số loại hình sử dụng đất; Loại hình sử dụng đất đai; Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường; Đề xuất loại hình sử dụng đất

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN

5.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề án góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của việc đánh giá thích hợp tài nguyên đất đai cụ thể là đánh giá thích hợp đất đai đối với cây công nghiệp ngắn ngày và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của Địa lí ứng dụng phục vụ mục tiêu quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ

Trang 17

Các giải pháp đề xuất được xây dựng trên cơ sở khoa học vì vậy có thể thực thi triển khai sau khi được cụ thể hóa tại địa bàn nghiên cứu

6 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN

Dựa trên các phương pháp và cơ sở lý luận về đánh giá thích hợp đất đai, đã xây dựng quy trình nghiên cứu đánh giá thích thích hợp đất đai cho cây công nghiệp ngắn ngày (cây lạc, cây vừng) của đề án như sau:

Hình 1 Quy trình nghiên cứu đánh giá thích hợp đất đai cây lạc, cây vừng

7 CẤU TRÚC ĐỀ ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề án được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên đất cho phát triển

Điều tra thu thập số liệu

Đánh giá ĐKTN-KTXH và phát triển nông nghiệp của địa phương

Đánh giá phát triển cây công nghiệp ngắn ngày của địa phương

Trang 18

công nghiệp ngắn ngày

Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình phát triển

nông nghiệp huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Chương 3: Đánh giá mực độ thích hợp tài nguyên đất cho một số cây

công nghiệp ngắn ngày huyện Phù Cát

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT CHO PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP NGẮN NGÀY

1.1 Tổng quan về các vấn đề cơ bản liên quan đến đề án

1.1.1 Đất đai và đánh giá đất đai

Trên thế giới, để chỉ về đất người ta dùng hai thuật ngữ có ý nghĩa khác nhau, cùng mô tả về đất đó là đất (soil) và đất đai (land) Đối với các các nước tiên tiến, người ta thường có sự phân biệt rất rõ ràng về hai phạm trù đó Còn ở nước ta hai thuật ngữ trên thường phân biệt không rõ ràng và chỉ được gọi chung một cách không đầy đủ là đất

Nói về đất (soil), theo nghĩa Hán Việt là thổ nhưỡng đã được V.v Đôcutraev, người đặt nền móng cho khoa học thổ nhưỡng hiện thời định nghĩa như sau: “Đất là một thể tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát triển rõ ràng, được hình thành do tác động tương

hỗ của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, chất hữu cơ (động, thực vật) địa hình và tuổi địa phương” Như vậy, đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành

và phát triển của lớp vỏ phong hóa Theo FAO (1985) đất tồn tại trong tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và những thuộc tính của đất trong nghiên cứu đánh giá đất đai chung ta có thể đo lường hay ước lượng được.[4]

Đất đai (land) được hiểu là một vùng đất mà đặc tính của nó bao gồm những đặc trưng cả về tự nhiên và kinh tế - xã hội, quyết định đến khả năng

và mức độ khai thác của vùng đất đó Đặc tính của đất đai gồm có khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, giới động vật, thực vật và những tác động quá khứ cũng như hiện tại của con người Theo Brinkman và Smith (1973), đất đai có thể được định nghĩa như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một phần diện tích của bề mặt trái đất với các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong, bên dưới nó như là : không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, điều kiện thủy

Trang 20

văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người”.[25]

Như vậy, đất chỉ là một phần, một bộ phận quan trọng của đất đai và một vùng đất mặc dù có tầng dày lớn, có độ phì cao… nhưng yếu tố khí hậu, thủy văn, kinh tế - xã hội không thuận tiện thì không thể được coi là đất đai

có giá trị Để xác định giá trị hay đánh giá tiềm năng đất đai của một khu vực, người ta phải có ít nhất ba nguồn tư liệu thống kê ban đầu đó là: tư liệu về khí hậu, tư liệu về thổ nhưỡng, tư liệu về kinh tế - xã hội

Đánh giá đất đai là so sánh đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất dựa vào độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất

Theo Sôbôlev: Đánh giá đất đai là học thuyết về sự đánh giá các tính chất so sánh chất lượng đất của các vùng đất khác nhau mà ở đó thực vật sinh trưởng và phát triển

Đánh giá đất đai là sự phân chia các tính chất chuyên canh về hiệu suất của đất do những dấu hiệu khách quan (khí hậu, thời tiết, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, hệ động vật tự nhiên…) và thuộc tiính của chính đất đai tạo nên

Đánh giá đất đai chỉ có ý nghĩa trong lĩnh vực một vùng có điều kiện

tự nhiên (trừ yếu tố đất), điều kiện kinh tế - xã hội như nhau

Theo FAO (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất/ khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu

Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp đựơc dựa theo các yếu tố đánh giá đất với những mức độ khác nhau Mức độ khác nhau của các yếu tố đánh giá đất được tính toán dựa trên những cơ sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng với năng suất cây trồng trong nhiều năm Nói cách khác, đánh giá đất đai trong sản xuất nông nghiệp thường dựa vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và lượng sản phẩm mà độ phì tạo nên

Trang 21

Ngày nay, công tác đánh giá đất đai được thực hiện ở nhiều quốc gia, trở thành khâu trọng yếu của hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy

hoạch sử dụng đất đai

1.1.2 Đơn vị đất đai (Land Units)

Trong đánh giá đất, ĐVĐĐ là thuật ngữ dùng để chỉ một vạt đất, một khoanh vi đất trên thực tế mà thông thường được xác định trên bản đồ có ranh giới vao quanh với những đặc tính và tính chất riêng biệt (đồng nhất tương đối về các chỉ tiêu, tính chất và đặc điểm của đất đai như: Loại đất, tầng dày, thành phần cơ giới, độ dốc, hàm lượng mùn, chế độ nước tưới, độ phì…) để tạo nên sự khác biệt với ĐVĐĐ khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với LHSDĐ khác nha

Các ĐVĐĐ khác nhau được phân biệt bởi một hay nhiều yếu tố, tạo nên sự khác nhau về chỉ tiêu trong đánh giá sử dụng đất Việc xác định ĐVĐĐ, khoanh bao các vùng có chung điều kiện hoặc có tính chất gần giống nhau được càng nhiều càng tốt Các ĐVĐĐ có đặc tính tương tự xếp thành từng nhóm gọi là nhóm ĐVĐĐ Nhóm các ĐVĐĐ và ĐVĐĐ là cơ sở để tiến hành đánh giá, phân hạnh thích hợp đối với từng LHSDĐ [19]

1.1.3 Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units)

Là những khoanh đất/ vạt đất được xác định trên bản đồ với những tính chất riêng biệt như chế độ nhiệt, độ dốc, loại đất, địa hình, chế độ nước, tầng dày…

Việc đánh giá đất đai được thực hiên dể dàng nếu đơn vị bản đồ đất đai đựợc xác định sử dụng các tư liệu có một số lựợng lớn về các đặc tính của đất Trong việc xác định đơn vị bản đồ đất đai khoanh bao các vùng có chung các điều kiện hoặc có tính chất gần giống nhau được càng nhiều càng tốt

Đơn vị bản đồ đất đai là những vùng có những đặc tính và chất lượng

đủ để tạo nên sự khác biệt với đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại hình sử dụng đất khác nhau Trong thực tế các đơn vị

Trang 22

đất đai được xác định trên các bản đồ chồng lên nhau thể hiện các mặt khác nhau (khí hậu, đất, thực vật, địa hình…) và sau đó vẽ ranh giới những cái phản ánh rõ nhất những nội dung quan trọng nhất được xác định trên những bản đồ riêng biệt Tùy theo tỷ lệ bản đồ mà quyết định chọn nhân tố vạch ranh giới.[7]

1.1.4 Loại hình sử dụng đất đai (Land Use Type - LUT)

Những kiểu sử dụng đất đai được phân chia chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc

hệ thống cây trồng với các phương pháp quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định

Nói cách khác: loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm, lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được,… Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất đai theo các cấp như: loại sử dụng đất đai tổng quát, loại sử dụng đất đai,…[20]

1.1.5 Hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ Luật đất đai 2013 giải thích thuật ngữ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại một thời điểm xác định, được lập theo từng đơn vị hành chính

Hiện trạng sử dụng đất là kết quả của quá trình sử dụng đất đến thời điểm xác định thể hiện qua phân bố các loại đất được lập theo từng đơn vị hành chính Hiện trạng sử dụng đất đai là tiền đề cho định hướng phát và phát triển sử dụng đất đai theo Quy hoạch sử dụng đất

1.1.7 Quan điểm phát triển bền vững

- Phát triển: Là một quá trình xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà

xã hội ấy coi là cơ bản Phát triển chỉ sự đạt được những đòi hỏi về chất, trước hết là phúc lợi của con người và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi

về chính trị

Trang 23

Đối với một quốc gia, quá trình phát triển trong một giai đoạn cụ thể nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định về mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng như sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự của quốc gia đó Các mục tiêu này thường được cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và được thực hiện bằng các hoạt động phát triển

- Phát triển bền vững: Khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên

được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra vào năm 1987: “Phát triển bền vững là

sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai” Và Hội nghị

thượng đỉnh về phát triển bền vững (2002) tổ chức tại Johannesbug đã xác

định: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp

lí, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và môi trường”.[39]

- Chiến lược của sự phát triển bền vững: Việc khai thác, sử dụng các

nguồn tự nhiên lãnh thổ một cách hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thế hệ và phát triển lâu bền là nhiệm vụ rất quan trọng và vô cùng bức thiết hiện nay Con người phải biết sử dụng các dạng tài nguyên trong giới hạn và khả năng mà các tài nguyên đó có được, đồng thời phải xây dựng một

xã hội phát triển bền vững dựa trên các cơ sở sau đây:

+ Bảo vệ sự trong sạch, ổn định của môi trường; nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống của con người

+ Bảo tồn đa dạng sinh học trong mọi khía cạnh, mọi mức độ trên cơ sở quản lý và sử dụng hợp lý; duy trì các hệ sinh thái thiết yếu và các hệ hỗ trợ, đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của cộng đồng

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loại người, không có ngành nào có thể thay thế được Trong “Học thuyết kinh tế” đã nhấn mạnh: Sự phát triển nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng đối với

sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người bởi vị con người trước hết phải

có ăn rồi sau đó mới đến các hoạt động khác

Trang 24

Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng là tư liệu sản xuất quan trọng,

là tài nguyên vô cùng quý giá không thể thay thế được Từ xa xưa, con người

đã nhận thức được tầm quan trọng của đất: Người Ấn Độ, người Ả Rập và

người Hoa Kì đều coi “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”, người Hoa Kì còn nhấn mạnh “Đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên” Người Estonia, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “Có một chút đất còn quý hơn có vàng”, người Hà Lan coi “Mất đất còn tệ hơn phá sản” Gần đây trong báo cáo về suy thoái toàn cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”

Trong xu hướng bùng nổ dân số thế giới, công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, khí hậu toàn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi lớn

đã làm diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm, đất

bị suy thoái, phá vỡ cân bằng sinh thái, dẫn đến môi trường sản xuất nông nghiệp bị suy thoái; chất lượng sản phẩm nông nghiệp giảm

Từ vai trò của ngành nông nghiệp và thực trạng biến động tài nguyên đất nông nghiệp nêu trên cho thấy phát triển nông nghiệp bền vững chính là nhu cầu cấp bách, là hướng nghiên cứu phát triển sản xuất của nền nông nghiệp hiện tại,

là xu hướng tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người

Ý tưởng xây dựng nền nông nghiệp bền vững đã xuất hiện ở các nước đang phát triển từ những thập kỷ 80-90 của thế kỷ XX, ngày càng được nhiều nước trên thế giới quan tâm và ảnh hưởng đến định hướng phát triển nông nghiệp quốc gia

Khai niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ báo cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED (nay là

Uỷ ban Brunndtland) Báo cáo nay ghi rõ: “PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai… Nói các khác, PTBV phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi

Trang 25

trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh

tế - xã hội, nhà cẩm quyền, các tổ chức xã hội…phải bắt tay nhau cùng thực hiện nhằm mục đích dung hoà 03 lĩnh vực kinh tế - xã hội – môi trường

Khái niệm Phát triển nông nghiệp bền vững: Là sự phát triển mà đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên - con người và đảm bảo được mức sống trên mức nghoè đói cho người nông dân

Theo FAO (1989): Nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời gìn giữ và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài nguyên

Các định nghĩa có thể có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản:

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái và không tổn hại đến môi trường

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ của con người cho cả đời sau

- Bền vững thể hiển ở tính công đồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý Trong tất cả cả định nghĩa, điều quan trọng nhất là biết sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai, giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường, có hiệu quả kinh tế, năng xuất cao và ổn định, tăng cường chất lượng cuộc sống, bình đẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro

FAO với cuốn “Xây dựng chính sách cho nông nghiệp bền vững và phát triển nông thôn” khẳng định: Phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thay đổi thể chế công nghệ nhằm đảm bảo mãn và duy trì nhu cầu của con người cả thể hệ hiện tại và tương lai

Sự bền vững này đảm bảo không tổn hại đến môi trường với công nghệ phù hợp, có hiệu quả và kinh tế và được xã hội chấp nhận Từ đó, FAO đưa ra các

Trang 26

chính sách hướng dẫn, giúp đỡ người nông dân tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nông thôn phát triển

Ngân hàng thế giới (WB) và Uỷ ban quốc gia và Hợp tác kinh tế quốc

tế cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp là góp phần thúc đẩy thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế thông qua hàng hoá xuất khẩu Chuỗi cung ứng nội địa các hàng hoá xuất khẩu (trong đó có nông sản) giữ vai trò trọng yếu để tạo thuận lợi thương mại Nghiên cứu này cũng gợi ý ba trụ cột thúc đẩy tăng trưởng thương mại gồm hạ tầng giao thông và dịch vụ logictics (trụ cột thứ nhất); Thủ tục pháp quy trong giao dịch thương mại trên thế giới (trụ cột thứ hai); Tài cơ cấu chuỗi cung ứng (Trụ cột thứ ba) Ở trụ cột thứ ba, cuốn sách nhấn mạnh những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gồm gạo, cao su, mía, lạc, vừng, cà phê, cao su …và thuỷ sản Chúng được suẩn xuất chủ lực ở nông thôn xung quanh các khu vực kinh tế trọng điểm, được chế biến đặt gần các cửa ngõ quốc tế và trong nước Tuy nhiên, hiện nay tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng này có xu hướng giảm do chạm ngưỡng về đất đai và lao động Để khác phục tình trạng này, đòi hỏi phải thâm canh sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và phát triển hiệu quả vai trò của kinh tế hộ gia đình, trang trại và vùng chuyên canh, nâng cao hiệu quả kinh tế

1.1.8 Nguyên tắc, nội dung đánh giá và phân hạng đất đai theo FAO

1.1.8.1 Nguyên tắc

Theo FAO, đánh giá đất đai phải dựa vào 06 nguyên tắc cơ bản:

- Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các LHSDĐ cụ thể

- Việc đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau (phân bón, công lao động, thuốc trừ sâu, máy móc )

Trang 27

- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp

và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học

- Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với ĐKTN, KT-XH của vùng/khu vực đất nghiên cứu

- Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững và các nhân tố sinh thái trong LHSDĐ được dùng để quyết định

- Đánh giá đất phải tập trung so sánh các loại LHSDĐ khác nhau

1.1.8.2 Nội dung đánh giá và phân hạng đất đai

Nội dung của đánh giá đất bao gồm những vấn đề sau:

- Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ ĐVĐĐ

- Xác định, mô tả các LHSDĐ và yêu cầu sử dụng đất

- Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai

- Phân hạng thích hợp đất đai

- Đề xuất sử dụng đất đai

1.1.8.3 Quy trình đánh giá đất đai

Theo tài liệu “Đánh giá đất vì sự nghiệp phát triển”, FAO đã đề

ra 8 bước đánh giá đất theo hình 1.1:

Trang 28

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình các bước đánh giá đất đai theo FAO (1983)

* Bước 1: Xác định mục tiêu

Đây là bước quan trọng trong quá trình đánh giá vì nó liên quan đến thời gian và kinh phí thực hiện Xác định mục tiêu đánh giá nhằm định hướng cho việc tổng quan, điều tra thu thập tư liệu Mặt khác, còn có ý nghĩa quyết định đối với việc xác định nhiệm vụ triển khai đánh giá và đề xuất quy hoạch

sử dụng đất Do vậy, bước xác định mục tiêu bao gồm các nội dung sau:

- Khảo sát sơ bộ để xác định các loại hình sử dụng đất

- Điều tra nhu cầu của người sử dụng đất

- Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ưu tiên

* Bước 2: Thu thập tài liệu

Bao gồm việc thu thập các tài liệu về ĐKTN, KT - XH và môi trường

Để hạn chế về thời gian và tiết kiệm kinh phí trong quá trình thu thập, người

Xác định mục tiêu

Thu thập tài liệu

Xác định các đơn vị đất đai Xác định loại sử dụng đất đai

Đánh giá mức độ thích hợp

Xác định hiệu quả môi trường và KT-XH

Xác định loại hình sử dụng đất đai thích hợp hiện tại

Xác định loại hình sử dụng đất đai thích hợp tương lai

Trang 29

ta thường dùng các phương pháp sau:

- Kế thừa dữ liệu quan trọng cơ bản trong tài liệu tham khảo

- Sử dụng công nghệ GIS, phần mềm MapInfo

- Đối chiếu tài liệu qua các thời kỳ và chỉnh sửa các tài liệu mới cho phù hợp với hiện trạng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu phát triển KT - XH trong tương lai

* Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất đai

Một mảnh đất có thể được đưa vào nhiều LHSDĐ khác nhau, nhưng thường không có hiệu quả như nhau Do vậy, cần phải xem xét những LHSDĐ nào là đặc trưng, có triển vọng và đạt hiệu quả cao Việc xác định LHSDĐ phụ thuộc vào địa bàn nghiên cứu lớn hay nhỏ: Đối với phạm vi nhỏ, đòi hỏi mức độ nghiên cứu phải chi tiết thì các LHSDĐ phải được xác định

kỹ lưỡng đến cấp kiểu sử dụng đất như: chuyên lúa, cây hoa màu, cây công nghiệp dài ngày (CNDN), cây ăn quả…

Mặt khác, việc xác định LHSDĐ cần căn cứ trên nhu cầu sinh lý - sinh thái của nhóm cây trồng, đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển KT

- XH và tập quán canh tác của địa phương

* Bước 4: Xác định đơn vị đất đai

ĐVĐĐ cơ sở của việc đánh giá là một khoanh vi đất hoặc vạt đất cụ thể được xác định trên bản đồ Nó là kết quả của sự chồng ghép các bản đồ đơn tính như: Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình, bản đồ độ dốc, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ lớp phủ thực vật… Tùy thuộc vào phạm vi lãnh thổ nghiên cứu và mức độ chi tiết của công tác đánh giá mà chọn các yếu tố chủ đạo khi vạch ranh giới các ĐVĐĐ

* Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp

Mức độ thích hợp của đất đai là sự phù hợp của ĐVĐĐ đối với một LHSDĐ cụ thể và được xem xét ở điều kiện hiện tại và cả trong tương lai Trong

Trang 30

đánh giá thích hợp cho phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, trước hết phải phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa điều kiện sinh thái các loại cây trồng được chọn với đặc trưng của các ĐVĐĐ

* Bước 6: Xác định môi trường và kinh tế - xã hội

Đánh giá đất đai không chỉ dừng lại ở việc xác định mức độ thích hợp sinh thái của các ĐVĐĐ mà cần phải xác định được hiệu quả KT - XH và môi trường của từng LHSDĐ Hiệu quả về KT - XH bao gồm các chỉ tiêu như: Giá trị kinh tế, yêu cầu vốn và kỹ thuật, tính khả thi của LHSDĐ Hiệu quả về môi trường bao gồm khả năng bồi dưỡng tái tạo đất, khả năng điều tiết nước của cây trồng, khả năng chống xói mòn và khả năng thiết lập sinh thái…

* Bước 7: Xác định loại hình thích hợp nhất hiện tại

ĐVĐĐ được đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cho từng nhóm hoặc từng loại cây trồng cụ thể Yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình đã được các nhà nghiên cứu nông nghiệp thống kê và ghi chép thành tài liệu để tra cứu như: Sổ tay cây công nghiệp ngắn ngày, sổ tay cây công nghiệp dài ngày, hướng dẫn thực hiện mô hình nông - lâm kết hợp… Trên cơ sở đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp, kết hợp với việc xem xét hiệu quả KT - XH và môi trường mà lựa chọn LHSDĐ thích hợp nhất

* Bước 8: Xác định loại thích hợp tương lai

Sau khi khắc phục được những yếu tố hạn chế có thể khắc phục được như độ phì, giao thông, thủy lợi thì diện tích ít thích hợp (S3) được giảm xuống để nâng tỷ lệ và diện tích thích hợp (S2) cho LHSDĐ

1.1.9 Phương pháp phân hạng về tiêu chuẩn xác định hạng

1.1.9.1 Phương pháp phân hạng

Phân hạng thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung đáng giá đất theo FAO Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp từng phần của từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể của LMU cho một LHSDĐ nhất định Phương pháp để phân hạng đất đai có 5

Trang 31

phương pháp như sau

- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Đây là phương pháp tương đối

đơn giản vì phương pháp này dựa vào quy luật tối thiểu của Leibig, coi nhân

tố tối thiểu sẽ quyết định đến khả năng sản xuất và chất lượng cây trồng Như vậy, việc xác định hạng của ĐVĐĐ có yếu tố giới giạn nào cao nhất hay mức

độ thích hợp thấp nhất sẽ được chọn Với phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhưng hơi máy móc và không giải thích được hết những tác động qua lại giữa các yếu tố sinh thái

- Phân hạng chủ quan: Đây là phương pháp đánh giá thông qua các

nhận xét, đánh giá chủ quan của các cá nhân kết hợp thành phần phân hạng thích hợp tổng thể Phương pháp này thường được thực hiện bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệp và có hiểu biết rất rõ về ĐKTN, đặc tính về đất đai

và cây trồng của lanh thổ nghiên cứu Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh, sát với thực tế, nhưng có hạn chế là mang tính chủ quan nên khó thuyết phục và có ít người làm được

- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp được

sử dụng trong nghiên cứu chuyên sâu Phương pháp này cho kết quả chính xác nhưng phải thực hiện tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của

- Phương pháp tham số: Phương pháp phân hạng này mang tính chất

định lượng, có thể sử dụng máy vi tính dễ dàng Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác và có thể áp dụng thực tế cần phải có dữ liệu tin cậy (đặc biệt đối với năng suất cây trồng), để lập trình và phải áp dụng phân cấp các yếu tố xếp hạng cho từng vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau Theo phương pháp này, hạng đất có thể được tính bằng cách tính cộng, tính nhân theo phần trăm (%) hoặc cho điểm theo các hệ số và thang bậc quy định Ví dụ như hạng đất tốt nhất được tính 100 điểm hoặc được tính là 100%, đất xấu hơn được xếp theo bậc giảm dần: 80, 60, 40, 20… hoặc tương ứng %

- Phương pháp toán học: Phương pháp này được thực hiện bằng các

Trang 32

phép toán: Cộng, nhân, tính phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và tạo ra thang phân loại một cách khách quan từ việc tổng hợp các yếu tố của vùng nghiên cứu

1.1.9.2 Tiêu chuẩn xác định hạng

- Xác định yếu tố trội: Là các yếu tố có ý nghĩa quyết định trong phân hạng không thể thay đổi được Ví dụ: Loại đất, địa hình, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, khả năng tưới đối với các cây trồng cần tưới Các yếu tố khác như hàm lượng mùn, pH… cũng được xem xét và kết hợp với các yếu tố bình thường khác, ít ảnh hưởng đến việc quyết định hạng [23]

Ví dụ: Có một yếu tố bình thường ở hạng S3, còn tất cả các yếu tố khác ở mức S2 và S1 thì LHSDĐ được xếp lên hạng S2 (hoặc từ N lên S3, hoặc từ S2 lên S1)

+ Nếu có hai yếu tố bình thường ở hạng S3, nhưng tất cả các yếu tố trội ở hạng S1 thì LHSDĐ cũng được xếp lên hạng S2 (hoặc N lên S3, hoặc từ S2 lên S1)

+ Nếu có từ ba yếu tố bình thường trở lên đến ở mức độ giới hạn thì LHSDĐ đó được giữ nguyên hạng

1.1.9.3 Cấu trúc và phương pháp phân hạng đất đai áp dụng cho huyện Phù Cát

- Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai được thực hiện trên bản đồ tỷ

lệ 1/25.000 đối với lãnh thổ huyện Phù Cát, mức độ thích hợp được phân đến

Trang 33

hạng phụ

- Nguyên tắc phân hạng thích hợp đất đai là sử dụng phương pháp kết hợp các điều kiện giới hạn và áp dụng tiêu chuẩn định hạng của FAO

1.1.10 Công nghệ GIS trong đánh giá thích hợp đất đai

Ở Việt Nam công nghệ GIS mới được biết đến vào đầu thập niên 90 Ứng dụng đầu tiên của GIS trong nghiên cứu tài nguyên đất đai ở đồng bằng sông Hồng, và đã xây dựng được bản đồ sinh thái đồng bằng sông Hồng (viện

QH TKNN, 1990) Sau đó được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng các lớp thông tin về thổ nhưỡng, sử dụng đất…phục vụ cho việc quy hoạch quản lý đất đai Các kết quả nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác quy hoạch ban đầu này cũng đã đề xuất được những mô hình sử dụng đất bền vững cho các địa phương trong vùng, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quy hoạch Phương pháp thực hiện chủ yếu của các đề án là kết hợp chức năng phân tích của GIS và phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) Phân tích đa tiêu chuẩn cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chuẩn khác nhau hay trọng số của các tiêu chuẩn này đối với đối tượng nghiên cứu Các phương pháp xác định trọng số của các tiêu chuẩn thường được áp dụng là: Phân tích thống kê tổng hợp tiếp cận chuyên gia thông qua phiếu điều tra, phân tích thứ bậc (AHP) là một mô hình toán ma trận trợ giúp việc lựa chọn

đa tiêu chí dùng sắp xếp các phương án quyết định và chọn phương án thỏa mãn tiêu chuẩn cho trước AHP là một quá trình phát triển tỷ số sắp hạng cho mỗi phương án dựa trên tiêu chuẩn của nhà ra quyết định

Nhằm tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ cũng như sử dụng cơ

sở dữ liệu địa lý cho nhiều mục đích khác, đề án sẽ sử dụng công nghệ GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý và tiến hành phân loại đơn vị cảnh quan Phần mềm cơ bản được sử dụng chủ yếu là ArcGIS để phục vụ cho biên tập, thành lập các loại bản đồ

Ngoài các phương pháp nghiên cứu kể trên, chúng tôi còn sử dụng

Trang 34

một số phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện đề án này

1.2 Khái quát nghiên cứu đánh giá đất đai trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu và đánh giá đất đai trên thế giới

Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên phục vụ cho qui hoạch đất đai, sử dụng hợp lý lãnh thổ trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung phong phú được thể hiện trong nhiều công trình từ các hướng tiếp cận và sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau Theo hướng cảnh quan, có thể nhận thấy những công trình sau:

Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX và đầu thếkỷ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia địa lý tự nhiên bề mặt trái đất của các nhà địa lý Nga như V.V Đocutraiep, L.X Berge, G.N.Vưtxotski, G.F Morozov [11]

Từ giữa thế kỷ XX, trường phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ)

và các nước Đông Âu Các công trình thuộc hướng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình một số tác giả như K.V Pascan, G.Iu Pritula (1980); B.A Macximov (1978); K.B Zvorưkin (1984) Cùng trường phái này còn có các công trình nghiên cứu của các tác giả ở Hungari như Marosi, Szilard (1964), ở Rumani như Grumazescu (1966), ở Ba Lan như Rozycka (1965) [11]

Sự phát triển vượt bậc về nền kinh tế và đồng hành bùng nổ dân số thế giới những năm 1950 đã làm mối quan hệ giữa con người và tài nguyên đất đai ngày càng trể mất kiểm soát Tài nguyên đất đai, môi trường ngày càng bị suy thoái, thoái hoá, hiện tượng sa mạc hoá, đất không sử dụng ngày cằng tăng Từ đó, đặt ra vấn đề cấp thiết phải có cơ sở khoa học nghiên cứu về tiềm năng đất đai (land) tổng hợp đánh giá khả năng đất đai cho mục tiêu đã xác định Vì vậy nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế

Trang 35

quan tâm, nghiên cứu, một số công trình tiêu biểu về phương pháp và hệ thống đánh giá đất đai ở các nước phát triển như sau:

- Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu: Công tác phân hạng và đánh giá đất đai rất được chú trọng và thường được gắn liền với các chiến lược phát triển KT-XH

Quan điểm nghiên cứu, đánh giá là lấy học thuyết về cảnh quan làm

cơ sở cho việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ưu các đặc điểm sinh thái của cảnh quan và thiết lập mối quan hệ hài hoà giữa sử dụng lãnh thổ, con người và môi trường Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh thái) theo hệ thống phân vị cảnh quan tương ứng với phạm vi và mục đích đánh giá, có thể là các đơn vị phân vùng

cá thể hoặc phân loại cảnh quan Ví dụ: K.V.Pascan chọn “cảnh khu” (dạng địa lý) Phương pháp đánh giá tổng hợp bao gồm: Phương pháp mô hình chuẩn (mô hình hoá tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số

Nhìn chung, trong các công trình đánh giá tổng hợp thường dựa trên mức độ thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tượng kinh tế trong sử dụng đất đai Mô hình đánh giá chung thường có dạng dưới đây

1.2.2 Nghiên cứu và đánh giá đất đai ở Việt Nam

Xuất phát từ quá trình sản xuất nông nghiệp lâu đời, bằng những kinh nghiệm tích luỹ trong sản xuất nông nghiệp, khái niệm về đánh giá đất, phân hạng đất đã xuất hiện dựa vào kinh nghiệm để phân biệt loại đất tốt, đất xấu để bố trí thích hợp cho từng loại cây trồng Năm 1092 thời nhà Lý người ta đã biết tiến hành đạc điền Vào thời nhà Lê thế kỷ XV đã bắt đầu phân ra các hạng điền nhằm phục vụ công tác quản lý và thu thuế điền địa, những hiểu biết về đất đai ở Việt Nam được chú trọng và được tổng hợp thành tài liệu quốc gia như: “Dư địa chí”

do Nguyễn Trãi biên soạn, các tài liệu của Lê Quý Đôn, Lê Tắc, Nguyễn Nghiêm… Vào thời Gia Long nhà Nguyễn đã phân chia thành "Tứ hạng điền" và

"Lục hạng thổ" để làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp ruộng đất Trải qua

Trang 36

thời gian dài lịch sử, kết hợp với quá trình sản xuất nông nghiệp, những tri thức về đất đai của nhân dân ta được tổng kết trong nền văn hóa dân gian Việt Nam

Có thể chia các kết quả nghiên cứu về đất đai ở nước ta ra các giai đoạn sau:

* Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám 1945

Sau khi chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các nghiên cứu về đất nhằm phục vụ công cuộc khai thác tài nguyên tại thuộc địa trên toàn lãnh thổ Đông Dương Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu do các nhà khoa học Pháp tiến hành cũng đóng góp vào nền tảng đầu tiên về nghiên cứu đất ở Việt Nam như: Công trình nghiên cứu “Đất Đông Dương” (1950), Công trình nghiên cứu đất đỏ ở miền Nam Việt Nam (thực hiện nhằm phát triển các đồn điền cao su ở Việt Nam)

* Giai đoạn từ Tháng Tám năm 1945 đến 1975

Giai đoạn này do đất nước trải ra các cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ nên những công trình nghiên cứu bị đình trệ Từ năm 1954, khi đất nước bị chia cắt làm hai miền thì các công trình nghiên cứu nói chung được thực hiện riêng rẽ trên từng miền như:

+ Các công trình nghiên cứu ở miền Bắc: Sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam (1975), Các quá trình thổ nhưỡng ở phía Bắc Việt Nam (1963), phân vùng thổ nhưỡng ở phía Bắc Việt Nam (1963), đất vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm ở Việt Nam

+ Các công trình nghiên cứu ở miền Nam: Bản đồ đất tổng quát miền Nam Việt Nam (1961), Đất đai miền châu thổ sông Cửu Long (1972), Đất đai miền Đông Nam Bộ (1972), tính chất lý, hóa học của đồng bằng Sông Cửu Long (1967), Bản đồ tài nguyên đất đai ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long (1974)…

* Giai đoạn sau năm 1975

Sau khi đất nước thống nhất, các quá trình nghiên cứu được tổ chức

Trang 37

thực hiện trên phạm vi cả nước và đẩy mạnh ở các chuyên đề như: sinh học đất, hóa học đất, xói mòn đất, tính chất đất, phân hạng đất…Có rất nhiều công trình nghiên cứu quan trọng sau đây đã đóng góp ý nghĩa trong việc xem xét đánh giá tài nguyên đất ở Việt Nam:

+ Bản đồ đất Việt Nam (1976), đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (1984)

+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, một số nghiên cứu chuyên đề ở khu vực nhỏ đã bước đầu ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO

+ Trong khuôn khổ “Chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long”, một nghiên cứu nhằm khai thác khả năng sử dụng đất toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng đất toàn vùng Tuy nhiên kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở việc xem xét các điều kiện tự nhiên liên quan đến mục tiêu sử dụng đất Bên cạnh đó việc nghiên cứu chuyên đề về sử dụng đất phèn và mặn ở đông bằng sông Cửu Long trong khuô khổ dự án nói trên đã ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (1983), nhằm chỉ ra các khả năng thích hợp về sử dụng đất ở đồng bằng sông Cửu Long Đây là những thí nghiệm đầu tiên ở Việt Nam, bước đầu ứng dụng các phương pháp đánh giá đất đai định lượng gắn với yếu tố kinh tế của sử dụng đất, qua đó đánh giá khả năng đất đai không những ở phạm trù trự nhiên mà còn xem xét ở khía cạnh kinh tế - xã hội

+ Từ những năm 1989 đến năm 1995 nhiều công trình đánh giá đất ứng dụng quy trình đánh giá đất của FAO được tiến hành và thu được nhiều kết quả tốt như nghiên cứu của Vũ Cao Thái và một số tác giả xác định mức

độ thích hợp của đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè và dâu tằm Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng với những kết quả nghiên cứu bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân với đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu EA SOUP, Phạm Quang Khánh với kết quả nghiên cứu hệ thống sử dụng đất trong nông nghiệp và nhiều kết quả

Trang 38

nghiên cứu của các tác giả khác

+ Đánh giá đất đai theo FAO được triển khai rộng khắp ở nhiều mức

độ khác nhau và đã hình thành được những bản đồ đất phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Từ việc đánh giá đất đai cho 9 vùng sinh thái Viêt Nam của Phạm Dương Hưng, Nguyễn Công Phò, Bùi Thị Ngọc Dung với bản đồ tỷ lệ 1:100.000, cấp huyện 1:25.000 và một số dự án nhỏ với

tỷ lệ 1:10.000

+ Đặc biệt khi Luật đất đai 1993 được ban hành, Tổng cục Địa Chính

và sau là Bộ Tài nguyễn và Môi trường triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, tất cả các cấp Thông qua quy hoạch sử dụng đất, các mối quan hệ đất đai được điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đất đai được tiếp cận với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Tạo một bước cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhu cầu hiện đại hoá và đô thị hoá Nói cách khác là sử dụng tài nguyên đất được hiệu quả hơn, kích thích phát triển của hiện tại mà không ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên cho các thế hệ mai sau

Đến nay nước ta phân toàn bộ đất đai thành 6 hạng, từ hạng I đến hạng

VI, với ba cấp độ thích hợp Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2), ít thích hợp (S3) và không thích hợp (N) Trong đó đất không thích hợp được chia ra là đất không thích hợp hiện tại (N1) và đất không thích hợp vĩnh viễn (N2)

Có thể nói rằng, trong những năm gần đây công tác đánh giá đất đai đã

và đang được nghiên cứu, phát triển nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững Các chương trình nghiên cứu và đánh giá đất đai được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc với nhiều đối tượng cây trồng và vùng chuyên canh khác nhau Các nhà khoa học đất của các cơ quan nghiên cứu và đào tạo về đất đai của Việt Nam đã phối hợp với nhau, đồng thời đã mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và các nhà khoa học quốc tế để nhanh chóng tiếp thu, vận

Trang 39

dụng phương pháp đánh giá đất của FAO vào Việt Nam Việc ứng dụng

những tiến bộ kỹ thuật trong đánh già phân hạng đất của FAO vào các vùng

sinh thái nông nghiệp khác nhau của Việt Nam đã thu được một số kết quả,

đặc biệt đã vận dụng thành công về các bước đi trong đánh giá đất, từ đó làm

cơ sở cho việc đề xuất các định hướng sử dụng đất tại Việt Nam

Trang 40

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÙ

CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Phù Cát là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 36 km về phía Bắc Toàn huyện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn: Ngô Mây, Cát Tiến và 16 xã: Cát Tân, Cát Trinh, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Chánh, Cát Hải, Cát Thành, Cát Khánh, Cát Minh, Cát Tài, Cát Hanh, Cát Sơn, Cát Lâm và Cát Hiệp Tổng diện tích tự nhiên là 68.071,11 ha, chiếm 11,31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Có tọa độ địa lý:

-Từ 1080 55’ – 1090 15’ 16” Kinh độ Đông;

-Từ 130 54’ – 140 12’ 32” vĩ độ Bắc

Giới cận:

- Phía Bắc giáp huyện Phù Mỹ và Huyện Hoài Ân;

- Phía Nam giáp huyện An Nhơn, Tuy Phước và TP Quy Nhơn;

- Phía Tây giáp huyện Tây Sơn và Huyện Vĩnh Thạnh;

- Phía Đông giáp Biển Đông

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2006), Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
2. Chi cục thống kê huyện Phù Cát, Niên giám thống kê huyện Phù Cát từ năm 2015 - 2022, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê huyện Phù Cát từ năm 2015 - 2022
3. Tôn Thất Chiểu và nnk (1999), Hồ sơ phẫu diện đất tỉnh Bình Đinh, UBND tỉnh Bình Định, Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ phẫu diện đất tỉnh Bình Đinh
Tác giả: Tôn Thất Chiểu và nnk
Năm: 1999
6. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Hiếu (1999), Thổ nhưỡng và sinh quyển, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ nhưỡng và sinh quyển
Tác giả: Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Hiếu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
8. Đại học Nông nghiệp I (1975), Giáo trình thổ nhưỡng học, NXB Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thổ nhưỡng học
Tác giả: Đại học Nông nghiệp I
Nhà XB: NXB Nông thôn
Năm: 1975
10. Lê Đức (2000), Đánh giá đất đai để quy hoạch sử dụng đất, Giáo trình cao học Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất đai để quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Lê Đức
Năm: 2000
11. Nguyễn Đăng Độ (2007), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Đại học Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Nguyễn Đăng Độ
Năm: 2007
12. Trương Quang Hải (1999), Mô hình kinh tế sinh thái phát triển nông thôn bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình kinh tế sinh thái phát triển nông thôn bền vững
Tác giả: Trương Quang Hải
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1999
16. Đặng Văn Phan (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệt Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệt Việt Nam
Tác giả: Đặng Văn Phan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2008
17. Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho mục đích phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng sử dụng đất cho mục đích phát triển lâu bền
Tác giả: Trần An Phong
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
18. Lê Duy Phước (1995), Nông - lâm kết hợp, Giáo trình cao học Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông - lâm kết hợp, Giáo trình cao học Nông nghiệp
Tác giả: Lê Duy Phước
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1995
20. Sở Khoa học Công nghệ Bình Định (2022), Đặc điểm khí hậu - thủy văn Bình Định, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm khí hậu - thủy văn Bình Định
Tác giả: Sở Khoa học Công nghệ Bình Định
Năm: 2022
21. Nguyễn Thám (2004), Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lý tự nhiên, Giáo trình lưu hành nội bộ, Trường ĐHSP Huế, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lý tự nhiên
Tác giả: Nguyễn Thám
Năm: 2004
23. Đào Châu Thu - Nguyễn Khang (1998), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất
Tác giả: Đào Châu Thu - Nguyễn Khang
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
25. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảm thực vật rừng Việt Nam
Tác giả: Thái Văn Trừng
Nhà XB: NXB KHKT
Năm: 1970
27. UBND tỉnh Bình Định (2005), Địa chí Bình Định phần tự nhiên, Sở Khoa học Công nghệ Bình Định, Quy Nhơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Bình Định phần tự nhiên
Tác giả: UBND tỉnh Bình Định
Năm: 2005
31. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (1996), Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất, FAO 1991, Hà Nội.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất
Tác giả: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
Năm: 1996
32. Dent D. and Young A. (1981), Soil survey and land evaluation, Allen and Unwin, London, 278p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soil survey and land evaluation
Tác giả: Dent D. and Young A
Năm: 1981
36. Bingxin Y., Tingju Z., Breisinger C., and Nguyen Manh Hai (2010), Impacts of Climate Change on Agriculture and Policy Options for Adaptation: The Case of Vietnam; International Food Policy Research Institute (IFPRI) Discussion Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impacts of "Climate Change on Agriculture and Policy Options for Adaptation: The Case "of Vietnam
Tác giả: Bingxin Y., Tingju Z., Breisinger C., and Nguyen Manh Hai
Năm: 2010
37. Damalie A., Bernard B. O., Nelson, T., Yona, B. and Anthony, E. (2017); Effect of drought early warning system on household food security in Karamoja subregion, Uganda; Agriculture & Food Security Journal, page: 6–43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ); Effect "of drought early warning system on household food security in Karamoja "subregion, Uganda