1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Địa lý tự nhiên: Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai phục vụ sản xuất nông nghiệp

102 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai phục vụ sản xuất nông nghiệp
Tác giả Phạm Thị Nga
Người hướng dẫn TS. Ngô Anh Tú
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Địa lý tự nhiên
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 4,3 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề án (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu (12)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 3.2. Về không gian (12)
    • 3.3. Về thời gian (12)
  • 4. Nội dung nghiên cứu (12)
  • 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu (13)
    • 5.1. Quan điểm nghiên cứu (13)
      • 5.1.1. Quan điểm kinh tế - sinh thái (13)
      • 5.1.2. Quan điểm hệ thống (13)
      • 5.1.3. Quan điểm tổng hợp (14)
      • 5.1.4. Quan điểm lãnh thổ (14)
      • 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững (14)
    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (15)
      • 5.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (16)
      • 5.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp (16)
      • 5.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) (16)
      • 5.2.5. Phương pháp đánh giá đất theo FAO (16)
      • 5.2.6. Phương pháp chuyên gia (17)
  • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (17)
    • 6.1. Ý nghĩa khoa học (17)
    • 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (17)
  • 7. Cấu trúc đề án (17)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (19)
    • 1.1. Tổng quan về đánh giá đất (19)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (19)
      • 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp (23)
      • 1.1.3. Đánh giá đất theo FAO (24)
      • 1.1.4. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp ngắn ngày huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai (32)
    • 1.2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề án (32)
      • 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở trên Thế giới (32)
      • 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam (33)
      • 1.2.3. Các công trình nghiên cứu tại địa bàn nghiên cứu (37)
  • CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI (40)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Kông Chro, tỉnh (40)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (40)
        • 2.1.1.1. Vị trí địa lí (40)
        • 2.1.1.2. Địa hình và địa mạo (41)
        • 2.1.1.3. Khí hậu (42)
        • 2.1.1.4. Thủy văn (43)
      • 2.1.2. Nguồn tài nguyên (45)
        • 2.1.2.1. Tài nguyên đất (45)
        • 2.1.2.2. Tài nguyên nước (45)
        • 2.1.2.3. Tài nguyên rừng (46)
        • 2.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản (48)
      • 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hôi (49)
        • 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động (49)
        • 2.1.3.2. Thực trạng phát triển kinh tế (51)
    • 2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kông (58)
      • 2.2.1. Thuận lợi (58)
      • 2.2.2. Hạn chế (59)
    • 2.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Kông Chro (60)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI (65)
    • 3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kông Chro (65)
      • 3.2.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (65)
        • 3.2.1.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (65)
        • 3.2.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị tính (67)
      • 3.2.2. Đánh giá và phân hạng mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất (77)
        • 3.2.2.1. Lựa chọn loại hình sử dụng đất đai phục vụ mục tiêu đánh giá (77)
        • 3.2.2.2. Đánh giá và phân hạng mức thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất (0)
    • 3.3. Đề xuất định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (84)
      • 3.3.1. Cơ sở đề xuất (84)
      • 3.3.2. Đề xuất định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (84)
      • 3.3.3. Giải pháp thực hiện định hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai (85)
    • 1. Kết luận (91)
    • 2. Kiến nghị (91)

Nội dung

Lý do chọn đề án

Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội khác Con người đã tìm mọi cách để khai thác và sử dụng đất đai nhằm thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác sử dụng nhưng không thể tăng về mặt số lượng Do vậy, việc đánh giá tiềm năng đất đai để sử dụng hợp lý và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và tương lai

Huyện Kông Chro là huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai, phần lớn dân số có việc làm và thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, với diện tích 143.970,57 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 92% Huyện Kông Chro, cây trồng chủ yếu là các loại cây hàng năm khác, đặc biệt là cây công nghiệp ngắn ngày Đây là nhóm cây trồng đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng của huyện Kông Chro trong những năm qua Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng đất đai của huyện chưa hợp lý, thiếu căn cứ khoa học vững chắc và chưa được hoạch định một cách rõ ràng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế của người dân, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, đồng thời làm suy thoái tài nguyên và môi trường đất

Xuất phát từ ý nghĩa thực tế trên, việc “Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai phục vụ sản xuất nông nghiệp” là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, nhằm đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần phát triển bền vững đất đai trên địa bàn huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định mức độ thích hợp đất đai hiện tại trên địa bàn huyện Kông Chro từ đó xác định một số loại cây công nghiệp ngắn ngày thích hợp cho địa bàn nghiên cứu

- Định hướng và các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp.

Về không gian

Huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Về thời gian

Phạm vi thời gian thu thập số liệu từ năm 2015 đến 2022.

Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan khoa học và cơ sở lý luận về đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp

- Đặc điểm tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai ảnh hưởng đến tiềm năng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai

- Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển cây mía, cây ngô, hiện trạng sử dụng đất huyện Kông Chro

- Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm kinh tế - sinh thái

Yếu tố kinh tế nằm trong mục đích sản xuất nông – lâm nghiệp Yếu tố sinh thái là các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nước… có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi và ảnh hưởng đến hướng quy hoạch nông - lâm nghiệp Do đó, trong nghiên cứu, ĐGĐĐ cần chọn các LHSD sao cho đạt hiệu quả cao về KT - XH và môi trường nhằm góp phần phát triển bền vững lãnh thổ

Theo quan điểm cấu trúc trong địa lý học, tiếp cận hệ thống là việc nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của hệ thống tự nhiên Cấu trúc thẳng đứng là các thành phần cấu tạo: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và mối quan hệ giữa chúng Đối với hệ sinh thái nông - lâm nghiệp, đó là địa hình, khí hậu, tính chất của đất đai và chế độ nước Cấu trúc ngang là các đơn vị cấu tạo thể hiện sự phân hoá lãnh thổ nghiên cứu thành các hệ địa sinh thái nông - lâm nghiệp và mối quan hệ giữa chúng Áp dụng quan điểm này, trong đề án xác định cấu trúc thẳng đứng là các thành phần: độ cao địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất trong mối quan hệ với nhau tạo nên các ĐVĐĐ Cấu trúc ngang thể hiện sự phân hoá của các ĐVĐĐ trong khu vực nghiên cứu và mối quan hệ giữa chúng

Quan điểm này xem các sự vật và hiện tượng của môi trường tự nhiên là một tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số đại diện có vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể Áp dụng quan điểm này, đề án chỉ đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến sử dụng đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng bền vững: độ cao, độ dốc (địa hình); độ dày tầng đất, loại đất; hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất (thực vật), các chỉ tiêu sinh khí hậu

Mỗi một công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng cũng như địa lí nói chung đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể Các thành phần tự nhiên luôn có sự thay đổi theo thời gian và phân hoá theo không gian Vì vậy, khi nghiên cứu một khu vực, cần xác định sự phân hoá không gian theo lãnh thổ và việc đánh giá cần gắn liền trên một lãnh thổ cụ thể được phân chia Với quan điểm này, đề án đánh giá đất đai phục vụ phát triển cây công nghiệp ngắn ngày theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là các ĐVĐĐ Mỗi một ĐVĐĐ là một đơn vị phân cấp lãnh thổ mang một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp các thành phần tự nhiên, dựa trên các chỉ tiêu này để đánh giá và phân hạng thích hợp cho các LHSD được đề xuất

5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai Vận dụng quan điểm này, đề án không chỉ dựa trên các đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai nông – lâm nghiệp, các đặc điểm KT - XH (cơ sở hạ tầng, phân bố dân cư, tập quán sản xuất…) định hướng phát triển kinh tế huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Bao gồm các tài liệu và bản đồ về các điều kiện tự nhiên (ĐKTN) huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai: địa chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật và các thông tin về dân sinh, KT - XH: dân cư, dân tộc, tập quán sử dụng đất đai; một số tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển

Tài liệu, báo cáo liên quan đến nội dung nghiên cứu của UBND huyện Kông Chro, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kông Chro: Niên giám thống kê từ 2010 đến năm 2020, phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, 2020; Báo cáo kiểm kê đất đai 2014, Báo cáo kiểm kê đất đai 2019, bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Kông Chro năm 2019; Báo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất của huyện Kông Chro năm 2022 của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện; các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ năm 2010 - 2020, Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2022, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai đến năm 2030

Các tài liệu mang tính lý luận về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ mục tiêu phát triển nông – lâm nghiệp; các đề án khoa học cấp Nhà nước; các đề án và các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề án

Hệ thống bản đồ ranh giới hành chính, hiện trạng sử dụng đất, địa hình, độ cao, thổ nhưỡng, thủy hệ, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng… tỷ lệ 1:25.000 của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Hạt kiểm lâm huyện cung cấp

5.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp điều tra thực địa nhằm thu thập tài liệu, tìm hiểu thực trạng sự phát triển ngành nông nghiệp địa phương Trong quá trình thực địa, đề án sử dụng kết hợp các phương pháp quan sát, mô tả, lấy mẫu đất, chụp hình ảnh tư liệu và sử dụng phương pháp phỏng vấn các nhà quản lý của các Ban ngành địa phương, nông dân có liên quan đến nội dung đề án nghiên cứu Một số hình ảnh tác giả đã đi khảo sát được thể hiện tại phụ lục 03

5.2.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp

Dựa vào những tài liệu thứ cấp, tài liệu sơ cấp thu thập được và qua khảo sát thực địa ở địa bàn huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp nhằm rút ra những luận điểm của vấn đề nghiên cứu tiềm năng đất nông nghiệp ở huyện Kông Chro Từ đó, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa tiết kiệm thời gian và công sức nghiên cứu

5.2.4 Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS)

Phương pháp bản đồ được áp dụng để chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần đất đai, chồng xếp các lớp dữ liệu, xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, bản đồ phân hạng thích hợp cho các loại hình SDĐ Các loại bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng phần mềm ArcGIS

5.2.5 Phương pháp đánh giá đất theo FAO

Qua quá trình thu thập thông tin, sau đó tiến hành phân hạng đất đai một cách cụ thể để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp đối với các ĐVĐĐ Kết quả đánh giá, phân hạng đất đai được thể hiện qua bản đồ và bảng biểu số liệu kèm theo Đề án vận dụng quy trình và phương pháp ĐGĐĐ theo FAO trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, trong đánh giá tài nguyên đất đai cho loại hình sử dụng CCNNN vào lãnh thổ huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai

5.2.6 Phương pháp chuyên gia Được vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý của các ban ngành có có liên quan, cán bộ và nhân dân địa phương trong việc chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích hợp của các ĐVĐĐ đối với LHSD đất.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề án góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất đai và làm phong phú thêm hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý lãnh thổ.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề án cung cấp thêm thông tin phục vụ bố trí các loại hình CCNNN phù hợp với tiềm năng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai Đề án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai trong việc hoạch định các chính sách phát triển KT - XH và bảo vệ môi trường khu vực.

Cấu trúc đề án

Ngoài phần mở đầu và kết luận Nội dung chính của đề án được bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan khoa học và cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tiềm năng đất đai huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai

Chương 3: Đánh giá tiềm năng đất đai, định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tổng quan về đánh giá đất

1.1.1 Một số khái niệm a Quan điểm về đất (Soil): Đất là một loại tài nguyên vô cùng quý báu của mỗi quốc gia, là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp Do vậy, cùng với các mục đích sử dụng đất khác nhau, con người đã có quá trình nghiên cứu lâu dài, tích luỹ được một khối lượng lớn kiến thức và hình thành nên nhiều các quan điểm khác nhau về đất Trong đó, điển hình nhất là quan điểm của về đất của V.V Dokuchaev (1846 - 1903) - một nhà thổ nhưỡng học người Nga, người đã đặt nền móng cho khoa học thổ nhưỡng sau này

Theo Dokuchaev “Đất là một vật thể tự nhiên đặc biệt, có lịch sử phát triển hoàn toàn độc lập, nó là sản phẩm hoạt động tổng hợp của đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và tuổi địa phương” [5]

Trên cơ sở đó, V.R Villiam (1863 - 1930), đã đưa ra một quan điểm về đất dưới góc độ nông hóa: “Đất là một lớp tơi xốp trên bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch thực vật Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì nhiêu và đó là tính chất hết sức quan trọng của đất” [5]

Có thể nhận thấy, một đặc tính tạo nên giá trị to lớn của đất, biến nó trở thành một nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó chính là khả năng cho cây trồng tồn tại và phát triển b Đất đai (Land): Theo Brinkman và Smyth (1976), đứng trên góc độ địa lý “Đất đai là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” [5]

Khái niệm được sử dụng khá phổ biến hiện nay đó là khái niệm về đất của (FAO) Theo FAO (1976), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: Sản xuất, môi trường sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); Không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; Vật mang sự sống; Phân ly lãnh thổ c Tài nguyên đất (Land resources): Theo FAO, tài nguyên đất là toàn bộ lớp vật chất mềm xốp nằm trên cùng của vỏ Trái Đất bao gồm tất cả các đặc tính của đất mà ở đó thực vật, động vật, vi sinh vật và con người có thể sinh sống đồng thời được con người sử dụng vào các mục đích an ninh lương thực, văn hoá, tinh thần, thể thao, … tài nguyên đất có khả năng phục hồi song có tính chậm chạp [15] Để hình thành một phẫu diện đất hoàn chỉnh phải cần đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm Như vậy, đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người Đất có hai nghĩa: Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất NLN

Kết quả nghiên cứu theo FAO và theo Tiêu chuẩn Quốc gia của Việt Nam (TCVN 8409:2012) về Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp, một số thuật ngữ được sử dụng trong đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp

- Đánh giá đất đai: “Đánh giá đất đai là quá trình dự đoán tiềm năng đất đai khi sử dụng cho các mục đích cụ thể” Như vậy đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những thuộc tính vốn có của từng đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất nhất định cần có, nhằm cung cấp những thông tin về mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ đưa ra những quyết định về sử dụng và quản lí đất đai (trích theo FAO -1976) [1]

- Đơn vị đất đai (Land Units - LU): Theo FAO, thuật ngữ ĐVĐĐ dùng để chỉ một diện tích đất đai với những điều kiện môi trường đặc trưng riêng, được phân biệt nhờ các thuộc tính như đặc điểm đất đai và chất lượng đất đai ĐVĐĐ được xem là đơn vị tự nhiên cơ sở để đánh giá đất đai, ĐVĐĐ không phụ thuộc vào tỉ lệ và kiểu loại bản đồ [4]

- Bản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU): Là một khoảnh/vạt đất ngoài thực tế, có thể xác định được trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc điểm và chất lượng thích hợp cho từng loại sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất Mỗi đơn vị đất đai thích hợp với một hoặc một số loại sử dụng đất nhất định [4]

- Đặc điểm đất đai (Land Characteristic - LC): Một thuộc tính của đất đai, có thể đo lường hoặc ước lượng trong quá trình điều tra, bao gồm cả sử dụng viễn thám, điều tra thông thường cũng như bằng cách thống kê tài nguyên thiên nhiên như: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất mịn, lượng mưa, độ ẩm, điều kiện tưới, điều kiện tiêu nước [1]

- Chất lượng đất đai (Land Quality - LQ): Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0 - 3°; >3 - 8° ), v v [1]

- Kiểu sử dụng đất đai chính (Major Kind of Land Use): Phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác [1]

- Loại sử dụng đất đai (Land Utilization Type - LUT): Một loại sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính Loại sử dụng đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới (tiêu) xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế xã hội nhất định [1]

Trong đó, loại sử dụng đất đai được phân định và mô tả bởi các thuộc tính kỹ thuật và kinh tế - xã hội như: loại cây trồng, kỹ thuật canh tác, loại và khối lượng sản phẩm, yêu cầu lao động, chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được Tùy theo mức độ đánh giá đất đai, có thể phân loại sử dụng đất theo mức khái quát hoặc chi tiết tương ứng

- Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement - LUR): Những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển một cách bền vững [1]

Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu ở trên Thế giới

Công tác nghiên cứu đặc điểm đất đã được con người thấy cần từ những năm 50 của thế kỷ XX Con người đã có những hiểu biết tổng hợp để đánh giá tiềm năng của đất cho các mục tiêu sử dụng đã được xác định Từ mục đích đó, công tác ĐGĐĐ đã được nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức quốc tế quan tâm và đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng phục vụ tích cực cho việc quy hoạch, hoạch định chính sách đất đai và sử dụng đất đai hợp lý Phương pháp và hệ thống ĐGĐĐ ngày càng hoàn thiện Phổ biến là các hệ thống:

- Ở Hoa Kỳ: Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951 Hệ thống

3 Xác định loại hình sử dụng đất đai

5 Đánh giá khả năng thích hợp

6 Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất

7.Đề xuất sử dụng đất

Hình 1 3 Sơ đồ quy trình ĐGĐĐ ở huyện Kông Chro phân loại bao gồm các lớp, từ lớp có thể trồng trọt được đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn và lớp không thể trồng trọt được Trong hệ thống phân loại này, ngoài đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu về kinh tế cũng được xem xét nhưng ở phạm vi thủy lợi [5]

Ngoài ra, phân loại theo khả năng đất đai cũng được mở rộng trong công tác ĐGĐĐ ở Hoa Kỳ Phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961 Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chính là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị [8]

+ Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng: So sánh loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên

+ Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai: Yếu tố đất được xem xét kết hợp với địa hình, khí hậu, độ ẩm đất

+ Đánh giá kinh tế đất đai: Đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của tự nhiên

Phương pháp này thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, chưa xem xét đầy đủ khía cạnh KT - XH của việc sử dụng đất đai

1.2.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Từ năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý đất và Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã có công trình nghiên cứu và phân hạng vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cường công tác quản lý, xếp hạng độ màu mỡ đất đai và xếp hạng thu thuế nông nghiệp Từ đó đến nay, công tác phân hạng, ĐGĐĐ ở Việt Nam đã được nhiều cơ quan nghiên cứu và thực hiện như: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hoá - Thổ nhưỡng, Tổng cục địa chính… Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, việc nghiên cứu ĐGĐĐ đã được đẩy mạnh với việc sử dụng phương pháp của FAO vào Việt Nam Nhiều nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đến sử dụng đất đai đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá phân hạng đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển nông - lâm nghiệp ở nước ta Có thể nêu ra một số công trình:

+ Đánh giá phân hạng đất đai toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và các cộng sự thực hiện năm 1984, tỷ lệ bản đồ 1/500.000) dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ Chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình được phân cấp nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp bao gồm 7 nhóm; trong đó đánh giá cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm), lâm nghiệp (2 nhóm) và mục đích khác (1 nhóm) [8]

+ Vận dụng phương pháp phân loại khả năng đất đai của FAO, Bùi Quang Toản và cộng tác viên đã tiến hành đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (1985) Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá bao gồm các ĐGĐĐ như thổ nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp

Hệ thống phân hạng đến cấp lớp (class) thích nghi cho từng LHSD đất [18]

+ Thời kỳ từ năm 1990 – 1995, trong Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước “Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, mã số KN - 03” do Viện Khoa học Lâm nghiệp chủ trì có đề án “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa” Việc ĐGĐĐ lâm nghiệp được tiến hành trong phạm vi toàn quốc và trên 4 đối tượng chính: Đất vùng đồi núi, đất cát biển, đất ngập mặn sú vẹt, đất chua phèn Đối với lãnh thổ đồi núi, việc xác định các đơn vị sử dụng đất đai dựa trên 5 yếu tố tự nhiên: độ cao, đất, độ dốc, độ dày tầng đất, lượng mưa; Đánh giá tổng hợp tiềm năng đất đai lâm nghiệp dựa trên 4 yếu tố: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ [7]

+ Trong chương trình quy hoạch tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc nghiên cứu khả năng sử dụng đất đai toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các ĐGĐĐ có liên quan đến mục tiêu sử dụng đất

Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thường gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tưới tiêu Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu và đánh giá, phân hạng đất đai ở Việt Nam chủ yếu mới chỉ áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; đối với ngành lâm nghiệp, nghiên cứu mới chỉ ở mức độ khái quát

+ Trong thời kỳ 1992 - 1994, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện công tác ĐGĐĐ trên 9 vùng sinh thái của cả nước với bản đồ tỉ lệ 1/250.000 (mã số KT- 02.09.00, Trần An Phong chủ trì) và ở một số địa phương khác [18] Các công trình đã vận dụng phương pháp của FAO vào việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, xác định đất đai là một vùng đất bao gồm tất cả các thành phần của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai Do đó, đất đai không chỉ đề cập đến thổ nhưỡng mà còn bao gồm cả địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật cùng với những công trình cải tạo đất như hệ thống đê điều, hay các hệ thống tưới tiêu Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ hay đơn vị bản đồ đất đai Các ĐVĐĐ được xác định dựa trên 7 chỉ tiêu tự nhiên (loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, lượng mưa, thuỷ văn, tưới tiêu, nhiệt độ) Kết quả đánh giá đã khẳng định nội dung, phương pháp ĐGĐĐ theo tiêu chuẩn của FAO vào điều kiện cụ thể của Việt Nam là phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay

Năm 1997, Vũ Cao Thái và NNK với ấn phẩm “Điều tra đánh giá tài nguyên đất theo FAO/UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn 1 tỉnh” [27] đã giúp cho công tác đánh giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất ngày càng có hiệu quả hơn

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc ứng dụng các phần mềm vào xây dựng, chồng xếp các bản đồ thành phần, phân hạng thích nghi cây trồng… đã giúp cho việc đánh giá trở nên chính xác và thuận lợi hơn [6], [15] Năm 2013, Ngô Đình Quế và Nguyễn Hữu Huynh đã xây dựng được bộ tiêu chí cho phân lập địa cấp 2 gồm 6 yếu tố: lượng mưa, đá mẹ và loại đất, độ cao tuyệt đối, độ dốc, độ dày tầng đất và thảm thực vật

Sử dụng công nghệ GIS, xậy dựng được bản đồ lập địa cấp 2 cho 16 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (tỷ lệ 1/100.000) trên cơ sở các bản đồ thành phần (bản đồ đất, bản đồ lượng mưa, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao) trong công trình “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong xây dựng 19 bản đồ lập địa cấp 2 các tỉnh trung du miền núi phía Bắc”

Nhìn chung, các công trình ĐGĐĐ trên thế giới và ở nước ta có đặc điểm:

- Xác định đất đai là một vùng đất bao gồm các yếu tố của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến sử dụng đất Đơn vị cơ sở để đánh giá là các ĐVĐĐ

- Chú ý đến các thành phần tự nhiên có ảnh hưởng đến phẩm chất đất đai, trong đó chú trọng các yếu tố hạn chế lâu dài, khó khắc phục

- ĐGĐĐ gắn với mục đích sử dụng bao gồm các dạng: Đánh giá chất lượng, đánh giá định lượng vật chất, đánh giá kinh tế

ĐẶC ĐIỂM ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Kông Chro, tỉnh

Kông Chro là đơn vị hành chính nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý từ 13˚34’ đến 13˚58’ vĩ độ Bắc và từ 108˚21’đến 108˚52’ kinh độ Đông Huyện được thành lập theo Quyết định số 96-HĐBT ngày 30/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) trên cơ sở chia tách từ phần đất phía nam của huyện An Khê, cách trung tâm thị xã An Khê khoảng 30 km Huyện lỵ là thị trấn Kông Chro

Biên tập bản đồ: Phạm Thị Nga 2023

Hình 2 1 Vị trí khu vực nghiên cứu

Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Bắc giáp: huyện Đak Pơ

- Nam giáp: huyện Ia Pa, Gia Lai và huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

- Đông giáp: huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

- Tây giáp: huyện Mang Yang Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn gồm có 14 đơn vị, trong đó 1 thị trấn (Thị trấn Kông Chro), 13 xã (An Trung, Chơ Long, Chư Krey, Đăk Pling, Đăk Song, Đăk Tơ Pang, Kông Yang, Sró, Ya Ma, Yang Nam, Yang Trung, Đăk Pơ Pho, Đăk Kơ Ning) với diện tích tự nhiên là 143.970,57 ha [19]

2.1.1.2 Địa hình và địa mạo Địa hình huyện Kông Chro khá đa dạng và phức tạp Nhìn tổng quát địa hình của huyện thấp dần từ Đông sang Tây Độ cao trung bình từ 400 m đến 450 m Phía Đông Bắc và Đông Nam của huyện có các đỉnh núi cao trên 800 m Địa hình của huyện Kông Chro có thể chia thành 3 vùng với 3 kiểu địa hình chính:

- Vùng thung lũng: địa hình tương đối bằng phẳng hay còn gọi là vùng địa hình lượn sóng nhẹ đến trung bình Tập trung dọc theo đường Tỉnh 667 (ĐT 674 cũ), đường Tỉnh 662, hai bên bờ sông Ba và các suối lớn Khu vực này chủ yếu là khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất khu dân cư, đất chuyên dùng, có độ dốc bình quân thấp (0 0 - 15 0 ), tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Vùng địa hình đồi núi trung bình: phân bố chủ yếu ở phía tây của huyện, đặc điểm của dạng địa hình này là có sườn dốc nhỏ hơn 25 0 , đỉnh bằng và có độ dốc dao động 15 0 - 25 0 Độ cao trung bình từ 400 m đến 500 m, có thể kết hợp mô hình canh tác nông lâm kết hợp

- Vùng địa hình đồi núi cao: tập trung về hai phía Đông - Bắc và Đông

- Nam của huyện, có độ cao trung bình khoảng 550 m Khu vực này chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần đất chưa sử dụng Đây là khu vực đồi núi có độ dốc cao, ít có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lâm nghiệp

Kông Chro có đặc điểm khí hậu chung của tiểu vùng khí hậu thung lũng sông Ba Là khu vực có độ cao thấp nhất so với toàn tỉnh Gia Lai, khí hậu vừa có đặc điểm của vùng Tây nguyên nói chung, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu miền trung Trung bộ, mùa hè mát dịu, mùa đông khô và lạnh Đặc điểm khí hậu có sự phân chia theo mùa tương đối rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10;

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Đây là vùng có khí hậu tương đối điều hoà Lượng mưa bình quân hàng năm chỉ khoảng 1.400 - 1.700 mm và tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10; độ ẩm thấp, trung bình dưới 80%; nhiệt độ trung bình khá cao, trung bình hàng năm là 25,5 0 C, tháng thấp nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình 22-

23 0 C, tháng cao nhất là tháng 7, có nhiệt độ trung bình trên 26 0 C; lượng bốc hơi trung bình 1.700 mm; Số giờ nắng, tổng lượng nhiệt trong năm khá cao

Kông Chro chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính: từ tháng 5 đến tháng 9 chủ yếu là gió Tây - Nam và từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Đông và Đông Bắc Tuy nhiên do các dãy núi cao che khuất nên tốc độ gió thường dưới 2 m/s Là một huyện miền núi, Kông Chro ít bị ảnh hưởng của bão và lũ lụt Song vào mùa mưa lũ, một phần diện tích sản xuất nông nghiệp có thể bị ngập úng khi nước sông Ba và các sông nhánh dâng cao [19]

Tóm lại: khí hậu huyện Kông Chro với nền nhiệt độ cao đều trong năm, nắng nhiều, ít có thiên tai, là những thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp Song lượng mưa thấp lại phân bố theo mùa, độ ẩm thấp đã gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp Việc phát triển hệ thống thủy lợi, bố trí loại cây trồng và mùa vụ phù hợp là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục khó khăn này

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện có mật độ khá cao, phân bố tương đối đều trên toàn huyện từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, trong đó có hệ thống sông suối lớn như:

Sông Ba: là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km 2 Dòng chính sông Ba bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Rô ở độ cao 1.549 m của dãy Trường Sơn Từ thượng nguồn đến An Khê, sông Ba chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rồi chuyển hướng Bắc - Nam Từ Phú Túc ra đến Biển Đông tại Tuy Hoà sông chảy theo hướng Tây - Đông Sông có chiều dài 374 km, trong đó đoạn chảy qua huyện dài 39 km theo hướng từ Bắc xuống Nam chia huyện ra làm 2 khu vực tách biệt Các suối thuộc lưu vực sông Ba đều hẹp và sâu, độ dốc lớn nên có tiềm năng về thủy điện Địa hình bị chia cắt mạnh, lưu vực sông Ba có dạng lòng máng chạy dài từ thượng nguồn đến cửa sông Lòng máng của lưu vực bị những dãy núi đâm sát ra mép sông tạo nên những thung lũng hẹp tại An Trung, Kông Yang, Yang trung, Thị trấn Kông Chro

Sông Ba Cơ: bắt nguồn từ 2 khu vực ở phía Đông Bắc huyện, giáp với huyện Đăl Pơ (gọi là suối Đăk Koal) và phía Nam huyện, giáp với huyện Ia Pa (gọi là suối Ta) ở độ cao từ 811-1.200 m Hướng dòng chính là Đông Bắc - Tây Nam đến xã Sró nhập lại thành một dòng và chảy tiếp qua xã Ya Ma để nhập với dòng chính là sông Ba tại ngã ba Ya Ma - Đăk Kơ Ning Sông có độ dài đoạn đi qua huyện là 38 km Các suối thuộc lưu vực sông Ba Cơ đều hẹp và sâu, chảy qua những khu vực có độ dốc địa hình lớn, thường có núi cao bao học xung quanh và chỉ được mở rộng tại khu vực trung tâm xã Đăk Song và một phần của xã Sró

Hình 2 2 Bản đồ hệ thống thuỷ văn huyện Kông Chro [19]

Các hệ suối: suối Đăk Se Koel dài 11km (nhánh chính), suối Đăk Xdro dài 15 km, suối bắt đầu từ phía Tây Bắc xã Chư Krey chảy qua xã An Trung; suối Đăk Pơ Pho dài 18 km, bắt đầu từ phía Tây bắc xã Đăk Pơ Pho chảy qua xã Yang Trung, các nhánh nhỏ của suối Đăk Pơ Pho gồm Ton Djarau, Đăk Toang,…; suối Bua ở phía Tây Nam đi qua xã Chơ Glong, Yang Nam,… Tất cả các con suối trên đều đổ về sông Ba [19]

Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn huyện còn có hồ thủy điện Đăk Sông, và một số hồ thủy lợi nhỏ Các hồ này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống, vừa là nơi dự trữ nước trong mùa khô vừa có chức năng sinh thái và cảnh quan trong vùng, một số hồ còn có ý nghĩa trong du lịch

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kông

Kông Chro đến định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai

Vị trí địa lý huyện Kông Chro nằm trong vùng kinh tế phía Đông của tỉnh Gia Lai, giáp ranh với huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên và huyện Vân

Canh, tỉnh Bình Định; trên địa bàn hiện có tuyến đường Trường Sơn Đông, đường Tỉnh 667, 662 nối huyện với các huyện, tỉnh bạn lân cận thuận tiện cho giao thông, vận chuyển hàng hóa

- Huyện có quỹ đất rộng lớn, mật độ dân cư còn thưa, bình quân diện tích đất nông nghiệp cao

- Người dân cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, những kinh nghiệm, thành quả đạt được, cần đào tạo nguồn lao động có tay nghề là điều kiện tiền đề cho phát triển về kinh tế xã hội tại địa phương thoát khỏi sản xuất nông nghiệp từ phương thức sản xuất tự túc, tự cấp, khai thác tự nhiên đã dần chuyển sang chế biến và sản xuất hàng hóa; tiềm năng đất đai, tài nguyên đuợc phát huy có hiệu quả; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đuợc triển khai áp dụng, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Trong tương lai, chính quyền cần đồng hành cùng người dân mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cây ăn quả, cây duợc liệu; tái canh cây điều; sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP

- Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh và ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội đã và đang đuợc quan tâm đầu tư xây dựng cơ bản về mọi mặt tạo điều kiện khai thác các tiềm năng và lợi thế của huyện Môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nuớc đầu tư trên địa bàn

2.2.2 Hạn chế Địa bàn huyện nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, nền nhiệt cao đều trong năm, không khí khô hạn, địa hình địa mạo của huyện bị chia cắt mạnh

Nguồn tài nguyên tự nhiên của huyện hạn chế không có nhiều các loại khoáng sản với trữ lượng lớn

Nguồn tài nguyên đất đai thường bị thiếu nước vào mùa khô là hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường Đất đai chủ yếu là đất xám, tầng đất mỏng, địa hình cao bằng phẳng nhưng hiểm trở, khí hậu tương đối ôn hoà thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng hệ thống thủy văn dày đặc và bị địa hình chia cắt, phân phối nuớc nguồn nước không đều giữa các mùa là bất lợi trong phân vùng sản xuất

Nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, một bộ phận lớn lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đang làm nông nghiệp là chủ yếu, việc chuyển đổi sang các ngành nghề khác gặp khó khăn Đào tạo nghề còn hạn chế, thiếu lao động trình độ cao Hoạt động khoa học và công nghệ chưa tác động mạnh đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đầu tư cơ sở hạ tầng phát tiển kinh tế xã hội còn chưa đồng bộ, tốc độ phát triển kinh tế những năm qua tăng nhanh nhưng chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế, nguồn vốn còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội

Các cơ sở công nghiệp hiện có còn sử dụng nhiều lao động, tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp chưa cao; vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa đảm bảo

Các cơ sở công nghiệp chế biến hàng nông lâm sản của huyện còn ít, hàm lượng công nghệ thấp Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đều nhỏ lẻ, có năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Kông Chro

Trên địa bàn huyện Kông Chro diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính, cụ thể như sau:

Huyện Kông Chro có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn, diện tích trên từng đơn vị xã, thị trấn cụ thể như sau:

(1) Thị trấn Kông Chro: diện tích 2.653,2 ha, chiếm 1,8% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(2) Xã An Trung: diện tích 8.839,9 ha, chiếm 6,1% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(3) Xã Chơ Long: diện tích 13.894,6 ha, chiếm 9,7% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(4) Xã Chư Krey: diện tích 10.719,4 ha, chiếm 7,4% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(5) Xã Đăk Kơ Ning: diện tích 14.168,4 ha, chiếm 9,8% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(6) Xã Đăk Pling: diện tích 18.126,4 ha, chiếm 12,6% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(7) Xã Đăk Pơ Pho: diện tích 5.612,9 ha, chiếm 3,9% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(8) Xã Đăk Song: diện tích 14.622,5 ha, chiếm 10,2% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(9) Xã Đăk Tơ Pang: diện tích 7.838,1 ha, chiếm 5,4% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(10) Xã Kông Yang: diện tích 5.388,9 ha, chiếm 3,7% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(11) Xã SRó: diện tích 20.219,5 ha, chiếm 14,0% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(12) Xã Ya Ma: diện tích 4.461,3 ha, chiếm 3,1% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(13) Xã Yang Nam: diện tích 13.015,2 ha, chiếm 9,0% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

(14) Xã Yang Trung: diện tích 4.410,3 ha, chiếm 3,1% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện

Bảng 2 1 Thống kê diện tích các nhóm đất huyện huyện Kông Chro năm 2022 [19]

STT Mục đích sử dụng Mã đất Diện tích toàn huyện (ha)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7.720,37 5,36%

3 Đất chưa sử dụng CSD 3.178,89 2,21%

Chia ra các loại đất cụ thể như sau:

- Nhóm đất nông nghiệp: Trên địa bàn huyện có tổng diện tích là: 133.071,31 ha chiếm 92,43 % tổng diện tích tự nhiên gồm các loại đất:

+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 60.152,17 ha, chiếm 41,78 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện;

+ Đất lâm nghiệp có diện tích: 72.715,33ha, chiếm 50,51 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích: 147,1 ha chiếm 0,1 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện;

+ Đất nông nghiêp khác: 56,71 ha chiếm 0,04 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện là: 7.720,37 ha chiếm 5,36 % tổng diện tích tự nhiên

- Nhóm đất chưa sử dụng: huyện Kông Chro hiện tại có 3178,89 ha, chiếm 2,21 % tổng diện tích tự nhiên Trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 4,9 ha;

+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 3173,99 ha

Nội dung chính trong chương 2, tôi tập trung nghiên cứu về những điều kiện cụ thể về tự nhiên, KTXH tác động trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp của huyện

Thực trạng về cơ sở hạng tầng, vật chất kỹ thuật, các chính sách tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp Phân tích và làm rõ những thuận lợi, khó khăn, chính sách của địa phương có liên quan để phát triển nông nghiệp huyện Kông Chro.

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN KÔNG CHRO, TỈNH GIA LAI

Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kông Chro

Theo kết quả nghiên cứu về tài nguyên đất, huyện Kông Chro có 04 loại đất chính như sau:

- Nhóm đất xám bạc màu nâu đỏ: diện tích 51.238,82 chiếm 35,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc theo sông Ba

- Nhóm đất xám bạc màu trên đá trầm tích và đá biến chất: chiếm tỉ lệ nhiều nhất, diện tích 79.819,02 55,4% diện tích tự nhiên Phân bố chủ yếu ở phía Đông, Tây Bắc của huyện

- Nhóm đất nâu đỏ khô hạn: chiếm tỉ lệ ít nhất, diện tích 541,15 chiếm

0,4% diện tích tự nhiên, phân bố dọc phía Tây huyện, chủ yếu là đất chưa sử dụng

- Nhóm đất nứt nẻ khô hạn: diện tích 12.371,58 chiếm 8,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc phía Tây Nam huyện

3.2 Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kông Chro

3.2.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

3.2.1.1 Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai a Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu

Theo Hội đất Việt Nam [13], khi lựa chọn các chỉ tiêu cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các chỉ tiêu được lựa chọn để ĐGĐĐ phải có sự phân hóa rõ ràng theo từng đơn vị bản đồ nghiên cứu

- Các chỉ tiêu đánh giá phải ảnh hưởng rõ ràng đến quá trình sử dụng đất và điều kiện KT - XH trên lãnh thổ nghiên cứu

- Đánh giá mức độ thích nghi của từng ĐVĐĐ cho các LHSD cụ thể cần chọn số lượng các chỉ tiêu như nhau

- Dựa trên các yếu tố tự nhiên, đặc điểm và tính chất đất đai cũng như các yếu tố sinh thái nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu

- Căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích hiệu quả sử dụng đất trên lãnh thổ

- Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất đai của các LHSD được lựa chọn

Yêu cầu khi xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ

Theo FAO, yêu cầu xây dựng chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ:

- Cần đồng nhất các ĐVĐĐ

- Nên vẽ các ĐVĐĐ một cách nhất quán

- Các ĐVĐĐ được xác định càng đơn giản càng tốt, khi xác định cần căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất

- Các ĐVĐĐ cần được xác định theo hướng bền vững tương đối của bề mặt đất b Xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ

Khi xác định và phân cấp chỉ tiêu cho bản đồ ĐVĐĐ, ngoài việc dựa vào các yêu cầu, nguyên tắc chung cần phải căn cứ vào đặc thù riêng của lãnh thổ nghiên cứu để có hướng điều chỉnh phù hợp Để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Kông Chro, đề án xác định 8 chỉ tiêu:

Bảng 3 1 Chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Kông Chro

3 Tầng dày (D) 7 Khả năng tưới (I)

4 Thành phần cơ giới (C) 8 Độ Phì (N)

3.2.1.2 Xây dựng bản đồ đơn vị tính a Bản đồ loại đất

Loại đất là chỉ tiêu tổng hợp, khái quát được đặc tính chung của khoanh đất Loại đất phản ánh hàng loạt các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học cơ bản của đất, nó còn cho ta khái niệm về khả năng sử dụng đất và các mức độ tốt xấu, đáp ứng cho các nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng Theo kết quả xây dựng bản đồ đất, đất vùng nghiên cứu được phân loại thành 04 loại đất chính là nhóm đất xám bạc màu nâu đỏ, nhóm đất xám bạc màu trên đá trầm tích và đá biến chất, nhóm đất nâu đỏ khô hạn, nhóm đất nứt nẻ khô hạn

Bảng 3 2 Các nhóm đất chính huyện Kông Chro

TT Nhóm đất chính Diện tích (ha) Ký hiệu

1 Đất xám bạc màu nâu đỏ 51.238,82 G1

2 Đất xám bạc màu trên đá trầm tích và đá biến chất 79.819,02

3 Đất nâu đỏ khô hạn 541,15 G3

4 Đất nứt nẻ khô hạn 12.371,58 G4

Biên tập bản đồ: Phạm Thị Nga 2023

Hình 3 1 Bản đồ loại đất huyện Kông Chro, huyện Kông Chro b Bản đồ độ dốc Địa hình huyện Kông Chro khá đa dạng và phức tạp Nhìn tổng quát địa hình của huyện thấp dần từ Đông sang Tây Độ cao trung bình từ 400 m đến 450 m Phía Đông Bắc và Đông Nam của huyện có các đỉnh núi cao trên 800 m Độ dốc có ảnh hưởng quan trọng đến chế độ canh tác như: làm đất, tưới, tiêu, khả năng giữ nước và các tính chất khác của đất Độ dốc liên quan đến cách bố trí cây trồng phù hợp Diện tích đất đai phân theo độ dốc được thể hiện ở Bảng 3.3

Bảng 3 3 Diện tích đất đai phân theo độ dốc huyện Kông Chro

TT Độ dốc (độ) Diện tích (ha) Ký hiệu

- Đất có độ dốc từ 0 - 15 0 có diện tích 113.656,98 ha là địa hình tương đối bằng phẳng hay còn gọi là vùng địa hình lượn sóng nhẹ đến trung bình Tập trung dọc theo đường Tỉnh 667 (ĐT 674 cũ), đường Tỉnh 662, hai bên bờ sông

Ba và các suối lớn, tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

- Đất có độ dốc từ 15 - 25 0 có diện tích 25.892,88 ha là vùng đất tương đối dốc, có thể kết hợp mô hình canh tác nông lâm kết hợp

- Đất có độ dốc trên 25 0 có diện tích 4.420,71 ha là tập trung về hai phía Đông - Bắc và Đông - Nam của huyện Khu vực này chủ yếu là đất lâm nghiệp có rừng và một phần đất chưa sử dụng Đây là khu vực đồi núi có độ dốc cao, ít có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lâm nghiệp

Biên tập bản đồ: Phạm Thị Nga 2023

Hình 3 2 Bản đồ độ dốc, huyện Kông Chro c Bản đồ độ dày tầng canh tác Độ dày tầng canh tác liên quan đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và tạo thành năng suất của cây Độ dày tầng canh tác là chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Khu vực nghiên cứu độ dày canh tác được chia thành 4 cấp 130cm, 125cm, 110cm và 50cm Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng đất được thể hiện ở Hình 3.3

Bảng 3 4 Phân cấp chỉ tiêu độ dày tầng đất huyện Kông Chro

TT Độ dày tầng đất Diện tích (ha) Ký hiệu

Biên tập bản đồ: Phạm Thị Nga 2023

Hình 3 3 Bản đồ tầng dày canh tác, huyện Kông Chro d Bản đồ thành phần cơ giới

Là nhân tố ảnh hưởng tới hóa - lý tính và hoạt tính sinh học của đất Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhất định, do vậy việc xác định thành phần cơ giới của đất là nhằm bố trí cây trồng phù hợp với các loại đất Thành phần cơ giới đất phân thành 4 cấp: Cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình

Bảng 3 5 Diện tích đất chia theo thành phần cơ giới huyện Kông Chro

TT Thành phần cơ giới Diện tích (ha) Ký hiệu

Biên tập bản đồ: Phạm Thị Nga 2023

Hình 3 4 Bản đồ thành phần cơ giới, huyện Kông Chro e Bản đồ lượng mưa

Lượng mưa liên quan đến khả năng cung cấp nguồn nước tưới, cung cấp độ ẩm cho đất, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất của cây trồng Lượng mưa trung bình nhiều năm giao động khoảng 1.400

- 1.700 mm, độ ẩm không khí đạt 80% Khu vực nghiên cứu lượng mưa được chia thành các lượng mưa thấp

Ngày đăng: 04/08/2024, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3] Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998). Giáo trình đánh giá đất. NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình đánh giá đất
Tác giả: Đào Châu Thu và Nguyễn Khang
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1998
[4] Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (chủ biên) (2001), Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2001
[5] Hội khoa học Đất Việt Nam (2015), Sổ tay Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay Điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai
Tác giả: Hội khoa học Đất Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2015
[6] Lê Cảnh Định (2005), Tích hợp GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai, Đề án Cao học Geomatics, Đại học Bách khoa, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai
Tác giả: Lê Cảnh Định
Năm: 2005
[7] Lê Văn Khoa (1995), Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ sinh thái nông nghiệp với các vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất và bảo vệ môi trường
Tác giả: Lê Văn Khoa
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1995
[8] Lê Năm (2004), Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên Huế, Đề án Tiến sĩ khoa học Địa lý tự nhiên, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa Thiên Huế
Tác giả: Lê Năm
Năm: 2004
[9] Lê Đình Phương (2007), Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Đề án Thạc sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả: Lê Đình Phương
Năm: 2007
[10] Nguyễn Anh Hoành và nnk (2003), Nghiên cứu đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, Báo cáo Tổng kết đề án cấp Viện Địa lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá đất đai phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
Tác giả: Nguyễn Anh Hoành và nnk
Năm: 2003
[11] Nguyễn Thị Diệu (2003), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Đề án thạc sĩ khoa học Địa lí tự nhiên, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho quy hoạch phát triển Nông - Lâm nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Diệu
Năm: 2003
[12] Nguyễn Đăng Độ (2012), Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sĩ Địa lí, Viện Địa lí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Đăng Độ
Năm: 2012
[13] Nguyễn Thanh Trà (2015), Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài ngày ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, Đề án Thạc sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch cây công nghiệp dài ngày ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
Tác giả: Nguyễn Thanh Trà
Năm: 2015
[14] Phạm Quang Tuấn. Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở thổ nhưỡng và địa lý thổ nhưỡng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[15] Phan Liêu, (1992). Đất Đông Nam Bộ. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Đông Nam Bộ
Tác giả: Phan Liêu
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 1992
[16] Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1998). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân loại đất quốc tế FAO/ UNESCO ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân loại đất quốc tế FAO/ UNESCO ở Việt Nam
Tác giả: Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt
Năm: 1998
[17] Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. NXB Chính trị Quốc gia
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia"
Năm: 2007
[29] FAO (1976), Soils Bulletin 32, A Framework for Land Evaluation, Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soils Bulletin 32, A Framework for Land Evaluation
Tác giả: FAO
Năm: 1976
[30] FAO (1984) Land Evaluation for Rainfed Agriculture, Soils Bullentin 52, Guidelines, Rome, 335p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land Evaluation for Rainfed Agriculture, Soils Bullentin 52, Guidelines
[31] FAO (1990), Land Evaluation for irrigated agriculture, FAO soil bullentin No 55, FAO, Rome, 231p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land Evaluation for irrigated agriculture, FAO soil bullentin No 55, FAO
Tác giả: FAO
Năm: 1990
[1] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Khác
[2] Chi cục thống kê huyện Kông Chro, Niên giám thống kê năm 2022 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN