1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình triển khai hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014-2018)

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Triển Khai Hoạt Động Nhận Tái Bảo Hiểm Tại Tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt (2014-2018)
Tác giả Huỳnh Thị Kim Yến
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hải Đường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Bảo Hiểm
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 24,46 MB

Nội dung

Trong khi hoạt động nhượng tái bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro, đề phòng nguy cơ phá sản khi đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán nhưng vẫn có cơ hội nhận b

Trang 1

TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BẢO HIẾM

CHUYEN DE

THUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai:

TINH HÌNH TRIEN KHAI HOAT DONG NHAN TAI BẢO HIEM

CUA TONG CONG TY BAO HIEM BAO VIET (2014-2018)

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hải Đường Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Kim Yến

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

LỜI MỞĐÀU ]1

Chương 1: Co sở ly thuyết về tái bao hiểm 3

1.1 Khái quát về tái bảo hiểm 3

1.1.1 Khái niệm 3 1.1.2 Vai trò của tái bảo hiểm 4 1.2 Phương thức tái bảo hiểm 5 1.3 Các phương pháp tái bảo hiểm 6

1.4 Hợp đồng tái bảo hiểm 7

1.5 Hoạt động nhận tái bảo hiểm 9

1.5.1 Khai niém 9

1.5.2 Quy trình nhận tái bảo hiểm 91.5.3 Quan lý hoạt động nhận tái bảo hiểm 12

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nhận tái bảo hiểm 15

1.5.1 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động nhận tái bảo hiểm 151.5.2 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động nhận tái bảo hiểm 16

Chương 2: Tình hình hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Tông Công

ty Bảo hiểm BảoViệt (2014 - 2018) 19

2.1 Giới thiêu về Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 19

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Bao hiểm Bao Việt 19

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 20

Trang 3

2.1.4 Cơ cau tổ chức của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 21

2.1.3 Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014-2018)

23

2.2 Thực trạng hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

(2014-2018) 30

2.2.1 Quy trình nhận TBH tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 30

2.2.2 Quản lý chỉ bôi thường nhận tái bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nhận tái bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo

hiểm Bảo Việt 60

3.1.1 Các yêu tố khách quan 603.1.2 Các yếu tố chủ quan 66

3.2 Một số giải pháp nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động nhận tái bao hiểm tại TổngCông ty Bảo hiểm Bảo Việt 68

3.2.1 Về quy trình Nhận Tai bảo hiểm 683.2.2 Về Nhân sự Ban Tái bảo hiểm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 683.2.3 Về quản ly tài chính của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 70

Trang 4

3.2.4 Về quản lý hoạt động tái bảo hiểm 71

3.2.5 Về chiến lược phát triển hoạt động tái bảo hiểm của Tổng Công ty Bao hiểm

Bảo Việt 72

KET LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 5

DANH MUC VIET TAT

TBH Tai bao hiém

BHBV Bao hiểm Bảo Việt

PNT Phi nhân thọ

Trang 6

LOI MỞ DAU

Tái bao hiểm là công cu quản ly lý rủi ro hiệu quả và cần thiết đối với các doanhnghiệp bảo hiểm Đóng vai trò quan trong trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiép bảo hiểm trong việc phân tán rủi ro và tránh rủi ro thanh toán khi có ton thất lớn, hoạt động tái bảo hiểm bao gồm hoạt đông nhượng tái bảo hiểm và hoạt động nhận tái bao hiểm Trong khi hoạt động nhượng tái bảo hiểm giúp các doanh nghiệp bảo hiểm phân tán rủi ro, đề phòng nguy cơ phá sản khi đối mặt với rủi ro mất khả năng thanh toán nhưng vẫn có cơ hội nhận bảo hiểm các đối tượng bảo hiểm có giátrị lớn, tăng doanh thu phí bảo hiểm và lợi nhuận thì hoạt động nhận tái bảo hiểm lại

là hoạt động chia sẻ rủi ro với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường bảo hiểm,đóng góp vào tăng trưởng của tổng đoanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Hơnnữa, hoạt động nhận tái bảo hiểm giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội hợp tác vả họchỏi với các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước, mở rộng mạng lưới kinh doanh và

nâng cao giá tri thương hiệu.

Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm cạnh tranh gay gắt cùng với sự gia tăng về

rủi ro do hỏa hoạn, thiên tai, biến đối khí hậu khiến vai trò của hoạt động nhận tái

bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng Nhận ra tam tam trọng của nhận tái bảo hiểm,

các doanh nghiệp bảo hiểm những năm gần đây đã và đang nỗ lực đây mạnh hoạt

động tái bảo hiểm nói chung cũng như hoạt động nhận tái bảo hiểm nói riêng nhằm

tăng doanh thu nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn tài chính của doanh nghiệp Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt — doah nghiệp bảo hiểm phi nhận thọ đứng dau thị trường

bảo hiểm Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi đầu tư nhân lực và tài chính cho

hoạt động nhận tái bảo hiểm Hơn nữa, Bảo hiểm Bảo Việt những năm gần đây mở

rộng mạng lưới đối tác, đây mạnh hợp tác với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu nước ngoài như Swiss Re, Hannover Re, cũng như các nhà tái bảo hiểm Việt Nam là

Trang 7

Vinare, PVI Re và các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm khác trên thị trường.

Nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động nhận tái bải hiểm cũng như có cơ

hội học hỏi thêm các kiến thức về nhận tái bảo hiểm trong thời gian thực tập tại Tổng

Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, em đã lựa chọn đẻ tài “Tình hình triển khai hoạt động

nhận tái bảo hiểm tại Tong Công ty Bảo hiểm Bao Việt (2014-2018)” với mục đích

đưa ra đánh giá tổng quan về hoạt đông nhận tái bảo hiểm trong giai đoạn 5 nam, từ

2014 đến 2018 và làm rõ các hạn chế, bất cấp trong hoạt động nhận tái bảo hiểm tạiBảo hiểm Bảo Việt Từ đó, chỉ ra nguyên nhân cũng như đề xuất một số biện pháp cai

thiên.

Do hạn chế về kiến thức thực tế cũng như điều kiện nghiên cứu, bài báo cáo của

em van còn nhiéu thiếu sót và hạn chế Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS

Nguyễn Thị Hải Đường đã quan tâm và tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tái bảo hiêm

1.1 Khái quát về tái bảo hiểm

1.1.1 Khái niệm

Trong cuộc sông hàng ngày cũng như trong hoạt động kinh doanh, sản xuất luôntồn tại những rủi ro bất ngờ, ngoài ý muốn vì những nguyên nhân khác nhau như thiên

tai, môi trường xã hội hay do lỗi của con người, và dé lại những hậu quả khó lường,

gây thiệt hại về mặt kinh tế, vật chất hay thậm chí là tính mạng con người, gây cản trởcuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho đời sống thêm khó khăn

Đê đôi phó với rủi ro, con người thực hiện các biện pháp kiêm soát rủi ro như

né tránh rủi ro, ngăn ngừa tôn thât và giảm thiêu tôn thât, hay các biện pháp tài trợ rủi

ro như chap nhận rủi ro và bảo hiêm, Trong đó, bảo hiém là biện pháp đôi phó với rủi

ro tôi ưu dé chủ động chuẩn bị trước cũng như khắc phục quả do tổn that gây ra

Dưới góc độ tài chính,, bảo hiểm được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm là một

hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chỉ phí mất mát không mongđợi” Theo Điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000), ” Kinh doanhbảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó

doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bênmua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm dé doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho

người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo

hiém”.

Tuy đứng ra nhận sự chuyện giao rủi ro của khách hang, nhưng các doanh nghiệp

bao hiểm cũng đối mặt với vô số rủi ro dẫn đến phá sản như trục lợi bảo hiểm, nhậnbảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm vượt quả khả năng tài chính của công ty, hoặc không

đủ khả năng thanh toán cho khách hàng khi có tổn thất xảy ra, Vì vậy, dé đảm bao

hoạt động kinh doanh ôn định, tránh những rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp bảo

hiểm thực hiện biện pháp đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Trong đó, TBH là phương

Trang 9

pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, được các nhà bảo hiểm áp dụng nhiều hơn so với

đồng bảo hiểm Theo PGS.TS Hồ Sỹ Sa (2014) trong Sách chuyên khảo về Tái bảohiểm, “TBH chính là hình thức bảo vệ cho các nhà bảo hiểm” TBH là sự chuyền giaorủi ro của doanh nghiệp bảo hiém này cho doanh nghiệp bảo hiểm khác

1.1.2 Vai trò của tái bảo hiểm

Là khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh bao hiểm, tái báo hiểm đóng vai

trò như một "lá chăn" đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trước các rủi ro, hiểm họatrong kinh doanh bảo hiểm

Thứ nhất, TBH đóng vai trò phân tan rủi ro Trong hoạt động kinh doanh bảo

hiểm, khi có nhiều tốn thất hoặc sự cố thảm họa lớn xảy ra, công ty bảo hiểm phải chi

trả bồi thường với số tiền lớn, hoặc khi công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho đối tượng

bảo hiểm có giá trị lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty, TBH các tác dụng

chuyên giao rủi ro này cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác, giúp doanh nghiệp bảo

hiểm phân tán rủi ro, 6n định tai chính và tránh nguy cơ phá sản nếu có ton thất xảy

ra.

Thứ hai, TBH giúp các doanh nghiệp bảo hiểm tăng khả năng nhận bảo hiểm

cho các đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn, vượt quá khả năng tài chính của mình Nhờ

đó, giúp các doanh nghiệp tang doanh thu, lợi nhuận, khẳng định thương hiệu trên thị

trường.

Thứ ba, các doanh nghiệp bảo hiểm có thé nhận được các hỗ trợ, tư van về mặt

kĩ thuật hoặc tham khảo các sản phẩm bảo hiểm từ các nhà TBH hoặc các doanh

nghiệp bảo hiểm gốc chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm thông qua hoạt động tái

bảo hiểm Từ đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể nâng cao công tác quản lý rủi ro,xây dựng phí bảo hiểm và phát triển sản phẩm mới

Trang 10

Thứ tư, TBH không chỉ giúp các công ty bảo hiểm 6n định tài chính, tăng cơ hộikinh doanh, góp phần đảm bảo đời sống cho nhân sự mà còn gián tiếp đảm bảo quyền

lợi của người tham gia bảo hiểm, tạo nền tảng đề nâng cao nhận thức và niềm tin của

người dân về bảo hiêm.

Thứ năm, đối với thị trường bảo hiểm và nền kinh tế nói chung, TBH góp phan

én định thị trường bảo hiểm nhờ 6n định và thúc đây sự phát triển các công ty bao

hiểm Đông thời, TBH góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, tăng thu

ngoại tệ cho kinh tế đất nước

1.2 Phương thức tái bảo hiểm

TBH có 3 phương thức cơ bản: TBH tạm thời (Facultative), TBH cố định

(Treaty) và TBH mở (Open Cover).

Theo Sách chuyên khảo về TBH do PGS.TS Hồ Sỹ Sà(2014) làm chủ biên, đã

đưa ra định nghĩa của 3 hình thức TBH lần lượt như sau:

Vé TBH tam thời, "TBH tạm thời hay còn gọi là TBH tùy ý lựa chọn là phương

thức TBH lâu đời nhất Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượngcho công ty nhận TBH từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm riêng lẻ Công ty bảohiém có thể nhượng tái một phan hay toàn bộ rủi ro cho thị trường và ngược lại công

ty nhận TBH có quyền từ chối nhận TBH cho dịch vụ hay chỉ nhận với một tỷ lệ mà

họ thấy phù hợp" Hình thức TBH tạm thời mang lại lợi thế cho công ty nhượng TBH

có điều kiện lựa chọn dé bảo vệ cho các đơn vị bảo hiểm có giá trị lớn Tuy nhiên,hình thức này có chi phí hành chính tốn kém va mắt thời gian

Vè TBH có định, "TBH cố định hay còn gọi là TBH bắt buộc là sự thỏa thuận

giữa công ty nhượng và các công ty nhận tái mà theo đó công ty nhượng bắt buộc phải

nhượng cho nhà TBH tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã quy định

trước trong hợp đồng TBH cho tới một hạn mức trách nhiệm tối da của hợp đồng

Trang 11

Ngược lại, nhà TBH cũng bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó Theo hình thức nay, công ty nhượng có toàn quyên tự do chấp nhận và định giá phi TBH

cho những đơn vị rủi ro mà người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và không cần phải

tham khảo ý kiến trước của nhà tái bảo hiểm Đồng thời công ty nhượng cũng đơn phương thanh toán các vụ tổn thất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm đó với mục đích bảo vệ quyền lợi chung giữa các nhà TBH và công ty nhượng." Day là hính thức TBH bảo vệ các doanh nghiệp nhượng TBH hiệu quả và tối ưu nhất với cơ

hội thu được số phí lớn nhất và nhận được tỷ lệ hoa hồng cao

Vè TBH mở, "TBH mở hay còn gọi là TBH lựa chọn-bắt buộc Theo phương

thức TBH mở, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà

mình nhận bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà TBH buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thỏa thuận này với điều kiện đã quy ước của hợp đồng TBH

mở" Ở hình thức TBH nay, nhà TBH bat lợi hơn vì họ không có quyền được từ chối

không nhận những rủi ro mà một khi họ không mong muốn.

Hiện nay, dựa theo các ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình thức, các hìnhthức TBH phô biến được các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng là hình thức TBH tạm

thời và TBH có định

1.3 Các phương pháp tái bảo hiểm

Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, TBH được chú

trong phát trién và hoàn thiền về hình thức và phương pháp Có hai phương pháp TBH

là TBH theo tỷ lệ và TBH phi tỷ lệ.

Theo PGS.TS Hồ Sỹ Sa (2014), "TBH theo tỷ lệ là phương pháp phân bồ trách

nhiệm giữa công ty nhượng và các nhà TBH đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm theo

tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm", TBH theo tỷ lệ gồm 2phương pháp: TBH số thành (quota share) va TBH mức đôi (surplus) Theo phươngpháp TBH theo tỷ lệ, trách nhiệm, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các công ty

Trang 12

nhượng và các nhà TBH được phân chia theo tỷ lệ mà các bên đã thỏa thuận trong

hợp đồng Trong khi đó, phương pháp TBH mức déi là công ty nhượng ấn định sô

tiền bảo hiểm (hay mức giữ lai) cho một đơn vi rủi ro nhất định, số còn lại vượt quá

khả năng của công ty được lựa chọn tái di.

Trong khi đó, "TBH phi tỷ lệ là phương pháp TBH theo đó công ty nhượng ấn

định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền hoặc một tỷ lệ bôi thường nhất định

mà họ có thể gánh chịu tôn thất của một sự kiện đối với một rủi ro đã được bảo hiểm,

phan tôn thất vượt quá giới hạn mức đó được chuyển giao cho các nhà tái bảo hiểm"(PGS.TS Hồ Sỹ Sa, 2014) Hai phương pháp chính là TBH vượt mức bồi thường va

TBH vượt tỉ lệ bồi thường

1.4 Hợp đồng tái bảo hiểm

Khái niệm hợp đồng TBH được định ngĩa trong Sách Chuyên khảo về TBH

(PGS.TS Hỗ Sỹ Sa, 2014) như sau: “Hợp đồng TBH là một thỏa thuận được ký kếtgiữa công ty nhượng và các nhà TBH, trong đó các nhà TBH cam kết bồi thường chocông ty nhượng phần trách nhiệm mà công ty nhượng phải chuyên giao một số phó

bảo hiêm tươn ứng với mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiêm”

Hợp đồng TBH phải tuân thủ theo 3 quy tắc: nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối,nguyên tắc quyền lợi bảo hiểm, nguyên tắc bồi thường

s* Nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối:

Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong hợp đồng nhận tái bảo hiểm Theonguyên tắc này, các bên kí kết hợp đồng phải thực hiện trao đổi thông tin liên quan

đến rủi ro được bảo hiêm đây đủ và chính xác

Công ty nhượng TBH có trách nhiệm thông báo cho công ty nhận TBH các thông

tin liên quan đến rủi ro được bảo hiểm gốc của họ bao gồm các thông tin về đối tượng,

người được bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện và điều khoản của hợp đồng bảo

hiểm géc, Nha nhận TBH có quyền từ chối nhận TBH hoặc từ chối trách nhiệm bồi

Trang 13

thường khi phát hiện sự thiếu trung thực của nhà nhượng tái bảo hiểm Ngược lại, nhàTBH cũng phải tin tưởng tuyệt đối vào những thông báo, thông tin được cung cấp về

rủi ro được bảo hiểm Nhà TBH có quyền yêu cầu nhà nhượng TBH cung cấp thêm thông tin về đối tượng được bảo hiểm nếu thông tin dé đánh giá rủi ro chưa day đủ.

Theo nguyên tắc tin nhiệm tuyệt đối, hợp đồng TBH cho phép hủy hợp đồng đã

kí kết nếu nhà TBH phát hiện các thông tin được cung cấp không đúng sự thật Nếu

một trong các bên không tuân thủ nguyên tác tín nhiệm tuyệt đối thì hợp đồng TBH

này trở nên vô giá tri.

s* Nguyên tắc quyên lợi bảo hiểm:

Các rủi ro được bảo hiém trong hợp đồng TBH được các bên tham gia kí kết hợp

đồng thảo luận, đàm phán và thống nhất trong hợp đồng Dựa trên cơ sở hợp đồng bảohiểm gốc, rủi ro được bảo hiểm trong hợp đồng TBH có thể là một số rủi ro được bảohiểm trong hợp đồng bảo hiểm góc hoặc là toàn bộ rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm

gốc Theo hợp đồng TBH được kí kết, nhà TBH phải thực hiện trách nhiệm chi trả bồithường nếu có tôn thất xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm và các khoản chỉ phíkhác liên quan đến hoạt động tái bảo hiểm Nhà nhượng TBH cũng cần phải tuân thủtheo nguyên tắc quyền lợi bảo hiểm này khi thực hiện trình tự thanh toán và quyết

toán được thống nhất giữa hai bên

s* Nguyên tắc bồi thường:

Theo nguyên tắc bồi thường, trách nhiệm của nhà nhận TBH không vượt quá

mức trách nhiệm tái chính của công ty bảo hiểm gốc phải gánh chịu khi có tổn thất

xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm Khi công ty bảo hiểm gốc nhận được các khoản

gia tri thu hồi, công ty phải có trách nhiệm chia sẻ cho công ty nhận TBH theo tỷ lệ

đã thỏa thuận từ trước.

Có 3 cách phân loại hợp đồng tái bảo hiểm Thứ nhất, phân loại hợp đồng TBHtheo đối tượng bảo hiểm Thứ hai, phân loại hợp đồng TBH theo trình tự tái bảo hiểm

Thứ ba, phân loại hợp đồng TBH theo phương thức tái bảo hiểm Các doanh nghiệp

Trang 14

bảo hiểm và TBH thường sử dụng cách phân loại hợp đồng TBH thứ ba Theo đó, có

ba loại hợp đồng tái bảo hiểm: hợp đồng TBH có định, hợp đồng TBH tam thời và

hợp đồng TBH mở Nội dung các loại hợp đồng TBH giống như phưng thức TBH đãđược nêu ở phần 1.2

1.5 Hoạt động nhận tái bảo hiém

1.5.1 Khái niệm

Hoạt động TBH bao gồm 2 phần: hoạt động nhượng TBH và nhận tái bảo hiểm.

Nhượng TBH là hoạt động công ty bảo hiểm gốc chuyên giao rủi ro cho các nhà nhận TBH dưới hình thức chuyên giao một phan trách nhiệm và phí bảo hiểm tương ứng

và nhận lại từ họ yếu tố đảm bảo như hoa hồng tái bảo hiểm

Trong khi đó, hoat đông nhận tái báo hiểm được PGS TS Hồ Sỹ Sà (2014) đưa

ra định nghĩa:"Nhận TBH là trường hợp công ty nhận TBH nhận một phan rủi ro đãđược bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc Công ty nhận TBH được hưởng số phí

từ công ty bảo hiểm gốc dé dam bảo hoạt động kinh doanh của mình Công ty nhận

tái có thê chuyên nhượng TBH tiếp; hay nói cách khác là công ty nhận TBH phân chiaphần trách nhiệm mà mình đã nhận từ một công ty bảo hiểm gốc cho công ty nhận

TBH khác."

1.5.2.Quy trình nhận tái bảo hiểm

Quy trình nhận TBH cũng được phân chia thành 2 quy trình dựa trên hình thức

nhận tái bảo hiểm: quy trình nhận TBH tạm thời và nhận TBH cố đinh

Các bước trong quy trình nhận TBH của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có thê khácnhau Tuy nhiên, nhìn chung, quy trình sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:

1.5.2.1 Quy trình nhận TBH tạm thời

Hoạt động nhận TBH tạm thời được thu xếp theo rủi ro đơn lẻ, được xem xétchấp nhận dựa trên bản chào tái của công ty nhượng TBH cũng như cơ sở quản trị rủi

Trang 15

ro và khả năng nhận tái bảo công ty nhận tái bảo hiểm Hoạt động nhận TBH của các công ty bảo hiểm thường thường là nhận TBH tạm thời.

Bước 1: Tiếp nhận thông tin hồ sơ chảo tái bảo hiểm

Bộ phận TBH thu nhận thông tin chao tái dé ra quyết định nhận tái bảo hiểm Các

thông tin cơ bản cần có bao gồm:

- Thong tin về công ty nhượng TBH

- Thong tin về đối tượng được bảo hiểm

- _ Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, mức khấu trừ, phạm vi, điều kiện bảo hiểm

- Ty lệ chào tái bảo hiểm

- Hoa hồng TBH

- Thong tin về tôn that quá khứ

- Mức giữ lại của công ty nhượng TBH

Bước 2: Kiểm tra thông tin và xem xét bản chào

Sau khi tiếp nhận thông tin, bộ phận TBH cần phải tiếp tục xử lý thông tin, bao gồm:

kiểm tra các thông tin đã đầy đủ hay chưa ? Xem xét các thông tin để đánh giá xem

đã đạt yêu cầu để nhận TBH không ? Có thể nhận hỗ trợ, ý kiến từ các phòng ban

nghiệp vụ khác

Bước 3: Trình phương án nhận tái bảo hiểm

Sau khi kiểm tra và xử lý thông tin về bản chào TBH tạm thời, bộ phận TBH cần thựchiện tờ trình nhận TBH theo đúng quy định của công ty và phải thể hiện được nộidung: đánh giá về rủi ro, phân tích hiệu quả kinh tế, khả năng nhận TBH hay không,

tỷ lệ nhận tái và hoa hồng là bao nhiêu

Trang 16

1.5.2.2 Quy trình nhận TBH cố định

Nhận TBH tạm thời có nhiều ưu điểm đối với các nhà TBH còn non trẻ Ngược lại, hoạt động nhận TBH cố định thường được các nhà TBH có bề dày kinh nghiệm, uy

tín trên thị trường cũng như năng lực tài chính và quản lý rủi ro tốt Các bước trong

hoạt động nhận TBH cố định thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin

Công ty nhượng TBH phải cung cấp cho công ty nhận TBH các thông tin đầy đủ liên

quan đến hoạt động nhượng TBH mà bên nhượng TBH muốn bên nhận tham gia, bao

gồm thông tin về chương trình tái bảo hiểm, vị trí địa lý, điều kiện và phạm vi bảo

hiểm, mức giữ lại, phương thức tái bảo hiểm Công ty nhận TBH có thể yêu cầu

bên nhượng cung cấp các thông tin khác dé có đầy đủ cơ sở thực hiện đánh gia rủi ro

đối với hoạt động nhận TBH cố định và bên nhượng TBH phải thực hiện cung cấp

cho bên nhận tái bảo hiểm Ngoài ra, nhà nhận TBH cũng cần thu thập các thông tin khác liên quan đến thị trường bảo hiểm gốc, thị trường tái bảo hiểm, thông tin về nghiệp vụ được nhượng tái cũng như thông tin thị trường liên quan đến nghiệp vụ đó.

Dựa trên co sở các thông tin được cung cấp và thu nhập, công ty nhận TBH ra quyếtđịnh từ chối hay chấp thuận nhận tái

Bước 2: Trình và duyệt phương án nhận tái

Phương án nhận TBH được cán bộ nhân viên của công ty nhận tái trình lên ban lãnh

đạo công ty Nhà nhận TBH có thời gian tham gia thảo luận, yêu cầu điều chỉnhphương án phù hợp với chiến lược và tình hình kinh doanh của mình dé quyết định

thông qua Khi phương án nhận TBH cuối cùng được ban lãnh đạo thông qua, bộ phận

TBH sẽ thực hiện đàm phán với công ty nhượng tái bảo hiểm

Bước 3: Đàm phán và kí kết hợp đồng nhận TBH cố định

Trang 17

Các bên có trách nhiệm liên quan đến hợp đồng TBH có định sẽ đàm phản nhằm đảm bảo thống nhất các điều kiện điều khoán hợp đồng, trách nhiệm đối với đối tượng bao hiểm cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia Khi nhất trí với phương án

được đề ra, các bên thực hiện ký kết xác nhận chấp thuận TBH và hợp động TBH cố

định.

Bước 4: Thực hiện, theo dõi và điều chỉnh hợp đồng nhận TBH

Việc thực hiện cũng như theo dõi hợp đồng nhận TBH do ban TBH đảm nhận Quátrình này bao gồm việc thanh toán phí, theo dõi và thực thực hiện bôi thường như đãthỏa thuận Các điều chỉnh liên quan đến hợp đồng có thé được thảo luận tại các cuộc

họp định kỳ giữa các bên Hợp đồng TBH cố định thường được thu xếp theo thời han

cố định, có thé là 1 năm, 3 năm hoặc 5 năm tùy theo nhu cầu của bên nhượng, nănglực và kinh nghiệm của nhà nhận Tuy nhiên, hợp đồng TBH có định thường có thời

hợp đồng đều được quy định mã số theo dõi, tùy vào quy định của từng công ty.

Đối với hoa hồng nhận tái bảo hiểm, hai bên kí kết hợp đồng TBH cần cân nhắc các yếu tố: phương pháp tái bảo hiểm, cơ sở tính phí bảo hiểm, các khoản giảm phí

nếu có, chi phí bồi thường, tình hình bồi thường, để xác định tỷ lệ thủ tục phí hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi kinh doanh giữa hai công ty Thủ tục phí tái bảo hiểm, hay hoa hồng tái bảo hiểm, được phân thành 3 loại căn cứ vào đặc điểm tính toán: hoa hồng nhượng TBH theo tỷ lệ, hoa hồng TBH theo thang lũy tiến, hoa hồng TBH theo

lãi Tuy nhiên, các công ty thường tính toán hoa hồng nhận TBH theo tỷ lệ Theo đó, hoa hồng nhận TBH là một số tiền mà nhà nhận TBH trả cho công ty nhượng TBH

Trang 18

theo tỷ lệ có định của phí TBH và tỷ lệ được hai bên công ty đàm phán khi kí kết hợp

đồng tái bảo hiểm.

Các hợp đồng nhận tái sẽ được quan lý và theo đõi theo chương trình hạch toán

và thâm định hợp đồng tái bảo hiểm Công tác quyết toán phí được công ty nhận TBH

thực hiện đối với từng công ty nhượng tái bải hiểm Công ty nhận TBH thực hiện

thanh toán đối trừ các khoản phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản phí

khác theo từng quý Phí nhận TBH cũng được thanh toán đồng thời với việc thanh

toán phí bảo hiểm gốc Công ty nhượng TBH có thể thỏa thuận với công ty nhận TBH

ứng trước bôi thường hoặc tạm giữ lại một khoản phí TBH của nhà tái (hay còn gọi

là phí tạm giữ) để có thê thuận lợi giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốctrước khi đòi bồi thường từ nhà tái bảo hiểm, đảm bai tính thanh khoản cho nhanhượng TBH trong mọi thời điểm Cuối mỗi quý, nhà nhượng TBH sẽ hoàn lại cho

nhà nhận TBH dưới khoản hoàn bồi thường, hoàn hoa hồng hoặc hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp nhà nhượng tái không chỉ trả hết số tiền nói trên.

Các điều khoản và điều kiện kinh doanh quy định trong hợp đồng được rà soát

và kiểm tra định kỳ, thường là hàng tháng hoặc hàng quý Mỗi hợp đồng sẽ được thầm

định và đánh giá hiệu quả kinh tế và tỷ lệ bồi thường đề các nhà tái xem xét khả năng

đáp ứng cám kết của hợp đồng cũng như khá năng tiếp tục tái ký trong tương lai Các

công ty bảo hiểm gốc thường tô chức các cuộc họp định ký các nhà tái theo quý hoặc theo năm đề thẩm định các hợp đồng và giải quyết các vấn đề phát sinh Đối với cáchợp đồng dài hạn, cả hai bên cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các đuy định cũng nhưquy trình quản lý hợp đồng

1.5.3.3 Quản lý bôi thường TBH

Quản lý bồi thường là một phần quan trọng trong hoạt động nhận tái bảo hiểm.

Quản lý bôi thường tốt là giúp nhà TBH làm tròn trách nhiệm của minh với công ty bảo hiểm cũng như khách hàng, đồng thời khang định uy tín cũng như thương hiệutrên thị trường bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế

Trang 19

Khi có tôn thất phát sinh, theo quy định, công ty bảo hiểm sẽ nhanh chóng thông

báo cho nhà tái bảo hiểm Sau khi nhận được thông báo tôn thất và thông báo thu đòi

bôi thường, nha TBH phải thực hiện quy trình bồi thường gồm các bước như sau:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra, xác minh khoản bồi thường

Ngay sau khi nhận được thông báo tôn thất, nhà TBH phải xác định trách nhiệm bồithường và các thông tin của đối tượng bảo hiểm và đơn bảo hiểm góc

- Tổn thất xảy ra có thuộc đơn bảo hiểm gốc không ?

- Tén that xảy ra có thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà tai không ?

-Kiém tra lại khoản thu đòi từ công ty bảo hiểm đã đúng với trách nhiệm của nhà tái

hay chưa?

Bước 2: Ghi nhận bồi thường

Sau khi kiểm tra các thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm và tốn thất phat sinh,

nhà TBH thực hiện trao đôi với công ty TBH về các giấy tờ có liên quan như đơn yêucầu bảo hiểm, báo cáo giám định, thu đòi bên thức ba, dé xác định mức trách nhiệmbồi thường của nhà tái

Bước 3: Thực hiện phát sinh các khoản bồi thường

Nhà TBH thực hiện phát sinh thanh toán theo chương trình và quy định hoạch toán

tái bảo hiểm Thủ tục bồi thường của từng loại hợp đồng có thể khác nhau Đối với

hợp đồng TBH tạm thời, việc thực hiện bôi thường thực hiện riêng rẽ theo khiếu nại

của mỗi hợp đồng, mỗi rủi ro Việc thực hiện bồi thường cần thực hiên theo đúng kỳ hạn mà nhà nhượng TBH yêu cầu Đối với hợp đồng tài bảo hiểm có định, mỗi yêu cầu bôi thường từ đối tượng bảo hiểm của nhà nhượng TBH cũng cần được thông báo

riêng rẽ tương tự như hợp đồng TBH tạm thời Theo đó, nhà nhượng TBH cần chứng

minh: tonr thất xảy ra được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm gốc, tốn thất thuộc phạm vi

Trang 20

trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm Phối hợp với nhà bộ phận kế toán dé ghi nhận,

hạch toán vào sô kế toán và thực hiện thanh toán, chuyền tiền cho công ty bảo hiểm

theo từng quý.

Bước 4: Theo dõi và quản lý bồi thường

Hoạt động theo dõi và quản lý bồi thường cần sự kết hợp giữa phòng TBH và phòng

kế toán trong việc ghi nhận và lưu hồ sơ, chứng từ dé theo đối và đảm bảo nhà tai bai

hiểm đã thực hiện dun và day đủ nghĩa vị chi trả bồi thường cho nhà nhượng tái bảo

hiểm Công tác theo đõi và quan lý bồi thường giúp nhà TBH quản lý hợp đồng TBH

nhằm ddarm bảo công việc đánh giá, thẩm định hợp đồng TBH định kỳ cũng như đảm

bảo sự chính xác, minh bạch trong tài chính của nhà tái bảo hiểm.

1.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến công tác nhận tái bảo hiểm

1.5.1 Các yếu to khách quan ảnh hưởng đến hoạt động nhận tái bảo hiểm

Hoạt động nhận TBH có sự tham gia của hai hoặc nhiều công ty bảo hiểm và

công ty tái bảo hiểm Thậm chí còn cáo sự tham gia của các môi giới bảo hiểm trênthế giới Vì thế thị trường bảo hiểm nói chung chính là một trong những yếu tố ảnhhướng đến hoạt động nhận tái bảo hiểm Khi thị trường bảo hiểm phát triển, số lượng

hợp đồng bảo hiểm được khai thác nhiều đồng nghĩa với việc hoạt động TBH giữacác công ty bảo hiểm diễn ra sôi động hơn, giúp các công ty bảo hiểm bảo vệ đượckhả năng tài chính và giúp các nhà tái tăng doanh thu Thị trường bảo hiểm biến động,

ví dụ doanh thu phí bảo hiểm giảm, các sự kiện bảo hiểm xảy ra liên tiếp dẫn đến bồithường tăng cũng tác động trực tiếp đến hoạt động nhận tái, khiến các nhà TBH e dèkhi nhận hợp đồng TBH và tỉ lệ bồi thường cũng tăng cao Quy định pháp luật đối vớihoạt động TBH cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhận — nhượng giữa các

công ty Hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ tạo ra một sân chơi công băng và minh bạch

cho các công ty tham gia Đồng thời, hạn chế những tranh chấp, kiện tụng có thể xảy

ra trong quá trình hợp tác giữa các bên tham gia Tỷ giá ngoại tệ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động nhận tái bảo hiểm Hiện nay, chênh lệch tỷ giá lớn và

Trang 21

tình trạng nhập siêu cao thường dẫn đến tôn thất không hề nhỏ đối với các nhà TBHnếu không có kế hoạch TBH và kế hoạch mua bán ngoại tệ hợp lý Ngoài 3 yếu tố

khách quan đã nêu trên, hoạt động nhận TBH cũng nhận sự ảnh hưởng chung từ tình

hình kinh tế và đầu tư nước ngoài, tình hình xã hội và môi trường, vì những yếu nàyphần nào phản ánh nhu cầu tái bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm cũng như tỷ lệ bồi thườnghoạt động tái bảo hiểm

1.5.2 Các yếu tô chủ quan ảnh hướng đến hoạt động nhận tái bảo hiểm

Ngoài các yếu tố khách quan, hoạt động nhận TBH cũng bị ảnh hưởng bởi các

yêu tô chủ quan

Thứ nhất là xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm Xếp hạng tín nhiệmđược xem như “giấy thông hành” trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung

cũng như hoạt động nhận TBH nói riêng Xếp hạng tín nhiệm được đánh giá dựa trên

nhiều tiêu chí, trong đó bao gồm vốn hoạt động, lợi nhuận hàng năm, biên khả năng

thanh toán, quản lý rủi ro, Khách hàng cũng như các đối tác hợp tác sẽ đánh giá

doanh nghiệp bảo hiểm, TBH thông qua xếp hạng tín nhiệm dé đưa ra quyết định hợp

tác với doanh nghiệp đó hay không, đặc biệt là các nhà tái bảo hiểm, môi giới nước

ngoài Xếp hạng tín nhiệm được chứng nhận bởi một số công ty, tập đoàn nước ngoài

Hiện nay, theo Khoản 2, Điều 42, Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về điều kiệncủa doanh nghiệp nhận tái nước ngoài như sau: ”Doanh nghiệp đứng đầu nhận TBH

và doanh nghiệp nhận TBH từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng TBHphải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theoA.M Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hang tương đương của các tô

chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời

điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm” Dựa vào xếp hạng tín nhiệm có thể đánh giá

về uy tín, năng lực tài chính, khả năng thanh toán của nhà TBH để các công ty bảohiểm gốc quyết định ký kết hợp đồng tái báo hiểm hay các công ty môi giới chào táicác hợp đồng bảo hiểm Các nhà TBH không đáp ứng yêu cầu về khả năng thanh toán

Trang 22

sẽ không có kha năng nhận tái các hợp đồng có giá trị lớn, không thê thực hiện trách

nhiệm và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi có tốn thất xảy ra

Thứ hai là năng lực tài chính của nhà tái bảo hiểm Nhà TBH cũng phải chú ý

kiếm soát biên khả năng thanh toán đề đảm bảo không đứng trước nguy cơ mat kha

năng thanh toán dẫn đến phá sản khi có tốn that lớn xảy ra Đồng thời, nhà TBH cũng

cần dựa vào năng lực tài chính để quyết định nên tham gia chương trình TBH nào

Nhà TBH không nên nhận tái các hợp đồng bảo hiểm có khả năng vượt quá khả năng

tài chính Theo Điều 63, Nghị định 73/2016/NĐ-CP: “Doanh nghiệp bảo hiểm, chỉ

nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự

phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả

năng thanh toán tối thiêu” Theo Điều 65, “Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp

bảo hiểm, chỉ nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản

nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm, chỉ nhánh nước ngoài tại thời điểm tính biên

khả năng thanh toán Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo

hiểm, chỉ nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản Các tài sản bị loại trừ

toàn bộ hoặc một phan khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao hiểm,

chi nhánh nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chinh.”Cac nhà TBH cần

phải tuân thử theo đúng quy định của nhà nước cũng như quản lý tài chính hiệu quả,

phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty và thị trường bảo hiểm nói chung.

Thứ ba là mức giữ lại của nhà tái bảo hiểm Mức giữa lại là một tỷ lệ phần trăm

của các hợp đồng tỷ lệ, hoặc là một sé lượng nhất định trong các hợp đồng vượt mức

bồi thường của địch vụ bảo hiểm mà nhà bảo hiểm giữ lại cho mình.Mức giữ lại trong

TBH thé hiện lợi nhuận ròng trong kinh doanh TBH đồng thời thể hiện chiến lược

kinh doanh TBH của nhà tái bảo hiểm Theo Khoản 2.3, Điều 2, Phần VI Hoạt động

tái bảo hiểm, Thông tư 155/2007/TT-BTC quy định về mức giữ lại của các công ty

bảo hiểm như sau: “Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép giữ lại mức trách nhiệm

tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tốn thất riêng lẻ không quá 10% von chủ sở hữu.

Phần trách nhiệm vướt quá tỷ lệ 10% nói trên phải nhượng tái bảo hiểm.” Công ty bảo

At

BAO" HIEM

Trang 23

hiểm cũng như nhà TBH phải tính toán, kiểm soát và điều chỉnh mức giữ lạidựa vào năng lực khai thác , năng lực tài chính, khả năng thu xếp và bảo vệ các rủi ro của

doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và diễn biến thị trường TBH trong và ngoài nước

Thứ tư là tỷ lệ bồi thường của từng loại nghiệp vụ trên thị trường cũng như của

công ty Các nhà TBH cần phải xem xét tỷ lệ bồi thường trước khi tái ký hoặc ký kết

hợp đồng tái bảo hiểm Khi tỷ lệ bồi thường của một nghiệp vụ quá cao đồng nghĩa

với việc phải công ty bảo hiểm và TBH phải thực hiện nghĩa vụ bôi thường, ảnh hưởng

đến lợi nhuận Khi tỷ lệ bồi thường qua cao do có tổn thất lớn xảy ra có thé đưa nhà

bảo hiểm đứng trước nguy cơ phá sản Nếu công ty bảo hiểm nhận thấy tỷ lệ bồi

thường cao và thực hiện tái cho công ty khác thì các nhà TBH cũng cần xem xét tỷ lệ

bồi thường trước khi nhận TBH đề không nhận phan thiệt về phía mình

Trang 24

Chương 2: Tình hình hoạt động nhận tái bảo hiểm tại

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014 - 2018)

2.1 Giới thiêu về Tống Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tong Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Trải qua 54 năm thành lập và phát triển, BHBV trở thành doanh nghiệp bảo hiểm PNTiâu đời nhất, đồng thời có mạng lưới phủ sóng rộng khắp dat nước với.50,000 đại

lý, 700 phòng bảo hiểm và 79 công ty thành viên

Về Tập đoàn Bảo Việt, Được thành lập theo quyết định số 179/CP vào năm

1964, tiền thân của Tập đoàn Bảo Việt — Công ty Bao hiểm Việt Nam hoạt đông trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm hàng hái-xuất nhập khẩu và bảo hiểm tàu thủy Trong

những năm đầu thành lập, từ năm 1964 đến 1975, khách hàng của Công ty Bảo Hiểm Việt Nam là các đơn vi kinh tế nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tàu biển và xuất

nhập khẩu Trong giai đoạn 1976 đến 1982, Bảo Việt giữ vị thế độc quyền trên thị trường bảo hiểm tại Việt Nam và trở thành thương hiệu doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước với các dịch vụ bảo hiểm đa dạng hơn Năm 1990, Công ty Bảo hiểm Việt Nam chuyển đổi thành Tổng Công ty BHBV theo Quyết định số 27-TCQĐ-TCCB Nền kinh tế thị trường phát triển, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đánh mất vị trí độc quyền khi có một số công ty bảo hiểm trong nước khác ra đời nhưng vẫn giữ được vị trí dẫn đầu về thương hiệu cũng như doanh thu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Đóng vai trò tiên phong trên thị trường bảo hiểm và tài chính, năm 1996, Bảo Việt

đưa ra dịch vụ bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ở Việt Nam, năm 1999 Bảo Việt thành lập Công ty Chứng khoán Bảo Việt trở thành công ty chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam Năm 2004, đánh dấu cột mốc quan trong hơn nửa thấp kỷ phát triển, Tập đoàn Bảo

hiểm — Tài Chính Bảo Việt được thành lập sau khi thực hiện hạch toán độc lớp 2 đơn

vị Bảo hiểm nhân thị và Bảo hiểm Phi nhân thọ, trở thành doanh nghiệp đa ngành đầu

tiên tại Việt Nam.

Trang 25

Tong Công ty BHBV hay còn có tên gọi khác là BHBV — Baoviet Insurance, là

công ty thành viên của trực thuộc Tập đoàn Tài chính - BHBV với 100% vốn đầu tư

Với khẩu hiệu "Niềm tin vững chắc, cam kết vững bèn", BHBV khang định nỗ lực

xây dựng niềm tin đối với khách hàng, đối tác trong suốt 54 năm phát triển cũng nhưthé hiện nỗ lực đáp lại niềm tin bằng sự hợp tác bền vững với khách hàng, đối tác,

hướng đến sự phát triển bền vững của công ty

BHBV mang theo sứ mệnh: "Bảo đảm sự bình an, thịnh vượng và lợi ích lâu dài

cho khách hàng, nhà đầu tư, người lao động và cộng đồng" và tầm nhìn: "Giữ vững

vị thế là Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam Nâng cao năng lực

cạnh tranh quốc tế, tiềm lực tài chính mạnh, tăng trưởng bền vững,hiệu quả", BHBVcung cấp cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp với nhiều loại sản

phẩm đa dạng

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động

BHBV đang cung cấp các loại hình sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm:

- Bao hiểm Xe cơ giới; |

- Bao hiểm Con người;

- Bao hiểm Tài sản;

- _ Bảo hiểm Trách nhiệm;

- Bao hiểm cho các rủi ro hỗn hợp nhỏ;

- Bao hiểm trách nhiệm nghé nghiệp;

- Bao hiểm toàn diện doanh nghiệp;

Trang 26

- Bao hiểm hỏa hoạn và rủi ro kỹ thuật;

- Bao hiểm Hang hoá;

- Bao hiém Tau thuy;

- Bao hiểm Dau khí va Hang không:

- Bao hiểm Nông nghiệp

- Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng TBH đối với các nghiệp vu bảo

hiểm phi nhân thọ

- _ Tiến hành hoạt động đầu tư, tham gia góp vốn trong các lĩnh vực sau:

¢ Mua trái phiếu Chính phủ;

e©_ Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;

e Kinh doanh bất động sản;

e Góp vốn vào các doanh nghiệp khác

e_ Cho vay theo quy định của Luật các tô chức tin dụng

e_ Gửi tiền tại các tô chức tín dụng

2.1.4 Cơ cầu tổ chức của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Tổng Công ty BHBV được phân thành 5 khối chính: Khối Hoạt động Quản lý

rủi ro, Khối Quản lý tài chính, Khối Quản lý và phát triển kinh doanh, Khối kinh

doanh trực tiếp và Khối Phát trién kênh phân phối với 29 Phòng/ban chức năng Mỗiphòng ban được cơ cấu theo hướng chuyên môn hóa với nhiệm vụ và chức năng rõrang, được quản lý theo mô hình cơ cấu chức năng (song trùng lãnh đạo) Theo đó,người lãnh đạo tuyến chức năng tại phòng/ban và người lãnh đạo tuyến trên đều cóquyền đưa ra quyết định về chuyên môn và nhiệm vụ của phòng/ban đó Nhiệm vụquản lý và đưa ra quyết định được phân chia theo từng cấp bậc quan trọng của nhiệm

vụ để cùng tham gia quản lý

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tong Công ty Bảo hiễm Bảo Việt

Trang 27

CHU TỊCH HOI DONG

THANH VIEN

BAN TONG GIAM DOC

BAN KIEM SOAT

lý Tài chính

Khối Quán lý

Hoạt động

Khối Quản lý và Phát Khối Kinh do- Khối Phát triển

triển kinh doanh anh trực tiếp kênh phân phối

oR z

Ban Kiêm soát

F————_ |] ere

Ban Kế toán Ban Giải quyết quyền | Ban BH Xe cơ giới | Ban Marketing

P Ban BH Hàng hải Ban B

Ban Tô chức x —=- - an

Bancassur-Ban Dau t

Nhân sự an Đâu tư Ban Bảo hiém dự án | anee

Ban BH Phi hàng

Ban TBH | hải [oo pan ik

Ban Phap ché va Ban Ké hoach | Ban Bao hiém

Kiểm tra nội bộ tài chính trực tuyến

Ban Giám định bồi Ban BH Tài sản

thường Hàng hải Kỹtuật | |

Ban Hanh chinh | Ban Quản lý &

=- Phát triển Đại lý

Ban Giám định bôi Ban BH Con người |L_—_———

Ban CNTT thường Phi hàng hải

Ban Bảo hiểm Y tế |

Ban BH Dầu khí |

Ban Giám định bồi

Ban Quản lý rủi ro : on

thường Xe cơ giới

Ban Giám định bồi

thường Tài sản kỹ thuật

Hàng Không

(Nguôn: Bao hiểm Bảo Việt, Tài liệu nội bộ)

Trang 28

2.1.3 Tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014-2018)

BHBV trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 luôn là một trong những

doanh nghiệp bảo hiểm PNTcó doanh thu đứng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Trong giai đoạn 5 năm, từ 2013 đến 2017, ngoại trừ năm 2015 tụt xuống vi tri thứ 2 sau PVI, Bảo Việt luôn ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm cao nhất, chiếm thi phần lớn nhất trên thị trường Năm 2018, Bảo Việt tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu thị trường và kéo dài khoảng cách về thị phần tren thị trường Bảo hiểm với đối thủ PVI

— đứng thứ hai trên thị trường.

Hình 2: Thị phần doanh thu phí bảo hiém gốc trên thị trường Bảo hiểm Việt

Trang 29

Tổng doanh thu phí bảo hiểm

(Nguôn: Bảo Việt, 2014-2018, Báo cáo thường niên)

Doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng như tổng doanh thu của BHBV có xu hướng tăng trong giai đoạn 5 năm gan đây Về tổng doanh thu, BHBV ghi nhận sự tăng

trưởng mạnh mẽ trong 5 năm Năm 2015, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 6,832 tỷ đồng, tăng 4.95% so với năm 2014 Năm 2016, tổng doanh thu tăng 12.2% so với

cùng kỳ năm trước và đạt 7,669 tỷ đồng Năm 2017 và 2018, BHBV đạt tốc độ tăng

trưởng về tổng doanh thu ấn tưởng Tổng doanh thu 2017 và năm 2018 lần lượt là 9,487 tỷ đồng (tăng 23.7% so với năm 2016) và 11,487 tỷ đồng (tăng 21.1% so với

năm 2017).

Hình 4: Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và tốc độ tăng trưởng về lợi

nhuận của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014-2018)

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 30

mame Lợi nhuận trước thuế lami Loi nhuận sau thuế ==== Tốc độ tăng trưởng

Nguồn: Báo cáo thường niên BHBV (2014-2018)

Lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế của BHBV giai đoạn 2014

đến 2017 có xu hướng tăng Lợi nhuận trước thuế từ 320 tỷ đồng vào năm 2014 tăng đến 388 tỷ đồng vào năm 2017 Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận tăng trưởng từ 251

tỷ đồng vào năm 2014 đến 313 tỷ đồng vào năm 2017 Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận

sau thuế tăng 16% so với năm 2014, đạt mức 290 tỷ đồng, vượt 12.4% so với kế hoạch

đề ra Năm 2016, lợi nhuận sau thuế tăng 3.5% so với năm 2015, đạt 301 tỷ đồng và

vượt 0.33% so với kế hoạch Năm 2017, lợi nhuận sau thuế vượt 32.4% so với kế

hoạch, đạt 313 tỷ đồng.

Tuy nhiên năm 2018, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của BHBV giạm mạnh sovới năm 2017 Lợi nhuận sau thuê giảm hon 79.55% so với năm trước, đồng thời giảm

81,18% so với mức lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch Tuy Bảo Việt vẫn đẫn đầu về

doanh thu phí bảo hiểm gốc nhưng do suy thoái kinh tế thế giới cũng như các khó

khăn trong thị trường bảo hiểm trong nước đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Đồng thời, tổng chi phi của Tổng Công ty BHBV năm 2018 có sự biến động lớn, ảnh

hưởng đến lợi nhuận của công ty

Trang 31

Chi phí _ 8# Doanh thu thuần

Doanh thu thuần của BHBV trong giai đoạn từ 2014 đến 2018 tăng đều qua các năm Tuy nhiên, tổng chi phí của Bảo hié Bảo Việt cũng tăng đều qua các năm và tăng mạnh vào năm 2018 (tăng 21.59% so với năm 2017) trong khi doanh thu thuần năm

2018 chỉ tăng 16.05% so với năm 2017.

Hình 6: Doanh thu phí bảo hiểm gốc Tổng Công ty Bảo hiểm Bao Việt

(2014-2018)

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 32

I Doanh thu phí bảo hiểm gốc

(Nguồn: Bảo Việt, 2014-2018, Báo cáo thường niên)

Doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng ghi nhận sự tăng trưởng đều đặn qua từng năm

trong giai đoạn 5 năm Trong đó, năm 2017 có tốc độ tăng trường về doanh thu phí

bảo hiểm gốc cao nhất khi BHBV ghi nhận tăng hơn 2000 tỷ doanh thu trong | năm

kinh doanh, tăng 29.49% so với năm 2016, đạt 8,501 tỷ động Theo số liệu của Cục

Quản lý giám sát thị trường, doanh thu phí bảo hiểm gốc thị trường bảo hiểm PNTnăm

2018 tăng trưởng 9.9% so với năm 2017, đạt 45,694 tỷ đồng và tăng trưởng chậm lại

so với năm 2017 Được xem là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm PNTnăm

2018, BHBV đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng về doanh thu phí

bảo hiểm gốc cao gap đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường khi tăng

20,8% so với năm 2017, đạt 9.853 tỷ đồng.

Hình 7: Tình hình chi bồi thường bảo hiểm gốc của Tổng Công ty Bảo hiém

Bao Việt (2014-2018)

Đơn vị: tỷ đông, %

Trang 33

mmm Chi bòi thường bảo hiểm gốc =——— Ty lệ bồi thường bảo hiểm gốc

(Nguôn: Bảo Việt, 2014-2018, Báo cáo thường niên)

Chỉ bồi thường bảo hiểm gốc nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn

2014-2018 BHBV kiểm soát chỉ bồi hường khá tốt trong giai đoạn 2014-2015 Chi bồi

thường bảo hiểm gốc giảm từ 2,983 tỷ đồng vào năm 2014 xuồng còn 2,852 ty đồng

năm 2015 Tỷ lệ boi thường cũng giảm mạnh từ 54.75% xuống còn 48.93% Giai đoạn

2015-2017 tuy số tiền chỉ bồi thường bảo hiểm gốc tăng nhưng tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc giảm Số tiền chỉ bồi thường bảo hiểm gốc tăng từ 2,852 tỷ đồng vào năm

2015 lên tới 2,989 tỷ đồng năm 2016 và tiếp tục tăng đến 3,691 tỷ đồng vào năm 2017.

Tỷ lệ bồi thường giảm dan từ 48.93% năm 2015 xuống còn 43.42% năm 2017 Năm

2018, tỷ lệ bồi thường và chi bồi thường bảo hiểm gốc đồng loạt tăng, cụ thé, chỉ bồi thường bảo hiểm gốc tăng đến 5,421 tỷ đồng, tý lệ bồi thường bảo hiểm gốc đạt 55.02% Tỷ lệ bồi thường của BHBV nhìn chung cao hơn so với tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường Nguyên nhân chính vì các DNBH dẫn đầu đều có xu hướng tập trung

và khai thác nhóm sản phẩm bán lẻ Xu hướng tăng tỷ lệ bồi thường của BHBV năm

2018 giống với thị trường nói chung do năm 2018 có nhiều sự cố xảy ra do biến đồ

khí hậu và sự cô cháy nô xảy ra nhiêu.

Trang 34

Kết luận: Thông qua các con só tài chính, có thé thay BHBV đang trên đà pháttriển mạnh mẽ đồng thời tiếp tục giữ vững vi trí dẫn đầu thị trường Doanh thu phíbảo hiém cũng như doanh thu phí bảo hiểm góc của Bảo Việt đều ghi nhận xu hướng

tăng trong giai đoạn 2014 đến 2018 và có tốc độ tăng trưởng cao hơn thị trườngĐiễn

hình là năm 2017 khi lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm PNTcuả Bảo Việt ghi dấu ấnmạnh với tông doanh thu đạt 9.487 tỷ đồng, tăng trưởng bứt phá 23,7% so với năm

2016, hoàn thành vượt 12,2% kế hoạch đề ra, đóng góp 29% vào tông doanh thu toànTập đoàn Doanh thu phí bảo hiểm gốc tăng trưởng xuất sắc 22,6%, cao hơn gấp đôi

so với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thị trường Giai đoạn 2014-2018, doanh thucủa BHBV tăng trưởng ấn tượng nhờ sự bứt phá mạnh mẽ từ các nghiệp vụ bán lẻ

cũng như đây mạnh triển khai các kênh phân phối và ứng dụng công nghệ thông tingiúp Bảo Việt giữ vững vị trí số 1 trị trường Giá trị thương hiệu của thương hiệu củaBảo Việt năm 2017 cũng tăng gần 20 triệu USD so với năm 2016 Đạt được thành

công của năm 2017 là nhờ vào chiến lược thương hiệu và chiến lược kinh doanh hiệuquả hướng tới sự phát triên bền vững Doanh thu thuần cũng tăng trưởng đều qua các

năm Tuy nhiên, tổng chi phí của BHBV có xu hướng tăng và tăng mạnh vào năm

2018, dẫn đến lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với nam 2017.Chi bồi thường bảo hiểm gốc và chi đáo hạn cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 5năm Tỷ lệ bồi thường của BHBV cao hơn so với thị trường Năm 2018, chỉ bồi thường

và tỷ lệ bồi thường của BHBV có tốc độ tăng trưởng cao hơn các năm khác dẫn đếnchi phí tăng, anh hưởng đến lợi nhuận của công ty Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm

mạnh về lợi nhuận của Bảo Việt gồm các nguyên nhân khách quan như thiên tai, khíhậu và sự gia tăng các tai nạn cháy nỗ dẫn đến tăng chi phí bồi thường và các nguyên

nhân chủ quan liên quan đến quản lý tài chính và quản lý hoạt động của Bảo hiểm

Bảo Việt

Trang 35

2.2 Thực trạng hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo

Việt (2014-2018)

2.2.1 Quy trình nhận TBH tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

2.2.1.1 Quy trình nhận TBH theo hợp đông tạm thời

Hình 8: Sơ đồ quy trình nhận TBH theo hợp đồng tạm thời

Trang 37

Bước 1: Nhận thông tin bản chao TBH tạm thời

Nhân viên phòng nghiệp vụ thu nhận thông qua bản chảo tái bảo hiểm, các thông tinnày rất cần thiết để đảm bảo việc cân nhắc nhận tái bảo hiểm Các thông tin cơ bản

trong bản chào TBH gốc:

- _ Tên người được bảo hiểm

- Vị trí của đối tượng bảo hiểm

- Ngành nghề kinh doanh

- Số tiền bảo hiểm, mức khấu trừ, phí bảo hiểm

- Pham vi, điều kiện bảo hiểm

- - Mức giữ lại của công ty nhượng

- Ty lệ chào TBH

- _ Ngày bắt đầu có hiệu lực

- Hoa hồng tái bảo hiểm

- _ Thông tin về rủi ro

- _ Thông tin về tôn thất quá khứ

- Cac thông tin khác

Bước 2: Xứ lý thông tin:

Kiểm tra chính xác và phân tích các thông tin đã nhận bao gồm các công việc:

- Kiểm tra thông tin nhận được

- _ Klểm tra phân loại chất lượng của hợp đồng dựa trên kết quả thống kê trong

quá khứ

Cấu trúc hợp đồng có (hình thức hợp đồng, hạn mức trách nhiệm so với pi táibảo hiểm, khả năng xảy ra tổn that, ) có phù hợp hay không

- Kha năng tài chính của Công ty nhượng tái ( đánh giá dựa trên vốn và quỹ dự

trữ của công ty nhượng tái)

- Kha năng nhượng TBH tiếp theo khi nhận từ Công ty nhượng

Trang 38

Trên cơ sở thông tin thu thập thông qua ban chao TBH và thông tin được xử

lý, nhân viên phòng TBH sẽ lập tờ trình nhận TBH bao gồm các nội dung:

-_ Lập các chỉ tiêu kinh tế, điều kiện bảo hiểm của hợp đồng nhận tái bảo hiểm,

hoa hồng tra công ty nhượng, bồi thường đã trả và chưa trả

Nếu một số điều kiện của bản chào tái chưa phù hợp thì có thể yêu cầu Công

ty nhượng sửa đổi

- _ Trong trường hợp khả năng xem xét hợp đồng nhận TBH tạm thời không đạt

các yêu cầu về kinh tế và lợi nhuận thì Bảo Việt sẽ từ chối nhận TBH tạm thời.Nếu đạt yêu cầu, chuyên tiếp đến bước 3

- Néu bản chào yêu cầu Bảo Việt nhận chao phí TBH hay là nhận TBH chính

của hợp đồng có định thì Ban TBH sẽ tính toán phí

Bước 3: Trình nhận tái bảo hiểm

Nhân viên theo dõi nghiệp vụ trình lãnh đạo phòng nhận hợp đồng TBH cố

định về các chỉ tiêu chính sau:

= Mức giữ lại gop, mức giữ lại thực

= Hoa hồng tái bảo hiểm

" PhíTBH

= Các sửa đôi về điều kiện nếu có thé

= Phan tích, đánh giá và ý kiến của nhân viên theo dõi nghiệp vụ

- _ Trường phòng xem xét dé xuất của cán bộ nghiệp vụ và phê duyệt

- Trinh lãnh đạo Tổng Công ty trong các trường hợp những nghiệp vụ mới mà

mà BHBV chưa triển khai, nhận để có thông tin và học hỏi; điều kiện, điềukhoản không phù hợp nhưng do mối quan hệ giữa hai công ty, nhận đề hỗ trợ

Nếu trình nhận TBH tạm thời không được thông qua thì từ chối, trong trường

hợp được thông qua thì chuyên tiếp đến bước 4

Bước 4: Xác nhận và ký hợp đồng nhận TBH tạm thời

Nhân viên xác nhận chính thức về bản chào TBH tam thời:

Trang 39

Nếu không nhận: Nếu ký do không tham gia

Nếu nhận: Tỷ lệ nhận tái bảo hiểm, hoa hồng TBH và yêu cầu Công ty nhượng

gửi các văn bản chính thức hợp đồng tái bảo hiểm, bao gồm:

= Bản hợp đồng TBH tóm tắt (Reinsurance Slip): 2 ban

= Bản thanh toán phí TBH (Statement of Account): | bản

Nhân viên theo dõi kiểm tra các điều kiện trong Bản hop đồng TBH tóm tắt có đúng

với bản chào thì trình Lãnh đạo phòng ký đóng dấu xác nhận, lấy số, cập nhập vào hệ

thống quản lý và gửi lại Công ty nhượng | bản

Nếu Bản hợp đồng TBH tóm tắt không đúng như bản chào ban đầu đề nghị Công ty

nhượng sửa đổi trước khi ký đóng dấu xác nhận

Đối với bản thanh toán phí tái bảo hiểm, trưởng phòng ký các bản thanh toán có giá

trị thu hoặc chi dưới 10.000USD Nếu lớn hơn 10.000USD hoặc các ngoại tệ khác

tương đương thì trình lãnh đạo Bảo Việt ký.

Bước 5: Thực hiện hợp đồng nhận TBH tạm thời

Sau khi hợp đồng TBH theo hợp đồng tạm thời chính thức được ký kết, nhân viên có

nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện hợp đông, cụ thê bao gôm các công việc sau:

Thanh toán phí TBH theo quy định đã thỏa thuận trong Bản hợp đồng TBH

Phối hợp cùng Công ty nhượng quản lý rủi ro

Bước 6: Xem xét mức giữ lại và nhượng TBH tiếp

Trang 40

Nếu số tiền của rủi ro nhận TBH nhỏ hon mức giữ lại của Tổng Công ty thì

không phát snh nhượng TBH tiếp

- _ Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn mức giữ lại của Tông Công ty thì Ban TBH sẽ

thu xếp TBH đổi với phần trách nhiệm vượt quá mức giữ lại, có thể thu xếp

Ngày đăng: 27/01/2025, 02:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN