Giải pháp nhắm nang cao hiệu qua hoạt động eze

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình triển khai hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014-2018) (Trang 65 - 70)

nhận tái bảo hiém tại Tông Công ty Bảo hiém Bảo Việt

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác nhận tái bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

3.1.1. Các yêu tố khách quan

3.1.1.1. Thị trường TBH tại Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức và khó khăn, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam vẫn bất chấp những rào cản, duy trì tốc độ tăng trường cao qua các năm.

Trong giai đoạn 2014-2018, tông doanh thu phi bảo hiểm thị trường bảo hiểm PNTtăng hơn 20% mỗi năm. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ không có nhiều thay đổi so trong giai đoạn 2014 — 2018. Dẫn đầu về doanh thu phí vẫn là bảo hiểm xe cơ giới (chiếm 31% doanh thu phí toàn thị trường), đứng thứ hai là bảo hiém sức khỏe với 30.7%, tiếp đến bảo hiểm tài sản và thiệt hai với 13.6%.

Tương tự với hoạt đồng nhượng tái bảo hiểm, tổng phí bảo hiểm giữ lại tăng qua các năm. Đây là dấu hiệu đáng mừng khi tại thị trường Việt Nam, quy mô thị trường TBH tăng qua từng năm. Tuy nhiên, các nhà TBH nước ngoài nam giữ phan lớn, chứng tỏ một phần doanh thu phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam đang

bị thất thoát ra nước ngoài do các công ty bảo hiểm và TBH chưa đủ khả năng tai chính dé nhận tái các nghiệp vụ, hợp đồng lớn bảo hiểm lớn. Hoạt động TBH được thực hiện chủ yếu đối với hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ. Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm có rủi ro lớn, các doanh nghiệp thực hiện nhượng TBH với tỷ trọng lớn để phân tán rủi ro như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, bảo hiểm tài sản và thiệt hại, bảo hiểm cháy, nổ. Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm sức khoẻ các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như không nhượng tái bảo hiểm. Tỉ lệ phí bảo hiểm giữ lại của các nghiệp vụ này rất lớn. Theo số liệu của Niên giám thị trường bảo hiểm (Bộ Tài

chính, năm 2017) tỷ lệ phí giữ lại của nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp là 138,15%;

61

nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh là 103,67%, nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ là 92,17%.

Trong cơ cầu đoanh thu phí bảo hiểm giữ lại, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất 38,73%; tiếp đến là bảo hiểm sức khỏe 37,46%, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại 7,22%... Các nghiệp vụ chiếm tỷ trọng phí bảo hiểm giữ lại thấp là bảo hiểm bảo lãnh 0,09%; bảo hiểm nông nghiệp 0,21%; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính 0,31%; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 0,37% và bảo hiểm hàng không 0,57%.

Mặc dù ghi nhận tăng trưởng về quy mô và phi giữ lại tuy nhiên thị trường TBH

được đánh giá là tăng trường không như kỳ vọng khi thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Ton thất thiên tai thuộc trách nhiệm bảo hiểm trong năm 2017 và năm 2018 tổng cộng lên tới khoảng 230 tỷ USD. Trong đó, năm 2017 đã thiết lập một đỉnh cao mới ở mức xấp xi 147 tỷ USD, riêng năm 2018 ước tính khoảng 85 tỷ USD, cao hon 47% so với mức trung bình của năm 2000-2017 là 56 tỷ USD. Mặc dù những tổn thất

này đã được phân tán tốt, nhưng đây vẫn là gánh nặng lớn đối với ngành bảo hiểm và tái bảo hiểm. Thị trường TBH cũng cạnh tranh gay gắt không kém thị trường tái bải hiểm gốc. Việc các công ty bảo hiểm và TBH thực hiện giảm giá phí song song với việc mở rộng điều kiện/điều khoản, gia tăng chỉ phí khai thác khiến các công ty gặp nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.

3.1.1.2. Dau tư nước ngoài và thị trường tài chính

Kinh tế trong nước ghi nhận tăng tưởng tích cực trong những những năm gan đây. Kinh tế Việt Nam giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 dự báo phục hồi mạnh mẽ, lạm phát được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục hồi phục trở lại, dòng vốn FDI đồ vào nền kinh tế gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành tăng trưởng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng, tiến tới mục tiêu của Chính phủ đạt 3.200 -3.500 USD vào năm 2020, nhu cầu đầu tư cũng như tiêu dùng của người dân có xu hướng tăng, nhờ đó thúc day nhu cầu sử dung bảo hiểm và các dich vụ tài chính khác. Vốn FDI và ODA vào Việt Nam tăng tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp nước nhà hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Điều

62

này đồng nghĩa với cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài của

Bảo hiểm Bảo Việt. Bảo Việt có cơ hội mở rộng thị trường, đưa thương hiệu ra thế

giới. Tuy nhiên với hoạt động tái bảo hiểm, đây cũng là một thách thức không nhỏ khi hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài yêu cầu một hệ thống quản lý rủi ro toàn diện dé có thé cạn tranh trên thị trương quốc tế

Rui ro lãi suất do biến dộng thị trường tài chính toàn cầu gây áp lực không nhỏ cho Bảo Việt. Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tăng lãi suất, gây áp lực lên lãi

suất và tỷ giá trong nước, gây ra sự dịch chuyền nguồn vốn trên thị trường tài chính toàn cầu. Nợ công toàn cầu, nợ công của một số nước kết hợp với biến động tỷ giá và thị trường vốn gần đây, cũng đặt ra thách thức rất lớn có thể dẫn đến sự lây lan sang hệ thống ngân hàng, thị trường vốn và tỷ giá của từng nước. Bảo hiểm là hoạt động kin doanh có sử dụng ngoại tệ dé thanh toán bồi thường cho các doanh nghiệp có nhu cau thanh toán bảo hiểm và nhận bôi thường bằng ngoài tệ, ví dụ như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp gắn liền với bên ngoài như xuất nhập khảu, hàng không, tàu thùy,... hoặc để triển khai hoạt động TBH ra nước

ngoài.

Ngoại tệ được sử dụng trong hoạt động tái bao hiểm với các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các chương trình bảo hiểm ở nước ngoài luôn là một trong những khó khăn chính của hoạt động TBH do sự biến động liên tục của tỷ giá. Hoạt động TBH với các công ty trong nước thì hầu như trả bằng Việt Nam Đồng, yêu cầu nhà nhận TBH phải sử dụng cân đối ngoại tệ và Việt Nam Đồng. Các doanh nghiệp bảo hiểm thường phải mua ngoại tệ từ ngân hàng để chỉ trả cho hoạt động TBH mà việc này không hề còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập và phụ thuộc nhiều vào thị trường tài chính. Một số công ty phải mua qua thị trường tự do nhưng cũng gặp một số vấn đề liên quan đến tỷ giá. Giống như các công ty khác trên thị trường, chênh lệch tỷ giá trở thành tôn thất không nhỏ nhưng khó tránh khỏi của hoạt động TBH của Bảo hiểm Bảo Việt. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, gây sụt giảm về doanh thu phí bảo hiểm.

63

3.1.1.3. Luật pháp và Chính sách của Nhà nước vẻ hoạt động bảo hiểm và tái bảo

hiểm.

Luật pháp Việt Nam đã chú trọng xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động

kinh doanh bảo hiểm, Hoạt động TBH cũng được quy định rõ ràng tại các Thông tư

và Nghị định do Chính phủ ban hành. Về cơ bản, các văn bản đã đưa ra các điều khoản rõ ràng và chặt chẽ. Với mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động minh bạch, BHBV luôn thực hiện đúng theo quy định và chỉ dẫn của Pháp Luật về hoạt động tái bảo hiểm. Mức trách nhiệm giữ lại luôn vượt mức yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, trong thị trường TBH đối mặt với tỷ lệ ton thất cao thì mức giữ lại theo quy định của luật

pháp Việt Nam (Theo thông tư 155/2007/TT-BTC thì mức giữ lại có thê là 10% vốn

chủ sở hữu - tối thiểu 300 tỷ đồng theo quy định, tương đương 1,8 triệu USD) được các chuyên gia đánh giá là khá cao. Quy định về mức giữ lại sẽ khiến các công ty bảo hiểm có non trẻ, chưa có nhiều vốn sẽ e đè với hoạt động tái bảo hiểm. Điều này có thể dẫn tới một chút khó khăn với hoạt động nhận TBH của Bảo Việt khi muốn tiếp

cận với các doanh nghiệp này.

Các Chính sách về phát triển lĩnh vực bảo hiểm đang được Chính phủ chú tọng triển khai. Với mục tiêu hướng tới phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm an toàn, bền vững, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong nước và khu vực như được đề cập trong Dé án “Cơ cấu lai thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” của Chính phủ, trong thời gian tới cơ quan quản lý sẽ triển khai các biện pháp cụ thé nhằm đạt được mục tiêu đặt ra, một số các giải pháp như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, nâng cao tính minh bạch thông tin, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước từ công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, xây dựng hệ thống

thông tin hạ tầng kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu cho thị trường cũng như phát triển

và nâng cao nguồn nhân lực cho thị trường. Tuy nhiên, chậm triển khai các chương

trình bảo hiểm của Chính phủ (bảo hiểm nông nghiệp, tàu cá, tài sản công, bảo hiểm

64

thiên tai và bảo hiểm vi mô) làm ảnh hưởng đến chiến lược mở rộng hoạt động Điều này tạo ra thay đồi đối với thi trường bảo hiểm trong nước, gây khó khăn trực tiếp đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc cũng như TBH và cũng sẽ ảnh hưởng tới Bảo Việt trong việc đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong quá trình phối hợp thực hiện

các chinh sách nêu trên.

3.1.1.4. Thách thức từ bién đổi khí hậu và thiên tai

Biến đối khí hậu đang trở thành một thách thức, một mối đè dọa đến các nước trên thế giới, gây tác động mạnh mẽ đến sản xuất, kinh tế đến đời sống con người và an ninh quốc gia của các nước. Ô nhiêm không khí do khí tải, thủng tầng ozone, nhiệt độ trái đất tăng, mực nước biến dâng cao,...đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế - xã

hội và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như nông nghiệp. Theo báo cáo tại Hội

nghị COP21 về phòng chống biến đồi khí hậu bao gồm 196 quốc gia tham dự tại Paris vào năm 2017, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng biến đổi khí hậu, đòi hỏi nước ta phải có phướng án ứng phó kịp

thời.

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên toàn cầu về mức độ thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra. Trung bình mỗi năm Việt

Nam thiệt hai hàng nghìn tỷ USD và có hàng trăm người thiệt mang có hang tram

người thương vong và thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu thiệt hại hàng tỷ USD.

Những thiệt hại do biến đổi khí hậu không chỉ gây ra tôn thất lớn đối với nền kinh tế quốc gia nói chung mà còn gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có Bảo hiểm Bảo Việt. Những năm gần đây thiên tai xuất hiện dày đặc về tần suất, khốc liệt về cường độ, gia tăng tính dị thường của thời tiết và ghi nhận nhiều ky lục. Năm 2018, Việt Nam hứng chịu 13 cơn bão, 212 trận dong,

lốc sét và 14 trận lũ quét để lại hậu quả nặng nề, con số người chết và mắt tích lên tới 218 người, thiệt hai về kinh tế lên tới 20,000 tỷ đồng. Chính phủ đã thực hiện di rời 5,495 hộ dân bị thiệt hai do lũ quét và sạt lở. Đồng thời, Chính phủ đã nhanh chóng

65

hỗ trợ nhân dân 15,000 tỷ đồng dé khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Những con trên đã thé hiện sự khắc nghiệt và nặng nề do hậu quả của biến đổi khí hậu gây ra, gây

ảnh hưởng nghiêm trong đến đến sóng nhân dân vs kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình triển khai hoạt động nhận tái bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt (2014-2018) (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)