1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng Việt Nam chi nhánh Đông Đô

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam Chi Nhánh Đông Đô
Tác giả Nguyễn Cảnh Giáp
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 32,24 MB

Nội dung

Việc di dời trụ sở làm việc từ 22 Ngô Quyền đến địa điểm mới tại 82 QuánThánh nhằm định vị lại địa bàn hoạt dong, phù hợp với định hướng phát triển kinhdoanh của PVcomBank Đông Đô với cá

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA DAU TƯ

TEN DE TAI:

HOÀN THIEN CÔNG TAC THÂM ĐỊNH DAU TU TẠI NGAN HÀNGTHƯƠNG MẠI CO PHAN ĐẠI CHUNG VIET NAM CHI NHÁNH ĐÔNG

Giáo viên hướng dẫn : TS PHAN THỊ THU HIEN

Họ tên sinh viên : NGUYEN CẢNH GIÁP

Mã sinh viên : 11121008Lớp : KINH TẾ ĐẦU TƯ 54A

Sa - A9

ia ee

ST

Ha Nội, thang 5/2016

Trang 2

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài chuyên đề thực tập này do em tự nghiên cứ dưới

sự hướng dẫn của TS Phan Thị Thu Hiền cùng với sự giúp đỡ của các anh

chị tại phòng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt

Nam chi nhánh Đông Đô.

Trong quá trình thực hiện, em có tham khảo một số luận văn tốt nghiệp

và các tài liệu có liên quan nhưng không hề sao chép từ bất kỳ một luận văn

hay tài liệu nảo Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với mọi hình

thức kỷ luật của nhà trường.

Sinh viên thực hiện

SV: Nguyễn Cảnh Giáp Lép: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 3

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THAM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẢN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

ĐÔNG ĐÔ Ch.ư nL AS NASA 2

1.1 Vai nét khái quát vê ngân hàng thương mại cô phan Dai Chúng Việt Nam chỉ nhánh Đồng D6 sessesscssssessecnesssesserassonsssssssvessecsvassseassssossavscasasesvevacesvesersavssessossveteaes 2

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phan Đại

Chúng Việt Nam chi nhánh Đông D6 - c5 22 313211221 E22EE2EE1EEErrrrrrrrvee 2

1.1.2 Cơ cau tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Thương mại cổ phần

Chi THAN DONE DO ssssssassansasnsunasaasensentann ionnssurinedensinesnadistsiinneearsnesanesina ceneatasiornmanearanennes iene 3

1.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng thương mai cô phan Dai Chúng

Việt Nam chi nhánh Đông Đô 2013-20 1Š ¿- ¿5c 2221321 *+E+E+EEsrEererrrerrsresee 8

1.2 Thực trạng công tác tham định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại cỗphan Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Đông Đô (2013-2015) 15

1.2.1 Tình hình thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cỗ phan Dai

Chúng Việt Nam chi nhánh Đông D6 2013-2015 -¿ ¿+52 52 +22 £++z+zzzzxzecss 15

1.2.2 Căn cứ thâm định dự án dau tu tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng

Việt Nam chi nhánh Đông ĐÔ ¿5c 2c 221311211 21121321 11111111111 111 11111111 11 re, 18

1.2.4 Quy trình thấm định dự án đầu tư - 2-2 2++©E£+£E+2£E++E+errxrrxerrrxee 20

1.2.4 Các phương pháp thâm định dự án đầu tư - 2 z2z+2+z£szerzxeez 221.2.5 Nội dung thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cô phân Đại

Chúng Việt Nam Chi nhánh Đông D6 .-. ¿2232232232312 121E21E21 xxx czxcey 27

1.2.5.1 Thâm định hồ sơ vay vốn -¿- ¿2© 2E EEEEEEE1E11111171711221 21c xe, a] 1.2.5.2 Thâm định khách hàng vay VO0 ccsccesscssssesssesssesssesssessvesseesseessessuessueesveesees 30

1.2.5.3 Tham định dự án đầu tư -: -22+++++2222EE+vvrrtttEEEkkvrrrrrrrrrrrrerrred 341.2.5.4 Thâm định biện pháp bảo đảm tiền VAY 37

1.2.5.5 Thâm định tổng vốn dau tư và tinh khả thi phương án nguồn vốn 40 1.2.6 Nghiên cứu công tác thẩm định dự án đầu tư “Dự án xây dựng bộ kế hoạch đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh” tại ngân hàng thương mại cỗ phần

Dai Chúng Việt Nam chi nhánh Đông Đô -(- (25c 2 S2 S2< 2E zEczEczkcsees 44

1.2.7 Đánh giá chung về công tác thâm định dự án đầu tư tại Chi nhánh trong

Trang 4

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

1.2.7.2 Một số hạn chế và nguyên nhân -2- 2 + +2++E++£+zExzzx+zxezxzzzzzvee 63

2.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2016 672.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của toàn chi nhánh - 672.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển của hoạt động thâm định - 69

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thấm định dự án đầu tư vay

vốn tại ngân hàng thương mại cỗ phần Dai Chúng Việt Nam chi nhánh Đông

eaniiesisoieieepoxossdkeslissbsressssssssuklssöOt359580{7585S596103353gg9388g086087856s0603001505850đ2m80s66g888 70

2.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò công tác thâm định - 2+5 cs+xzzsc+ 70

2.2.2 Giải pháp cải tiến, nâng cao quy trình, nội dung và phương pháp thâm định 712.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ phục vụ công tác thẩm định 75

2.2.4 Giải pháp về thông tỉn 5 5<©+s++xSErxt+xSEEEEEEEEELEELErkrrkrrrrerrrsrree 76

2.2.5 Giải pháp về mặt tổ chức và điều hành công tác thẩm định - 77

2.2.6 Giải pháp về trang thiết Di cecececceccessessessessesseseseesessessessessessessessessessesseesees 712.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong công tác thẩm đinh dự án 78

2.2.0:,1NHỮTf,/glải HD (KH ĐÌsssssssssssssg58u55554865658088035 8684605 3SKSSS8336438S8518/863003804699580598538 78

ee 79

2.4.1 Đối với những co quan quản lý nhà nước -2- + s2 sz2++z+++s+2 792.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ¿2 +2 +2++z+zz+xz+sz2 SŨ

2.4.3 Đối với ngân hàng PVeombank 2-2 + se +x£+k££xe+E£EzEerEerEerrxrrrrreee 81

#.4/1 SOO với hủ as nearer creer icra ccnreaeorandmnrenarnsonaeniiaaieanivineteA 81

KET LUAN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

SV: Nguyễn Cảnh Giáp Lép: Kinh té đầu tư 54A

Trang 5

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

| NHNN Ngân hang nhà nước oe |

| PVcombank Ngân hàng đại chúng l

| BT | Xây dựng chuyển giao

-|

| Dv Don vi ' '

NPV 7 Net Present Value (giá trihiéntaithuan)

-|

| IRR Internal rate of return (ty suất hoàn vốn nội bộ)

-| ROE Return on Equity (Loi nhuan trén vén)

CIC | Trung tam quan ly tin dung (Credit Information Center)

L/C Thu tin dung (Letter of Credit)

Trang 6

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

DANH MỤC SO DO, BANG BIEU

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức PVcombank Đông D6 2-2-5 =see 3

Sơ đồ 1.2 Quy trình thắm định dự án đầu tư - << 21

Bang 1.1 Tình hình huy động vốn của PVcombank Đông Đô 8

Bảng1.2 Cơ cấu dư nợ của ngân hang từ năm 2013-2015 - 10

Bang1.3 Số lượng các dự án được thâm định tại PVcombank chi nhánh Đông

Bảng 1.6 Cơ cầu vốn góp của các thành viên -«°<<« 45

Bảng 1.7 Bảng cân đối kế toán [MICO -. «5° se+ssereeseerecse 48

Bảng 1.8 Tình trạng dư nợ tín dụng theo CIC tại ngày 06/07/2015 50

Bang 1.9 Lich sử nợ xấu 5 năm gần nhất [MICO « «cc<2 50

Bảng 1.10 Bảng dư nợ của công ty IMICO- Tài Nguyên - 51

Bang 1.11 Bang thông tin phương án đầu ra . - 2s ss«ses+ 53

Bảng 1.12 bảng thi công, Lắp đặt thiết bị công ty TNHH IMICO- Tài Nguyên 57Bang 1.13 Bảng tiến độ thanh toán công ty IMICO- Tài Nguyên 57

Bang1.14 Số lượng dự án được thẩm định tại PVcombank chi nhánh Đông Đô 60Bang1.15 Số lượng dự án đảm bảo thời gian thâm định tại PVcombank Đông

DO giai Goa 2013-20 lẾ crssecasevessorcverseconsonsseennsenssarmnerscoenssesenavecnssensoenseonesssnoeessenserees 61

Bảng 1.16 Phân loại nợ tín dụng cá nhân theo nhóm nợ, 64

SV: Nguyễn Cảnh Giáp Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 7

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự phát triển vượt bậc của nền

kinh tế khu vực, hoạt động đầu tư không chỉ của các ngành, địa phương mà đặc biệt

là của doanh nghiệp ngày càng được chú trọng hơn Đầu tư phát triển đã được các

doanh nghiệp coi đó là hướng phát triển lâu dài của mình, bởi đầu tư chính là sự hy

sinh các nguồn lực hiện tại dé tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, mục tiêu nhất định trong tương lai Tuy nhiên, đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào là

một vấn đề không hé đơn giản Mặt khác, để đầu tư được thì phải có các nguồn lực như: nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ nhưng một thực tế

hiện nay là các doanh nghiệp thường thiếu vốn khi tiến hành đầu tư Dé giải quyết

khó khăn đó thì một trong những giải pháp thường được các doanh nghiệp chú

trọng tới chính là việc vay vốn của ngân hàng

Ngân hàng thương mại tồn tai trong nền kinh tế thị trường với sứ mệnh chính

là “đi vay và cho vay”, trong đó hoạt động cho vay có thể hiểu chính là một hoạtđộng đầu tư Hoạt động cho vay tức là hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả cao, đảm bảo an toàn về nguồn vốn thì phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của công tácthâm định Thẩm định tốt sẽ tạo tiền đề dé hoạt động tín dụng diễn ra thuận lợi, sẽ

giúp cho ngân hàng đưa ra những quyết định phù hợp với từng dự án, từng doanh

nghiệp trong những trường hợp cụ thể Ngược lại, thẩm định không tốt có thể dẫn

tới việc đưa ra những quyết định sai lầm về tín dụng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới

hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đây chính là lý do để em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thấm định đầu

tư tại ngân hàng thương mại cỗ phần Dai Chúng Việt Nam chi nhánh Đông

Đô”.

Để hoàn thành chuyên đề đúng thời hạn và đảm bảo về chất lượng, em xin

chân thành cảm ơn cô giáo TS Phan Thị Thu Hiền và các cô chú, anh chỉ nhánh

Đông Đô đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian qua.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 1 Lop: Kinh tế đầu tw 54A

Trang 8

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

CHUONG 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THÁM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU

TU TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN ĐẠI CHUNG VIET

NAM CHI NHANH DONG DO

1.1 Vài nét khái quát về ngân hàng thương mại cỗ phần Dai Chúng Việt Nam

chỉ nhánh Đông Đô

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mai cỗ phan

Đại Chúng Việt Nam chỉ nhánh Đông Đô

Ngân hàng TMCP Dai Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theo

Quyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cỗ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)

và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) Ngày 01/10/2013, PVcomBank

chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà

Nội cấp

Với nền tảng ban đầu là phòng giao dịch Đông Đô, đặt tại tầng 1 số 22 NgôQuyền — hội sở chính của PVcombank, với một thời gian chuẩn bị và hoàn tất về cơ

sở vật chất cũng như hệ thống quản lý, nhân sự

Sáng 05/06/2014, PVeomBank Đông Đô đã tổ chức lễ khai trương trụ sở mới

tại 82 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Việc di dời trụ sở làm việc từ 22 Ngô Quyền đến địa điểm mới tại 82 QuánThánh nhằm định vị lại địa bàn hoạt dong, phù hợp với định hướng phát triển kinhdoanh của PVcomBank Đông Đô với các mảng huy động vốn, tín dụng, các sản phẩm dịch vụ, thanh toán của ngân hàng bán lẻ có điều kiện mở rộng thị phần Mặtkhác, PVcomBank Đông Đô sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với các khách hàng làdoanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh và dân cư trên địa bàn được đánh giá là rấtgiàu tiềm năng của Quận Ba Dinh Cán bộ nhân viên PVcomBank Đông Đô có điều

kiện, cơ hội thể hiện tài năng, nhiệt huyết Cùng với các đơn vị bạn trên toàn hệ

thống PVeomBank Đông Đô đang từng bước góp phần khẳng định uy tín và thươnghiệu của PVcomBank trên thị trường tài chính tiền tệ: Cung cấp các sản phẩm dịch

vụ chất lượng cao, nhiều tiện ích, tạo ra sự khác biệt, riêng có của PVcomBank

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 2 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 9

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hién

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức nang nhiệm vu của ngân hàng Thương mại cỗ

phan chỉ nhánh Đông Đô

1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Nguôn: www.pvcombank.com, tính đến 3/2016

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 3 Lop: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 10

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

Phòng khách hang cá nhân có 15 thành viên gồm 1 trưởng phòng, 1 trưởng bộphận, I1 chuyên viên khách hàng cá nhân và 2 hỗ trợ tín dụng, trực thuộc khối

khách hàng cá nhân có nhiệm vụ thực hiện các chỉ tiêu phát triển cho vay, huy

dong, khách hàng mới đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có quy mô nhỏ

doanh thu hàng năm dưới 20 tỷ.

Mối tương tác nghiệp vụ giữa các bộ phận trong đơn vị khác có quan hệ tươngtác nhiều hoặc quan trọng

Phòng khách hàng doanh nghiệp có 7 thành viên trong đó có 1 trưởng phòng | phó phòng và 5 chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, thực hiện chức năng bán

chéo, sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản, vay cá nhân đối với cá nhân tại

doanh nghiệp có quan hệ.

Phòng dịch vụ khách hàng có 7 thanh viên gồm 1 trưởng phòng 1 kiểm soát va

5 giao dịch viên, hỗ trợ trong việc huy động giải ngân mở thẻ tài khoản mới cho khách hàng.

Phòng hành chính tín dụng gồm 4 thành viên trong đó có 1 trưởng bộ phận và

3 chuyên viên, xem xét hồ sơ vay vốn và phê duyệt các khoản vay vốn khách hàng

Trung tâm định giá: thực hiện việc đánh giá các tài khoản đảm bảo của khách

hàng vay vốn

1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ.

a Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh.

- Thực hiện chủ động, đầy đủ sáng tạo, có trách nhiệm cao với các quy trình

nghiệp vụ được giao theo quy định của PVcombank.

- Đề xuất tham mưu giúp giám đốc chi nhánh hoàn thiện, cải thiện các quytrình, nghiệp vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình, góp phần xây dựng kế hoạch

định hướng phát triển của ngân hàng

- Phối hợp với các đơn vị khác trong chỉ nhánh theo quy trình nghiệp vụ Tạo

sự thông suốt về thông tin, thống nhất giữa các đơn vị nhằm nâng cao năng suất,

hiệu quả làm việc.

- Đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch hoạt động đã được vạch ra trong các nhiệm

kỳ lấy đó làm động lực thúc đây sự phát triển của chi nhánh Đồng thời khôngngừng cải tiến các dịch vụ, đơn giản hóa mọi hình thức, giảm bớt các khâu trung

gian khi làm việc.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp + Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 11

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

Ea RE YT can ananaaacn ren SR SS EES ES et

b Chức nang nhiệm vụ của từng phòng ban.

e Phong kinh doanh

Thẩm định dự án, xác định hạn mức cho vay, lập tờ trình thâm định hỗ trợ ra

quyét định của ban giám doc.

Triên khai và giám đôc việc thực hiện dự án và hoàn trả khoản vay.

Huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các khách hàng vào các tài khoản tiền gửi

có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Trực tiếp đặt mục tiêu về doanh số và đôn đốc thực hiện.

Thực hiện các nghiệp vụ tin dụng cho các khách hàng có nhu cau va xử lý giao

dịch.

Quản lý dư nợ tài khoản và tài sản đảm bảo.

Cung cấp hồ sơ tài liệu thông tin khách hàng cho Phòng quản lý rủi ro để thâmđịnh độc lập và tái thâm định theo qui định

Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của

khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng

Thực hiện châm điêm xêp hạng tín nhiệm đôi với khách hàng có nhu câu quan

hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.

Phan ánh kip thời vướng mắc cơ chế, chính sách, qui trình nghiệp vụ và nhữngvân đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh giải quyết

Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo qui định hiện hành của ngân hàng

Tổ chức học tập nâng cáo trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 5 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 12

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

Se a Sc SSSI SEA ST SR ITE PRESS EES SES

Quan ly khai thac thong tin va phan hồi thông tin từ khách hàng.

Duy trì mở rộng mối quan hệ với khách hàng

Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng và chịu trách nhiệm quản lý, xử lý các

yêu cầu về mở tài khoản

Thực hiện các giao dịch mua bán, đổi ngoại tệ, thanh toán, rút tiền, chuyềntiền

Phát hành thé ATM, thẻ tín dụng cho khách hang.

Tiếp thị sản pham mới đến khách hàng, cung cấp thông tin tỷ giá, lãi suất.

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại xếp hạng

khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng.

Phân tích ngành nghề, lập danh mục khách hàng, áp dụng biện pháp quản lý

cho vay an toàn hiệu quả.

- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán (bảng cân đối, báo cáo kết

quả kinh doanh, bảng lưu chuyền tiền tệ, các bảng quyết toán )

- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tài chính trực thuộc trình ngân hang cấp trên phê

duyệt.

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định

của NHNN.

- Thực hiện các nghiệp vụ chuyền tiền, thanh toán, kiểm soát đối chiếu các

chứng từ thanh toán từ các phòng ban.

- Lập kế hoạch chi tiêu nội bộ, nộp thuế, trích lập và sử dụng các quỹ bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 6 Lớp: Kinh tế đầu tr 54A

Trang 13

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

- Cập nhật bổ sung các chế độ qui định mới của NHNN tới các phòng ban va

phòng giao dịch trực thuộc.

- Tham mưu cho ban Giám đốc về thực hiện, kiểm tra chế độ, qui định liên

quan đến tài chính, kế toán

- Giải quyết thắc mắc về giao dịch khi khách hàng yêu cau.

e Phòng hành chính tong hop

Chức năng

Tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh trong việc thực hiện các phương án sắp

xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý lao động, giải quyết chế

độ, chính sách đối với người lao động theo luật định và điều lệ của Ngân hàng QuânĐội, thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế và quan hệ giao dịch với các cơ

quan, đơn vị theo thẩm quyền Tổ chức đào tạo cán bộ chỉ nhánh theo chủ trương

của NHQD và nhu cầu của chi nhánh

Nhiệm vụ

Thực hiện quản lý tuyển dụng lao động

Thực hiện quản lý lao động, điều động sắp xếp cán bộ phù hợp năng lực,trình độ, yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh theo thâm quyền chi nhánh

Chủ động tham mưu đề xuất lập kế hoạch bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh

đạo tại chi nhánh.

e Phòng hành chính tín dung

Chức năng

Thực hiện tính toán, trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của các phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định, phối hợp với phòng quản trị

rủi ro đề thực hiện phân loại nợ

Chủ động đề xuất phối hợp các phòng ban liên quan lập kế hoạch, thực hiệnmua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị

Quản lý sử dụng ô tô, điện, nước, điện thoại, và các trang thiết bị của chỉ nhánh.

Nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi nội bộ của cơ quan.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 7 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 14

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

SSS cr Se nee SE A TE IE TEED

Tổ chức thực hiện các chính sách tiền lương, bao hiểm cho cán bộ công nhân

viên.

1.1.3 Khái quát tinh hình hoạt động của ngân hàng thương mại cô phần Đại

Chúng Việt Nam chỉ nhánh Đông Đô 2013-2015

1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngân hàng

a Tình hình huy động vốn của ngân hang PVcombank chỉ nhánh Đông Đô

Đối với bat kỳ ngân hàng nào van dé tạo vốn luôn luôn chiếm 1 vị trí hết sức

quan trọng vì nó là tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc

mở rộng quy mô hoạt động Nếu thu hút được nguồn vốn đầu tư vào sẽ tạo thuận lợi

cho các hoạt động sử dụng vốn tín dụng tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng Chính

vi vậy, ngân hàng TMCP PVcombank chi nhánh Đông Đô luôn coi huy động vốn là

vấn đề chiến lược hàng đầu với mục tiêu mở rộng thị phần tín dụng và hoạt động

kinh doanh của ngân hàng

Bang 1.1 Tình hình huy động vốn của PVcombank Đông Đô

Tong 155.040 176.010 165.884

Nguôn: Báo cáo thường niên PVcombank Đông Đô 2015

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 8 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 15

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

E= eR SS PO RR RR 7e SE TS ESTES STS

Từ Bang 1.1 ta thấy, nguồn vốn huy động tại chỗ đến 2013 là 155.040 triệu

đồng và tăng lên 20.970 triệu đồng thành 170.010 triệu đồng tại 2014, tuy nhiên đến

năm 2015 thì lại giảm 10.126 triệu đồng, còn 164.884 triệu đồng.

Con số ngoại tệ tăng cũng khá nhưng giảm dân về cuôi năm, không bị cuôn

theo đà giảm của nội tệ vê cuôi năm bởi nhu câu tiên tăng.

Về kỳ phiêu và nguôn huy động khác là hình thức huy động vôn cua chi nhánh khi có nhu câu đột xuât vê vôn, chỉ mang tinh chat thời điêm nên mức giá trị khó

kiểm soát và ở năm 2014 thì gần như là bằng không.

b Tình hình quản lý nguôn vốn huy động của ngân hàng

Cơ chế quản lý huy động vốn: Dau năm 2014, ngân hàng thực hiện theo cơ chế quản lý vốn tập trung, còn có tên là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ trung tâm quản lý vốn đặt tại hội sợ chính của ngân hàng Khi

đó, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội

sở chính thông qua trung tâm vốn, hội sỏ chính sẽ mua toàn bộ tài sanrnowj của chỉnhánh va bán vốn dé chi nhánh sử dụng cho tài sản có Nhờ đó, thu nhập và chi phí

của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với hội sở

chính.

Hình thức huy động vốn: Hiện nay, một số phương thức huy động vốn được

ngân hàng PVcombank chi nhánh Đông D6 thực hiện:

- Nhận tiện gửi: có kỳ hạn và không có kỳ hạn

- Nhận tiền gửi tiết kiệm dân cư: có kỳ hạn và không có kỳ hạn

- Phát hành các giấy tờ có giá: Kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng.

- Thực hiện mua bán với hội sở chính.

Lãi suất huy động vốn: Bên cạnh việc sử dụng lãi suất linh hoạt, chính sách hỗtrợ lãi suất để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế của ngân hàng nhà nước đã tạo cú

huých cho tăng trưởng đồng thời cũng dẫn đến tình trạng cạnh tranh căng thẳngtrong huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay của các ngân hàng thương mại

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 9 Láp: Kinh tế dau tư 54A

Trang 16

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thi Thu Hiền

|r me EE RT SE SL ST)

1.1.3.2 Hoạt động tin dụng của chi nhánh ngân hang

Nghiệp vụ tín dụng: là hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, to

chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh.

Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng

Các hình thức cho vay: Chi nhánh ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn và

cho vay đài hạn Đối với mỗi khách hàng có thể sử dụng những phương thức cho

vay như: Cho vay chiết khâu, cho vay thông tường, cho vay luân chuyền, cho vay

theo dự án, cho vay thuê mua

Ở giai đoạn này, chỉ nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát

được vôn cho vay trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dân dư nợ đôi với những

doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất

lượng thâm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy

chế về tin dụng hiện hành Chi nhánh luôn tập trung nâng cao chất lượng tín dụng điđôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhăm đảm bảo an toàn vôn cho vay và

hiệu quả vôn tín dụng.

Bảng1.2 Cơ cầu dư nợ của ngân hang từ năm 2013-2015

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

I Tổng dư nợ cho vay và dau tư 4.544 7.097 17.446

| Trước đó: Dư nợ cho vay 3.882 5.943 11.647

1 Phân loại theo thời gian

Nguồn: Báo cáo thường niên PVcombank Đông Đô 2015

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư năm 2014 đạt 7.097 tỷ so với năm 2013 tăng2.542 tỷ đồng, tốc độ tăng là 55,84%, trong đó, dư nọ cho vay năm 2014 đạt 5.943

ty đồng tăng 2.061 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng là 53.09% Cụ thé:

-Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2014 đạt 3.179 tỷ đồng so với năm 2013 tăng1.588 tỷ đồng tương đương tốc độ tăng là 99,81%

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 10 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 17

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

ES =ằẮẽ= nh nan PSS RD SSR SSS]

-Dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn năm 2014 là 2.765 tỷ đồng SO Với năm

2013 tăng 474 tỷ đồng với tốc độ tăng là 20,69%

Năm 2015 với việc thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo

chỉ đạo của chính phủ, kết quả là tổng dư nọ cho vay và đầu tư đạt 11.446 tỷ đồng,tăng 10.349 tỷ đồng so với năm 2014, tăng 145,82%, trong đó dư nợ cho vay năm

2015 dat 11.647 tỷ đồng tăng 57.04 tỷ đồng so với năm 2014 tăng 95,97% Cụ thé:

-Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2015 đạt 6.781 tỷ đồng so với năm 2014 tăng

3.602 tỷ đồng tương đương tăng 113,3%

1.1.3.3 Hoạt động đầu tư trong chỉ nhánh ngân hàng

a Hoạt động đâu tư cho công nghệ

Ngày nay, công nghệ ngày một phát triển và tiên tiến hơn, nhận thức đượcvai trò này, chỉ nhánh ngân hàng luôn mạnh dan đi đầu trong việc đầu tư và áp dụngcông nghệ tiên tiến, hiện đại vào hoạt động kinh doanh và đã áp dụng thành côngchương trình giao dịch mới Chi nhánh ngân hàng thường trích 15-20% nguồn vốn

đầu tư phát triển cho hoạt động đầu tư phần mềm, công nghệ mỗi năm.

Cũng trong giai đoạn này, chi nhánh ngân hang đã nhanh chóng áp dụng và

làm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại, triển khai tốt việc áp dụng các sản phẩm,dịch vụ mới của hệ thống như dịch vụ: Internet banking Áp dụng các dịch vụ mới

như: Dịch vụ thu ngân sách nhà nước qua mạng, chuyển khoản bằng SMS và thanh

toán qua mạng iPay dành cho khách hàng cá nhân.

b Hoạt động dau tư cho sản phẩm

Hoạt động đầu tư cho sản pham cua chi nhánh thông qua việc thực hiện dadạng hóa các snar phẩm dịch vụ ngân hàng chủ động nghiên cứu, áp dụng đưa rathị trường những sản phẩm tố ưu, thuận lợi, dễ dang sử dung, đa dạng hóa các hình

thức huy động vốn, áp dụng các loại hình nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, thanh toán

quốc tế, các sản phâm dịch vụ kế toán ngân quỹ

Hiện nay, với sản phẩm mới “Tiền gửi đầu tư linh hoạt” khách hàng tổ chức

có thể thỏa thuận lãi suất và chọn kỳ hạn gửi theo ngày nhằm tối đa lợi ích Sảnphẩm có nhưng đặc điểm chính: Loại tiền huy động là VND hoặc USD; khách hàng

có thể lựa chọn linh hoạt kỳ hạn gửi tiền theo ngày trong phạm vi kỳ hạn quy định,

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 1] Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 18

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

SE SIS SSE TE ST I S26: EE BNE IE EE IEEE LILLIE ALL DE")

đảm bảo đáo han không rơi vào ngày nghi/lé, khoản tiền gửi đầu tư tối thiểu theo

quy định của chi nhánh

Khách hàng sử dụng sản phâm nhận được nhiều lợi ích:

- Sử dụng một khoản tiền gửi nhưng có thể rút tiền ở nhiều thời điểm khác

nhau tương ứng với nhu cầu của mỗi khách hang;

- Linh hoạt tối đa về kỳ hạn gửi tiền

- Được thỏa thuận lãi suất với ngân hàng

- Được rút vốn một phần hoặc toàn bộ trước kỳ hạn gửi

- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.

Sắp tới, mục tiêu của chỉ nhánh ngân hàng là tiếp tục triển khai, nghiên cứu,

đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, tăng tiện ích, tăng tính hấp dẫn và phục vụ

khép kín trong hoạt động của chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống, rút ngắn thủ

tuc, thời gian giao dịch, đơn giản hóa hồ sơ nhằm đảm bảo mọi nhu cầu của khách

hàng.

c Đầu tư phát triển nguon nhân lực

Với các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cụ thể như sau:

- _ Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tọa nâng cao năng lực trình

độ của cán bộ

- Đổi mới và hoàn thiện cơ chế sử dụng lao động và cơ chế trả lương

- _ Xây dựng đội ngũ cán bộ năng lực và chuyên nghiệp

Ngân hàng PVcombank chỉ nhánh Đông Đô tổ chức tuyển dụng lao độngbảo đảm theo đúng điều kiện, tiêu chuẩn nhu cầu công việc và tuân thủ đầy đủ quytrình, quy định về công tác tuyển dụng cán bộ của PVcombank Việt Nam Chinhánh đã tuyển dụng được những cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm côngtác có thé tiếp tục và bắt nhịp nhanh chóng với công việc Toàn chi nhánh đã thực

hiện chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ hợp lý, trả công theo năng lực

và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo môi trường làm việc cạnh tranh

có văn hóa, khuyến khích được sáng tọa của các thành viên, tạo cơ hội thể hiện và

phát triển năng lực của mỗi cán bộ Mỗi năm chi nhánh luôn bổ sung nguồn nhânlực mới đảm bảo cả về số và chất lượng cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc

PVcombank chi nhánh Đông Đô thực hiện bố trí sắp xếp cán bộ được thực

hiện đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của từng cán

bộ, đảm bảo cho hoạt động của từng đơn vị Trong quá trình sắp xếp tạo sự ôn định

vê tô chức nhân sự, tạo điêu kiện cho cán bộ yên tâm công tác lâu dài tại chi nhánh.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 12 Lop: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 19

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

1.1.3.4 Hoạt động khác tại chỉ nhánh ngân hàng

Ngoài ra, chi nhánh ngân hang còn thực hiện các hoạt động kinh doanh như:

Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý, dịch vụ thể và ngân hàng điện tử, thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ kiều hối Do có sự đầu tư về chất lượng dịch vụ, công nghệ xử lý nên qua các năm, các hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, có triển vọng phát triển.

1.1.3.5 Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng

a Hoạt động huy động vốn

— Nguồn vốn huy động tăng trưởng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn Cụ thể là

nguồn huy động luôn đủ cho hoạt động tin dụng

— Cơ cấu huy động vốn dần hợp lý phù hợp cới nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Đó là ngân hang đã đây mạnh hoạt động huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn,

huy động tiền gửi không kỳ hạn ở mức nhất định

— Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng có xu hương giảm từ năm 2013 là 0,43%

xuống còn 0,4% năm 2014 va năm 2015 là 0.3% Điều này cho thấy tín hiệu kha

quan từ hoạt động kinh doanh và điều hành của chỉ nhánh ngân hàng

b Hoạt động tín dụng

Sự tăng trưởng nguồn vốn cùng với việc chỉ nhánh đã thực hiện tốt công tác

thâm định trước khi cho vay, công tác quản tri rủi ro, kiểm soát tốt hoạt động chovay nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh sử dụng hiệu quả các nguồn vốn

của mình.

c Hoạt động dau tư phát triển

Chi nhánh luôn chú ý và tạp trung các hoạt động đầu tư cho sản phẩm, cho

dịch vụ, nhân lực, mạng lưới liên tục được chú trọng, đáp ứng và thỏa mãn cho nhu

cầu hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động của chỉ nhánh ngân hàng còn

tôn tại một số hạn chế sau:

— Chi phí huy động vốn còn cao: Ngân hàng can có những biện pháp giảm bớtchi phí huy động vốn dé nâng cao hiệu quả việc huy động vốn

SV: Nguyễn Cánh Giáp 15 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 20

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hién

SS SS NT RSS I SS ST AR SEE TEE

— Co cấu nguồn vốn huy động chưa hợp ly: Trong tổng nguồn vốn huy động

thì nguồn vốn trung và dài hạn vẫn còn thấp chưa cao, trong khi nguồn vốn ngắn

hạn chiếm tỷ lệ khá cao Nguồn vốn ngắn hạn không có tính én định cao và đem lại thu nhập thấp cho ngân hàng Chính vì vậy cần tăng cường công tác huy động vốn

trung va dai hạn cho ngân hàng.

— Nguồn vốn huy động của ngân hàng PVcombank chi nhánh Đông Đô tườngtrưởng không 6n định

Nguyên nhân của những tôn tại trên đó là:

— Hiện nay, hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại đang được sửa đổi và bổ sung, có nhiều thay đổi đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên cập nhật thông tin để kịp thời thay đổi theo những điều chỉnh

của pháp luật.

— Các hình thức huy động vốn vẫn chưa được đổi mới, thời gian giao dịch của

ngân hàng trùng với thời gian làm việc của tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp trên địa bàn Do đó không tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền.

- Tiền gửi của chi nhánh chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn trong khi nhu cầu tiềngửi trung và dài hạn cao Ngân hàng chưa có chính sách huy động nguồn vốn trung

và dài hạn một cách hợp lý Chính sách huy động nguồn vốn trung và dài hạn chưa

thực sự phong phú và ngân hàng chưa thực sự chú trọng tới công tác huy động

nguồn vốn trung và dài hạn

— Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên chưa thực sự chuyên nghiệp Nhân

tố con người trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có tầm quan trọng đặcbiệt Nó quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Chính vì vậy ngân hàng cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên thường xuyên hơn

nữa.

—Ngân hàng nằm trong địa bàn có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nên việc huyđộng vốn cũng gặp khó khăn Việc huy động đồng ngoại tệ cũng khó khăn vì trong

địa bàn có ít doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài hoạt động.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 14 Lép: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 21

Chuyên dé thực tập GVHD: 1S Phan Thị Thu Hiền

1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng Thương mại cô

phan Đại Chúng Việt Nam chi nhánh Đông Đô (2013-2015)

1.2.1 Tình hình thẩm định dự án dau tư tại ngân hàng thương mại cỗ phan Đại

Chúng Việt Nam chỉ nhánh Đông Đô 2013-2015

PVcombank chỉ nhánh Đông Đô là một ngân hàng có uy tín đối với doanhnghiệp Các dự án có vốn đầu tư lớn hầu hết đều lựa chọn vay vốn tại chi nhánh,trong đó chủ yếu là nhưng dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ bản

Các dự án thẩm định tại PVcombank chi nhánh Đông Đô được thể hiện như

Nguon: Báo cáo thẩm định PVcombank năm 2015

Số lượng các dự án đầu tư xây dựng được thâm định tại PVcombank chỉ

nhánh Đông Đô có xu hướng tăng qua các năm từ 32 dự án năm 2013 lên tới 51 dự

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 15 Lớp: Kinh tế đầu tw 54A

Trang 22

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

án năm 2014 và đạt được 65 dự án năm 2015 Trong đó các dự án có vốn đầu tư từ

10 tỷ trở lên có xu hướng tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng, các dự án có vốn đầu

tư nhỏ hon 10 tỷ có tỷ trọng không thay đổi nhiều qua các năm Tổng vốn cho vay

của các dự án có xu hướng ngày càng tăng lên và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tong vốn cho vay của chỉ nhánh từ 32% năm 2013 đến 47% vào năm 2015.

Các số liệu trên cho thay, PVcombank đang ngày càng thu hút được các nhà

đầu tư vay von dé đầu tư các dự án lớn có tổng vốn đầu tư lớn hơn 10 ty, thé hién

uy tin của PVcombank đang ngày càng được củng cố tại địa phương

Bảng1.4 Một số dự án đầu tư xây dựng tiêu biểu tại PVcombank chỉ nhánh

va dau tư tại thành phố " : 255.000 150.000

5 IMICO- Tài Nguyên

H6 Chi Minh

Xây dung công trình

423 Minh Khai, Hai Bà | Công ty VINACONEX | 12.500.000 300.000

Trưng, Hà Nội

Nguôn: Báo cáo thẩm định PVcombank năm 2015

1.2.1.1 Đặc điểm của dự án xây dựng và yêu cầu đặt ra cho công tác thắm định

a Đặc điểm của dự án xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng là một trong những hình thức dau tư phát triển Do

đó, dự án đầu tư xây dựng cơ bản mang các đặc điểm của đầu tư phát triển như sau:

Thời kỳ đầu tư kéo dài: Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự

án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Đối với dự án xây dựng, thời kỳ

đầu tư thường kéo dài từ 1 năm trở lên Mặt khác, thị trường lại luôn biến đổi trong

SV: Nguyễn Cảnh Giáp l6 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 23

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

| SR Se BLE TR IE ES

SR AR RNR PS PS 2 SS a ES

khi dự án xây dung, đặc biệt là xây dựng nhà máy, mở rộng kinh doanh hay xây

dựng bat động san lại có thời kỳ dau tư kéo dai Do vậy cần tiến hành bé trí vốn, tập

trung nguồn lực, hoành thành dự án trong thời gian ngắn nhất có thể để bặt kịp nhucầu của thị trường

Nhu cầu cũng như vật tư, lao động của các dự án đầu tư xây dựng rat lớn Điển hình như các dự án xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất, căn hộ, chung cư, khi công nghiệp, khu chế xuất Vốn đầu tư lớn lại nằm khê động trong suốt quá trình đầu tư và không có tính linh hoạt cao Do vậy, cần có giải pháp tạo

vốn, huy động vốn hợp lý, cũng như xây dựng kế hoạch đầu tư một cách đúng đắn,

bố trí vốn đúng tiến độ

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Có thé tới 15 năm đối với các dự án xây dung nhà máy hoặc tới 30 năm với các công trình xây dựng bat động sản Trong suốt quá trình vận hành, dự án chịu sự tác động của các yếu tố xungquanh dự án như: Yếu tố tự nhiên, chính trị kinh tế, xã hội

Các công trình của hoạt động đầu tư xây dựng thường phát huy tác

dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, khó di chuyên hay thay đổi địa điểm

đầu tư Do đó, quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu

tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng

Đầu tư xây dựng mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm với độ rúi

ro cao do: Vốn đầu tư lớn, thời gian kéo dài khiến cho lượng vốn có tính linh hoạt

không cao, khó phân tán rủi ro, chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố phức tạp Các rủi ro cóthể gặp phải: rủi ro cơ chế chính sách, rủi ro xây dựng, rủi ro thị trường, rủi ro về

cung câp các yêu tô đâu vào, rủi ro môi trường xã hội

1.2.1.2 Sự cần thiết của công tác thấm định dự án đầu tư xây dung tại

pvcombank chỉ nhánh Đông Đô

Trong môi trường ngày càng phức tạp, độ rủi ro tăng cao, mức độ cạnh

tranh lớn các ngân hàng thương mại phải linh hoạt trong cơ chế chính sách thì mới

có thê tồn tại i |

Vi lý do đó, ngân hàng phải thực hiện nghiệp vu thâm định dé có thé lựa

chọn ra các dự án khả thi dé tài trợ vốn Từ đó, ta thấy thẩm định là một nghiệp vụ

vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Cụ

thể: mai.

đyNC

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 17 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 24

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

—=_-— TB TT sẽ nh => ES ES SRE SSSI

— Giúp ra các quyết định bổ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả

của vốn đầu tư

— Phát hiện và bé sung thêm cac giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc triển

khai thực hiện dự án, giảm bớt rủi ro.

— Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích

— Tích lũy kinh nghiệm về nghiệp vụ thẩm định để nâng cao tính chính xác

trong việc thầm định các dự án khác

— Tư vân cho chủ đâu tư đê hoàn thiện nội dung của dự án.

1.2.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư tại ngân hang Thương mại cỗ phan Đại

Chúng Việt Nam chỉ nhánh Đông Đô

Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi nhận được hồ sơ tín dụng từ khách hàng tiếnhành thầm định

1.2.2.1 Hồ sơ dự án, phương án vay vốn

— Phương án và kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư vay vốn

— Khả năng vay trả, nguồn trả của chủ đầu tư

— Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo năng lực tài chính, tình hình

đã vay nợ của chủ đầu tư

— Hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự (về nguyên vật liệu, hàng hóa, xuất

nhập khẩu, dich vu )

— _ Văn bản phê duyệt cho phép dau tư dự án của hội đồng quản trị hoặc công ty

mẹ tùy theo loại hình doanh nghiệp.

— Văn bản thông qua chủ trương dau tu của cấp có thâm quyền, tùy theo phân

loại nhóm các dự án theo quy định của pháp luật.

— Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc

báo cáo đầu tư

— Quyết định phê duyệt cấp phép đầu tư dự án của cấp có thâm quyền

— Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật,

tổng dự toán của cấp có thâm quyền

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 18 Lớp: Kinh té đầu tư 54A

Trang 25

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

FS ST SS SSE SE ES PTS SEIS EET

1.2.2.2 Can cw phap ly

Dựa vào luật, nghị định, thông tu của co quan quản lý nha nước đối với hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động thâm định nói chung bao gồm:

— Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014 có hiệu lực thi

hành từ ngày 01/01/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác

— Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013 có hiệu lực thi

hành ngày 01/07/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác

— Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014 có hiệu lực

thi hành ngày 01/01/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác

— Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 có hiệu lực thi

hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

— Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010 có

hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và các văn bản hướng dẫn

thi hành khác.

— Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực thi hành từ ngày

01 tháng 7 năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác

— Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực thi hành

từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác

— Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và nay thay bằng Nghị định

59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

— Nghị định 112/2009/ NĐ-CP ngày 14/12/2009 và nay thay bằng Nghị định

32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về quan lý chi phí đầu tư xây dựng.

— Các định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định cụ thể của Bộ, Ngành đối với

các lĩnh vực của dự án.

— Quy hoạch phát triển ngành nghề, định hướng của chính phủ đối với lĩnh vực

kinh doanh của dự án.

— Các số liệu thống kê liên quan đến dự án: Các nhà cung cấp các sản phẩm

cùng loại, cung câu thị trình, kim ngạch xuât khâu, nguyên liệu đâu vào

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 19 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 26

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

|S PES EAS SE SE IES SSE EST SESE CT SETS

Fa — _—*

1.2.2.3 Căn cứ các văn bản, quy định, quy trình va hướng dẫn nội bộ của ngân

hàng.

Ngân hàng cũng ban hành các quy định cấp tín dụng đối với các dự án cho

doanh nghiệp sô 8666 2015/CT-PVB ban hành ngày 13/08/2015 về quy trình, thủ

tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp

Đây là căn cứ quan trọng hàng đầu được ngân hàng dựa vào để đưa ra quy

trình cho vay và quy trình thẩm định dự án vay vốn, cũng như thấm định tinh hợp

pháp của khách hàng, dự án vay vốn

1.2.4 Quy trình thẩm định dự án đầu tư

Quy trình thâm định dự án đầu tư tại sơ đồ 2:

(1): Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hang lập báo cáo dé xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng quan hệ khách hàng kiểm tra lại, ghi ý kiến và ký kiểm soát Sau khi xem xét phê duyệt đồng ý sẽ chuyển sang cho trưởng phòng thâm định dé tiếp nhận hồ sơ.:

(2): Trưởng phòng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại nội dung củabáo cáo thâm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát Có 2 trường hợp xảy ra

(2.1): Nếu chưa đủ điều kiện thẩm định, thì bộ hồ sơ đó sẽ được gửi quay về phòng tin dung dé tiếp tục bổ sung những giấy tờ cần thiết.

(2.2): Nếu đảm bảo yêu cau thì sẽ được chuyền tiếp sang bước (3)(3): Trưởng phòng thâm định sẽ giao bộ hồ sơ đó cho cán bộ thâm định

(4): Sau khi nhận được hồ so, cán bộ thâm định sẽ tiến hành thâm định theo

các bước và nội dung như quy định Sẽ có 2 trường hợp xảy ra

(4.1): Nếu trong hồ sơ thẩm định có những tài liệu hay phan nào chưa rõ cầnphải bé sung, giải trình Thì những yêu cầu đó được gửi cho phòng tín dung, sau khinhững yêu cầu được đáp ứng, hồ sơ sẽ được gửi lại cho cán bộ thâm định để tiến

hành thấm định như bình thường

(4.2): Sau khi thâm định xong thì cán bộ thâm định sẽ lập báo cáo thâm định

và trình lên trưởng phòng thâm định

(5): Trưởng phòng thâm định sẽ tiến hà,hnh kiểm tra kiểm soát báo cáo thâm

định.

(5.1): Nếu kết quả thẩm định chưa đạt yêu cau, thì trưởng phòng thâm định sẽyêu cầu cán bộ thâm định tiến hành thâm định lại

(5.2): Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu sẽ được chuyền sang bước tiếp theo

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 20 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 27

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

Sa ae aR SE IS ST SES SE BRT ETRE ES 34 AS SAPS SERS 228.

(6): Tiếp nhận hồ sơ kết quả tham định.

(6.1): Hồ sơ sẽ được cán bộ thâm định lưu lại

(6.2): Đồng thời hồ sơ và kết quả thẩm định cũng được chuyển trả lại cho

phòng tín dụng Từ đó phòng tín dụng sẽ có những quyết định theo đúng chức năng

Trang 28

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

PS SR ASS SST LTRS ADRS SS ke SS SEEDS AE SIO

Fa —

1.2.4 Cac phwong phap thẩm định dự án dau tư

Hiện nay, chi nhánh PVcombank sử dụng kết hợp cả 5 phương pháp thẩm

định chính

- Phuong pháp so sánh các chỉ tiêu.

- Phuong pháp thâm định theo trình tự

- Phuong pháp phân tích độ nhạy.

- Phuong pháp dự báo.

- Phuong pháp triệt tiêu rủi ro.

Đối với những dự án phức tạp có quy mô lớn, những dự án xây dựng nhà máy

sản xuất điện, xi mang, xây dựng trung tâm thương mại mà chi nhánh đã tiến hành thẩm định thì đều sử dụng kết hợp cả 5 phương pháp trên Riêng đối với những dự

án nhỏ hơn, tính chất đơn giản hơn như các dự án thâm định cho vay vốn mua xe

taxi, mở rộng quy mô sản xuất thì phương pháp phân tích độ nhạy hay triệt tiêu

rủi ro ít được sử dụng Trong số các phương pháp đã nêu thì phương pháp thâm định theo trình tự thường được sử dụng phổ biến với tất cả các dự án Sau đây là nội

dung cụ thể của từng phương pháp

1.2.4.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu

Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, các

chỉ tiêu tài chính chủ yếu của dự án được so sánh với các dự án đã và đang xây

dựng hoặc đang hoạt động Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ

tiêu sau:

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, điều kiện tài chính mà dự án có thé

chấp nhận được Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến

lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự

án mà thị trường đòi hỏi, và theo quy định của pháp luật.

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng nguyên liệu, nhân công, tiền

lương, chỉ phí quản lý của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành

- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của

Nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại

Ngoài ra trong quá trình thâm định tổng vốn đầu tư, dựa trên cơ sở những dự

án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thâm định dự án sau

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 22 Lớp: Kinh tế đầu tr 54A

Trang 29

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

|B SSSR NR RE a SS TE

a 1H0990Z03050005522964723.200126330.0055552056:328854025079000:573522:1B9ƠG.2DDSĐ22EEEEEZUIS2-.2053G01292G00G222000/2572200S8U992NL2RS/ZESG200NEDNE-EEEDEDESISGĐSG0SSES2L252522GGSSG7-2NGGG2E.SESGGGGIĐS)S0/7VG2ZG.

đầu tư Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi so sanh, đối chiếu nếu thấy có sự khác

biệt lớn ở bat kỳ một nội dung, hạng mục nào thì xem xét, phân tích nguyên nhân vàđưa ra nhận xét Sau đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý nhưng vẫn bảo đảm đượcmục tiêu dự kiến ban đầu

Dân chứng

Khi đánh giá tong mức dau tư của dự án xây dựng công trình 423 Minh Khaicủa công ty VINACONEX, địa điểm xây dựng: 423 Minh khai, Hai Bà Trưng, Hà

Nội.

Dựa trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hang đúc rut

ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư Cán bộ quan hệ khách hàng sau khi sosánh, đối chiếu thấy có sự khác biệt lớn ở hạng mục máy móc bê tông Đây là hạngmục chiếm tới 75% so với tong mức dau tư Trong khi đó với các dự án đã di vàohoạt động thì tỷ lệ này là 50% Cán bộ thẩm định di sâu phân tích nguyên nhân và

đưa ra nhận xét: Day là một dự án có sản lượng lớn, với 3 trạm trộng 13 0m”/h lớn

hơn gấp 5 lần trạm trộn khác nên hạng mục máy móc trạm trộn bê tông chiếm đến 75% so với tổng mức dau tư là hop ly, van dam bao dat duoc muc tiéu du kién banđâu của dự án dé làm co sở xác định mức tai trợ tối da mà ngân hang nên tham gia

dụ án.

1.2.4.2 Phương pháp thầm định theo trình tự

Day là phương pháp tiến hành một cách trình tự, chi tiết, lấy trình tự trước làm

tiền dé cho trình tự sau Phương pháp này được thé hiện như sau:

- Tham định tống quát

Khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn thì cán bộ thâm định phải tiến hành kiểm tra

một cách khái quát các nội dung cơ bản của hồ sơ dự án như: mục tiêu đầu tư, sựcần thiết phải đầu tư Qua đó cho phép chúng ta hình dung khái quát về dự án, về

vai trò, về tầm quan trọng của dự án Nếu dự án tuân thủ đầy đủ các quy định cầnthiết thì sẽ tiếp tục thâm định chỉ tiết dự án và ngược lại thì dy án có thé sẽ bi bác

bỏ.

- Tham định chỉ tiết

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thâm định dự án, đó là việc xem

xét dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung liên quan

đến dự án như: Tham định về khía cạnh pháp lý, thị trường, công nghệ, kỹ thuật, tổ

chức quản lý, kinh tê- tài chính, và các khía cạnh xã hội khác Xem xét xem nó có

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 23 Lớp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 30

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

phù hợp với mục tiêu phát triển kinh té- xã hội của đất nước, của ngành và của địa

phương trong mỗi thời kỳ hay không? Thông qua đó mà đưa ra các ý kiến đóng

góp, đánh giá về từng nội dung dự án, phát hiện các sai xót và đưa ra các kết luận.

Dân chứng

Đánh giá dự án xây dựng công trình 423 Minh Khai chủ đâu tư là công ty

VINACONEX, địa điểm xây dựng: 423 Minh Khai, Hai bà Trưng, Hà Nội về khía

cạnh kỹ thuật.

Cán bộ thẩm định đánh giá chung về mục tiêu, quy mô dự án, sản phẩm của

du án có đáp ứng được yêu cau về chất lượng của người tiêu dùng hay không, cóthể cạnh tranh được với bê tông truyền thống đang được sử dụng phổ biến hay

không?

Khi thấy rằng: Mục tiêu của dự án “Đáp ứng nhu cau về bê tông thương phẩm

với chất lượng cao đang ngày càng gia tăng của các gia đình và các doanh nghiệpxây dựng ” Là phù hợp với xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng chất lượng cao của thị trường, có khả năng cạnh tranh với bên tông truyền thống về chất lượng và giá

cả, thì cán bộ thẩm định tiếp tục xem xét chỉ tiết về: dây chuyền công nghệ sản xuất,

kỹ thuật, công suất, nguyên vật liệu đâu vào dự án Còn nếu như mục tiêu không

hop lý, sản phẩm không thé cạnh tranh, quy mô không hợp lý, cán bộ QHKH sẽ loại

dự án đó, dé tiết kiệm thời gian, chi phí tiến hành thẩm định

1.2.4.3 Phương pháp phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản.

Phương pháp này thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tàichính của dự án Cơ sở của phương pháp này là dự kiến một số tình huống bất trắc

có thể xảy ra trong tương lai đối với dự án, như vượt chỉ phí đầu tư, không đạt công

suất thiết kế, giá các chi phi đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi

về chính sách thuế theo hướng bắt lợi, thay đổi tỷ suất chiết khấu xem xét tác

động của những yếu tố đó đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoà vốn của dự án

Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bat trắc tuỳ điều kiện cụ thể và nên

chọn các yếu tố tiêu biểu dé xảy ra gây tác động xấu đến hiệu qua của dự 4 bn đểxem xét Nếu dự án vẫn tỏ ra có hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bat trắc

thì đó là những dự án có độ an toàn cao Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem

xét lại để đề xuất kiến nghị các biện pháp hữu hiệu khắc phục hay hạn chế.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 24 Lóp: Kinh tế đầu tw 54A

Trang 31

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

eS a eT SS ST 9 SS TUE TBST ASSETS SR SL TEESE] SSS

Ngoài việc su dụng Excel để phân tích độ nhạy của dự án, cán bộ thâm định tại ngân hàng còn sử dụng phần mềm mô phỏng CRYTALL BALL dé phân tích

kịch bản có thé xảy ra theo mô hình xác suất.

Dan chứng.

Khi tiến hành đánh giá hiệu quả tài chính của dự án xây dựng công trình 423

Minh Khai, chủ đầu tư là công ty VINACONEX địa điểm xây dựng: 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp phân tích độ

nhạy với sự biến động chủ yếu của doanh thu và chỉ phí hoạt động dé có thể xem xét

yêu tô quan trọng đôi với tính hiệu quả của dự án.

Bảng1.5 Phân tích độ nhạy của IRR trong sự thay đổi của doanh thu và chi

Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo trong tương lai, điều tra

thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất

lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu qua, tính

khả thi của dự án.

Các phương pháp dự báo chủ yếu được cán bộ thâm định tai PVcombank chi

nhánh Đông Đô sử dụng là:

- Phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 25 Lóp: Kinh tế đầu tu 54A

Trang 32

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

- Phương pháp ngoại suy thống kê

- Phương pháp mô hình hồi quy tương quan

Dân chứng:

Khi tiễn hành thẩm định khía cạnh thị trường của dự án xây dựng công trình

423 Minh Khai, chủ ddu tư là công ty VINACONEX địa điểm xây dựng: 423 Minh

Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Dự án khi đi vào hoạt động, với giá bán các căn hộ

bình quân là 31.000.000 đồng/m” Đây là mức giá hợp lý vì “tổ hợp công trình nhà

ở, dich vụ công cộng và văn phòng làm việc ” của dự án có những wu thế nhất định

về vị trí địa ly, chat lượng nha ở, văn phòng và các dịch vu tiện ích hiện đại sau khi

hoàn thành

1.2.4.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Do đặc điểm của đầu tư và dự án đầu tư là tập hợp các yếu tố được dự kiếntrong tương lai, có thời gian thực hiện dự án và khai thác dự án thường rất dài nênkhi thực hiện dự án không tránh khỏi những rủi ro ngoài ý muốn Vì vậy mà để đảm bảo cho dự án đạt hiệu quả cao thì người ta thường dự báo trước các rủi ro có thểxây ra, thông qua đó mà có các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhằm hạn chế rủi

ro đến mức thấp nhất Thường thì với phương pháp này người ta thường phân loại

rủi ro làm hai loại là: Rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án và rủi ro khi dự án đi

vào hoạt động.

Sau khi đã xác định được rủi ro có thể xảy ra đối với dự án Cán bộ quan hệ

khách hàng đề ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro, đối với từng dự án sử dụng linh

hoạt các biện pháp khác như: trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm rủi ro tín dụng,

phân tán rủi ro.

Dẫn chứng:

Khi tiến hành thâm định dự án xây dựng công trình 423 Minh Khai, chủ dau

tư là công ty VINACONEX địa điểm xây dựng: 423 Minh Khai, Hai Bà Trưng, HàNội Cán bộ thẩm định đã đánh giá một số rủi ro chủ yếu trong hoạt động của

doanh nghiệp và việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp như sau:

- Rui ro cơ chế chính sách: Rui ro này theo đánh giá là thấp bởi hiện tại và

tương lai, chủ trương chính sách của thành phố là chú trong phát triển cơ sở hạ

tang nâng tam đô thị

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 26 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 33

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

- Rui ro thị trường cạnh tranh: Nền kinh tế thị trường cùng với xu hướng hội

nhập quốc tế đặt ra cho công ty VINACONEX rất nhiều cơ hội thách thức, sức ép

cạnh tranh từ thị trường dé năng lên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Rui ro về kỹ thuật và vận hành: Dây chuyên máy móc thiết bị dự án được đầu

tu dong bộ, công nghệ hiện đại, sau khi xây dung sé được sự hỗ trợ về kỹ thuật vận

hành trong thời gian dau tư nhà cung cấp máy móc Tuy nhiên kỹ thuật vận hành

thuộc loại trung bình nên một số công nhân với trình độ thấp có thể không vận hành được hệ thống, vì thé rủi ro trong vận hành theo đánh giá ở mức trung bình.

e Các biện pháp phòng ngừa:

- _ Biện pháp phòng ngừa của khách hang: Mua bao hiểm trong quá trình xây

dựng nhà máy, mua bảo hiểm đối với tài sản.

- - Biện pháp phòng ngừa của ngân hàng: Thực hiện biện pháp dam bảo tiền

vay bằng tài sản, lập dự phòng rủi ro

1.2.5 Nội dung thâm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cỗ phan Dai

Chúng Việt Nam Chỉ nhánh Đông Đô.

1.2.5.1 Tham định hồ sơ vay vốn

a Hồ sơ đề nghị vay vốn

Đây là tài liệu khách hàng phải có để ngân hàng biết được yêu cầu vay vốncủa khách hàng Từ đó, ngân hàng sẽ có cơ sở dé tiến hành xem xét các tài liệu khác

và là căn cứ để sau này khi kết thúc quá trình thẩm định, ngân hàng xem xét để cho

khách hàng vay vốn theo nhu cau

Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (theo mẫu của từng ngân hàng)

Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồngcho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh của người vay và người cùng trả nợ

Lưu ý khi vay vốn:

Các khoản vay vốn cá nhân thường là khoản vốn vay ngân hàng trung và dàihạn Do đó lãi suất vay điều chỉnh theo biên độ và thời gian điều chỉnh Lãi suất vay

vốn ngân hàng hầu hết đều thương lượng được với ngân hàng Các ngân hàng đều

có biên độ lãi suất và quyền được quyết tăng giảm lãi suất tuỳ theo cấp của đơn vịcho vay Chú ý biên độ biến động của lãi suất trong mỗi lần điều chỉnh

Trang 34

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

Nguyên tắc hoạt động của chi nhánh là không phan biệt đối xử với bất cứ một

loại hình doanh nghiệp nào, cho dù đó là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp

tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài Riêng ở phần này lại có sự phân định rõ ràng là

bởi vì mỗi một loại hình doanh nghiệp lại có quy định khác nhau về cách thành lập.

hồ sơ pháp lý Đặc biệt lại có sự phân định khách hàng hoạt động theo luật doanh

nghiệp nhà nước, khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp Chúng ta đã biết

đến năm 2010, một bộ Luật Doanh nghiệp đã được thống nhất chung, nhưng có rất

nhiều doanh nghiệp đã được thành lập vào thời điểm trước năm 2010, do đó những

hồ sơ pháp lý của họ là khác nhau Bởi vậy, mới có sự phân định rõ ràng như vậy

4 Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước

Hồ sơ bao gồm:

Quyết định thành lập doanh nghiệp; điều lệ doanh nghiệp Quyết định bổ

nhiệm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, kế toán trưởng; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghé với những ngành nghề cần

giấy phép; Văn bản ủy quyền hoặc xác định về thâm quyền trong quan hệ vay von.

4 Doi với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp; giấy đăng ký kinh doanh; Giấy phép hành nghề đối với doanh nghiệp cần giấy phép hành nghé;

Giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên; Biên bản bầu thành viênHĐQT, chủ tịch; Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc HĐQT về việc bổ

nhiệm Giám đốc (Tổng giám đốc) và kế toán trưởng; Quyết định của Hội đồngthành viên hoăc HĐQT về việc ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn

ngân hàng.

3 Déi với pháp nhân hoạt động theo luật dau tư nước ngoài

Hồ sơ bao gồm:

Giấy phép đầu tư; Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh);

Điều lệ doanh nghiệp; Các văn bản bổ nhiệm hoặc bau HĐQT, chủ tịch, Tổng Giámđốc hoặc giám đốc, Kế toán trưởng; Văn bản ủy quyền hoặc xác định về thẩmquyền trong quan hệ vay vốn

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 28 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 35

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

%& Đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

Hồ sơ bao gồm:

Sổ hộ khẩu, chứng minh thư Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề cần

giấy phép Giấy tờ xác nhận được giao, thuê sử dụng đất, mặt nước Giấy phép đánh

bắt thủy sản, hải sản, đăng kiểm tàu thuyền Các giấy tờ cần thiết khác theo quy

định của pháp luật.

- Các tài liệu chứng minh tình hình sản xuất, kinh doanh, dich vụ, khả

năng tài chính của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có)

%& Di với pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp và luật dau tư

Hồ sơ bao gồm:

Các báo cáo tài chính tối thiểu 02 năm gần nhất và quý gần nhất bao gồm:

bảng cân đối; báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thuyết minh báo cáo

tài chính, lưu chuyền tiền tệ (nếu có)

Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 02 năm, yêu cầu gửi báo cáo tàichính đến thời điểm gần nhất

4 Dói với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác

Các tài liệu phải nộp gồm:

Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay

nợ ở các tô chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả

ng, và các tài liệu khác.

c Hồ sơ dự án vay vốn

4 Đối với dự án vay vốn, khách hàng phải gửi đến ngân hàng những tài liệu

Sau.

—Bao cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), Báo cáo nghiên cứu kha thi hoặc

Báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư Quyết định phê duyệt dự án

đầu tư của cấp có thẩm quyền

- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật,tổng dự toán của cấp có thâm quyên

— Các văn bản khác như:

+ Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan chế

độ ưu đãi, hô trợ của các câp, các ngành có liên quan (nêu có).

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 29 Lớp: Kinh tẾ đầu tư 54A

Trang 36

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

Fa

+ Phê chuẩn Báo cáo đánh giá tac động môi trường, phòng cháy chữa cháy

Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự

án.

+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất Các văn bản liên quan

đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng Giấy phép xây dựng (nếu công trình yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng).

+ Tài liệu chứng minh về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia đầu tư dự

án (nếu đã thực hiện đầu tư hoặc dự án có nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư).

+ Các văn bản liên quan đến quá trình dau thầu thực hiện dự án: phê duyệt kế

hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, hợp đồng giao nhận thầu Hợp đồng thi công

xây lắp, cung cấp thiết bị, phê duyệt hợp đồng nhập khẩu thiết bị Các hợp đồng tư

vấn (nếu có) Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có).

1.2.5.2 Tham định khách hang vay vốn

Hoạt động thâm định khách hàng vay vốn tiến hành đối với khách hàng lầnđầu có quan hệ tín dụng với PVcombank Qua nội dung thẩm định này, sẽ có cáinhìn tổng quát về uy tín, kinh nghiệm, năng lực, tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Từ đó, ngân hàng đưa ra quyết định có hợp tác với doanh nghiệp hay

hành vi dân sự của khách hàng hồ sơ khách hàng vay vốn

e_ Đối với khách hàng tư nhân

Yêu cầu về năng lực pháp lý đó là: Đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực dân

sự theo quy định của Bộ luật dan su, có hộ khẩu thường trú.

b Đánh giá lịch sự hoạt động của khách hàng.

Nội dung thâm định này cung cấp nhưng thông tin khái quát về khả năng

hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai Đây là nội dung quan

trong để cho ngân hàng biết liệu doanh nghiệp có thể đứng vững trước những thay

đổi bên ngoài hay không Cán bộ thâm định tiến hành dựa trên các thông tin được

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 30 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 37

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

a A RS NL SEE A PS TS SE SE I SEES

cung cấp trong hồ sơ tín dụng, điều tra trên website công ty, điều tra thực tế và

phỏng vấn các bạn hàng có quan hệ với công ty Phương pháp được sử dụng dé

đánh giá nội dung này là phương pháp đối chiếu.

Cán bộ thâm định tiến hành các nội dung sau:

— Lịch sử của khách hàng.

— Những thay đổi về vốn góp thay đổi về cơ cấu quản lý, thay đổi về loại

hình kinh doanh, công nghệ sản xuất, thay đổi về sản phẩm, dịch vụ của

doanh nghiệp từ khi hoạt động đến nay.

— Lịch sử về quá trình hợp tác, liên kết các bạn hàng uy tín của doanh

nghiệp với các bạn hàng như thế nào?

— Loại hình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp hiện nay là gì?

c Đánh giá năng lực tô chức và quản lý điều hành của ban lãnh đạo doanh

nghiệp.

Cán bộ thâm định tiến hành thâm định dựa trên các thông tin từ hồ sơ tín

dụng, điều tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh, phỏng vấn khách hàng vay vốn, phương pháp được sử dụng dé thâm đinh nội dung này là phương pháp so sánh đối

chiếu

Cán bộ thâm định thực hiện các nội dung sau:

— Danh sách ban lãnh đạo của khách hàng kèm theo: chức vụ, thời gian, đảm

nhiệm, trình độ học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực lãnh đạo,

đạo đức.

— Uy tín của ban lãnh doa trong công ty và với các bạn hang, doanh nghiệp

có quan hệ với công ty.

— Ban lãnh đạo có đoàn kết không? Có hay bất đồng quan điểm không?

— Aico tiéng noi, ra quyét dinh thuc su?

— Những thay đổi trong ban lãnh đạo

d Đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách

hàng.

Đây là nội dung đánh giá khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh, giúpngân hàng có cái nhìn khái quát nhất về hoạt động của khách hàng hiện tại thôngqua các thông tin thu thập được từ hồ sơ tín dung, điều tra tại nơi sản xuất kinh

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 31 Lóp: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 38

Chuyên đề thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

a a SS SS SS SSS A ARC SS SSE STREETS SSSI)

doanh, phỏng van ban hàng của doanh nghiệp, va các thông tin từ sở kế hoạch và

đầu tư Phương pháp được sử dụng trong nội dung thâm định này là phương pháp

thẩm định theo trình tự và phương pháp so sánh đối chiếu.

Cán bộ thẩm định đánh giá lần lượt theo 2 phần:

Thông tin chung:

— Ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và ngành nghề kinh doanh chủ yếu.

— Các sản phẩm, dich vụ chủ yếu của khách hàng.

— Danh tiếng của khách hàng và vị thế của sản pham, dich vụ trên thị

trường.

— Chiến lược sản xuất kinh doanh

— Chính sách của doanh nghiệp đối với khách hàng

— Các đối tác, khách hàng có quan hệ giao dịch mang ảnh hưởng lớn với

doanh nghiệp.

Tình hình sản xuất kinh doanh

— Đánh giá năng lực sản xuất

— Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào

— Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

— Sản lượng và doanh thu.

— Tinh hình xuất, nhập khẩu

e Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng

Dựa vào các nội dung đã được thâm định ở các phần trên, kết hợp với các

thông tin về thị trường, kinh tế - Xã hội, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá về

hoạt động và triển vọng của khách hàng bằng phương pháp dự báo

Các nội dung đánh giá:

— Thị trường: Thị phần của doanh nghiệp Hình ảnh, uy tín của doanh

nghiệp đối với bên mua sản phẩm, dịch vụ

— Sản phẩm, dịch vu: Thương hiệu và đặc tính sản phẩm dịch vụ Quy trình,

công nghệ sản xuất Giá thành, giá bán, khả năng cạnh tranh với các sảnphẩm đã có mặt trên thị trường Quảng cáo, khuyến mãi của doanh nghiệp

— Kênh phân phối: Kênh phân phối của doanh nghiệp sử dụng, phương thức

giap dịch với khách hàng.

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 32 Lép: Kinh tế dau tư 54A

Trang 39

Chuyên dé thực tập

f Phan tích tình hình quan hệ với ngân hàng.

GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

eee rere

Cán bộ thâm định tiến hành phân tích quan hệ của khách hàng vớiPVcombank và các tổ chức tín dụng khác, căn cứ vào các thông tin có trong hồ sơ

tín dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu.

Cán bộ thâm định tiến hành theo các nội dung chính sau:

Đánh giá quan hệ của khách hàng với PVcombank

— Đánh giá, xem xét quá trình giao dịch của doanh nghiệp với ngân hàng

trong các loại sản phâm ở kỳ gân nhât vê: Mức độ sử dụng hạn mức tín

dụng, số dư hiện tại theo mẫu:

Nguồn: www.pvcombank.com, tinh dén 3/2016

—Danh giá lợi ich PVcombank nhận được trong mối quan hệ với khách hàng.

Căn cứ vào các thông tin trong bảng trên, cán bộ thâm định tiến hành tính

toán lợi nhuận mà PVcombank nhận được trong môi quan hệ giao dịch với

khách hàng kỳ vừa qua.

— Đua ra nhận xét vê tiêm năng, cơ hội của môi quan hệ giữa PVcombank và

khách hàng trong thời gian tới.

g Chấm điểm tin dụng khách hang và đưa ra kết luận

Căn cứ vào các nội dung đã thẩm định ở trên, cán bộ thẩm định tiến hành

chấm điểm tín dụng khách hàng dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dé áp

dụng chính sách khách hàng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm 54 chỉ

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 33 Lop: Kinh tế đầu tư 54A

Trang 40

Chuyên dé thực tập GVHD: TS Phan Thị Thu Hiền

a RN PT PS SR SE THaGHNNX ©1272-1527 EE SET EE ESI

tiêu (14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính) và được sắp xếp vào các hang

AAA (rat tốt), AA, A, BBB (trung bình), BB, B, CCC (yếu), CC, C, D (kém).

1.2.5.3 Tham định dự án đầu tư

Việc thâm định dự án đầu tư sẽ tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu

quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt

xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tùy theo đặc điểm và yêu

cầu của từng dự án Các nội dung chính khi thâm định dự án cần phải tiến hành

phân tích:

% Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án

- Mục tiêu đầu tư của dự án; Sự cần thiết đầu tư của dự án.

- Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ cơ cầu sản phâm và

dịch vụ đầu ra của dự án, phương pháp tiêu thụ sản phẩm.

- Quy mô vốn đầu tư: tống vốn dau tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chíkhác nhau (xây lắp, thiết bị chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự

phòng phí, vốn cố định và vốn lưu động); vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn

liên doanh liên kết Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

4 Phân tích về thị trường và kha năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra

của dự án

a Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án

- Định dạng sản phẩm của dự án, tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm,

dịch vụ thay thế đến thời điểm thâm định

- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sảnphẩm dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thitrường nội địa và kha năng xuất khâu sản phẩm dự án

b Đánh giá về cung sản phẩm

- Xác định năng lực sản xuất, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng baonhiêu phần trăm, phải nhập khâu bao nhiêu

- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối

tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án

- Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham

gia vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới (AFTA, WTO, APEC,

Hiệp định thương mại Việt- Mỹ ) đến thị trường sản phẩm của dự án.

c Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

SV: Nguyễn Cảnh Giáp 34 Lop: Kinh tế đầu tw 54A

Ngày đăng: 27/01/2025, 01:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN