PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 4.1 Phương pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng nhiều phương pháp, trong đó có những phương pháp chủ yếu sau: 4.1.1 Phương pháp miêu tả Chúng tôi dùn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO oN Ế' ÂN“ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH “Spal 77)
KHOA NGU VAN
Trang 2-SVTH : NGUYÊN THỊ MINH THÚY GVHD : TS, BÙI MANH HÙNG
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
2.1 Các tiểu loại đối lập theo tiêu chí : thay đổi ý nghĩa từ vựng
có tính chất không đồng loạt và thay đổi ý nghĩa từ vựng theo qui tắc có tính chất đồng loạt
2.2 Các tiểu loại đối lập theo tiêu chí : có khả năng thêm bj /
% được và không có khả năng thêm bj/ được
KHOA NGỮ VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003
Trang 3Chương 3: Một số đặc trưng cơ bản của cú pháp tiếng Việt có
liên quan đến lớp vị từ có hai cách dùng nội động và
Trang 4:NGƯ : + TS, BÙI
DẪN NHẬP
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Vi từ là một thuật ngữ ngôn ngữ học dùng làm tên gọi chung
cho hai từ loại động từ và tính từ trong tiếng Việt Có nhiều cách phân loại vị từ Dựa vào bổ ngữ trực tiếp - có hay không có bổ ngữ
trực tiếp — người ta chia vị từ ra làm hai loại : vị từ nội động và vị từ
ngoại động Tuy nhiên, có những vị từ trong trường hợp này được
dùng như nội động, nhưng trong trường hợp khác nó được xem như vị
từ ngoại động Chúng tôi xếp những vị từ này vào lớp vị từ có cả hai cách dùng nội đông và ngoại động Trong luận văn này chúng tôi thử
tìm hiểu vé lớp vị từ thứ ba này vé đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp
cũng như sự vận dụng trong giao tiếp.
2, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Động từ và tính từ trong tiếng Việt được nhiều nhà ngôn ngữ họcnghiên cứu từ rất lâu, được trở đi, trở lại nhiều lần trong những công
trình nghiên cứu của nhiều tác giả nổi tiếng như : Lê Văn Lí, Trần
Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Kim Than, Lê Biên, Diệp Quang
Ban, Cao Xuân Hao Tuy nhiên, lớp vị từ có hai cách dùng nội
động và ngoại động chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm một
cách đầy đủ Một số bài viết chỉ giới thiệu hay dé cập qua một chút
về vị từ nội động và vị từ ngoại động với những tên gọi khác nhau
KHOA NGU VAN, DHSP TP HCM, 1999-2003 3
Trang 5: YEN THI MIN i q ‘
như : động từ viên ý, động từ khuyết ý, động từ độc lập, động từ
không độc lập, hoặc động từ có túc từ và động từ không có túc từ.
Nhìn chung, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lớp
vị từ này một cách sâu sắc và có hệ thống Với mong muốn tìm hiểu
một cách khoa học và đẩy đủ về vấn để này, chúng tôi chọn để tài :
lớp vị từ có hai cách dùng nội động và ngoại động trong tiếng
Việt.
Luận văn này sẽ có những đóng góp về cả hai mặt : mặt lí thuyết và mặt thực tiễn.
_ Về mặt lí thuyết : góp phần làm sáng tỏ vấn để phạm trù nộiđộng, ngoại động trong tiếng Việt Qua đó xác định rõ hơn một số
đặc trưng cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt.
_ Về mặt thực tiễn : giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn cách sửdụng vị từ tiếng Việt, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc dạy
và học tiếng Việt cũng như công tác dịch thuật có liên quan đến tiếng Việt.
3 LICH SỬ VẤN DE
Lớp vị từ có cả hai cách dùng nội động và ngoại động đã được
một số nhà ngôn ngữ học trên thế giới để cập đến Chẳng han J.
Lyons , trong phan bàn về tính ngoại động và tính chủ động của
động từ trong tiếng Anh, đã đưa ra những ví dụ cho thấy trong tiếngAnh một số động từ vừa được dùng như nội động vừa được dùng như
ngoại động.
Ví dụ:
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 1
Trang 6(2)John moved the stone (]ohn lăn hòn đá)
Ở (1) move được dùng như nội động, ở (2) move được dùng
như ngoại động.
Như vậy trong tiếng Anh, lớp vị từ có hai cách dùng nội động
và ngoại động cũng đã được quan tâm.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, lớp vị từ này đường như không được
chú ý Trong những công trình vé ngữ pháp tiếng Việt của Trần
Trọng Kim, Lê Văn Lí, Bùi Đức Tịnh, Diệp Quang Ban, Lê Biên,
Nguyễn Kim Thản, Định Văn Đức các tác giả đã có cách miêu tả
và gọi tên khác nhau về lớp vị từ nội động và vị từ ngoại động Nhìn
chung, vấn để về vị từ nội động và vị từ ngoại động chỉ được các tác
giá khảo sát sơ lược.
Trần Trọng Kim (1950) cho rằng động từ trong tiếng Việt có
thể có túc từ hoặc không có túc từ "Tiếng động từ” có thể có nhiều
túc oY ; sự vật túc từ, tự khởi túc từ, tương hỗ túc từ
Ví dụ:
_ Mình khen minh (tự khởi túc từ)
_ Chúng nó đánh nhau {tương hỗ túc từ)
Và ông cho rằng : “tiếng động từ biểu diễn một cai dụng
không can có tiếng túc từ”
Ví dụ:
_N6 nói _ Cành cây gdy.
KHOA NGỮ VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 5
Trang 7SVTH : NGUY i : TS BÙI MANH HUNG
Như vậy, Trần Trọng Kim chi mới bàn vé động từ có túc từ đi
kèm và động từ không có túc từ đi kèm Ông chưa đả động gì tới lớp
vị từ có thể có túc từ hoặc không có túc từ (vị từ có hai cách dùng
(2)Động từ khuyết ý £ _ Anh Giáp trồng rau.
{ _ Tôi lấy quyển sách.
Theo tác giả, động từ viên ý là động từ không cần có bổ ngữ
đi kèm (như ở ví dụ (1)), còn động từ khuyết ý là động từ đòi hỏi có
bổ ngữ đi kèm (như ở ví dụ (2)).
Tác giả cũng viết thêm : “ Một động từ có thể viên ý hoặc
khuyết ý tuỳ từng trường hợp” (1996)
Ví dụ:
_ Tôi ăn cơm (ăn: khuyết ý)
_ Anh ấy ngủ, tôi ăn (ăn: viên ý)
Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng ăn bao giờ cũng là động
từ “khuyết ý ”, chẳng qua đối tượng của ăn là ẩn đi Do đó, ở đây tác
giả không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai loại động từ: động từ
viên ý (hay động từ nội động), và động từ khuyết ý(hay động từ
KHOA NGU VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 6
Trang 8ngoại động) va căn cứ mà tác giả xác định chúng là dựa vào một số cách dùng cụ thể.
Lê Biên trong cuốn “TY loại tiếng Việt hiện dai” (1995) có dé
cập đến sự phân chia động từ trong tiếng Việt Ông cho rằng : "Do
chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Âu châu, trong một thời gian dài,
người ta đã chia động từ tiếng Việt thành động từ nội đông
(intransitive) và động từ ngoại động (transitive) Có những từ có tính
chất nội động khá rõ: Em ngủ Nó ngáp Mưa rơi "
Theo tác giả thì ranh giới giữa động từ nôi động và động từ
ngoại động ở tiếng Việt là không rõ ràng
(1) |- Nó hoc.(học: nội động) (a)
_ Nó học toán (học: ngoại động) (b)
(2) | Cô ta khóc (khóc: nội động) (a)
_ Cô khác bạn (khóc: ngoại động) (b)
(3) _ Cười người hôm trước hôm sau người cười.
Ở (1) theo tác giả học có hai cách dùng nội động và ngoại
động Ở đây, tác giả lại chỉ căn cứ vào hình thức kết hợp trong một
số cách dùng cụ thể (có hay không có bổ ngữ trực tiếp đi kèm) để
xác định ngoại động hay nội động Ở ví dụ (3) ta có thể dễ dàng
nhận thấy “cười ” bao giơ cũng là vị từ ngoại động
KHOA NGU VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 7
Trang 9:N Hi MINH THUY V
Ở (2), tác gid có lầm lẫn Khóc ở (a) có sự khác biệt với khóc
ở (b) Đối với từ “khóc”, từ điển tiếng Việt có định nghĩa như sau:
Khóc 1, Chay nước mắt do đau đớn, khó chịu hay xúc động
mạnh (Bé khóc đòi mẹ Tức đến phát khóc Nó khóc thẳm.)
2 Té lòng thương tiếc với người đã khuất (Bài thơ
khóc bạn )
Ở ví dụ (3), từ cười cũng có sự chuyển nghĩa như khóc và trong
trường hợp này ta thấy cười được đùng như động từ nội động
Do vậy, khóc và cười không phải là một động từ nguyên nghĩa
với hai cách dùng nội động và ngoại động.
Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (tập II,
2000 ) có bàn về hai loại động từ : động từ độc lập và động từ không độc lập Theo tác giả, động từ độc lập là động từ không có bổ ngữ đi
kèm, còn động từ không độc lập là đông từ bắt buộc phải có bổ ngữ
đi kèm Tuy nhiên, vẫn không thấy ông để cập đến lớp động từ vừa
có thể dùng độc lập, vừa có thể dùng không độc lập.
Nguyễn Kim Than, trong cuốn “Động từ trong tiếng Việt” có
miêu tả về tính ngoại động và tính nội động của động từ Ông căn
cứ vào tính chất chỉ phối của động từ để chia động từ làm hai loại :
động từ nội động và động từ ngoại động Tuy nhiên, tác giả cũng
không bằng lòng với cách phân loại này bởi vì trong nội bộ của hai
loại ấy không toàn đồng nhất vé mặt đặc điểm cú pháp, hơn nữa cách phân loại này gặp khó khăn do ranh giới giữa hai loại này
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 K
Trang 10SVTH : NGUYEN THỊ MINH THUY GVHD : TS BÙI MANH HUNG
không hoàn toàn đứt khoát, Chúng ta có thể tìm thấy một loạt động
từ nội động đồng thời là ngoại động.
Ví dụ: cười, nói, kêu, khóc, thở, chạy, tiến, lùi, hàng,
nghi, đổ, dừng, cáu, tức, giận
Ông cho ví dụ:
_ Chị Dậu ấm tức khóc, nhưng không khóc được (1)
_ Tro trợ trước cái chết của người thân, y đã khóc cái
chết của tâm hồn mình (2)
Ở đây Nguyễn Kim Than không có sự phân biệt “khóc”, và
“khóc một cái gì đó ”
Tác giả cũng đưa ra một loạt ví dụ về nhiều động từ ngoại
động lại được dùng như nội động.
Ví dụ I:
— Nó cẩm gậy đuổi cho! (a)
_ Mội thằng chạy Mấy trăm người đuối (b)
Ví dụ 2:
_ Y biết được tên Tu (a)
_ Học là để biết Nhưng biết làm quái
gi?
Trong hai ví dụ trên ông cho rằng dudi (a) va biét (a) là
những động từ ngoại động, còn dudi (b) và biét (b) là những động từ
nội động Nhưng thực ra, “đuổi” và “biết” ở cả hai ví dụ trên đều
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 9
Trang 11SVTH : NGUYEN THI MINH THUY GVHD: TS BÙI MANH HUNG
thuộc động từ ngoai động Người Việt doc câu “Một người chạy,
mấy trăm người đuổi” sẽ biết ngay được là mấy trăm người đuổi ấy
là đuổi ai Bổ ngữ trực tiếp ở đây được hiểu ngầm, hay nó được ẩn
đi, Chẳng hạn như câu: “Hoc là để “biết”, ta cũng hiểu ở đây biết là
biết cái gì Bổ ngữ của động từ ở đây cũng bị ẩn đi.
Tác giả cũng đưa ra những ví dụ về một loạt động từ rất khó
phân biệt nội động hay ngoại động.
Ví dụ:
_ Hai môi mim chặt (1)
_ Hắnmin chặt môi (2)
Có thể thấy rõ mim ở (1) được ding như nội động và mim ở (
2) được dùng như ngoại động Không chỉ trong tiếng Việt, mà trong
tiếng Anh, như J Lyons đã xác định, cũng có những vị từ kiểu này
Như vậy, Nguyễn KimThản đã có những lí giải chưa thoả đáng
khi xác định ranh giới giữa động từ nội động và động từ ngoại động.Ông chưa làm rõ hay chỉ ra được lớp vị từ có hai cách dùng nội động
và ngoại động.
Dinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt từ loại”
(2001) có phân chia động từ tiếng Việt làm hai loại nội động và
Trang 12Tác giả cdf cho rằng, đối với những ngôn ngữ đơn lập, trong
đó có tiếng Việt, tình hình không thuận lợi cho việc ứng dụng nội
động hay nội động với nội dung được hiểu theo các ngôn ngữ Ấn
-Âu Ranh giới giữa nội động và ngoại động là không rõ ràng, có liên
quan đến khái niệm trạng ngữ và bổ ngữ.
Ví dụ:
_ Chat cây _ Ngdi xe dap
_ Viết thư _ Nett giường
_ Lam ruộng _ Chơi nhạc
—Dén ban _ Bơi thuyền
Hay
_ Tài đã đọc sách này (1)
_ Sách này tôi đã doc (2)
Ở ví dụ (2), bổ ngữ được đảo lên đầu câu.
Như vậy, Dinh Văn Đức chỉ ra việc xác định động từ có hai
cách dùng nội động và ngoại động có liên quan đến bổ ngữ trực tiếp
và trạng ngữ Song, ông không nói thêm hay miêu tả nó một cách tỉ
mỉ, ông chỉ dừng lại ở những phát hiện có tính chất hình thức
Có thể nói, những nghiên cứu trên của các tác giả đi trước là
nguồn tư liệu vô cùng quan trọng giúp người viết nghiên cứu chỉ tiết
hơn về lớp vị từ có hai cách dùng nội động và ngoại động trongtiếng Việt
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 Lt
Trang 13GVHD : TS, BÙI MANH HÙNG
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng nhiều phương pháp, trong đó có
những phương pháp chủ yếu sau:
4.1.1 Phương pháp miêu tả
Chúng tôi dùng phương pháp này để khảo sát , miêu tả đặc điểm ngữ pháp , ngữ nghĩa và cách sử dụng của lớp vị từ có hai
cách dùng nội động và ngoại động, từ đó phát hiện những tiêu chí
cơ bản nhằm phân loại chúng.
4.1.2 Phương pháp thống kê
Chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích đặc điểm
của lớp vị từ có hai cách đùng nôi động và ngoại động xét từ bình
điện định lượng ( đơn vị tính % ).
4.2 Nguồn ngữ liệu
Các cứ liệu ngôn ngữ sử dụng trong luận văn này được thu thập từ :
4.2.1 Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê).
4.2.2 Lời nói hàng ngày mà người viết quan sát được.
4.2.3 Các loại văn bản viết, đặc biệt là tác phẩm văn
chương.
5, CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Din nhập và Kết luận, luận văn gồm ba chương
chính :
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 12
Trang 14VTH : NGUYEN THỊ MIN í là 1 UN
Chương 1: Những khái niệm cơ bản có liên quan đến để tài
Ở chương này, chúng tôi trình bày những khái niệm cơ
bản có liên quan đến để tài , bao gồm những khái niệm về vị từ ,
tham tố - diễn tố - chu tố , bổ ngữ và các loại bổ ngữ , vấn dé phân
loại vị từ trong tiếng Việt Những khái niệm cơ bản này có vai tròquan trọng đối với cả luận văn, giúp ta có thể nhận diện và phân
tích những đặc điểm về ngữ nghĩa , ngữ pháp và cách vận dụng lớp
vị từ có hai cách dùng nội động và ngoại động sao cho có hiệu quả
Chương 2: Các tiểu loại của lớp vị từ có hai cách dùng nội
động và ngoại động
Đây là chương quan trọng nhất của luận văn Ở chương
này , chúng tôi căn cứ vào những tiêu chí đối lập để phân loại lớp vị
từ có hai cách dùng nội động và ngoại động , đồng thời phân tích
đặc điểm của từng tiểu loại dựa vào nguồn ngữ liệu trích dẫn Việc
làm này nhằm giải quyết những vấn đề trung tâm của dé tài.
Chương 3 : Một số đặc trưng cơ bản của cú pháp tiếng
Việt có liên quan đến lớp vị từ có hai cách dùng nội động và
ngoại động
Ở chương này, chúng tôi trình bày một xố đặc trưng cơ
bản của cú pháp tiếng Việt có liên quan đến lớp vị từ có hai cáchdùng nội động và ngoại động như : Cấu trúc Đề - Thuyết, Dạng
thức ngữ pháp chủ động và bị động trong tiếng Việt Từ đó chỉ ra
mối liên quan giữa những đặc trưng cú pháp này với lớp vị từ
trên.Việc làm này lí giải tại sao trong tiếng Việt tổn tại lớp vị từ có
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 13
Trang 15hai cách dùng'"nội động và ngoại động vơi những đặc điểm ngit
nghĩa, ngữ pháp như đã phân tích ở chương 2.
Cuối luận văn là phần Tài liệu tham khảo và một Phụ
lục liệt kê danh sách các vị từ có hai cách dùng nội động và ngoại
động trong tiếng Việt.
KHOA NGỮ VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 lá
Trang 16Câu tiếng Việt được cấu tạo bởi hai thành phần nòng cốt : Dé
và Thuyết Ngữ vị từ , thường nằm ở phần Thuyết, là thành phần
nòng cốt biểu hiện nội dung của sự thể được thông báo trong câu.
Ngữ vị từ là ngữ chính phụ có trung tâm là vị từ.
Cấu tạo của ngữ vị từ được sách giáo khoa trình bày thành hai mô
hình — một của cụm động từ và một của cụm tính từ Ta có mô hình
TRUNG TÂM
Trong mô hình cấu tạo trên, trung tâm là vị từ, Nếu ngữ vị từ
biểu hiện nội dung của sự tình thì vị từ biểu thị cái lõi của sự tình.
Vi từ là loại thực từ có thể làm trung tâm một ngữ vi từ
Nguyễn Thị Qui (1995) trong cuốn “Vị từ hành động tiếng
Việt và các tham tố của nó” đã viết : “Nghĩa của các vị từ có một
tác dụng quyết định đối với ngữ pháp của câu” Tác giả cũng đưa ra
dẫn chứng cụ thể: Trong một sự thể như “một cuộc tìm kiếm”, nội
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 15
Trang 17SVT „NGUY
dung của sự thể là hành động “tìm”, hành động này phải có ít nhất
hai “nhân vật” tham gia mới thành được : người tìm và người (hay
vat) được tìm Trong "một cuộc biếu ting”, phải có ít nhất ba tham
tố (khái niệm tham tố sẽ được trình bày ở phần sau = mục 1.2 ) :
người cho, vật đem cho và người nhận Trong "một cuộc chạy”, chỉ
cẩn có một (hay những) người làm cái việc chạy là được, không cẩn
có những tham tố mới thành được cái sự thể gọi là "cuộc chạy”.
Nhưng trong một hành động gọi là “đến”, ngoài người đến phải có
nơi đến nữa mới hình thành được cái sự thể được gọi là như thế
Như vậy nghĩa của các vị từ thể hiện các sự thể như “tim, cho,
chạy, đến” đều qui định cái khung những tham tố có mặt trong sự
thể và do đó cũng qui định cấu trúc nghĩa của toàn câu, vốn là mục
đích diễn đạt của cú pháp.
Ta có thể kết luận : nghĩa của vị từ qui định cấu trúc ngữ
nghĩa — ngữ pháp của toàn câu,
1.2 Tham tố - diễn tố - chu tố
1.2.1,Tham tố:
Những sự tình được thông báo, các hiển ngôn, hàm ngôn đều
phải trực tiếp hay gián tiếp dựa vào câu mà biểu hiện Mỗi từ ngữ,
mỗi thành phần chức năng trong câu đều có vai trò của nó, nhưng có
thể nói hạt nhân của câu là cái khung ngữ vị gồm vị từ trung tâm và
các tham tố của nó.
KHOA NGỮ VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 l6
Trang 18Như vậy, "có thể hiểu tham tố của vị từ là những yếu tố tham
gia cùng với vị từ tạo nên ýnghĩa của câu
Nói một cách trừu tượng hơn, có thể hình dung nội dung
(nghĩa biểu hiện) của câu như một "cảnh” (một màn kịch ngắn) diễn
ra trên sân khấu Cái cảnh ấy có một nội dung nhất định: trên sânkhấu thấy hiện ra một quang cảnh nào đấy (một sự tình tĩnh), hay
diễn ra một sự việc nào đấy (một sự tình động) Các nhân /vật (đọc
là “nhân và vật” hoặc “nhân hay vật”) có mặt trên sân khấu được
gọi là tham tố của sự tình hay là vai (“vai nghĩa ”)
Một vị từ có thể có một tham tố hay nhiều tham tố tùy theo
nghĩa của vị từ đó Nghĩa của vị từ qui định khung tham tố của nó,
tức là số lượng và tính chất của các tham tố chỉ các vai nghĩa tham
gia vào cái sự tình được biểu hiện bằng câu, trong đó có vị ngữ mà
nó làm trung tâm.
Ví dụ:
Tôi ăn cơm bằng đãa
qd (@) @)
Có ba tham tố tham gia cấu thành nên khung ngữ vị từ : | ai
ăn , 2 ăn gi, 3.ăn bằng gì Trong đó (3) là tham tố không bat buộc
Trang 19Tham tố (1)’, (2) là hai tham tố bất buộc Tham tố (3) là tham
tố không bắt buộc, có hoặc không có tham tố (3) người đọc vẫn hiểu nội dung cần thông báo ở đây là “mua quyển sách", Nó mua gì? (Nó
mua quyển sách) “Mua” là vị từ trung tâm qui định cái khung của
ngữ vị từ Ta thử bỏ đi tham tố (2), câu văn sẽ trở thành:
Nó mua ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ
Người đọc sẽ không hiểu được nội dung thông báo của câu
văn trên là gì Nó mua cái gì? Trả lời cho câu này chính là phần
trọng tâm, phần thông tin cần thiết mà người đọc cần bieÝ Nếu đặt câu nói trên vào một ngữ cảnh cụ thể thì lại khác Chẳng hạn:
A~— Nó mua quyển sách đó ở đâu?
B~ Nó mua ở nhà sách Nguyễn Văn Cv.
Trong ngữ cảnh trên, tham tố "quyển sách” được ẩn đi, nói cách khác đây là cách nói tỉnh lược Người đọc vẫn hiểu câu trả lời
sẽ là: “Nó mua quyển sách ở nhà sách Nguyễn Văn Cir”
Mặt khác nếu ta bỏ đi tham tố (3): “Ở nhà sách Nguyễn Van
Cừ” thì người đọc vẫn hiểu nội dung cần thông báo
Như vậy, các tham tố của vị từ gồm hai loại: tham tố bắt buộc
và tham tố không bat buộc Những tham tố bắt buộc phải có để cái
sự tình được biểu hiện trong câu có thể được thực hiện : đó là các
diễn tố Ngược lại, có những tham tố có thể không xuất hiện trong ngữ vị từ vì những vai nghĩa mà các tham tố ấy biểu hiện không nhất
thiết phải có mặt để cho cái sự tình ấy có thể được thực hiện Đó là
các chu tố
KHOA NGU VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 18
Trang 20: NGUYÊN ' GVHD : TS BÙI MANH HUNG
1.2.2 Diễn tố:
Diễn tố, như đã nói ở trên, là tham tố của vị từ tham gia vào
nội dung biểu hiện của khung ngữ vị từ như một nhân vật được giả
định một cách tất yếu trong nội dung nghĩa của vị từ, mà nếu thiếu
đi thì cái sự tinh hữu quan không thể được thực hiện, không còn là
nó nữa.
Tổng số các dién tố của một vị từ làm thành diễn trị (hay
khung diễn tố ) của nó
Chẳng hạn, trong một sự tình được gọi là "đánh", phải có
người đánh và người hoặc vật bị đánh Trong một sự tình được gọi là
“tang” phải có một người tặng, người được tặng và một cái gì đó
đem tặng Hoặc một cảnh “ngủ”, phải có người (hay vật) rơi vào
trang thái “ngủ ” ấy Những yếu tố cần phải có trong sự tình được gọi
là "đánh"”, “tang”, "ngủ `,
Diễn tố của một vị từ có thể tường minh hay hàm ẩn là tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà sự tinh được dat vào Chẳng hạn xét trong
một ngữ cảnh sau:
_ Me : Con nấu cơm chita?
_ Con : Con nấu rồi.
Ở đây diễn tố “com” không được nói ra trong câu nhưng đặt
trong ngữ cảnh trên người nghe (đọc) vẫn hiểu “con nấu cơm rồi”.
Một vị từ có thể có một hay nhiều diễn tố, các diễn tố của vi
từ trong một câu dù không được nói hết ra thì người nghe hay người
Trang 21đọc đều phải hiểu là các diễn tố đó đều có mặt trong sự tình Ta xét
một ví dụ khác:
_A: Mày cho nó quyển sách ấy rồi a?
_B: Cho rồi
Trong sự tình được gọi là “cho”, phải có một người cho, một
người nhận, và một cái gì đó được đem cho Nhưng ở câu trả lời
"cho rồi ”, diễn tố | “người cho”, diễn tố 2 “vật đem cho”, và diễn tố
3 "người nhận” đều không thấy nói đến Tuy vị từ được dùng một mình (với từ chỉ thể "rổi"), người nghe vẫn hiểu là có người nào đó mang mét quyển sách nào đó cho một người nào đó.
Tác giả của cuốn "Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” (quyển |
~ "Câu trong tiếng Việt") đã đưa ra những vi dụ rất cụ thể về các
diễn tố tham gia trong các sự tình được diễn đạt bằng những câu cu
thể.
Trong sự tình được diễn đạt bằng câu : Nam cho em bé cái
kẹo, cái khung ngữ vị từ ấy được tác giả phân tích như sau:
Diễn tố 1: | Lõi của sự tình: | Diễn tố 2:
“Cho” là một vị từ có 3 diễn tố Có những vị từ có 2 diễn tố:
KHOA NGU VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 20
Trang 22Các túc gid của cuốn “DE án chương trình môn tiếng Việt ở
trường phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12)” cũng đưa ra vài ví dụ cơ bản
về diễn tố của vị từ, trong đó có nêu lên một vài vị từ không có một
tham tố bắt buộc, hay nói cách khác là không có diễn tố Họ gọi
những vị từ này là những vị từ vô trị.
ˆ Vị từ vô trị: (“v6 nhân xưng” hay “không vai”)
không có tham tố bat buộc nào (không có diễn tố): mua, lạnh, ổn,
sớm, muộn trong những câu như : lạnh Hôm qua mưa, Khuya lắm, On
quá! Muộn lắm réi! Những câu này không có chủ dé (hôm qua, khuya đều là những khung dé) Chủ để thường là một diễn tố Khung
để bao giờ cũng là những chu tố, ngay cả khi nó là một DN (chứ
không phải là một GN như phần lớn các chu tố)
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 21
Trang 23: NGUYẼ) i VHD: TS Bt
* Vị từ đơn trị (“vi từ một diễn tố” hay một “vai”) chi
có một diễn tố Diễn tố ấy hầu như bao giờ cũng làm chủ để Trong
ngữ pháp truyền thống, các vị từ này được gọi là vị từ “bất cập vat”hay “nội động”, và được định nghĩa bằng một đặc trưng hình thức :
không có bổ ngữ (hay không có bổ ngữ trực tiếp), ngay cả trong
trường hợp hồi chỉ zero (nghĩa là có một vai diễn tố bị tỉnh lược
nhưng vẫn có mặt trên bình diện nghĩa).
Trong các vị từ đơn trị, có những vị từ "động” như : đi, chạy,
dừng: và những vị từ “tinh” như : đứng, nằm, lớn, nhỏ
Vị từ song trị (“vi từ hai diễn tế” hay vi từ “hai vai")
có hai diễn tố, trong đó diễn tế nào cũng có thể làm chủ dé, và déu
có thể tỉnh lược (hồi chi zero) nếu ngôn cảnh cho phép Nếu diễn tố
thứ nhất làm để ngữ thì diễn tố thứ hai làm bố ngữ trực tiếp : Me
thổi cơm Nếu diễn tố thứ hai làm chủ dé thì điễn tố thứ nhất (nếu
không tỉnh lược) có thể làm tiểu để của một cấu trúc để - thuyết bậc
hai : Cơm (thì) mẹ thổi Diễn tố thứ nhất thường là DN (+ động vật)(câu “hành động”) hay [+ lực] (câu “sy biến”) Diễn tố thứ hai
thường là DN (- động vật) hay [+ lực].
Vị từ tam trị (“Vi từ ba diễn tố” hay vi từ “ba vai")
có ba diễn tố, trong đó diễn tố nào cũng có thể làm để Đó có thể là
một vị từ có nghĩa “trao - tặng” (cho, tặng biếu, dâng, hiển, cống,gửi, trao, thí, nạp, trả, hoàn, cẩm, dua ) hay là một vị từ có nghĩa
“gây ra một sự di chuyển có dich” (để, đặt, bày, gác, kê, cất, giấu,
KHOA NGU VAN, DHSP TP HCM, 1999-2003 22
Trang 24SVTH: NGUYÊN THỊ MINH THÚY GVHD : TS BÙI MANH HUNG
nhét, đát, cài, dim, ngâm, cấm, châm, chêm, đệm, nêm, chèn, lèn, lot,
tiêm, kê, dúi )
Các tác giả này cũng để cập đến những vị từ trên lí thuyết cần đến bốn diễn tố như “mua, bán, đổi, tráo” (chẳng hạn trong một sự
tình bán hay mua, phải có | người bán, 2 người mua, 3 vật đem bán,
4 số tiển phải trả) Nhưng trên thực tế rất ít khi cả bốn nhân/vật đó
xuất hiện trong câu, mà nhiều khi chỉ có hai: một người đem bán
một vật gì, hay một người đi mua một vật gì, hoặc ba: một người
đem bán một vật gì cho một người khác Ở đây có hai hay ba tham
tố “nổi trội hơn”.
Đối với vị từ hai diễn tố ta cũng thấy như vậy : diễn tố thứ hai
của một số vị từ nào đó có thể “nổi trội” hơn diễn tố thứ hai của một
số vị từ khác, và diễn tố thứ hai không “nổi trội” có thể không có mặt trong câu mà không cần đến một sư tỉnh lược nào Chẳng han
đối với hai vị tư : “dan” và “đuổi” Ta xét hai vị từ này trong hai ngữ
Ở (a), diễn tố thứ hai không cần có mặt trong câu người đọc
vẫn hiểu được là “nó đang làm gì?” Còn ở (b), diễn tố thứ haikhông thể vắng mặt, không có diễn tố thứ hai này câu văn trở thành
vô nghĩa và đọc lên ta có cảm giác cdn thiếu cái gì đó, chưa trọn
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 23
Trang 25vẹn một câư Và như vậy câu trả lời như ở (b) là không được người
Việt chấp nhận.
1.2.3 Chu tố:
Tham gia vào một sự tình còn có các vai khác (những tham tố
khác) không nhất thiết phải có mặt để cho sự tình có thể được gọi
tên bằng các vị từ trung tâm Những tham tố đó được gọi là chu tố,
Chẳng hạn trong một câu phản ánh sự tình “chạy”, có thể có
những trạng ngữ chỉ nơi chạy, chỉ hướng, chỉ đích, chỉ điểm xuất
phát của đường chạy v.v nhưng những tham tố này không phải là
những yếu tố nhất thiết phải có mặt để sự tình *chạy” có thể thực
hiện.
Chu tố không có số lượng nhất định như các diễn tố Các
nghĩa chu tố được biểu hiện trong ngữ pháp thông qua các bổ ngữ, trạng ngữ Nhưng cũng có khi chu tế được biểu hiện trong để.
Ví dụ:
a.Từxóm bên bc lên một cột khói.
(chu tố) (quá trình) (diễn tế: động thể)
b Lá rụng trên thêm
(diễn tố: động thể) (quá trình) (chu tố: chỗ)
c Chìa khoá này mở của kho.
(chu tố: công cụ) (hành động) (diễn tố: đối thể)
Cần chú ý rằng một vai nghĩa có thể là chu tố đối với vị từ này
nhưng lại là diễn tố đối với vị từ khác
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999.2003 24
Trang 26SVTH : NGUYEN THỊ MINH THUY GVHD : TS, BÙI MANH HÙNG
Chẳng hạn điểm xuất phát (nguồn) là chu tế đối với vị từ chạy hay
vị từ "đến”, nhưng lại là diễn tố đối với vị từ “rời”
Bổ ngữ hay trạng ngữ chỉ nơi chốn và mục tiêu là chu tố đối
với đa số các vị từ hành động, nhưng lại là diễn tố đối với các vị từ
hành động khác như: đặt, bày, treo, đát, thọc, vài, bỏ(vào), v.v
Ta thấy rằng chu tố thường đóng vai trò là trạng ngữ trong
câu Tuy nhiên ở ví dụ (a) và (b) nếu ta bỏ hai thành phần đứng ở
cuối mỗi câu (diễn tố thứ hai) : “vào lò” và "vào túi”, thì nội dungcủa câu sẽ không tron ven Vì thế, "vào túi” hay “vào 1d” bao giờ
KHOA NGỮ VAN, DHSP TP HCM, 1999-2003 25
Trang 27cũng là hai tham tố bắt buộc (diễn tố), ta không thể bo’ ching khỏi
thành phần câu vì đó không phải là các chu tố
Tương tự ta xét vị từ trong các ngữ đoạn sau : nhảy lầu, leo
đốc, trèo cây, trượt băng, lội nước
Các tham tố làm thành khung ngữ vị từ trong các ngữ đoạn
trên đều là những tham tế không bắt buộc Nói cách khác, các thành
phần như "lâu” (trong “nhảy lầu”), *đốc" (trong “leo dốc”), “treo”
(trong“tréo cây”), “trượt (rong “trượt băng”), “lội” (trong“lôi
nước") đều là những chu tố Nhiều người nhầm lẫn cho chúng là
những bổ ngữ trực tiếp của các vị từ trên, và do đó đã qui nó vào là
những dién tế “Lầu”, “dốc”, “cay”, “sông”, “nude”, “bing” đều là
những trạng ngữ chỉ nơi chốn và đều có thể được thay bằng các danhngữ có giới từ mở đầu
_ Nhảy lầu : nhảy từ trên lầu (xuống)
_ Bơi sông : bơi ở dưới sông
_ Trèo cây : trèo lên cây
_ Lội nước : lội xuống nước
Trong những ngữ đoạn như : lướt ván, bò bốn chân, leo dây
thì
“ván”, “bốn chan”, “day” là những trạng ngữ chỉ công cụ (ướt bằng
tấm ván, bò bằng bốn chân, ) Do đó, chúng là những chu tố
Trong những ngữ đoạn như : chạy tiền, phi ngựa, xông nhà, bơi
thuyền các vị từ có những bổ ngữ chỉ đối tượng thật sự, nhưng ở đây
vị từ được dùng với ý nghĩa từ vựng khác với nghĩa gốc Cho nên các
KHOA NGỮ VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 26
Trang 28bỏ) thì đôi khi lại xảy ra hiện tượng có những diễn tố “nổi trội” có
thể không cẩn xuất hiện trong câu mà người đọc vẫn có thể biết
được sự tổn tại của nó.
Vi dụ:
_ Tôi ăn cơm (cơm: diễn tố)
_ Nó dang làm gi?
_ No đang ăn (cơm)
Cần phân biệt diễn tố với bổ ngữ và chu tố với trạng
ngữ Bổ ngữ và trạng ngữ là yếu tố cú pháp, còn diễn tố, chu tố là
vai nghĩa, Có những diễn tố được biểu hiện dưới hình thức ngữ pháp
là bổ ngữ, nhưng không phải bổ ngữ nào cũng là diễn tố.
Ví dul:
_ Nó dạo bờ hỗ một lát rồi về
bổ ngữ - chu tố
Ví dụ 2:
_ Nó ăn bốc chứ không ăn đĩa
KHOA NGU VAN, DHSP TP HCM, 1999-2003 27
Trang 29“ ^ `
N
“Bốc” va “đũa” là hai bổ ngữ chỉ phương tiện, nhưng trong ví
dụ 2 chúng là những chu tố
Sự lẫn lộn giữa diễn tố và chu tố là lỗi khá phổ biến trong văn
viết của học sinh ( dẫn lại Nguyễn Thị Qui)
Ví dụ I:
Moi người lại cam động trước cảnh cha con lại chia tay
nhau.
Phân tích lỗi : "cảm động” là vị từ trạng thái không có một
diễn tố thứ hai chỉ vui "đối tượng bị tác động" (thể hiện bằng bổ ngữ
trực tiếp)
Sau vị từ "cảm động” chỉ có thể là một chu tế (thể hiện bằng
trạng ngữ chỉ nguyên nhân, mục tiêu hoặc trạng ngữ chỉ tình huống).
Trang 30SVTH : NGUYEN THỊ MINH THUY GVHD : TS BÙI MANH HÙNG
Hình ảnh sâu sắc của bé Thu trong tác phẩm đã gợi lên
cho em trong trí nhớ.
Vị từ “gợi lên” đòi hỏi có diễn tố thứ hai (gợi lên cái gì?) vì
thế, không thé thay thế diễn t6 này bằng chu tố (trong trí nhớ).
Cách sửa : thêm tham tố tất yếu này
Hình ảnh sâu sắc của bé Thu trong tác phẩm đã gợi lên cho em
nhiều suy nghĩ.
_ Khi đi thực tập ở trường Bùi Thị Xuân và được nhận chấm bài
tập làm văn cho học sinh lớp 11, chúng tôi nhận thấy rằng : các em rất hay mắc lỗi trong việc viết câu, có lẽ vấn để về diễn tố và chu tố
không được các thdy cô quan tâm Chẳng han trong bài tập làm văn
“phan tích tinh dan tộc trong thơ Tố Hữu”, có em học sinh đã viết:
Tố Hữu miêu tả trong thiên nhiên rất sống động
Phân tích lỗi : sau vị từ "miêu ta" thường là một diễn tố (bổ
ngữ trực tiếp)
Cách sửa : bỏ từ “trong”
Tố Hữu miêu td thiên nhiên rất sống động.
Tóm lại, phân biệt được diễn tố và chu tế có liên quan đến
lớp vị từ mà chúng tôi đang quan tâm, lớp vị từ có hai cách dùng nội
động và ngoại động.
1.3 Bổ ngữ
1.3.1 Khái niệm
Bổ ngữ là một thành phần câu đã được ngữ pháp tiếng Việt
dé cập từ rất sớm Ngoài hai thành phdn nòng cốt của câu : Để và
KHOA NGU VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 29
Trang 31Thuyết, bổ ngữ cũng được xem là một trong những thành phần quantrọng của câu tiếng Việt.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần câu nay Tuy nhiên, về cương vị của bổ ngữ trong mô hình cấu trúc câu, các
nhà nghiên cứu đã không thống nhất với nhau về quan điểm Ta có
thể thấy hai loại quan điểm đối nghịch nhau: quan điểm cho bổ ngữ
là thành phẩn phụ của câu và quan điểm không xếp bổ ngữ vào
danỆ sách các thành phân phụ của câu.
Về quan điểm cho bổ ngữ là thành phần phụ của câu, ta có
thể thy trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như : Hoàng
Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, Đái Xuân Ninh Ý kiến chung của các tác giả này cho rằng chỉ có chủ
ngữ và vị ngữ là hai thành phần chính của câu Chẳng han, các tác
giả của “Giáo trình về Việt ngữ” (sơ thảo, tập 1) cho rằng “vê mặt lí
luận cú pháp, người ta thấy có hai thành viên chủ yếu là: chủ ngữ và
vị ngữ, ngoài ra còn có thành viên thứ yếu là: định ngữ và bổ ngữ,
các loại bổ ngữ lại có thể chia thành những phạm trù nhỏ khác”
Các tác giả khác như : Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú, với mô
hình khái quát c-v-k, cho rằng phạm trù bổ ngữ k bao gồm các loại
khác nhau như : tân ngữ , bổ túc ngữ , minh xác ngữ, trạng ngữ
Về quan điểm không xếp bổ ngữ vào danh sách thành phan
phụ của câu, ta thấy có những tác giả như : Nguyễn Kim Thản, Bùi
Đức Tinh, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Minh Thuyết Ở quan điểm
này cũng có những ý kiến khác nhau : hoặc cho bổ ngữ chỉ là thành
KHOA NGU VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 30
Trang 32phần của từ tổ, hbặc cho bổ ngữ là thành phan chính của câu.
Nguyễn Kim Thản là người xếp bổ ngữ vào thành phần phụ của từ
tổ: “định ngữ, bổ ngữ chỉ là những thành phần phụ thuộc trong từ tổ
thể từ và vị từ.” (1963 : 164)
Bùi Đức Tinh cho rằng một mệnh dé gồm có hai phần là chủngữ và tuyên ngữ Chủ ngữ chỉ người hay vật được nói đến trong
câu Tuyên ngữ chỉ những gì nói về người hay vật ấy Tuyên ngữ
của niột mệnh để có thể là từ (viên ý hay khuyết ý), với tất cả
những trạng ngữ hạn định nó và tất cả các túc ngữ của nó Các túc
ngữ của động từ gồm : sự vật túc ngữ (Tdi học bài), phát phó túc ngữ
(Bán cho tôi hoa này), chủ động túc ngữ (Giáp bị thấy phat), tự khởitúc từ (Mình khen mình), tương hỗ túc ngữ (Ta hãy giáp đỡ lẫn nhau)
Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Minh Thuyết lại xếp bổ ngữ vào
nòng cốt câu Trần Ngọc Thêm xác định 4 loại cấu trúc nòng cốt
trong câu tiếng Việt là:
Cùng với Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Minh Thuyết đã xếp bổ
ngữ vào xố các thành phần chính của câu tiếng Việt
KHOA NGU VAN, DHSP TP HCM, 1999-2003 31
Trang 33THÚY GVHD: TS BÙI MANH HUNG
Ngoài những tac giả theo quan điểm | hoặc quan điểm 2, còn
có những tác giả chưa rõ ràng trong hai cách lựa chọn trên, tiêu biểu
là tác giả Hoàng Trọng Phiến Khi xét mô hình câu, ông đã phân
biệt hai loại vị trí đó là các vị trí tất yếu và các vị trí tuỳ tiện: "Các
vị trí tất yếu là cơ sở tạo cấu trúc câu hai thành phần Nếu không có
chúng câu sẽ mất ý nghĩa Đó là vị trí của chủ ngữ (C), của vị ngữ
(V), của hệ từ (H), của bổ ngữ (B) Các vị trí tuỳ tiện là các vị tríthành phần câu phụ thuộc vào một từ nào đó trong các vị trí tất yếu
và là các vị trí mà gạt bỏ chúng cấu trúc cơ bản của câu không bị
phá v2 Đó là vị trí của định ngữ, trạng ngữ, phần xen, chêm Các
phần này dùng để khai triển câu và đưa lại cho câu những sắc thái ý
nghĩa khác nhau” Nhưng khi lập danh sách các thành phan câu, tác
giả lại xếp bổ ngữ vào nhóm các thành phần phụ thuộc, không có
liên hệ trực tiếp với chỉnh thể câu.
Hệ thống thành phần câu
,(vai trò, giá trị) Thành phần chính Thành phần thứ
Trang 34Như vậy, bổ ngữ đã được các nhà Việt ngữ học nghiên cứu từ
rất sớm Tuy nhiên, cho đến nay quan điểm về thành phần này vẫn
chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu Mặc dù như vậy, chúng
tôi vẫn xếp bổ ngữ vào thành phần câu tiếng Việt Quan điểm bổ
ngữ tham gia nòng cốt câu từ lâu đã không phải là quan niệm mới
la Với quan niệm này, bổ ngữ tham gia cấu tạo nên thành phần
nòng cốt của câu, nó tạo nên tính hoàn chỉnh cho khung vị ngữ của
câu Chúng hết sức cẩn thiết để tạo nên một sự tình theo khung vị
ngữ.
Nếu xem bổ ngữ là thành phần phụ trong câu thì trong những
sự tình được biểu hiện bằng những câu sau đây, nếu thiếu thành phần bổ ngữ nó sẽ không thành câu:
a Mẹ cho.
b.— Lan học.
e Bố bắt.
Trong ngữ đoạn (a), “Mẹ cho” ai? Và” cho” cái gì? Người
đọc vẫn chưa nhận được một thông báo trọn vẹn, do đó nó chưa thể
là một câu Tương tự ở b, c cũng vậy Ta thêm bổ ngữ vào sau các vị
từ “cho”, “học”, “bất” để chúng thành những câu trọn ven
a — Mẹ cho Lan quyển sách
b — Lan học bai.
c Bố bắt anh Nam lấy vợ
Chính bản chất ngữ pháp ngữ nghĩa của động từ vị ngữ quyết
định có hay không có bổ ngữ trong nòng cốt câu Các bổ ngữ tham
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 33
Trang 35VTH : NGUYEN ú VHD ; : UN
gia nòng cốt câu là những bổ ngữ bắt buộc Chẳng han như ở (a),
động từ “cho” làm vị ngữ trong câu yêu cầu phải có hai bổ ngữ bắt
Dựa vào những tiêu chí khác nhau người ta chia bổ ngữ thành
các loại khác nhau Có ba cách phân loại bổ ngữ:
© Phin loại bổ ngữ dựa vào các dấu hiệu hình thức.
e Phân loại bổ ngữ dựa trên cơ sở các vai nghĩa mà bổ ngữ
biểu thị.
¢ Phan loại bổ ngữ theo cấu tạo nội bộ.
a,Phân loại bổ ngữ dựa vào các đấu hiệu hình thức.
Ngữ pháp truyền thống thường phân biệt hai loại bổ ngữ trực
tiếp/ gián tiếp căn cứ vào đặc điểm eee ngữ này có giới từ di kèm
hay không Bố ngữ trực tiếp là bổ ngữ,có giới từ đi kèm
Ví dụ:
(1) Man com bang đấu.
BN trực tiếp BN gián tiếp
(2) Nan tang quyến sigh cho Lan.
BN trựctiếp BN gián tiếp
KHOA NGỮ VĂN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 34
Trang 36SVTH : NGUYÊN THỊ MINH THÚY GVHD : TS BÙI MANH HÙNG
Tuy nhiên, trong một cấu trúc câu như:
“Nam tặng Lan quyển sách", thì cả “Lan” và “quyển
sách” đều là bổ ngữ trực tiếp.
Như vậy sự phân biệt như trên của ngữ pháp truyền thống
đơn thuần đựa vào hình thức
Bổ ngữ trực tiếp là căn cứ quan trọng để nhận biết hai lớp vị
từ trong tiếng Việt : vị từ nội động và vị từ ngoại động
b.Phân loại bổ ngữ dựa trên cơ sở các vai nghĩa mà bổ ngữ biểu thị.
Như chúng ta đã biết, nghĩa của các vị từ có một tác dụng
quyết định đối với ngữ pháp của câu Bản chất từ vựng - ngữ pháp
cla vị từ làm vị ngữ quyết định bộ khung các vai nghĩa mà các bổ
ngữ có thể đảm nhiệm Dựa vào bổ ngữ trực tiếp, ta có lớp vị từ
ngoại động T.Givón (1984, tr 96 -104) đã chia động từ ngoại động
thành hai tiểu loại : động từ ngoại động điển hình (prototypicaltranstive verb) và kém điển hình (less prototypical transtive verb)
với các bổ ngữ đặc thù như sau:
b.1 Trường hợp các động từ ngoại động điển hình làm vị ngữ.
Các bổ ngữ đi với động từ này thường chỉ vai ké/ sự vật chịu tác
động hay chịu sự thay đổi nào đó (patient - of — change object) gồm
Trang 37b.1.2 Bổ ngữ chỉ vật bị huỷ diệt, bị làm tiêu biến, ví dụ:
~ Bộ dội phá câu.
_ Anh ta đập vỡ cửa kính xe ô tô.
b.1.3 Bổ ngữ chỉ một sự vật bị thay đổi tính chất hoặc một đặc
điểm vật lí, ví dụ:
_ Cô ta nhuộm đầu.
_ Ong ấy nới rộng căn gác.
b.1.4 Bổ ngữ chi sự vật bị thay đổi vị trí dưới tác động của
Lớp động từ ngoại động kém điển hình được chia thành nhiều
tiểu loại động từ khác nhau với mức độ “ngoai động”, ứng với các loại bổ ngữ khác nhau:
b.2.1 Các động từ với bổ ngữ chỉ vị trí, đích, hướng, khônggian, ví dụ:
_ No vào nhà.
_ Bố về quê thăm ông bà
b.2.2 Các động từ chỉ thái độ mệnh để, hoặc tri giác, cảm xúc,
ví dụ:
_ Tôi nghĩ cô ấy cũng yêu tôi.
_ Tôi cảm thấy mệt mỏi
KHOA NGỮ VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 36
Trang 38SVTH_: NGUYỄN THỊ MINH THUY GVHD ; TS BÙI MANH HÙNG
b.2.3 Các động từ tình thái (modal verbs) với các bổ ngữ chỉ
hành động được đánh giá về tình thái, ví dụ:
_ Nam được thầy khen.
Nó dam lấy vợ,
b.2.4 Các động từ khiên động (manipulative verbs) với các bổ
ngữ lan lượt chỉ kẻ bị sai khiến và hành động được sai khiến, ví dụ:
_ Bà bắt cháu ngủ sớm
_ Anh ta nhờ tôi chăm sóc vườn cây.
b.2.5 Các động từ với bổ ngữ chỉ đối tượng có sự tương tác
qua lại với chủ thé (reciprocal associative object), ví du:
_ Nam cưới Dung.
_ Nam hôn người yêu bé nhỏ,
hay
~ Nam và Dung cưới nhau.
_ Nam và người yêu bé nhả hôn nhau.
c Phân loại bổ ngữ theo cấu tạo nội bộ:
Có những loại bổ ngữ sau:
c.l Bổ ngữ là một danh từ hay danh ngữ.
c.1.1 Trường hợp không có giới từ đi kèm, ví dụ:
_ Mẹ mắng nó.
_ Nó giết tên Nam.
c,1.2 Trường hợp có hoặc không có giới từ đi kèm, ví dụ:
- Mẹ gửi Lan một cuốn sách.
-> Mẹ gửi một cuốn sách cho Lan.
KHOA NGỮ VĂN, DHSP TP HCM, 1999-2003 3?
Trang 39c.173 Trường hợp phải có giới từ đi kèm, ví dụ:
_ Ông ta sống trong ngôi nhà của ba me.
_ Nó đi trên những cây chông nhọn hoắt
Ngay trong vấn để này cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ở ví dụ (1) "ghé thăm” là vị từtrung tâm còn “dinh" là phụ từ Tuy nhiên, nếu bỏ “định” thì ý nghĩacủa cả câu cũng sẽ thay đổi, nội dung thông báo sẽ hoàn toàn khác:
Tôi _ ghé thăm nhà bác Hai.
VT BN
Như vậy, “định” luôn là vị từ trung tâm, sau nó là một bổ ngữ
có cấu tạo là một ngữ động từ.
c.2.2 Động từ chỉ năng lực, hiểu biết, ví dụ:
_ Nó biết làm những con robot bằng đất sét.
Nó có thể lái xe trên những vàng đất dốc.
c.3 Bổ ngữ là một kết cấu C-V:
Các bổ ngữ này xuất hiện trong câu mà vị từ vị ngữ là:
KHOA NGỮ VAN, ĐHSP TP HCM, 1999-2003 38
Trang 40: 7YÊN THI MI ‘ : Ì 1
e.3.1 Một động từ tinh thái biểu thị sự mong muốn của chủ thể
về tính hiện thực của một sự tình nào đó (do bổ ngữ là kết cấu C - V
biểu thị), ví dụ:
_ Cô ấy muốn ba mẹ mua cho cô ấy chiếc xe dap
_ Cô ấy đúc mong anh ta quay lại.
c.3.2 Một động từ có nghĩa trí giác, nhận thức, tâm trạng Ví
~ Tôi thấy anh tạ đánh câu bé.
_ Lan biết cô gái dang nói chuyên với Nam.
_ Cô ấy lo anh ấy gdp chuyên xấu
_ Me biết con không phải là lười học
c.3.3 Các động từ được gọi là động từ trong ngoặc hay "động
” từ biểu thị thái độ mệnh dé” (biểu thị thái độ người nói).
Bổ ngữ theo sau các động từ này được biểu hiện bằng một kết
cấu C - V Ví dụ:
_ Tôi e nó sẽ hư hỏng.
_ Ná sợ me không quay lai.
Trong trường hợp bổ ngữ là một kết cấu C - V, giữa bổ ngữ