1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945)

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Thảm Sát Người Do Thái Của Đức Quốc Xã Tại Ba Lan Trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945)
Tác giả Nguyễn Phước Khơi
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Ngọc Hân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sư phạm Lịch sử
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 37,23 MB

Nội dung

Trong công trình này, chủ đề hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan được tác giả dé cập rat đơn giản với những thông tin như đã có những trại hành quyết nào đã được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

KK

Đề tài

HOẠT ĐỘNG THAM SÁT NGƯỜI DO THAI CUA ĐỨC QUOC XÃ

TẠI BA LAN TRONG CHIẾN TRANH THÊ GIỚI THỨ HAI

(1939 - 1945)

Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 09 tháng 4 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

KK

Dé tai

HOAT DONG THAM SÁT NGƯỜI DO THAI CUA ĐỨC QUOC XÃ

TẠI BA LAN TRONG CHIEN TRANH THE GIỚI THỨ HAI

(1939 - 1945)

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Ngọc Hân

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Khôi

Mã số sinh viên: 46.01.602.060

Lớp: 46.01.SU.SPA

Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 09 tháng 4 năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và

những nội dung được trình bày là hoàn toàn trung thực, khách quan, chưa từng

được công bố trong bat cứ công trình nào khác Trong khóa luận này, tat cả các noi dung, số liệu được tham khảo và kế thừa déu được trích dân đây du Nếu có

van dé gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội dong.

Người cam đoan

Nguyễn Phước Khôi

Trang 4

LOI CAM ON

Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp với đề tai “Hoat độngthảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thẻ giới thứ hai

(1939 - 1945)” đã hoàn thành Ngoài sự chăm chi, cổ gang của chính bản thân, em còn

nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè

Trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Khoa Lịch sử, chuyênngành Sư phạm Lịch sử, Trường Dai học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã truyềnđạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho em trong những năm học tập và rèn luyện ở

giảng đường Đại học Đây không chỉ là những tiền đẻ giúp em hoàn thành khóa luận

này mà còn là hành trang can thiết dé em tự tin có thé áp dụng vào thực tế giảng dạy tại

các trường phô thông.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn đến cô Nguyễn Trà My và cô

Tran Thi Ngọc Hân giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trong quá trình học tập tại khoa Lịch sử

cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, các bạn bè sinh

viên đã động viên, hỗ trợ em trong quá trình học tap, rèn luyện ở Đại học và trong thời

gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Thành Pho Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 4 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phước Khôi

Trang 5

IP Daub otro OCU ON scape G ""nnớa ốa ah ah ah §

8 Cầu trúc của khĩa luận tốt HH lznggittsiti2101201141112115531515165ã51166154515351585188561565184818358 §

NGIDĐWNG.- ẻ sẻ Ư ẽ a0 ẻ.(ẽ 10

CHƯƠNG 1: NGUON GOC HOAT DONG THAM SÁT NGƯỜI DO THÁI CUAĐỨC QUOC XA TẠI BA LAN (1939 - 1945) srcccossssssssccossecsssessssescssnscossscsessssessnccss 10

1.1 Nguồn gốc của chủ nghĩa bài Do Thái tại Châu Âu 5-55-5552 10

1.2 Chủ nghĩa bài Do Thái tại Đức, Áo - Hung từ cuối thé kỷ XIX đến trước tháng

9/1939 và tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thé giới - 12

1.2.1 Chủ nghĩa bai Do Thái tại Đức, Áo - Hung (cuối thế kỷ XIX - những nim

nu 1099 12

1.2.2 Nguồn gốc chủ nghĩa bài Do Thái của Hitler ©-222 2222225: 13

1.2.3 Chủ nghĩa bài Do Thái tại Đức và tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến

tranh (HỆ BÌỊÌ:::::::iccieiiiseiisii221112111131161316311653153155293553885333533545355393533536335831363552373558555 15

1.3 Tinh hình người Do Thái tai Ba Lan trước thang 9/1939 - -. 23

1.4 Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan (tháng 9/1939) 2ccccscczxvcrrxecres 25

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH ĐỨC QUOC XÃ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG THÁM

SÁT NGƯỜI DO THÁI TẠI BA LAN (1939 - 1945) scessssesssssse 28

2.1 Sự khởi đầu của các chính sách đàn áp người Do Thái tại Ba Lan (9/1939

-6/1941) — 111 ¬" 1 "M ¬ 28

2.2 Việc thực hiện "Giải pháp cuỗi cùng” của Đức Quốc Xã tại Ba Lan (6/1941

-II ỢÌiiciietiiitiatitotiiiititiagG1411181115115611551655118513555138813831355518881281865588585845833954388215581858 32

Trang 6

h , a A oa ss: ˆ ke 4 3 , L4

2.2.1 Các bước chuẩn bị cho việc thực hiện “giải pháp cudi cùng” của Đức Quốc

\GOắC 0:00 48 32 2.2.2 Hội nghị Wannsee (20/01/19442) sec HH HH HH ri 34

2.2.3 Đức Quốc xã thực hiện “giai pháp cuỗi củng” -22- 222cc 35

2.3 Thái độ quốc tế sự phản kháng của người Do Thái và sự chấm dứt các hoạt độngthảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã tại Ba Lan óc 5 5c <2 cc+ 45

2.4 Hệ quả của các hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc Xã tại Ba Lan

<ssseusesssessusvanvusanvavessuavsses asviseavasvasusvanvavesvisvavasvessavasvaseavasvusssyesevusvesearanveseesesessaveeveveeee 49

TiG Ket ChUONY 2 nh ố ẽ.ẽ.ẽ :aaqaa 53

BO DUAN sesntsscsreanssarsccsnsstccsnstcanesnnanntnnesaannmenaennnaainemamnanean: 56

PATE THA MRA O GGakgggggggỹgỹỹớỹ.gggangưg,nggggg„agggaaaaaaosseoi 60

EHU WUC Gas agiiniiiiioitioitioiitosgiiitiig0511015501111053136311634156133610631651453665360046355642870355 65

PHU LUC I: BANG NIÊN BIEU CAC SỰ KIỆN CUA HOAT ĐỘNG THÁM SÁT

NGƯỜI DO THAI CUA ĐỨC QUOC XA TẠI BA LAN -.2-552-55s-55cc- 65

PHU LUC II: CƯƠNG LINH GOM 25 DIEM CUA PANG CONG NHÂN ĐỨC NAM

1920 CONG BO NGÀY 24/02/1920 occccccccccccccseccesccesceesvecsvsvevssscareceveveveecavevavecaveceeee 70PHU LUC II: LUẬT CONG DAN DE CHE (LUAT NUREMBERG) CONG BO

PHU LUC IV: LUAT BAO VE DONG MAU ĐỨC VA DANH DỰ ĐỨC (LUAT NUREMBERG) CONG BO NGÀY 19/5/1935 22T TH T501 21 11 1211225122212 sxe 75

PHU LUC V: VAN BẢN HỘI NGHỊ WANNSEE NGÀY 20/01/1942 T1

PHU LUC VI: THONG KE SO NGƯỜI DO THÁI BỊ SÁT HAI TRONG CHIEN

TRANH THE GIỚI THỨ HAI (1939 - 19435) St SE S218 21221122211 21121211 212222567 85

PHU LUC VII: VẬN DUNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THAM SÁT NGƯỜI DOTHAI CUA ĐỨC QUOC XÃ TAI BA LAN VÀO GIANG DAY MÔN MÔN LICH

SỬ LỚP 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIAO DUC PHO THONG QUOC GIA 2018

Trang 7

1 Lý do chọn đề tài

Chiến tranh Thể giới thứ hai (1939 — 1945) được xem là cuộc chiến tranh lớn nhất,

khốc liệt nhất và tàn phá nặng né nhất trong lịch sử loài người Những thống kê chothấy những thiệt hại của cuộc chiến nảy bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000năm trước đó cộng lại (Tran Thị Vinh, 2008, tr 75) Hàng triệu binh lính và dan thường

đã thiệt mạng trong sáu năm diễn ra cuộc chiến Trong đó, những người dân thườngkhông chỉ thiệt mạng do các cuộc giao tranh mà còn là mục tiêu trực tiếp của các hoạt

động thảm sat.

Khi cuộc chiến đang diễn ra tại Châu Âu, dân tộc Do Thái là nhóm người đã trở

thành mục tiêu dé Đức Quốc xã tiễn hành các hành động thảm sat Đức Quốc xã đã đặt

tên cho chính sách giết hại người Do Thái là “giải pháp cuối cùng” Suốt sáu năm diễn

ra cuộc chiến, hon sáu triệu người Do Thái sinh sông tại Đức và những vùng lãnh thé Đức Quốc xã chiếm đóng đã thiệt mạng (Jewish Virtual Library, nđ, Estimated Number

of Jews Killed in the Final Solution) Trong đó, Ba Lan là quốc gia bị Đức Quốc xã

chiếm đóng trong khoảng thời gian đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và tại đây

Đức Quốc xã đã thực hiện hàng loạt các cuộc thảm sát người Do Thái Hoạt động thảm

sát người Do Thái của Đức Quốc xã là sự kiện thế giới được biết đến dưới cái tên

Holocaust Sự kiện Holocaust diễn ra đã trở thành sự cảnh báo đối với toàn nhân loại

Mỗi năm, sự kiện Holocaust được nhắc đến phô biến trên các phương tiện truyền

thông và được đưa vào tưởng niệm tại các viện bảo tàng, các lễ tưởng niệm tại một số

nước ở Châu Âu va My Tuy nhiên, vẫn còn rat nhiều người van còn chưa biết hoặcchưa hiểu rõ về nguồn gốc và những hậu quả của sự kiện Holocaust

Như nhà triết học La Mã cô Đại Cicerone đã từng nói về vai trò của lich sử: “Lich

sử là thay day của cuộc sống ” Lịch sử không chi giúp con người biết và hiểu những

van dé trong quá khứ, ma lich sử còn giúp con người rút ra những bai học cho cuộc

sông trong hiện tại va tương lai Bên cạnh đó, Chương trình Giáo dục phô thông Tông

thé được Bộ Giáo dục và Dao tạo ban hành năm 2018 đã yêu cầu người giáo viên thôngqua các hoạt động day học và giáo dục, phải giúp học sinh hình thành được các phẩmchất, năng lực chung và năng lực đặc thù của từng bộ môn Trong đó, Chương trìnhGiáo duc phô thông môn Lịch sử và Địa Lý (cấp trung học cơ sở) và Chương trình Giáodục phô thông môn Lịch sử (cấp trung học phô thông) đều có nội dung về Chiến tranh

Thế giới thứ bai và đặt ra yêu cầu cần đạt cho học sinh là phân tích được và đánh giá

được hậu quả và tác động của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân

loại Nội dung vẻ sự kiện Holocaust hoàn toàn có thé đáp ứng được những yêu cầu cần

đặt mà Chương trình Giáo dục phô thông 2018 đặt ra Việc biết và hiểu vẻ sự kiện

Holocaust sẽ giúp chúng ta biết cách trân trọng ký ức của quá khứ và tránh xa với những

tội ác và ngăn can thảm họa diệt chủng, mâu thuẫn sắc tộc hay hành động khủng bố

tương tự có thê xảy ra trong tương lai.

Trang 8

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chon van dé “Hoạt động thảm sát người DoThái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thể giới thứ hai (1939 - 1945)”làm dé tài nghiên cứu, nhằm góp phần nghiên cứu, tìm hiéu sâu hơn về một van dé nôibật trong Chiến tranh Thế giới thứ hai Từ đó phục vụ cho việc học tập và đóng góp một

nội dung day học cho việc day môn lịch sử sau nảy.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay chủ đề về những hoạt động thảm sát người Do Thái được một bộ phậngiới sử học tại Việt Nam và trên thế giới quan tâm Tuy nhiên, trong nỗ lực tìm kiểm tưliệu, tác giả nhận thay chủ dé hoạt động thảm sát người Do Thái của Dức Quốc xã tại

Ba Lan được nghiên cứu còn hạn chế so với các chủ đề khác của Chien tranh Thế giới

thứ hai.

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về chủ đề hoạt động thảm sát người Do Thái còn hạn chế Da phần chủ dé này sẽ được lồng ghép chung vao các công trình nghiên cứu

về Đức Quốc xã, công trình nghiên cứu về Hitler và công trình nghiên cứu vẻ Israel,

Chủ dé hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan thường được

các tác giả Việt Nam dé cập chung vào chủ dé hoạt động thảm sát người Do Thái Vẻ các công trình nghiên cứu của Việt Nam có liên quan đến chủ dé hoạt động thảm sat

người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan có thé kế đến như:

Công trình Adolf Hitler - Tiểu sử chính trị là tập tài liệu do tác giả Lê Phụng

Hoàng viết, được lưu hành nội bộ của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm Thành

phố Hồ Chi Minh xuất bản năm 2007 Trong công trình nay, Lê Phụng Hoàng cung cấpnhững tư liệu về tiểu sử cuộc đời của Hitler, qua đó thấy được quá trình hình sự thù ghétngười Do Thái trong tư tưởng của Hitler Trong công trình này tác giả cũng cung cấp

sơ lược về quá trình dẫn đến quyết định sát hại người Do Thái sau khi Đức Quốc xã

chiếm Ba Lan, hoạt động của các trại hành quyết ở Ba Lan, số người Do Thái bị sát hại.

Công trình Cau chuyện Do Thai I: Lịch sw thang tram của một dan tộc xuất ban

năm 2015 của tác giả Đặng Hoàng Xa Dặng Hoảng Xa là người nghiên cứu về tôn giáo

trong nhiều năm Ông và một nhóm người Việt nghiên cứu lịch sử Do Thái va Israel đã

cùng viết cuốn sách Câu chuyện Do Thái 1: Lich sử thăng tram của một dan tộc với sự

hỗ trợ của một số nhân viên của Dai sứ của Israel tại Việt Nam Trong công trình này,

chủ đề hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan được tác giả dé

cập rat đơn giản với những thông tin như đã có những trại hành quyết nào đã được xây

ở Ba Lan và số người Do Thái bị giết ở Ba Lan

Tiếp thep đó vào năm 2016, Dang Hoàng Xa tiếp tục xuất bản công trình Câuchuyện Do Thái 2: Văn hóa, truyền thong và con Trong công trình nay, tác giả đã đề

cập sơ lược nguồn gốc của những người Do Thái tại Ba Lan Tác giả cũng sơ lược về chủ nghĩa bài Do Thái đã xuất hiện từ lâu ở Châu Âu cũng như thái độ bài Do Thái của Hitler - quốc trưởng của Đức Quốc xã.

Trang 9

Trên thế giới, chủ dé thảm sát người Do Thái (Holocaust) của Đức Quốc xã được nhiều nhà sử học quan tâm Tuy nhiên, trong nỗ lực tiếp cận các tài liệu nước ngoài tác

giả chưa tìm thấy công trình nghiêng cứu toàn điện về hoạt động thảm sát người DoThái của Đức Quốc xã tại Ba Lan Cũng theo Nhà xuất bản Đại học Oxford (OxfordUniversity Press), tinh đến năm 2022, chưa có một bộ lịch sử toàn diện vẻ chủ đề hoạtđộng thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan’ Những công bố về vẫn đềnảy thường được công bố dưới dang một bai bao khoa hoc, những bai viết hoặc một

mục nhỏ trong một công trình nghiên cứu lớn về Holocaust Một số công trình nghiên

cứu trên thé giới có liên quan đến chủ dé hoạt động thảm sát người Do Thái của ĐứcQuốc xã tại Ba Lan có thẻ kế đến như:

Công trình Sự tri day va suy tan của Dé chế thứ ba - Lich sử Đức Quốc xã đượccông bố đầu tiên năm 1960 của tác gid William L Shirer Cuốn sách được dich sang

tiếng Việt và xuất bản năm tại Việt Nam năm 2007 William L Shirer là một phóng viên người Mỹ William L Shirer là một trong số ít sử gia được phép tiếp cận không giới hạn những tài liệu của Đức tịch thu được và ông cũng là người chứng kiến những

lời khai của các sĩ quan Đức Quốc xã tại các phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh sau

Chiến tranh Thế giới thứ hai Ố chương 27 của cuốn sách, tác giả đã tường thuật lạinhững lời khai của các sĩ quan Đức Quốc xã về việc tiến hanh giết hại người Do Thái ở

Ba Lan, cùng những quyết định của giới cầm quyền Đức Quốc xã đẳng sau những hành

động thảm sát đó.

Công trình Adolf Hitler — Chan dung một trùm Phát xit được công bỗ đầu tiênnăm 1976 của tác giả John Toland Cuốn sách được dich sang tiếng Việt và xuất bảnnăm tại Việt Nam năm 2015 Đây là một cuốn tiểu sử gom 31 chuong kê về cuộc đời

của Adolf Hitler John Toland đã cho thấy quá trình hình thảnh nên tư tưởng bai Do

Thai của Hitler từ khi ông còn nhỏ, đến lý giải tại sao người Đức đương thời lại dé dangchấp nhận chủ nghĩa bai Do Thái của Hitler Công trình nay cũng đã sơ lược việc tiềnhành các chính sách của Đức Quốc xã đối với người Do Thái tại Ba Lan, cũng như tái

hiện sinh động cách thức thảm sát người Do Thái của những nhân viên điều hành các

trại hành quyết của Đức Quốc xã tại Ba Lan John Toland cũng đề cập đến thái độ của

Vatican, người Anh, người Mỹ đối với hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc

xã tại Ba Lan.

Công trình Lich sứ Do Thái được công bố đầu tiên năm 1987 của tác giả Paul

Johnson Cuốn sách được dich sang tiếng Việt và xuất bản năm tại Việt Nam năm 2020,Cuốn sách viết về lịch sử của người Do Thái bắt đầu bằng những sự kiện được viết trongKinh Thánh và kết thúc khi thành lập Nhà nước Israel Trong cuốn sách này tác giả đã

Ì David E (2022) The Holocaust in Poland Oxford University Press Nhận từ:

hups://www.oxfordbibliographies.cony/display/documenVobo-978019984073 l/obo-978019984073 1 -OO64 xml

Trang 10

đề cập đến chủ nghĩa bài Do Thái đã xuất hiện tại Châu Âu từ thời cô đại, điều này dẫn đến việc người Do Thái phải di cư đến nhiều vùng đất khác nhau tại Châu Âu và mô tả

cuộc sông của người Do Thái tại Châu Âu trước Chiến tranh Thẻ giới thứ hai, trong đó

có Ba Lan Đến thời hiện dai, Paul Johnson đã danh một chương 6 dé viết về Holocaust

Một số nội dung trong chương này có liên quan đến chủ đề hoạt động thảm sát người

Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan có thé liệt kê như chủ nghĩa bài Do Thái của Hitler

và người Đức trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thé giới, tiễn trình Đức Quốc

xã đề ra các chính sách đành cho người Do Thái trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, vai

trò của người Dức Quốc xã va các cộng tác viên nước ngoải của họ trong việc sát hạingười Do Thái, sự phán kháng của người Do Thái và việc xét xử các tội phạm chiến

tranh của Đức Quốc xã.

Công trình Lich sứ Chau Âu được công bố đầu tiên năm 1996 của tác gia Norman

Davies Cuốn sách được dich sang tiếng Việt và xuất bản năm tại Việt Nam năm 2021.

Trong công trình này, tac giả có đề sơ lược tình hình ở những vùng dat bị Đức Quốc xã

chiếm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai Ở những vùng đất bị Đức Quốc xã chiếm

phải chịu một chế độ sang lọc chủng tộc va Đức hóa quyết liệt Norman Davies cũng sơ

lược đến những hành động của người Đức tại Ba Lan nhằm từng bước thiết lập những

trại hành quyết dé sát hại người Do Thái

Bài viết “Polish Jewry” (Người Do Thái Ba Lan) của tác giả Antony Polonsky được viết trong cuốn sách Encyclopedia of the Holocaust (Từ dién bách khoa về

Holocaust) xuất bản năm 2001 Trong bài viết nay Antony Polonsky đã có một phanđiều tra về dan số người Do Thái ở Ba Lan trước và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.Đặc biệt, tác giả đã trình bày đến môi quan hệ giữa người Do Thái tại Ba Lan và người

Ba Lan không phải Do Thái trước những sự khủng bố của Đức Quốc xã.

Công trình Holocaust: Những câu hỏi thường gặp là cuốn sách được YadVashem (Trung tâm tưởng niệm nạn điệt chúng thé giới) phối hợp với Knesset (Hiệphội Nghị viện Israel về tưởng nhớ Holocaust vả viện trợ cho những người sông sót) biênsoạn và xuất bản vào năm 2005 Cuốn sách được Dai sứ quán Dan mạch và Đại sứ quán

Israel tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm năm 2016 Công trình này

trình bay những thông tin cơ bản về Holocaust, được tổ chức đưới dang 32 câu hỏi và

câu trả lời Chúng liên quan, cùng với các chủ dé khác, đến các chính sách chống Do

Thái của Đức Quốc xã những năm 1933 - 1939, mô tả điều kiện sống ở các khu khu biệt

cư người Do Thái, các vụ thảm sát người Do Thái trong các trại hành quyết trên khắpChâu Âu, sự phản kháng của người Do Thái, các phản ứng quốc tế đến những sự kiệnnày, việc giải cứu người Do Thái Nhìn chung, ở mỗi chủ đề về Holocaust trong cuốn

sách, hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan vẫn được mô tả

một cách sơ lược.

Bài viết Umfang und Quellen des Wissens uber den Holocaust in Polen (Phạm

vi và nguon kiến thức về Holocaust ở Ba Lan) của tác giả Feliks Tych được in trong

Trang 11

cuốn sách Der Holocaust in der polnischen Erinnerungskultur (Holocaust trong văn hóa tưởng nhớ của Ba Lan), xuất bản nam 2012 đã phân biệt một bộ phận người Ba Lan không phải Do Thái có thái độ thờ ơ hoặc hỗ trợ Đức Quốc xã trong việc giết người Do

Thái đến từ nhiều nguyên nhân Những nguyên nhân chủ yếu của sự việc này đó là

người Ba Lan lo sợ sự trừng phạt của Đức Quốc xã, chủ nghĩa bài Do Thái đã ton tại từ lâu trong một bộ phận người Ba Lan không phải Do Thái

Công trình Hunt for the Jews: Betrayal and Murder in a Gereaane -Occupied Poland

(Săn lùng người Do Thái: Sự phán bội và giết người oBa Lan do Dire chiếm đóng) của

tác giả Jan Grabowski xuất bản năm 2013 đã trình bày về cuộc sống của người Do Thái

ở Ba Lan trong chiến tranh và sự hợp tác của lực lượng Cánh sát Xanh Ba Lan đã phốihợp với quân Đức trong việt truy tìm những người Do Thái ở Ba Lan chạy tron khỏi sự

thảm sat

Công trình Holocaust History between liberation and sovietization: The Publications of the central Jewish historical commission in Poland 1945 - 1947 (Lich

sử diệt chủng giữa giải phóng và Soviet hóa: An phẩm của Uy ban lịch sử Do Thai

trung wong ở Ba Lan 1945 - 1947) là luận văn thạc sĩ sử học của tác giả Olga Kartashova Công trình được công bố năm 2017 tại Đại học New York Công trình này

đã đề cập đến sự cộng tác với Đức Quốc xã của một bộ phận người Ba Lan, người

Ukraina trong hoạt động thảm sát người Do Thái tại Ba Lan Bên cạnh đó, Olga Kartashova còn sơ lược về cuộc song của người Do Thai tại Ba Lan sau chiến tranh và

sự hỗ trợ của người Do Thái Ba Lan trong việc tập hợp các băng chứng về hành động

diệt chủng của Đức Quốc xã dé đưa lên tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh.

Bài viết Judenjagd: Reassessing the Role of Ordinary Poles as Perpetrators in the Holocaust (Hội đồng Do Thái: Đánh giả lại vai trò của những người Ba Lan với tre

cách là thi phạm trong Holocaust) của tác giả Tomasz Frydel in trong cuỗn sách

Perpetrators and Perpetration of Mass Violence Action, Motivations and Dynamics

(Thủ phạm va tha phạm của bạo lực hàng loạt Hanh động Dong lực và Động lực), xuất

ban năm 2018 Bai viết của tác gia Tomasz Frydel đã phân tích những lý do khiến người

Ba Lan đưới sự chiếm đóng của Đức trong Chính phủ Tổng hợp buộc họ phải tham gia

vào các hành động tiếp tay cho Dức Quốc xã trong việc sát hại người Do Thái

Bài viết Integrating the Holocaust into the Modern History of Poland (Đưa

Holocaust vào lich sử hiện đại của Ba Lan) của tác gia Natalia Aleksiun công bố năm

2021 đã trình bày mỗi quan hệ giữa người Do Thái tại Ba Lan và người Ba Lan không

phải Do Thái trong Chiến tranh Thế giới hai Trong đó nồi bật lên hai mối quan hệ, một

là những người Ba Lan không phải Do Thái đã hợp tác với Đức Quốc xã trong việc giết

người Do Thái Hai là những người Ba Lan không phải Do Thái đã cô gắng che giấu và cứu người Do Thái tại Ba Lan hỏi họa diệt chủng.

Bài viết Assisting in the Holocaust: Pro-Nazi Anthropologists from Vienna in Occupied Poland (1940-1944) (Hỗ trợ Holocaust: Các nhà nhân chủng học ting hộ

Trang 12

Đức Quốc xã từ Vienna ở Ba Lan bị chiêm đóng (1940-1944)) của tác gia Lisa Gottschal

công bé năm 2022 đã trình bày trong khoảng thời gian Đức Quốc xã chiếm đóng Ba

Lan, họ đã đưa những nhà nhân chủng học đến Ba Lan dé phân loại đâu là chủng tộcAryan, đâu là chủng tộc “thap kém” (gồm người Ba Lan và người Do Thái) Chính sáchchủng tộc của Đức Quốc xã nhằm mục đích chia rẽ xã hội Ba Lan và quản lý hiệu quả

vùng lãnh thô chiếm đóng tại Ba Lan.

Trong quá trình tìm hiệu các công trình nghiên cứu trước đây vẻ hoạt động thảmsát người Do Thái của Dức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thể giới thứ hai (1939

— 1945), tác giả đã kế thừa những van đẻ liên quan đến đề tài:

Một là những khái quát về chủ nghĩa bài Do Thai tại Chau Âu và đặc biệt là tại Đức Quốc xã.

Hai là những khái quát về nguồn gốc của người Do Thái tại Ba Lan và cuộc sông của họ trước Chiến tranh Thẻ giới thứ hai.

Ba là một số chính sách phân biệt chủng tộc đối với người Do Thai của Đức

Quốc xã tại Ba Lan (1939 - 1945)

Bồn là những khái quát vẻ quá trình Đức Quốc xã thi hành hoạt động thảm sát

người Do Thái tại Ba Lan (1939 - 1945).

Năm là một SỐ hoạt động cộng tác với Đức Quốc xã trong việc sát hại người Do

Thái Ba Lan của một bộ phận người Ba Lan không phải Do Thái, một số người Do Thái

và những người lính tình nguyện tại Ukraina, Lithuania, Estonia, Romania

Sáu là một số động thái phản ứng của người Do Thái Ba Lan người Ba Lankhông phải Do Thái người dân Đức và cộng đồng quốc tế trước hoạt động thảm sátngười Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Bảy là những khái quát về những hậu quả của hoạt động thảm sát người Do Thái

của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thể giới thứ hai

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít các đề tài nghiên cứu khoa học một cách

toàn diện và có hệ thông về hoạt động thám sát người Do Thái của Dire Quốc Xã tại Ba

Lan trong Chiến tranh Thẻ giới thứ hai Nội dung hoạt động thảm sát người Do Thái

của Đức Quốc xã tại Ba Lan thường chi là một nội dung nhỏ hoặc là nội dung xen kẽ

trong các công trình nghiên cứu hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã

tại Châu Au Nên nội dung hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xa tại Ba

Lan được trình bày khá khái quát Tuy có những công trình, bài báo nghiên cứu sâu sắc

về nội dung hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan nhưng

những công trình, bài báo này chỉ đi sâu vào từng đối tượng riêng biệt như nguồn gốc

của hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã, quá trình Đức Quốc xã thi

hành hoạt động thảm sát người Do Thái tại Ba Lan, một số động thái phản ứng của người Do Thái Ba Lan, người Ba Lan không phải Do Thái, người din Đức và cộng đồng quốc tế trước hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan Bên cạnh đó sự nhìn nhận vẻ hệ quả của các công trình nghiên cứu trước vẻ hoạt động thảm

Trang 13

sat người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan thường chỉ dừng lại ở việc liệt kê số

người tử vong trình bày những tôn thất vẻ vật chất và tình than của người Do Thái.

Mặc dù vậy, những thành quả nghiên cứu trên cũng đáng trân trọng và cần được ghi nhận cho một quá trình lao động nghiên cứu nghiêm túc của tác giả Các công trình.

bài viết nói trên là nguồn tài liệu tham khảo rất quý giá, là cơ sở quan trọng dé tác giả

tiếp tục đưa ra các y tưởng, quan điểm khoa học, cầu trúc nội dung cũng như lựa chọn cách tiếp cận vả phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài của khóa luận.

3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa các công trình trước đó, tác giả cập nhật thêm thông tin, sự

kiện mới, bỗ sung và đi sâu hơn vào nội dung cần nghiên cứu Dé tài “Hoat động thám

sát người Do Thái của Đức Quốc xã tai Ba Lan trong Chiến tranh Thể giới thứ hai

(1939 - 1945)” được thực hiện với những mục dich nghiên cứu sau:

- Trinh bày một cách toàn điện hoạt động thảm sát người Do Thai của Đức Quốc

xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thẻ giới thứ hai (1939 - 1945).

- Trình bay và phân tích được nguồn gốc dẫn đến hoạt động thảm sát người Do

Thai của Đức Quốc xd tai Ba Lan (1939 - 1945).

- Trình bày được quá trình Đức Quốc xã thi hành những chính sách phân biệt

chủng tộc và hoạt động thảm sát người Do Thái tại Ba Lan (1939 - 1945).

- Trình bày, phân tích và đánh giá được những hệ qua của những chính sách phan

biệt chủng tộc va hoạt động thảm sát người Do Thái ma Đức Quốc xã thực hiện tại Ba Lan (1939 - 1945).

4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: không gian nghiên cứu chính của đề tài là tại Ba Lan, quốc gia bị

Đức Quốc xã chiêm đóng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và thực hiện chính sách

phân biệt chúng tộc và hoạt động thảm sat người Do Thái tai day.

Về thời gian: trọng tâm nghiên cứu của đẻ tài là từ năm bắt đầu bằng cuộc xâm

lược Ba Lan của Dức vào tháng 9/1939, và kết thúc bằng việc quan đội của phe Déng

minh đánh bai Đức vào thang 5/1945 Tuy nhiên, dé lam rd những van dé được dé cập

trong đề tai, tac giả đã mở rộng nghiên cứu thời gian trước năm tháng 9/1939 và sau

tháng 5/1945 dé làm rõ được nguyên nhân, cũng như làm rõ được những hệ quả của

việc Dức Quốc xã thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc và hoạt động thảm sát người

Do Thái tại Ba Lan.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và

phương pháp logic.

Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm tái hiện lại hoàn cảnh Châu Âu nói

chung và Ba Lan nói riêng dẫn đến những hoạt động thảm sát của Đức Quốc xã tại Ba

Lan, tái hiện lại những chính sách phân biệt chủng tộc và hoạt động thăm sát người Do Thái của Đức Quốc xã và đồng minh tại Ba Lan Tái hiện lại sự phan khang của người

Trang 14

Do Thái, của nhân dân Ba Lan và sự giúp đỡ của quân đội phe Đồng Minh trong việc

chống lại Đức Quốc xã tại Ba Lan, kết thúc sự chiếm đóng của Đức Quốc xã tại đây Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp lich sử dé trình bày được những hệ quả của

hoạt động diét chủng người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan đối với nhân dân BaLan và thê giới

Phương pháp logic được sử dụng đề phân tích những nguồn gốc và nguyên nhân

dẫn đến những hoạt động thăm sát của Đức Xã tại Ba Lan, Bên cạnh đó, tác giả sử dụngphương pháp logic dé phân tích, đánh giá những hệ quả của những chính sách phân biệtchủng tộc va hoạt động thăm sát người Do Thai mà Dức Quốc xã thực hiện tại Ba Lan

6 Nguồn tư liệu

Trong công trình nghiên cứu này, tôi đã hệ thông được những nghiên cứu chủ

đạo liên quan đến van đề nghiên cứu của khóa luận Nguồn tư liệu gốc của đẻ tài này 1a

những văn kiện còn sót lại của Đức Quốc xã có liên quan đến các hoạt động thảm sát,

cùng các báo cáo, tư liệu nhật ký, tranh ảnh của những cư dân sống tại Ba Lan trong

Chiến tranh Thể giới thứ hai Nguồn tài liệu thứ cấp của đề tài này là các các công trình

nghiên cứu, các sách bài báo bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh Ngoài ra, tôi còn tham khảo

các trang web của các cơ quan, tổ chức chính phủ nước ngoài nghiên cứu về van dé

Holocaust như: trang web của Yad Vashem - Trung tâm tưởng niệm nạn diệt chủng thé

giới (https://www.yadvashem.org/index.html), trang web của Trung tâm nghiên cứu Holocaust Ba Lan (htt

Bao tang tưởng niệm Holocaust Mỹ (https://www.ushmm.org/), trang web Britanica

-Bach khoa toan thu Anh Quéc (https:/Avww.britannica.com/)

7 Đóng góp của đề tài

*Về tư liệu: Đóng góp thêm nguồn tư liệu vào công cuộc nghiên cứu về chính sách diệt

s://www.holocaustresearch.pl/2l=a&lang=en) trang web của

chủng người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

* Về nội dung.

- Về mặt khoa học: Dé tải góp phân cung cấp thêm nghiên cứu về chủ dé về hoạt độngthảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thể giới thứ hai

nói riêng và Holocaust nói chung.

- Về mặt thực tiễn: Nội dung đề tài đóng góp một tư liệu day học đáp ứng yêu cầu cần

đạt theo Chương trình Giáo dục phé thông Tông thé được Bộ Giáo dục va Dao tạo ban

hành năm 2018 khi dạy bài học có nội dung về Chiến tranh Thế giới thứ hai Ngoài ra

việc biết và hiéu về sự kiện Holocaust sẽ giúp chúng ta biết cách trân trọng ký ức của quá khứ và tránh xa với những tội ác và ngăn cản thảm họa diệt chủng, mâu thuẫn sắc tộc hay hành động khủng bố tương tự có thé xảy ra trong tương lai.

8 Cau trúc của khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phan: mục luc, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì dé tài cấu

tạo nội dung gôm 2 chương chủ yếu:

Trang 16

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NGUON GÓC HOAT ĐỘNG THÁM SÁT NGƯỜI

DO THÁI CUA ĐỨC QUOC XÃ TẠI BA LAN (1939 - 1945)

1.1 Nguồn gốc của chủ nghĩa bài Do Thái tại Châu Âu

Chủ nghĩa bài Do Thái tại Châu Âu là một sự thù địch và phân biệt đối xử đối

với người Do Thái với tư cách là một nhóm tôn giáo hoặc một nhóm chủng tộc.

Chủ nghĩa bài Do Thái tại Châu Âu thời cô đại dựa trên sự phân biệt tôn giáo chống lại người Do Thái Tôn giáo chính trong xã hội La Mã thời cô đại là tôn giáo đa thần và hoàng dé của La Mã được xem như một vị than Tuy nhiên, Do Thái giáo chi thờ một vị thần duy nhất là Thiên chúa và họ từ chối tôn thờ các vị thần khác Người

La Mã coi việc người Do Thái từ chối tôn thờ các hoàng dé của La Mã như một vi than

là biéu hiện của sự bất trung (Britannica, nd, Anti - Semitism)

Chủ nghĩa bài Do Thái tại Châu Âu thời cô đại cũng đến từ sự thủ địch của những

người theo Kito giáo đỗi với người theo Do Thái giáo Những người theo Kito giáo tại

Châu Âu thời cô đại và trung đại cho rằng người Do Thái chịu trách nhiệm về cái chếtcủa Chúa Jesus Khi Kito giáo trở thành quốc giáo của La mã vào thé kỷ IV, người DoThái ngày càng bị hạn chế quyền tự do Qua nhiều thé kỷ, định kiến của những người

theo Kito giáo về người Do Thai dan được phát triển Người Do Thái bị nhìn nhận như một nhóm người tham lam, quỷ quyệt, lạc hậu, lười biếng, ham tiền và ham muốn tinh đục quá mức (Yad Vashem, nd, Anti Semitism).

Sang thời trung đại, những người theo Kito giáo đã chỉ trích những người Do

Thái là “những kẻ phản loạn chống lại Chúa và là những kẻ giết Chúa ” (Paul J, 2020,

tr 338) Hau hết người Do Thái bị từ chỗi quyền của một người dân bình thường, họ bị cam giữ các chức vụ trong chính phủ và quân đội, đồng thời bị loại khỏi tư cách thành viên trong các hội đoàn và ngành nghẻ Vào thé ky XII, một số quốc gia Châu Âu buộc người Do Thái phải buộc tam vải hiệu màu vàng và họ bị đưa vào các ghetto - là những khu biệt cư dành riêng cho người Do Thái có tường cao bao xung quanh (Britannica,

nd, Anti - Semitism) Trên thực tế, người Do Thai vẫn được phép làm ăn buôn bán vào

ban ngày ở những nơi xa xôi bat tiện, ban đêm họ phải trở về các ghetto (Paul J, 2020,

tr 347) Những hình thức phân biệt người Do Thái trên đều được Dức Quốc xã áp dụng sau này.

Sang thế kỷ XVI, Martin Luther một giáo sĩ vùng Saxony (nay là một bang của

Dức) đã đề ra phong trào cải cách Kito giáo Luther đã diễn giải Kinh Thánh theo cáchcủa ông ay và phản đối các luật lệ của Giáo hoàng Người Do Thái đã hưởng ứng phongtrào cải cách tôn giáo của Luther (Paul J, 2020, tr 349) Thời gian đầu, Martin Luther

2 Chúa Jesus là những người theo đạo Do Thai và Kito giáo bắt nguồn từ sự dạy dé của người Do Thai vẻ thuyết

độc thắn, nhưng Do Thai giáo va Kito giáo đã trở thành đổi thủ của nhau ngày sau khí Chúa Jesus bị đóng đỉnh

bởi người Do Thái yêu cau xứ từ chùa Jesus.

Trang 17

đã bay to những thái độ tích cực với người Do Thái Tuy nhiên khi Luther khuyên người

Do Thái nên cải giáo theo Kito giáo, người Do Thái đã từ chối Năm 1543, MartinLuther đã viết một cuốn sách chỉ trích người Do Thái có tên là “Von der Juden undihren Lugen” (Về người Do Thái và những lời déi tra của họ) (Paul J, 2020, tr 350).Những quan điểm của Martin Luther đều được Đức Quốc xã sử dụng trong các bai tuyêntruyền chồng người Do Thái sau này Martin Luther đã dùng những ngôn từ va có nhữnglời kêu gọi đối xử cực đoan với người Do Thái Đầu tiên, ông kêu gọi phải đốt hết giáo

đường của người Do Thái, và phải chôn những tản tích của người Do Thái còn sót lại

xuống dat Sau đó người Do Thái sé bị xử lý, nhà của họ sé bị đập bó và phá hay Người

Do Thái sẽ bị cam ra đường và vao chợ, tải sản của họ sẽ bị tịch thu, rồi phái cho họnay đi lao động khô sai để kiếm cái ăn Cuối cùng, họ phải bị đuôi khỏi vùng Saxony*

(Paul J, 2020, tr 351) Bên cạnh đó, trong bài đả kích người Do Thái của minh, Luther

còn tập trung vào nghé nghiệp của người Do Thái, đặc biệt là nghề cho vay lãi Luther viết rằng:

Người [Do Thái] cho vay lãi là một tên trộm vả tên giết người Bất cứ ai ăn

hết, làm hong và đánh cắp đồ ăn của người khác, thì người [Do Thai] đó coi như phạm tội giết người, như bỏ đói một người hay hại chết người khác Người [Do Thái] cho vay lãi làm như vậy, và ngôi đó ung dung trên ghế khi lẽ ra phải bị

treo có trên giá, ăn cướp được bao nhiêu đồng thi dé cho bay nhiêu qua ria xác Chúng ta phải săn lùng, nguyễn rủa vả chặt đầu tắt cá những kẻ [Do Thái] cho

vay nặng lãi (Paul J, 2020, tr 352).

Đến cuối the ky XVII, đầu the ky XIX, tại Châu Âu xuất hiện Trào lưu Khai

sáng (Enlightenment) - một phong trào triết học dựa trên lý trí và khoa học thay cho nền

triết học kinh viện dựa trên những giáo luật của tôn giáo Đi kèm với trào lưu này là sự

tiễn bộ xã hội va chính trị Một số chính sách, phong tục và luật pháp của các chính phủ

tại Châu Âu tách biệt người Do Thái với xã hội thời trung đại dần được dỡ bỏ Tuynhiên, chú nghĩa bai Do Thái không biến mat, những nha tư tưởng trong Trào lưu Khaisáng không còn đô lỗi cho người Do Thái là những người giết Chúa Jesus, mà thay vào

đó một số người coi người Do Thái là một nhóm xa lánh xã hội, thực hành một tôn giáo nguyên thủy và mê tín (Paul J, 2020, tr 355).

Vào cuối thé ky XIX, sau những cuộc chỉnh phat của Hoàng để nước Pháp Napolcon I, chủ nghĩa dan tộc dân được hình thành ở Châu Âu Bên cạnh đó, việc nhữngngười Châu Âu đã thuộc địa hóa thành công các vùng đất tại Châu Mỹ, Châu Á và ChâuPhi đã củng có cho người Châu Âu răng “chủng tộc da tring” là một chủng tộc có tính

-ưu việt (United States Holocaust Memorial Museum, nd, Antisemitism in history: Racial antisemitism, 1875 -1945) Điều này được củng có khi nha tự nhiên học người

Anh Charles Darwin (1809 - 1882) công bố cuốn sách On the Origin of Species (Nguồn

Năm 1537, người Do Thai bị trục xuất khỏi Saxony và vào những năm 1540, người Do Thái bị đuôi ra khỏi

nhiều công quốc nói tiếng Đức.

Trang 18

về mặt sinh học đề đấu tranh chống lại nhau dé gianh không gian sống nhằm đảm bao

sự sông còn của họ Chỉ những “chung tộc” có phẩm chất vượt trội mới có thé giảnhchiến thắng trong cuộc dau tranh vĩnh cửu được thực hiện bằng vũ lực và chiến tranh

này (United States Holocaust Memorial Muscum, nd, Antisemitism in history: Racial antisemitism, 1875 -1945).

Dựa trên học thuyết của Darwin, một số nhà khoa học bai Do Thái cực đoan đã

tuyên bố rằng người Do Thái là “chang tộc” thấp kém trong quá trình tiền hóa của loài

người Họ lập luận rằng người Do Thái không chỉ truyền bá những ảnh hưởng độc hại

để làm suy yếu các quốc gia ở Châu Âu băng các phương pháp chính trị, kinh tế và

truyền thông, mà còn lây truyền những đặc tính di truyền xấu cho người Châu Âu

Những người Châu Âu bài Do Thái cực đoan cho rằng việc người Do Thái cổ gắng làm

suy yêu những người Châu Âu là một phan trong kế hoạch thống trị thé giới của người

Do Thái (Yad Vashem, nd, Anti Semitism).

Như vậy, vào cuối thế ky XIX, chủ nghĩa bài Do Thái tại Châu Au đã chuyên từ

sự phân biệt tôn giáo thành sự phân biệt chủng tộc Mặc dù người Châu Âu không còn xem người Do Thái như “nhimg người giết Chúa Jesus” Tuy nhiên, những người bai

Do Thái cực đoan vẫn dựa vào hình ảnh và khuôn mẫu tôn giáo dé xác định hành vi di

truyền của người Do Thái là những con người xấu xa, lừa lọc, và những đặc điểm củangười Do Thái được cho là đã được truyền tử thé hệ nay sang thế hệ khác Vì người Do

Thai không chi là một nhóm tôn giáo ma còn là một chủng tộc (Britannica, nd, Anti

-Semitism) Thế nên, chủ nghĩa bài Do Thái vẫn tiếp tục được phát triển tại Châu Âu

1.2 Chủ nghĩa bài Do Thái tại Đức, Áo - Hung từ cuối thế kỷ XIX đến trước tháng9/1939 và tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

1.2.1 Chủ nghĩa bài Do Thái tại Đức, Áo - Hung (cuối thé ky XIX - những năm đầu thé

các giống loài dé lập luận rằng dân tộc Aryan (người Đức) là dân tộc đứng đầu thé giới,

vượt trội hơn các dan tộc khác (Dohe C B, 2016, tr 37) Những người trong phong

Ý Thuyết tiển hóa cho rằng các giống loài tiễn hóa thông qua quá trình đấu tranh sinh tổn, trong đó giống loài nào

thông minh hơn, khỏe mạnh hơn, thích nghi với môi trường tắt hơn sẽ là giỏng loài tồn tại, giếng loài nào ốm yếu, kém thích nghỉ với mỗi trường sẽ bị đảo thai (Britannica, nd, Natural selection).

Trang 19

trào Volkisch thường coi người Do Thai là một “dan tộc xa lạ” thuộc một chủng tộc khác với người Đức (Joseph W B, 2000, tr 34).

Phong trào Volkisch đồ lỗi cho người Do Thai đã phá hoại lỗi sông truyền thông

của người Đức và tuyên bé rằng người Do Thái ở Đức không thực sự là một phan của

Người Đức Nam 1879, Wilhelm Marr (1819 -1904), một nhà văn người Duc, đã sử

dụng thuật ngữ “chủ nghĩa bài Do Thai” trong cuôn sách Chiến thắng của đạo Do Thái

trước nước Đức Wilhelm Marr lập luận rằng những người Do Thái tiếp thu văn hóa của nước Đức và sau đó sẽ phá hoại văn hóa truyền thông của nước Đức; họ sẽ làm hỏng “tat cá các tiêu chuẩn của người Đức, họ sẽ thông trị thương mại và kiểm soát nhiều hơn nữa vào các cơ quan nhà nước ” (Dohe C B, 2016, tr 60) Với tình hình

kinh tế khó khăn ở châu Âu vào giữa những năm 1870, những người nghèo và chú

doanh nghiệp nhỏ tại Đức bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Wilhelm Marr đã lo lắng vẻ tương lai của người Đức va thù ghét người Do Thai Trong các năm 1882, 1886, 1889, nhiều hội nghị bài Do Thái được tổ chức ở nhiều thành phó nói tiếng Đức (bao gồm các thành phố của Dé quốc Đức và Đề quốc Áo - Hung) Trong những năm cuối thể ky

XIX, tại Để quốc Đức, có các báo cáo về những vụ tan công bạo lực nhằm vào người

Do Thái và về các sinh viên có tư tưởng bài Do Thái ngăn cản các giáo viên Do Thái

giảng bai (Paul J, 2020, tr 556) Tại thành phố Vienna Dé quốc Áo - Hung, từ năm

1897 đến năm 1910, thị trưởng của thành pho Vienna là Karl Lueger (1884 - 1910), mét người được ghi nhận là bài Do Thai cực đoan Trong thời gian nắm quyền, Lueger đã loại bỏ người Do Thái khỏi các vị trí trong chính quyền thành phố và cắm họ làm việc trong các nhà máy ở Vienna cho đến khi ông qua đời vao năm 1910 (Polikov L, 2003,

tr 24).

1.2.2 Nguồn gốc chủ nghĩa bài Do Thái của Hitler

Chủ nghĩa bai Do Thái tồn tại trong xã hội Đề quốc Đức va Dé quốc Áo - Hung

đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến những người thuộc dan tộc Đức trong những nămcuối thé ky XIX, đầu thé ky XX Một trong những người tiêu biêu bị ảnh hướng mạnh

bởi chủ nghĩa bài Do Thái có thé ké đến lả Adolf Hitler.

Adolf Hitler ra đời năm 1889, tại thị tran Braunau, thuộc Dé quốc Áo - Hung

Từ năm 1900 đến năm 1905, Hitler học cấp hai ở thị tran Linz (nay thuộc nước Áo)

Trong thời gian này, cha của Hitler mat vào năm 1903 Năm 1907, Hitler có gắng thi

vào Học viện nghệ thuật tạo hình Vienna, nhưng ông đã trượt kỳ thi tuyên sinh Cùng

năm đó, mẹ của Hitler qua đời vì ung thư Năm 1908, Hitler chuyên tới Vienna (kinh

đô của Dé quốc Áo - Hung) Từ năm 1908 đến năm 1913, Hitler sống một cuộc sốngkhó khăn tại thành phố Vienna (Lê Phụng Hoàng, 2007, tr 3 - 9) Trong khoảng thời

gian Hitler sống tại thành phố Vienna thì chủ nghĩa bài Do Thái đang phát triển tại đây.

Trang 20

Trong tác phẩm Mein Kampf Ý, Hitler mô ta bản thân trở thành một người bài

Do Thái là kết quả của một cuộc dau tranh cá nhân lâu dai Hitler đã khang định trong

cuồn Mein Kampf rằng ông bắt đầu trở thành một người bài Do Thái khi ông đọc đượcnhững nội dung viết về người Do Thái là “một nhà đạo điển toan tỉnh, trơ tráo và cótrai tim da” gay ra té nan mại dam; rang thé giới âm nhạc và hội hoa là do người Do

Thái kiểm soát” trong những tạp chi có nội dung bài Do Thai (John T 2015, tr 83) Tạp chí bài Do Thái ma Hitler là độc giả thường xuyên là tạp chí của Lanz von

Licbenfels va tạp chí Ostara Dé tai có tính định kỳ của tạp chi Lanz von Liebenfels lànhững người Aryan (dân tộc Đức) phải “(hồng trị thể giới bằng việc tiêu diệt những ké

thù da đen và kẻ thù ô hợp về noi giống Kẻ thù 6 hợp noi giống bị coi là những kẻ thuộc

tang lớp dưới ” (John T, 2015, tr 84) Tạp chí Ostara thường có những nội dung kíchđộng nỗi sợ người đọc về sự kiểm soát trong thương mại, nghệ thuật, đời sdng, của

người Do Thai (John T, 2015, tr 85).

Kết qua của việc đọc các tạp chí bài Do Thái đã kích động tâm trang bai Do Thai

của Hitler Trong suy nghĩ của Hitler, người Do Thái không phải một con người đúng

nghĩa, người Do Thái là hiện thân của sự xấu xa gắn liên với các tệ nạn khiêu dâm, bóc lột người lao động Hitler cho rằng những tội ác của người Do Thái nhằm âm mưu

làm suy yếu dân tộc Aryan, sau đó là nô dịch người Aryan để trả thù cho vị thế thấp

kém của người Do Thái (Lê Phụng Hoàng, 2007, tr 13 - 14) Theo Lê Phụng Hoàng, Hitler đã kết tội người Do Thái mà không đưa ra bằng chứng cụ thê Hệ thông lập luận

bài Do Thái của Hitler không gắn liền với hiện thực (Lê Phụng Hoàng, 2007 tr 14)

Như vậy những quan điểm bài Do Thái đầu tiên của Hitler được hình thành khi ông

còn trẻ với việc ông bat đầu tiếp cận những những tư tưởng bai Do Thái tồn tại và pháttriển mạnh mẽ trong khoảng thời gian từ cuối thé ky XIX đến dau thể kỷ XX tại thànhphô Vienna

Năm 1910, Hitler thời điểm này đã 21 tudi, độ tuôi phải thực hiện nghĩa vụ quân

sự tại Dé quốc Áo - Hung Tuy nhiên, Hitler đã tìm cách né tránh lệnh thi hành nghĩa

vụ quân sự Năm 1913, Hitler chuyển đến thành phố Munich thuộc Dé quốc Đức Sau

đó chính quyền của Dé quốc Áo - Hung đã tìm thay Hitler và ra lệnh ông trình diện

Hitler được khám sức khỏe năm 1914 và được miễn nghĩa vụ quân sự vì lý do thiếu sức

khỏe Lý do sâu xa khiến Hitler không muốn phục vụ trong quân đội Dé quốc Áo - Hung

vì quân đội Dé quốc Ao - Hung quá tràn ngập người Do Thai (Thomas W, 2019, tr 4).

Theo William L Shirer, Hitler trốn nghĩa vụ quân sự không phải vì hèn nhát, mà vì

Hitler không muốn đứng cùng hàng ngũ với người Do Thái (William L S, 2008, tr

Trang 21

Nam 1914, khi cuéc Chién tranh Thé giới thứ nhất diễn ra, Hitler đã xin gia nhập

vào hàng ngũ quân đội Bayern”, thuộc Dé quốc Đức, cùng với Đề quốc Ao-Hung chiếndau với phe Hiệp ước do Pháp, Anh và Nga (sau đó Mỹ tham gia) đứng đầu Nam 1918,

Đề quốc Đức cùng đồng minh tuyên bố đầu hàng phe Hiệp ước Khi Đức đầu hang vào

tháng 11/1918, Hitler đang nằm trị thương trong bệnh viện quân đội Khi nghe tin quân

Đức đầu hàng, Hitler cùng đa số người Đức khác đã không chấp nhận được thực tế lànước Đức đã thất bại (William L S, 2008, tr 89) Hitler đã đã lý giải việc nước Đức

thất trận là do “thai độ hén nhát và sự phản bội của các chính khách song ở hậu

phương " (Lê Phụng Hoàng, 2007, tr 24) Hitler cho răng hau hết tất cả những côngchức déu là người Do Thái và những hing công chức người Do Thái trong chính phủđang có am mưu lật đỗ nước Đức Theo Hitler số người Do Thái trong quân đội Đứcchiến đấu ở tiên tuyến là quá ít (John T, 2015, tr 120) Tuy nhiên, sự đồ lỗi của Hitler

la không có cơ sở Bo năm 1916, quân đội Đức đã tiễn hành một cuộc điều tra din số người Do Thái trong quân đội Kết quả của cuộc điều tra này cho thấy, người Do Thái chiếm ty lệ rất cao trong quân đội nói chung và ở các vị trí chiến đấu ở mặt trận Tuy

nhiên, quân đội Đức sau đó đã che giấu kết quả của cuộc điều tra dân số với người dân

Đức (Richard J E, 2003 tr 150).

1.2.3 Chủ nghĩa bài Do Thái tại Đức và tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh

thé giới

Khi dé quốc Đức đang gặp that bại liên tiếp trong Chiến tranh Thé giới thứ nhất,

vào ngày 3/10/1918, hoàng dé Wilhelm II đã thành lập một chính quyền mới tai Berlin

do hoàng tử Maximilian làm thủ tướng Ngày 03/11/1918, một cuộc khởi nghĩa của

công nhân và thủy thủ diễn ra tại thành phô Kiel của Đức Sau đó các thành phố khác

lần lượt nỗ ra các cuộc khởi nghĩa va các Soviet’ được thành lập Ngày 09/11, công

nhân va binh lính tại Berlin tiến hành khởi nghĩa, hoàng dé Wilhelm II phải tuyên bố

thoái vị, thủ tướng Maximilian phải từ chức Nền cộng hòa tư sản được thành lập tại

Dức, thành viên của Đảng Dan chủ Xã hội (SPD) là Friedrich Ebert được bầu làm thủ

tướng Ngày 10/11, Hội nghị toàn thẻ lần thứ nhất của Soviet Berlin thông qua việc thành lập Chính phủ của Ebert Nhưng những người theo chủ nghĩa xã hội tại bang

Bayern (còn gọi là Liên đoàn Spartacus) đã yêu cầu xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và thành

lập một nhà nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa Từ ngày 31/12/1918 đến ngày01/01/1919, Đảng Cộng sản Đức được thành lập Ngày 06/02/1919, Quốc hội Đức họp

ở thị xã Weimar, Đến ngày 31/7/1919, Hiến pháp Weimar được thông qua, thể chế cộng

hòa được thiết lập tại Dức sau cuộc bầu cử năm 1919, Friedrich Ebert trở thành tôngthống đầu tiên của Cộng hòa Weimar

Ê Sau khi thông nhất vào năm 1871, Dé quốc Đức đã theo chế độ liên bang Dimg đấu chính quyển trung ương ở

Berlin là hoàng đề, đứng đầu mỗi bang là vua.

* Soviet trong tiếng Nga có nghĩa là "ủy ban”, một hình thức chính quyền của giai cập võ sản theo chủ nghĩa cộng

san.

Trang 22

Ngày 28/6/1919, chính phủ Đức đã ký kết Hòa ước Versailles tại nước Pháp, xác nhận thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thé giới thứ nhất, quân Đức phải bôi thường chiến tranhŠ cho các nước thang trận Những lệnh trừng phạt trong Hoa ước

Versailles đã lam cho nền kinh tế Đức suy yêu, đồng mark (đông tiên của Đức) bị lạmphat cao, đời song nhân dân khé khăn (Nguyễn Anh Thai, 2013, tr 80 - 81) Điều nay

đã làm cho đa số người Đức bất mãn Từ năm 1920 đến năm 1922, nhiều cuộc đình

công của công nhân diễn ra Bên cạnh đó tính đến cuỗi năm 1922 đã có gần 400 vụ ám

sát chính trị Các nạn nhân bao gồm các chính trị gia nôi tiếng như Matthias Erzberger,

người đã ký hiệp định đình chiến năm 1918, và Walther Rathenau, bộ trưởng ngoại giao

Đức (Britannica, nd, Germany from 1918 to 1945).

Bên cạnh đó, trong một bộ phận người bai Do Thai cực đoan tai nước Đức đã

đưa ra những lập luận không có căn cứ rằng sự thất bại của Đức trong chiến tranh và

những khó khăn ma nước Đức đang gặp phải là một phan trong kế lam suy yếu nước Đức của người Do Thái Họ cho rằng những sự kiện chính trị trước đây, bao gồm cuộc

Chiến tranh Thé giới thứ hai đều là kết quả của âm mưu kiểm soát thé giới của người

Do Thái (1ohn T, 2015, tr 142).

Vẻ Hitler, năm 1918, Hitler trở về Munich Tai Munich, Hitler được tuyén vao

làm phòng Báo chi của Cục Chính tri thuộc bộ chi huy quân khu thành phố Munich Một lần trong một lớp học chính trị của quân đội, Hitler đã phản biện một người có tư tưởng bênh vực người Do Thái Tư tưởng bai Do Thái của Hitler đã khiến cấp trên hải

long và Hitler đã được điều chuyên đến một trung đoàn khác với tư cách là một chính

trị viên Day là một bước ngoat trong sự nghiệp tham gia vào chính trị của Hitler (William L.S, 2008, tr 94) Một lần Hitler được nhận chỉ thị trả lời thư của một người bạn cùng học ở đơn vị huấn luyện dé nghị cung cấp những thông tin về mối đe doa của

người Do Thái Trong bức thư trả lời, Hitler đã sử dụng nhiều lời lẽ lăng mạ người DoThái Hitler cho răng chính phủ nên đưa ra những chính sách bài Do Thái, việc này bắtđầu với việc lay đi những đặc quyền đặc lợi nhất định của người Do Thái với lý do rằng,người Do Thái là một chủng tộc nước ngoài và mục đích cuối cùng của Hitler la xóa

bỏ dau vết của người Do Thái (John T, 2015, tr 173 - 174) Day là lần đầu tiên Hitler

đưa lòng hận thù người Do Thái vào một văn bản chính trị.

Trong năm 1918, Hitler gia nhập Dang Công nhân Đức (DAP) - một dang chính

trị có tư tưởng chong Do Thai (John T, 2015, tr 159) Đầu năm 1920, Hitler nhận công

việc tuyên truyền cho Đảng Công nhân Đức Ngày 24/02/1920, Hitler đã tổ chức một

buôi mít tỉnh tại một nhà hàng bia ở Munich với sức chứa 2000 người Trong bài diễn

Š Về bai thường chiến phí, nước Đức phải bdi thường 132 tỷ Mark cho các quốc gia thing trận Vẻ hạn chế vù

trang, nước Đức bị cắm schees tạo va sử đụng các vũ khí hang nặng, bộ bình Đức bị hạn chế xuống 100.000 người

{Lê Văn Quang, 2001, tr 143) Vẻ lãnh thé, nước Đức bị mat 10% đất đai ở châu Âu Tắt cá các thuộc địa của họ

ở nước ngoài (Davies N, 2021, tr 366)

Trang 23

thuyết, Hitler đã công bó Cương lĩnh gồm 25 điểm của Đảng Công nhân Đức (Xem phụ

lục II) Ngày 01/4/1920, Đảng Công nhân Đức (DAP) đôi tên thành Đảng Công nhân

quốc gia xã hội chủ nghĩa Đức (NSDAP), gọi tắt là Dang Quốc xã và thông qua Cuonglĩnh 25 điểm Theo Lê Phụng Hoàng, xét về thực chất cương lĩnh của Đảng Quốc xã chỉ

là “một mớ ho lon” dùng đề thuyết phục công nhân, nông dân và tiểu tư sản (Lê Phụng Hoang, 2007, tr 31).

ve van dé Do Thai, trong bảng Cương lĩnh 25 điểm, Dang Quốc xã kêu gọi tước

bỏ các quyền công dân của người Do Thái ở Đức và trục xuất hoặc lưu đày một số người

Do Thái ra khói nước Dức (Điều 4, Diéu 5, Diéu 6, Điều 8) Theo do, Dang Quốc xã

yêu câu những người Do Thái phái bị đối xử như những người thuộc chủng tộc khác,

người Do Thái bị từ chối quyền được nắm giữ bat kỳ một chức vụ nào của họ, chính

phủ phải trục xuất người Do Thái nếu chính phủ thấy không thé dam bảo đời sống cho toàn bộ dan số là người Đức va trục xuất ngay lập tức nêu những người Do Thái nay

nhập cư sau ngày 02/8/1914 (Phụ lục I) Như vậy, trong những năm dau Hitler diễn

thuyết, ông đã thé hiện rõ tư tưởng bài Do Thái của mình với công chúng Trong buổi

điển thuyết ngày 13/8/1920 tại Munich, Hitler diễn thuyết về dé tài “Tai sao chúng ta

lai chỗng những người Do Thai” Hitler gọi người Do Thái là những “ké hẻn hạ, vô đạo

đức, ăn bam”, “người Do Thái làm nho ban xã hội từ thời Trung Co” (John T, 2015,

tr 184 - 185) Hitler cho rằng người Do Thái là những người dau cơ tích trữ trong thị trường chứng khoán nên gây ra tình trạng lạm phát va cái đói tại nước Đức Ông nhận định “Chúng tộc người Do Thai là nguồn gốc của mọi moi de dọa Người Do Thai và

người Đức giống như nước với lửa” (John T, 2015, tr 184 - 187) Cuối cùng Hitlerkêu gọi những người dân Đức hãy cùng chống lại người Do Thái Những lập luận trên

của Hitler đã cho thay sự căm ghét của Hitler đối với người Do Thái phát triển thành

một triết lý chính trị

Sau buôi diễn thuyết ngày 24/02/1920, Hitler được công nhận là một diễn giả

xuất sắc và có sức lôi cuén trước công chúng (William L.S, 2008, tr 102) Thang

/1921, Hitler trở thành quốc trưởng (Fuhrer) của Đảng Quốc xã Đến năm 1923, Dang

Quốc xã đã có 56.000 thanh viên và một lực lượng bán quân sự là Sturmabteilung (gọitắt là SA) gồm 15.000 lính dé bảo vệ đảng (Yad Vashem, nd, National Socialism)

Sang năm 1923, tình hình nước Dức gặp nhiều biến động Theo Hòa ước

Versailles, tháng 8/1921, nước Đức phải bồi thường khoản phí 4 tỷ mark đầu tiên cho

các nước thắng trận (1 ty mark bằng tiền mat và 3 tỷ mark bằng hàng hóa trong tông số

tien phải bồi thường là 132 ty mark) (Lê phụng Hoàng, 2007, tr 44), điều này đã khiếntai chính nước Đức bị kiệt qué Sang năm 1922, nước Dức đã dé nghị các nước thắng

trận cho dời hạn bôi thường lên năm năm Nước Pháp cho rằng Đức không muốn bồi

thường nên tháng 01/1923, liên quân Pháp, Bi chiếm vùng Ruhr’ dé trừng phạt Đức.

? Vùng Ruhr là nơi sản xuất 90% than và 70% gang của toàn nước Đức (Nguyễn Anh Thái, 2013, tr 80).

Trang 24

Chính phủ Weimar đã kêu gọi người din vùng Ruhr đình công dé phản đối Pháp và Bi.

Đồng thời Chính phủ Weimar đã in tiền cấp cho người dân Hậu quả của việc làm này

là kinh tế nước Đức bị lạm phat" Vẻ mặt xã hội, giới tư sản Đức rất bat mãn với Chínhquyền Weimar Từ thang 8 đến tháng 10/1923, nhiều cuộc nổi dậy được hình thành déchống Chính quyền Weimar

Hitler đã nhận thấy sự bat mãn người dân Đức với Chính quyền Weimar Vaongày 0§ - 09/11/1923, Hitler và Đảng Quốc xã cùng lực lượng SA đã gây ra cuộc bạo

loạn ở quán bia Burgerbraukeller tại thành phó Berlin nhằm lật đồ Chính quyền Weimar

Cuộc biéu tình có vũ trang đã biến thành cuộc xung đột dam máu Cuối cùng cuộc bạoloạn của Hitler và Đáng Quốc xã đã bị cảnh sát của Chính quyền Weimar giải tán Sauthat bại của cuộc bạo loạn nay, Dang Quốc xã bị Chính quyền Weimar đặt ngoài vòng

pháp luật và Hitler bị kết án giam Trong khoảng thời gian ở tù, Hitler đã viết cuỗn sách Mein Kampf (Cuộc đầu tranh của tôi) Đây được xem là hệ tư tưởng vả cương lĩnh hành

động của Đảng Quốc xã về sau Cuốn sách Mein Kampf của Hitler có ba nội dung chính

Thứ nhất, theo Hitler sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc vào yếu tổ lãnh thd,

một quốc gia có lãnh thô càng rộng thì quốc gia đó càng phát triển Nếu một quốc gia

hưng thịnh thì đời sống người dân mới phát triển Như vậy nước Đức sau Chiến tranh

Thế giới thứ nhất kém phát triển là do lãnh tho nước Đức chật hẹp nên phải mở rộng

lãnh thô Thứ hai, Hitler gọi người Đức là chủng tộc Aryan thượng đăng, còn các dân

tộc khác là những kẻ thấp kém Thứ ba, dé xây dựng được Chủ nghĩa xã hội quốc gia của Đức thì toàn bộ người din phải đồng lòng xây dựng và cùng mở rộng bành trướng

lãnh thỏ Đề nước Đức có không gian sinh tồn rộng (Paul J, 2020, 675 - 678)

Sau thất bại năm 1923, Hitler nhận ra rằng muốn có được quyền lực phải thôngqua con đường bầu cử hợp pháp Ngày 20/12/1924, Hitler được tự do, sau đó Hitler đãbắt đầu xây dựng lại Đăng Quốc xã Tuy nhiên, việc có được quyền lực bằng con đường

hợp pháp của Hitler và Đảng Quốc xã vẫn còn những khó khăn Đó là do giai đoạn 1923

đến năm 1929, nước Đức đã thoát khỏi khúng hoang kinh tế, xã hội nhờ sự hỗ trợ của

Mỹ va các nước Tây Âu, nên kinh tế Đức giai đoạn này đã có sự phát triển Trong ngoại

giao, năm 1925, nước Đức đã ký hiệp ước Locarno (tại Thụy Sỹ) với Anh, Pháp, Ý,Tiệp Khắc, Ba Lan, Thụy Sỳ, Mỹ, qua đó Pháp và Bi rút quân khỏi vùng Ruhr Năm

1926, Đức được tham gia Hội Quốc Liên Chính những thành tựu trong điều hành đất

nước trên đã giúp cho quyền lực của Chính quyền Weimar được giữ vững, nhưng cũng khiến cho việc có được quyền lực của Đảng Quốc xã gặp khó khăn (Lê Phụng Hoàng,

2007, tr 63 - 64) Do đó, những bai viết, bài điễn thuyết công kích người Do Thái củaHitler đã giảm xuống trong giai đoạn năm 1923 - 1929, moi bận tâm của Hitler lúc này

là phát triển Đảng Quốc xã (John T, 2015, tr 379)

Mm Thang 01/1923, 1 USD đôi được 76,7 mark Đến thang 11/1923, 1 USD đổi được 4250 tỷ mark (Lê Phụng

Hoàng, 2007, tr 45)

Trang 25

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế quốc tế năm 1929 đã khiến tình hình nước

Đức bat ôn trở lại"! Lợi dụng tình hình nước Đức đang bat ồn, Hitler và Đảng Quốc xã

tiền hành kích động người dân Đức rằng người Do Thái là kẻ thù gây ra mọi bệnh tật

của nước Đức, bao gồm những that bại năm 1918, Hòa ước Versailles, các khoản bôi

thường lạm phát và cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra (Britannica, nd, Germany from

1918 to 1945) Bang khả nang diễn thuyết lôi cuén va những từ ngữ mj dân hợp lý của

Hitler đã thu hút được một bộ phận lớn dân chúng lo sợ bị hủy hoại bởi thảm họa kinh

tế và xã hội Hiệu qua của lời kêu gọi của Hitler được phản ánh qua danh sách thànhviên ngày cảng tăng của Dang Quốc xã từ 170.000 đảng viên năm 1929 tăng lên

1.378.000 đáng 1932 Trong cuộc bau cử năm 1932, với việc chiếm 37% phiếu bau,

Đảng Quốc xã trở thành đáng chiếm ảnh hưởng lớn nhất trong Quốc hội Đức(Britannica, nd, Germany from 1918 to 1945), Sau nhiều tháng từ chối đưa Hitler vào

chính phủ, tông thông Đức là Paul von Hindenburg (giữ chức tông thông từ năm 1925

đến năm 1933) đã trao cho Hitler quyền thành lập chính phủ và Hitler trở thành Thủ

tướng vào ngày 30/01/1933.

Trong năm đầu tiên nắm quyền, Hitler và Đảng Quốc xã đã nỗ lực đạt được sự

cai trị tuyệt đối cho dang của họ Sau sự kiện tòa nhà Quốc hội Đức bị cháy!?

(27/02/1933), ngày 23/3/1933, Hitler được trao quyền hành đặc biệt có chức năng tự lập pháp, do đó Hitler không còn bị ràng buộc bởi Quốc hội Đức Sau đó Hitler sau đó

đã ra đạo luật xóa bỏ các quyên tự trị của các bang (07/4), từng bước giải tán các chính

Đảng và các tô chức quần chúng, thanh trừng các phân tử đối lập trong Đảng Quốc xã

(Nguyễn Anh Thái, 2013, tr 102 - 104) Năm 1934, Tông thống Hindenburg qua đời va

Hitler lên nam quyên Sau đó Hitler thông qua một đạo luật sáp nhập chức tông thống

và thủ tướng va cho phép Hitler trở thành quốc trưởng của nước Đức Quốc xã Sau khi

Đảng Quốc xã giành được quyền, họ đã tập trung cải thiện nên kinh tế, giảm tỷ lệ thất

nghiệp, và bắt dau phát triển quân đội Đức trở lại Về đôi ngoại, tháng 10/ 1933 Hitler

tuyên bố rời hội nghị giải trừ vũ trang và rút khỏi Hội Quốc liên Da số người din Dire hai lòng với điều nay vì nền kinh tế Đức dang trên đà phát triển, nỗi nhục bại trận của

người Đức bị xóa bỏ, họ có niềm tin hơn về tương lai của nước Đức Quốc xã (Lê Phụng

Hoàng, 2007, tr 125).

- Đầu năm 1930, công ty bảo hiểm lớn thứ hai của Đức sụp đổ Ty lệ that nghiệp đã tăng lên 3 triệu người trong

suốt năm 1930 Đến năm 1932, số người thất nghiệp tại Đức là 6 triệu người Ngành công nghiệp Đức hoạt động

(Britannica, nd, Germany from 1918 to 1945).

Š Tuy Hitler đã được lim thú tướng, nhưng Dang Quốc xã vẫn chưa giành được da số vị trị trong Quốc hội Dức.

Do đó, Đáng Quốc xã đã i âm mưu cho một người Hà Lan đốt toa nha Quốc hội Dire (27/02/1933) Ngáy 28/2 một

ngày sau vụ hòa hoạn, chế độ đắc tài của Hitler bat đầu bằng việc ban hành sắc lệnh “Bao vệ Nhân dan và Nhà

nước”, loại bỏ mọi sự bảo vệ theo hiển pháp đỗi với ase quyền chỉnh trị, cá nhãn vả tải sản Ngày 23/3, Quốc hội

Đức thông qua Đạo luật kích hoạt, theo đó tắt cả quyền lập pháp của quốc hội được chuyển giao cho Chính phú

của Hitler.

Trang 26

Về các chính sách bài Do Thái, trong những năm đầu tiên nắm chính quyên,

Đảng Quốc xã đã dé ra những đạo luật cam người Do Thái làm việc trong các cơ quan công quyên, thông tin đại chúng, giáo dục và giải trí, trục xuất những người Do Thái nhập cư vao Đức từ sau ngảy 02/8/1914 Năm 1934, người Do Thái không được phép tham gia vào thị trường chứng khoán (Lê Phung Hoang, 2007, tr 125) Mục đích của các đạo luật này là thanh lọc các quan chức gốc Do Thái và cô lập người Do Thai trong

mọi lĩnh vực đời sông ở Đức

Tuy nhiên, chính sách bài Do Thái của Hitler và Đảng Quốc xã bị giới hạn bởi

hai yếu tô Một la, do nước Đức cần tái thiết nền kinh tế nhanh chóng, nên khi tịch thu

tai sản của người Do Thái và trục xuất người Do Thái không được gây gián đoạn cho

việc tái thiết nền kinh tế Thứ hai, nước Đức mong muốn tái vũ trang nhanh chóng Việcđồng nghĩa với việc phải tran an đư luận quốc tế bằng cách tránh những hình ảnh xấu

của Dire Quốc xã với người Do Thái Ngày 01/4/1933, một cuộc tay chay kéo dai một ngày đối với các cơ sở kinh doanh và cửa hàng của người Do Thái Vào lúc 10 giờ sáng, lực lượng SA của Đảng Quốc xã mặc đồng phục và có vũ trang được bồ trí trước mọi

cơ sở kinh doanh của người Do Thái; họ đã cố gang chặn tat cả khách hàng vào Sau đó lực lượng SS} (ghi tắt của Schutzstaffel nghĩa là đội phòng vệ), đại điện của chính phủ

sẽ giả vờ xử lý những hành vi chong lại người Do Thái Điều này cho thấy tính hai mặt

trong chính sách bài Đo Thái của Hitler, một mặt ông khuyến khích bạo lực theo cảm

xúc, không kiêm soát chong lại người Do Thái va và một mặt là sử dụng sự điều chỉnh của nhà nước, thê hiện qua sức mạnh pháp luật và cảnh sát để giả vờ ngăn chặn những hành vi trái pháp luật (Paul J, 2020, tr 686 - 687).

Tháng 9/1935, hai đạo luật riêng biệt được Đức Quốc xã thông qua được gọichung là Luật Nuremberg bao gồm: Luật công dân Đề chế vả Luật bảo vệ Dòng máuĐức và Danh dự Đức Hai bộ luật nay thé hiện nhiều lý thuyết về chủng tộc lam nên

tang cho hệ tư tưởng của Đức Quốc xã và cung cấp khuôn khô pháp lý cho cuộc đàn áp

người Do Thái có hệ thông ở Đức

Theo Luật công dân Đề chế, chỉ những người có đòng máu Dức thuần chủng

hoặc cùng huyết thống với người Đức mới có thẻ là công din Đức Một sắc lệnh bô

sung được công bố vào ngày 14/11 đã xác định ai là người Do Thái và không phải là

người Do Thái Đức Quốc xã bác bỏ quan điểm trước đó cho rằng người Do Thái là

thành viên của một cộng đồng tôn giáo, văn hóa Thay vào đó, Đức Quốc xã tuyên bố

người Do Thái là một chủng tộc Đề xác định người Do Thái là một chủng tộc Đức

1Š Là một tổ chức bán quan sự của Chính phủ Đức Quốc xã được thành lập năm 1931 SS được edu thành từ hai

nhóm chính là Allgemeine SS (SS Tổng quat) và Waffen-SS (SS Vũ trang) Allgemeine SS dam nhiệm thực thi

chinh sách ching tộc của Đức Quốc xã va giữ gin trật tự chung, còn Waffen-SS bao him những don vị chiến dau

trong quản đội Đức Quốc xã Bộ phan thứ ba của SS là SS-Totenkopfverbande điều hành các khu biệt cư va trai

hanh quyết Các phân nhóm bé sung của SS bao gỗm Gestapo (cảnh sát mật} va Sicherheitsdienst (SD, Sở An

nình) dam trách truy lùng những kẻ thù của nhà nước, đập tắt mọi hành vi chống đối, giám sát lòng thành của

nhân dan và cung cap thông tin tỉnh báo trong va ngoài nước.

Trang 27

Quốc xã đã dựa vào pha hệ gia đình dé xác định chủng tộc Những người có thé hệ ông

ba sinh ra trong cộng đồng tôn giáo Do Thái đều là người Do Thái Tình trạng chủng

tộc của người Do Thái được truyền lạt cho con cháu của họ Theo luật, người Do Thái

ở Đức không phải là công dân của Đức Quốc xã Điều này tước bỏ các quyên chính trịcủa người Do Thai từ Reichsburger (công dân của Dé chế Đức Quốc xã, giống như

người Aryan) thành Staatsangehorige (than dân nha nước) Người Do Thái không được

xem như lả một công dân của Đức Quốc xã và họ bị xem như là những người có địa vi

thấp kém hơn người Aryan (Xem Phụ lục IID)

Theo luật bảo vệ Dòng máu Đức và Danh dự Dức cam kết hôn giữa người Do

Thái và người Aryan, vì điều này sẽ lam “6 ué chủng tộc” (Rassenschande) Aryan Luật

cũng cắm người Do Thái thuê những nữ giúp việc người Đức dưới 45 tuôi vì cho rằngdan ông Do Thai sẽ ép những người giúp việc đó phạm tội “6 ué chủng tộc” Ngoài ra,

người Do Thái bị cắm treo quốc kỳ của Đức Quốc xã (Xem Phụ lục IV).

Luật Nuremberg không chỉ cung cap một cơ chế pháp lý hợp pháp dé Đức Quốc

xã loại trừ người Do Thái khỏi xã hội của người Đức, mà còn cung cấp cho Đảng Quốc

xã một lý đo hợp lý vẻ các cuộc bạo loạn và bắt giữ chống Do Thái mà họ đã thực hiện

trong những tháng trước đó Dựa trên nên tảng các điều khoản của luật Nuremberg,

quyền công dân của người Do Thái dan bị tước đoạt Người Do Thái bị cam vào các

trường đại học, các điển viên Do Thái bị đuôi khỏi rạp, tác phẩm của tác giả Do Thái bị nhà xuất bản từ chỗi và người Do Thái bị cắm trong lĩnh vực báo chí (Paul J 2020 tr.

Quốc xã sẽ tra tan, bắt giữ làm tin đến khi chịu bán đồ với giá rẻ (Paul J, 2020 tr 691)

Trong năm 1938, Bộ trưởng Kinh tế Đức Quốc xã Walter Funk công bê chính quyền đã

quốc hữu hóa được tài sản của người Do Thái với trị giá là 2 triệu mark (Yad Vashem,

nd, Holocaust Timeline).

Ngày ngày 07/11/1928, một quan chức đại sứ quán Đức ở Paris, Pháp tên la Ernst

von Rath bị ám sát bởi một người tị nạn Do Thái gốc Ba Lan tén là Herschel Grynszpan.

Đức Quốc xã lợi dụng vụ ám sát này như một cái cớ dé phát động cuộc thảm sát người

Do Thái diễn ra từ ngày 09 đến ngày 10/11/1938 Sự kiện nay được gọi là

Knistallnacht'' Trong cuộc thảm sát người Do Thái nay, 91 người Do Thái đã bị sát hại,

1Ê Kristallnacht trong tiếng Đức có nghĩa là “Đêm pha lẻ" Một số tải liệu tiếng Việt gọi sự kiện này là “Dém của

những manh va", Sự kiến có tên gọi như vậy là bat nguồn từ những mảnh thủy tỉnh vỡ nằm rải rác trên đường pho sau khi cửa kính của các cửa hing, toa nha, va giáo đường của người Do Thai bị dap phá.

Trang 28

hơn 1.400 giáo đường Do Thái trên khắp nước Đức và Ao bị đốt cháy, các cửa hang và

cơ sở kinh doanh do người Do Thai làm chủ bị cướp bóc và phá hủy (Yad Vashem, nd,

Kristallnacht) Hitler tạo cho mọi người ấn tượng rằng ông không hề biết gì về cuộcthảm sat Hitler tuyên bố điều nay là ngoài ý muốn của ông và cam kết cham dứt cuộcthảm sát (John T, 2015, tr 872) Bat chấp những cam đoan của Hitler, các cuộc thảmsát người Do Thái vẫn tiếp diễn và đến ngày 12/11, ước tính có 20.000 người Do Thái

đã bắt giam vảo các khu biệt cu (John T, 2015, tr 874) Chính phủ Đức Quốc xã đã

yêu cầu những người Do Thái phải chi tra | tỷ mark tiền bôi thường cho những tai sản

bị phá hủy trong cuộc thám sát (John T, 2015, tr 875).

Sau khi cuộc thảm sát người Do Thái kết thúc, Đức Quốc xã đã tiếp tục thực hiệncác biện pháp chống Do Thái Quá trình Aryan hóa nhằm chiếm đoạt tài sản của người

Do Thái được tăng cường và người Đức đã thành lập Văn phòng trung ương về đi cư

Do Thái dé trục xuất người Do Thái rời khỏi Đức Quốc xã Ngày 27/10/1938, Đức Quốc

xã đã tiền hành vụ trục xuất những người Do Thái có quốc tịch Ba Lan Linh SS chở trẻ

em, người già và người bệnh qua biên giới Ba Lan; hầu hết họ tập trung tại các chuồng

ngựa bó hoang gan thị tran biên giới Zbaszyn, Ba Lan (Yad Vashem, nd, Kristallnacht).

Nhìn chung chính sách chống người Do Thái tai Đức trong giai đoạn 1933 - 1939

của Đức Quốc xã hoạt động ở hai cấp độ cơ bản Một là Đức Quốc xã đã thực hiện các

biện pháp pháp lý nhằm trục xuất người Do Thái ra khỏi xã hội và tước bỏ các quyền

va tai sản của họ Thứ hai, Đức Quốc xã tham gia vào các chiến dịch kích động, lạm

dụng khủng bố và bạo lực ở các mức độ khác nhau Mục tiêu duy nhất của Đức Quốc

xã khi thực hiện các chính sách chống người Do Thái là khiến người Do Thái rời khỏi

nước Đức.

Trong nửa cuối thập niên 30 của của thể kỷ XX, chính sách đối ngoại nước Đức

Quốc xã ngày càng thê hiện sự hiểu chiến Mục tiêu của các chính sách đối ngoại nước

Đức Quốc xã là nhằm tái lập vị thế của Đức trên thé giới Theo đó, Đức Quốc xã muốnchấm dứt những nỗi nhục nhã khi tham dự Hòa ước Versailles, chăng hạn như xóa bỏ

vùng phi quân sự Sông Rhine và cham đứt những hạn chế về vũ khí và quân đội của Đức Một mục tiêu khác của Đức Quốc xã là mở rộng không gian sinh tôn của người

Dức về phía đông (Britannica, nd, Germany from 1918 to 1945), Năm 1935, Hitler xóa

bỏ hạn chế về không quân, tiền hành tông động viên thành lập 36 sư đoàn!Š, Năm 1936,

Đức Quốc xã tiễn quân vào khu phi quân sự sông Rhine và ký với Nhật Bản hiệp ước

chống công sản (năm 1937, Ý tham gia hiệp ước này) Sau đó Đức đã liên tiếp sáp nhập

Áo (1938) và Tiệp Khắc (3/1939) và Dức Trong năm 1939, Đức tiễn hành chuẩn bị

một cuộc xâm lược vào Ba Lan, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hành độngthảm sát người Do Thai của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong suốt Chiến tranh Thé giới

thứ hai.

1S Một sư đoản có quy mô từ 10.000 đến 25.000 binh lính.

Trang 29

1.3 Tình hình người Do Thái tại Ba Lan trước tháng 9/1939

Người Do Thái di cư đến Ba Lan lần đầu tiên vào the ky XI Những người DoThai đầu tiên tại Ba Lan có nguồn gốc từ những người Do Thai sinh sống đọc vùngSông Rhine, nơi tiếp giáp giữa Đức và Pháp ngày nay (Simon D, 2001, tr 45) Tronghầu hết thời kỳ Trung đại, người Do Thái tại Ba Lan có cuộc sống yên ồn tại Ba Lan

Trong các thế kỷ XI, XII người Do Thái đã định cư khắp Ba Lan Chính quyên Ba Lan thời điểm nay đã tiền hành các hành động bảo hộ cho người Do Thai, cam các hành vi

bao lực chống lại người Do Thái Bởi người Do Thái đóng một vai trỏ lớn trong nên

kinh tế của Ba Lan thời điểm này Việc tìm thấy những đồng tiền Ba Lan thể kỷ XH so

khắc tiếng Do Thái đã chứng minh người Do Thái đã tự khăng định được giá trị của họ tại Ba Lan (Simon D, 2001, tr 62 - 65).

Vào cuối thé kỷ XI, đầu thế ky XIII, cả Châu Âu nỗi lên phong trảo bai Do Thái bởi thành kiến của người người theo Kito giáo chống lại người theo Do Thái giáo Điều này được thé hiện qua việc ở một số quốc gia Châu Âu, người Do Thái phải buộc tam vai hiệu màu vàng và họ bị đưa vào các ghetto Tuy nhiên, người trị vị Ba Lan lúc này

là Công tước Đại Ba Lan Boleslaw the Pious (1224 - 1279) đã ban hành Quy chế Kalisz

vào năm 1264, trao cho người Do Thái tại Ba Lan sự bảo vệ đặc biệt chong lai sw phan

biét đối xử tại Ba Lan Chăng hạn như Ba Lan sẽ thành lập một tòa án riêng biệt dànhcho các van dé hình sự khác liên quan đến người theo đạo Kito giáo và người Do Thái

nhằm tránh sự phân biệt đối xử của người Do Thái Nhờ quy chế nay, những thương

nhân, thợ thủ công đã đến làm việc tại Ba Lan (Simon D, 2001, tr 70 - 72) Quy chếnay được duy trì tại Ba Lan cho đến giữa thé ky XVI Vào thế ky XVI, khoảng 80%người Do Thái trên toàn thế giới sống ở Ba Lan, nơi họ được hưởng quyền tự chủ và

khoan dung tương đối, đồng thời phát triên một đời sông văn hóa va xã hội phong phú

(George S, 2003, tr 79) Trong các thế kỷ XVI, XVII, những người Do Thái ở các quốc

gia khác khi bị trục xuất đã di cư đến Ba Lan do người Do Thái tại Ba Lan được hướng

một chính sách tôn giáo khoan dung và quyền tự chú theo luật định xã hội của Ba Lan

trong một thời gian đài (Đặng Hoang Xa, 2016, tr 64 - 65)

Cuộc sống yên bình của người Do Thái Ba Lan bị de dọa vào cudi thé kỷ XVII,

khi Ba Lan bị các nước Nga, Phé và Ao chia cắt Với việc Nga kiểm soát các khu vực

rộng lớn của Ba Lan, hau hết người Do Thái Ba Lan đã sống một cuộc sông khó khăn

dưới sự cai trị của Nga Chính sách đành cho người Do Thái của Nga tỏ ra khắc nghiệt hơn đối với người Do Thái so với chính sách cai trị của người Ba Lan Các chính sách

của Sa hoàng đối với người Do Thái ở Ba Lan là sự xen kẽ giữa các quy tắc khắc nghiệt

và các biện pháp khuyến khích người Do Thái cải đạo từ Do Thái giáo sang Chính thống

giáo! (Walter L, 2001, tr 487) Chang hạn như nam 1804, Sa hoàng Alexander I ban

hanh “Quy ché lién quan dén người Do Thai” nham day nhanh qua trinh đồng hóa dân

16 Chính thống giáo là một nhánh của Kito giáo phô biến tai các quốc gia Đông và Trung Âu.

Trang 30

số Do Thái mới của Đề quốc Nga Người Do Thái Ba Lan được phép thành lập trường

học với chương trình giảng dạy bằng tiếng Nga, tiếng Đức hoặc tiếng Ba Lan Họ cóthê sở hữu đất đai ở các vùng lãnh thô sáp nhập từ Ba Lan Tuy nhiên, họ cũng bị hạnchế cho thuê tải sản, giảng dạy bằng tiếng Do Thái và nhập cảnh vào Nga, những người

Do Thái tại Ba Lan phải song trong một khu định cư riêng biệt gọi là Pale (Domnitch

L, 2003 tr 11) Tại các vùng Ba Lan bị Phé va Áo chiếm đóng, người Do Thái Ba Lan cũng phải sống trong một khu định cư riêng biệt gọi là Ghetto.

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế ký XX, những người Do Thái vào các cuộc khởinghĩa Ba Lan nhằm chéng lại chế độ Sa Hoàng vì sự độc lập của Ba Lan Năm 1917,sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười tại Nga, chính phủ Nga Soviet đã côngnhận nên độc lập cúa Ba Lan Vào ngày 08/01/1918, Tổng thông Mỹ Woodrow Wilson

đề xuất Chương trình 14 điểm Tại điểm số 13, Tổng thống Mỹ Wilson tuyên bố rằng

cần phục hưng nha nước Ba Lan độc lập và có quyền tiếp cận biển (Nguyễn Anh Thai,

2013, tr 67).

Sau Thế chiến thứ nhất, Ba Lan trở thành một quốc gia độc lập với nhiều dan

tộc, ngoài người Ba Lan còn có những dân tộc thiểu số khác như người Ukraine, người

Do Thái, người Belorussia, người Lithuania và người Đức Tuy nhiên, chủ nghĩa dân

tộc Ba Lan ngày càng gia tăng khiến Ba Lan trở thành nơi thù địch đối với nhiều người

Do Thái Một loạt các cuộc thảm sát và luật phân biệt đối xử là dấu hiệu của chủ nghĩa

bai Do Thái ngày cảng gia tăng Theo đó, từ năm 1918 đến năm 1921, đã có 130 cuộc thảm sát người Do Thai đã xảy ra trên lãnh thô Ba Lan Lý do của những cuộc tan công

nay là do người Ba Lan cho rằng người Do Thái đang kiểm soát nền kinh tế Ba Lan vànhiều người Do Thái theo chế độ cộng sản (sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất người Ba

Lan không có thiện cảm với người Nga và có mỗi quan hệ ngoại giao xấu với Chính quyền Nga Soviet) (Cichopek C & Anna G, 2021, tr 192).

Sau cuộc khủng hoáng kinh tế thé giới năm 1929, nén kinh tế Ba Lan bị ảnh

hưởng nghiêm trọng Người Ba Lan đã đồ lỗi cho người Do Thái Ba Lan là những người gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế này Một phong trào tay chay các cơ sở kinh doanh của người Do Thái, tắn công các sinh viên người Do Thái đã diễn ra tại Ba Lan Tuy

chính phủ Ba Lan không ban hành những đạo luật chống lại người Do Thái, nhưng

chính phủ Ba Lan không phản đối những hành động phân biệt đối xứ vẻ kinh tế đối với

người Do Thai (Simon D, 2001, tr 82).

Năm 1934, Ba Lan ký hiệp ước không xâm phạm với Đức Sau sự kiện nay

những tư tưởng bài Do Thái trong tuyên truyền của Đức Quốc xã đã trở nên pho biếnhơn trong nên chính trị Ba Lan (Haynes R & Randy M, 2011, tr 97 - 99) Vào nửa saunhững năm 30 của thế kỷ XX, các cuộc tây chay kinh tế và các cuộc tấn công chống lại

người Do Thái tại Ba Lan trở nên thường xuyên hơn, với các cuộc thảm sắt xảy ra ở nhiều thị tran khác nhau Từ năm 1935 đến năm 1937, 79 người Do Thái đã thiệt mạng

và 500 người bị thương trong các vụ bạo lực chong Do Thai (Haynes R & Randy M,

Trang 31

2011, tr 109) Năm 1938, chính phủ Ba Lan đã thu hồi quyền công dân Ba Lan của hàng chục nghìn người Do Thái gốc Ba Lan đã sông ở nước ngoài trong một thời gian

đài Bởi chính phủ Ba Lan lo ngại rằng nhiều người Do Thái gốc Ba Lan sống ở Đức

và Áo sẽ trở về Ba Lan hang loạt dé thoát khỏi các biện pháp chong Do Thái đang diễn

ra tại Đức và Áo (Haynes R & Randy M, 2011, tr 130)

Mặc dù người Do Thái Ba Lan phải chịu sự phân biệt đối xử trong khoảng thời

gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Nhưng tính đến trước khi Đức Quốc xã xâmlược Ba Lan năm 1939, người Do Thái vẫn là cộng đông thiểu số lớn nhất ở Ba Lan

Có 3,3 triệu người Do Thái sống tại Ba Lan vào năm 1939, chiếm 10% dân số Ba Lan

(Yad Vashem, nd, Holocaust Timeline)

1.4 Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan (tháng 9/1939)

Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Ba Lan là một phan lãnh thé của Nga, Đức

va Ao Sau sự thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) va sự thất bại

của Dé quốc Đức cùng Đề quốc Áo - Hung trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, nước

Cộng hòa Ba Lan được thành lập sau khi ky Hoa ước Versailles, Đức phải trao tinh

Poznan và vùng Thượng Silesia cho Ba Lan Và dé tạo một hành lang ra biển cho Ba

Lan, các nước thắng trận đã yêu cầu Đức dé thành phố Danzig thành thành phố tự do đặt dưới sự quản lý của Hội Quốc liên và Ba Lan được quyên khai thác kinh tế tại đây Điều này khiến cho người dân Đức bất mãn (Lê Phụng Hoàng, 2007, tr 136 - 137).

Khi mới nam quyên, Hitler lúc đầu có chính sách thân thiện với Ba Lan Nam

1934, Đức Quốc xã và Ba Lan ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau nhằm làm suy

yếu môi quan hệ giữa Ba Lan và Pháp Tuy vay, Ba Lan vẫn rất lo ngại trước sự ảnhhưởng ngảy càng tang của Đức Quốc xã tại thành phố Danzig Nam 1935, Ba Lan tiếptục tăng cường quan hệ với Pháp với tỉnh toán rằng việc duy trì quan hệ với Đức Quốc

xã và Pháp sẽ đảm bảo nên độc lập của Ba Lan (Lê Phụng Hoang, 2007, tr 136 - 154).

Đức Quốc xã đã có gắng xoa địu sự nghỉ ngại của Ba Lan Kết quả là Ba Lan đã giữ

thái độ trung lập trước mọi động thái ngoại giao của Dức Quốc xã năm 1938, 1939 (bao

gồm việc sáp nhập Áo và Tiệp Khắc) Theo Lê Phụng Hoàng, với thái độ trung lập của

Ba Lan trước những hành động banh trướng của Đức Quốc xã những năm 1938, 1939

sẽ khiến Ba Lan phải “tra giá đắt cho những hành động thiểu sáng suốt của ho” (Lê

Phụng Hoàng, 2007, tr 136 - 155).

Với thé giới quan dựa trên sự phân biệt chủng tộc trong cuốn sách Mein Kampf,

Hitler cho rằng để nước Đức trở nên mạnh mẽ thì người Đức cần mở rộng không gian

sinh tồn về phía đông và rộng hơn là toàn bộ Châu Âu Trong đó, Ba Lan là quốc gia

láng giéng phía đông của Đức va cũng là nơi có vị thế chiến lược dé tan công Liên Xô

sau này Đến tháng 3/1939, Đức Quốc xã đã thành công trong việc sáp nhập Áo và Tiệp

Khắc Ba Lan sẽ là quốc gia tiếp theo bị Đức xâm chiếm N gày 28/4, Đức Quốc xã rút

khỏi hiệp ước không xâm phạm với Ba Lan Với chủ trương tan công các nước Tây Âu

trước, Đức Quốc xã đã dé nghị Liên Xô ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Ngày

Trang 32

23/8/1939, Liên Xô và Đức kí Hiệp ước không xâm phạm Xô - Đức (Hiệp ước Molotov

- Ribbentrop) được ký kết Kèm theo là đó là một biên bản bí mật phân chia vùng đệm giữa Đức Quốc xã và Liên Xô (Lê Phụng Hoàng, 2007, tr 208 - 210) Ngày 31/8/1939,

Hitler ký “Chỉ thị số 1 về việc chi đạo chiến tranh”, xác định thời điểm bắt đầu tắn công

Ba Lan là 4 giờ 4Š phút sang ngày 01/9/1939 (William L S, 2007, tr 587).

Rang sáng ngày 01/9/1939, Đức Quốc xã tan công Ba Lan Đây là sự kiện bắt

đầu cuộc Chiến tranh Thẻ giới thử hai và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hoạtđồng thám sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan Sau một tuân, 35 sư đoàn

của quân đội Ba Lan đã bị hạ Ngày 15/9, Chính phủ Ba Lan phải tj nạn sang Romania Ngày 17/9, Liên Xô xâm lược Ba Lan từ phía đông Trong vòng chưa day ba tuần, Đức

Quốc xã đã hoàn tắt việc xâm chiếm Ba Lan

Tiểu kết chương |

Nguồn gốc đẫn đến hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba L.an (1939 - 1945) có những ý chính sau đây:

Thứ nhất, tư tưởng bài Do Thái đã được hình thành từ thời cô đại và tồn tại xuyên

suốt đến đầu thời kỳ hiện đại tại Châu Âu, qua thởi gian, một hình ảnh về người Do

Thái là một dân tộc xấu xa được khắc sâu vả tâm trí và tư tưởng của một bộ phận người Châu Âu Thời cô đại, người Do Thái trong mắt người Châu Âu là những người bat trung khi người Do Thái từ chối tôn thờ các hoàng dé của La Mã như một vi than, bởi đặc trưng tôn giáo của người Do Thai là chỉ thờ Thiên chúa Đến khi Kito giáo trở thành

quốc giáo của La mã vào thé kỷ IV, người Do Thái bị chỉ trích là “nhitng kẻ phan loạnchong lại Chúa và là những kẻ giết Chia” Người Do Thái bị nhìn nhận như một nhóm

người lừa lọc trong kinh doanh tham lam, quỷ quyệt lạc hậu, lười biếng, ham tiền và

ham muốn tình dục Hình ánh này của người Do Thái được duy trì mạnh mẽ trong tâm

trí của những người theo Kito giáo trong suốt thời kỳ trung đại vả vẫn tồn tại trong thời

kỳ hiện đại Sang thời kỳ Phục hưng, hình ảnh của người Do Thái có cải thiện trong

thời gian đầu của phong trảo cải cách Kito giáo do Martin Luther khởi xướng Tuy

nhiên, hình ảnh người Do Thái lại trở nên xấu đi trong suy nghĩ của Martin Luther Điều nảy vẫn xuất phát từ mâu thuẫn giữa Kito giáo của Martin Luther và Do Thái giáo khi

những người Do Thái từ chối cải đạo Đến cuối thế ky XVIII, đầu thế ky XIX, tại Châu

Âu xuất hiện Trào lưu Khai sáng Người Do Thái không còn bị gan với hình ảnh là

những người giết Chúa Jesus, mà thay vào đó một số người coi người Do Thái là một nhóm xa lánh xã hội, thực hành một tôn giáo nguyên thủy và mê tín Nhiều ý tưởng và

hình thức phân biệt người Do Thái tại Châu Âu trong thời kỳ cô trung đại đã trở thành

cảm hứng cho Đức Quốc xã thực hiện những chính sách nà hoạt động thảm sát người

Do Thái tại Ba Lan sau này như tước các quyền cơ bản của người Do Thái, xây dựng

các khu biệt cư, người Do Thái phải buộc tắm vải hiệu màu vàng, trục xuất

Thứ hai, sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã khuyến khích cho những

hành động chồng lại người Do Thai Vào thé kỷ XIX, sự trỗi day của chủ nghĩa dân tộc

Trang 33

tại Châu Âu đã làm gia tăng sự trỗi đậy của chủ nghĩa bài Do Thái Chiến tranh Thếgiới thứ nhất (1914-1918) đã củng cô những cảm xúc về chủ nghĩa dân tộc trên khắpchâu Âu Năm 1918, nước Đức thua trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất Da sốngười dân Đức bao gồm cả Adolf Hitler cảm thấy nhục nhã và bat mãn Đề xoa địu sự

nhục nhã và bat mãn, người Đức đã đô lỗi cho người Do Thái Đa số người Đức tin rằng

quân đội Đức không thua trong Chiến tranh thé giới thir nhất trên chiến trường ma nước

Đức thưa trận là do sự phản bội của người Do Thai Lợi dụng chủ nghĩa dân tộc đang

phát triển mạnh mẽ trong xã hội Dức, Hitler và Đảng Quốc xã tiến hành kích động người

dan Đức rằng người Do Thái là kẻ thù gây ra mọi bệnh tật của nước Đức, bao gồm

những that bại năm 1918, Hòa ước Versailles, các khoản bồi thường, lạm phát và cuộc

suy thoái kinh tế đang diễn ra Điều này cũng được thẻ hiện tại Ba Lan Sau cuộc khúng

hoảng kinh tế thé giới năm 1929, nền kinh tế Ba Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng Người

Ba Lan đã đỏ lỗi cho người Do Thái Ba Lan là những người gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế Đây sẽ là một lý do đẻ giải cho việc người Ba Lan hợp tác với Đức Quốc xã trong các hoạt động thảm sát người Do Thái sau nay.

Thứ ba, sự xuất hiện của Học thuyết Darwin năm 1859 đã trở thành một cơ sở

cho những người bài Do Thái cực đoan lạm dụng trọng việc đưa ra những kết luận như

con người có nhiều chủng tộc khác nhau, có một số chủng người ưu việt hơn chủng

người khác Hitler và Đức Quốc xã sau đó đã sử dụng sự phô biến Học thuyết của Darwin như một cơ sở khoa học biện minh cho ý tưởng của họ rằng người Aryan là

chủng tộc cao quý và cần được phân biệt với chủng tộc thấp kém là người Do Thái Do

đó người Do Thái cần phải bị tiêu diệt Trên cơ sở đó, sau khi xâm chiếm Ba Lan, Đức

Quốc xã thực hiện các chính sách chống Do Thái vả cuối cùng dẫn đến việc người Do

Thai bị giết người hang loạt.

Cuỗi cùng, với vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc xã va là quốc trưởng của nướcĐức Quốc xã, Adolf Hitler đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện dẫn đến các hoạt

động thảm sát người Do Thái tai Ba Lan Với một người bài Do Thái cực đoan như Hitler, sau khi lên nắm quyền tại Đức năm 1933, Hitler cùng Đảng Quốc xã đã thực hiện những chính sách chống lại người Do Thái, Ngoài ra, các chính sách banh trướng

của Hitler như mở rộng không gian sinh tồn cho người Dức đã đưa Châu Âu và thé giới

vào cuộc Chiến tranh Thẻ giới thứ hai Sự kiện Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan vào tháng 9/1939 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với

người Do Thái tại Ba Lan nói riêng và nhân dan thé giới nói chung

Trang 34

-Sau khi Đức Quốc xã xâm chiếm Ba Lan, vào ngày 19/9/1939, các vùng lãnh thé

Ba Lan từng là của Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thành phố Danzig đềuđược sáp nhập vào Đức Quốc xã, bao gồm vùng Zichenau!”, thành phố Danzig, tinh

Poznan, phía đông vùng Thượng Sidelia (Grune W & Osterloh J, 2015, tr 4 - 6) Tai những vùng lãnh thô của Ba Lan ma Đức Quốc xã chiếm được có gan 2 triệu người Do

Thai dang sinh sống Riêng ở những vùng lãnh thé Ba Lan mà Đức Quốc xã sáp nhậptrực tiếp vào lãnh thô có gần 600.000 người Do Thai dang sinh sống (Paul J, 2020,

694).

Dé ôn định tinh hình an ninh ở những ving chiếm đóng vả thực hiện những chính sách chống Do Thái tại Ba Lan, chính phủ Đức Quốc xã đã ủy quyền cho lực lượng

SS" trở thành lực lượng hành pháp trong việc đối phó với người Do Thái tại Ba Lan

Do Ba Lan là một đất nước bị chiếm đóng nên những hành động bài Do Thái của Đức Quốc xã điển ra mạnh mẽ là quyết liệt hơn những hoạt động bài Do Thái của họ tại Đức Khi tiễn quân vào các thị tran của Ba Lan, thành viên của các đơn vị SS đặc biệt đi cùng

các đơn vị quân đội chính quy Đức Quốc xã đã tìm kiếm những người Do Thái dé làm

nhục và đánh đập Họ đốt các giáo đường Do Thái và nhà của người Do Thái Trong

ngày đầu chiếm đóng Ba Lan, trên 50 người Do Thái bị lính Đức Quốc xã bắn chết

trong một giáo đường (Paul J, 2020, tr 694) Ngày 21/9/1939, Reinhard Heydrich!°,

giám đốc Cơ quan An ninh (SD, một bộ phận của SS) đã đưa ra chỉ thị Schnellbrief

Theo chỉ thị Schnellbrief, những người Do Thái Ba Lan buộc phải tái định cư đến các khu biệt cư và các Hội đồng Do Thái sẽ được thành lập dé thực hiện mệnh lệnh của

chính quyền Đức Quốc xã

Ngày 07/10, tại những vùng lãnh thé Ba Lan mà Đức Quốc xã chưa sáp nhập

vào lãnh thé, Đức Quốc xã đã lập nên một đơn vị bán độc lập gọi là Chính phủ Tông

hợp Chính phú Tông hợp được chia thành bốn quan”’,

Warsaw, quận Radom va quan Lublin, trong đỏ quan Cracow lả trung tâm hanh chính

bao gôm quận Cracow, quan

1Ÿ Phía đồng thành phế Danzig.

i Người đứng đầu lực lượng SS lie này là Heinrich Himmler Ong đã thành lập nhiều bộ phận mới trong tả chức

SS, chăng hạn như bỏ phận tỉnh báo gọi là Cơ quan An ninh (SD) do Reinhard Heydnich quan lý và Văn phòng

Chính về Chúng tộc và Tái định cư, nơi chịu trách nhiệm về tit cá các van dé về sự thuần khict chúng tộc.

“ Ngày 22/9/1939, Heydrich trở thành chỉ huy của Văn phòng Chính An ninh Dé chế (RSHA) Văn phòng Chính

An ninh Đề chế (RSHA) gồm bay phòng ban Trong đó Phòng EV, dưới sự kiểm soát của Heinrich Mueller được chia thành 14 bộ phân moi bộ phận giải quyết các vẫn dé như kẻ thủ chính trị tội phản quốc vả phan giản Tiểu

ban IV B-4, còn gọi là Vụ các vấn dé Do Thai, do Adolf Eichmann đứng đầu.

È Sau khi Đức Quốc xã tin công vùng lãnh thé Ba Lan bị Liên Xô chiếm đóng nim 1941, Đức Quốc xã đã sát

nhập quận Galicia thành quận thứ năm của Chính phủ Tông hợp.

Trang 35

(Yad Vashem, nd, General Gouvernement) Chính quyền của Chính phủ Tông hợp bao gồm toàn bộ các quan chức người Đức, người đứng đầu Chính phủ Tông hợp là Toàn quyền Hans Frank Các chính sách chủng tộc được thực hiện trong Chính phủ Tông hop được giao trách nhiệm cho lực lượng SS và Gestapo, người đứng đầu lực lượng này là

Friedrich Kruger đứng dau, va sau đó là Wilhelm Koppe Bên canh đó, Chính phủ Tổng

hợp cỏn tô chức một tô chức cảnh sát người Ba Lan được gọi là Cảnh sát Xanh

(Granatowa) (Grune W & Osterloh J, 2015, tr 10 - 12) Sau đó, Toản quyền HansFrank đã ra lệnh lập các khu biệt cư va các hội đồng Do Thái

Như vậy, sau khi xâm chiếm Ba Lan, Đức Quốc xã đã sáp các vùng lãnh thé BaLan từng là của Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thành phố Danzig đều vàoĐức Quốc xã Ở những vùng lãnh thé bị chiếm đóng còn lại, Dức Quốc xã đã lập nên

một don vị bán độc lập gọi là Chính phủ Tổng hợp Sau khi đã xác lập quyền cai trị tại

Ba Lan, Đức Quốc xã đã tiễn hành các chính sách bai Do Thái Người Do Thai buộc phải tái định cư đến các khu biệt cư, trong mỗi khu biệt cư sẽ có một hội đồng Do Thái được thành lập để thực hiện mệnh lệnh của chính quyền Đức Quốc xã.

Dựa theo chỉ thị của Reinhard Heydrich và Toàn quyền Chính phủ Tong hợp Hans Frank về việc lập các khu biệt cư cho người Do Thái Khu biệt cư đầu tiên ở Ba

Lan được thành lập tại thành phố Piotrkow Trybunalski (thuộc tỉnh Lozd) vào tháng

10/1939.

Ngày 30/4/1940, khu biệt cư tại tinh Lodz được thành lập Có khoảng 164.000 người Do Thái tại Lodz và người Do Thái bị trục xuất từ nước Đức giam giữ tại đây (Yad Vashem, nd, Ghetto) Khu biệt cư Lodz được xem là khu biệt cư có quy mô lớn

thứ hai tại Ba Lan và là nơi được cách ly nghiêm ngặt nhất so với các khu 6 chuột khác

Khu biệt cư Lodz bị phong tỏa bằng một hang rao gỗ được bao quanh bởi hàng rào dây

thép gai Người Do Thái bị dồn vào khu biệt cư phải chịu một cuộc sông không co điện,

nước Bệnh tật và nạn đói đã làm giảm dan sé người Do Thai tai day (Aleksiun N, 2021,

tr 35 - 36).

Trước chiến tranh, tại Warsaw có khoảng 375.000 người Do Thái sinh sống (Yad

Vashem, nd, Ghetto) Tháng 9/1939, sau khi Đức Quốc xã chiếm được Ba Lan, họ đã

đi tim những người Do Thái và bắt lao động cường bức Khi sắc lệnh bài Do Thái củaChính phủ Tong hợp được ban hành, người Do Thái buộc phải đeo băng tay màu trắng

có Ngôi sao David màu xanh lam và phải chịu các biện pháp không được tham gia hoạt động kinh tế, Tháng 11/1940, khu biệt cư tai Warsaw được thành lập Chi sau bốn tháng

tiếp nhận những người Do Thái, đến tháng 3/1941, số người Do Thái của khu biệt cư

Warsaw đạt mức 445.000 người (Aleksiun N, 2021, tr 38) Các bức tường bao quanh

khu biệt cư Warsaw là do những người Do Thái bị bắt lao động cưỡng bức xây dựng.Khu biệt cư Warsaw chỉ chiếm 2,4% điện tích thành pho Warsaw nhưng đã chứa đến

445.000 người Do Thai (Paul J, 2020, tr 698) Điều này đã khiến điều kiện sống trong khu biệt cư trở nên chật chội Sự đông đúc người sinh sông trong khu biệt cư Warsaw

Trang 36

đã trở thành nguyên nhân của dịch bệnh và tử vong hàng loạt Tính đến cuối năm 1941,

hon 85.000 người Do Thái đã chết trong khu biệt cu Warsaw (Milgram A & Rozett.

R, 2016, tr 22 - 23).

Tại những vùng Đức Quốc xã chiếm đóng tại Ba Lan đã có Hơn 42.000 khu biệt

cư dành cho người Do Thái được xây dựng (Fleury J S 2023, tr 57) Cuộc sông của

người Do Thái trong các khu biệt biệt cư rất khó khăn Người Do Thái chỉ được phép

mang theo một số vật dụng cá nhân đến khu biệt cu, đồng thời họ sẽ bị tước bỏ nhà cửa

và tài sản mà họ đã đề lại Các khu biệt cư dong đúc và thường thiểu cơ sở hạ tầng điện

và vệ sinh rat kém (Milgram A & Rozett R, 2016, tr 22 - 23) Người Do Thái sông ở

các khu biệt cư có thê kiếm được thực phẩm theo hai cách Cách thứ nhất là do người

Đức cung cấp Tuy nhiên số đồ ăn mà người Do Thái nhận được chỉ đáp ứng 7,5% nhucau cho một ngày (Yad Vashem, nd, Ghetto) Cách thứ hai để có lương thực là người

Do Thái phải tim mua trong các chợ đen Tuy nhiên, nếu dé người Đức phát hiện người

Do Thái trao đôi mua bán ở chợ đen, họ sẽ bị tra tấn hoặc hành quyết công khai.

Ở mỗi khu biệt cư Đức Quốc xã sẽ thành lập một hội đồng Do Thái (Judenrat)

Người đứng đầu hội đồng Do Thái sẽ là những người có ảnh hưởng trong cộng đồng

người Do Thái hoặc các giáo sĩ Do Thai giáo Các hội đông Do Thái tại những vùng bị

sáp nhập vào Đức phải tuân theo lệnh của Chỉ huy của Văn phòng Chính An ninh Đề chế (RSHA) Reinhard Heydrich Các hội đồng Do Thái tại Chính phủ Tổng hợp phải tuân theo lệnh của Toàn quyên Han Frank Những người đứng dau hội đồng Do Thai được giao phụ trách chuyên người Do Thái từ nhà của họ đến Khu biệt cư, duy trì hòa

bình và ngăn chặn nạn buôn lậu, chịu trách nhiệm phân phát khâu phần lương thực củangười Đức cung cấp trong các khu biệt cư Từ năm 1940, hội đồng Do Thái được lệnh

cung cấp công nhân lao động cưỡng bức trong các trại lao động Các hội đồng Do Thái

còn tự tô chức dé người Do Thái hỗ trợ lẫn nhau như bệnh viện, phòng khám y tế và

trại trẻ m6 côi (Yad Vashem, nd, Judenrat) Da phan, các hội đồng Do Thái khi thực

hiện các chính sách của Đức Quốc xã, họ đã có gắng trì hoãn hoặc giảm nhẹ các chính

sách Ở một số hội đồng Do Thái lại tuân theo các chỉ thị của Đức Quốc xã, dé người Đức cảm thấy người Do Thái làm việc hiệu quả và giảm bớt những sự trừng phạt Tuy

nhiên, trong một số trường hợp, các thành viên hội đồng Do Thái đã lợi dụng các vị trí

đặc quyền của họ dé thu lợi cá nhân (Milgram A & Rozett R, 2016, tr 33 - 34)

Đức Quốc xã còn thành lập lực lượng cảnh sát Do Thái gồm các thành viên là

người Do Thái trong các khu biệt cư Tiêu chí dé Đức Quốc xã tuyên dụng những người

Do Thái vào lực lượng cảnh sát là người có thé lực tốt, có kinh nghiệm quân sự và bằngcấp học thuật Chính quyền Đức thường đảm bảo bổ nhiệm những người đứng đầu cảnhsát Do Thái, những người sẽ tuân theo mệnh lệnh của họ mà không thắc mắc Vì vậy,nhiều người Do Thái trong khu biệt cư xem cảnh sát Do Thái là mối nguy hiểm đối họ

Nhiệm vụ của cảnh sát Do Thái bao gồm thu tai sản cá nhân va thuế từ người Do Thái.

Trang 37

tập hợp người Do Thai dé làm lao động cưỡng bức, canh gác khu biệt cu (Yad Vashem,

nd, Jewish police).

O riêng khu vực Chính phủ Tông hợp bên cạnh việc thành lập các tô chức của

người Do Thái trong các khu biệt cư, Đức Quốc xã còn thành lập lực lượng cảnh sat

Xanh?! Lực lượng cảnh sát Xanh bao gồm những cựu cảnh sát Ba Lan trước khi Đức

Quốc xã xâm lược Ba Lan va những sĩ quan mới được tuyên dụng dưới thời chiếm đóng Những cảnh sát người Ba Lan phục vụ trong Chính pha Tông hợp là những người không

có quan hệ mật thiết với người đân Ba Lan ở địa phương, có xu hướng trung thành vớiChính phủ Tông hợp vả mong muốn thực hiện mệnh lệnh của Đức Quốc xã (Grabowski

J, 2013, tr 101) Trong quan niệm của các cảnh sát người Ba Lan, người Do Thái là những con người không có giá trị và không có quyền công đân (Grabowski J, 2013, tr 103) Trong các khu biệt cư, tỉnh trạng người Do Thái thiểu thức ăn thường xuyên xảy

ra nên người Do Thái thường mua bán 46 ăn trái phép trong các khu chợ đen Cảnh sát

Xanh là lượng lượng quan lý an ninh và ngăn chặn các hành động mua bán bat hợp pháp

của người Do Thái trong các khu biệt cư Nếu người Do Thái không muốn bị lực lượng

cảnh sát Xanh bắt, họ phải giao một phan hàng hóa hoặc một phan tiền mặt Những người không muốn tuân theo mệnh lệnh của cảnh sát Xanh sẽ bị bắt, bị đánh đập

(Grabowski J, 2013, tr 109 - 112).

Có những trường hợp người Do Thái Ba Lan tim cách tron ra khỏi khu biệt cư.

Khi tron thoát được, người Do Thai sẽ trốn và trong rừng, an nau trong hầm trú an, mắc kẹt dưới nha kho và trên gác xép của nha những người hang xóm Ba Lan của họ Có

những trường hợp người Do Thái sống sót cho đến khi Hồng Quân Liên Xô giải phóng

Ba Lan.

Đức Quốc xã đã tiền hành kêu gọi va thuyết phục người Do Thai trở lại các khu

biệt cư Theo Grabowski, việc Đức Quốc xã sử dụng biện pháp thuyết phục người Do

Thái trở lại các khu biệt cư mà không sử dụng biện pháp vũ lực là nhằm xoa dịu tinh

trạng hoảng loạn của người Do Thái và hợp pháp hóa sự tồn tại của các khu biệt cư(Grabowski J, 2013, tr 45) Bên cạnh đó, Đức Quốc xã đã yêu cầu người Ba Lan phải

tham gia vào những cuộc truy bắt người Do Thái Người Ba Lan bị Đức Quốc xã đe dọa

là họ sẽ bị xử tử nếu che dau người Do Thai (Grabowski J, 2013, tr 47) Một số người

Ba Lan đã tố giác nơi những người Do Thái ấn náu với cảnh sát Xanh và Đức Quốc xã

(Grabowski J, 2013, tr 124 - 125).

Theo Grabowski, việc người Ba Lan tố giác người Do Thai là vi họ lo sợ sự trừng

phạt của Đức Quốc xã nếu họ bị phát hiện che dấu cho người Do Thái Một lý do khác

là trong xã hội Ba Lan trước khi Đức Quốc xã chiếm đóng, tư tưởng bài Do Thái đã ton

tại (Grabowski J, 2013, tr 127) Đức Quốc xã đã sử dụng các cơ quan báo chí Ba Lan

do Đức Quốc xã thành lập, các đài phát thanh do Đức kiêm soát, hệ thông loa công cộng

21 Do déng phục của lực lượng cảnh sắt này là mau xanh dương.

Trang 38

và các cuộc triển lãm, tài liệu quảng cáo, tờ rơi, áp phích chống Do Thái dé tuyên truyền,

nhằm kích động và làm sâu sắc hơn chủ nghĩa bài Do Thái trong một bộ phận người Ba Lan không phải Do Thái Nội dung tuyên truyền bài Do Thái của Đức tại Ba Lan thường

có những nội dung như “ngidi Do Thai là cặn bã ban thiu và là ké mang mam bệnh ”,

“Người Do Thái, chấy ran, bệnh thương han” (Walter L, 2001, tr 489) Một bộ phanngười Ba Lan đã tiếp thu những tuyên truyền của Đức Quốc xã va họ đã có những hanhđộng bạo lực chống lại người Do Thái (Walter L 2001, tr 490) Ngoài việc một số

người Ba Lan tổ giác người Do Thái còn có một số người Ba Lan lẻn vào các ngôi nha

của người Do Thái bị bắt đến các khu biệt cư dé lay cắp những tài sản mà người DoThái để lại (Klukowski Z, 1993, tr, 195 - 197) Như vậy, việc tuyên truyền của ĐứcQuốc xã đã làm sâu sắc hơn tư tưởng bải Do Thái trong một bộ phận người Ba Lan

không phải Do “Thái.

Đề phòng việc người Do Thái sẽ nôi loạn trong các khu biệt cư, Đức Quốc xã đã đưa ra những sự trừng phạt rat nặng né cho sự nồi loạn của người Do Thai Chang han như vào ngày 26/01/1940, sau khi một người gốc Đức bị đánh đập trên đường phd

Warsaw, lực lượng SS đã xử tử 100 người Do Thái và yêu câu hội đồng Do Thái Warsaw

phải nộp phạt 100.000 zloty? (Yad Vashem, nd, Holocaust Timeline).

2.2 Việc thực hiện “Giải pháp cuối cùng” của Đức Quốc xã tại Ba Lan (6/1941

Hitler quyết tâm tìm ra được giải pháp dé loại bỏ người Do Thai Vào tháng đầu tháng

9/1939, Hitler đã tuyên bố rằng van dé Do Thai cuỗi củng sẽ được giải quyết bằng cách

loại bỏ hoàn toản người Do Thái khỏi Châu Âu (Paul J, 2020, tr 698)

Khi mới chiếm được Ba Lan, dé có thé xử lý được hơn 2 triệu người Do Thai

tại các vùng lãnh thé Ba Lan ma Đức Quốc xã chiếm cùng những người Do Thái tại Đức, Áo, Tiệp Khắc, họ đã thành lập các khu biệt cư ở các khu vực chiếm đóng Các

khu biệt cư này đóng vai trò là một cơ sở trung chuyền tạm thời cho việc đưa người DoThái đến “s6 phận cuối cùng me cách dé dang” (William L S, 2007, tr 934)

Ngày 22/6/1941, Đức tan công Liên Xô Hitler coi cuộc xâm lược Liên Xô là

một phan trong kế hoạch cung cap cho Đức Quốc xã “không gian sinh tồn" va là cơ hội

để tiêu diệt chủ nghĩa Cộng sản và người Do Thái Bên cạnh các quân đoàn tham gia

chiến dịch xâm lược Liên Xô, Dức Quốc xã đã thành lập bốn sư đoàn Lực lượng đặc

nw „ B00 vị tiên tệ của Ba Lan.

* “Giải pháp cuỗi củng” cho van dé Do Thái là kế hoạch của Đức Quốc xã nhắm nhằm giết hại người Do Thái ở

châu Au.

B tv

Trang 39

biệt (Einsatzgruppen), với các tên gọi A, B, C và D Lực lượng đặc biệt bao gồm lực lượng SS, Mật vụ (Gestapo) và lực lượng phụ trợ Đức Quốc xã được huy động từ các

địa phương bị chiếm đóng (Ukraina, Lithuania, Latvia, Estonia, Romania) (Yad

Vashem, nd, Final Solution) Phan lớn thành viên của lực lượng này là những người có

bằng cấp có sự chung thành với Đức Quốc xã và có y thức xây dựng một xã hội không

có người Do Thái.

Trong chiến dich xâm lược Liên Xô, bất cứ nơi nào quân Đức Quốc xã đến thì

Lực lượng đặc biệt sẽ tiến hành truy lùng và giết hại những người đàn ông Do Thai

đang trong độ tuôi nhập ngũ và phụ nữ, trẻ em Do Thái Trong chiến dịch xâm lược

Liên Xô, có khoảng 1,5 triệu người Do Thái bị giết hai (Milgram A & Rozett R, 2016,

tr 23 - 24) Tại các vùng đất của Ba Lan bị Liên Xô chiếm đóng, khi Đức Quốc xãchiếm được các vùng đất nảy vào tháng 6/1941, họ đã thảm sát người Do Thái tại đây

từ ngày 30/6 đến ngay 02/7/1941, tại vùng Galicia (sau được sáp nhập vào Chính phủ

Tổng hợp), Lvov (sau được sáp nhập vào lãnh thé Đức Quốc xã), có khoảng 4.000 người

Do Thai bị thảm sát (Yad Vashem, nd, Holocaust Timeline).

Tuy nhiên, Hitler nhận ra cuộc xâm lược Liên Xô sé không thé kết thúc nhanh

chóng và việc dùng súng đề giết người Do Thái hàng loạt không đủ hiệu quả Bởi điều

này sẽ “làm mat thời gian, gây ảnh hưởng đến sự chiến dau của quân đội Đức Quốc xãtrên chiến trường chính ” (Paul J, 2020, tr 701) Vì thé Hitler đã chi thị qua lời nói cho

cấp dưới là Thống chế Để chế (Reichsmarschall)** Hermann Wilhelm Goring can

chuyên việc giết người Do Thái thành các hình thức giết người có tô chức, có hệ thông

ở quy mô công nghiệp lệnh này được gọi là “giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái"(William L S, 2007, tr 935) Như vậy bước ngoặt trong kế hoạch “giải quyết van dé

Do Thái” của Đức Quốc xã được bắt đầu từ chiến dịch xâm lược Liên Xô (6/1941)

Theo William L Shirer, lệnh của Hitler về “giải pháp cuối cùng” không đượcthé hiện trên giấy tờ hay văn bản Thay vào đó, mệnh lệnh này được truyền đạt bingmiệng cho Thống chế Goring, Chi huy lực lượng SS Himmler va Chỉ huy Văn phòng

Chính An ninh Dé chế Reinhard Heydrich (William L S, 2007, tr 935) Ngày

31/7/1941, Thống chế Goring đã chỉ thị cho Reinhard Heydrich chuẩn bị cho “giải pháp

cuối cùng” Toàn văn chỉ thị của Thông chế Goring như sau:

Tôi giao cho anh thực hiện mọi bước chuan bị liên quan đến giải pháp cuối

cùng cho van dé người Do Thái trên những lãnh thô Chau Au dưới ảnh hưởng

của Dire Thêm nữa, tôi lệnh cho anh nộp cho tôi càng sớm càng tốt, một ban

dự thảo chỉ ra những biện pháp đã thực hiện nhằm hoản tat giải pháp cuỗi cùng cho van dé người Do Thai (William L S, 2007, tr 934).

a Một cắp bậc cao hơn mọi sĩ quan chi huy của quan dội Đức, chỉ dưới quyền Hitler Trong năm 1941, Hitler chỉ

định Goring làm người kẻ nhiệm đồng thoi làm phụ tả trong mọi công việc của Đức Quốc xã.

Trang 40

Sau đó Reinhard Heydrich đã lệnh cho chỉ huy trại tập trung Auschwitz?> Rudolf

Hoss thí nghiệm các phương pháp giết người hàng loạt bằng khí độc Thí nghiệm đầutiên về giết người hàng loạt bằng khí gas được thực hiện ở Auschwitz vào tháng 9/1941.Nạn nhân của thí nghiệm là tù nhân chiến tranh Liên Xô Người Đức đã bơm khí Zyklon

B, một loại khí xyanua, vào một căn phòng kín và chỉ trong vài phút, tat cả các nạn nhân

đều thiệt mạng (Paul I, 2020 tr 699).

Cũng trong tháng 9/1941, Đức Quốc xã đã thử nghiệm một hình thức giết ngườihàng loạt là sử dụng các xe thùng khí gas trên một trẻ em Ba Lam mắc bệnh tâm thầntại tinh Lodz, Ba Lan Các xe thùng khí gas là các xe tải được dùng dé giết hại người

Do Thái bằng phương thức làm ngộp thở Khí CO (carbon monoxide) do đầu máy xe

thải ra được đẫn vào các buồng kin (Milgram A & Rozett R, 2016, tr 25)

2.2.2 Hội nghị Wannsee (20/01/1942)

Vào tháng 01/1942, Chủ tịch Văn phòng Chính An ninh Dé chế Heydrich cho

rằng đã đến lúc bàn những van đè cơ bản trong việc thực hành “giải pháp cuối cùng”

trong van dé Do Thai (William L S, 2007, tr 935) Ngày 20/01/1942, một cuộc họp được tô chức tại Wannsee (ngoại 6 Berlin), do Reinhard Heydrich chủ trì với sự tham gia của 15 quan chức và đại điện chính quyền Đức Quốc xã.

Đề chuẩn bị cho hội nghị, Adolf Eichmann - trưởng Vụ các van dé Do Thái (một

cơ quan của Văn phòng Chính An ninh Đề chế do Reinhard Heydrich quản lý) đã soạn

thảo một danh sách tông số người Do Thái ở các nước châu Âu cần bị loại bỏ Các quốc

gia được liệt kê thành hai nhóm, “A” và “B” Các quốc gia “A” là những quốc gia nam

dưới sự kiểm soát hoặc chiếm đóng trực tiếp của Đức (hoặc bị chiếm đóng một phản):

Các quốc gia “B” là các quốc gia đồng minh, trung lập hoặc có chiến tranh với Đức

Tuy nhiên, trong danh sách này không có tên Ba Lan bởi sau tháng 9/1939, Ba Lan bị

chia cắt làm ba phần gôm khu vực lãnh thô bị Đức Quốc xã sáp nhập ở phía tây, khu

vực Chính phú Téng hợp, nơi có nhiều người Do Thái tại Ba Lan, từ Đức và từ các quốc

gia bị Đức xâm lược bị tái định cư tại đây Cuỗi cùng là các lãnh thô Ba Lan bị Liên Xô

sáp nhập ở phía đông, sau bị Đức Quốc xã chiếm được Số người Do Thái trong các

vùng lãnh thé Ba Lan bị Đức chiếm đóng được đề cập trong danh sách của Adolf

Eichmann có tông cộng 3.1 14.000 người ?Ê (Xem Phụ lục V).

Trong budi hop, Reinhard Heydrich báo cáo rằng có khoảng 11 triệu người Do

Thái trên toàn châu Âu Heydrich báo cáo rang người Do Thái sẽ được “so tan” về phía

đồng (William L S, 2007, tr 935) Đây là ngụ ý của Reinhard Heydrich, theo đó 11

*Š Trại tập trung Auschwitz la một mạng lưới cúc trại tập trung va trại quyết do Đức Quốc xã dựng lên tại thị tran

Auschwitz ving Thượng Đông Silesia trong Chiên tranh Thé gigi thứ hai Trại bao gồm Auschwitz I (trại đầu

tiên), Auschwitz II-Birkenau (tổ hợp trại tập trung va trại hành quyết, Auschwitz [HI-Monowitz (trại lao động

cung cấp nhân lực cho nha máy của IG Farben) vả 45 trại vệ tinh.

6 Các vùng lãnh thé của Ba Lan và số người Do Thái trong các ving lãnh tổ đó thé hiện trong danh sách của

Adolf Eichmann là Ostgebiete (420.000 người), Chính phú Tổng hợp (2.284.000 người), Bialystok (400.000

người) (Xem Phụ lục VÌ.

Ngày đăng: 20/01/2025, 01:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w