PHU LUC I: BANG NIÊN BIEU CAC SỰ KIỆN CUA HOẠT DONG THAM SAT NGUOI DO THAI CUA DUC QUOC XA TAI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) (Trang 71 - 76)

BA LAN

01/9/1939 | Đức xâm chiếm Ba Lan,

21/9/1939 | Reinhard Heydrich, người đứng đầu Co quan An ninh (SD) ra lệnh thành lập Judenrat (Hội đồng Do Thái) tại các thi tran Ba Lan và trục xuất người Do Thái từ các vùng đã sáp nhập vào Đức Quốc xã đến các thị trắn lớn nằm gan các giao lộ đường sắt,

22/9/1939 | Thành lập Văn phòng Chính An ninh Dé chế (RSHA) đưới sự chỉ huy của

Heydrich.

04/10/1939 | Hội dong Do Thai Warsaw được thành lập.

06/10/1939 | Chính phủ Tổng hợp được thành lập ở khu vực Ba Lan bị chiếm đóng không được sáp nhập vào Đức Quốc xã. Chính phủ Tổng hợp được chia thành bốn quận: Warsaw, Cracow, Radom và Lublin, mỗi quận được chia thành các phó quận. Thủ đô của Chính phủ Tông hợp là Cracow. Năm 1941, Chính phủ Tông hợp được bé sung thêm quận thứ năm là Galicia.

Chính phủ Tông hợp do Toàn quyền Hans Frank đứng đầu.

07/10/1939 | Người Do Thái tại các vùng lãnh thô Ba Lan bị sáp nhập vào Đức Quốc

xã bắt đầu tái định cư đến quận Lublin.

08/10/1939 | khu biệt cư (Ghetto) đầu tiên được thành lập 6 thị trấn Piotrkow

Trybunalski.

09/11/1939 | Tinh Lodz bị sáp nhập vào Đức Quốc xã

23/11/1939 | Người Do Thái ở Ba Lan phải đeo Huy hiệu Do Thái 9/1939

01/1940

25/01/1940 | Hội đồng Do Thái Lublin được thành lập.

26/01/1940 | 100 người Do Thái sẽ bị bắn chết và Hội đông Do Thái Warsaw phải nộp phạt 100.000 zloty sau khi người gốc Đức bị đánh đập trên đường phô.

Tài sản của người Do Thái tại Chính phủ Tống hợp bị thanh lý

30/4/1940 | 164.000 người Do Thái bị đưa đến khu biệt cư Lodz.

66

16/11/1940 | Khoảng 330.000 người Do Thái bi đưa đến khu biệt cu Warsaw. Sau đó,

120.000 người Do Thái tiếp tục bị đưa đến đây.

03/01/1941 | Khởi công xây dựng trại hành quyết Auschwitz H-Birkenau

3/194] Thành lập khu biệt cư Lublin và hơn 34.000 người Do Thái đã tập trung ở

đó

24/4/1941 | Khoảng 10.000 người Do Thai bị đưa đến khu biệt cư Lublin.

24/4/1941 | Người Do Thái không được phép rời khỏi khu biệt cư, ngoại trừ thành viên

của các nhóm lao động va những người có giấy phép đặc biệt.

31/7/1941 | Goering ra lệnh cho Heydrich chuan bị kế hoạch cho “Giải pháp cuối cùng cho van dé Do Thai”.

01/8/1941 | 50.000 người Do Thai bi dua dén khu biét cu Bialystok 03/9/1941 | Cuộc thử nghiệm khí Zyklon B dau tiên tai Auschwitz

15/10/1941 | Việc trục xuất người Do Thái ở Dire va Áo đến các khu biệt cư ở những

vùng lãnh thé Đức Quốc xã chiến ở phía Đông bắt đầu. Tháng 10/1941, 5.000 người Do Thai từ Áo bị đưa đến khu biệt cư Lodz.

25/10/1941 | Eichmann phê duyệt kế hoạch sử dụng xe thùng khí gas đi động đề sát hại

người Do Thái

01/11/1941 | Bắt đầu xây dựng trại hành quyết tại thị tran Belzec (quận Lubin)

08/12/1941 | Xe thùng khí gas được sử đụng lần đầu tiên tại trại hành quyết Kulmhof 12/12/1941 | 150 người Do Thái tại khu biệt cư Lubin bị hành quyết trại hành quyết

Majdanek.

01/1942 - | Trục xuất khoảng 55.000 người Do Thái từ khu biệt cu Lodz đến trại hành 5/1942 quyết Kulmhof

20/01/1942 | Diễn ra Hội nghị Wannsee thảo luận vẻ các biện pháp va sự phối hợp liên bộ can thiết dé thực biện “Giải pháp cudi củng” cho van đề Do Thái.

02/1942 - 11/1942

17/3/1942 | Khanh thành Trại hủy diệt Belzec. Khoảng §0.000 người Do Thái từ Lublin, Lvov và các khu biệt cư khác ở vùng lan cận da bị sát hai ở Belzec

trong bốn tuần hoạt động đầu tiên của trại.

67

26/3/1942 | 58.000 người Do Thai Slovakia bị trục xuất đến tại tử thần Auschwitz

28/3/1942 | Lan đầu tiên Đức Quốc xã trục xuất người Do Thái ở Pháp đến trại hành quyết Auschwitz

01/5/1942 | trại hành quyết Sobibor bắt đầu hoạt động

02/6/1942 | Bao BBC đưa tin 700.000 người Do Thái bị giết ở Ba Lan

22/6/1942 | 1.000 người Do Thai tại Pháp bị trục xuất đến trại hành quyết Auschwitz-

Birkenau. Tính đến năm 1944, có khoảng 75.000 người Do Thái tại Pháp

bị trục xuất đến các trại hành quyết tại Ba Lan.

16/7/1942 | 13.000 người Do Thái tại Pháp bị trục xuất đến trại hành quyết Auschwitz-

Birkenau.

22/7/1942 | Các cuộc di chuyển người Do Thái tử khu biệt cư Warsaw đến trại hành quyết Treblinka bắt đầu

23/7/1942 | Chủ tịch Hội đồng Do Thai Warsaw Adam Czerniakow tự sát vì từ chỗi

làm tay sai cho quân Đức trong việc đưa người Do Thái tại khu biệt cư

Warsaw.

28/7/1942 | Tổ chức đấu tranh Do Thái (ZOB) được thành lập tại Warsaw

08/8/1942 | Mỹ trì hoãn thông tin về kế hoạch tiêu diét người Do Thái của Đức Quốc

xã dé xác minh nguồn tin

08/10/1942 | 50.000 người Do Thai tại khu biệt cu Lvov (Ukraina) bị di chuyên đến trại hành quyết Belzec

10/1942 Từ tháng 10/1942 đến năm 1944. người Do Thái tại khu biệt cư Theresienstadt (Tiệp Khắc) bị đi chuyển đến các trại hành quyết Treblinka

va Auschwitz.

11/1942 - | Vào thang 10/1942, Gestapo được lệnh bi mật thanh lý các khu biệt cu ở

02/1943 quan Bialystok. Từ tháng 11/1942 - 02/1943, khoảng 100.000 người Do

Thái ở quận Bialystok đã bị đưa đến các trại hành quyết Treblinka và

68

04/12/1942 | Thành lập Hội đồng Viện trợ người Do Thái (Zegota) ở Ba Lan.

17/12/1942 | Phe Dong minh lên án Đức Quốc xã giết người hàng loạt,

23/12/1942 | Tổ chức chiến đấu của người Do Thái (ZOB) tắn công quân Đức ở quận

Cracow.

12/1942 Khoảng 600.000 người Do Thai đã bị sat hại ở trai hành quyết Belzec.

18/01/1943 | Tổ chức chiến dau của người Do Thái (ZOB) chong lại việc di chuyên người Do Thái tại khu biệt cư Warsaw đến các trại hành quyết.

02/02/1943 | Quân Đức Quốc xã đầu hang ở Stalingrad. Lực lượng Liên Xô tiến lên

công tại mặt trận phía Đông.

05/02/1943 | 10.000 người Do Thái từ khu biệt cư Bialystok bị đi chuyên đến Treblinka.

25/02/1943 | Nhóm người Do Thái Hy Lạp đầu tiên bị di chuyển đến tại tử thần

Auschwitz

04/3/1943. | Chính phủ Bulgaria đã giam giữ người Do Thai Hy Lap ở Thrace (nơi đã

được sáp nhập vào Bulgaria vào năm 1941 và họ đã vận chuyên 4.058 người Do Thái đến trại hành quyết Treblinka.

3/1943 - 8/ | 43.850 trong số 50.000 người Do Thái ở khu biệt cư Salonika (Hy Lạp) đã 1943 bị di chuyển đến trại hành quyết Auschwitz.

19/4/1943 - | Cuộc nồi đậy của người Do Thái ở khu biệt cư Warsaw

08/5/1943

12/5/1943 | Samuel Zygelbojm, một trong hai đại diện Do Thai của chính phủ Ba Lan

lưu vong ở London tự sát dé kêu gọi chồng lại sự thảm sát người Do Thái

21/6/1943 | Himmler ra lệnh thanh lý tat cả các khu biệt cư trên lãnh thé Liên Xô chiếm

đóng

28/6/1943 | Hoan tat bốn lò hơi ngạt ở trại hành quyết Auschwitz-Birkenau.

05/7/1943 | Đức Quốc xã that bại tại Kursk.

02/8/1943 | Noi dậy ở trại hành quyết Treblinka.

15/8/1943 |Người Do Thái tại khu biệt cư Bialystok bị đưa đến trại hành quyết

Majdanek.

69

03/9/1943. | Người Do Thái ở Bi bị bat và bị trục xuất đến trại hành quyết Auschwitz.

15/9/1943 | Bat dau trục xuất người Do Thái ở Y dén trai hanh quyét Auschwitz 14/10/1943 | Nỗi dậy ở trại hành quyết Sobibor,

18/10/1943 | 1035 Người Do Thái ở Rome bị đưa đến trại hành quyết Auschwitz.

03/11/1943 | Người Đức phát động “Chiến dịch Erntefest” tại trại hành quyết Sobibor.

07/4/1944 | Hai tù nhân Do Thái giáo “Nghi định thư Auschwitz” mô tả chỉ tiết các hành động giết người được thực hiện tại trai, SỐ lượng người Do Thái đã

bị sát hại tại trại hành quyết Auschwitz. Sau khi nội dung của nó được phd biến, thé giới hiểu rõ rang Auschwitz thực chat là một trại giết người Do

Thái hàng loạt.

15/5/1944 | Bat đầu trục xuất hàng loạt người Do Thai Hungary đến trại hành quyết

Auschwitz-Birkenau.

25/07/1944 | Hồng quân Liên Xô giải phóng trại hành quyết Majdanek.

08/07/1944 | 74.000 người Do Thái tại khu biệt cư Lodz bị đưa đến trại hành quyết

Auschwitz.

25/11/1944 | Đức Quốc xã cho dừng hoạt động các lò hơi ngạt tai trại hành quyết

Auschwitz.

17/01/1945 | Liên Xô giải phóng Warsaw.

18/01/1945 | trại hành quyết Auschwitz bị bỏ hoang, “Hanh trình tử than” của tù nhân Do Thái bắt đầu.

19/01/1945 | Liên Xô giải phóng Lodz.

27/01/1945 | Liên Xô giải phóng trại hành quyết Auschwitz.

07/5/1945 | Đức đầu hàng phe Đồng minh.

18/10/1945 | Phiên tòa Nuremberg xét xử tội phạm chiến tranh bắt đâu.

70

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Hoạt động thảm sát người Do Thái của Đức Quốc xã tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945) (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)