Mở đầuBồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm pháp lý phổ biến được quy định trong tất cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng như trong các văn bản pháp lý quốc tế vềhợp đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO
QUY ĐỊNH CỦA CISG GV: ThS Lê Trần Quốc Công
Nhóm 5 - Lớp QTL45(A)
Danh sách thành viên
1 Đào Thị Phác Hương 1953401020073
2 Phạm Lê Phương Anh 2053401020015
5 Trần Thị Quế Hương 2053401020073
7 Nguyễn Thị Trà My 2053401020120
8 Ngô Thị Thiên Nga 2053401020128
9 Huỳnh Thị Kim Ngân 2053401020130
10 Huỳnh Thị Kim Ngân 2053401020131
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 11 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
Mở đầu 2
I Khái quát chung về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 (CISG) 3
1.1 Khái niệm, cơ sở pháp lý về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 3
1.2 Điều kiện, căn cứ áp dụng quy định của CISG về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4
1.3 Ý nghĩa, vai trò của quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG 5
II Phân tích về bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên 1980 5
2.1 Phạm vi thiệt hại được đền bù (Điều 74 CISG) 5
2.2 Tính dự đoán trước của thiệt hại (Điều 74 CISG) 6
2.3 Tính toán các khoản bồi thường thiệt hại 7
2.3.1.Tính toán các khoản bồi thường thiệt hại theo Điều 74 CISG 7
2.3.2.Tính toán các khoản bồi thường thiệt hại khi hủy hợp đồng theo Điều 75, 76 CISG 7
2.4 Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại 9
2.5 Giá trị thiệt hại được bồi thường trong CISG 9
III Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Công ước Viên 1980 10
3.1 Trường hợp miễn trách nhiệm do xảy ra khó khăn, trở ngại 11
3.2 Trường hợp miễn trách nhiệm do hành vi của bên thứ ba 12
3.3 Trường hợp miễn trách nhiệm do các bên thỏa thuận 13
3.4 Trường hợp miễn trách nhiệm do lỗi của bên có quyền 14
IV Vụ việc về bồi thường thiệt hại 14
4.1 Án lệ gạch MOSAIC thủy tinh 14
4.2 Án lệ máy nén khí dùng trong máy điều hòa không khí 16
4.3 Án lệ SARL Ego Fruits v Sté La Verja Begasti 18
V So sánh quy định về bồi thường thiệt hại theo CISG với pháp luật Việt Nam hiện hành 20
Trang 35.1 Điểm tương đồng giữa quy định về bồi thường thiệt hại trong CISG với pháp luật Việt Nam hiện nay 205.2 Một số điểm khác biệt về quy định bồi thường thiệt hại trong CISG và pháp luật Việt Nam hiện nay 21Kết luận 22DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CISG Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếPICC Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng
thương mại quốc tế
Trang 5Mở đầu
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm pháp lý phổ biến được quy định trong tất
cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng như trong các văn bản pháp lý quốc tế vềhợp đồng thương mại quốc tế như PICC, CISG… Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do viphạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một loại trách nhiệm dân sự, phát sinh kể từ lúcmột bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã gây cho bên kia một sự thiệt hại, bên vi phạm phảibồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra cho bên kia, vì vậy mà vấn đề bồithường thiệt hại là vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích của các bên Tuy nhiên, khixuất hiện hành vi vi phạm và có thiệt hại xảy ra, điều mà các bên quan tâm nhiều nhất là làmthế nào để bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình Các hệ thống pháp luật khác nhau cónhững khác biệt về biện pháp này, chẳng hạn như: phạm vi thiệt hại nào được bồi thường,căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ra sao, xác định mức bồi thường thiệt hại như thếnào và các trường hợp nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại… Công ước của Liênhợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) được đánh giá cao nhờ vào cấu trúc các điềukhoản của các chế tài khắc phục thiệt hại, mà trong đó bao gồm chế tài bồi thường thiệt hại
Do vậy, sau đây nhóm chúng em sẽ làm rõ vấn đề: “Phân tích quy định về bồi thường thiệthại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG”
Trang 6I Khái quát chung về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên năm 1980 (CISG)
1.1 Khái niệm, cơ sở pháp lý về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG
Công ước được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng không đưa rađịnh nghĩa cụ thể thế nào về hợp đồng mua bán hàng hóa hay các dạng của hợp đồng muabán hàng hóa là như thế nào nhưng Điều 1 của Công ước đã gián tiếp xác định phạm vi của1
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sau: “1 Công ước này áp dụng cho các hợp đồng
mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau…” Như
vậy, cơ sở duy nhất để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước Viên làtrụ sở thương mại của các bên phải đặt tại các quốc gia khác nhau mà không phụ thuộc vàođịa điểm ký kết hợp đồng và cũng không xét đến việc hàng hóa có được dịch chuyển quabiên giới hay không
Từ quy định tại Điều 1, kết hợp với quy định tại Điều 40 và Điều 53 của Công ước cóthể hiểu rằng, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sởthương mại đặt tại các nước khác nhau, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng,chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu về hàng hóa cho bên kia(người mua) và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng 2
Về bồi thường thiệt hại, bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm pháp lý phổ biếnđược quy định trong tất cả các hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng như trong các vănbản pháp lý quốc tế về hợp đồng thương mại quốc tế như PICC, CISG Bồi thường thiệt hạiđược áp dụng cho bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Một bên được xem là có hành
vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng khi thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không thực hiệnnghĩa vụ hợp đồng của mình Theo đó, bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường chonhững tổn thất, thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra mà phía bên kia phảigánh chịu, trừ các trường hợp miễn trách như hành vi vi phạm xảy ra do lỗi của bên bị thiệthại (Điều 80 CISG) , do trở ngại (Điều 79 CISG), do các bên thỏa thuận, do hành vi của bênthứ ba (Điều 79.2 CISG)…3
Cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên bán được quy định tạiKhoản 1 Điều 45 CISG, cụ thể, nếu người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ
1 Nguyễn Thị Hồng Trinh, Bùi Thị Hồng Trang (2021), “Phân tích phạm vi áp dụng của Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và khuyến nghị áp dụng cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kiểm sát số 01(47)/2021, tr.109
2 Võ Sỹ Mạnh, “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học, tr 21-22
3 Trần Việt Dũng (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế phần II, Trường ĐH Luật TPHCM, Nxb.Hồng Đức, tr 98-99
Trang 7phát sinh từ hợp đồng mua bán hay Công ước Viên thì người mua có thể đòi bồi thường thiệthại theo quy định tại các điều từ 74 đến 77 của CISG Tương tự, nếu người mua không thựchiện một nghĩa vụ nào đó theo hợp đồng mua bán hay bản Công ước Viên 1980 thì người bán
có quyền đòi bồi thường thiệt hại theo quy định tại các điều 74 đến 77 của CISG (Khoản 1Điều 61 CISG)
1.2 Điều kiện, căn cứ áp dụng quy định của CISG về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chế tài bồi thường thiệt hại trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa CISG đượcxác định dưới các phương diện sau đây (tương ứng với nội dung phân tích trong bài viếtnày): (i) Về phạm vi thiệt hại được bồi thường; (ii) Về dự tính thiệt hại xảy ra; (iii) Về giá trịtính toán của các khoản bồi thường; (iv) Về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại; (v) Về giá trị bồithường
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế được thống nhất theo nguyêntắc: “Người gây ra thiệt hại thì phải bồi thường” Theo CISG, việc giải quyết bồi thườngthiệt hại được thực hiện chủ yếu theo bốn điều khoản của Công ước (từ Điều 74 đến Điều 77)được quy định tại Mục II Chương V Với quy định tại Điều 74 của CISG thì bồi thường thiệthại bao gồm 02 nguyên tắc: Bồi thường đầy đủ và giới hạn trách nhiệm theo quy tắc có thểthấy trước (tính dự đoán được thiệt hại bồi thường) 4
Như vậy, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở:
(i) Có hành vi vi phạm hợp đồng: Sự vi phạm hợp đồng này có thể biểu hiện quakhông thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đã giaokết trong hợp đồng;
(ii) Có tổn thất, thiệt hại xảy ra trên thực tế: Thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạmhợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy địnhcủa pháp luật Đây là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại Thiệthại được đền bù do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm thiệt hại về vậtchất và thiệt hại về tinh thần Nghĩa là thiệt hại trên cơ sở chứng cứ tài liệu hoặc xâm phạmđến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, Việc phân biệt thiệt hại vật chất và thiệt hại tinhthần có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tổn thất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại: Hành vi vi phạm lànguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại Bên vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉphải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế
4 Lê Thị Thảo (2021), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Công ước CISG 1980 và luật thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kiểm sát số 01-2021, tr.142
Trang 81.3 Ý nghĩa, vai trò của quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo CISG
Quy định về chế tài bồi thường thiệt hại trong CISG có ý nghĩa và vai trò quan trọngnhư sau:
Thứ nhất, những quy định này giúp các bên định rõ được trách nhiệm về bồi thường
thiệt hại, cụ thể CISG đã cung cấp các quy định chi tiết về việc bồi thường thiệt hại do mộtbên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng
Thứ hai, những quy định này tạo điều kiện công bằng và đối xử bình đẳng cho các
bên, cụ thể CISG đặt ra các quy tắc bồi thường thiệt hại được áp dụng một cách công bằng vàbình đẳng đối với cả người mua và người bán Điều này giúp tránh được sự lợi dụng của mộtbên trước các quy định về bồi thường thiệt hại
Thứ ba, những quy định này giúp thúc đẩy giao dịch quốc tế, cụ thể việc có một hệ
thống quy định chung về bồi thường thiệt hại trong CISG làm tăng tính dễ dàng và sự tintưởng trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế vì thế điều này khuyến khích các quốc giatham gia vào hoạt động thương mại quốc tế hơn
Thứ tư, những quy định này làm giảm sự xung đột và tranh chấp giữa các bên tham
gia, giúp giảm nguy cơ xung đột và tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế,
từ đó giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc mà các bên có thể phải chi trả để giải quyết tranhchấp
II Phân tích về bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ước Viên 1980
2.1 Phạm vi thiệt hại được đền bù (Điều 74 CISG)
Điều 74 CISG quy định: “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp
đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất
và số lợi bỏ lỡ mà bên vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết” Như vậy, Công ước Viên đã quy định về loại thiệt hại nào phải
được bồi thường (thiệt hại thực tế và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng)
Thiệt hại trực tiếp bao gồm: (i) Hàng hóa mất mát hay bị hư hỏng; (ii) Chi phí đã được
sử dụng hay sẽ được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ khuyết tật của hàng hóa; (iii) Khoảntiền mà bên bị vi phạm phải đền bù cho đối tác của họ do không thực hiện nghĩa vụ củamình
Trang 9Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi đáng lẽ bên bị thiệt hại được thụhưởng trong điều kiện bình thường nếu phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình Khi xácđịnh khoản lợi đáng lẽ được hưởng, một vấn đề được đặt ra là thiệt hại do uy tín bị giảm sút
có được coi là khoản lợi đáng lẽ được hưởng và có được bồi thường hay không Pháp luậtcủa Việt Nam và pháp luật của nhiều nước không đề cập đến vấn đề này Trong thực tiễnthương mại quốc tế, trong nhiều trường hợp thiệt hại do uy tín bị giảm sút cũng có thể đượcbồi thường tùy thuộc vào hình thức và mức độ của lỗi
Bồi thường thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc: thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ.Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, bên bị thiệt hại phảiđược đền bù đầy đủ để có thể khôi phục lại lợi ích vật chất bị tổn thất; thứ hai, bên bị thiệthại không được phép nhận sự đền bù vượt ra ngoài phạm vi cần thiết để khắc phục lợi ích vậtchất bị tổn thất của mình, có nghĩa là bên được bồi thường không vì được bồi thường mà cólợi hơn trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện bình thường
Như vậy, mục đích của việc bồi thường thiệt hại là đặt lợi ích vật chất của bên bị thiệthại vào vị trí đáng lẽ ra họ phải có nếu phía bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình 5
2.2 Tính dự đoán trước của thiệt hại (Điều 74 CISG)
Theo CISG, các thiệt hại được bồi thường không thể cao hơn những tổn thất và khoảnlợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có khả năng đã dự liệu được vào lúc giao kết hợp đồng như mộthậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng
lẽ phải biết CISG không quy định rõ ràng về tính chất trực tiếp hay gián tiếp của thiệt hạiđược bồi thường nhưng các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp
lý Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố tranhchấp và thị trường Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lênmột cách vô căn cứ, bất hợp lý
Như trong án lệ SARL Ego Fruits v Sté La Verja Begasti (1999) : Trong tranh chấpnày, người bán đã lập luận rằng việc mình tiến hành bảo quản hàng là hợp lý, đặc biệt hàngtrong trường hợp này là hàng nhanh hỏng (không bền - theo lập luận của người bán) Tuynhiên, việc bảo quản bằng cách cô đặc hàng hóa đã làm thay đổi đối tượng hàng hóa theo hợpđồng là nước cam ép nguyên chất, và đây không thể là một cách bảo quản hàng hợp lý Đặcbiệt, người bán không thông báo và nêu lý do về sự cần thiết phải làm điều đó khi người muachậm nhận hàng Như vậy, người mua không thể tiên liệu được thiệt hại đó khi họ khôngthực hiện nghĩa vụ của mình và một cách hợp lý, người mua hiểu rằng họ được cho một thờihạn bổ sung hợp lý để thực hiện hợp đồng, chiếu theo Điều 63 CISG Như vậy, tính dự đoántrước của thiệt hại đối với bên vi phạm được CISG nhấn mạnh (tại Điều 25 và Điều 74)
5 Dương Anh Sơn (2016), “Luật hợp đồng thương mại quốc tế”, Trường Đại học Kinh tế-Luật - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.84-85.
Trang 10Một bên khi áp dụng một hành động đối phó hay một biện pháp bảo hộ hợp lý với một
vi phạm hợp đồng của bên kia cần phải thông báo cho họ, tránh trường hợp họ viện dẫn làkhông thể lường trước được thiệt hại Điều 302 LTM Việt Nam cũng có quy định về tính trựctiếp, thực tế của thiệt hại mà không nói rõ về tính dự đoán trước 6
2.3 Tính toán các khoản bồi thường thiệt hại
2.3.1.Tính toán các khoản bồi thường thiệt hại theo Điều 74 CISG
Theo Điều 74 CISG, có hai loại thiệt hại có thể được bồi thường, bao gồm:
Đầu tiên, khoản thiệt hại là khoản tổn thất mà bên bị vi phạm đã gánh chịu Thứ hai,khoản lợi bị bỏ lỡ Như khoản thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút đối với bên bị vi phạm, làhậu quả của sự vi phạm hợp đồng của bên vi phạm
Về tính chất của thiệt hại được bồi thường, CISG nhấn mạnh đến tính dự đoán trướcđược của thiệt hại, những tổn thất và khoản lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có khả năng đã dựliệu như phía trên nhóm đã phân tích CISG 1980 yêu cầu các khoản thiệt hại này phải đượctính toán và chứng minh một cách hợp lý Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách kháchquan, dựa trên thực tiễn các yếu tố của tranh chấp và thực tiễn của thị trường Nguyên tắc nàykhông cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý.CISG không quy định cụ thể thiệt hại tinh thần có được bồi thường hay không, ví dụthiệt hại do ảnh hưởng đến uy tín của một bên Tuy nhiên, việc đòi bồi thường thiệt hại tinhthần dường như ít xảy ra đối với hợp đồng mua bán hàng hóa Việc bồi thường thiệt hại tinhthần có thể được quyết định về các hình thức, áp dụng riêng lẻ hay kết hợp, sao cho phù hợpnhất với việc bồi thường toàn bộ thiệt hại thuộc về toà án Toà án có thể quyết định về mứcbồi thường thiệt hại cùng các hình thức sửa chữa khác, như buộc công khai trên báo chí đốivới bồi thường cho vi phạm gây ảnh hưởng đến uy tín v.v 7
2.3.2.Tính toán các khoản bồi thường thiệt hại khi hủy hợp đồng theo Điều 75, 76 CISG
Theo quy định tại điều 75 CISG “Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý
và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế hay bán lại hàng cũng như mọi khoản tiền bồi thường thiệt hại khác có thể đòi được chiếu theo điều 74”
6 Lê Thị Thảo (2021), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Công ước CISG 1980 và luật thương mại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kiểm sát số 01-2021, tr.143.
7 Tìm hiểu chung về CISG từ các án lệ tiêu biểu, trang 136 [ ve-cisg-tu-cac-an-le-tieu-bieu.html ] Truy cập ngày 02/10/2023
Trang 11http://legal.moit.gov.vn/tin-tuc-phap-luat/tim-hieu-chung-Căn cứ theo quy định này, để áp dụng điều 75 thì cần đáp ứng đủ hai điều kiện: (i) cótồn tại việc hủy hợp đồng; (ii) Có tồn tại giao dịch thay thế và giao dịch thay thế này phải cótính hợp lý, nghĩa là được thực hiện “một cách hợp lý” và “trong một thời gian hợp lý”.
Đối với điều kiện thứ nhất - có tồn tại việc hủy hợp đồng: theo quy định của CISG,
điều 75 chỉ áp dụng trong trường hợp hợp đồng đã thực sự bị hủy bởi bên bị vi phạm Cácgiao dịch thay thế được tiến hành trước khi hợp đồng không thuộc đối tượng điều chỉnh củaĐiều 75 Bởi lẽ, điều 75 đã sử dụng cụm từ “sau khi bị hủy” nhằm nhấn mạnh việc điều nàychỉ áp dụng đối với giao dịch thay thế thực hiện sau khi có việc hủy hợp đồng Vấn đề hủyhợp đồng được thực hiện theo quy định tại điều 49, điều 73, điều 61 CISG Và theo nguyêntắc chung thì bên tiến hành hủy hợp đồng phải có thông báo hủy hợp đồng theo điều 26CISG, Theo đó, một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được thông báocho bên kia biết
Như vậy, CISG đã quy định rất rõ ràng rằng điều 75 chỉ áp dụng trong trường hợp hợpđồng bị hủy Nếu hợp đồng không bị hủy, bên bị vi phạm vẫn có thể yêu cầu BTTH căn cứvào điều 74 Điều 75 không thay thế cho điều 74 mà là quy định nhằm làm rõ, bổ sung chođiều 74
Đối với điều kiện thứ hai - phải đảm bảo tính hợp lý của giao dịch thay thế : Nhằm
giải thích và bổ sung cho Điều 74 về nguyên tắc chung trong BTTH, điều 75 CISG quy địnhthiệt hại do bên bị vi phạm phải giao kết hợp đồng thay thế cũng được tính vào phạm viBTTH do vi phạm hợp đồng Bên cạnh đó, nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của bên gây ra thiệt hại, phòng tránh các trường hợp lạm dụng của bên bị thiệt hại nhằmthu lợi từ tiền bồi thường, khi soạn thảo điều 75 các nhà làm luật đã đưa ra điều kiện về tính
“hợp lý” của giao dịch thay thế, bao gồm được thực hiện “một cách hợp lý” và “trong mộtthời gian hợp lý” Tuy nhiên, như thế nào là giao dịch thay thế được thực hiện “một cách hợplý” và “trong thời hạn hợp lý” thì điều luật này lại không quy định cụ thể Tham khảo ý kiếncủa Ban thư ký CISG, Ban thư ký cho rằng: “giao dịch thay thế được tiến hành một cách hợp
lý được hiểu là giao dịch này phải được tiến hành trong đó bên bán lại hàng bán được hàngvới mực giá cao nhất có thể bán được và bên mua nếu mua hàng thay thế thì phải mua hàngvới giá hàng thấp nhất có thể và hợp lý nhất trong hoàn cảnh cụ thể.” Như vậy, mục đích của8quy định này là để đảm bảo rằng bên bị vi phạm không thể lợi dụng việc hợp đồng bị hủy dohành vi vi phạm của bên kia để nhằm được hưởng lợi quá mức mà họ đáng được hưởng dotính chênh lệch giá giữa giá giao dịch thay thế và giá trong hợp đồng Bởi lẽ, nếu bên bị viphạm là bên mua mua lại hàng thay thế với mức giá cao thì bên vi phạm sẽ phải trả tiềnchênh lệch càng lớn và đồng thời nếu bên bị vi phạm là bên bán bán lại hàng với giá thấp thìcũng dẫn đến bên vi phạm sẽ phải trả tiền với giá cao hơn
8 Peter Schlechtriem, Calculation of damages in the event of anticipatory breach under the CISG, 2006
Trang 12Nếu các điều kiện của điều 75 được thỏa mãn thì bên bị vi phạm có thể đòi BTTH tínhbằng sự chênh lệch giữa giá giao dịch được thay thế Trong đó, giá giao dịch được hiểu là giáđược xác định rõ ràng và ngầm định trong hợp đồng ban đầu đã bị hủy hoặc giá trong hợpđồng bị hủy theo giá xác định theo quy định của điều 55 CISG Cụ thể là, trong những trườnghợp, nếu hợp đồng đã được ký hết một cách hợp pháp, nhưng trong hợp đồng không quyđịnh giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc không quy định cách xác định giá thì đượcphép suy đoán rằng, các bên, trừ phi có quy định trái ngược, đã có ngụ ý dựa vào giá đã được
ấn định cho loại hàng hóa như vậy kho hàng hóa này được đem bán trong những điều kiệntương tự của ngành buôn bán hữu quan Bên cạnh đó, căn cứ quy định của điều 75, bên bị viphạm cũng có thể đòi bồi thường các khoản khác theo điều 74
Điều 76 Công ước Vienna 1980 sử dụng phương pháp trừu tượng để xác minh thiệthại trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại không ký kết hợp đồng thaythế Trong trường hợp này, bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường chênh lệch giữa giábán hàng theo hợp đồng với giá thị trường tại thời điểm hủy bỏ hợp đồng cùng với mọi chiphí phát sinh mà họ có quyền đòi theo điều 74 Tuy nhiên, nếu bên yêu cầu bồi thường thiệthại đã tiếp nhận hàng trước khi hủy bỏ hợp đồng thì phải áp dụng giá tại thời điểm tiếp nhậnhàng Nguyên tắc chung được áp dụng để xác định thị trường hiện hành được thể hiện ở chỗ:
Đó là giá hàng hóa ở nơi mà đáng lẽ hàng hóa phải được giao, nếu ở đó có thể tham chiếumột cách hợp lý có tính đến sự chênh lệch do chi phí vận chuyển 9
2.4 Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại
Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do vi phạm hợp đồng thường không được quy định cụthể và chi tiết, mặc dù CISG 1980 không quy định về việc chứng minh thiệt hại và tiêu chuẩncủa bằng chứng Nhưng thực tiễn khi giải quyết tranh cấp, các quyết định đều phải thốngnhất rằng bên nào đòi tiền bồi thường thì có nghĩa vụ chứng minh Nếu không chứng minhđược một cách hợp lý thì bên bị vi phạm có thể sẽ không đòi được bồi thường Và vì Côngước CISG không quy định cụ thể về tính xác thực của thiệt hại đồng thời cũng không quyđịnh cụ thể về việc xác định mức độ tổn thất mà bên bị thiệt hại cần chứng minh Nên ở đây,các bên có thể thỏa thuận áp dụng theo bộ nguyên tắc Unidroit hoặc pháp luật quốc gia Ví
dụ Điều 302 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc vềbên yêu cầu BTTH
2.5 Giá trị thiệt hại được bồi thường trong CISG
CISG 1980 thì quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất Khoản lợi đáng lẽ đượchưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất Trong một số quy định của CISG, tuykhông thừa nhận một cách rõ ràng về điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính nhưng nhìnchung các bên vẫn được phép thỏa thuận vào trong hợp đồng Tại Điều 74 CISG, tiền bồi
9 Dương Anh Sơn (2016), “Luật hợp đồng thương mại quốc tế”, Trường Đại học Kinh tế-Luật - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, tr.86-87
Trang 13thường thiệt hại bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm của bên kia, giátrị bồi thường không cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng
lẽ phải dự liệu lúc ký hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ phải biết hoặc đáng lẽ phảibiết
Sự dự liệu về giá trị thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai là một trong những nét đặctrưng của điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính Tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng, cácbên không thể biết chính xác con số thiệt hại nếu có bất kỳ hành vi vi phạm nào xảy ra Cóthể thấy, Điều 74 của Công ước Viên 1980 hướng đến cho phép các bên được quyền ướcđịnh và dự liệu về các giá trị tổn thất xuất hiện trong tương lai Thiết nghĩ, yếu tố “tình tiếtphải biết” trong quy định này như một giới hạn, giúp kiểm soát sự tự do dữ liệu của các bêntrong khả năng hiểu biết và tư duy của họ Từ đó, hiệu quả của các giao dịch sẽ được nângcao, tránh các hậu quả pháp lý tiêu cực về sau đối với chủ thể tham gia.10
III Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Công ước Viên 1980
Cơ sở pháp lý: Điều 79, 80 Công ước Viên 1980 - CISG 1980
Trong rất nhiều trường hợp, bên có nghĩa vụ đã cố gắng thực hiện nghĩa vụ của mìnhmột cách hết sức thiện chí và trung thực nhưng do sự tác động của nhân tố trở ngại kháchquan mà các bên không lường trước được vào thời điểm ký kết hợp đồng nên bên có nghĩa
vụ đã không thể hoàn thành nghĩa vụ của mình Về nguyên tắc, khi một bên không thực hiệnđược nghĩa vụ của mình và gây thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường, nhưng trongnhững trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn không do lỗi của bên có nghĩa vụthì bên có nghĩa vụ có thể được miễn trách nhiệm, không phải bồi thường thiệt hại cho bên
có quyền Các trường hợp như vậy được gọi là các trường hợp miễn trách nhiệm.11
Chế định miễn trách thuộc phần III của Công ước Viên 1980, theo quy định tại Điều
92 CISG 1980 cho phép các quốc gia thành viên có thể bảo lưu chế định này Nếu quốc gianào không bảo lưu chế định này thì chế định miễn trách sẽ trở thành một bộ phận của phápluật quốc gia và điều chỉnh các quan hệ mang tính chất quốc tế trong phạm vi của chế định
Để được áp dụng chế định miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần đáp ứng đủ cácđiều kiện sau:
10 Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam bài viết “ Cần có cái nhìn mới về điều khoản bồi thường thiệt hại ước tính (lsvn.vn) ”
11 Trần Việt Dũng (chủ biên), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế phần II, Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức, tr.108 - 109