1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các rào cản Đối với cải cách hành chính nhà nước ở việt nam bài tiểu luận kết thúc học phần

32 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Rào Cản Đối Với Cải Cách Hành Chính Nhà Nước Ở Việt Nam
Trường học Học viện hành chính quốc gia
Chuyên ngành Cải cách hành chính nhà nước
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Mục tiêuchung của Chương trình nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ,chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạophát triển, liêm chính, phục vụ nh

Trang 1

BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

********************

TÊN ĐỀ TÀI CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở

VIỆT NAM

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Cải cách hành chính nhà nước

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên giảng dạy môn Cảicách hành chính nhà nước đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thứcquý báu và bổ ích cho tôi trong thời gian qua, đó sẽ là nền tảng cơ bản, làhành trang vô cùng quý giá đối với tôi

Trong quá trình làm đề tài tiểu luận, do hạn chế về thời gian và kinhnghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận đượcnhững ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô để bài tiểu luận của tôi đượchoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ

Trang 4

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 4

1.1 Khái niệm và mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam .4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam 4

1.2 Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 5

1.2.1 Về Cải cách thể chế 5

1.2.2 Về Cải cách thủ tục hành chính 6

1.2.3 Về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 7

1.2.4 Cải cách chế độ công vụ 8

1.2.5 Về Cải cách tài chính công 9

1.2.6 Về Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số 9

CHƯƠNG II NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11

2.1 Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay 11

2.1.1 Thực trạng 11

2.1.2 Những thành tựu trong cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay13 2.1.2.1 Cải cách thể chế hành chính nhà nước 13

Trang 5

2.1.2.2 Cải cách thủ tục hành chính 14 2.1.2.3 Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 14 2.1.2.4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức 15 2.2 Những rào cản đối với cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam ở Việt Nam hiện nay 17 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21 3.1 Nhiệm vụ 21 3.2 Những giải pháp 23 PHẦN III TỔNG KẾT 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

về bản chất là quá trình giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong cơ cấu tổchức và cơ chế quản lý của bộ máy nhà nước nói chung, trực tiếp là bộ máyhành pháp, là phương thức phổ biến được lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quảquản trị nhà nước để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia Đây

là một trào lưu phổ biến trên thế giới, khẳng định tính tất yếu khách quan củaviệc nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ và chính quyền nhằm hướngtới phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn Cải cách hành chính nhà nước là mộtlĩnh vực được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm

Ở Việt Nam, sau hai giai đoạn cải cách hành chính (2001 – 2010 và

2011 – 2020) đã đem lại những thành tựu nhất định, góp phần xứng đáng vàophát triển kinh tế và đổi mới đất nước Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫncòn chậm và phát sinh những vấn đề cần tiếp tục giải quyết Trong bối cảnh

đó, ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 Mục tiêuchung của Chương trình nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ,chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạophát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủtrương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi

Trang 7

mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021-2030 Cải cách hành chính nhà nướcgiai đoạn 2021-2030 tập trung vào 6 nội dung, đó là: Cải cách thể chế; Cảicách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Cảicách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công và Xây dựng, phát triển Chínhphủ điện tử, Chính phủ số Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài “Các ràocản đối với cải cách hành chính ở Việt Nam” để làm bài tiểu luận của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở năm bắt được được công cuộc cải cách hành chính nhà nước ởViệt Nam rồi từ đó đưa ra các rào cản đối với cải cách hành chính cũng nhưgiải pháp trong thực hiện cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam ở Việt Namhiện nay

- Phân tích những rào cản đối với cải cách hành chính nhà nước ở ViệtNam ở Việt Nam hiện nay

- Nêu lên những giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm trong thựchiện cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công cuộc và những rào cảntrong cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam

- Về thời gian: Từ 2016 – nay

Trang 8

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích, đánh giá, diễn giải, tổng hợp

5 Kết cấu của đề tài

Cấu trúc của bài tiểu luận gồm 03 chương:

+ Chương 1: Công cuộc cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiệnnay

+ Chương 2: Những rào cản đối với cải cách hành chính nhà nước ởViệt Nam ở Việt Nam hiện nay

+ Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hànhchính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Trang 9

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I CÔNG CUỘC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm và mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm

- Cải cách hành chính là việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện những sai xótyếu kém hoặc còn thiếu của bộ máy hành chính nhằm nâng cao hiệu lực vàhiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ,xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của

bộ máy hành chính Nhà nước

- Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời khỏi bộmáy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung Bộmáy hành chính chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố chính trị, yếu tố kinh

tế – xã hội, cũng như mang tính đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyềnthống văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển…

1.1.2 Mục tiêu của cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam

- Hoàn thiện thể chế và cơ chế thực hiện chính sách (về kinh tế; về tổchức và hoạt động của hệ thống hành chính)

- Xoá bỏ các thủ tục hành chính quan liêu, rườm rà; tạo một hệ thốngthủ tục đơn giản, công khai, thuận lợi

- Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan đượcphân định rõ ràng Chuyển một số việc cho các tổ chức phi Chính phủ thựchiện

Trang 10

- Xây dựng một đội ngũ công chức cơ bản hội đủ các yêu cầu về chứcdanh

- Cải cách tiền lương; xây dựng một cơ chế tài chính thích hợp; áp dụngđiện tử hoá, tin học hoá nền hành chính nhà nước

- Xây dựng một cơ cấu Chính phủ gọn nhẹ với các Bộ quản lý đangành, đa lĩnh vực, tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước

- Thực hiện từng bước sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địaphương, giữa các ngành rõ ràng hơn

1.2 Nội dung cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP vềChương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.Mục tiêu chung của Chương trình nhằm tiếp tục xây dựng nền hành chính dânchủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiếntạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủtrương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổimới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021-2030

Trang 11

- Đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hànhchính nhà nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ,công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nănglực kiến tạo phát triển Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúcđẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triểnChính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số…

- Đến năm 2030, hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quảthể chế của nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước

1.2.2 Về Cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chínhliên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơquan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinhdoanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chínhtrên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chếquyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tưkinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới vànâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giảiquyết thủ tục hành chính Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môitrường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc,mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau

- Đến năm 2025, cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định vàcắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinhdoanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31/5/2020.Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tronggiải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không

Trang 12

theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thờigian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tàichính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanhtoán trực tuyến đạt từ 50% trở lên Mức độ hài lòng của người dân, doanhnghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95% Trong đó, mức độhài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu

tư đạt tối thiểu 90% Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vàonhóm 30 quốc gia hàng đầu

1.2.3 Về Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhànước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ môhình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn

hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định Đẩymạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống cácđơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng caohiệu quả hoạt động

- Đến năm 2025, hoàn thành việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chứctổng thể của hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụthể của nước ta trong giai đoạn mới Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo,trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệthống hành chính nhà nước Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hànhchính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định Giảm tối

Trang 13

thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biênchế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.

- Đến năm 2030, tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủtheo hướng giảm hợp lý đầu môi các bộ, cơ quan ngang bộ và giảm tương ứng

số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; giảmmạnh đầu mối các tổ chức trung gian Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế

sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025…

1.2.4 Cải cách chế độ công vụ

- Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động vàthực tài Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minhbạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức đểthu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hànhchính nhà nước

- Đến năm 2025, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

có cơ cấu hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung nănglực theo quy định

- Đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcchuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; đội ngũ cán bộcác cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầmnhiệm vụ: 50% - 60% số lãnh đạo, quản lý cấp phòng, vụ, cục, tổng cục vàtương đương ở Trung ương, 25% - 35% số lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngành,

Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương, trên 30% số lãnh đạo, quản lýcấp phòng trực thuộc sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương,80% số lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước có đủ khả năng làm việctrong môi trường quốc tế 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ caođẳng, đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,

kỹ năng làm việc

Trang 14

1.2.5 Về Cải cách tài chính công

- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho

cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với nhiệm vụ được giao

và sản phẩm đầu ra, nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thúcđẩy sự sáng tạo; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; kiểm soát thamnhũng tại các cơ quan, đơn vị Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệpnhà nước, đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

- Đến năm 2025, tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơchế quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạocủa ngân sách Trung ương và chủ động, tích cực của ngân sách địa phương.Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đổi mới cơ chế quản lý, cơchế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp cônglập Đến năm 2025, có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảmchi thường xuyên; 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, có đủđiều kiện, hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc chuyểnsang tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư

- Đến năm 2030, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật đểthể chế hóa các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tàichính của cơ quan HCNN và đơn vị sự nghiệp công lập Giảm bình quân 15%chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giaiđoạn 2021 - 2025

1.2.6 Về Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứngdụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và pháttriển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, góp phần đổi mới phương thức làmviệc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhànước các cấp có đủ năng lực vận hành nền kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu

Trang 15

cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nângcao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.

- Đến năm 2025, 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triểnChính phủ điện tử được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc 100%Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh đượckết nối, chia sẻ dữ liệu với cổng Dịch vụ công quốc gia 100% người dân,doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xácthực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống tin của các cấpchính quyền từ Trung ương đến địa phương… Việt Nam thuộc nhóm 50 nướcdẫn đầu về Chính phủ điện tử

- Đến năm 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cungcấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện

và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (khôngbao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật)… Việt Nam thuộc nhóm 50nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử

Trang 16

CHƯƠNG II NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Thực trạng

- Trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực cải cách về thể chế và

TTHC, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, sửa đổi bổ sungnhư Luật Quản lý thuế năm 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tưnăm 2020, Luật Nhà ở năm 2020… Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đếnnăm 2018, Chính phủ đã ban hành 05 nghị quyết tập trung vào cải thiện môitrường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; giai đoạn năm

từ 2019 đến năm 2021 đã ban hành các nghị quyết về cải thiện chỉ số môitrường kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh, chuyển đổi

số và hệ sinh thái khởi nghiệp

- Đặc biệt, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về

hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã góp phần quan trọng vàoviệc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng tích cực,hiện đại Bên cạnh đó, các nghị quyết ban hành các chương trình hành độngthể hiện sự chỉ đạo cụ thể và quyết liệt của Chính phủ về các lĩnh vực thuế,hải quan, đất đai, cấp phép xây dựng, đầu tư… tạo điều kiện thuận lợi để thúcđẩy các doanh nghiệp phát triển và hội nhập, tạo sức bật mới cho nền kinh tế.Mặt khác, các nghị quyết này đã tạo ra hiệu quả rất rõ về cải cách thể chế vàTTHC

- Vấn đề công khai, minh bạch TTHC đã đạt được những bước tiến

nhất định, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính từng bước được cậpnhật, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp

Ngày đăng: 18/01/2025, 23:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w