CHƯƠNG II NHỮNG RÀO CẢN ĐỐI VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.2. Những rào cản đối với cải cách hành chính nhà nước ở Việt Nam ở Việt
- Thứ nhất, rào cản về thể chế: Nội dung phổ biến được đề cập đến đầu tiên là tháo gỡ các “rào cản” trong hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, cơ
chế quản lý với mục tiêu nhằm giảm sự phức tạp và các gánh nặng không cần thiết được tạo ra bởi sự quan liêu, “giấy tờ” nhằm nâng cao hiệu quả môi trường pháp luật. Nhìn nhận một cách khách quan thì các rào cản về thể chế đều tồn tại ở hầu hết các nền hành chính do tính “trễ” của pháp luật, chính sách so với sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống. Tuy nhiên, rào cản về thể chế còn phụ thuộc vào quan điểm của QTNN. Nếu mục đích của quản trị nhà nước là kiểm soát tiến trình và cai trị là chính thì các rào cản từ thể chế sẽ làm cho sự vận hành của các tiến trình xã hội thận trọng, cứng nhắc và chậm chạp hơn, hàm chứa nhiều nguy cơ, làm xa rời kết quả mong đợi cuối cùng.
+ Ngược lại, khi hệ thống thể chế được xây dựng trên quan điểm định hướng, phục vụ và tạo điều kiện cho các tiến trình xã hội và hành vi hợp pháp của tổ chức, công dân và doanh nghiệp thì các rào cản này sẽ dần được loại bỏ. Việc tối ưu hóa hệ thống thể chế QTNN, trong thực tế, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng mà cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Trong một hệ thống hành chính khuyến khích sự phản hồi và các sáng kiến lập pháp từ
“dưới lên” thì cơ hội cập nhật, thay đổi và loại bỏ các rào cản về thể chế sẽ thuận lợi hơn một cơ chế đề cao mối quan hệ thứ bậc chặt chẽ, cứng nhắc từ
“trên xuống”.
- Thứ hai, rào cản về năng lực: Những yếu kém của một nền hành chính hiện hành thường không khó để nhận ra. Tuy nhiên, việc tìm ra nguyên nhân, xác định nội dung cần cải tiến, đổi mới, cải cách lại là một quá trình khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và năng lực của các chủ thể quản lý có liên quan. Vì thế, ở nhiều nền hành chính, giai đoạn đầu của CCHC thường được đặc trưng bởi những “va chạm” của sự khác biệt trong nhận thức khi lựa chọn các lĩnh vực cần cải cách, thậm chí sau khi đã đạt được sự đồng thuận về những nội dung cần cải cách thì để có được tiếng nói chung về những phương án thực hiện cũng là một quá trình vô cùng phức tạp.
+ Thực tế đã chứng minh, trong nền hành chính truyền thống, khi điều kiện và năng lực hạn chế, sự “an phận” cố hữu sẽ còn là cản trở lớn đối với mọi cuộc cải cách. Tuy nhiên, khi có điều kiện tiếp cận với những điều mới mẻ từ bên ngoài, các chủ nhân của hệ thống trên rất dễ dàng rơi vào các trạng thái cực đoan: Thấy quan điểm nào cũng mới và muốn áp dụng ngay một cách cấp tiến. Tuy nhiên, các quan điểm, cách tiếp cận mới được “nhập khẩu” này có thể mâu thuẫn, thậm chí xung đột nhau khiến việc áp dụng các mô hình mới không đem lại thành công như mong muốn; Thấy quan điểm, cách tiếp cận nào cũng tiềm ẩn nguy cơ khi không tìm thấy các điều kiện áp dụng hoàn toàn tương đồng. Trong tình huống này, rào cản về năng lực khiến các nhà LĐQL khu vực công thường có xu hướng “kiên định” với tình trạng hiện tại và đưa ra nhiều luận điểm mang tính chủ quan để kháng cự sự thay đổi.
+ Rào cản về năng lực của các nhà LĐQL cấp cao cũng quyết định đến tầm nhìn và kết quả do năng lực phân tích các mối quan hệ nhân – quả, điều hòa lợi ích chung – riêng của người lãnh đạo quản lý khi xác định mục tiêu cải cách.
Kinh nghiệm của nhiều nền hành chính trên thế giới cho thấy, việc các công chức LĐQL và chính trị gia thiếu kiến thức về quản trị hiện đại đã gây ra sự bế tắc trong quá trình CCHC tại nhiều quốc gia . Vì thế, xu hướng phổ biến trong4 đào tạo công chức mà nhiều quốc gia lựa chọn hiện nay là đào tạo định hướng kết quả và khuyến khích thái độ đổi mới.
- Thứ ba, rào cản từ văn hóa hành chính cũ và tư duy ngại thay đổi: Nền hành chính hiện hành không đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra, không theo kịp thời đại; nền hành chính hiện hành đã đáp ứng được những yêu cầu thời đại nhưng không được trang bị khả năng để đáp ứng những yêu cầu mới phát sinh do môi trường thay đổi nhanh; nền hành chính hiện hành có thể đang rất thích hợp trong điều kiện hiện tại nhưng không dự báo được những viễn cảnh trong tương lai, chỉ chú ý đến những vấn đề trước mắt, thiếu sự nghiên cứu, thiếu giao tiếp với các nền hành chính tiên tiến bên ngoài, thụ động, không có chiến lược
hướng tới tương lai một cách chủ động; nền hành chính có khả năng và chủ động hướng tới tương lai song không chịu chấp nhận những phương thức có hiệu lực, hiệu quả cao nhất. Điều này xảy ra khi nền hành chính không có khả năng và phương tiện tiếp cận được những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực của mình.
+ Rõ ràng, không có một nền hành chính nào lại có thể đáp ứng một cách hoàn hảo tất cả các tiêu chuẩn trong việc phân bố và sử dụng nội lực hiệu quả, huy động các nguồn lực, thiết lập được một mạng lưới thông tin nội bộ và với môi trường bên ngoài, luôn sẵn sàng chấp nhận những giá trị và kỹ năng mới, xác định đúng mục tiêu và động cơ, luôn vượt qua các trở ngại một cách thành công… Vì vậy, không một nền hành chính nào tránh khỏi yêu cầu phải cải cách và tư duy ngại thay đổi để chấp nhận văn hoá hành chính mới đang là một trong những rào cản cơ bản mà nhiều quốc gia mong muốn khắc phục trong CCHC để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
- Thứ tư, rào cản về tư duy lãnh đạp và sự cam kết của LĐQL cấp cao:
Việc xác định mục tiêu và nội dung CCHC luôn mang tính chủ quan, phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và sự cam kết của LĐQL cấp cao. Vì vậy, tư duy lãnh đạo và mức độ cam kết từ lãnh dập quản lý cấp cao trong tổ chức cũng có thể trở thành rào cản trong QTNN nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Rào cản về tư duy LĐQL có thể là tư duy né tránh rủi ro khi họ chỉ lựa chọn kịch bản an toàn, không gây nguy cơ cho sự tồn tại và tính hợp pháp của sự lãnh đạo chính trị và hệ thống hiện hành.
+ Theo một nghiên cứu của Chính phủ Australia cho thấy: “Văn hóa không thích rủi ro” đang thực sự ngăn cản các nhà LĐQL đưa ra những ý tưởng sáng tạo . Đây chính là thực tế, bất cứ khi nào ai đó muốn lẩn tránh nguy cơ thì6 lập tức người đó sẽ gặp phải nguy cơ khác. Sự thận trọng phải bao gồm cả năng lực đánh giá bản chất của một nguy cơ cụ thể và chấp nhận nguy cơ thấp hơn”.
Để thành công, nhiều quốc gia đã nhận thức sâu sắc rằng, cần phải gỡ bỏ những rào cản trong tư duy LĐQL, khuyến khích các tư duy đổi mới, sáng tạo trong hệ thống hành chính nhà nước.
+ Thực tế, sự thành công hay thất bại của CCHC nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của các nhà lãnh đạo chính trị, vì sự lãnh đạo chính trị có một vai trò quan trọng trong việc chọn lựa các mục tiêu, huy động các nguồn lực và thúc đẩy các nỗ lực cải cách hành chính. Việc lựa chọn một chiến lược cải cách toàn diện hay một chiến lược cải cách theo từng lĩnh vực sẽ thể hiện tư duy LĐQL và sự cam kết chính trị của lãnh đạo cấp cao.