Và một số ví dụ về hành vi xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc khác nhau... Hành vi xã hội không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà còn được đặt trong ngữ cảnh rộng lớn của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CƠ SỞ 2
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC
Chủ đề Hành vi xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc Và một
số ví dụ về hành vi xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc
khác nhau.
GVHD: TS Nguyễn Thị Thoa SVTH : Lưu Hồng Duyên LỚP: Đ21TL2
MSSV: 2153104010414
Tp HCM, tháng 1 năm 2024
Trang 2NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ CHẤM THI
………
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
……….
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương : Cơ Sở Lý Luận Ⅰ 2
1.1 Các khái niệm liên quan 2
1.1.1 Khái niệm về hành vi con người 2
1.1.2 Những yếu tố tác động đến hành vi 3
1.1.3 Khái niệm hành vi xã hội 4
1.1.4 Khái niệm cộng đồng dân tộc 4
1.2 Ảnh hưởng của cộng đồng dân tộc đến hành vi cá nhân 7
1.3 Tác động của cộng đồng dân tộc đến hành vi xã hội của cá nhân 9 1.4 Biện pháp xây dựng hành vi xã hội của cá nhân trong cộng đồng dân tộc 10
2.1 Hành vi xã hội của cá nhân trong cộng đồng dân tộc Nhật Bản 12
2.2 Hành vi xã hội của Người Tây Tạng: 13
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong một bức tranh thế giới đa dạng văn hóa như hiện nay thì các cộng đồng dân tộc như những viên ngọc quý, mỗi viên mang đến một sắc màu và đặc trưng riêng biệt Nhưng không chỉ là văn hóa và truyền thống, hành vi xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì bản sắc của từng cộng đồng dân tộc đó Khía cạnh xã hội của cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn có tác động đặc biệt đối với sự đoàn kết, phát triển và bền vững của cộng đồng
Hành vi xã hội không chỉ giới hạn trong phạm vi cá nhân mà còn được đặt trong ngữ cảnh rộng lớn của các cộng đồng dân tộc, nơi mà giữa những đặc điểm văn hóa, lịch
sử và xã hội, cá nhân phải tìm cách hài hòa và tương tác Trong tiểu luận này, chúng ta
sẽ khám phá sâu hơn về hành vi xã hội của cá nhân và tầm ảnh hưởng của nó đối với
sự đa dạng và đoàn kết trong các cộng đồng dân tộc Đó chính lý do em chọn đề tài
“Hành vi xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc Và một số ví dụ về hành vi
xã hội của cá nhân trong các cộng đồng dân tộc khác nhau” để lảm để tài tiểu luận kết thúc học phần môn Tâm lý học xã hội
Trang 5NỘI DUNG Chương : Cơ Sở Lý Luận Ⅰ 1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm về hành vi con người
Theo từ điển Tiếng Việt (1986): Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định Như vậy, hành vi được hiểu như là một yếu tố mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình hoạt động sống và giao tiếp xã hội Mọi ứng xử của con người đề có những nguyên tắc nhất định, đối với mỗi cá nhân trong từng thờiđiểm, từng hoàn cảnh, cần có những hành vi ứng xử phù hợp Không thể có cách ứng xử chung cho tất cả mọi người,
nó tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có những hành vi, cách ứng
xử khác nhau
Theo Từ điển Tâm lý học của Mỹ: Hành vi là một thuật ngữ khái quát nhằm chỉ những hoạt động, hành động, phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể
đo lường được của bất cứ một cá thể đơn lẻ nào
Theo Watson và Skinner thì chỉ bao gồm những phản ứng của hành vi mà theo họ đến tâm trí như ý thức, nhận thức, trí nhớ, tưởng tượng không được liệt vào khái niệm hành vi Từ phương thức tiếp cận này đã cho thấy những hiểu biết, tìm tòi, khám phá thêm về khoa học Hành vi con người là cần thiết
Những nhà nghiên cứu về khoa học hành vi gần đây đã có cái nhìn khái quát hơn
về định nghĩa hành vi Họ cho rằng, hành vi còn bao gồm những trạng thái bên trong, quá trình trao đổi sinh học, hay những trạng thái tương tự Như vậy, theo cách tiếp cận này, khái niệm hành vi sẽ được hiểu linh hoạt hơn những định nghĩa nêu trước đó: yếu
tố hành vi còn bao hàm cả phạm trù tâm trí và nhận thức Thực tế cho thấy những hành
vi liên quan đến tâm trí còn nhiều hơn những hành vi thuộc phạm trù có thể đo lường được
Vậy nên hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra bên ngoài và những trạng thái bên trong của con người trong một hoàn cảnh cụ thể Nó thường được biểu hiện ra bên ngoài thông qua ngôn ngữ, cử chỉ hoặc hành động nhất định
Khi xem xét hành vi con người cần đặt trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để tránh cách tiếp cận phiến diện, một chiều
Trang 6Hành vi con người bao gồm cả trạng thái bên trong con người và những phản ứng, cách cách ứng xử biểu hiện ra bên ngoài trong một hoàn cảnh cụ thể Nó biểu hiện ra bên ngoài rất đa dang
1.1.2 Những yếu tố tác động đến hành vi
Sự tác động của hung thủ, ước mơ, lý tưởng, niềm tin và hành vi con người: Hứng thú: là sự xuất hiện cảm xúc trong nhu cầu, là sự chú ý đặc biệt của con người đến một hay vài đối tượng nào đó, là sự khát khao muốn tiếp cận để đi sâu tìm hiểu Hung thủ rất phong phú đa dạng và nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của con người Trước tiên nó tạo ra khát vọng tìm hiểu đối tượng từ đô mà điều chỉnh hành vi
cử chỉ, ý nghĩa tình cảm của con người theo một hướng xác định Như thế thông qua hứng thú ta biết được những nhu cầu nào đang nổi lên đang cấp thiết gắn với chủ thể
Và thông qua việc tác động vào những nhu cầu đó tạo nên hung thủ Ở con người hứng thú điều khiển hành vi con người
Sự tác động của nhu cầu lên hành vi con người: khi nghiên cứu hệ thống nhu cầu ở một người hoặc một nhóm, một tầng lớp cần phải nghiên cứu điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý của họ Chính những điểm đó quy định hệ thống nhu cầu của con người Thường thì con người thực hiện một hành vi nào
đó là để thoả mãn một hệ thống nhu cầu Trong hệ thống nhu cầu đó có những nhu cầu cấp thiết hơn nó thúc đẩy mạnh mẽ con người tới hành vi và ta gọi những nhu cầu đó
là nhu cầu nổi trội Nhu cầu nổi trội hiện diện ngay trong hứng thú, ước mơ và lý tưởng nhưng vẫn có lúc nó tiềm ẩn và nếu được đánh thức thì nó lại tạo nên những hứng thú ước mơ và thôi thúc con người hành động Nhu cầu nổi trội, nó nổi lên trên cái nền là hệ thống các nhu cầu khác xin chú ý là nhu cầu nổi trội đóng vai trò động Không có nhu cầu nào luôn luôn là nhu cầu nổi trội cả Trong cùng một hệ thống nhu cầu sống ở hoàn cảnh này nhu cầu này là nhu cầu nổi trội, ở hoàn cảnh khác nó lại trở nên thứ yếu và nhường chỗ cho nhu cầu khác Trong một loạt khách thể tương đồng thi chủ thể hay chọn một khách thể nào đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu nổi trội (tất nhiên khách thể đó phải đáp ứng cả hệ thống nhu cầu)
Sự tác động của ý chí lên hành vi con người: Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau về ý chí hành động hoặc sự thúc đẩy Sự thúc đẩy phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ Động cơ đôi khi được xác định như là nhu cầu, ý muốn, nghị lực hoặc sự thúc đẩy của cá nhân Động cơ hướng tới mục đích, cái
Trang 7mục đích có thể là ý thức hoặc chỉ trong tiềm thức Động cơ là nguyên nhân dẫn đến hành vi, chúng thức tỉnh và duy trì hành động, định hướng hành vi chung của cá nhân Thực chất các động cơ hoặc nhu cầu là những yếu tố chính của hành động Động cơ và nhu cầu có thể thay thế nhau Nhu cầu trong trường hợp này không liên quan đến sự khẩn cấp hoặc bất kỳ một sự mong muốn cấp thiết nào về một cái gì đó Nó chỉ có nghĩa một cái gì đó trong một cá nhân, thúc đẩy cá nhân đó hành động
Tác động của động cơ lên hành vi con người: Con người không chỉ khác nhau về khả năng hành động mà còn khác nhau về ý chí hành động hoặc sự thúc đẩy Sự thúc đẩy phụ thuộc vào sức mạnh của động cơ Động cơ đôi khi được xác định như là nhu cầu, ý muốn, nghị lực hoặc sự thúc đẩy của cá nhân Động cơ hướng tới mục đích, cái mục đích có thể là ý thức hoặc chỉ trong tiềm thức
1.1.3 Khái niệm hành vi xã hội
Hành vi xã hội là hành vi giữa hai hoặc nhiều sinh vật trong cùng một loài và bao gồm bất kỳ hành vi nào trong đó một thành viên ảnh hưởng đến người khác Điều này
là do sự tương tác giữa các thành viên.Hành vi xã hội có thể được xem là tương tự như trao đổi hàng hóa, với mong muốn rằng khi bạn cho đi, bạn sẽ nhận về điều tương tự Hành vi này có thể được thực hiện bởi cả phẩm chất của cá nhân và các yếu tố môi trường (tình huống) Do đó, hành vi xã hội phát sinh là kết quả của sự tương tác giữa hai cơ thể sinh vật và môi trường của nó Điều này có nghĩa là, liên quan đến con người, hành vi xã hội có thể được xác định bởi cả đặc điểm cá nhân của con người và tình huống tại chỗ
Hành vi xã hội vặt vãnh là kết quả của sự tương tác trong cuộc sống hàng ngày, và
là những hành vi được học khi một người tiếp xúc với những tình huống khác nhau Mặt khác, hành vi phòng thủ phát sinh từ sự thúc đẩy, khi một người phải đối mặt với những ham muốn mâu thuẫn nhau
1.1.4 Khái niệm cộng đồng dân tộc
Dân tộc là một khái niệm phức tạp Nhóm xã hội nào thì được gọi là một dân tộc?
Đó là vấn đề còn được tranh luận Ở Việt Nam, khái niệm này đến nay vẫn chưa thống nhất giữa những nhà nghiên cứu Khái niệm dân tộc thường được dùng theo những nghĩa khác nhau
a Quan điểm thứ nhất
Trang 8Dân tộc được dùng với hai nghĩa: Dân tộc với tư cách là một quốc gia (ví dụ: dân tộc Việt Nam (nước Việt Nam), dân tộc Đức (nước Đức)) và dân tộc với nghĩa là một tộc người trong một quốc gia đa dân tộc (ví dụ: dân tộc Kinh (Việt), dân tộc Tày, Nùng, Ê Đê, Ja Rai) Như vậy, trong một dân tộc lớn (quốc gia) có thể có những dân tộc thành phần Quan điểm này cũng được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay sử dụng Chúng ta vẫn thường bắt gặp các khái niệm được sử dụng trên các tạp chí khoa học, các bài viết như: các dân tộc thiểu số, dân tộc Thái, dân tộc Hmông Tóm lại, đây là quan điểm cho rằng, có hai loại dân tộc: dân tộc lớn (quốc gia) và các dân tộc thành phần trong dân tộc quốc gia đó,
b Quan điểm thứ hai
Khi nói dân tộc thì đó là dân tộc mang tính xốc gia Ví dụ: dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào, dân tộc Pháp Còn các dân tộc thành phần trong một dân tộc quốc gia được gọi là tộc người Như vậy, trong một dân tộc có thể có một số tộc người Đây là quan điểm được nhiều nhà dân tộc học hiện nay sử dụng
Có thể nói, dân tộc thành phần trong một quốc gia gọi là dân tộc hay tộc người là vẫn đề còn chưa thống nhất giữa những nhà nghiên cứu cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản được phát hành chính thức ở Việt Nam hiện nay Khi nói đến khái niệm dân tộc, người ta hay nhắc đến định nghĩa dân tộc của Stalin Trong cuốn Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tóc (1913), Stalin viết: "Dân tộc là một khối người cộng đồng ốn định, thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở cộng đồng
về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng về văn hoá
Định nghĩa dân tộc trên của Stalin đã trở thành đề tài tranh luận của khoa học xã hội trong nhiều thập kỷ của thế kỷ XX vì đây không chỉ là khái niệm khoa học mà còn
là vấn đề lý luận dân tộc, nó gắn liền với chính sách chính trị, đường lối dân tộc của các quốc gia Về vấn đề này, tồn tại hai khuynh hướng: thứ nhất, đồng tỉnh với định nghĩa này, và thứ hai, không đồng tỉnh Những người theo khuynh hướng thứ hai muốn đưa ra một định nghĩa khác về dân tộc
Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, khi nói về dân tộc, các tác giả đã chỉ ra tiêu chí quan trọng của khái niệm này: Dân tộc là công đồng được “liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hoa, nhất là ý thức tự giác tộc người
C Những định nghĩa khác nhau về dân tộc:
Trang 9L N Gumilev (1912-1992) đã xem dân tộc từ góc độ của hiện tượng địa lý, tự nhiên, chứ không phải là một hiện tượng xã hội Ông coi dân tộc chỉ là một cộng đồng người, khác biệt với những cộng đồng khác, có cấu trúc đặc biệt bên trong và có định khuôn hành động riêng Nói cách khác, những đặc trưng tâm lý mà ông coi là dấu hiệu
cơ bản của dân tộc gồm: tự ý thức thay đồng nhất dân tộc), định khuôn hành động được hiểu như là những chuẩn mực trong quan hệ giữa các nhóm và các cá nhân cũng như giữa các cá nhân
Có một số nhà nghiên cứu Xô viết lại ủng hộ việc xác định nội hàm khái niệm dân tộc từ góc độ xã hội - lịch sử Đại diện của trường phái này là nhà dân tộc học lu V Bromlei (1921-1990) Ông định nghĩa dân tộc như sau: Dân tộc là cộng đồng người được hình thành về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, có những đặc điểm chung, tương đối bền vững về ngôn ngữ, văn hoá và tâm lý, ý thức về sự thống nhất và khác biệt với dân tộc khác (tự ý thức) Ở nghĩa rộng, dân tộc được coi là một cơ cấu xã hội, một cộng đồng về kinh tế và chính trị (lu V Bromlei, 1983)
Các nhà tâm lý học không quan tâm nhiều lắm đến những quan điểm khác nhau trong các hướng tiếp cận Có quan điểm chung của các hướng tiếp cận này là thừa nhận tỉnh đồng nhất dân tộc (tuý thức dân tộc) là một trong những đặc trưng của dân tộc, thậm chí là đặc trưng duy nhất Điều này có nghĩa rằng, dân tộc là cộng đồng tâm
lý đối với các cá nhân Do vậy, nhiệm vụ của các nhà tâm lý học là nghiên cứu về những con người ý thức được mình là thành viên của nhóm dân tộc của mình Khi nghiên cứu về ý thức dân tộc, các nhà tâm lý học quan tâm đến vấn đề là các thành viên của một dân tộc cùng tồn tại một quan điểm thống nhất về những đặc trưng của dân tộc mình, những cải làm cho dân tộc mình khác biệt với những dân tộc khác Những đặc trưng ấy rất đa dạng như ngôn ngữ, giá trị, chuẩn mực, ký ức lịch sử, tôn giáo, biểu tượng về tổ tiên, huyền thoại về tổ tiên, tính cách dân tộc, huyền thoại dân tộc, nghệ thuật Trong quá trình phát triển của dân tộc, một số dấu hiệu truyền thống
có thể mất đi và xuất hiện một số dấu hiệu mới
Khi nói đến dân tộc như một cộng đồng là chúng ta nói tới một cộng đồng của những biểu tượng chung về dấu hiệu nào đó, là niềm tin của mọi người vào cái mà họ liên kết với nhau một cách tự nhiên
Từ góc độ của tâm lý học xã hội, ta thấy dân tộc là một loại nhóm xã hội lớn bền vững với những đặc trưng tâm lý Dân tộc trước hết là một cộng đồng tâm lý Những
Trang 10đặc trưng tâm lý này không phải là sự cộng lại các đặc điểm tâm lý của các thành viên của nhóm mà là những đặc điểm tâm lý chung nhất, tiêu biểu nhất của các thành viên trong nhóm Những đặc điểm tâm lý này là cái mà mỗi thành viên của dân tộc đó sơi vào đều nhận ra mình trong đó Cái tiêu biểu, cái chung nhất của một dân tộc phải chăng đó là sự tự ý thức của mỗi thành viên về dân tộc mình Ở đây, chúng tôi rất tâm đắc định nghĩa dân tộc của những người sáng lập ra Tâm lý học dân tộc là Lazarus và Steinthal: "Dân tộc là một tập hợp của những con người, mà những con người ấy tự xếp mình vào tập hợp đó" (T G Stephanenko, 2003) Với định nghĩa này, ta thấy các thành viên của các cộng đồng dân tộc có thể khác nhau về giới tỉnh, lứa tuổi, vị thế xã hội, tính cách, nhu cầu, sở thích nhưng mỗi người đều nhận thấy ở họ có một nét chung mà dù họ sống ở đâu cũng không thể mất đi được, đó là ý thức của họ về dân tộc mình
Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm dân tộc như sau:
Dân tộc là cộng đồng người ổn định mà những người đó ý thức rõ mình là thành viên của cộng đồng trên cơ sở những dấu hiệu chung được tiếp nhận như là những đặc trưng phân biệt dân tộc một cách hiển nhiên và bền vững
Khái niệm này dùng cho cả dân tộc với nghĩa là một quốc gia và cả dân tộc với nghĩa là một tộc người
Khi nói đến dân tộc là chúng ta nói đến những cộng đồng người không phân biệt trình độ phát triển, đa số hay thiểu số, có cùng chung ngôn ngữ và văn hoá
1.2 Ảnh hưởng của cộng đồng dân tộc đến hành vi cá nhân
Ảnh hưởng của cộng đồng dân tộc lên hành vi cá nhân có thể rất đáng kể Cộng đồng dân tộc là các nhóm xã hội có chung nền tảng văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống và thường có ý thức về bản sắc tập thể Những cộng đồng này đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các giá trị, niềm tin, chuẩn mực và hành vi của các thành viên Giá trị và chuẩn mực văn hóa: Các cộng đồng dân tộc thường có bộ giá trị và chuẩn mực văn hóa riêng hướng dẫn hành vi của các thành viên Những giá trị và chuẩn mực này có thể bao gồm thái độ đối với gia đình, vai trò giới, giáo dục, tôn giáo, đạo đức làm việc và các tương tác xã hội Lớn lên trong một cộng đồng như vật giúp các cá nhân tiếp xúc với những giá trị và chuẩn mực văn hóa này ngay từ khi còn nhỏ, và họ thường tiếp thu và chấp nhận chúng như một phần bản sắc riêng của mình