Ly do chon dé tai Trong xu hướng toàn cau hóa kinh tế, việc áp dụng chuan mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS giúp cho thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp minh bạch và có độ tin
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
VNU- UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS
DE TÀI: THUC TRẠNG AP DUNG CHUAN MUC BAO CÁO TÀI CHÍNH
QUOC TE TAI VIET NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Hải
Sinh viên thực hiện: Trần Quỳnh Trang
MSSV: 19050979
Lớp: Kế toán CLC1 QH-2019-E
Hà Nội, 2023
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận mang đề tài “Thực trang áp dụng chuẩn mực báo cáo
tài chính quốc tế tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi và được hoàn thành dưới
sự hướng dẫn của Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Hải Toàn bộ số liệu trong bài đều đượcthu thập và sử dụng một cách trung thực cũng như trích dẫn đầy đủ tên các tác giả, cáccông trình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được hoàn thành trong bài không hề sao chép
từ bat cứ một công trình nghiên cứu hay từ một luận văn nào khác đã từng được công bố ở
bât cứ nơi nào khác trước đây.
Thành phố Hà Nội, tháng 05 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Trang
Trần Quỳnh Trang
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành là kết quả của những nỗ lực nghiên cứu nghiêm túccủa em trong suốt thời gian học tập và tìm hiểu đưới sự giúp đỡ từ bạn bè và thầy cô hướngdẫn khoa Kế toán — Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ths Nguyễn Thị Thanh Hải — giảng viênkhoa Kế toán — Kiểm toán, trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, định hướng chuyên môn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tuy nhiên do điều kiện về năng lực bản thân còn hạn ché, dé tài nghiên cứu “Thựctrạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam” không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè để bài nghiên
cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤCLOT CAM BOAN 0 5 |LOT CAM ON 0 2
DANH MỤC TU VIET TẮTT - - ¿+5 +S+S£SE+E£EE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkrrerrrei 5DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE 2G SE 3E SE 1E E111 rree 6
90006700 4 7
1 Lý do chọn đề tài - 2 2S s2 SE E21 E12171211111211111111211 1111112111111 xe 7
2 Tổng quan nghiên €Ứu - ¿2© ®+SSE+E£EE£E#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE 11.211.211 crrei 7
KENVIi09.8./)0)0 001.0 4d 10
“6.6 dlđ.ịịlldhhhaatitaiiaaÃẼ 10
5 Đối tượng và phạm vi nghiên €ứu - - ¿252 2S *+E£E+Ee£zEezezxererxerered 10
6 Phuong pháp nghiÊn CỨU: - - G6 + 11191 99g ng II
7 Bố cục bài viẾt - St TT 1 1E 1111121111111 12111111 01111111 1111111 1g 11
H NOT DUNG -: 2-2222 222122121221 2121121211212121211121 2e 12CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYÊÊT 2-5-5255 SE‡ESE2EE2E2EEEE2EEEEEEeExrkrrrrkersred 12
1.1: Tổng quan về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) 12
1.1.1: Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc té 12
1.1.2: Hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tẾ - 2-5 5z+s¿ 14
1.2 Sự cần thiết của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tai
Jin) 18
CHUONG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DUNG CHUAN MUC BAO CÁO TÀI
CHINH QUOC TE (IFRS) TẠI VIET NAM - HH khe, 21
2.1 Thực trạng áp dung chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trên thé giới 212.2 Thực trạng về hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam 25
2.3 Lộ trình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở Việt Nam 35
2.4 Thực tế khi áp dung IFRS tại Việt Nam 2-5-5 2SS+2Eczzxrzzxerrred 39
2.5 Nghiên cứu điển hình chuẩn mực IFRS 15 (doanh thu từ các hợp đồng khách120 4I
2.5.1 Khái niệm về TFRS IŠ - ¿5k ST E11 1 1111111111111 11111 trêu 412.5.2 So sánh IFRS 15 với chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện HÁ c7 44
3
Trang 52.5.3 Thực trạng việc ap dụng IFRS 15 tại các doanh nghiệp Việt Nam 46
CHƯƠNG3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DUNG IFRS VÀO CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM 2-5 1 2222 1221221212111211211212112112111111 21111111 rre 50
3.1 Tác động tích cực của việc áp dụng IFRS đối với DN - - 5- 50
3.2 Những van đề đặt ra khi áp dụng IFRS ở các DN Việt Nam 53
CHƯƠNG 4: KIÊN NGHỊ VE VIỆC ÁP DỤNG CHUAN MỰC BAO CÁO TÀI
CHÍNH QUOC TE TẠI VIỆT NAM - ¿5252 +E£2E22E2E2EE2EEEE2EE2EEEEEErkrrrees 56
4.1 Đối với co quan Nhà nước: - ¿2-52 5S SE2EEE2EEEE2EEEE2E 2232212 EEerkrrerrree 564.2 Đối với doanh nghiệp trong nước: - 5 s+sS*+E££E+E£EzEerxzkererrerrred 58
HI KẾT LUAN 5-52 SE 1E E1 111 1E 1111111111111 1111111 rre 61TÀI LIEU THAM KHẢO 52 SE2E9EESE‡EEEEEEEEEEEEEEEE212121211121 211111 re 63
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
STT Từ viết tat Diễn giải
1 IFRS Chuan mực Báo cáo tài chính Quốc tế
2 IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế
3 IASC Ủy ban Chuẩn mực kế toán toán quốc tế
4 SIC Uy ban diễn giải Chuan mực Kế toán
5 IAS Chuan mực Kế toán Quốc tế
6 VAS Chuẩn mực Báo cáo tài chính Việt Nam
7 BCTC Báo cáo tài chính
8 CMKT Chuẩn mực kế toán
Trang 7DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE
STT Ký hiệu Tên bảng biểu, hình vẽ
1 Bảng 1.1.2 Hệ thống Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS)
2 Bảng 1.1.3 Hệ thống Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
3 Bang 2.4 So sánh IFRS 15 va VAS 14
Công ty Vang bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) với tham vọng
4 Hình 2.2.1 "xa : An Á
chinh phục thị trường trang sức châu A.
5 Hình 2.2.2 Novaland lọt “Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất”
6 Hình 2.3.3 Lộ trình áp dụng Chuân mực báo cáo tài chính quôc tê ở
Việt Nam
7 Hình 2.5.1 Mô hình 5 bước ghi nhận doanh thu theo chuân mực IFRS
15
Trang 8I PHAN MO ĐẦU
1 Ly do chon dé tai
Trong xu hướng toàn cau hóa kinh tế, việc áp dụng chuan mực báo cáo tài chính
quốc tế (IFRS) giúp cho thông tin báo cáo tài chính của doanh nghiệp minh bạch và có độ
tin cậy cao hơn, tăng khả năng so sánh trên phạm vi là cơ sở dé nhà dau tư trong và ngoài
nước đưa ra các quyết định kinh tế Trước những lợi ich ma IFRS mang lại, các tổ chức có
tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) và một số tô chức khác đều ủng hộ, hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên
toàn cầu Xu thé của hội nhập đòi hỏi các nước cũng như Việt Nam cần có phương án và
xây dựng lộ trình áp dụng hệ thống IFRS Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Quyết
định số 345/QD-BTC phê duyệt Đề án áp dung IFRS, trong đó đề cập đến hướng di choViệt Nam, lộ trình áp dụng, biện pháp triển khai, thực hiện đến năm 2025 Điều này đặt rakhông ít thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động chuẩn bị về kiến thức,
kỹ năng dé sẵn sàng cho việc ứng dung IFRS Chính vi thế, yêu cầu cần thiết là phải đánhgiá thực trạng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chỉ rõ những khác biệt giữaVAS với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và IFRS; khảo sát đánh giá mức độ sẵn sàng áp
dụng IFRS của các doanh nghiệp, dự báo những chi phí vận hành, phí tổn mà doanh nghiệp
phải bỏ ra khi áp dụng IFRS cùng với đó là đánh giá rủi ro và khả năng ảnh hưởng của việc
chuyền đổi từ tiêu chuẩn báo cáo tài chính trong nước sang IFRS giúp doanh nghiệp và các
bên liên quan nắm bắt được những thách thức và cải thiện quy trình quản lý rủi ro Xuấtphát từ bối cảnh của nền kinh tế nêu trên, tôi hướng đến mục tiêu nghiên cứu “Thực trạng
áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam” làm rõ tình hình thực tế, từ đó
có các so sánh và phân tích nhằm đưa ra kết luận và kiến nghị dé thúc day quá trình áp
dung IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam.
2 Tong quan nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu về thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt
Nam được tổng hợp như sau:
Trang 9Nghiên cứu trong nước:
1. Nghiên cứu của ThS Bài Thị Thanh Thùy - ThS Nguyễn Thi Phuong Thảo (Khoa
Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên) được đăng trên Tạp chí Công Thương - Cáckết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2022 đã
chỉ ra các ưu điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam đang áp dụng, các hạn chế, tồntại của chuân mực kế toán Việt Nam đang áp dụng và nguyên nhân của những tồn
tại, hạn chế đó
Nghiên cứu của tác giả Tran Thị Ngọc Anh - Trường Đại học Hòa Bình đăng Tạp
chí Tài chính kỳ 2 tháng 5/2021 đã đưa ra lợi ích từ việc áp dụng Chuan mực báocáo tài chính quốc tế cũng như các Giải pháp áp dụng thành công Chuẩn mực báo
cáo tài chính quôc tê: vê phía Nhà nước và vê phía Doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Ths Pham Thi Hương (Khoa Tài chính kế toán, Trường Cao dang
công nghiệp Hưng Yên) đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 35, tháng 12/2021
đã dé cập đến 5 van đề lớn khi áp dụng ifrs ở các doanh nghiệp Việt Nam: Một
là, chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS có ảnh hưởng tớimọi mặt hoạt động của DN; Hai là, thách thức về nguồn nhân lực; Ba là, thách thức
về hệ thống công nghệ thông tin; Bốn là, ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tài chínhkhi áp dụng IFRS lần đầu tiên; Năm là, cần thời gian dài để chuẩn bị cho việc áp
dụng IERS lần đầu tiên; từ đó nêu các đề xuất nhăm đề áp dụng thành công và hiệu
quả IFRS ở các DN Việt Nam.
Nghiên cứu của Ths Nguyễn Thị Tam về việc áp dụng chuẩn mực báo tài chính quốc
tế (IFRS) tại Việt Nam — những khó khăn và những việc cần làm dé chuyên đôithành công sang IFRS chỉ rõ các vướng mắc trong việc áp dụng chuẩn mực báo cáotài chính quốc tế tại Việt Nam và bổ sung thêm những việc Doanh nghiệp cần chuẩn
bị dé áp dụng IFRS
Nghiên cứu của TS Nguyễn Thi Hong Vân và PGS.TS Lưu Đức Tuyên về Luận cứ
khoa học đề vận dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế ở Việt Nam đã tập trungđánh giá và dự báo việc áp dụng IFRS tại Việt Nam theo hai vấn đề: Phân tích những
ảnh hưởng và Đánh giá cơ hội, thách thức và dự báo việc áp dụng IFRS tại Việt
8
Trang 10Nam Nghiên cứu cũng đã chỉ rõ các điêu kiện cân thực hiện đôi với những bên liên
quan như Quôc hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, hội
nghề nghiệp dé dam bảo triển khai hiệu quả các giải pháp cũng như lộ trình đề ra
Nghiên cứu nước ngoài:
1 Nghiên cứu của nhóm tác giả Daske, H., Hail, L., Leuz, C., Verdi, S (2008) đã xem
xét các hậu quả kinh tế của việc báo cáo theo Chuan mực Báo cáo Tài chính Quốc
tế (IFRS) bắt buộc trên toàn thế giới Nghiên cứu phân tích các tác động đối với tínhthanh khoản của thị trường bằng cách sử dụng một mẫu lớn các công ty bắt buộc
phải áp dụng IERS Ngoài ra, tác giả còn so sánh những người áp dụng bắt buộc và
tự nguyện, chúng tôi thấy rằng tác động của thị trường vốn rõ rệt nhất đối với các
công ty tự nguyện chuyên sang IFRS, cả trong năm họ chuyên đổi va một lần nữa
sau đó, khi IFRS trở thành bắt buộc
Theo Li, S (2010) tai “Does Mandatory Adoption of International Financial Reporting Standards in the European Union Reduce the Cost of Equity Capital?”,
đã xem xét liệu việc áp dụng bắt buộc các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế(IFRS) tại Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 2005 có làm giảm chi phí vốn chủ sởhữu hay không Sử dụng mẫu gồm 6.456 quan sát theo năm công ty của 1.084 công
ty EU trong giai đoạn 1995 đến 2006, quy định của IFRS giảm đáng kể chi phí vốn
chủ sở hữu cho những người áp dụng bắt buộc xuống 47 điểm cơ bản Tác giả cũngnhận thấy rằng việc giảm này chỉ xuất hiện ở các quốc gia có cơ chế thực thi pháp
luật mạnh mẽ và việc tăng cường công bố thông tin và nâng cao khả năng so sánhthông tin là hai cơ chế đăng sau chi phí giảm vốn chủ sở hữu Kết hợp lại với nhau,những phát hiện này cho thấy rằng mặc dù việc áp dụng IFRS bắt buộc làm giảm
đáng kê chi phí vốn chủ sở hữu của các công ty, nhưng tác động phụ thuộc vào sức
mạnh thực thi pháp luật của các quốc gia
Theo Harris, SB (2017), “Technology and the Audit of Today and Tomorrow’,
Hentet.
Trang 11Bài phát biểu tại Hội nghị thường niên PCAOB/AAA chỉ ra được những tác động
của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế lên lĩnh vực kiểm toán và đưa
ra những giải pháp từ phía Giáo dục.
3 Mục đích nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) tại Việt Nam, từ đó đưa ra kết luận và giải pháp nhằm triển khai áp dụng IFRS tại
Việt Nam được thành công.
* Những mục tiêu can dat được:
vx Phân tích, đánh gia thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
tại các doanh nghiệp Việt Nam với mục đích chi ra các van dé và nguyên nhân cácvan đề còn tôn tại
v Xác định những thách thức, khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong việc áp
dụng IFRS;
*_ Đưa ra các giải pháp và định hướng phù hợp cho doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt
buộc áp dụng IFRS.
4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nêu trên, khóa luận phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1 Thực trạng của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được áp dụng tại trên thế giới
hiện nay như thế nào?
2 Hiện nay thực trạng của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được áp dụng tại các
doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
3 Chuan mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã có những ảnh hưởng gi tới hệ thống
kế toán của Việt Nam?
4 Các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế được hiệu quả và thống nhất?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
e_ Đối tượng nghiên cứu: Chuan mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) hiện đang được
áp dụng tại các don vi cơ quan và doanh nghiệp.
10
Trang 12e Pham vi nghiên cứu:
o Không gian: Dé tài tập trung nghiên cứu về thực trang của chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế được áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam
©_ Thời gian: Nguồn dữ liệu được sử dụng trong bài khoá luận là từ thực trạng
áp dụng IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn trước năm 2023.
6 Phương pháp nghiên cứu:
Đề thực hiện đề tài, ngoài các phương pháp chung được áp dụng cho lĩnh vực nghiêncứu kinh tế, một số phương pháp cụ thé được tiến hành:
- Phuong pháp nghiên cứu định tính
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYET
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC AP DUNG CHUAN MUC BAO CÁO TÀI
CHÍNH QUOC TE (IFRS) TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG III: CƠ HỘI VÀ THACH THỨC KHI ÁP DUNG CHUAN MUC BAO
CÁO TÀI CHÍNH VÀO CÁC DOANH NGHIỆP
CHUONG IV: KIÊN NGHỊ VE VIỆC ÁP DUNG CHUAN MỰC BAO CÁO TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI VIỆT NAM
11
Trang 13H NỘIDUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET
1.1: Tổng quan về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
1.1.1: Sự hình thành và phát triển của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm về IFRS
INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS
IFRS (International Financial Reporting Standards) được hiểu là các chuẩn mựcBáo cáo tài chính quốc tế xây dựng bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International
Accounting Standards Board — IASB) mà tiền thân là Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASC - International Accounting Standards Committee) với mục tiêu đưa ra những quy
tắc chuân mực giúp báo cáo tài chính được công khai và minh bạch đưa đến một ngôn ngữ
kế toán toàn cầu giúp cho các báo cáo tài chính không bị khác biệt giữa các quốcgia và vùng lãnh thô
Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thé giới, các quốc gia nên ưu tiên áp dụng IFRSchứ không phải xây dựng các thông lệ kế toán theo hoàn cảnh của mỗi quốc gia Vì nhữngtiêu chuẩn này được quốc tế chấp nhận rộng rã và được sử dụng linh hoạt trong việc tíchhợp các thông lệ tốt nhất toàn cầu Ngân hàng Thế giới đã chấp nhận IFRS trong nhiềunăm và sử dụng nội dung này làm cơ sở dé trình bày báo cáo tài chính do khách hàng sử
dụng các phương tiện vay của ngân hàng nộp.
12
Trang 141.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chuẩn mực bdo cáo tài chính quốc tế IFRS
Quá trình hình thành các chuẩn mực kế toán quốc tế trên gắn liền với lịch sử hìnhthành và phát triển của t6 chức ban hành chuẩn mực Đầu tiên phải kê đến Uy ban chuẩn
mực kế toán quốc tế (IASC) IASC ra đời năm 1973 ở London, nước Anh với tư cách là tổchức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế đầu tiên trên thế giới IASC là kết quả của sựthoả thuận giữa các tổ chức nghề nghiệp kế toán đến từ các nước bao gồm Australia,
Canada, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Ireland, Pháp, Mexico va Hà Lan.
Năm 1987 đánh dấu bước chuyển mới trong việc thúc đây sử dụng chuẩn mực kếtoán quốc tế của IASC IASC đã xem xét và sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế củamình để tạo ra một tập hợp các chuẩn mực có thể làm cơ sở chung cho việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính của các công ty muốn được niêm yết trên thị trường chứng khoán
nước ngoài Tuy nhiên, sau gần 25 năm hoạt động, vào năm 1997, IASC nhận thay dé tiếptục thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả, họ phải tìm cách mang lại sự hợp nhấtgiữa các chuẩn mực và thông lệ kế toán tại các quốc gia với chuân mực kế toán toàn cầu
Đề làm được điều đó, [ASC cần phải thay đổi lại tổ chức hoạt động của mình Kết quả làvào ngày 1/4/2001, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) mới ra đời thay thế choIASC cũ Trong cuộc hop đầu tiên của mình, IASB đã thông qua các chuẩn mực kế toán
quốc tế (IAS) cũ do IASC đã ban hành và các hướng dẫn từ Ủy ban diễn giải Chuan mực
kế toán (SIC) LASB từ đó tiếp tục phát triển các chuẩn mực mới và đặt tên là Chuẩn mực
Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Sự thay đổi tên gọi từ IAS sang IFRS nghe có vẻ dongiản nhưng thực sự là một bước đột phá và không chi đơn thuần là sự thay đổi về từ ngữ
mà là sự thay đổi lớn về tư duy kế toán
Cho đến nay, IASC và IASB đã điều chỉnh và ban hành được 41 chuẩn mực kế toán
quốc tế IAS và 17 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS IASB đã và đang tiếp tục
phát triển các tiêu chuẩn IAS/IFRS IASB đã phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực
kế toán ở các nước dé đạt được sự hội tụ của chuẩn mực kế toán Hiện nay, IFRS đã phát
triển rộng khắp thế giới và theo số liệu được công bố bởi IASB, hiện đã có 131/143 quốc
13
Trang 15gia và vùng lãnh thé (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) đã tuyên bố về việc
cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau Tại nhiều nước, IFRS đã thay thế
toàn bộ Chuan mực kê toán quôc gia đê tạo điêu kiện thu hút các nhà đâu tư toàn câu.
1.1.2: Hệ thông các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRS là một bộ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế chỉ ra cách thức báo cáo các loại giaodịch và sự kiện kinh tế phát sinh như thế nào trên các báo cáo tài chính IFRS xác định cách
thức kế toán các công ty duy trì va báo cáo tai khoản của họ, xác định các loại giao dịch va
sự kiện khác có tác động tài chính IFRS như một ngôn ngữ chung nhất về mặt kế toán,
nhờ đó, báo cáo tài chính của các công ty có thé hiểu được và có thé so sánh được trên toànthé giới
IFRS đôi khi bị nhằm lẫn với Chuẩn mực Kế toán quốc tế IAS IAS là bộ chuẩn
mực được xây dựng và phát triển bởi IASC trong giai đoạn thập niên 70 đến năm 2000.Năm 2001, IASB được thành lập, thay thé cho IASC Dé những chuẩn mực có thé phù hợpvới những thay đổi mới, theo kịp với tình hình khi môi trường kinh tế tài chính cũng như
hoạt động của doanh nghiệp có nhiều biến đồi và phát sinh nhiều nghiệp vụ mới, IASB đãxây dựng bộ chuẩn mực về báo cáo tài chính IFRS, từng bước thay thế những IAS lỗi thời
* Hệ thong Chuẩn mực Kế toán quốc té (IAS)
1999
IAS 4 Kế toán khấu hao
14
Trang 16Thông tin công bố trên BCTC
Điêu chỉnh của kê toán về biên động giá
Báo cáo lưu chuyên tiền tệ
Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế
Thông tin ảnh hưởng của biến động giá
Máy móc, thiết bị, nhà xưởng
Tài sản cho thuê
Doanh thu
Phúc lợi cho người lao động
Kế toán các khoản trợảnh hưởng do thay đổi ty giá hối đoái
2003 2003
2011 1983 2003
Trang 17Kê toán các khoản đâu tư
Kế toán và Báo cáo các quỹ lợi ích hưu
trí
Báo cáo tài chính riêng lẻ
Đầu tư vào các đơn vị liên kếtBáo cáo tài chính trong các nền kinh tế
siêu lạm phát
Nội dung công bố trong báo cáo tài chính
của các ngân hàng và các tô chức tin
dụng tương tự
Quyền lợi trong các công ty liên doanh
Công cụ tải chính trình bày
Thu nhập trên một cô phiếu
Báo cáo tài chính tạm thời
Hoạt động bi ngừng
Giảm giá tri tài sản
Các khoản dự phòng, nợ bất thường và
tài sản bất thườngTài sản cố định vô hình
Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác
định
Bắt động sản đầu tư
16
2007 2009
1987
2011 2011
1989
2003 2003 1998
Trang 18TAS 41 Nông nghiệp 2001
Bang 1.1.2: Hệ thong Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS)
Về IFRS, hệ thống bao gồm 16 chuẩn mực khác nhau Trong đó chuẩn mực IFRS
17 được cập nhật và thay thế cho IFRS 4:
STT Tên chuẩn mực
IFRS 1 Lan đầu tiên áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cô phiêu
IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh
IFRS 5 Tai san nam giữ dai han dé ban va hoat động không liên tục
IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản
IFRS 7 Cong cu tai chinh - Trinh bay
IFRS 8 Bộ phận kinh doanh
IFRS 9 Công cụ tải chính
IFRS 10 Báo cáo tài chính hợp nhất
IFRS 11 Thoa thuan chung
IFRS 12 Trinh bày về các lợi ich ở những đơn vị khác
IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý
IFRS 14 Các khoản hoãn lại theo luật định
IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
IFRS 16 Thué tai san
IFRS 17 Hop déng bao hiém
Bang 1.1.3: Hệ thong Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
17
Trang 19Như vậy, hiểu trên nghĩa rộng, IFRS sẽ bao gồm:
4 Khuôn khổ lập Báo cáo tài chính (Conceptual Framework) bao gồm các nguyên tắc
cơ bản nhất cho Báo cáo tài chính để phù hợp với IFRS Bản thân khuôn khổ không
phải là một Chuẩn mực riêng rẽ nhưng nó được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các
Chuẩn mực
4 Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do IASC ban hành trước đây (trước năm 2001)
còn hiệu lực.
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) do IASB ban hành
Các Hướng dẫn bổ sung cho các Chuan mực IAS (SIC Interpretation) do Uy bandiễn giải Chuẩn mực (SIC) ban hành trước năm 2001
4 Các Hướng dẫn bồ sung cho các Chuẩn mực IFRS (IFRIC Interpretation) do Ủy ban
diễn giải Chuan mực IFRS (IFRIC) ban hành
1.2 Sự cần thiết của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt
Nam
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, trước xuthế chung của tài chính toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam không thể bỏ qua xu hướngchuyền đổi IFRS Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn phải vật lộn với quá trình chuyên đổi sang
IFRS và những thách thức trong việc giải thích lý do tại sao họ nên chuyền sang IFRS
Trong quãng thời gian từ năm 2000 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 Chuẩn
mực kế toán Việt Nam (VAS) Tuy nhiên, cơ quan chức năng thừa nhận, VAS đã bộc lộnhiều bất cập và có nội dung không phù hợp với thực tiễn giao dịch của kinh tế thị trườngtrong giai đoạn mới Chuan mực của Việt Nam hiện thiếu khá nhiều chuẩn mực phù hợp với
thông lệ quốc tế như các chuẩn mực trong sản xuất, về quan lý và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, về nhóm công cụ tài chính phái sinh, về chi phí quản lý, về tôn thất tài sản, Điều
đó dẫn đến việc khi các doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch kinh tế trong nhóm cácchuẩn mực trên thì không có cơ sở pháp lý dé tiến hành hạch toán Các lí do cho sự cầnthiết của việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam được đưa ra như:
18
Trang 201) Việc áp dung IFRS không chỉ giới han ở các công ty con của các công ty đa quốc
gia tại Việt Nam mà đang bắt đầu ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam Trong giaiđoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế thôngqua việc áp dung IFRS Tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và pháttriển bền vững, đào tạo đội ngũ kế toán, kiểm toán
Việc sử dụng các báo cáo tài chính với các phương pháp lập và trình bày nhất quán
và có thé so sánh được giúp nâng cao vị thế của các công ty Việt Nam
2) Hiện nay, nhiều chuẩn mực báo cáo quốc tế chưa có chuẩn mực VAS tương ứng
Một ví dụ là IAS 19: Yêu cầu đối với việc hạch toán và trình bày lợi ích của nhânviên, bao gồm lợi ích ngắn han và dài hạn và lợi ích hưu trí IFRS 13: Do lường giá
trị hợp lý; Việc giới thiệu IFRS đã giúp các công ty tiếp cận nhiều hơn với các
hướng dẫn có liên quan Điều này giúp cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính
được chính xác, rõ ràng và minh bạch hơn.
3) Dac biệt, đối với các đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có công ty mẹ
áp dụng IFRS thì việc áp dụng IFRS là yêu cầu bắt buộc đối với BCTC hợp nhất
của công ty mẹ Các công ty con sử dung IFRS không chỉ tiết kiệm thời gian chuyểnđổi báo cáo sang IFRS mà còn có được cách trình bày báo cáo nhất quán giúp công
ty mẹ có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của công ty con
4) Việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tạo ra phong trào toàn cầu nhằm tăng cường
cạnh tranh lành mạnh và nâng cao niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường
Báo cáo tài chính tuân thủ quốc tế cũng cung cấp thông tin toàn diện, chính xác và
kịp thời, cho phép các công ty so sánh mình với đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu về
điểm mạnh và điểm yếu của họ so với đối thủ cạnh tranh Lúc này doanh nghiệp sẽ
phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm để trở nên hoàn thiện và cạnh tranh hơn
Cùng với xu thế toàn cầu hóa trong hợp tác và phát triển kinh tế, các nền kinh tế
hiện đại nhanh chóng phát triển dựa vào việc thực hiện giao dịch xuyên biên giới và dòng
von quôc tê tự do Y tưởng về sự hài hòa toàn câu của các tiêu chuân kê toán xuât phát từ
19
Trang 21việc thiêu khả năng so sánh với các BCTC trên toàn quôc Việc áp dụng Chuân mực BCTC
quôc tê tại Việt Nam sẽ đem lại nhiêu lợi ích, không chỉ đôi với nên kinh tê ở tâm vĩ mô
mà con cho các doanh nghiệp có nhu câu áp dung Chuan mực BCTC quôc tê và người sử dụng thông tin của BCTC.
20
Trang 22CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG VIỆC ÁP DUNG CHUAN MUC BAO CÁO
TÀI CHÍNH QUOC TE (IFRS) TẠI VIỆT NAM
2.1 Thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trên thế giới
Theo số liệu mới nhất được công bố bởi IFRS Foundation từ tháng 9/2018, hiện đã
có 166 nước và vùng lãnh thé đã áp dung IFRS và bước đầu có ý định áp dụng IFRS (bao
gồm cả những quốc gia mới chỉ bước đầu nộp hé sơ như Việt Nam), tổng GDP của cácnước này chiếm 98.8% GDP của toàn thế giới Trong số này, các nước bắt buộc áp dung
hoặc cho phép áp dụng đối với các doanh nghiệp niêm yết và tô chức tài chính chiếm 54%
GDP.
Trong số 166 quốc gia do IFRS Foundation công bó, có thé tạm chia thành 3 nhóm:Nhóm bắt buộc áp dụng (đối với công ty niêm yết trong nước và các tổ chức tài chính),nhóm cho phép áp dụng và nhóm còn lại (bao gồm các nước đang trên lộ trình hội tụ hoặc
đã đăng ký nhưng chưa có cam kết chính thức, hay nói cách khác đây là nhóm có ý địnhđịnh áp dung IFRS trong tương lai chứ hiện tại chưa áp dung) Tình hình cụ thé của các
nhóm này như sau:
e Nhóm áp dung bắt buộc: 147 nước trong số này đã bắt buộc áp dụng IFRS với phan
lớn doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tài chính Trong đó có 18 nước mặc dù chưa
có thị trường chứng khoán nhưng đã bắt buộc áp dụng IFRS cho tất cả các tổ chức
tài chính, chủ yếu đến từ châu Phi, một vài nước Châu Á, Trung Mỹ (Belize) và
Châu Âu (Kosovo)
e Nhóm cho phép áp dụng: Có 12 nước chưa bắt buộc ma chỉ cho phép áp dung IFRS
bao gồm: Bermuda, Cayman Islands, Guatemala, Honduras, Nhật, Madagascar,
Nicaragua, Panama, Paraguay, Suriname, Thuy Sỹ, Đông Timor.
e Nhóm còn lại: Việt Nam nam trong số 7 quốc gia van còn áp dụng chuẩn mực nội
địa, cùng với Bolivia, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Macao và đặc biệt là Mỹ (do
nước này vẫn áp dụng US GAAP cho các doanh nghiệp niêm yết)
21
Trang 23Cho đến thời điểm tháng 3/2020, Việt Nam vẫn mới chỉ trong trạng thái đăng kývới IFRS chứ chưa có bất kỳ cam kết chính thức nào ra công chúng về việc sẽ áp dụngIFRS Ngoài ra theo IFRS Foundation, Việt Nam cũng năm trong số ít các nước chưa có
công bố chính thức về lộ trình áp dụng IFRS cùng với các nước Ai Cập, Macao và
Suriname.
Các quốc gia trên thế giới áp dụng IFRS theo những mô hình khác nhau Có 3 mô
hình chính được áp dụng:
Mô hình 1: Ap dụng đầy đủ IFRS, những thay đổi không đáng ké Đại điện cho mô
hình này là Malaysia Ở nước này, IFRS được điều chỉnh tối thiểu khi hệ thống
chuân mực BCTC quốc gia được thiết lập Các công ty ở Malaysia hoạt động dựatrên bộ 3 khung kế toán:
o Một là, khung chuân mực BCTC (IFRS) cũ, được công bố dựa trên IAS;
o_ Hai là, khung báo cáo cho doanh nghiệp tư nhân (Khung tiêu chuẩn báo cáo
doanh nghiệp tư nhân - PERS);
o Ba là, Chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS)
o Các khung này đã được ban hành bởi MASB và được áp dụng bởi các doanh
nghiệp ở Malaysia tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp Cụ thể, PERSchỉ được áp dụng bởi các công ty tư nhân, ngoại trừ các công ty chuyên đổi.Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2013 trở đi, các công ty chuyên đổi này buộc phải
thực hiện MFRS Malaysia không yêu cầu IFRS cho các doanh nghiệp nhỏ
vì không có đủ nguồn lực để thực hiện.
s* Mô hình 2: Các quốc gia chuyền từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế
thị trường đã sử dụng IFRS làm cơ sở chính dé xây dựng hệ thông chuẩn mực BCTCcủa riêng họ Các quốc gia IFRS này không áp dụng đầy đủ mà chỉ áp dụng một
phần và thực hiện các sửa đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với quốc gia của họ.Trung Quốc là minh chứng dién hình
s* Mô hình 3: Áp dung ở các quốc gia nơi hệ thông chuẩn mực kế toán được thiết lập
trước khi IAS được thiết lập, vì vậy các nước này chỉ cần thay đổi dé hợp nhất với
IFRS Đây là tình hình của các nước phát triển, với nền kinh tế lâu đời Hoa Kỳ là
22
Trang 24vi dụ điển hình Tại Hoa Kỳ, các công ty tạo lập BCTC theo tiêu chuẩn kế toán của
Hoa Kỳ (US GAAP), được ban hành bởi FASB Bên cạnh đó, các công ty niêm yếtphải cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) Hiệntại, Hoa Kỳ chưa có chính sách yêu cầu lập BCTC theo IFRS cho các công ty trongnước; mặt khác, các công ty tư nhân nước ngoài được phép áp dụng IFRS để tạo
BCTC.
* kinh nghiêm từ các nước đã áp dung thành công IFRS:
Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Từ tháng 2 năm 2006 đến tháng 3 năm 2007, Hàn
Quốc đã tiến hành công việc xây dựng “Lộ trình dua IFRS vào áp dụng ở Hàn Quốc” cùngvới việc biên dịch IFRS, đăng tải và thu thập phản hồi từ các bên liên quan Lộ trình áp
dụng IFRS được công bố vào tháng 3 năm 2007, đến tháng 11 năm 2007, bản dịch nguyênvăn IFRS sang tiếng Hàn Quốc đã được hoàn thành và sau các thủ tục hành chính do Ủyban Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSC) ban hành, K-IFRS chính thức được ban hành có
giá trị áp dụng tại Hàn Quốc Như vậy, các đối tượng bắt buộc và không bắt buộc áp dụng
K-IFRS được cụ thê như sau:
o Các công ty niêm yết hoặc sắp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Han
Quốc, tổ chức tài chính (niêm yết hoặc chưa niêm yết), doanh nghiệp đại
chúng và các tô chức có lợi ích công chúng khác được đưa vào diện bắt buộc
áp dụng K-IFRS để tách báo cáo tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất
o Các công ty chưa niêm yết khác được phép tự nguyện áp dụng IFRS, đặc biệt
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa niêm yết phải kiểm toán độc lập bắt
buộc áp dụng K-GAAP nếu họ chọn không áp dụng IFRS đầy đủ
o Các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường Hàn Quốc được tự do lựa
chọn một trong các chuẩn mực dé lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhấtnhằm phục vụ cho việc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc,
cụ thé: Chuẩn mực IFRS; Chuan mực K-IFRS; và Chuẩn mực Kế toán Mỹ
(US GAAP).
Kinh nghiệm của Nhật Bản: Các công ty niêm yết và chuẩn bi niêm yết tại NhậtBản được lựa chọn áp dụng IFRS đề lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất nhưng việc
23
Trang 25lập và trình bày báo cáo tài chính riêng nhằm mục đích quản lý và thuế của họ là trongsạch Chính phủ phải tuân thủ các JGAAP Tuy nhiên, Nhật Bản không cắm các công ty
áp dụng IFRS vào việc lập và trình bày báo cáo tài chính riêng cho mục đích quản tri công
ty, hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty mẹ ở nước ngoài, hoặc dé vay vốn trên thitrường quốc tế
Theo thống kê từ Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), tháng 12/2012, chỉ có 10
công ty Nhật Bản tự nguyện áp dụng IFRS, nhưng tính đến ngày 30/6/2017 là 170 công ty(chiếm 30% tổng nguồn thu nhập) (viết hoa TSE) đã lên kế hoạch áp dụng chuẩn mực
IFRS Ngoài ra, TSE cũng báo cáo rằng 214 công ty khác (chiếm 22% vốn hóa thị trườngcủa TSE) đã đề cập trong báo cáo tài chính gần nhất rằng họ đang xem xét chuyền đổi sangIFRS Các công ty nước ngoài niêm yết tại Nhật Bản cũng được phép tự nguyện áp dụngcác chuan mực IFRS dé lập báo cáo tài chính hợp nhất dé niêm yết tại thị trường Nhật Ban.Ngoài ra, kể từ năm 2005, JGAAP có 26 điểm khác biệt lớn với IFRS, nhưng sau khi ký
kết thỏa thuận Tokyo giữa Ủy ban Chuan mực Kế toán Quốc tế (IASB) và Uy ban Chuẩn
mực Kế toán Nhật Ban (ASBJ) về việc day nhanh quá trình hội tụ giữa JGAAP va IFRS,năm 2008 JGAAP về cơ bản đã tương thích với IFRS, không có sự khác biệt lớn Hiện tại,ASBI vẫn đang điều chỉnh JGAAP đề ngày càng tương đồng với IFRS
* Các ví dụ điển hình:
e Singapore:
Từ năm 2002, Singapore đã ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính Singapore
(SFRS) dựa trên IFRS, áp dung cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoánSingapore Nhìn chung, Singapore đã có một quá trình rà soát dài dé áp dung IFRS từ năm
2002 đến 2014 Trong giai đoạn nay, Singapore chưa áp dụng hoàn toàn IFRS ngay mà cónhững thay đổi phù hợp, không sửa đổi mà chỉ áp dụng cho các công ty niêm yết, sau đó
mới áp dung cho các công ty khác các công ty Hiện tại, Singapore sử dụng Chuan mực
báo cáo tài chính Singapore, mặc dù không tương đương 100% với IFRS nhưng vẫn là một
con số đáng ké (95%) Do đó, việc áp dụng day đủ IFRS sẽ không còn là trở ngại quá lớnđối với Singapore trong tương lai
e Malaysia:
24
Trang 26Malaysia là một trong những quốc gia đi đầu trong việc áp dụng các chuẩn mựcquốc tế và đã trải qua quá trình chuyên đổi từ năm 2006 Từ năm 2006 đến 2009, Ủy ban
Chuẩn mực Kế toán Malaysia (MASB) kết hợp với Viện Kế toán Malaysia (MIA) và IASB
đã giải quyết một số van đề các vấn đề liên quan đến khuôn khô và đã phát triển các tiêuchuẩn tương đối giống nhau được áp dụng từ năm 2009 Hiện tại, các công ty ở Malaysia
đã nhận ra rằng kế toán dựa trên ba khuôn khổ khác nhau Đầu tiên là Khuôn khổ Chuẩn
mực Báo cáo Tài chính (FRS) trước đây dựa trên IAS, thứ hai là Khuôn khổ Chuẩn mựcBáo cáo Tổ chức Tư nhân (PERS) và cuối cùng là Khuôn khổ Chuan mực Báo cáo Tài
chính Malaysia (MFRS) Ba khung này đều do MASB ban hành và được áp dụng tại
Malaysia tùy theo loại hình tổ chức Thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn mới, báo cáo
tài chính ở Malaysia có khả năng so sánh kết quả tốt hơn với các khu vực pháp lý khác.Nói cách khác, sự bền bỉ trong cuộc đua áp dụng IFRS đang giúp Malaysia thu hút thêmvốn đầu tư
2.2 Thực trạng về hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế đang toàn cầu hoá như hiện nay, việc sử dụng một ngôn ngữchung cho các doanh nghiệp thông qua việc áp dụng hệ thống chuẩn mực lập BCTC quốc
tế IFRS trong việc lập BCTC là hết sức cần thiết Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam do đó
cũng không thé chậm trễ với xu hướng của thế giới với mục dich làm tăng tinh so sánh của
thông tin tài chính, từ đó dẫn đến việc ra quyết định của người sử dụng BCTC được tốt
hơn Trên thực tế, các đơn vị tiên phong trong việc ap dung IFRS tại Việt Nam cho tới thời
điểm này là các ngân hàng và các tập đoàn có quy mô hàng đầu trong nước, vì họ khôngchỉ thu hút nhà đầu tư nội địa mà còn được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài.Việc lập BCTC theo IFRS để thu hút vốn nước ngoài là điều tất yếu
Việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế theo Bộ Tài chính sẽ giúp tăng cường
niềm tin và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà dau tu, chủ nợ và công chúng IFRS
yêu cầu thông tin được công bố phải tập trung phản ánh được diễn biến của thị trường tạithời điểm báo cáo thông qua việc đánh giá lại giá trị hợp lý, giá trị có thé thu hồi của tàisản và nợ phải trả chứ không phải chỉ là các thông tin quá khứ tại thời điểm phát sinh
giao dịch (giá gốc) "Vì vậy cơ quan Nhà nước phải tiếp cận thông tin dựa trên việc đánh
25
Trang 27giá lại tài sản và nợ phải trả tại thời điểm báo cáo theo các mô hình định giá tin cậy chứkhông phải chỉ căn cứ vào hóa đơn tại thời điểm phát sinh giao dịch" Bộ Tài chính nêu lên.
Tuy vậy, điều lo lắng là đo IFRS hướng đến việc trình bày tài sản và nợ phải trả củadoanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm báo cáo nên dé làm được điều này đòi hỏithị trường phải tương đối phát triển Trong khi ấy, thị trường Việt Nam hiện nay mới cungcấp được một số thông tin cơ bản, như giá cô phiếu niêm yết, giá giao dịch các mặt hang
nhiên liệu, nông sản Một số thông tin khác như giá tri đất đai, tài nguyên còn có sự khácbiệt lớn giữa giá công bố của Nhà nước và giá giao dịch thực tế Việc áp dụng IFRS đối
với một nền kinh tế đang chuyền đổi như Việt Nam theo đánh giá có thé gặp một số khó
khăn nhất định trong ngắn hạn
Tuy nhiên, không thể phủ định rằng hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam đã
có sự phát triển đáng kề trong những năm gần đây Dưới đây là một số điểm đáng chú ý vềthực trạng của hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam:
i Tiêu chuẩn kế toán: Việt Nam áp dụng Hệ thống Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam
(Vietnamese Accounting Standards - VAS), dựa trên cơ sở pháp lý của Luật Kếtoán Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang tiến cống hiến để hội nhập với tiêu chuẩn
quốc tế, trong đó gồm cả Tiêu chuẩn Báo cáo Tài chính Quốc tế (International
Financial Reporting Standards - IFRS) Quá trình chuyên đổi và hội nhập IFRS đang
được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính và tăng tính minh bach
của các doanh nghiệp.
ii Cai cách kế toán: Việt Nam đã tiến hành cải cách kế toán nhằm tăng tính khách quan
và minh bạch Các quy định về báo cáo tài chính, kiểm toán, và phân loại thông tintài chính đã được cải thiện dé đảm bảo sự công bang và minh bạch trong công việc
kế toán
iii Hệ thống kiểm toán: Hệ thống kiểm toán tại Việt Nam đã phát triển và đáp ứng yêu
cầu kiểm toán quốc tế Các công ty kiểm toán đã được thành lập và hoạt động theoquy định của Luật Kiểm toán Sự tăng cường sự độc lập và chất lượng của ngành
kiểm toán đã đóng góp vào sự tin cậy của thông tin tài chính của doanh nghiệp
26
Trang 28iv Công nghệ kế toán: Công nghệ thông tin và phần mềm kế toán đã được sử dụng
rộng rãi trong doanh nghiệp tại Việt Nam Các hệ thống kế toán tự động giúp tăng
cường hiệu suât và độ chính xác trong quá trình kê toán và báo cáo tài chính.
Đối với các doanh nghiệp đại trà, việc áp dụng IFRS (không tính các doanh nghiệp
FDI hoặc liên doanh vì IFRS là bắt buộc dé lập báo cáo tập đoàn) chi mang tính tự phát
chứ chưa có hướng dẫn từ cơ quan quản lý Tuy nhiên dé đáp ứng nhu cầu hội nhập, cũng
đã có rất nhiều doanh nghiệp chủ động áp dụng lập BCTC theo VAS lẫn IFRS, mặc dù
điều này gây tốn kém không ít công sức và tiền bạc của doanh nghiệp
* Một số trường hợp DN tiêu biểu đã tự nguyện áp dụng IFRS:
Có thé ké tên như: Tập đoàn Bảo Việt lập BCTC theo Chuan mực Kế toán Việt Nam
và Chuan mực Báo cáo tài chính quốc tế từ 10 năm nay, tập đoàn Vingroup có BCTC theoChuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế dé niêm yét trái phiếu chuyền đổi trên sàn giao dich
chứng khoán Singapore Bên cạnh đó, các công ty đã chuyền đổi từ chuẩn mực kế toán
Việt Nam sang Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế như: công ty cho thuê tài chính quốc
tế Việt Nam (2000), Ngân hàng TMCP Đông Á (2008), Ngân hàng Vietcombank (2008),
Tập đoàn Vingroup (2009), Tập đoàn Bảo Việt (2009), Ngân hàng BIDV (2009), công ty
cô phần chứng khoán thành phố HCM HSC (2010), công ty cô phần đầu tư và công nghiệp
Tan Tao ITA (2011), Ngân hang Eximbank (2012), Ngân hàng Sacombank (2013), Ngan
hàng Nam Á (2012), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (2012),
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank (2018), Ngan hang SHB (2014), Công ty CP tài chính ngân hàng VPBank (2014), Công ty Vietnam Oman Investment
(2016), Ngan hàng TMCP phát triển TP HCM HDBank (2016), công ty cổ phần Gia Lai
(2016).
4 Công ty cé phan Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)
“IFRS sẽ là một cột mốc quan trọng trong con đường vươn ra châu A” Vang bạc
đá quý Phú Nhuận là một trong những công ty phi tài chính đầu tiên thực hiện chuyên đổi
báo cáo tài chính Giám đốc tài chính của Công ty, ông Nguyễn Thanh Liêm cho biết, PhúNhuận đặt mục tiêu trở thành hãng trang sức tầm cỡ châu Á
27
Trang 29Linh vục There mpl Dyck Ý
Hình 2.2.1: Công ty Vang bạc đá quý Phú Nhuận (PM) với tham vọng chỉnh " thị
trường trang sức châu Á.
(Nguồn: Báo Tiên Phong)
% Ngân hàng Thương mại cỗ phan Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Bằng việc đầu tư vào hệ thống hơn 2 triệu USD và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện,
năm 2018, Techcombank đã đưa vào áp dụng thành công IFRS 9 — một chuân mực quan
trọng đối với ngân hàng Điều này đã góp phan giúp Techcombank chao bán cô phiếu lần
đầu ra công chúng (IPO) thành công, thu hút hơn 150 quỹ đầu tư nước ngoài, huy độngđược gần 922 triệu USD, mức vốn hóa của DN là 6,5 tỷ USD, số lượng cô phiếu đặt mua
lớn hơn sô lượng chào bán.
Cho đến tháng 9/2019, những doanh nghiệp vốn hóa lớn như Vinamilk hay Novaland cũng
đã áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế dé lập BCTC
+ Tập đoàn Novaland
Là một thương hiệu Việt uy tín lâu năm trên thị trường, ngay sau khi trở thành công
ty niêm yết cuối năm 2016, Novaland đã đặt mục tiêu gia tăng tính minh bạch về thông tin,
28
Trang 30cũng như khả năng thu hút nhà đầu tư trên thị trường vốn quốc tế Từ năm 2015 đến nay,Công ty đã thực hiện áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS (bên cạnh VAS).
Đại diện của Novaland cho biết, để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn thếgiới, tập đoàn bất động sản này đã công bố báo cáo dựa trên IFRS, cùng với phiên bảnVAS, trong gần 3 năm “Là một ngôn ngữ kế toán quốc tế, IFRS hỗ trợ chúng tôi trong cácgiao dich tài chính xuyên biên giới với chi phí thấp hơn và minh bạch hơn đáng kê”, đại
diện Novaland cho biết
Việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
là yếu tố dé Novaland liên tục đạt xếp hang cao và có 2 năm liên tiếp trong "Top 10 báocáo thường niên tốt nhất" và "Top 10 báo cáo phát triển bền vững xuất sắc nhất" Novaland
là tập đoàn có tiềm lực về kinh tế, việc tập đoàn áp dụng IFRS và VAS song song cho phép
doanh nghiệp có chính sách tài chính và quản trị riêng biệt để đảm bảo hoạt động tối ưu
Chính sự minh bạch và uy tín đã giúp Novaland có thêm các cô đông chiến lược lớn như
GIC của Chính phủ Singapore, Credit Suisse, JP Morgan Asset Management Cổ phiếu
Novaland cũng luôn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các định chế tài chính quôc tê lớn và
nhu danh muc VN30 nhiéu ky
Hình 2.2.2: Novaland lọt “Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất”
(Nguồn: Báo cáo thường niên Novaland)
29
Trang 31> “Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất” là giải thưởng uy tín dành cho các công ty
niêm yết, kết quả của các báo cáo vào vòng chung khảo của tất cả các hạng mục đềuđược soát xét bởi 4 công ty kiểm toán hàng đầu là Deloitte, EY, KPMG và PwC.Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong BCTC, BCTN như IFRS là yếu tố quan
trọng giúp Novaland được đánh giá cao và liên tục đạt giải trong 2 năm 2017 — 2018.
> Năm 2018, Forbes Việt Nam ghi nhận tổng giá trị thương hiệu của danh sách năm
2018 đạt gần 8,1 tỷ USD, tăng khoảng 50% so với danh sách năm 2017 Novaland
đã năm trong danh sách uy tín này liên tiếp 2 năm 2017 và 2018 ngay sau khi niêm
yết trên sàn chứng khoán năm đầu tiên Novaland được nhận xét có đóng góp xuấtsắc cho sự phát triển nhanh, bền vững và minh bạch của thị trường BĐS Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập.
%& Công ty cỗ phan sữa Việt Nam (Vinamilk)
Trước khi áp dụng IFRS, Vinamilk sử dụng Vietnamese Accounting Standards
(VAS), là hệ thống chuẩn kế toán quốc gia của Việt Nam Từ năm 2020, Vinamilk đã
chuyên đổi từ việc áp dụng chuẩn kế toán quốc tế VAS sang áp dụng các Tiêu chuẩn báo
cáo tài chính quốc tế IFRS Dưới VAS, Vinamilk tuân thủ các quy định và nguyên tắc kế
toán quôc gia, gôm các quy định về định giá tài sản, định giá hàng tôn kho, báo cáo lợi nhuận, báo cáo tài chính và các quy tắc khác Hệ thông này thường có một sô khác biệt so
với IFRS về cách đánh giá và báo cáo tài chính Việc chuyên đổi từ VAS sang IERS nhằm
nâng cao độ minh bạch và khả năng so sánh thông tin tai chính của Vinamilk với các công
ty trong khu vực và quốc tế Qua quá trình áp dụng IFRS, Vinamilk đã thực hiện nhiềuthay đổi quan trong trong việc báo cáo tài chính Một số điểm chính bao gồm:
© Đánh gia lại tài sản và nợ: Vinamilk phải đánh giá lại giá tri tài sản và nợ của mình
theo quy định của IFRS Điều này đảm bảo rằng thông tin tài chính được trình bày
phản ánh đúng giá trị thực tế của tài sản và nợ
Báo cáo nguyên tắc hợp nhất: Theo IFRS, Vinamilk phải báo cáo tài chính hợp nhất
cho toàn bộ các công ty con và liên kêt cua mình Điêu nay dam bảo răng thông tin
30
Trang 32tài chính của công ty mẹ và các công ty con được tông hợp và trình bày một cáchthống nhất.
o_ Báo cáo tài chính giữa các giai đoạn: IFRS yêu cau báo cáo tài chính cho nhiều giai
đoạn, ví dụ như báo cáo kết quả hoạt động kỳ trước, báo cáo lưu chuyền tiền tệ vàbáo cáo thay đôi vốn chủ sở hữu Vinamilk phải tuân thủ các yêu cầu này dé cungcấp thông tin chỉ tiết và đầy đủ về hoạt động kinh doanh và tài chính
Áp dung IFRS cũng giúp Vinamilk hạn chế một số van dé và rủi ro trong báo cáotài chính có thé ké đến như:
o Sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán: Áp dụng IFRS giúp Vinamilk đạt được tính
nhất quán và khả năng so sánh thông tin tài chính với các công ty trong và ngoài
nước Chuẩn mực kế toán quốc tế giúp hạn chế sự đa dạng và sự khác biệt trongviệc đánh giá và báo cáo tài chính, đồng thời cung cấp một cơ sở chung dé so sánh
Với các công ty trong cùng ngành và khu vực.
o Rủi ro về hợp nhất và liên kết: IFRS yêu cầu Vinamilk báo cáo tài chính hợp nhất
cho các công ty con và liên kết Điều này giúp hạn chế rủi ro liên quan đến việc
không hiểu rõ về tình hình tài chính của các công ty con và liên kết, đồng thời đảmbảo thông tin tài chính được tông hợp và trình bày một cách chính xác và nhất quán
© Tăng cường tính minh bạch: Áp dung IFRS giúp Vinamilk nâng cao tính minh bach
và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính Các yêu cầu báo cáo tài chính theo IFRSđòi hỏi Vinamilk cung cấp thông tin chi tiết về các khoản thu, chi, doanh thu và lợinhuận Điều này giúp tăng cường sự minh bạch và giảm rủi ro về thông tin tài chính
không chính xác hoặc thiếu minh bạch
o Tăng cường quản lý rủi ro tài chính: Ap dung IFRS đòi hỏi Vinamilk áp dụng các
nguyên tắc và quy định rõ ràng về đánh giá, ghi nhận và báo cáo tài chính Điều này
giúp công ty năm bắt tốt hơn các rủi ro tài chính và đảm bảo rằng các thông tin tài
chính được trình bày đúng và phản ánh chính xác tình hình tài chính của công ty.
> Sau khi công bố BCTC theo IFRS, các quỹ đầu tư quốc tế đánh giá rất cao năng lực
tài chính và quản trị của DN Đến nay, cổ đông của Vinamilk là các quỹ đầu tư quốc
tế chiếm gần 60%
31