1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Việt Nam học: Vấn để An Dương Vương trong Việt Nam học ở Việt Nam và Trung Quốc

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài (11)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các tác gia, công trình nghiên (11)
  • 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu (12)
    • 4.1. Khái quát về nguồn tư liệu Trong quá trình nghiên cứu dé hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng (12)
  • 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn có (15)
  • CHƯƠNG 1: VAN DE AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG VIET NAM HOC O VIET NAM (15)
  • CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG VIỆT NAM HỌC Ở TRUNG QUOC (16)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VE VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM VA TRUNG QUOC TỪ GÓC NHIN VAN DE NGUON GÓC AN DƯƠNG (16)
  • CHƯƠNG 1: VÁN ĐÈ ANDƯƠNG VƯƠNG TRONG (17)
  • VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM (17)
    • 1. Khái quát về Việt Nam học ở ViệtNam Khái niệm và lý thuyết Việt Nam học (17)
    • 2. Van đề An Dương Vương trong thư tịch cỗ và truyền thuyết ở Việt (28)
    • 21. T huyết Thục Vương Tử trong thư tịch cổ Việt Nam (28)
      • 3.2. Nhóm quan điểm nguồn gốc Nam Trung Quốc của An Dương (35)
        • 3.2.1. Giả thuyết nguôn gốc Thục Tứ Xuyên với những kiến giải mới (35)
      • 3.3. Sự hình thành quan điểm nguôn gốc trong nước của An Dương (36)
      • 3.5. Vấn đề An Dương Vương trong tiếp cận Phậthọc Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lực Độ tập kinh, (43)
      • 4.1. Mi quan hệ Văn Lang và Âu Lạc của Sơ sử Việt Nam (44)
    • CHƯƠNG 2: VẤN ĐÈ AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG VIỆT NAM HỌC (49)
  • Ở TRUNG QUOC (49)
    • 12. Từ thời Tong dén thời Cận đại Bắt đầu từ Tong sử, các ghi chép về Việt Nam dan dan trở nên tập trung (50)
      • 1.3. Từ thời Cận đại đến nay Sự gắn kết giữa hai quốc gia và sự hình thành, phát triển sâu sắc của Việt (51)
      • 2.1. Vấn đề An Dương Vương trong thu tịch cỗ Trung Quốc Lịch sử Văn Lang - Âu Lạc qua truyện ký ghi lại, ít nhất có từ thời Tan (64)
      • 2.2. Vấn dé An Dương trong truyền thuyết ở Trung Quốc Những truyền thuyết của An Dương Vương, trọng tâm là sùng bái nỏ (67)
    • 3. Van đề An Dương Vuong trong Việt Nam học hiện đại ở Trung (70)
      • 3.1. Quan điểm của Mong Văn Thông trong Việt sử tùng khảo Năm 1968, để trả lời mấy câu hỏi của Đào Duy Anh, trong đó nhắc đến (70)
        • 3.1.2. Quan điểm của Quách Chấn Dac và Trương Tiéu Mai trong Việt (71)
    • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VE VIỆT NAM HỌC Ở (73)
  • VIỆT NAM VÀ TRUNG QUOC TỪ GOC NHÌN VAN ĐÈ NGUON GOC AN DƯƠNG (73)
    • 1. Vẫn đề nguồn sốc An Dương Vương trong Việt Nam học hai nước Về hai bên quan điểm trong nguồn gốc của An Dương Vương, còn tồn tại (73)
    • 2. Vấn đề mối quan hệ giữa Văn Lang và Âu Lạc trong Việt Nam học (75)
      • 4.2. Sử dụng tiếp cận Nhân học và Tâm lý học 1. Giả thuyết Nhân học (82)
    • 43. Tiếp cận xuyên biên giới trong van đề An Dương Vương và (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (90)

Nội dung

Là một Học viên Cao học ngành Việt Nam học tai Khoa Việt Nam học va Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc giaHà Nội, lại là người Trung Quốc, có say mê, tâ

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Khái quát về nguồn tư liệu Trong quá trình nghiên cứu dé hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng

Nguồn tư liệu thành văn: bao gồm các chính sử Việt Nam và các tư liệu

Trung Quốc Ngoài những sử liệu còn có các sách chuyên khảo về ngành Việt

Nam học Các sử liệu Việt Nam bao gồm: Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định việt sử thông giảm cương mục Và còn các sử liệu của cá nhân là Đại

Việt sử lược và Đại Việt sw ký tiền biên Cudi cùng là các bộ địa chí như An Nam chí lược của Lê Tắc và Dư địa chí của Nguyễn Trãi Dưới triều Nguyễn còn xuất hiện nhiều bộ địa chí do các cá nhân biên soạn như Lich triéu hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Phương Đình dự địa chí hay Đại Việt địa dự toàn biên của Nguyễn Văn Siêu.

Sau các bộ sử là các công trình nghiên cứu hiện đại đã đi vào van dé An Duong Vương, chủ yếu tập trung vào các tác giả tiêu biéu như Dao Duy Anh,

Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tan, Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Duy Hinh

Ngoài tư liệu của Việt Nam, còn các học giả người Pháp thời kỳ Thực dân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Việc nghiên cứu An Dương Vương có các tác phẩm được xuất bản, trong đó gắn liền với tên tuổi L Arrousseau và

Nguồn tư liệu Trung Quốc, thư tịch cổ là những ghi chép về nước Âu

Lạc và An Duong Vương như Giao Châu ngoại vực ký (28) 4b EEC), Giao chõu ký (2š{ủỦ), Quảng chõu ký (FRIN GC), Nhật Nam truyện (A PAE), Nam

Việt chi (FAH) Về công trình đương đại, vào đầu thé kỷ XX, có hai công trình có đề cập đến van đề An Dương Vương là Việt sử tùng khảo của Mông Văn Thông và Việt Nam thông sử của Quách Chan Dac và Trương Tiểu Mai.

Nguồn tư liệu khảo cổ đối với những vấn đề lịch sử Cô đại, Sơ sử là rất quan trọng, thậm chí thiết yêu Đó là các kết quả khai quật, thám sat ở vùng

Cao Bằng, và nhất là ở Cổ Loa Từ đây xác định mối liên hệ giữa hiện vật

Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời xác định vai trò của thành Cổ Loa trong lịch sử nước Âu Lạc nói riêng và cả văn hóa Đông Sơn nói chung.

Cũng vẫn liên quan đến vấn đề An Dương Vương và nước Âu Lạc của thời Sơ sử, những ký ức, dấu tích địa danh, truyền thuyết, tư liệu văn hóa dân gian tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), tại Cao Băng, và Quảng Tây (Trung Quốc) đều được cố gắng tập hợp, khai thác Tuy tác giả Luận văn, vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan, chưa thé thực hiện những chuyên thực địa tại Đông Anh và Cao Bằng, nhưng tôi kế thừa từ các chuyên gia, công trình đã có, và nhất là với ưu thé của mình, tôi xin bổ sung tư liệu truyền thuyết phía Quảng Tây quê nhà.

Một nguồn tư liệu khác rất quan trọng là các công trình Việt Nam học từ trước đến nay Qua các tác phẩm này, ta có thé phục dựng lai quá trình hình thành và phát triển của ngành Việt Nam học, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung

Quốc Đồng thời, nhìn nhận thành tựu và đóng góp thêm những đánh giá và định hướng phát triển mới của Việt Nam học, nhất là mối liên hệ giữa Việt Nam học ở Việt Nam và Trung Quốc, từ góc nhìn vấn đề An Dương Vương.

Một điểm đáng lưu ý là, tuy nhìn nhận, so sánh Việt Nam học ở hai nước, lại sử dụng các công trình Việt Nam học như một nguồn tư liệu, nhưng Luận văn sẽ không lặp lại nhãn quan thực dân của các học giả phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, như đã được nhận diện: “Điều có thé dễ dàng nhận thấy là hầu hết các nhà Việt Nam hoc của Pháp và phương Tây đều đã từng là các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc hay Ấn Độ rồi mới chuyển sang nghiên cứu Việt Nam, nên họ thường đặt Việt Nam trong mối quan hệ đối sánh với

Trung Hoa hay An Độ và quan trong hon là họ chưa thoát ra khỏi quan niệm lay châu Âu làm trung tâm Việt Nam hoc thời kỳ Pháp thuộc được phát triển trong sự phát triển chung của nền Đông Phương học phương Tây, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền học thuật lớn là Trung Quốc học và Ấn Độ học, tuy có đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về đất nước, con người Việt Nam, nhưng thực chất nó chính là công cụ của Thực dân Pháp cho việc hoạch định các chính sách đô hộ và khai thác thuộc địa” [52, tr, 72].

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp khu vực học, Phương pháp nghiên cứu sử học và khảo cô học, phương pháp hệ thống tư liệu, thâm định đối chiếu, so sánh tư liệu ở Việt Nam và nước ngoài Phương pháp nghiên cứu liên ngành, trong đó có kế thừa kết quả của khảo cô học (dựa trên các hiện vật phát hiện được) cũng như nhân học và tâm lý học (dựa trên cơ sở giả thuyết mới gần đây).

Tuy là Luận văn ngành Việt Nam học, nhưng do đặc thù của nội dung đề tài Luận văn, tác giả nhắn mạnh tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử Theo đó, nhưng tư liệu thư tịch cổ Việt Nam va Trung

Quốc, những tư liệu của các chuyên ngành khác thuộc và liên quan Sử học

14 như tư liệu khảo cổ, tư liệu dân gian được cố găng tập hợp, khai thác, phân tích bằng các phương pháp và kỹ thuật của khoa học lịch sử Hơn thế nữa, đề tài lịch sử, lại về giai đoạn Sơ sử, nên việc kế thừa, vận dụng thành quả của khảo cô học được đặc biệt chú trọng.

5 Đóng góp của luận văn

VAN DE AN DƯƠNG VƯƠNG TRONG VIET NAM HOC O VIET NAM

NHẬN XÉT VE VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM VA TRUNG QUOC TỪ GÓC NHIN VAN DE NGUON GÓC AN DƯƠNG

VIỆT NAM HỌC Ở VIỆT NAM

Khái quát về Việt Nam học ở ViệtNam Khái niệm và lý thuyết Việt Nam học

Việt Nam học (Vietnamology/Vietnamologie) hay Nghiên cứu Việt Nam

(Vietnamese Studies/Etudes Vietnamienes) là một khoa học liên ngành nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam dựa trên những yếu tố cùa từng chuyên ngành như địa lí, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái hay theo tính liên ngành của khu vực học Mục đích của nghiên cứu trên là nhăm đem lại những hiểu biết toàn diện cùng những yếu tố đặc thù, độc đáo về đất nước và con người Việt Nam, dé phục vu cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng phén vinh, đồng thời tăng cường khả năng giao lưu và hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa

Hay như học giả Trần Bạch Đằng đã phát biểu ở Hội thảo Việt Nam học lần thứ nhất (1998) tại Hà Nội: “Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu về một vùng đất, về con người ở vùng đất ấy với tất cả mối quan hệ với thiên nhiên, với lich sử và xã hội về mọi mặt, làm nỗi rõ những đặc điểm, đặc thù của Việt Nam” Đó là “một môn nghiên cứu chuyên biệt về đất nước, con người Việt Nam trước hết từ tỉnh anh của một dân tộc, băng biểu trưng riêng của đất nước, con người ay đạt mức độ tac động nhất định vào bước đi của cả hành tinh” [76, tr 95].

Tên gọi của “Việt Nam” trở thành quốc hiệu chính thức lần đầu vào năm 1804 dưới triều vua Gia Long, tồn tại đến năm 1838, khi vua Minh Mệnh đổi thành “Đại Nam”, rồi được khôi phục từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho tới nay Tuy nhiên, theo cách tự gọi của nhân dân thì tên nước Việt Nam đã có từ lâu đời Theo Dir dia chi (1435) của Nguyễn Trãi là có từ thời Kinh

Dương Vương - Hùng Vương, cố nhiên là theo truyền thuyết và trong văn học thành văn với tác phẩm Việt Nam thé chi của Hồ Tông Thốc đời Trần Ngoài ra, chúng ta còn thấy khá phô biến trong thơ văn, bi kí từ thế kỷ XVI - XVII tên gọi nước Việt Nam Điều quan trọng là không phải Việt Nam học chỉ bắt dau từ khi có quốc hiệu Việt Nam và ngành khoa học này phải thay đổi tên gọi theo quốc hiệu qua từng thời kỳ lịch sử, mà cần quan niệm và xác định là

18 xuất phát từ nước Việt Nam hiện tại, với lãnh thổ và cộng đồng cư dân của nó để ngược về quá khứ, tìm ra những quy luật nội sinh, những bản sắc văn hóa độc đáo [61, tr 19].

Việt Nam học được thai nghén từ khi một số học giả nước ngoài bắt đầu quan tâm tìm hiểu, ghi chép về đất nước, con người, văn hóa xã hội Việt Nam.

Nhưng Việt Nam học với tư cách là một lĩnh vực nghiên cúu khoa học thì ra đời muộn hơn vào cuối thế kỳ XIX với những công trình nghiên cứu về Việt Nam và phát triển trong các trào lưu chung của Đông Phương học phương

Tây [76, tr 20] Hay nói cách khác, “Việt Nam học cũng như Đông Phương học (Orientalism) hay Nghiên cứu Đông Phuong (Oriental Studies) với tu cách là các ngành khoa học thực sự chỉ được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang tìm cách mở rộng bành trướng và chiếm đoạt các nước phương Đông” [54, tr, 72].

Thuật ngữ Việt Nam học xuất hiện trong ngôn ngữ Âu - Mĩ từ những thập niên 30 của thế kỳ XX Người Việt Nam đã dịch và sử dụng lại một thuật ngữ khoa học về dân tộc và đất nước mình từ ngôn ngữ nước ngoài Điều này thoạt nghe có vẻ phi lí, song ngẫm lại cũng là hợp lí Bởi lẽ, nhu cầu hiểu biết đất nước, con người, dia lí, lịch sử, văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những quốc gia đã từng có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, kê cả những kẻ đi xâm lược muốn thống tri, lẫn những bạn bè muốn hợp tác cùng phát trién, trong nhiều trường hợp, còn bức xúc hơn cả chính người Việt Nam Vì những nước này muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình xâm lược nô dịch hay hợp tác hữu nghị trước đây, cũng như trong quan hệ hợp tác giao lưu quốc tế hiện nay, họ không thé không hiểu biết và nam vững thật nhiều thông tin về đất nước và con người Việt Nam [76 tr 23].

Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của ngành Việt Nam học là các bộ môn chủ yêu thuộc khoa học nhân văn và khoa học xã hội, cùng những vân đê xã

19 hội lớn lao trong thời đại toàn cầu hóa, với tư cách là một chỉnh thê độc lập, Việt Nam cần được xem xét từ hai bình diện trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian, giữa đồng đại và lịch đại Bởi vậy, ngành Việt Nam học phải lựa chọn cho mình một hệ thống phương pháp tiếp cận thích hợp Đó là phương pháp của ngành Khu vực hoc (Area Studies), trong đó, “Khu vực là một không gian có đặc trưng riêng Các lĩnh vực khoa học đã chia toàn cầu ra những không gian như nước, môi trường, địa hình, khí hậu, dân tộc Khu vực là không gian tong hợp của các yếu tố dé tạo thành một tinh đặc trưng”

Nói về Khu vực học là phải đề cập tới khái niệm không gian, nhưng là không gian tong thé, giải thích đồng thời các thiết chế kinh tế, chính trị, xã hội, gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán trên một không gian địa lí môi trường, với những tương tác của con người với tự nhiên và xã hội trong quá trình lịch sử dai lâu [76, tr 25] Như vay, Khu vực học là một ngành khoa học nghiên cứu về không gian văn hóa được phân bố trên bản đồ và được xác định bởi tập hợp các hệ thống quan hệ đặc trưng cho một cộng đồng văn hóa các quốc gia dân tộc vốn có chung cội nguồn, có chung số phận lịch sử, chung nhu cầu và nguyện vọng liên kết để cùng phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện đại Những mỗi quan hệ, những ràng buộc trong khu vực xác định không gian sinh thái, là sợi dây gắn bó thiết lập nên cơ chế vận hành của cả khu vực.

Khu vực học sử dụng các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu thực địa (Field-work); nghiên cứu liên ngành, bao gồm Đa ngành (Multidiscipline),

Hợp tác các ngành (Transdiscipline) và Liên ngành (Interdiscipline); va nghiên cứu quốc tế Tóm lại, như Giáo sư Sakurai Yumio đã tổng kết: Khu vực học là khoa học cho Khu vực; Chủ đề của Khu vực học được khu vực quyết định cho khu vực chứ không phải lĩnh vực quyết định cho lĩnh vực;

Phương pháp Khu vực học quan trọng nhất là tiếp xúc trực tiếp với môi

20 trường tự nhiên và con người trong khu vực; Khu vực học là một lĩnh vực khoa hoc tổng hợp các lĩnh vực chuyên môn có quan hệ với khu vực [61, tr.

Như vậy, Việt Nam học phải lựa chọn cho mình một hệ thống phương pháp thích hợp Ngày nay, với thành tựu của khoa học hiện đại, người ta dùng quan điểm tông thé với phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành trong khuynh hướng tư duy tông hop và kiến thức đồng bộ Đó là ưu thế của lí thuyết hệ thống hiện đại Điều này cho phép từng bước nhận thức ngày càng sâu đối tượng Việt Nam học như một chỉnh thể, trong đó môn Lịch sử - thời gian được dùng làm khung phân tích Dia lí nhân văn được xem là môi trường sinh thái - không gian; Kinh tế - chính trị được xem là những thiết chế, cùng với các bộ môn Văn hóa học là những hệ thống minh giải khác nhau, tạo thành hệ quy chiếu phản ánh và minh định thực tại Hệ thống phương pháp tiếp cận này cho phép người nghiên cứu có thê phát hiện những quy luật vận động và phát triển từ quá khứ đến hiện đại của các khu vực và của từng nước thành viên trong đó có Việt Nam Đồng thời, từ góc độ Việt Nam có thé nhìn vào cục diện Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới để phát hiện những mối quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia, giữa các vấn đề bộ phận và toàn cục theo cách nhìn, cách đánh giá của người Việt Nam [61, tr

Van đề An Dương Vương trong thư tịch cỗ và truyền thuyết ở Việt

T huyết Thục Vương Tử trong thư tịch cổ Việt Nam

Trong số các thư tịch cổ Việt Nam, tư liệu quan trọng nhất phải kể đến là các bộ chính sử được biên soạn bởi các sử gia quan phương Hai bộ sử biên niên đồ sộ nhất và có giá tri sử liệu cao nhất còn lại đến ngày nay là hai bộ

Dai Việt sử ky toàn thư va Kham định Việt sử thông giảm cương mục.

Dai Việt sử kỷ toàn thư (gọi tắt là Toàn thir) là bộ quốc sử bằng Hán văn của Việt Nam, viết theo thể biên niên, ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nha Hậu Lê Day là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tôn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư là kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn là hệ thống tư liệu xưa nhất, sử liệu gốc cơ bản nhất về lich sử từ thời Hồng Bàng đến năm 1675 Các sử gia đã đặt han một phần riêng - Kỷ nhà Thục trong quyền I, phần Ngoại kỷ để chép chuyện An Dương Vương và nước Âu Lạc Ngoài ra, Đại Việt sử ký toàn thư còn chép cả sự tích An Dương Vương cùng Rùa Vàng giết Kê Tinh nên mới xây dựng được thành, truyền thuyết My Châu - Trọng Thủy Những ghi chép của Đại

Việt sử ký toàn thư đã cung cấp những thông tin đầu tiên về An Dương

Vương: An Dương Vương họ Thục, là người Ba Thục, ở ngôi 50 năm, đóng đô ở Phong Khê Đây là những thông tin quan trọng và dưới phần sau chúng tôi sẽ thảo luận kỹ hơn.

Bộ quốc sử thứ hai là Khâm định Việt sử thông giám cương mục (gọi tắt là Cương mục) được biên soạn theo thé biên niên dựa trên cơ sở Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, có tham khảo các sách sử của Trung

Quốc cùng các sách sử khác của Việt Nam Bộ sách được viết theo thể “cương mục” của Chu Hi thời Tống, chia ra “cương” (phan tóm tắt gọn va sáng) và

“mục” (việc chép rộng ra cụ thể hơn), theo thứ tự năm, tháng, ngày ghi chép sự kiện lịch sử, tiéu sử các nhân vật, lời cẩn án giám định một số sự kiện, nhân vật va niên đại trên cơ sở khảo chứng các sách sử, tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc, lời chú thích tên người, tên đất, chế độ thi cử, tổ chức hành chính, rải rác có các lời phê của vua Tự Đức Luận văn của tôi chỉ nghiên cứu vào bộ Tién biên của Cương mục Tiên biên có 5 quyên, chép sử từ thời Hồng Bàng đến loạn 12 sứ quân Như phần trên đã nói, Khâm định Việt sử thông

29 giám cương mục là dựa trên sử liệu của Toàn th, cho nên cuốn này chép những thông tin về An Dương Vương, nước Âu Lạc, thành Cổ Loa tương tự những ghi chép của Toàn thu Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là các sử gia nhà Nguyễn đã tỏ ra nghi ngờ nguồn gốc Ba Thục của An Dương Vương:

“Nước Thục, từ năm thứ 5 đời Thận Tĩnh Vương nhà Chu (316 TCN) đã bị nhà Tần diệt rồi, làm gi còn có vua nữa? Huống chi từ Thục đến Văn Lang, còn có đất Kiện Vi (nay thuộc Vân Nam), đất Dạ Lang, đất Cùng, đất Tác và đất Nhiễm Mang (những đất này xưa là đất rợ mọi ở về phía tây và nam, nay thuộc Vân Nam), cách nhau hàng hai ba ngàn dặm, có lẽ nào Thục vượt qua được các nước ấy mà sang đánh lấy nước Văn Lang? Sử cũ đã chép “cháu

Thục Vương và Phán”, lại chép “An Dương Vương họ Thục, húy Phán, người đất Ba Thục”, hoặc giả ngoài cõi Tây Bắc giáp với nước Văn Lang, còn có họ Thục khác mà Sử cũ liền nhận là Thục Vương chăng, chứ nếu bảo Thục

Vương đây lại là người ở Ba Thục thì không phải” [11,tr 75].

Bên cạnh các bộ quốc sử được các triều đình quân chủ tô chức biên soạn với sự tham gia của nhiều nhà sử học, còn có một số bộ sử của các cá nhân.

Những tác phẩm này cũng có nhiều ghi chép giá trị về thời kỳ An Dương Vương và nước Âu Lạc Đáng ké là Đại Việt sử lược và Đại Việt sử ký tiền biên.

Dai Việt sử lược là cuỗn sử biên niên thuộc hàng sớm nhất của Việt Nam còn được lưu truyền cho đến nay Trước khi trải bao binh lửa, Đại Việt su lược bị thất truyền Mãi đến thời Càn Long, sách mới được tìm thấy trong Khâm định tứ kho toàn thư của triều Thanh ở Trung Quốc Dé bổ cứu cho phần ngoại truyện của 7: ong su và Nguyên sử, một nhà hoc gia đời Thanh là Tiền

Hy Tộ đã tiến hành hiệu đính, cho khắc in, rồi đưa sách vào Tir khd, nhờ vậy mà Đại Việt sử lược còn tồn tại cho đến ngày nay Bộ sử có 3 quyền, phần

“Những thay đổi đầu tiên của đất nước” trong quyên Thượng, có thông tin về An Dương Vương: “Cuối đời Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán

30 đánh đuổi rồi lên thay Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương

Vương” Đây cũng là những thông tin tương tự ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Đại Việt sử ký tién biên chép lịch sử từ Hồng Bàng đến hết thời thuộc Minh, chia thành 2 phần: Ngoại kỷ từ Hồng Bàng đến Ngô sứ quân gồm 7 quyền; Bản kỷ từ nhà Đinh đến hết thuộc Minh, gồm 10 quyền Phần đầu sách liệt kê danh sách các sử gia: Lê Van Huu, Phan Phu Tiên, Ngô Si Liên, Lê

Tung, Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ Bình luận các sự kiện và nhân vật, người biên soạn có trích lời bàn của các sử gia trên, riêng bài tổng luận của Lê Tung được in toàn bộ Trong đó quyền I, phần Ngoại kỷ có chép về An Duong

Ở TRUNG QUOC

Từ thời Tong dén thời Cận đại Bắt đầu từ Tong sử, các ghi chép về Việt Nam dan dan trở nên tập trung

đó Đinh Bộ Lĩnh đã lập ra triều Đinh, chính quyền nhà Tống đã chấp nhận Đại Cô Việt - Đại Việt là một nước độc lập chứ không thuộc về lãnh thé của Trung Quốc nữa Và Việt Nam dưới triều Đinh cũng được các sử gia Trung Quốc thời quân chủ xem là mở ra thời kỳ lịch sử tự chủ Những cuốn sử nói trên thường là do các sử quan ở đời sau viết Cho nên có một ưu thế đáng kể là họ có thể sử dụng các tư liệu quan phương mà người khác không sử dụng được Đây không chỉ phản ánh nhận thực và trình độ nghiên cứu Việt Nam của sử quan Trung Quốc dưới các triều đại quân chủ mà còn là tư liệu quý báu dé chúng ta tiếp tục khai thác Sau thời Tống, các bài chuyên viết về Việt Nam càng ngày càng phong phú hơn, đã có thể xem là thành tựu nghiên cứu vấn đề

Việt Nam chuyên sâu Như An Nam chí (nguyên), Ngự Giao ky, Việt kiệu thư.

Tình hình nghiên cứu vấn đề Việt Nam dưới thời quân chủ của Trung

Quôc có những đặc điêm như sau:

Một là nhìn về quan niệm, những quan niệm lịch sử của nhà nghiên cứu Trung Quốc vào thời quân chủ là thích ứng với nhãn quan của Nho giáo Họ cho rằng Việt Nam vốn là lãnh thô hoặc thuộc địa của Trung Quốc, xem văn hóa Việt Nam là sự tiếp nối của văn hóa Trung Quốc Mà luôn luôn nghĩ rằng mình là “Hoa”, nước khác là “Di”, và sử dụng quan điểm “Hoa - Di” dé phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc Tác giả cho rằng quan điểm này có lẽ là nguyên nhân văn hóa tại sao quan hệ hai nước chưa đi vào chiều hướng sâu sắc hơn, đồng thời, đến Cận đại, trình độ phát triển còn lạc hậu so với thé giới Ma quan trọng nhất là quan điểm Nho giáo này khiến cho nha thống trị khi xử lý về các vẫn đề Việt Nam không đề ý đến tính độc lập và tính sáng tạo của người Việt, cho nên gây ra tranh chấp, thậm chí chiến tranh giữa hai nước.

Thứ hai là những sử liệu có ghi chép về Việt Nam thể hiện sự quan tâm của các học giả đối với các nước láng giềng xung quanh Những tư liệu này thực sự có giá tri rất cao.

Thứ ba là nghiên cứu vấn đề Việt Nam phải có một nền tảng nhận thức về Việt Nam, nếu không thì sẽ rất khó dé tác pham cua minh co gia tri cao, thậm chí còn có sai lầm.

Cuối cùng, có thể nói, những thành tựu nghiên cứu vấn đề Việt Nam không phải là chỉ do học giả Trung Quốc sáng tạo ra, mà là thành tựu chung của học giả hai bên Ví dụ cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc (người Đại Việt thời Trần) đối với học giả Trung Quốc đời nhà Nguyên có ảnh hưởng khá sâu sắc.

1.3 Từ thời Cận đại đến nay Sự gắn kết giữa hai quốc gia và sự hình thành, phát triển sâu sắc của Việt Nam học tại Trung Quốc đại lục là hoàn toàn dễ hiểu, khi trước thì là hai vương quốc quân chủ tập quyền “Hoa hóa” (Sinitic), sau thì là hai láng giềng chia sẻ chung chế độ chính trị Cộng sản Chủ nghĩa Sự chuyên biến bắt đầu từ

Cận đại, và Việt Nam học với tư cách là một khoa học hiện đại, ở Trung Quốc, có thé tính từ cuối thé ky XIX, trong phan ứng đối với các diễn giải về anh hưởng Trung Hoa lên Miền Bắc Việt Nam của các nhà Đông Phương học

Pháp, và sự hình thành khuynh hướng “Khảo chứng học” trong giới trí thức

Trung Quốc đương thời [98, tr 90-91] Hơn một thế kỷ Việt Nam học tại Trung Quốc, thông thường, có thé chia thành 4 giai đoạn: 1) Từ đầu thé kỷ XX đến Chiến tranh Thế giới II; 2) Những thập niên 1950-1960, khi quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là “đồng chí và anh em”; 3) Thập kỷ 1970, khi quan hệ Việt - Trung xấu đi; và 4) Kỷ nguyên bình thường hóa quan hệ từ những năm 1990 cho đến hiện nay Theo Yufen Chang, tác giả chia thành 03 giai đoạn lớn: M6ét là, từ đầu thế kỷ XX đến Thế chiến II, là giai đoạn mà Việt Nam được nghiên cứu như là “đơn vị hành chính cũ của Trung Quốc”; Hai là, từ những năm 1950 đến thập niên 1990, học giới Trung Hoa bắt đầu nghiên cứu Việt Nam với tư cách một đất nước độc lập và miêu tả quan hệ hai nước gần gũi mà phức tạp; Và bz là, từ năm 1991 cho đến nay, khi hai quốc gia bình thường hóa quan hệ, trong đó hai thập kỷ gần đây, Việt Nam học càng được Trung Quốc đầu tư vì là một trong những nước liên quan đến chiến lược

“Một Vành đai Một Con đường” (The Belt and Road Initiative) va cả Với sự phức tap của tình hình Biên Đông [98, tr 91-91].

Sự ra đời của Nghiên cứu Việt Nam tại Trung Quốc thời Cận đại nhằm đối trọng lại nền Đông Phương học của Pháp, khi thảo luận về những vấn đề của Việt Nam liên quan đến Trung Quốc Đó là thời điểm sau chiến tranh Pháp - Thanh cuối thế kỷ XIX, cũng là lúc người Pháp phát triển Trung Quốc học, Nhật Bản phát triển ngành Đông Nam Á trong đó có Việt Nam học.

Quang thời gian từ cuối thế ky XIX đến trước Thế chiến II là giai đoạn không có hoạt động đảo tạo và nghiên cứu Việt Nam ở Trung Quốc, mà chỉ có đào tạo ngôn ngữ tiếng Việt, gắn liền với Trường Quốc lập Ngôn ngữ Phương Đông (thành lập trong chiến tranh), tiền thân của Trường Ngoại ngữ (thành

52 lập năm 1999) thuộc Đại học Bắc Kinh ngày nay. Đáng lưu ý là trong giai đoạn hình thành này, Việt Nam học tại Trung

Quốc tập trung vào Việt Nam thời Cổ đại, gan liền với cuộc thảo luận của H.

Maspero và L E Aurousseau về các van đề xung quanh Tượng quận (một trong 03 quận mà nhà Tần định đặt ở Phương Nam), đó là vị trí của quận Tượng, các tên chữ “Hùng” và “Lạc”, và đặc biệt là sự ton tại của nhân vật An Dương Vương Các học giả Trung Quốc được thu hút vào những vấn đề của Việt Nam trước thế kỷ X, đặc biệt là Sơ sử, và đã nghiên cứu tư liệu phía Trung Quốc dé thảo luận về các van dé chung của lịch sử Việt Nam, lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc (Li Zhengfu 1945), sự hình thành của người Việt/Yue (Lou Xianglin 1933), sự phát triển của chữ Nôm và quan hệ với chữ Hán (Wen You 1933), ngữ âm Han - Việt (Wang Li 1948) Đặc biệt, là từ rất sớm, niên điểm 1943, học giả Chen Xiouhe/Trần Tu Hòa (1897-1998) đã công bố chuyên luận “7hởi đại An Dương Vương” trong cuén sách của mình xuất bản tại Côn Minh [91, Dẫn theo Yufen Chang, tr 117] Trong khi tổng thuật của Yufen Chang chi tập trung vào vi trí Tượng quận, một trong ba van đề nồi lên của cuộc thảo luận giữa Maspero và Aurousseau, dẫn đến sự chia hai phái trong học giới Trung Quốc (một ủng hộ “thuyết Ngũ Lĩnh” của Maspero, một theo “thuyết Nhật Nam” của Aurousseau), thì chủ đề An Dương Vương nói chung và trong cuốn thông sử của Trần Tu Hòa không được đề cập, hoặc có thé chưa có kiến giải gì mới khác Trần Tu Hòa được tác giả xếp vào nhóm ủng hộ giả thuyết của L Aurrouseau [91, tr 97, 118-119].

Giai đoạn phát triển của Việt Nam học Trung Quốc từ chiến tranh Trung - Nhật đến thập kỷ 1990, là khi nghiên cứu Việt Nam được định hình thành một lĩnh vực học thuật độc lập (chứ không nội thuộc ngành Trung Quốc học như ở giai đoạn trước) Những biến động chính trị, quân sự giữa các bên

Pháp, Nhật, Trung các thập niên 1930-1940 ở khu vực biên giới Việt Trung làm gia tăng nhu cầu chuyên gia, thông ngôn biết tiếng Việt Các nhóm tộc

53 người thiểu số xuyên biên giới (Tày - Nùng, Choang, người Kinh ở Quảng Tây), đặc điểm địa hình “Núi liền núi, sông liền sông” cũng được quan tâm, đi vào câu nói của chính tri gia và ảnh hưởng đến nền học thuật Theo Yufen

Chang [98, tr 97-99], giai đoạn quan hệ Việt - Trung trong Chiến tranh Lạnh có thể chia thành 02 tiêu giai đoạn: Thập kỷ 1950-1960, là sự “giải Hán hóa” trong chương trình văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng một “lịch sử mới” mang tinh thần chủ nghĩa dân tộc, trong khi đó là giai đoạn ý thức hệ

Cộng sản du nhập vào Trung Quốc, rồi cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-

Tiểu giai đoạn 1970-1980 là hệ quả của cuộc chia rẽ Liên Xô - Trung Quốc trong nội bộ khối các nước Cộng sản những năm 1956-1966 Việt Nam đứng về phía Liên Xô, đồng thời, hải chiến Hoàng Sa năm 1974 bùng nỗ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau năm 1975 vẫn tiếp tục khăng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đặc biệt, quan hệ Trung - Việt trở nên xấu đi nghiêm trọng bởi hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (năm 1978) và chiến tranh biên giới phía Bắc (1979) rồi kéo dài tình trạng căng thăng đến cuối thập kỷ 1980.

Van đề An Dương Vuong trong Việt Nam học hiện đại ở Trung

Quốc Từ sau Trần Tu Hòa năm 1943, 25 năm sau, trong học giới Trung Quốc mới xuất hiện trở lại quan điểm về An Dương Vương, cho dù cũng được đặt trong một công trình thông sử Việt Nam tương tự.

3.1 Quan điểm của Mong Văn Thông trong Việt sử tùng khảo Năm 1968, để trả lời mấy câu hỏi của Đào Duy Anh, trong đó nhắc đến van đề nguồn gốc của An Dương Vương, Mông Văn Thông đã trình bay quan điểm trong cuốn sách Việt sử ting khảo của mình Trong công trình đó, tác giả đặt ra nhiều giả thuyết để giải thích An Dương Vương là hậu duệ của nước

Tây Thục Ông ấy cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai

Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam dé tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên Lý do là vào thời Hán, âm của hai chữ “Khai” (JF) và “An” (2) đều giống nhau Ý của hai từ “Khai Minh” (

7ƑMI) và “An Dương” (2H) cũng giống nhau Bởi người đời sau không biết ý của hai từ, cho nên viết thành hai chữ khác [95, tr 112].

Tác giả còn cho rằng thời gian chạy về phía Nam của hậu duệ Khai Minh

Vuong không sớm hơn năm 316 TCN và không muộn hơn năm 311 TCN [95, tr 112] Tức là chỉ trong thời gian khoảng cách 5 năm Theo Si ky, sau khi nhà Tan (thời Xuân Thu) diệt Tây Thục, vua Tan Huệ Vương vẫn lay con cháu của Khai Minh Vương để cai trị đất Thục Nhưng trong 5 năm ấy, đất

Thục từng 3 lân xảy ra cuộc phiên loạn chông lại cai trị của nước Tân Cuôi

70 cùng Tan Huệ Vương xóa bỏ chính sách cũ, bắt đầu thực hành chế độ quận huyện tại đất Tây Thục cũ Đây là một nhân tố quan trọng liên quan đến việc chạy về phía Nam của An Dương Vương. Ở huyện Lô Sơn, thành phố Nhã An (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc), còn có di tích lịch sử tên là “Khai Minh Vương thành” [95, tr 112] Điều này có ý nghĩa thành phố này ngày xưa do Khai Minh vương xây thành Di tích này nằm ở phía Tây Nam của bồn địa Tứ Xuyên Khi Khai Minh Vương bị quân Tan đánh bại, ông ấy chạy sang đây để tránh bạo loạn Cho nên có thé thay được con đường từ Tứ Xuyên xuống đến đất Giao Chỉ từ xưa vốn có Người đương thời có thể đi theo hành lang bờ sông để xuống đến phía Nam Quảng Tây hay Cao Bằng Sau đó, họ đi theo sông Tả xuống đến nước Văn Lang.

Nhưng không may, Mông Văn Thông chưa hoàn thiện nghiên cứu này đã qua đời, cho nên giả thuyết của học giả chỉ là mầm mống, còn phải có người đời sau tiếp tục bổ sung vào.

3.1.2 Quan điểm của Quách Chấn Dac và Trương Tiéu Mai trong Việt

Quan điểm của hai tác giả trong cuốn sách Việt Nam thông sử (năm 2001) này giống như đa số học giả Việt Nam Quách Chấn Dac và Trương Tiếu Mai cho rang cho dù An Dương Vương được các tư liệu cô tích ghi chép rằng là Thục Vương Tử, nhưng không có ý là An Dương Vương là từ đất Tây Thục xuống đến Văn Lang [96, tr 44] Lý do thì có hai: Ä⁄2/ ld khoảng cách giữa Tứ Xuyên và Việt Nam hơn 3.000km Trong thời Cổ đại, lực lượng sản xuất chưa phát triển, không bao giờ có khả năng cô nhân có thé đi xa như vay;

Hai là theo sự tích Trung Quốc, Thục Vương Tử đã chết vào năm 310 TCN.

Vậy An Dương Vương cũng không thể nào là Thục Vươngtử.

Nhung hai ông bà cũng đặt ra một giả thuyết đáng ké là: An Dương Vương thực ra là một thủ lĩnh thuộc về tộc người Choang Năm 214 TCN, Tan Thủy Hoang phát quân đánh Lĩnh Nam, chia Lĩnh Nam thanh 3 quận Từ

71 năm 310 TCN đến năm 214 TCN đã trải qua khoảng 104 năm Sao có người có thể sống lâu thế? Cho dù có học giả đặt ra lý thuyết, An Dương Vương là con cháu của Khai Minh Vương Nhưng lúc đó Tây Thục bị diệt đã có một nước bat đầu nổi lên ở phía Nam Tây Thục, tên là Dạ Lang Trong điều kiện như vậy, rất khó để tìm ra được một con đường dé đi xuống phía Nam Đồng thời, giải thích bằng tiếng Choang, chữ “Thục” và “Trúc”, phiên âm của hai từ cũng hoàn toàn giống nhau Tiếng Choang “Trúc” và “Thục” đều gọi là GOCUK Và phát âm của hai chữ đều bằng “Z” chứ không phải là “S” Điều này cho thấy hai chữ nay rất dé bị lẫn lộn Khi cổ nhân từ miền Bắc Trung

Quốc đi vào miền Nam, đầu tiên phải dịch câu truyện này sang tiếng Trung mới có thê viết lại, cho nên việc ghi nhằm cũng có khả năng dé tồn tai.

3.2 Những nghiên cứu mới gan đây Sau một thời gian dài chủ đề An Dương Vương nói riêng, Cổ sử Việt Nam nói chung vắng bóng trong học giới Trung Quốc, cho đến gần đây mới có may bài nói về An Dương Vương là nói về “Boi cảnh lịch sử trước An Dương Vương di xuống phía Nam” (2017) của Tiến sĩ Chung Chu Minh và bài “Con đường di chuyển của người Lạc vào phía nam” (2018) của Thạc sĩ Vương Khải Hai tác giả đề ra giả thuyết mới dựa trên địa lý và nhân học Đây được xem là một giả thuyết sử dụng phương pháp liên ngành dé giải quyết van dé đó, cũng được coi là phương hướng mới về việc nghiên cứu con đường di chuyền của An Dương Vương.

Bên cạnh đó, ở phía Việt Nam, những năm gan đây, có may bài nghiên cứu hiện vật mới phát biểu trên Tạp chí Khảo cổ học, những bài hay nói trên không có người hoặc ít người được biết đến trong học giả Trung Quốc Trong tác pham mới được tái bản của Kiều Thu Hoạch, ông đã tông kết lại thành qua đã đạt được về vấn đề An Dương Vương khá đầy đủ và chỉ tiết, là tư liệu tham khảo khoa học trong việc nghiên cứu An Dương Vương Trong tác phẩm của mình, Kiều Thu Hoạch chủ yếu là khăng định mọi công sức của Đảo Duy Anh

72 và tiếp nối phát triển giả thuyết của ông ấy “Chuyên khảo về An DuongVương của học giả Đào Duy Anh là một công trình giàu sức thuyết phục và rất đáng tin cậy về mặt khoa học” [43 tr, 98].

VIỆT NAM VÀ TRUNG QUOC TỪ GOC NHÌN VAN ĐÈ NGUON GOC AN DƯƠNG

Vẫn đề nguồn sốc An Dương Vương trong Việt Nam học hai nước Về hai bên quan điểm trong nguồn gốc của An Dương Vương, còn tồn tại

Về phía Việt Nam, các học giả người Pháp thời kỳ Thực dân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, như L Arrousseau và H Maspéro Hai học giả người Pháp là người đầu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu ngành sử học theo hướng khoa học hiện đại dé triển khai thảo luận Cho dù các tác phâm của học giả người Pháp đa số có thái độ phủ nhận, nếu nhìn từ bây giờ, có những điểm yếu mà bản thân mình không giải thích được, nhưng công trình của họ là nền tảng đề người đời sau tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề này Cho đến các công trình trong thế kỷ XX của học giả Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các tác giả tiêu biểu như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Đặng Nghiêm

Vạn, Nguyễn Duy Hinh, Kiều Thu Hoạch Đặc biệt, từ năm 1983, Giáo sư Phan Huy Lê đã tổng kết các quan điểm, thành tựu nghiên cứu và đưa ra giả thuyết tổng hợp “tạm xác lập” [58, tr 176] Hơn thế, từ những năm 2000, Nguyễn Quang Ngọc và Trần Thị Minh An cũng đã tổng thuật toàn bộ vấn đề

73 này, đồng thời đóng góp những kết quả nghiên cứu mới từ thực địa vùng Cổ Loa và Cao Bằng [54, tr 156] Chúng tôi đại khái có thé chia quan điểm của các học giả thành bốn nhóm.

Nhóm một có quan điểm là An Dương Vương từ Nam Trung Quốc di chuyển sang Trong đó, thuyết cũ từ các bộ sử thời Trung đại là từ Ba Thục(nay Tứ Xuyên) di chuyên sang đồng bằng Bắc Bộ, cho dù từ thế kỷ XVIII-XIX, với các sử gia như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Văn Siêu va Quốc sử quán triều Nguyễn, sự nghi ngờ đã hiện hữu Cho đến những năm 1950, thuyết Ba Thục vẫn được bảo lưu trong học giới Việt Nam hiện đại (như Trần

Văn Giáp 1957), nhưng với những cách giải thích mới, như Đào Duy Anh

(1957), Trần Quốc Vượng va Hà Van Tan (1960).

Cũng nhóm nguồn gốc Nam Trung Quốc, nhưng những học giả có quan điểm xuất phát khác nhau Như “Thuyết Ai Lao Di” của Nguyễn Duy Hinh va Quang Tây của Tạ Đức Quan điểm này cũng khang định An Dương Vương là từ nơi khác di chuyền sang Việt Nam.

Nhóm thứ ba là có quan điểm phủ nhận, tức là phủ nhận có thời An Dương Vương (Ngô Tắt Tố, Lê Mạnh Thát), cho rằng ông ấy chỉ là một người thần thoại Cho dù, vào thế kỳ XX, những học giả có quan điểm khác nhau, đến cuối thế kỷ XX - đầu thế kỳ XXI, đa số đã thống nhất với quan điểm là An Dương Vương nguồn gốc trong nước.

Và như vậy, nhóm thứ tư, là giả thuyết khoa học phổ biến hiện nay, đó là một nguồn gốc Tay cô, ban địa Việt Nam của An Dương Vương Quan điểm nay phổ biến trong hau hết các bộ thông sử lớn của Việt Nam, cũng như các sách giáo trình đại học, sách giáo khoa phổ thông và các sách phô biến kiến thức, tranh truyện khác Tiêu biểu cho các sách thông sử hàn lâm, có thé kê đến các bộ Lịch sử Việt Nam (1983), Lịch sử Việt Nam tập 1 (2001) của Đỗ

Văn Ninh, Lich sử Việt Nam tập 1 (2012) do Phan Huy Lê chủ biên, Lich sử

Việt Nam tập 1 (2017) do Vũ Duy Mén chủ biên, cùng nhiều bộ sách khác.

Về phía Trung Quốc, vào năm 60 thế kỷ XX, quan điểm chính là An Dương Vương từ Tứ Xuyên di chuyển sang như sử chép Học giả tiêu biểu là Mông Văn Thông, ông ấy cho rằng An Dương Vương là con cháu của Thục

Vương, sau nước Thục bị diệt, An Dương Vương từ Tứ Xuyên đi dọc sông

Hồng vào miền Bắc Việt Nam Đáng kể là mấy năm nay có một số học giả nêu ra quan điểm mới là An Dương Vương là người dân tộc ở Quảng Tây, mà học giả tiêu biểu là Quách Chan Dac và Lam Hồng An.

Từ đây có thé cho thấy các quan điểm dù có khác nhau nhưng đều có một điểm chung là An Duong Vuong có khả năng từ nơi khác di chuyên sang Cho nên việc quan trong là chúng ta cần phải dựa vào các bằng chứng khảo cô dé khám phá con đường di chuyên của An Dương Vương như thé nào.

Vấn đề mối quan hệ giữa Văn Lang và Âu Lạc trong Việt Nam học

Trong khi đó, cho đến hiện nay, ở Việt Nam vẫn tồn tại 3 quan điểm khác nhau về thời điểm thành lập nước Âu Lac: Mot là, theo sử cũ, từ 257 TCN va kết thúc vào 207 TCN; Thi? hai và là giả thuyết phổ biến hiện nay ở Việt Nam, bắt đầu từ khảo luận của Đào Duy Anh, Âu Lạc thành lập năm 208

TCN, sau khang chién chéng Tần, va bị diệt vòng vào niên điểm 179 TCN;

Và ba là, quan điểm trung lập giữa hai bên, 257 TCN - 179 TCN, của nhóm tác giả phía Nam[104, tr 113] Thời điểm và cách thức thành lập nước Âu Lạc quyếtđịnh và liên quan đến tính chất của thực thể chính trị này.

Vậy chúng ta không nên xem quá trình lập nước của An Dương Vương là xâm chiếm, nên cho rằng lịch sử An Dương Vương là bước nối tiếp của của thời kỳ Hùng Vương Trong Lich sử Việt Nam (tập I) do Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn lập luận rằng: “Hệ thống xã hội và chính tri của nước

Au Lạc so với nước Văn Lang khá giông nhau, nhưng đã được củng cô và

75 hoàn thiện hơn” “Trong thời kỳ Hùng Vương, chế độ gia tộc mẫu hệ đổi thanh chế độ gia tộc phụ hệ” [58, tr 63].

Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang, và có mức độ phát triển cao hơn, là địa bàn hoạt động sự phát triển mở rộng hơn của người Lạc Việt và người Tây Âu Các tổ chức nhà nước và các đơn vị hành chính tại thời đó đã không thay đổi nhiều so với thời Hùng Vương Thủ lĩnh vẫn là An Dương Vương Trong triều định vẫn có các “Lạc hầu” giúp vua quản lý nhà nước này Ở các nơi khác (bộ lạc) vẫn do Lạc tướng đứng đầu quản lý Tổ chức hành chính cơ bản vẫn là nông thôn hoặc công xã Địa bàn Giao Chỉ trước thời quận huyện, dù lực lượng và kỹ năng sản xuất đã có phát triển, nhưng hệ thống chế độ còn lạc hậu

3 Biện giải nguyên nhân khác biệt

3.1 Từ tình hình nghiên cứu

Về phía Việt Nam, các công trình nghiên cứu nguồn gốc của An Dương Vương đã bắt đầu từ khá sớm, và những công trình đáng ké cũng rất nhiều.

Các hiện vật văn hóa Đông Sơn chỉ riêng ở Việt Nam có, cho nên về phía Trung Quốc, các học giả nghiên cứu van đề này chủ yếu tập trung vào khai thác tài liệu văn bản, tiến độ của công trình chậm hơn bên Việt Nam Đặc biệt phải thừa nhận, sau khi Mông Văn Thông và Từ Trung Thư qua đời, vấn đề của An Dương Vương trong vòng một thời gian dài mà không ai tiếp tục đi sâu hơn về công trình nay.

3.2 Từ nghiên cứu khảo cỗ Hiện vật của văn hóa Đông Sơn tập trung ở miền Bắc Việt Nam, điều này tiện cho các học giả Việt Nam để triển khai các công trình nghiên cứu Các tỉnh giáp với phía Bắc Việt Nam như tỉnh Vân Nam hoặc Quảng Tây cũng có hiện vật tương tự được phát hiện Trong đó di tích Thạch Trại Sơn ở Vân Nam có được Trịnh Sinh nhac đên, và sau khi so sánh hiện vật ở hai bên, Trinh

Sinh khăng định rằng vào thời văn hóa Đông Sơn, văn hóa Điền và văn hóa Đông Sơn đã có quá trình sự tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau.

3.3 Từ hạn chế về tiếp cận và trao đổi học thuật Điều nay là van dé lớn nhất và tồn tại từ lâu Các học giả nghiên cứu về văn hóa Ba Thục hay văn hóa Điền ít người biết được tiếng Việt Cho nên các công trình mới, nghiên cứu về thời nhà nước sơ khai Việt Nam, họ khó dé biết được Tức là thông tin nâng cấp không theo kịp Đến hôm này vẫn có học giả chỉ biết đến các tác phâm của Đào Duy Anh Cả ba nguyên nhân này đều là ly chính diễn ra hai thực trạng trên Vào các thập kỷ 1950-1970, hai nước có quan hệ chặt chẽ, mà các tác pham tiéu biéu duoc dich sang hai bén Nhung đến những năm 1970 đến năm 1980, quan hệ hai nước giảm di, các van dé học thuật không có cơ hội dé trao đôi, học hỏi trong vòng mười năm Cho dù vào mười năm này cũng có bài nghiên cứu về Việt Nam, nhưng đa số có tính chất phê phán, không có giá trị học thuật.

Từ năm 1990 trở lại đây, quan hệ hai nước đã được khôi phục, những hoạt động trao đôi học thật cũng được dần dan bắt đầu Tháng 8 năm 2019, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đã ký kết hiệp định với Viện Nghiên cứu Văn vật Khảo cô Tứ Xuyên để cùng khai thác các hiện vật ở hai nước Tôi muốn rang hợp tác này sẽ có thể tăng lên sự hiểu biết về các thông tin trong hai nước.

Ngoài ra và hơn thế nữa, trong quá trình học hỏi, nghiên cứu, bổ sung tư liệu hoàn thiện Luận văn, tôi nhận thấy, bên cạnh sự khác biệt trong van đề

An Dương Vương của học giới hai nước, sự tương đồng cũng đã xuất hiện. Đó là tìm hiểu nguồn gốc An Dương Vương từ truyền thuyết, tư liệu dân gian và các dấu tích tại địa phương Cao Băng và Quảng Tây Thuyết nước Nam Cương, tuy chưa có cơ sở thực chứng khảo cô học, cũng như sự phê phan sử liệu văn bản truyền thuyết “Câu chủa cheng vùa” hiện có (từ năm 1963) vẫn cần phải đặt ra; nhưng sự phô biến và tương đồng với một “Trúc Vương Tử”

77 của cộng đồng người Choang bên kia biên giới cũng cần phải đầu tư nghiên cứu sâu sắc hơn Đặc biệt, khi chúng ta đều biết Cao Bằng của Việt Nam và Quảng Tây của Trung Quốc đều cùng một không gian Tay Thái cổ (những nhóm người nói tiếng Thái), mà truyền thuyết xưa kia coi đó là của cùng một liên minh bộ lạc (một “nước”) Cũng chính vì vậy, từ đây, đặt ra tiềm năng nghiên cứu trong tương lai.

4 Những tiềm năng nghiên cứu trong tương lai

4.1 Tăng cường những đóng góp của Việt Nam học Trung Quốc 4.1.1 Giả thuyết con đường di chuyển mới Đặc điểm di chuyển chung của cô nhân thời Tiền sử là di chuyển doc sông Doc Kim Sa Giang (ở phía Tây Nam bồn địa Tứ Xuyên) là con đường di chuyền và kênh giao lưu văn hóa chính vào lúc đó Kim Sa Giang ngày xưa gọi là Lô Thủy, năm trên ranh giới giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam (Trung Quốc), doc theo Kim Sa Giang, đi vào phía Nam có thé đến Đại Diéu (miền Bắc Vân Nam), Diêu An (miền Trung Vân Nam) Theo Hoa Dương quốc chí chép: “Đỗ Vũ xưng dé di Van Sơn vi súc mục, Nam Trung vi viên uyên”, tại đây từ “viên uyên” có ý nghĩa là phạm vi của đất nước Nam Trung là địa danh cổ, ngày xưa là Châu Lương Son (Tứ Xuyên) và Vân Nam Có thé cho thấy vào thời Tiền Chiến Quốc, một bộ phận Vân Nam đã được nhập vào đất nước Ba Thục Cho nên đến cuối thời Chiến Quốc, con cháu của Thục Vương đi vào phía Nam dé tránh binh lửa.

Từ Đại Diêu và Diêu An tiếp tục đi về phía Nam, thì đến hồ Điền, Nhĩ Hải Hậu Hán thư lại chép: “Huu hữu Tuy, Côn Minh chư lạc, Tây cực Đồng Sư, Đông Bắc chí Diệp Du, địa phương số thiên lý Vô quân trưởng, biện phát, tùy súc đi chuyên vô thường” Nhĩ Hải ngày xưa gọi là Diệp Du Trạch.

Tiếp cận xuyên biên giới trong van đề An Dương Vương và

Theo Linh Nam chích quái, chúng ta biết răng nước Văn Lang: “Đông giáp Đông Hải, Tây giáp Tây Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (nay Chiêm Thành)”, nhưng đây là một cách nói khuếch đại của cô nhân Còn học giả Pháp H Maspéro cho rang việc Lĩnh Nam chích quái ghi đất nước Văn Lang như vậy là làm lẫn lộn về “Văn Lang” với “Dạ Lang”.

Bat cứ học giả cho rằng nước Văn Lang vẫn thuộc về xã hội nguyên thủy, bộ lạc liên minh, hay là đã có một tô chức nhà nước sơ bộ, có một điểm chung là, vào thời kỳ văn hóa Đông Sơn, chưa có ý thức về dân tộc, đất nước và biên giới Đây là những quan điểm của phương Tây mà là vào thời Cận đại mới

84 được truyền bá sang các nước Đông Á Và những quan điểm như của Đào Duy Anh (trước năm 1964), Trần Quốc Vượng (năm 1960), Trịnh Sinh, họ cũng cho rằng An Dương Vương là từ nơi khác di chuyền sang miền Bắc Việt

Cho nên tranh chấp về An Dương Vương là người nước nảo, theo quan điểm cá nhân tôi, là một van đề không thé hiện được tính khoa học và chắc chắn sẽ bị hạn chế do mặt chủ nghĩa dân tộc Vậy, nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của An Dương Vương nên được chủ trương sử dụng tiếp cận của Việt Nam học và quan điểm nghiên cứu các vấn đề lịch sử xuyên biên giới Sử dụng hai tiếp cận như trên này có hai ưu thé lớn Mot là sử dụng phương pháp đa ngành dé cung cấp cho chúng ta nhiều gốc nhìn về van đề này Không chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống như khai thác tài liệu lưu trữ và nghiên cứu hiện vật khảo cổ, chúng ta còn sử dụng những lý thuyết hiện đại như nhân học, địa lý học và tâm lý học dé tiép tục đi vào chiều sâu nghiên cứu vấn đề này.

Thứ hai là sử dụng quan điểm nghiên cứu xuyên biên giới, chúng ta có thể tránh được những tư tưởng cực đoan, thé hiện tính khách qua và tính khoa học trong công trình này Mà thảo luận với chủ đề nguồn gốc của An Dương Vương còn cung cấp một khả năng là nghiên cứu con đường giao lưu giữa Việt Nam - Trung Quốc vào thời Đông Son Qua nghiên cứu này chúng ta cũng có thé thấy được sự giao lưu hữu nghị của hai nước đã ton tại từ lâu trong lịch sử Tôi muốn rằng công trình này có khả năng giúp cho hai nước tăng cường quan hệ trong tương lai.

Thực ra, từ gần 20 năm nay, đã có những công trình đề xướng cách tiếp cận xuyên biên giới hoặc không biên giới này Tiêu biểu là công trình của Trần Tuyết Nhung và Anthony Reid [89, tr 376], cũng như các nghiên cứu tập trung vào khu vực biên giới Việt - Trung như James Anderson [85, tr 279], Erica Brindley [83, tr 279], nghiên cứu ngôn ngữ học như của John Duong

Phan [86, tr.440] và nhiều công trình khác Năm 2017, Tiến sĩ Catherine

Churchman thuyết trình khoa học tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng nhắn mạnh sự thiết yếu phải vượt lên trên biên giới lãnh thé hiện đại dé nghiên cứu quá khứ, nhất là những thời kỳ xa xưa, sơ khởi” Trong bối cảnh quốc tế hóa, hội nhập toàn cầu hiện nay, người nghiên cứu được tạo điều kiện về mở rộng kết nối tri thức.

Sự hạn chế của các nghiên cứu bó buộc trong biên giới chính trị, đã làm chậm lại việc đi tới chân lý khoa học Càng về những chủ đề học thuật thời kỳ Tiền Cận đại (Tiền Thực dân), lại xa xưa như thời Sơ sử, thì ngày nay chúng ta lại càng không thê áp dụng biên giới hiện đại vào các nghiên cứu.

An Dương Vương là một trong những nhân vật quan trọng trong lịch sử nhà nước sơ khai Việt Nam, trong đó, nguồn gốc của An Dương Vương là vấn đề trọng tâm mà được nhiều học giả quan tâm đến:

Thứ nhất, xung quanh nguồn gốc của An Dương Vương, hai nước vẫn có quan điểm khác nhau Vào thời này đa số số học giả Việt Nam cho răng quan điểm trong nước, tức là xuất phát từ thuyết Chín chúa tranh vua Mà bên cạnh đó, học giả Trung Quốc dựa theo các sử chép trong thư tịch cô, cho rằng An Dương Vương giống như sử chép là từ nước Thục di chuyên sang Quan điểm hai bên không thể nói là bên nào nhằm hay sai Bởi quan điểm hai bên đều có những bằng chứng là đúng, đồng thời cũng có những bằng chứng cả bản thân mình không thể giải thích được Như nếu An Dương Vương là nguồn gốc trong nước, làm thế nào dé giải thích tại sao Đại Việt sử ký toàn thư lại chép như vậy? Mà nếu An Dương Vương là gốc Ba Thục, tại sao ông ấy có thé di cùng hàng vạn người và đi xa như vậy? Những thắc mắc như vậy đến hôm nay, chúng ta, trên cơ sở khai thác tài liệu lưu trữ đã không thể giúp ích được nhiều, cho nên chúng ta nên bắt đầu quay lại đến ngành khảo cổ.

Thứ hai, ngành khảo cô cho biết, đến tầm nhà Thương Chu, phía Trung Quốc đã có sự giao lưu tiếp xúc với Văn hóa Đông Sơn, nói cụ thể hơn là vùng Vân Nam, Tứ Xuyên và vùng Quảng Tây Như qua nghiên cứu các hiện vật như nha chương và các loại đồ đồng, có thê chứng minh được điều đó.

Cho nên có thể khăng định răng thời Đông Sơn tồn tại con đường giao lưu giữa hai nước (như Trung Quốc Tả Vinh Quyền gọi là con đường tơ lụa miền Nam) Đến đây cung cấp một khả năng dé An Dương Vương có thé từ nơi khác di chuyền đến đồng băng Bắc Bộ Việt Nam (?).

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các công trình van đề nguồn gốc An Dương Vương, tôi còn sử dụng cách tiếp cận của ngành Việt Nam học, sử

87 dụng phương pháp liên ngành để khám phá vấn đề này Chủ yếu kế thừa các nghiên cứu tiếp cận nhân học và tâm lý học, tôi cho rằng vào thời Đông Sơn, tộc người ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam đã có sự giao lưu tiếp xúc với tộc người ở vùng Tứ Xuyên, và hình thành cách ứng xử của mình, cho nên tộc người hai vùng tiếp xúc và hòa hợp có khả năng ton tại Bên cạnh đó, sau nước Thục bị quân Tần diệt, con cháu của Thục Vương đã có ý định chạy sang phía Nam, có khả năng khi An Dương Vương nhận được tin các con cháu Thục Vương sau đầu hàng với quân Tần vẫn bị giết chết, ngay lập tức ông ấy doc theo sông Hồng chuyền sang đồng băng Bắc Bộ Việt Nam.

Thứ tư, nghiên cứu nguồn gốc của An Dương Vương phải lấy quan điểm nghiên cứu vấn đề lịch sử xuyên biên giới Trên tinh thần khách quan, không phải để tranh chấp An Dương Vương là người nước nào, bởi vì lúc đó chưa sinh ra ý thức dân tộc hay ý thức nha nước, biên giới là một khái niệm mơ hồ, chúng ta chỉ tập trung vào con đường di chuyên và kha năng con đường di chuyên giữa các tộc người ở Nam Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam Và khả năng đó có cao hay thấp. Đúng như kết luận của các tác giả tổng thuật, rằng kết quả nghiên cứu mới chỉ là bước đầu, rằng kho tư liệu khảo cổ học còn qua it cả vé sé luong lẫn loại hình Về ngu6n gốc tộc Thục và quan hệ Thục - Hùng tới nay vẫn còn nhiều bí ấn Giải quyết tốt van đề nguồn gốc tộc Thục, học giả sẽ giải quyết tốt van dé quan hệ với Hùng Vương cũng như đưa thời kỳ lịch sử An Dương

Vương vào thời đại bắt đầu dựng nước và giữ nước.

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w