1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm văn hóa của xã hội mẫu hội mẫu hệ: một nghiên cứu so sánh Trung Quốc và Việt Nam (Trường hợp người Mosuo - Trung Quốc và người Ê đê - Việt Nam)

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VIET NAM HỌC VÀ TIẾNG VIET

a V410) pho mem cơ GeO 7 tì can cứ

LŨ Xã XIAN

ĐẶC DIEM VĂN HOA CUA XÃ HỘI MẪU HỆ: MỘT NGHIÊN CỨU

-SỐ SÁNH TRUNG QUỐC VA VIET NAM (TRƯỜNG HỢP NGƯỜI

MOSUO —~ TRUNG QUỐC VÀ NGƯỜI Ê ĐỂ - VIET NAM)

KHOA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: VIỆT NAM HỌC

Hệ dao tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2012-X

HA NỘI - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT

‘LU LI XIAN

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: VIỆT NAM HỌCHệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2012-X

Người hướng dẫn: THS LÊ NGUYEN LE

HÀ NOI- 2016 _

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của

thầy cô, gia đình và bạn bè dé hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp.

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Lê Nguyễn Lê

đã định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực hiện

Khóa luận tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Việt Nam học và

Tiếng Việt (trường Đại hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn — DHQGHN) đã

trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt quá trình

học tập để vận dụng làm Khóa luận tốt nghiệp.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã làm chỗ dựa tinh thần

cũng như hỗ trợ vật chất cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm Khóa

luận tốt nghiệp.

Lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

.Lu Li Xian

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kêtquả nghiên cứu trong Khóa luận là trung thực Khóa luận này chưa từngđược công bố trong bất kỳ công trình nào Nêu sai, tôi xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2016Sinh viên

Lu Li Xian

Trang 5

Bảng 1.4 Những sự khác biệt và giống nhau của hai tộc người Mosuo và

¡ Êđê Tr 44

Bảng 2.4 So sánh phong tục tang lễ và tôn giáo tín ngưỡng giữa người

Mosuo và người Êđê -c-c5ccccrrrrrrrrrrrrrerrrrirrrrrrrrrrrrrrrii Tr 46

Bang 3.4 Van hóa san xuất giữa người Mosuo và người Êđê Tr 47

Trang 6

2 Ý nghĩa khoa học và thực (ÍẾN -<-5< sms se 3

3 Mục đích nghiên cứu - -<-s-sseseessseesssseesetstsesessssserssee 34 Đối tượng và phạm vỉ nghiên CỨU -s<=esseseseseseeersesesrsee 4

5 Nguon tài liệu và phương pháp nghiên CỨu «-s-s«<«=s«es 4

Chương 1 KHẢI QUAT VE CHE ĐỘ MẪU HỆ VÀ HAI NHÓM

NGƯỜI ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 2-2-2 ©ss+xssxserrserrseres 5

1.1 Về xã hội mẫu hệ - «<< s°s£se©eseee+sereerreererreersersere 5

1.1.1 Khái niệm xã hội MAU hệ - «ec<cceceeeeeeeetsetetsrtsrtsessresre 61.1.2 Sự xuất hiện và suy thoái của xã hội mẫu hệ - 8

1.1.3 Xã hội mẫu hệ hiỆH HAÿ -esccsveeseeceeeseceeesetserseesetssxssrscee 101.2 Về hai nhóm người được nghiên cứu -sscs<ss 11

1.2.1 Khái quát về người Mosuo ở Vân Nam - Trung Quốc 111.2.2 Khái quát về người Edé ở Tây Nguyên - Việt Nam 14

Tiểu kết chương 1 2 s°e*CEE+d£©2Evd©©2EEeeevvvdeevcvdseovvvsee 15Chương 2 ĐẶC DIEM VĂN HOA CUA NGƯỜI MOSUO 16

2.1 Giới thiệu chung -< << ssssSsEsEsEsSS£EeEsSEseseszsseseseszesesese 16

2.2 Hôn nhân và gia đình - 55s << se 11 17

2.2.1 Phong tục hôn NNGN << c<s<sesekeStetteEsekertersetsrssrsssee 18

Trang 7

2.2.2 Chăm sóc con cái và IE thành NiEN « e=ees<=es=seeseetesttsesese 21

2.2.3 Phân công lao động và thita kẾ -. -«eeeeessttttttttttrrrtttttte 24

2.2.4 Phong tục tang ma - Ò, 252.3 Văn hóa tâm linh s-< <=°==+=+s++eteeseseseteeetesrrerererrsesee 262.4 Văn hóa sản ri 1111113 28

Tiểu kết chương 2 -. -<-5=° 5° ==++eeseeseestersesrseeeeer1101n 29

Chương 3 ĐẶC DIEM VĂN HOA CUA NGƯỜI ÊĐÊ 30

3.1 Giới thiệu chung -<-s=s=e==seseeesesteeeteeseseseseeeseseseeeeee 30

3.2 Hôn nhân và gia đình - -5-5=<==s=s+essesssersesisesssessssesse 31

3.2.1 Phong tục hôn ANGN <°<=<=<=<eseeeeeeestssssssssssssesesssessse 31

3.2.2 Chăm sóc con cái và lỄ thành: HIÊN .- e<-«e-«=eeeseeeeseeee 32

3.2.3 Phân công lao động và thừa kế -«e-eesecesseresssresee 34

3.2.4 Phong tục tang ma Hee —— 35

3.3 Văn hóa tâm linhh - -<==<«ss s5 229 595.0 593 880888004 06 36

3 4 Văn hóa SAN XuẤt s-ces<©ceesserxasttrastrrastntrstterrsertrsrtrksree 38

Tiểu kết Chương Ổ o << «s9 590895809.50808600686008009080608400000008004006 38Chương 4 VAI NET SO SÁNH GIỮA CHE ĐỘ MẪU HE Ở NGƯỜI

MOSUO TRUNG QUOC VÀ NGƯỜI EDE VIỆT NAM 39

4.1 Văn hóa sinh hOạIf s- << 5< =< <es£sEsS55595959585588900095900 98 40

4.2 Văn hóa tâm lĩnhh -.s- «<< << s95 5958539569885890036390384 999 46

Trang 8

4.3 Văn hóa sản Xuâẫt -«s=5 «<< 5< se 9193558808000 096

Tiểu kết chương 4 -°©-es++t+xetterrxsteterettrrrsrrtrrrrsrire

Trang 9

1 Tinh cap thiết của đề tai

-Môi số nhà nhân học, xã hội học cho răng: trước đây chê độ mẫu hệ

phổ biến ở hau hết các dân tộc trên thế giới Đây là hình thái tổ chức xã hội

mà phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo, con cái mang tên thị tộc mẹ, quyền lực và tài

sản được truyền từ mẹ cho con gái Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng

trong cộng đồng, vai trò mà nam giới không thé thay thế được đó là sinh sản

để duy trì nòi giống Điều này là do đặc điểm xã hội loài người khi còn sống

theo bầy đàn, con cái chỉ biết đến người mẹ, không biết bố là ai Khi con

người bước vào thời kỳ văn minh nông nghiệp với phương thức kinh tế chủyếu là trồng trọt và chăn nuôi, lực lượng sản xuất chính vẫn thuộc về người

phụ nữ ké cả vai trò tổ chức, chỉ đạo, quản lý sản xuất nhờ vậy mà chế độ

mẫu hệ ngày càng được củng cố, phát triển và ở nhiều trường hợp, nó trở

thành bản sắc của một nền văn hóa và được lưu cho đến tận ngày nay Mặc

dù loài người hiện đại đã xuất hiện từ khoảng 250.000 năm trước, nhưng

nam giới mới giành được quyền chi phối xã hội trong vài ngàn năm trở lại

Thế nhưng, tuy thời gian xuất hiện chế độ phụ hệ quá muộn so với chế

độ mẫu hệ, chế độ phụ hệ phát triển nhanh chóng và hiện nay chế độ phụ hệ

là một hệ thống xã hội chủ lưu trên thế giới Hầu hết các nước trên thế giới

đều dưới thống trị của chế độ phụ hệ Chế độ mẫu hệ đang dưới tình thế bị

đồng hóa và mai một vì sự lan tràn của chế độ phụ hệ Với tốc độ phát triển

mạnh mẽ, bản đồ của chế độ mẫu hệ đang ngày càng thu hẹp lại và sứcmạnh ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ cũng ngày càng yếu đi Những chế độ

mẫu hệ còn lại đang cô sức chống lại sự xâm nhập mạnh mẽ của chế độ phụhệ Cả người dân bản địa lẫn chính phủ đều đã đưa ra nhiều phương án và kế

hoạch để giảm thiểu sự du nhập tư tưởng và lối sống của chế độ phụ hệ Thế

nhưng, sự giao lưu văn hóa giữa những dân tộc theo chế độ mẫu hệ và theo

1

Trang 10

chế độ phụ hệ vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến khu vực mẫu hệ Chế độ mẫu hệ

đang dưới tình thế nguy hiểm nếu như những chính sách liên quan không

được đưa ra một cách chính xác.

Vì thế, năm rõ tình hình hiện nay của chế độ mẫu hệ sẽ giúp cho các

cơ quan liên quan đến bảo tồn văn hóa đặc sac mẫu hệ đưa ra chính sách hợp

lý và hiểu quả Việc nghiên cứu về chế độ mẫu hệ sẽ vô cùng ích bé về mọi

mặt Vì hiếm còn của chế độ mẫu hệ, những tộc người theo chế độ mẫu hệ

như là một hóa thạch sống để cho các nhà nhân loại học đi nghiên cứu vàtìm hiểu.

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chế độ mẫu hệ từ các nhà nhân loại

học và nhân văn học nhưng ít có đề tài nghiên cứu về chế độ mẫu hệ dưới

góc nhìn từ hai đất nước với tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa khác nhau.

Người Êđê ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo, hiện

nay cư trú tập trung đông nhất ở tỉnh Đăk Lăk Việt Nam, là một trong nhữngdân tộc theo chế độ mẫu hệ trên địa bàn Việt Nam Xã hội Êđê là một xã hội

mẫu hệ khá điển hình Những nguyên tắc mẫu hệ chi phối đến mọi phương

diện đời sống gia đình, xã hội và văn hóa của người Êđê.

Tuy nhiên, ngày nay do cuộc sống xen với người Kinh, Nùng, cùng

với quá trình đô thị hóa, giao lưu tiếp xúc văn hóa, nền kinh tế thị trường

đã làm mai một di những giá tri của nền văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu bản

sắc dân tộc, thay vào đó là sự trỗi dậy những tập tục cé hủ gây cản trở sự

tiễn bộ của xã hội Vì vậy việc tìm hiểu khôi phục lại những nét đẹp văn hóa

mẫu hệ là hết sức cần thiết.

Người Mosuo ở khu vực Vân Nam cũng là một nhóm người giữ văn

hóa mẫu hệ đặc sắc và độc đáo Cộng đồng người Mosuo là một nhóm người

duy nhất trên đất nước Trung Hoa còn giữ lại truyền thống mẫu hệ Hiện

nay, nền văn hóa mẫu hệ tại công đồng người Mosuo cũng đang bị văn hóa

Hán ảnh hưởng sâu nặng Đề giữ gìn văn hóa đặc sắc này trong bôi cảnh

Trang 11

phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nền văn hóa của Trung Hoa hiện nay,

việc nghiên cứu văn hóa bản sắc mẫu hệ người Mosuo là cần thiết.

Vi thế, việc tiến hành đề tài này sẽ cung cấp thêm tư liệu về chế độmẫu hiện đang tồn tại trên thế giới dưới một góc nhìn đối sánh giữa hai dântộc theo chế độ mẫu hệ tại hai nước khác nhau :Trung Quốc và Việt Nam.

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Về mặt khoa học, dé tài này đóng góp những tư liệu có giá trị về văn

hóa chế độ mẫu hệ của hai tộc người phân biệt cư trú tại hai quốc gia Trung

Quốc và Việt Nam Tư liệu từ 2 quốc gia có môi trường kinh tế - xã hội khác

biệt là tư liệu có ý nghĩa so sánh và đối chiếu trong quá trình nghiên cứu.

Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu không chỉ góp phần tư liệu

bảo tồn những giá trị văn hóa của chế độ mẫu hệ mà còn thu thập được

những tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chính sách hoặc tìm

kiếm giải pháp về những vấn đề liên quan đến văn hóa chế độ mẫu hệ ở cả

hai quốc gia.

3 Mục đích nghiên cứu

Chế độ mẫu hệ hiện tồn đang dần bị đồng hóa bởi sự lan tràn của văn

hóa phụ hệ và dần dần mất đi sức ảnh hưởng Xã hội chế độ mẫu hệ là một

nền văn hóa chỉ còn ton tại ở một sé quốc gia và đang gặp phải nguy cơ mai

một Việt Nam và Trung Quốc đều là đa dân tộc quốc gia, với dân tộc sốphân biệt là 54 và 56 Thế nhưng, những dân tộc theo chế độ mẫu hệ tại hai

quốc gia này chưa đến 5 nhóm người Chế độ mẫu hệ là một nền văn hóa hết

suc quan trọng trong những văn hóa ton tại hiện nay Hơn nữa, những văn

hóa mẫu hệ ở các nhóm người khác nhau cũng có sự khác biệt rõ rệt Mỗi

nhóm người theo mẫu hệ đều có những nét văn hóa độc đáo của họ và những

văn hóa đặc trưng đó là một nền tự hào của họ Việc thực tiễn dé tài này

nhằm mục đích giới thiệu về một số văn hóa đặc trưng của người Mosuo tại

tỉnh Vân Nam Trung Quốc và một số so sánh với người Êđê tại Tây Nguyên

3

Trang 12

Việt Nam Qua sự so sánh, làm rõ một số nét tương đồng và khác biệt về chế

độ mẫu hệ giữa hai tộc người đến từ hai quốc gia này dưới môi trường tự

nhiên- kinh tế - xã hội đều khác nhau Qua việc nghiên cứu này, góp phân tư

liệu về chế độ mẫu hệ dưới gốc nhìn đặc biệt và đóng góp thêm tài liệu

nghiên cứu về chế độ mẫu hệ hiện tồn Những nghiên cứu này cung cấp tư

liệu tham khảo cho việc bảo tồn văn hóa mẫu hệ đặc sắc và đưa ra những tưliêu giúp cho chính quyền đưa ra những chính sách liên quan đến văn hóa

địa phương một cách chính chắn.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: một số giá trị văn hóa tiêu biểu của người

Mosuo và người Êđê

Phạm vi nghiên cứu: những nét văn hóa hiện tồn như văn hóa sinh

hoạt, văn hóa sản xuất, văn hóa tín ngưỡng của người Mosuo tỉnh Vân Nam

Trung Quốc và những nét văn hóa đặc trưng như văn hóa sinh hoạt,văn hóa

sản xuất, văn hóa tín ngưỡng của người Edé tỉnh Dak Lak Tây Nguyên Việt

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu thu thập qua mang internet và

sách vở đã được xuất bản tại hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc va nước

- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp tổng hợp tài

liệu, phương pháp phân tích tài liệu và phương pháp so sánh tài liệu

Trang 13

1.1 Về xã hội mẫu hệ

Nghiên cứu xã hội mẫu hệ của các dân tộc khác nhau trên thé gidi da

được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm từ rất sớm Trong những năm nửa

cuối thế kỳ 19, các nhà dân tộc học theo trường phái Tiến Hóa ở châu Âu và

Bắc Mỹ đã được coi lý là những người đi tiên phong trong việc nghiên cứu,

các tác giả này đã đưa ra một số lý luận về chế độ Mẫu hệ và Mẫu quyền.

Bước sang thế kỷ XX, nhiều nghiên cứu của các nhà Dân tộc học nước ngoài

cho thấy tính đa dạng của chế độ Mẫu hệ ở các dân tộc theo chế độ Mẫu hệ

khác nhau trên thế giới |

Các nhà Dân tộc học theo trường phái Tiến Hóa đã cho rằng lịch sử

tiến hóa của xã hội loài người được phát triển từ thấp đến cao với tổ chức

đầu tiên là mẫu quyền, ở đó người phụ nữ nắm quyền trong gia đình cũng

như ngoài xã hội Trường phái Tiến Hóa khẳng định rằng chế độ Mẫu hệ

chính là đấu vết của xã hội mẫu quyền thuở xa xưa Theo họ, chế độ mẫu

quyền tồn tại trước thế chế độ phụ quyền vì do chế độ quần hôn, do tính chất

của thị tộc lưỡng hợp và do người phụ nữ đóng vai trò chính trong sản xuất

-kinh tế lúc đó.

Xã hội Mẫu hệ của các dân tộc khác nhau trên thế giới là khá đa dạng

và không hoàn toàn giống nhau trong những quy định về vấn đề quản lý,

thừa kế tài sản của tổ tiên, hình thức cư trú hôn nhân, sự phân công lao

Trên cơ sở nghiên cứu các xã hội của những nhà Dân tộc học khác

nhau trên thế giới, các nhà dân tộc học đã đưa ra khái niệm của xã hội chếđộ mẫu hệ và những lịch sử phái triển của xã hội mẫu hệ.

5

Trang 14

nước để làm sáng tỏ thực tế của chế độ mẫu hệ thấy rằng, chế độ mẫu hệ tồn

tại dưới nhiều hình thức Khái niệm mẫu hệ, chế độ mẫu hệ xét về nội hàm

không hề đơn giản và khó có thể mô tả, vì thế đã gây nhiều tranh cãi với

những quan điểm khác nhau Phần lớn các nhà dân tộc học khẳng định rằng

Mẫu hệ là cách tính dòng dõi về phía mẹ, do đó tài sản cũng như vị trí được

truyền cho con cháu của người phụ nữ, nhưng không nhất thiết là chỉ truyền

giao cho con gái Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng

dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu Gia đình mẫuhệ không nhất thiết phải là mẫu quyền Theo TS Phú Văn Hẳn:“Mẫu

hệ”(matriarchy) hay mẫu dòng (matrilineality), mẫu quyền (matrifocality),

gợi đến một giá trị lịch sử truyền thống hơn là hiện đại, và thường đượcdùng để mô tả những cộng đồng, những xã hội cô, truyền thống mà ngày nay

càng hiếm hoi.

Khái niêm về chế độ mẫu hệ của các nhà nhân học khác nhau sẽ có sựkhác biệt Có nhiều quan điểm khẳng định sự tồn tại của chế độ mẫu hệ

trong lịch sử phát triển nhân loại, họ cho rằng đây là hình thái xã hội xuất

hiện trong thời kỳ nguyên thủy, thời kỳ sớm của lịch sử phát triển loài

người Thế kỷ XIX, các nhà nhân học phái tiến hóa đã tin rằng xã hội mẫu

quyền và chế độ mẫu hệ là tổ chức xã hội đầu tiên của nhân loại Trong từ

điển tiếng Viêt(19 603) định nghĩa rằng: “ mẫu hệ là chế độ gia đình thị độc

tại thời nguyên thủy, trong đó quyền kế thừa của cải và tên họ thuộc dòng

của họ mẹ Phần lớn nhà nhân học khẳng định rằng chế độ mẫu hệ đã từng

tồn tại trong lịch sử lâu dài.

Ngoài những quan niệm khang định còn một vài ý kiến cho răng mẫu

hệ giống như mẫu quyền và phủ định sự tồn tại của chế độ mẫu hệ trong lịch

sử nhân loại Tuy vậy, một ý kiến có tính thuyết phụ hơn khẳng định rằng

6

Trang 15

thời nguyên thủy việc sinh nở vô cùng quan trọng trong việc tạo thêm nhân

số Những tộc người có nhân số nhiều sẽ là một lợi thế trong hoạt động cuộc

sống của người thời đó Nam giới không thé nào thay thế được phụ nữ về

sinh sản để duy trì nòi giống Khi con người bước vào thời kỳ văn minh

nông nghiệp sơ kỳ với phương thức kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn

nuôi, lực lượng sản xuất chính vẫn thuộc về người phụ nữ kế cả vai trò tổchức, chỉ đạo, quản lý sản xuất nhờ vậy mà chế độ mẫu hệ ngày càng được

củng cố, phát triển và nó trở thành bản sắc của một nền văn hóa ở nhiều

trường hợp và được bảo lưu cho đến nay.

Nhưng bắt cứ khái niệm nào được đưa ra, đó đều có một điểm tươngđồng, đó chính là vai trò của phụ nữ trong gia đình - xã hội chiếm địa vị chủ

đạo Chế độ mẫu hệ là chế độ huyết thống tính theo dòng mẹ và theo trật tự

kế thừa lúc ban đầu của thị tộc thì chỉ trao cho những người thân thuộc nhất

về phía mẹ, còn con cái của cặp đôi thuộc về thị tộc của mẹ Trong chế độ

mẫu hệ, người phụ nữ năm mọi quyền lực trong cả gia đình và xã hội Với

những quan niệm khác nhau của nhân học giả, các nhà nghiên cứu dân tộc

học khác nhau trên thế giới đã rút ra khái niệm thuật ngữ mẫu hệ là cách tínhdòng dõi về phía mẹ, trong đó mọi quyền hạn của mỗi thành viên trong công

đồng, đặc biệt là quyền thừa kế, quyền mang dòng họ(mẫu tính), quyền cu

trú sau hôn nhân(đàn ông về ở nhà vợ- mẫu cư) quyền ngoại hôn(kết hôn vớingười dòng họ) đều bị chỉ phối bởi nguyên lý dòng mẹ, do đó tài sản cũng

như vị trí được truyền cho con cháu của người phụ nữ, chỉ có những đứa trẻ

của người phụ nữ mới được coi là thành viên của gia đình còn những đứa

con của người đàn ông thì không được coi là thành viên gia đình vì họ mang

dòng họ mẹ.

Trang 16

Chế độ mẫu hệ còn được gọi là xã hội chế độ thị tộc mẫu hệ Xã hội

thị tộc mẫu hệ thời kỳ sơ kỳ, trung kỳ, là một tổ chức xã hội xây dựng trên

quan hệ huyết thống mẫu hệ, là chế độ thị tộc thế hệ huyết thống và tài sản

kế thừa tính theo mẫu hệ, là giai đoạn một của xã hội thị tộc Tại chế độ mẫuhệ tiền kỳ chính là cuối kỳ thời kỳ đồng đá trên khảo cổ học, những đặc tính

của người nguyên thủy hầu như đã mat Lúc đó, con người được gọi là “tân

nhân” Thị tộc mẫu hệ thực hành chế độ cộng sản nguyên thủy và bình quân

phân phối sản phẩm lao động Sơ kỳ thị tộc mẫu hệ đã có ngôn ngữ và tên

gọi riêng Những người trong một thi tộc, họ có dòng mau giống nhau, có tô

tiên giống nhau Họ sống chung với nhau,và sau khi chết sẽ được chôn tại

khu mộ của thị tộc Thời đó, thanh niên nam giới đảm nhiệm việc săn bắn,

bắt cá và chống thú đã xâm phạm tộc người Nữ giới chịu trách nhiệm về hái

rau, nau nướng, dệt vải và chăm sóc con cái người già Trẻ con và người già

chỉ làm những việc phụ Người phụ nữ với thiên chức sinh sản, là người

quan trọng trong việc duy trì nòi giống Chế độ hôn nhân thời đó theo chế độquan hôn Người con không biết đến cha mình là ai và chỉ biết được người

mẹ đã sinh ra mình Vì thế, người phụ nữ là căn cứ trong huyết thống.Từnhững phân công lao động của xã hội lúc bấy giờ có thê nhìn ra, những công

việc mà nữ giới đảm nhiệm có tính chất 6n định so với công việc săn bắn

của đàn ông, là một nguồn thu nhập duy trì sinh hoạt ôn định, có ý nghĩa

quan trọng tại cuộc sống thời đó Phụ nữ là thành viên quan trọng trong tổ

chức thị tộc, mọi hoạt động của họ đều là vì lợi ích của tập thể Phụ nữ có

vai trò cực ky quan trọng trong việc phổn thịnh và sinh tồn của thị tộc Vì

thế người phụ nữ dần được tôn trọng và có địa vị chủ đạo và quyền chi phối.

Dan dan chế độ mẫu hệ đã trở thành một hệ thống xã hội thời đó.

Khi con người còn sống hoang sơ, chức năng chính của người phụ nữ

là sinh con đẻ cái, hái lượm và nuôi sông gia đình Điêu này dân đên quyên

8

Trang 17

lợi thuộc về phụ nữ và vai trò người đàn ông mờ nhạt hơn Nhưng sau khi

chuyển từ đời sống hái lượm săn bắt sang định canh định cư với nông nghiệp

làm chủ đạo, vai trò người đàn ông dan lớn lên Nhất là thời kỳ đồ đá chuyên

sang đồ đồng Với sức khỏe, đàn ông sử dụng các nông cụ kim loại tốt hơnphụ nữ, dần dần, việc nặng giao cho đàn ông làm, phụ nữ mắt vai trò trong

việc nuôi sống gia đình, từ đó người đàn ông năm giữ gia đình chứ không

con là phụ nữ nữa và chế độ phụ hệ đã dần thay thế mẫu hệ.

Mặc dù loài người hiện đại đã xuất hiện từ khoảng 250.000 năm

trước, nhưng nam giới mới giành được quyền chỉ phối xã hội trong vài ngàn

năm trở lại đây Chế độ phụ hệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng thay đổi

chế độ xã hội Người phụ nữ đã không có vai trò quan trọng như chế độ mẫu

hệ Trong chế độ phụ hệ, vai trò của phụ nữ hạ thấp đến mức được coi là tài

sản của đàn ông Hơn nữa, phụ nữ ở một số vùng phải tuân theo những

phong tục lạc hậu như “xuất giả tòng phu, phu tử tòng tử” Tại một số dântộc thiểu số, phụ nữ còn phải lấy con trai mình vì chồng đã chết Những

phong tục loạn luân như vậy đã một thời hưng thịnh tại những tộc người dã

man đó Cuộc sống của phụ nữ khô cực vì những phong tục quá lạc hậu nay.Tuy nhiên, đó chỉ là một tình huống cực đoan theo chế độ phụ hệ Nói

chung, người phụ nữ trong chế độ phụ hệ đã mất đi vai trò chủ đạo trong gia

đình và cả ngoài xã hội Người quyết định và chỉ đạo sản xuất không còn là

phụ nữ Người kế thừa tài sản chỉ có thê là nam giới Con cái của người đàn

ông mới là con cháu của họ hang, nam giới mới là người nối đõng tôngđường Chế độ mẫu hệ dần dần bị mai một, những tộc người the chế độ mẫu

hệ có thé dễ dàng tìm ra.

Chế độ mẫu hệ vẫn còn được duy trì ở không ít nơi trên thế giới:

Người Minangkabau, Indonesia Ở Indonesia, có dân tộc Minangkabau vẫn

còn chế độ mẫu hệ Người Minangkabau sinh sống ở tỉnh Tây Sumatra.

Người Mosou ở Trung Quốc Theo truyền thống, phụ nữ Mosuo tại tỉnh Vân

9

Trang 18

và tỉnh Tứ Xuyên, Trung quốc, là người điều hành xã hội Ở Việt NamBà Trưng, Bà Triệu Dấu vết của chế độ mẫu hệ vẫn còn được tìm thấy rõ

nét trong ngôn ngữ ngày nay, như từ “Cái” (tức là mẹ) mang nghĩa “chính

yếu”, “quan trọng nhất” trong những câu, từ như “Đường cái”, “Nhà

cái”, Hiện nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại ở những dân tộc vùng cao

Tây Nguyên Việt Nam như các dân tộc Ê Dé, Ba Na, Gia Rai và một số

dân tộc vùng Tây Bắc Những dân tộc hiếm hoi trên thế giới đến nay vẫn

còn duy trì chế độ mẫu hệ đang hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học

va du khách tìm đến dé tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống và cơ cấu xã

hội độc đáo của mình.

Như vậy, chúng ta có thé nghiên cứu về thời chế độ mẫu hệ xưa quanhững tộc người hiện vẫn còn giữ chế độ này Văn hóa của những tộc người

này mang theo dấu vết của thời chế độ mẫu hệ thịnh vượng đó Những chế

độ mẫu hệ còn tồn tại sẽ là một nơi lí tưởng nghiên cứu về chế độ mẫu hệ.

Những nét văn hóa đặc trưng chế độ mẫu hệ là một khó báu trong văn hóa

đa dạng của thế giới nhân loại.

1.1.3 Xã hội mẫu hệ hiện nay

Lịch sử nghiên cứu xã hội mẫu hệ của các dân tộc khác nhau trên thế

giới đã được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm từ rất sớm Bước sang thé

ky XX, nhiều nghiên cứu của nha dân tộc học nước ngoài cho thấy tinh da

dạng của chế độ mẫu hệ khác nhau trên thế giới Đặc biệt, những nghiên cứu

này còn chứng minh rang sự phát triển của xã hội loài người là đa dạng.Trong quá trình phát triển của xã hội, sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ đã

dần dần giảm đi Thế nhưng, một số tộc người còn giữ được văn hóa chế độ

mẫu hệ Những văn hóa đặc trưng của chế độ mẫu hệ in đậm đời sống sinh

hoạt của họ Xã hội mẫu hệ hiện nay đang gặp phải một thử thách lớn bởi sự

_phát triển của thời đại công nghệ thông tin Làm thé nào để giữ vững văn

10

Trang 19

hóa bản sắc khi tiếp nhận tư tưởng mới từ bên ngoài là van de cân được giải

quyết Có thể tìm được một điểm cân bằng giữa xã hội mẫu hệ bản địa và

văn hóa du nhập hay không là một thách thức lớn của xã hội mẫu hệ hiện

1.2 Về hai nhóm người được nghiên cứu

1.2.1 Khái quát về người Mosuo ở Vân Nam - Trung Quốc

Người Mosuo ở khu vực Vân Nam là một nhóm người giữ văn hóa

mẫu hệ đặc sắc và độc đáo Cộng đồng người Mosuo là một nhóm người

duy nhất trên đất nước Trung Hoa còn giữ lại truyền thống mẫu hệ Hiện

nay, nền văn hóa mẫu hệ tại công đồng người Mosuo cũng đang bị văn hóa

Hán anh hưởng sâu nặng Dé giữ gìn văn hóa đặc săc này, việc nghiên cứu

văn hóa bản sắc này là vô cùng cần thiết.

Tại Trung Quốc, hiện đang tồn tại một nhóm người theo chế độ mẫu

hệ, họ đang sinh sống tại khu vực quanh hồ LuGu Người Mosuo được tách

ra thành hai nhánh theo địa lý vị trí nơi sinh sống, một nhánh thuộc về dân

tộc NaXi tỉnh Vân Nam, còn lại thuộc về dân tộc Mông Cổ tỉnh Tứ Xuyên.

Người Mosuo là một nhóm người duy nhất tại Trung Quốc hiện nay vẫn

đang sống theo chế độ mẫu hệ Người Mosuo có nền văn hóa độc đáo riêng

biệt với những dân tộc khác trên đất nước Trung Hoa và những nét văn hóa

đặc trưng này là niềm tự hào của người Mosuo Người Mosuo tự hào về bình

đẳng giới và hài hòa gia đình của tộc người mình Họ cho rằng những vẻ đẹp

của chế độ mẫu hệ họ đang sống theo là một chế độ xã hội vẹn đẹp.

Theo lần thống kê năm 1991, tại bên giới giữa Vân Nam và Tứ

Xuyên có 40000 người Mosuo sinh sống, chủ yếu tập trung ven bờ hồ LuGu

tại huyện Yan Yuan tỉnh Tứ Xuyên và huyện NingLang tỉnh Vân Nam.

Xung quanh hồ LuGu đều là những núi lớn cách li bên ngoài và bên trong

ven hồ Hồ LuGu là một trong hồ nội lục cao nhất của Trung Quốc, cóđường biển 2685 mét và trước năm 1982, chưa có đường xe đi vào hồ LuGu.

11

Trang 20

Hồ LuGu như là một nơi thế ngoại đào nguyên, nước non tương liền Vì khu

vực hồ LuGu xung quanh đều có núi lớn bao trùm, vì thế sự giao lưu văn

hóa với bên ngoài tương đối ít so với những dân tộc khác Dù chịu sự ảnh

hưởng của tư tưởng phụ quyền và tư tưởng nam tôn nữ bi của Nho giáo,

nhóm người người Mosuo vẫn giữ lại chế độ mẫu hệ Người Mosuo vẫn

sống theo chế độ mẫu hệ dù kinh tế - giao thông - xã hội hiện nay đã phát

triển mạnh mẽ.

Theo truyền thuyết, có một bộ phần người Mosuo là người Mông Cô

ở lại thời Nguyên khi quân Mông Cổ nam chỉnh, nhưng những người ở lại

không thuộc dân tộc Mông Cô(những người sống tại Mông Cô nhưng không

thuộc dân tộc Mông) Sớm đến thời Hán, tổ tiên của người Mosuo Khươngnhân cổ đã đến Vân Nam sinh sống Người Mông Cổ đến muộn hơn

Khương nhân cô vài trăm năm và bị đồng hóa vì sự thịnh vượng của Mộc

phủ và các thế lực xung quanh của Vân Nam Người Mosuo tự xưng là “na”

hoặc “na ri”, người Mosuo tin rằng màu đen có thể dung nạp vạn vật trên thế

gian, cho nên họ ưu chuộng màu đen Người Mosuo không phải là thé dân

của hồ LuGu mà là những người di cư từ nơi khác và dần hình thành văn

hóa độc đáo của tộc người mình.

Người Mosuo là một tộc người chưa được chính danh Trong quá trình

đạt danh của nhà nước,người Mosuo chưa được sự thông cáo của chính phụ

Trung ương Trung Quốc và càng chưa được tuyên cáo thân phận là một dântộc Vì thế về mặt pháp luật, người Mosuo chỉ là một nhóm người có văn

hóa riêng chứ không phải một dân tộc Nhưng trong (điều lệ tự trị huyện tự

tri Yi tộc Ning Lang) được phê duyện vào ngày 27 thang 4 năm 1990 của đại

hội đại biểu nhân dân lần thứ 11 tỉnh Vân Nam quy din rằng: huyện tự trị Yi

tộc Ning Lang (dưới đây viết tắt là huyện tự trị) là nơi thực hành khu vực tự

trị dân tộc Yi trong thấm quyền cấp tỉnh Vân Nam Trong lãnh thô huyện tự

tri có người Mosuo,dân tộc Hán,dân tộc Phô My, dân tộc Lisu, dân tộc Naxi,

12

Trang 21

dân tộc Zhuang, dân tộc Tạng, dân tộc Bạch, dân tộc Miao, dân tộc Hồi, dân

tộc Thái cư trú Điều lệ chỉ thay đôi vị trí người Mosuo trong các bản chỉnh

sau này Nói cách khác, tại điều lệ tự trị của huyện tự tri Ning Lang, người

Mosuo được coi là một dân tộc dưới hình thức của pháp lệnh Nhưng thực

tế, chúng ta vẫn coi người Mosuo là một nhóm người vì người Mosuo sing

sống tại Vân Nam được quy vào dân tộc Naxi, những người Mosuo sống tại

Tứ Xuyên thì được hoạch vào bản đồ của dân tộc Mông Cô.

Người Mosuo có tín ngưỡng bản địa là vạn vật hữu linh và tín ngưỡngdu nhập là Phật giáo Tây Tạng Người Mosuo tin DaBA giáo và LaMa giáo

(DaBa giáo là tôn giáo nguyên thủy của người Mosuo, tín phụng vạn vật hữu

linh) Người Mosuo không bài xích tín ngưỡng ngoại du mà hài hòa tín

ngưỡng bản địa với tín ngưỡng ngoại du hình thành một tín ngưỡng đặc sắc

của tộc người Mosuo Ngoài những tín ngưỡng phương đông còn tín ngưỡng

phương tây cũng đang được một số người Mosuo chấp nhân và tín phụng.

°^ 664A

Hiện nay có khoảng 20 người theo đạo Kitô Người Mosuo theo chế độ “tau

hôn” - nam không cưới, nữ không gả Chê độ “tâu hôn

chế độ phong kiến cổ từ thời Minh và thời Thanh Trung Hoa Vì thời đó, hồ

này là sản vật của

LuGu nằm trong khu vực trung tâm đường kinh doanh trà ngựa, nam giớichủ yếu dựa vào việc sử dụng ngựa vận chuyển hàng hóa mưu sinh Nam

giới thường xuyên di ra ngoài và không sống 6n định một chỗ Vì thế, tau

hôn là một hình thức hôn nhân vô cùng thực tế thời đó Và đến hiện nay, tau

hôn van được duy tri.

13

Trang 22

1.2.2 Khái quát về người Êđê ở Tây Nguyên - Việt Nam

Trunc Người Êđê ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo, hiện

hgagreu trú tập trung đông nhất ở Đăk Lăk, là một trong những dân tộc mà

chế độ mẫu hệ đã trở thành bản sắc văn hóa và xã hội Êđê là một xã hội mẫu

hệ khá điển hình Những nguyên tắc mẫu hệ chi phối đời sống gia đình, xã

hội và trong đời sống văn hóa của người Êđê.

Tuy nhiên, ngày nay do cuộc sống xen cư với người Kinh, Nùng, cùngvới quá trình đô thị hóa, giao lưu tiếp xúc văn hóa, nền kinh tế thị trường

đã làm mai một đi những giá trị của nền văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu bản

sắc dân tộc, thay vào đó là sự trỗi dậy những tập tục cô hủ gây cản trở sự

tiến bộ của xã hội Vì vậy việc tìm hiểu khôi phục lại những nét đẹp văn hóa

mẫu hệ là hết sức cần thiết.

Ở Việt Nam, chế độ mẫu hệ cũng đã từng và đang tồn tại phát triển

không chỉ riêng các dân tộc thiểu số mà ngay cả ở người Kinh, điều đó được

minh chứng qua những sinh hoạt văn hóa nhất là trong văn hóa tinh thần Và

trong những dân tộc tiêu biểu theo chế độ mẫu hệ có dân tộc Edé Họ sinhsống tại vùng Tây Nguyên và hiện nay vẫn duy trì được phong tục tập quán

đặc sắc Hình thái xã hội mẫu hệ là hình thái xã hội đã tồn tại trong lịch sử

nhiều tộc người ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông

Nam Á, một khu vực còn lưu giữ nhiều dấu vết của chế độ mẫu hệ trên thế

giới Các nhà nghiên cứu gọi khu vực này là xứ sở mẫu hệ, là một trong

những địa bàn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa của cô Đông Nam Á Các

tộc người ở Việt Nam dường như đã có thời kỳ trải qua chế độ mẫu hệ, và

đến nay những dấu vết của chế độ mẫu hệ còn tồn tại, đậm hay nhạt tùy

hoàn cảnh của mỗi tộc người, trong đời sống văn hóa, xã hội của mỗi tộc

người ấy.

Tại Việt Nam, chế độ mẫu hệ ở cộng đồng người Chăm và một số dân

tộc vùng cao thuộc Tây Bắc, Tây Nguyên Chế độ mẫu hệ ngoài phổ biến ở

14

Trang 23

dân số người Ê Dé thống kê ngày 01/04/2009 là khoảng 331.194 người, xếp

thứ 11 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Theo Tổng điều

tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê Đê ở Việt Nam có dân số 331.194người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố Dân tộc có nguồn gốc từ

nhóm tộc người Mã Lai (Malays) thuộc các hải đảo Thái Bình Dương đã có

mặt lâu đời ở Đông Dương, chuyền cư vào miền trung Việt Nam hàng ngàn

năm trước và di cư lên Tây Nguyên khoảng sớm nhất vào cuối thế kỷ 8 đến

thế kỷ 15, cư trú tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai và

miền tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên: Đăk Lăk (298.534 người,

chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tông SỐ người Ê Dé tại Việt Nam),

Phú Yên (20.905 ngudi),Dak Nông (5.271 người),Khánh Hòa (3.396 người).

Vì thế, việc tiến hành đề tài này sẽ cung cap thém tu liéu vé chế độ

mẫu hiện đang tồn tại trên thế giới dưới một góc nhìn đối sánh giữa hai dân

tộc theo chế độ mẫu hệ tại hai nước khác nhau: Trung Quoc và Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, ở chương 1 tôi đã có trình bày những nền tảng kiến thức cơ

bản nhất về chế độ mẫu hệ: khái niệm, sự phát trién,hién trạng và những khó

khăn của chế độ này đang gặp phải trong thời gian hiện nay, đồng thời giới

thiệu đến hai chế độ mẫu hệ tiêu biểu của hai đất nước Việt Nam từ đó đến

chương 2 sẽ trình bày cụ thể hơn đặc điểm văn hóa riêng biệt của người Ê đê

và Mosou.

15

Trang 24

tộc đều có văn hóa riêng Dân tộc Hán là một dân tộc có nhiều dân số nhất

trơng 56 dân tộc chiếm tong dân số hon chín mươi phần trăm, còn lại là 5Š

dân tộc khác được chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận là

dân tộc, hầu hết các dân tộc này tập trung tại khu vực Tây Bắc, Bắc, Đông

Bắc, Nam và Tây Nam nhưng cũng có một số sinh sống trên khắp đất nước.

Dân số các dân tộc thiểu số nhiều nhất là Choang, tiếp theo là Mãn, Hồi,

H Mông

Các dân tộc thường sống tập trung theo khu vực, như người Choang

chủ yếu tập trung tại khu tự trị Quảng Tây, người Mông Cô sống tại khu tự

trị Nội Mông Cổ tại những vùng cư trú của dân tộc thiểu số, tỷ lệ số dânngười dân tộc đó thường thường cao hơn những địa điểm khác Những dân

tộc khác nhau thường có ngôn ngữ riêng của dân tộc ngoài dân tộc Mãn và

dân tộc Hồi chỉ nói tiếng Hán Một số dân tộc như Mông Cổ thì có chứ viết

riêng của dân tộc.

Người Mosuo là một nhóm người chưa được công nhân là một dân

tộc độc lập Những người Mosuo sinh sống tại tỉnh Tứ Xuyên được quy vào

dân tộc Mông Cổ, còn những người Mosuo sống tại tỉnh Vân Nam thì được

coi là người dân tộc NaXi(nap tay) Tuy vậy, những người Mosuo có tiếng

nói và những nét văn hóa độc đáo riêng biệt với người NaXi lẫn người

Mông |

Hầu hết người dân của 56 dân tộc này đều thực hành hôn nhân theo

một vợ một chồng và lập gia đình theo mô hình nhỏ thường là 3 đến 5

người Những người dân này déu cử hành hôn lễ và sau khi kết hôn người

Lo

Trang 25

# cũng sẽ đến nhà trai ở Họ sống theo chế độ phụ hệ va it có dau vết

ẳ chế độ mẫu hệ Tuy người Mosuo sống dưới môi trường đa dân tộc và

hóa, dưới sự giao lưu ảnh hưởng của các dân tộc, người dân tộc

ì ldeeuo vẫn hình thành và lưu giữ được văn hóa mẫu hệ của thị tộc NgườiMosuo có nhiều nét văn hóa đời sống độc đáo về hôn nhân, gia đình, phân

công lao động quyền lực và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, tang

ma Những hoặc động đời thường của người Mosuo đều thể hiện rõ rệt văn

hóa cuộc sống đặc sắc của họ Văn hóa mẫu hệ của người Mosuo đã thu hút

các nhà nhân học lẫn những người du khách đến khu vực LuGu dé đích thân

tìm hiểu và cảm thụ những văn hóa bí an này.

2.2 Hôn nhân và gia đình

Chế độ mẫu hệ của người Mosuo thé hiện trên mọi phương diện như

về phong tục hôn nhân, phân công lao động và quyền kế thừa của con cáivân vân Cuộc sống sinh hoạt hôn nhân và gia đình theo kiểu chế độ mẫu hệ.

Người Mosuo sống theo thị tộc, một gia đình thường có nhiều thành viên, số

thành viên thường không ít hơn chục người và thậm chí có gia đình có thành

viên đến vài chục người Kết cấu nhà ở của người Mosuo cũng có đặc điểm

đầy tính nhân văn Những căn phòng của người Mosuo được gọi là phònggỗ, trung tâm sinh hoạt của gia đình là phòng chính gọi là “phòng bà cụ”

hoặc “phỏng đường ”(“bà cụ” có nghĩa là lớn, cho nên dịch là “phòng

chính ”) Phòng chính có hai cột nâng, có tên gọi là “cô nam” và “cột nit”với ý nghĩa là nam nữ bình dang Cột nam và cột nữ phải làm từ cùng một

cây, cột nữ là rễ còn cột nam là thân cây, tượng trưng cho nữ là gốc còn nam

là rễ Trong phòng chính có một khu luôn luôn có lửa tượng trưng cho sự

sống của gia đình, cho nên người Mosuo không bao giờ để tắt lửa Truyền

thống không tắt lửa này kế thừa từ sùng bái thần lửa của tổ tiên miền Bắc.Những nghi thức hoặc hội họp tập tụ quan trọng đều tiến hành ở bên cạnh

đống lửa trong phòng chính.

17

Trang 26

Vì mỗi quan hệ của nam nữ người Mosuo không có ràng buộc gì về

kinh tế xã hội ngoài tình cảm và những con cái được các chi em trong thị tộc

ginh ra có gia đình lớn tre trở, cho nên trong xã hội của người Mosuo không

có những van đề xã hội như ly di, người góa phụ, trẻ con không vô gia cư,

phu thê tranh cãi vân vân.

2.2.1 Phong tục hôn nhân

Vì sự khác biệt về địa lý và mức độ tiếp xúc với những tộc người khácthấp và yếu tố hình thái kinh tế đặc trưng của người bản địa, tập tục hônnhân của người Mosuo có nhiều khác biệt với những tộc người khác tạiTrung Quốc Do những ngôi làng của người Mosuo tách biệt với thế giớibên ngoài nên rất ít người biết đến phong tục của họ Từ sau thập niên 1970,với sự can thiệp của chính phủ, làng Mosuo dan thay đổi Bây giờ, chế độ

một vợ một chồng dù không tồn tại nhưng nhiều phụ nữ đã có quan hệ gắnbó với một người đàn ông duy nhất Tục hôn nhân của người Mosuo đượcgọi là tuc tấu hôn - chính là nam nữ không kết hôn với nhau và người đàn

ông chỉ đến nhà người “vợ ” ở khi đêm đến và ra đi trước mặt trời lên.

Người Mosuo sau khi hoàn thành lễ thành niên, họ chính thức trở

thành người lớn, con gái sẽ được chuyển vào nhà riêng của mình “hoa lâu”và con trai có thể đi ở đêm tại nhà người yêu của mình Theo phong tục, họsẽ có thé bắt đầu tục tau hôn sau lễ thành niên, nhưng thực tế họ thường tiễnhành tau hôn sau 18 tuổi Tuổi thành niên của người Mosuo là 13 tuôi cũng

như những dân tộc khác.

Thực tế tục tâu hôn của người Mosuo có hai hình thức: một hình thức

là hôn nhân “a e»⁄”(cách gọi người nam của cặp đôi tau hôn) sống chung,

hình thức khác là hôn nhân “a ha”(cach gọi người nữ của cặp đôi tau hôn)

sống riêng Bat cứ hình thức nao, họ đều cử hành một nghỉ thức truyền thốnggọi là “zang ba la” (xX HY), ý là thờ thần bếp và tổ tiên Bên nhà phụ nữ

thường tiến hành nghi thức này vào ban đêm, không mời khách cũng không

18

Trang 27

Œ qua, bạn bè cũng không có mặt Nghỉ thức là do bên chồng mời người

an ' chứng dẫn người “xin vợ' ° đến nhà gái, và họ không có chuyện “bo mẹ

* đâu con ngôi day” Những sự kiện này được tiễn hành theo y muốn của

ap đôi yêu nhau.

Hình thức hôn nhân sống chung: Sau khi hoàn thành nghỉ lễ tâu hôn,

họ sẽ từ nhà ra đi và sống chung riêng với người nhà hoặc là người đàn ông

đến nhà người phụ nữ sống,hoặc là người phụ nữ đến nhà người đàn ông

sống Nhưng thực tế hiếm khi có người phụ nữ đến nhà đàn ông sống hoặc là

người đàn ông đến nhà phụ nữ ở Hình thức hôn nhân này, họ thường sống

chung lâu năm, cùng nhau nuôi dưỡng con cái Hình thức này chỉ chiếm

khoảng 10% của người Mosuo.Hình thức sống riêng là hình thức hôn nhânchủ yếu của người Mosuo, chiếm tới 90%, những nam giới thành niên sẽ rađi mỗi đêm Những người đàn ông đó sẽ đến nhà người yêu “a ha” của

họ.Khi đó, “a ha” sẽ chuẩn bị sẵn và chờ đón người yêu “a chi” đến.

Người đàn ông “a chi” không sống ở nhà người phụ nữ “a ha” Họ chỉ gặp

nhau vào ban đêm và ban ngày họ sẽ lao động sản xuất độc lập cho gia đình

của riêng mình.

Người thanh niên Mosuo ban ngày hoạt động tập thê, vì thế họ thông

qua hát và múa biểu hiện tâm tư của mình với người yêu Khi tình cảm của

họ ổn định và hai người đều nhất chí, họ sẽ tiến hành tau hôn (448), chính

là tuc tấu hôn.Tâu hôn chính là: Vào đêm, nam giới sẽ đi chốn vào phònghoa lâu của phụ nữ, hành vi của người đàn ông đó được gọi là “mo nhập” (

BA) Phong hoa lâu của các cô gái Mosuo làm riêng ngoài nhà chính,

thường ở căn gác và có cửa sô mở sát đường nhât đê thuận tiện cho các

chàng đêm đêm đến “tau hôn” Khi đến nhà cô gái, các chàng trai thườngmang theo một chiéc nón, một cây gậy và vai cái bánh bao Cô gái sẽ treo

chiệc nón ngoài cửa sô đê kẻ đên sau nhìn thây mà rút lui Còn chiếc gậy

19

Trang 28

đống để xua rắn rít hay hù dọa lũ chó nhà nàng, bánh bao cũng là “quà mua

chuộc” lũ chó để dễ dàng “đột nhập”.Sau khi nam nữ qua đêm, người đàn

ông phải ra đi trước khi mọi người trong nhà dạy hoặc trời sang, hành vi đó

họ gọi là “suo xuất (4 th).

Khi vào đêm, cuộc sống của người Mosuo có nhiều quy luật Người

phụ nữ thường rất bận rộn khi vào đêm, đối với những người có con,họ

không chỉ phải lo việc chuẩn bị cho anh em trai và con trai đi nhà người yêu

còn phải chăm sóc mẹ già và chị em con nhỏ trong nhà Sau khi hoàn tất

công việc này, họ còn phải chuẩn bị tiếp đón người yêu Khi có người đàn

ông gõ cửa, những người đàn ông hoặc người khách trong nhà sẽ không di

mo cửa va cũng sẽ không hỏi đó là ai Người phụ nữ cũng sẽ không quan

tâm, trừ khi người đàn ông kêu to bảo rằng họ là người khách, những trẻ em

hoặc là người già trong nhà mới đi mở cửa cho họ Vì trong nhà có nhiều

phụ nữ, cho nên những “a chú” đến nhà cũng nhiều Mỗi đôi người yêu đều

có ám hiệu riêng khi “a chú” đến Người phụ nữ chỉ cho “a chú ” vào nhà

khi họ xác nhân đó chính là “a chú” của mình Những người trẻ và người gia

sống trong nhà chính sẽ không quan tâm những việc ở ngoài sân Ở môi

trường này, không có kẻ thứ ba cũng không có việc lấy chồng theo chồng

Người Mosuo hầu như không có hôn nhân bắt buộc hoặc không theo ý

nguyện của bản thân, họ chỉ kết hợp với nhau khi hai người thực sự yêunhau.Tâu hôn là một phong tục để duy trì tình cảm và sinh nuôi đời sau của

họ Đa số trong số họ không đăng ký kết hôn, vì thế nếu như tình cảm của họ

dần nhạt đi hoặc họ cảm thấy tính cách của hai người không hợp nhau, họ sẽ

được chia tay hoặc ly dị sau khi gia tộc đồng ý Vì họ kết hợp chỉ khi yêunhau và không có gì ràng buộc họ ngoài tình cảm, cho nên tình cảm của

những cặp đôi người Mosuo rất thuần thúy Vai trò giữa đàn ông và phụ nữ

trong xã hội khá là bình đẳng.

20

Trang 29

| Hình thức tình yêu của người Mosuo được duy tri một phần lớn nào

đế nhờ vào một gia tộc mẫu hệ Gia đình mẫu hệ lớn này là một chỗ dựa của

người phụ nữ và con cái được sinh ra trong gia đình mặc dù họ đã lớn lên

hoặc đã làm cha mẹ hoặc đã già đi, họ vẫn thuộc về thị tộc mẹ Họ không có

tư tưởng phong kiến như: con gái là con của người khác, con dâu mới là con;

Người Mosuo không có tư tưởng trọng nam khinh nữ và sống hài hòa giữa

nam giới và nữ giới.

2.2.2 Chăm sóc con cái và lé thành niên

Thứ nhất, Chăm sóc con cái

Người Mosuo tính huyết thống theo mẫu hệ, trong nhà sẽ không có

quan hệ mẹ chồng nàng dâu hoặc là thím cô,chú cháu vân vân Những con

cái của chị em gái ruột đều là những người thân nhất của họ Vì thế, họ coi

những đứa trẻ đó như là con ruột của mình Những đứa trẻ trong gia đình gọicác chị em của mẹ và mẹ đẻ là “a Mi”, gọi bố dé là “a Da” và goi anh em

trai của me là “a wu”.

Người phụ nữ dong vai tro chủ đạo trong xã hội mẫu hệ, cho nênnhững con cái sinh ra đều do người nhà mẹ nuôi dưỡng Khi con cái đủ

tháng, họ sẽ làm cỗ để công khai phụ thân của đứa bé tránh việc loạn luânxảy ra Cho nên người Mosuo đều biết bố mình là ai Khi có dịp lễ lớn, concái phải đến nhà bố dé bái kiến phụ thân và người bố cũng sẽ tặng qua gặp

mặt cho con cái Những lễ quan trọng của con cái như lễ thành niên sẽ có

mặt của bố đẻ Người đàn ông không cần chịu trách nhiệm nuôi con dù họbiết được quan hệ bố con Người đàn ông chỉ cần nuôi dưỡng những đứa con

của chị em gái trong nhà và thân thiết với các “cháu” hơn cả “con” Người

Mosuo biết bố nhưng không thân với bố Sau khi hai người yêu nhau chia

tay họ sẽ được tự do đi tiếp với mỗi tình khác.

Trong mỗi quan hệ giữa “a hạ” và “a chú”, họ luôn luôn tôn kính đối

phương và chịu trách nhiệm với nhau tự nguyện Đàn ông người Mosuo

21

Trang 30

tiệc Khi tình cảm cua họ mat đi, họ cũng như những cặp người yêu hiện

đại, bước tiếp với những mối tình khác Những hiện tượng này được coi là

hiện tượng bình thường và những người đã từng tiến hành tâu hôn cũng

không phải chịu sự kì thị của xã hội sau khi chia tay.

Người lớn trong gia đình có nghĩa vụ nuôi con cái của chị em trongnhà Người đàn ông đã đi tau hôn vẫn thuộc về gia đình me, mọi lao độngsản xuất đều thuộc về nhà mẹ Những đàn ông trong gia đình chỉ có trách

nhiệm với con cái của phụ nữ trong gia đình mẹ đẻ chứ không phải con ruột

của họ.Người đàn ông như là một người bố đóng vai trò quan trọng trong

việc nuôi dạy con cái của chị em ruột trong nhà Người Mosuo có tiêu chuẩn

đạo đức và quan niệm tình yêu rất khác với văn hóa chúng ta đang trảinhiệm Nếu như người mẹ của một đứa con đã bất hạnh mat sớm, con cái

của người phụ nữ đó sẽ có người anh chị ruột thịt của họ nuôi dưỡng khôn

lớn Những đứa con đó dù đã mất mẹ nhưng gia đình vẫn còn, vì thế không

có chuyện trẻ con mồi côi vô gia cư.

Thứ hai, Lễ thành niên

Một cuộc đời của con người sẽ trả qua rất nhiều giai đoạn quan trọng

và có một nghỉ lễ đặc biệt để chúc mừng và đánh dấu một giai đoạn đó Dân

tộc Trung Hoa là một nước coi trọng lễ phép, nghi lễ Những nghi lễ đặc

trưng của con người gồm có lễ đạn sinh, lễ thành niên, hôn lễ, tang lễ mỗidân tộc đều có nghi lễ đặc sắc của họ về những ngày quan trọng đó Người

Mosuo cũng có một nghi lễ quan trọng rành cho những người bắt đầu bước

vào tuổi thành niên.

Trong một bài luân văn của phó giáo sư tại Đài Loan viết: “Người

Mosuo coi ngày sinh nhật của mình là ngày chịu nan của mẫu thân cho nên

họ không bao giờ ăn mừng sinh nhật Ngày sinh nhật duy nhất của họ là

22

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4. So sánh phong tục tang lé và tôn giáo tín ngưỡng giữa - Khóa luận tốt nghiệp: Đặc điểm văn hóa của xã hội mẫu hội mẫu hệ: một nghiên cứu so sánh Trung Quốc và Việt Nam (Trường hợp người Mosuo - Trung Quốc và người Ê đê - Việt Nam)
Bảng 2.4. So sánh phong tục tang lé và tôn giáo tín ngưỡng giữa (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w