TÀI CHÍNH QUOC TE (IFRS) TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG IFRS VÀO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuan mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) là các quy tắc kế toán phố biến xác định cách thức doanh nghiệp trình bày và báo cáo một giao dịch kinh tế. Nó cũng bao gồm các quy định về thông tin phải được bao gồm hoặc công bồ trên báo cáo tài chính. Nó là một bộ tiêu chuẩn thống nhất đã giúp giải quyết nhiều vấn đề trong phạm vi toàn cầu cho các tổ chức. Tuy nhiên, hệ thống này cũng đang bị hứng chịu những chỉ trích vì các hạn chế mà nó tạo ra. Có một số quốc gia chưa áp dụng IFRS, bao gồm cả Việt Nam. Do hệ thống kế toán nội địa của Việt Nam không nhận được sự chấp nhận trên toàn cầu nên việc
hạch toán của các công ty có cở sở ở nước ngoài không sử dụng các IFRS trở nên khó khan hơn.
Về phía ngược lại, hệ thống kế toán Việt Nam cũng đang không thừa nhận các báo cáo tài chính được lập theo IFRS của các FDI nên điều này cũng tạo ra các khó khăn trong kế toán của các FDI tại Việt Nam. Những vấn đề này làm hạn chế dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam với các nước còn lại. Như với bất kỳ phương pháp kế toán nào khác, có một số lợi ích và hạn chế cụ thê của việc áp dụng IFRS cần xem xét. Hệ thống này có thể mang lại sự linh hoạt hơn, nhưng lợi ích đó cũng có thé dẫn đến việc thao túng các tiêu chuẩn dé làm cho một tổ chức có vẻ an toàn hơn về mặt tài chính so với thực tế. Những kinh nghiệm về lợi ích và hạn chế của việc áp dụng IFRS tại các quốc gia trên thế giới gợi ý ra những vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý trong quá trình triển khai áp dụng IFRS.
3.1. Tác động tích cực của việc áp dụng IFRS đối với DN
Thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và DN Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, bao gồm: tiếp cận nguồn vốn dé tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng trưởng một cách bền vững, đảo tạo nguồn nhân lực tài chính.
Theo Đoàn Thị Thảo Uyên (2020) , IFRS được ví như "ngôn ngữ tài chính toàn cầu"
giúp tăng cường khả năng liên kết, đồng nhất và minh bạch, giúp DN có khả năng tiếp cận
nguôn vôn các nhà đâu tư quôc tê. Đôi với các loại kê toán hợp nhât dành cho những công
50
ty đa quốc gia với công ty con là DN Việt Nam, việc áp dung IFRS giúp cho việc hạch toán kinh doanh trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Khi tiễn hành kinh doanh, nếu DN Việt Nam dùng chung một ngôn ngữ chuẩn về kế toán với các DN trên thé giới sẽ đem lại sự thuận tiện tối đa trong việc hạch toán thực hiện các nghiệp vụ. Hiểu biết về IFRS sẽ giúp DN có được thông tin bé ích từ những DN khác thuộc cùng ngành nghề và có mức độ hoạt động tương tự ở các quốc gia khác:
I. Thiết lập một hệ thong duy nhất về chuẩn mực kế toán trên toàn cau: Hệ thống kế toán của các quốc gia là vô cùng phức tạp tuỳ thuộc vào chính sách của cơ quan quản lý kế toán của quốc gia đó. Việc sử dụng IFRS sẽ giúp hệ thống kế toán tại mỗi quốc gia trở nên hợp nhất với nhau (World Bank, 2017; FSB, 2015; G20, 2012).
Sự hợp nhất sẽ là cơ sở giúp tạo thêm các lợi ích khác như: làm gia tăng tính trung thực của thông tin, làm gia tăng những khoản thanh toán liên quốc gia (đa quốc gia) và giảm thiểu chi phí vốn khi tính thanh khoản của những giao dich đầu tư được
tăng thêm...
2. Giảm thời gian, chi phí cho việc lập báo cáo kế toán: Việc sử dung IFRS cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đối với việc lập báo cáo tài chính khi các công việc liên quan tới "chuyên đổi báo cáo tài chính" sẽ không còn. Đặc biệt là với những công ty đa quốc gia và công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khi phải lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của nước sở tại cũng như theo yêu cầu của mẫu quốc. Khi IFRS được sử dụng phô biến thì người đại dién/céng ty con tại mỗi nước sẽ chỉ cần lập một hệ thống báo cáo tài chính duy nhất, từ đó sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc lập báo cáo tài chính. Đặc biệt đối với các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc sử dụng IFRS
là yêu cầu bắt buộc dé hỗ trợ việc lập báo cáo tại công ty me. Bằng cách sử dụng IFRS, các công ty Việt Nam có thé hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, bao gồm khả năng tiếp cận vốn dé dang hơn, năng lực tài chính được cải thiện va tăng trưởng bên vững.
.. Điều này sẽ củng cô sự bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
3. Dé dàng hơn cho việc giám sát và kiểm soát các công ty con, người đại điện ở nước ngoài: Nếu mỗi quốc gia có hệ thống kế toán riêng biệt thì người đại điện (agencies)
51
nước ngoài cũng như những công ty con ở nước ngoài phải lập các báo cáo tài chính
cùng lúc theo quy định của IFRS và theo yêu cầu của hệ thống kế toán nội bộ của quốc gia đó. Điều này làm tăng rủi ro với các sai sót trong thông tin giữa 2 hệ thống cũng như những yêu cầu trong kiểm toán có thể tăng thêm. Vì vậy, việc sử dụng một hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất trên toàn cầu sẽ giúp cho không có rủi ro với các sai lệch của thông tin kế toán sau khi đã thiết lập dựa trên nhiều hệ thống chuẩn mực khác nhau.
4. Tạo tính linh hoạt hon cho thực hành kế toán tại các doanh nghiệp: IFRS sử dụng một hệ thống dựa trên các nguyên tắc thay vì một hệ thống dựa trên một triết lý dựa theo những quy tắc cố định. Điều này có nghĩa rằng mục tiêu của các chuẩn mực trong hệ thông IFRS là hướng tới giá trị có tính thích ứng và vì vậy có rất nhiều cách thức dé có được những sản phẩm đầu ra (ví dụ cách thức về lập BCTC). Việc nay cho phép các doanh nghiệp có thé tự do sử dụng hệ thống chuẩn mực toàn cầu một cách thích hợp với những tình huống thực tế, điều này cũng sẽ cho ra đời những báo cáo tài chính hữu ích và đễ hiểu hơn rất nhiều.
5. Có thể tạo ra khả năng sinh lời cao hơn cho các chủ sở hữu doanh nghiệp: Giai
đoạn 2004-2006 tại Hoa Ky có ROE cao hơn khi áp dụng IFRS so với khi áp dụng
GAAP. Các khoản sinh lời này là thay đổi giữa các ngành và các vùng, tuy nhiên việc tăng ROE là không thay đổi. Cho dù là công ty hoạt động bên trong Hoa Ky hay bên ngoài Hoa Kỳ, thì nó sẽ có lợi nhuận cao hơn nếu áp dụng IFRS. Tuy nhiên, một số nghiên cứu độc lập đã chỉ ra mức độ tuân thủ IFRS tại doanh nghiệp không
có quan hệ có ý nghĩa lớn với những chỉ tiêu ROE, ROA và ROS của doanh nghiệp
(Ferrer & Ferrer, 2011) . Mặc dù thu nhập thuần có thé là khác nhau giữa 2 hệ thống chuẩn mực, song lợi ích chung có hỗ trợ nhiều hơn đối với nền kinh tế thông qua sự tăng trưởng giá cổ phiếu và những khoản cô tức được nhận, và môi trường pháp lý én định.
Một trong những điểm tích cực của việc áp dụng IFRS đó là thực tế có nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia đã tự nguyện áp dụng IFRS trước cả khi quốc gia họ công bố chính thức áp dụng IFRS, chủ yếu là với các công ty đa quốc gia (Tại Việt Nam có thé ké vi dụ về câu
52
chuyện của Vinamilk v.v. ..). Những doanh nghiệp nay đang phải vừa thực hiện báo cáo
tài chính theo những chuẩn mực kế toán nội địa của quốc gia nhưng đồng thời cũng phải tuân thủ những quy định. Nếu một quốc gia công bé áp dụng IFRS thì những doanh nghiệp như thé này sẽ áp dụng được ngay vi họ có thé tập trung thời gian vào các việc khác quan
trọng hơn.
3.2. Những van đề đặt ra khi áp dụng IFRS ở các DN Việt Nam
Ở Việt Nam, những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS là không nhỏ. Bao gồm thị trường hoạt động, van đề nội tại của IFRS, hạ tang cơ sở thông tin, rào cản ngôn
ngữ, năng lực nguồn nhân sự,... Thực tế cho thấy, chỉ một số ít DN niêm yết trên HOSE -
chủ yếu là các DN có giao dịch với các đối tác quốc tế - là có thực hành IFRS. Các DN khác còn khá xa lạ với chuẩn mực quốc tế này. Điều này đang cản trở kinh tế Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, trong đó có dong chảy rất quan trọng về nguồn
vôn.
Khi thực hiện báo cáo tài chính năm đầu tiên theo IFRS, nhiều doanh nghiệp cần phải chuẩn bi dé đối phó với các tác động xấu đối với báo cáo tài chính vì có sự khác biệt
lớn giữa VAS hiện tai va IFRS. Theo kinh nghiệm của KPMG Việt Nam, những doanh
nghiệp triển khai áp dụng IFRS lần đầu tiên sẽ phải dành từ 2-3 năm cho việc đào tạo và chuẩn bị dữ liệu đối với báo cáo tài chính thực hiện theo IFRS lần đầu tiên.
Thứ nhất, chi phí cho việc áp dụng các CMKT quốc tế (IFRS): Mặc dù IFRS làm tăng tính minh bạch tài chính cho người sử dụng BCTC trên toàn thế giới, một số DN cho rằng hệ thống kế toán IFRS là quá phức tạp. Ngoài ra, đối với một số DN vừa và nhỏ, việc đầu tư vào hệ thống kế toán IFRS khá tốn kém, bao gồm chi phí đào tạo nhân viên, tuyển chuyên viên kế toán có trình độ, cũng như các chỉ phí nâng cấp công nghệ nhằm hỗ trợ với các tiêu chuẩn BCTC mới. Tuy nhiên, DN không nên xem những vấn đề này là bat lợi khi hướng đến phát triển kinh doanh lâu dài.
Thứ hai, một số khác biệt cơ bản giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế IFRS:
Nguyên nhân chính khiến các DN không sẵn sàng áp dụng IERS là do những điểm khác biệt cơ bản giữa CMKT Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Ví dụ, kế
53
toán VAS dựa trên nguyên tắc giá gốc, trong khi đó IFRS dựa trên nguyên tắc giá trị hợp lý. Mặc dù xác định giá trị hợp lý không phải điều dé dàng trong một số trường hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường Việt Nam, khái niệm giá trị hợp lý đang được ủng hộ rộng rãi. Ghi nhận dựa trên cơ sở giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của DN, đặc biệt là đối với danh mục tài sản, phần mà giá trị hợp lý thay đối theo thời gian, chăng hạn như nhà đất, trang thiết bị,... Nhìn chung, các DN tại Việt Nam khi áp dụng IFRS cần phải áp dụng song song cả hai hệ thống CMKT Việt Nam và CMKT
quôc tê.
Thứ ba, thiéu quy định hạch toán kế toán cho một số khoản mục trong CMKT Việt Nam: Theo Deloitte, các CMKT Việt Nam được dựa trên CMKT quốc tế (IAS) được ban hành từ năm 2003 trở về trước và CMKT Việt Nam vẫn chưa thông qua những CMKT IFRS mới hoặc những sửa đôi cho CMKT IAS. Chuẩn mực BCTC IFRS đã đặt ra những chuẩn mực hạch toán kế toán cho một số hạng mục mà CMKT Việt Nam chưa đặt ra. Vi dụ, CMKT Việt Nam vẫn chưa giải quyết van đề thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2) mặc dù các công cụ tài chính này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều công ty. Ngoài ra, nhiều DN lớn cũng thường đầu tư vào các dự án riêng hoặc các công ty con trên cơ sở đầu tư tạm thời và giữ dé bán, nhưng hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực dành cho tài sản dai hạn nắm giữ, dé bán và hoạt động không liên tục (IFRS 5). Ngoài ra, VAS chưa dé
ra chuân mực đôi với công cụ tài chính như IFRS 9 hiện có.
Thứ tư, việc chuyên đôi thuật ngữ kế toán từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng là một thách thức. Bên cạnh đó, như các CMKT IAS, các chuẩn mực BCTC IFRS cũng có thé được sửa đôi hoặc ngừng áp dụng. Do vậy, các DN cần phải cập nhật thường xuyên dé nắm bắt những thay đối này.
Thứ năm, cac cơ sở đào tạo (các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và các đơn vi đào tạo trong nước) tại Việt Nam hiện chưa có
chương trình đào tạo về IFRS một cách hệ thống. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề
nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán công chứng
54
Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales ICAEW) có chương trình dao tạo IFRS cho một số ít học viên.
Thứ sáu, bản thân cơ quan Thuế cũng như các cán bộ Thuế cũng chưa nắm rõ về các chuẩn mực của IERS, nên khi làm theo IERS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN.
Thứ bảy, thông số của thị trường khi đánh giá giá trị hợp lý thì phải có thị trường thích hợp đề đánh giá, trong khi đó trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thị trường dé xác định giá trị. Ngoài ra, hệ thống đánh giá tín nhiệm, xếp hạng DN của Việt Nam cũng chưa mạnh vì khi áp dung IFRS thì phải xác định các yếu tố như là lãi suất hiệu lực. Còn với thị trường vốn, vì quy mô DN Việt Nam còn nhỏ nên thị trường trái phiếu chuyên đổi chưa phát triển, dẫn đến công cụ vốn và công cụ nợ néu muốn tinh theo chuan mực quốc tế còn
gap khó khăn, do chưa có đầy đủ các thị trường dé chúng ta đo lường và xác định giá trị.
> Từ những kinh nghiệm về lợi ích và hạn chế của việc áp dung IFRS tai một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng lợi ích đem lại lớn hơn hơn so với những hạn chế mà việc áp dụng này tạo ra. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS cũng đang là một xu thế toàn cầu khi hầu hết các quốc gia đã tuyên bố áp dụng và Việt Nam thực tế cũng đang trong quá trình có những bước chuẩn bị cuối cùng dé có thé tuyên bố áp dụng
hệ thông chuân mực này.
55