TÀI CHÍNH QUOC TE TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam (Trang 57 - 64)

4.1. Đối với cơ quan Nhà nước:

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, dé sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IERS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội

nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được

cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng chuẩn mực kế toán về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Mặt khác, chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã khang định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 01/1/2017 đã bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý. Day là bước chuẩn bị chủ động, cần thiết đề tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên, kỹ thuật tính toán, đánh giá như thé nào lại cần được làm rõ, có ví dụ cụ thé, dé hiểu hơn. Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Dé triển

khai áp dụng IFRS tại Việt Nam được thành công, có thé cân nhắc một số khuyến nghị sau:

1) Các cơ quan quan lý Nhà nước, nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam cần xem xét, nghiên cứu ban hành, sửa đổi và bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia phù hợp cơ chế kinh tế mới và các chính sách, chế độ tài chính đã và sẽ ban hành; hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam thông qua việc xây dựng các văn bản quy định và hướng dan Luật Kế toán, dé thực

hiện một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS nham đảm bảo việc chuyền đôi sang áp

dụng IFRS; hoạch định một lộ trình chắc chăn có tầm nhìn chiến lược cho việc áp

dụng IFRS ở Việt Nam

2) Ban hành chuẩn mực cần phải dé hiểu, phù hợp và cập nhật với các ngôn ngữ khác nhau chứ không chỉ là tiếng Anh. Việc dịch tài liệu và các vẫn đề thể chế như các rào cản chính trị, văn hóa và luật pháp là những vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực đào tạo, khi hệ thống chuẩn mực kế toán được chấp nhận toàn cầu được áp dụng. Bộ Tài chính cần Việt hóa các IFRS một cách dễ hiểu, đơn giản hóa, làm rõ

56

3)

4)

5)

6)

7)

8)

9)

thêm các nội dung trong IFRS dé các DN dé dàng hon trong việc triển khai nghiên cứu, áp dụng chuyển đổi các nội dung kế toán, cũng như lập BCTC theo chuẩn mực chung của quốc tế.

Nâng cao vai trò của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp thông qua việc thường xuyên mở các khóa đào tạo và tổ chức hội thảo với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán viên dé có thé lập báo cáo tài chính theo quan điểm của IFRS, đồng thời tuyên truyền và quảng bá rộng rãi dưới mọi hình thức để các nhà quản lý thấy cần thiết, các nhà đầu tư đòi hỏi và các nhà kế toán thấy hết trách nhiệm phải trình bày báo cáo tài chính theo IFRS.

Thay đổi chương trình giảng dạy chuyên ngành kế toán trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Việt Nam, củng cố kiến thức của giảng viên và sinh viên kế toán về Chuan mực kế toán quốc tế nói chung và IFRS nói riêng.

Khuyến khích nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS thông qua việc tập trung vào nghiên cứu định kỳ, tổ chức hội thảo và hội thảo khoa học đề có thé áp dụng IFRS phù hợp với điều kiện cụ thê ở Việt

Nam.

Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế cần nhanh chóng xây dựng, phê duyệt đề án áp dụng IFRS cho doanh nghiệp Việt Nam, xây dựng hành lang pháp lý có cơ chế bảo đảm rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị

trường Việt Nam.

Đề ra các chính sách phù hợp nhằm tạo ra thị trường Việt Nam là một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Xem xét thay đôi một số quy định quản lý hành chính Nhà nước đối với người lao

động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Tiến hành tái cau trúc nền kinh tế, chấp nhận nha đầu tư chiến lược nước ngoài tham gia vào quan lý doanh nghiệp lớn, qua đó có thé thúc day hội nhập và niêm yết trên thị trường vốn quốc tế nhanh hơn.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, dù nhà quản lý đưa ra nhiều biện

pháp hỗ trợ nhưng quan trọng nhất vẫn là sự cố gắng từ phía doanh nghiệp.

57

4.2. Đối với doanh nghiệp trong nước:

Về cơ bản, VAS được xây dựng trên cơ sở IAS/IFRS, trên nguyên tắc vận dụng có chọn lọc các thông lệ quốc tế theo đặc thù của nền kinh tế và phản ánh phan lớn các giao dịch.

Tuy nhiên, SVA và chế độ kế toán hiện tại vẫn chưa hài hòa hoàn toàn với IAS/IFRS dé đạt được sự bất cân xứng với môi trường kế toán quốc tế. Quá trình áp dụng IFRS không hề dé dàng ngay cả đối với các nước phát triển và quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, bao gồm các cơ quan chức năng, hiệp hội nghé nghiệp, nhà nghiên cứu, trường đại học, v.v. đại học và những người làm kế toán trong các công ty. Vì vậy, trong quá trình xây dựng lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam, các công ty cần lưu ý những kinh nghiệm

sau:

e Bat đầu sớm: Các doanh nghiệp cần lên lộ trình chuyển đổi sang IFRS ngay khi có quyết định chuyền đổi dé có thé dé ra những kế hoạch thay đổi về quy trình kinh doanh, tuyên dụng nhân sự và nguồn lực tài chính cho việc chuyền đổi IFRS thay vì đợi đến năm lập báo cáo tài chính theo IFRS lần đầu tiên;

© Cân nhắc giữa lợi ích và chỉ phí. Trong quá khứ, đã xảy ra rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp chuyền đổi sang áp dụng IFRS nhưng chỉ chú trọng đến thời hạn tiến độ do yêu cầu bắt buộc từ Bộ Tài chính, mà không cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được. Nếu doanh nghiệp đã sẵn sàng và lên kế hoạch chuyền đổi trong giai đoạn tự nguyện, thì doanh nghiệp có thé cân bằng giữa chi phí chuyền đổi va lợi ích đạt được, đồng thời kế hoạch này cũng phải có phạm vi đủ rộng dé nắm được hết các yêu cầu khắt khe khi áp dụng chuân mực. Nhưng nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt buộc áp dung, thi chi phí chuyền đổi có thé sẽ lớn hơn rất nhiều

so với lợi ích mà doanh nghiệp mong muôn nhận vê.

e_ Đặt ra kế hoạch chuyển đổi nên dựa vào tinh trạng thực tế của doanh nghiệp.

Một kế hoạch chuyền đổi nên tạo điều kiện dé phát triển được nguồn lực tiềm tang bên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phát triển năng lực và kiến thức của đội ngũ nhân viên trong việc lập và trình bày BCTC theo IFRS. Một thực tế cần quan

tâm là nguôn nhân lực được đào tạo vê các chuân mực này tại Việt Nam hiện chưa

58

nhiều. Việt Nam đang thiếu hụt lượng lớn nguồn nhân lực có kỹ năng, hiểu biết về áp dụng IFRS. Vì vậy, khi lên kế hoạch chuyền đổi, doanh nghiệp nên xem xét đến thời gian và chi phí hợp tác với các bên độc lập dé thực hiện soát xét báo cáo hàng tháng, hàng quý nhăm tìm ra những vấn đề phát sinh trước khi lập BCTC bắt buộc

đê nộp lên các cơ quan chức năng.

e Doanh nghiệp can xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực và trình độ. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư vào việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên kế toán theo hướng tiếp cận sâu rộng tới các IFRS, cũng như tạo điều kiện để nhân viên kế toán thường xuyên học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao

năng lực chuyên môn.

© Chuẩn bị cho những thay đổi trọng yéu trên BCTC. Thay đôi các chính sách kế toán và các chính sách mới này sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn đến BCTC. Một số ảnh hưởng có thể ké đến như ghi nhận thêm tài sản và nợ, đánh giá lại tài sản, thay đổi các ước tính kế toán hoặc cách ghi nhận doanh thu. Ngoài ra, sự chuyên đổi sang IFRS này cũng thúc đây việc xem xét lại những cân nhắc các van đề như nâng cấp hệ thống IT, thay đổi quy trình, thay đổi điều khoản hợp đồng với đối tác. Điều này có thé khiến doanh nghiệp không chi cần sự thay đổi từ phòng tài chính kế toán, mà có thể phải có sự nâng cấp và đổi mới từ những phòng ban khác bên trong doanh nghiệp dé phối hợp tốt nhất.

e Sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập bên ngoài công ty. Việc sử dụng nguồn lực sẵn có của công ty dé áp dụng kế hoạch chuyền đổi, hướng dẫn thiết kế, truyền đạt tới ban lãnh đạo và nhân viên dé thúc đây công ty tự triển khai và đánh giá hiệu quả của hệ thống Hệ thống kiểm soát nội bộ xuyên suốt quá trình chuyên đổi sẽ mang lại hiệu qua chuyên đổi thấp nhất chi phí. Một số công ty sẽ có đủ hiểu biết về IFRS dé lập kế hoạch và thực hiện chuyên đôi chỉ băng các nguồn lực nội bộ. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp không như vậy. Dé giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi ích, các công ty phải hợp tác với các nguôồn lực bên ngoài dai hạn hơn là ngăn hạn dé có thé nhất

quán và không bị gián đoạn trong dài hạn.

59

e Liên tục cập nhật và dự đoán những thay đổi sắp tới. IFRS sẽ trở thành bắt buộc sau năm 2025 và sẽ chính thức có hiệu lực đối với tất cả các công ty. IFRS không phải là một bộ tiêu chuẩn cố định, chúng có thé bị thay đổi bố sung hoặc thay thé trong quá trình chuyên đổi doanh nghiệp.

e Ngoài ra, các công ty có đủ tiềm lực tài chính có thé cân nhắc sử dụng hệ thống song song dé đơn giản hóa quá trình chuyển đổi (chuẩn mực VAS và IFRS). Có ý kiến phổ biến rằng các nguyên tắc kế toán giống nhau có thé được áp dung cho kế toán quản trị cũng như kế toán tài chính. Một hệ thống song song cho phép doanh nghiệp có chính sách tài chính và quản trị riêng biệt để đảm bảo hoạt động tối ưu. Một số công ty áp dụng hệ thống song song vì họ tin rang một số quy tắc IFRS có thé không phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại của họ. Lay vi du IAS 41 — Nông nghiệp, yêu cầu đo lường tài san sinh học theo giá tri hợp lý. Trong một số trường hợp nhất định, giá trị hợp lý của tải sản sinh học, động vật, v.v. không có săn và nếu có, độ tin cậy của các giá tri này không thể được đảm bao day đủ.

=> Như vậy, có thê thấy, quá trình áp dụng IFRS là khá phức tạp và đòi hỏi sự chung

tay của các cơ quan quản lý nhà nước và bản thân doanh nghiệp. Kết quả của nghiên cứu góp phần giúp các đơn vị có các giải pháp cụ thê để thúc đây nhanh quá trình

áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam.

60

Wl. KET LUẬN

Trải qua hon 10 năm áp dụng và phát triển nhanh chóng, phố biến trên toàn thé giới IFRS đã đóng góp giá trị to lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hồng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực có phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nồi. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Nó là một bộ tiêu chuẩn thống nhất đã giúp giải quyết nhiều vấn dé trong phạm vi toàn cầu đối với các tổ chức. Tuy nhiên, hệ thống này cũng đang bị nhiều sự chỉ trích do những hạn chế mà nó gây ra. Có một vài quốc gia chưa sử dụng IFRS, bao gồm cả Việt Nam. Do hệ thống kế toán nội địa của Việt Nam không có nhiều sự công nhận trên toàn cầu cho nên việc hạch toán của những công ty

có co sở ở nước ngoài không áp dụng được IFRS trở nên phức tạp hơn. Việc thực hiện

theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với thị

trường chứng khoán, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính

công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Vì vậy việc áp dụng IFRS như một

sự sàng lọc khắc nghiệt bởi những dấu hiệu tiêu cực của doanh nghiệp sẽ bị bộc lộ ra

bên ngoài. Ngoài ra, IFRS mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia và các doanh nghiệp áp dụng như tăng khả năng thu hút vốn, tăng tính minh bạch và so sánh thông tin tài chính,... Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường còn khá non trẻ, thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những chuyền biến, đặc biệt

là thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển nhất định, song trình độ phát triển và quy mô còn khá hạn chế. Hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên điển luật, do vậy, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia. Thuế và các

chính sách tài chính vẫn có chi phối nhất định đến kế toán. Về văn hóa, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều theo văn hóa A Đông, trong một chừng mực nao đó, tính thận trọng, sự tuân thủ các quy định được đề cao, hạn chế những van đề mang tính xét đoán. ĐỀ có

61

thể nhanh chóng áp dụng IERS khi lập BCTC Việc áp dụng IERS tại Việt Nam đòi hỏi sự đầu tư và chuẩn bị, cả về mặt hạ tầng kỹ thuật và năng lực nhân viên. Đề thực hiện chuyên đôi từ VAS sang IFRS, doanh nghiệp cần có sự đồng thuận từ ban lãnh đạo, đào tạo và tăng cường kiến thức cho đội ngũ kế toán và tài chính, và thực hiện quy trình phân tích và cải tiến hệ thống báo cáo tài chính.

Tuy IFRS chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, việc nắm vững và hiểu các nguyên tắc và quy định của IERS vẫn có lợi cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị trường quốc tế hoặc muốn tăng cường minh bạch và chất lượng thông tin tài chính. Việc áp dụng IFRS cũng có nhiều khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của phía Nhà Nước, doanh nghiệp và trường đại học. Nhà nước cũng đã có lộ trình cụ thể, để từng bước xây dựng và áp

dụng IFRS cho từng đối tượng DN trong từng khoảng thời gian, tiến tới áp dụng rộng rãi cho tất cả các DN. Với kế hoạch đó, cộng với sự nỗ lực từ phía DN, trường học thì

chắc chắn VN sẽ áp dụng IFRS trong tương lai không xa.

62

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Thực trạng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)