1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện

94 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Chi Phí Bán Hàng Trong Kiểm Toán BCTC Do Công Ty TNHH PKF Việt Nam Thực Hiện
Tác giả Đỗ Thị Hương
Người hướng dẫn TS. Phạm Ngọc Quang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kế Toán — Kiểm Toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 45,47 MB

Nội dung

79 3.2 Khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chỉ phí bán hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện tại khách hà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KE TOÁN — KIEM TOÁN

DE TAI

HOAN THIEN QUY TRINH KIEM TOAN KHOAN MUC CHI PHI BAN HANG TRONG KIEM TOAN BCTC DO

CONG TY TNHH PKF VIET NAM THUC HIEN

Giảng viên hướng dẫn : TS Pham Ngoc Quang

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hương

Lớp : QH2019-—- KTKT CLC4

Mã sinh viên : 19050874

THÀNH PHO HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA KE TOÁN — KIEM TOÁN

DE TAI

HOAN THIEN QUY TRINH KIEM TOAN KHOAN MUC

CHI PHI BAN HANG TRONG KIEM TOÁN BCTC DO

CONG TY TNHH PKF VIET NAM THUC HIEN

Giảng viên hướng dẫn : TS Pham Ngoc Quang

Sinh viên thực hiện : Dé Thị Hương

Lớp : QH2019 -KTKT CLC4

Mã sinh viên : 19050874

THÀNH PHÓ HÀ NỘI - NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp với dé tài “Hoàn thiện quy trìnhkiểm toán khoản mục chỉ phí bán hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH

PKF Việt Nam thực hiện là công trình nghiên cứu cua riêng cua tác giả dưới sự hướng

dan của thay Phạm Ngọc Quang Các nghiên cứu của dé tài là trung thực, khách quan

và chưa từng được ai công bồ trong bat kì công trình khoa học nào

Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Tác giả

Đỗ Thị Hương

Trang 4

-trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt, bằng cả tấm lòng và sự tôn kính của mình, tác giả xin cảm ơn và gửilời tri ân tới TS.Phạm Ngọc Quang - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp

đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu này

Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Partner va Manager của Công

ty TNHH PKF Việt Nam cùng toàn thể các anh/chị Phòng nghiệp vụ 2 đặc biệt là anhNguyễn Hoàng Hà — Trưởng phòng Nghiệp vụ 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tácgiả trong suốt quá trình phỏng vấn và thu thập số sách dé hoàn thành chuyên dé này

Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, cảm ơn bạn bè, cảm ơn những người

thân yêu đã luôn khuyến khích, động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực

hiện bài nghiên cứu.

Tuy có nhiều cô gắng nhưng dé tài không tránh khỏi những thiếu sót, hoànchỉnh Tác giả kính mong quý thầy cô và mọi người tiếp tục đóng góp những ý kiến

giúp cho bài nghiên cứu được hoàn thiện và phát triển hơn!

Túc giả xin chân thành cảm ơn!

Tác gia

Đỗ Thị Hương

Trang 5

MỤC LỤC

0909.9629901 -:4“ 2LOI CẢM ƠN 2 5c 5c 21 2E22112212211211221211 1111211 T1 T1 11 111111 11g errey 3

00/909 4

DANH MỤC SƠ BO, HÌNH, BANG BIEBU - 2-22 ©5++22++£E++£x++zxesrxesrxez 6DANH MỤC CHU VIET TẮTT 2: ¿+ £+EE+EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2211121 11x 7PHAN MO ĐẦU - 5252212221 21122127121127171121171211 211112111111 111 xe 8

1 Tính cấp thiẾt -:- S5 kề EEEEEE E711 111111111111 11 11111111111 8

2 Mul ti@u nghién CUU oo 8

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -:- ¿¿+¿2++2z++EE++EE+trx+erkeerxesrxrrrxee 9

3.1 Đối tượng nghiên CỨU -¿- 2 2£ ©5£+SE+SE£SEE£EE£EEEEEEEEEEEE2E1711211 1171111 re 9

E3 ¿0i j0 0n eee ố e 9

A, Kết cấu của đề tài - cc 2k 2k2 2 1 2121121121211011211211 121.11 95 Tổng quan tài liệu tham khảo - 2 + ©5£+£+EE£EE£+EE£EEt£EEEEEtrEerreerkerrerree 10CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VE KIEM TOAN CHI PHI BAN HANG TRONG

KIEM TOÁN BAO CÁO TÀI CHINH scssessesssessesssessesssessessessssssessesssessessseseesessses II

1.1 Khái quát về kế toán chi phí bán hàng - ¿- 2 2 2+s£+E+E£+Ee£Eerxrxerxees 11

1.1.1 Khái niệm Chi phí bán hang c.ccccccsccecsessesssessesseessessesssessessesssessessseesessesssen II

1.1.2 Kế toán chi phí bán hàng -¿- 2: 2 2 £+S£E+EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerreei 12

1.1.3 Các chứng từ liên quan tới chi phí bán hàng 5 5 «+5 <++x£+e+sx2 14

1.2 Khái quát về kiểm toán chi phí bán hàng trong kiểm toán BCTC 14

1.2.1 Căn cứ dé kiểm toán chi phí bán hàng .: 2¿©¿©+2©++2s++zx++zseez 141.2.2 Mục tiêu kiểm toán chi phí bán hàng 2: 2-22 ©++++zx++zxzezxzz+ 151.2.3 Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng 2-2-2 + +£+++£x+zxzzcseẻ l61.2.4 Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chi phí bán hàng - 17

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chỉ phí bán hàng trong kiểm toán Báo cáo tài

010101 18

1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán ¿-s- scs+x+zscxez 181.3.2 Thực hiện kiểm toán - 2-2: 2£ £+2E+SEt2EEEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrkrrrreeg 23

Trang 6

CHUONG II: THUC TRẠNG QUY TRINH KIEM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHI

BÁN HÀNG TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH

PKF thực hiện tại khách hang - - - + + E11 99119 99v ng ng ng kt 41

2.2.1 Chuan bị kiểm toán o c.cccccccscessessesssessesssessessusssessecsuessessecsuessessesssecsessuesseesessess 412.2.2 Thực hiện kiểm toán 2£ + £+SE+EE£EEE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrree 522.2.3 Kết thúc kiểm toánn -2¿ 2 t£©E£+EE+EEtEEEEEEEEEEEEEEE2E221 712112121 crxe 80

CHUONG III: ĐÁNH GIÁ VA KHUYEN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUY TRÌNH KIEM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHI BAN HANG CUA CÔNG TY

TNHH PKF VIET NAM ¿5522x222 2E2EE12E221212121212111212111111111111 11x 78

3.1 Nhận xét về thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng do công

ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện tại Công ty Cô phân XY 2 - 78

3.1.1 Ưu điỂm 22+ E2 HH Hư 783.1.2 Nhược điểm : 22+++EH HH 79

3.2 Khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chỉ phí

bán hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH PKF Việt

Nam thực hiện tại khách hàng - - << + 1113911131111 1119 11 811 9 111g ng nếp 81

3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toánn - 2-2 2 2 2 £+E£+E££E£+E££Eezkerkerreei 813.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán + - 2x St+E+E£EE+E+EeEE+EeEEEkeEerezxerrreee 833.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 2¿ 2 2£ ©++E££EEt£E+EEerxerxerkerkerrxee 84DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccsscsssessesssessesssessecsecsscssecsecsssssecsessseesecseeeees 85

:1080090 92 -::Ô 86

Trang 7

DANH MỤC SƠ DO, HINH, BANG BIEU

Sơ đồ 1.1 | Sơ đồ hạch toán Chi phi bán hang

Sơ đô 2.1 | Bộ máy tô chức quản lý của Công ty TNHH

Hình 2.1 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH PKF Việt Nam

Bảng 2.1 | Hệ thông tham chiếu hô sơ thường trực

Bảng 2.2 | Hệ thống tham chiếu hồ sơ kiêm toán năm

Biểu 2.1 Xác định mức trọng yêu

Biéu 2.2 | Giây tờ làm việc T1 - Chương trình kiêm toán

Biểu 2.3 | Giây tờ làm việc T2 — Thủ tục phân tích chung

Biểu 2.4 Giây tờ làm việc T8 — Thủ tục phân tích biên động

Biểu 2.5 | Giây tờ làm việc T8-1 — Tông hợp CPBH theo tài khoản đối ứng

Biéu 2.6 Giấy tờ làm việc T5 - Xác định PP chọn mẫu và cỡ mẫu

Biểu 2.7 | Giây tờ làm việc T8-2 Tính cỡ mẫu CPBH

Biểu 2.8 | Giấy tờ làm việc T8-3 — Kiểm tra chi tiết CPBH

Biểu 2.9 Giây tờ làm việc T8-4 — Cutoff chi phí bán hàng

Biểu 2.10 | Giấy tờ làm việc T11 - Xem xét việc trình bay và công bố

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chính

BCKQKD | Báo cáo kết quả kinh doanh

CCDC Công cụ dụng cụ

CPBH Chi phí bán hang

GTGT Giá tri gia tăng

KTV Kiém toán viên

NVL Nguyên vật liệu

KSNB Kiêm soát nội bộ

TNHH Trach nhiệm hữu han

TSCD Tài san cô định

Trang 9

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp luôn thu hút được sự quan tâm rất lớn tới từnhiều đối tượng khác nhau bởi đó là tắm gương phản chiếu bao quát nhất về tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Báo cáo tài chính giúp cho người đọc và sử dụng nó thayđược tình hình tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và kết quả kinh doanh của đơn vi.Trong báo cáo tài chính, chi phí bán hàng là một trong những khoản mục bắt buộc phảiđược trình bày trên báo cáo tài chính Chi phí bán hàng là khoản mục dễ bị tác động déthay đổi kết quả kinh doanh vì vậy nên nó cũng xảy ra nhiều sai phạm Hơn nữa, trongmột số trường hợp, doanh nghiệp có khoản mục chỉ phí bán hàng chiếm tỷ trọng lớn vàtrong chương trình bán hàng có nhiều ưu đãi thì việc bóc tách chi phí bán hàng sẽ gặpkhá nhiều khó khăn Vì vậy sẽ xảy ra rủi ro đối với việc ghi nhận đúng chi phi bán hàng

Bên cạnh đó, chi phí bán hàng phát sinh cũng liên quan tới nhiều khía cạnh khác

như tài sản cố định, giá vốn, lương Vì vậy việc kiểm toán khoản mục chi phí này cũnggap khá nhiều van đề Điều này đòi hỏi và yêu cầu kiểm toán viên (KTV) phải thiết kế

và vận dụng chương trình kiểm toán với những thủ tục kiểm toán phù hợp sao cho rủi

ro kiêm toán ở mức thấp nhất.

Là một sinh viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán, sau thời gian thực tập tại Văn

phòng Công ty TNHH PKF Việt Nam tại Hà Nội, bản thân em đã có cơ hội tiếp xúc và

thực hành với một số khoản mục trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính trong đó

có khoản mục chi phí bán hàng Được thực hành trực tiếp quy trình kiểm toán khoản

mục chi phí ban hàng cùng với việc nhận thức được ý nghĩa quan trọng của quy trình

kiểm toán khoản mục này, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoan thiện quy trình kiểm

toán khoản mục Chỉ phí bán hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH PKFViệt Nam thực hiện” cho chuyên đề khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung:

Trang 10

Bài luận được tác giả thực hiện với mục tiêu chung là đánh giá quy trình kiểm toánkhoản mục chỉ phí bán hàng do Công ty TNHH PKF thực hiện từ đó đề xuất giải pháp

giúp Công ty hoàn thiện.

- Mục tiêu cụ thể:

Bài nghiên cứu hướng tới mục tiêu là đưa ra những lý thuyết về quy trình kiểm toánkhoản mục chi phí bán hàng của doanh nghiệp dé nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn quytrình thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng của Công ty TNHH PKF, từ đórút ra những đánh giá và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán

khoản mục chi phí bán hàng do Công ty TNHH PKF thực hiện sao cho phù hợp với thực

tiễn tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và đơn vị do PKFkiểm toán nói riêng giúp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán BCTC cũngnhư kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục chỉ phí bán hàng trong kiểm

toán báo cáo tài chính.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Dé tài nghiên cứu việc vận dụng và thực hiện quy trình kiêm toán khoản mục chi

phí bán hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH PKF Việt Nam

4 Ket câu của dé tài

Chương I: Lý luận chung về kiểm toán chi phí bán hang trong kiểm toán báo cáo tài

chính.

Chương II: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục chỉ phí bán hàng trong kiểm toán

báo cáo tài chính do Công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện.

Chương III: Đánh giá và khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện hoạt động của Công ty

TNHH PKF Việt Nam.

Trang 11

5 Tổng quan tài liệu tham khảo

Hoàng Thị Huyền (2014), “Hoàn thiện quy trình kiém toán khoản mục chỉ phí bánhàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính do chỉ nhánhCông ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C tại Hà Nội thực hiện ”, ở bài nghiên cứu nay,tác gia đã đưa ra được quy trình kiểm toán 2 khoản mục chi phí là CPBH và CPQLDNcủa Công ty Cé phan ABC do chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Tu van A&C tại

Hà Nội thực hiện, quy trình này được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu củaA&C Việt Nam và từ những thực trạng đó, tác giả kiến nghị các giải pháp hoàn thiệnquy trình kiểm toán CPBH nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung

Trịnh Công Minh (2020), “Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chỉ phí bảnhang và chỉ phí quản lý doanh nghiệp trong kiển toán báo cáo tài chính do Công tyTNHH Kiểm toán BDO thực hiện” Trong bài nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được quytrình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động do BDO thực hiện và cũng tương tự nhưbài luận của Hoàng Thị Huyền (2014); tác giả cũng đưa những đánh giá ưu nhược điểm

về thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí này từ đó đưa ra những khuyến nghị chodoanh nghiệp dé giúp hoàn thiện hơn nữa quy trình kiểm toán khoản mục chi phi ấy

Trang 12

CHUONG I: LÝ LUẬN CHUNG VE KIEM TOÁN CHI PHI

BAN HANG TRONG KIEM TOAN BAO CAO TAI CHINH

1.1 Khai quat vé ké toan chi phi ban hang

1.1.1 Khai niém Chi phi ban hang

Chi phi bán hang là những khoản chi phí có liên quan tới những hoạt động tiêu thu

sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ trong kỳ kế toán mà doanh nghiệp phải bỏ ra hay

những khoản chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, sản phẩm, cung

cấp dich vụ; trong đó bao gồm các khoản như chi phí mời chào hàng, chi phí giới thiệusản phẩm, chi phí quảng cáo, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo quan, đóng gói, Chi phíbán hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những

doanh nghiệp thương mại với hoạt động chính tạo ra doanh thu là tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung của Chi phí bán hàng gồm những yếu tổ sau:

- Chi phí nhân viên bán hang: La các khoản phải trả cho nhân viên ban hàng, nhân viên

đóng gói, vận chuyền, bảo quản, bao gồm các khoản như tiền lương, tiền ăn, tiền công

và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công

đoàn,

- Chỉ phí vật liệu, bao bì: Là các chỉ phí vật liệu, bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, bảo

quản, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, hàng hóa,

chi phí nguyên liệu vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyền sản

phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quan TSCĐ,

dùng cho bộ phận bán hàng.

- Chỉ phí dụng cụ, đồ dùng: Là các chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình

tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dung cu đo lường, phương tiện làm việc, tinh toán,

- Chi phí khẩu hao TSCĐ: Là các chi phí khâu hao TSCD ở bộ phận bảo quản, bộ phận

bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, bến bãi, phương tiện bốc dỡ, vận chuyền, phương tiện tính toán, đo lường, kiểm nghiệm chất lượng,

- Chỉ phí bảo hành: Là các khoản chỉ phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian

bảo hành.

Trang 13

- Chi phi dịch vụ mua ngoài: La các các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bán

hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCD phục vụ trực tiếp cho khâu bán hàng, tiềnthuê kho, bãi, thuê bốc vác, vận chuyên sản phẩm, hàng hóa đi bán, tiền hoa hồng chođại lý, cho đơn vi nhận ủy thác xuất khẩu,

- Chi phi bằng tiền khác: Là các các chi phí băng tiền khác phát sinh trong khâu bánhàng bên cạnh các khoản chi phí kể trên thì gồm có: Chi phí tiếp khách ở bộ phận banhàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, chi phí quảng cáo, chi phí hội nghị khách

- TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng

- TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì

- TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng

- TK 6414: Chi phí khâu hao TSCD

- TK 6415: Chi phí bảo hành

- TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài

- TK 6418: Chi phí băng tiền khác

1.1.2.2 Sơ đồ hạch toán

Trang 14

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán Chi phí bán hàng

Chi phi vat hiệu, công cụ dungcu

Chi phí tiền lượng va các khoản trích theo lương

TK 214

ke, phi khâu hao TSCD

phải trả vé chi phi bảo

hang hoa, sản pham

TK 242, TK 335

| Chi phi ta trước

Chi phi trích rước

TK 152, TK 153,

TK 155, TK 156

Két chuyên CPBH

trả về chi phi bao hank

pham, hang hoa

Thanh pham, hàng hoa, địch vu kí

mại, tiêu đừng nội bộ, ting, cho bên

ba ngoài doanh nghiệp

TK 331, TK 111, TK 112

Chi phi địch vụ mua ngoai, chi phi

khác|băng tiên, hoa hong đại ly

Số phải trả cho don vị nhan uy thác

& cả an chi hộ liên quan

TK 133

1.1.2.3 Hệ thống số sách sử dung

Tại những khách thể kiểm toán, số sách được dùng để hạch toán chỉ phí bán hànggồm có số tổng hợp của tài khoản 641 và sé chỉ tiết của các tiéu khoản trong khoản mụcchi phí bán hàng tùy theo từng doanh nghiệp cụ thé

Trang 15

1.1.3 Các chứng từ liên quan tới chỉ phí bán hàng

Các chứng từ liên quan đến lương: Hợp dong lao động, bảng cham công, bang tính

lương, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương,

Các chứng từ liên quan TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao, các chứng từ vàquyết định mua sam liên quan đến việc hình thành TSCĐ, biên bản bàn giao, biên

bản nghiệm thu, biên bản thanh lý TSCĐ, hóa đơn GTGT,

Chứng từ liên quan đến tiền gồm: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của

ngân hàng, biên bản xác nhận, các quyết định đi kèm,

Chứng từ liên quan đến hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng kê mua

hàng, hóa đơn GTGT,

Chứng từ liên quan đến chi phi trả trước: Chính sách phân bổ chi phí, bang tính

phân bổ công cụ dung cụ

1.2 Khái quát về kiểm toán chỉ phí bán hàng trong kiểm toán BCTC

1.2.1 Căn cứ để kiểm toán chỉ phí bán hàng

Dé kiêm toán chi phi bán hàng, kiêm toán viên cân dựa trên những căn cứ sau:

Dựa vào những chính sách, quy chế, quy định về quản lý và kiểm soát đối vớikhoản mục chỉ phí bán hàng do Nhà nước ban hành và do doanh nghiệp thiết kế;

Báo cáo tài chính gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và đi

kèm là thuyết minh báo cáo tài chính;

Những tài liệu quy định về định mức, kế hoạch và dự toán chỉ phí bán hàng hoặcnhững tài liệu khác (chiến lược kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm )

Số tổng hợp TK 641, số chi tiết của các tiêu khoản nằm trong khoản mục chi phíbán hàng và những số chỉ tiết có liên quan;

Các chứng từ gốc (Bang phân bồ lương, phiếu chi, hóa đơn GTGT, hợp đồngkinh tế, )

Trang 16

1.2.2 Mục tiêu kiểm toán chỉ phí bán hàng

Mục tiêu chung của kiêm toán Báo cáo tài chính là xác thực mức độ tin cậy của

những thông tin được trình bày và thuyết minh trên báo cáo tài chính Như vậy mục tiêucủa kiểm toán chỉ phí bán hàng phải phù hợp, nhất quán với mục tiêu chung Hơn nữa,kiểm toán viên cũng cần hướng tới mục tiêu là thu thập đầy đủ những bằng chứng kiểmtoán thích hợp dé từ đó đưa ra kết luận dé xác nhận tính trung thực, hợp lý của các thông

tin tài chính liên quan đên các khoản mục chi phí bán hàng Ngoài ra , kiêm toán khoản

mục chỉ phí bán hàng cũng giúp cung cấp những tài liệu, thông tin có liên quan làm cơ

sở tham chiếu khi tiễn hành kiểm toán các phần hành khác

Cu thé hơn, mục tiêu đặc thù khi kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng là thu

thập bang chứng kiêm toán đê xác minh các cơ sở dan liệu sau:

Tỉnh hiện hữu: Khoản chi phí bán hàng đó đã thực sự phát sinh tại thời điểm lập

BCTC hay chưa Mục tiêu này đảm bảo khoản mục chi phí bán hàng được ghi

chép trên hệ thống số sách kế toán đã thực sự phát sinh tại đơn vị khách thẻ

Những chứng từ và tài liệu có liên quan được công nhận là hợp lý và hợp lệ là

một sự đảm bảo cho sự phát sinh của các nghiệp vụ.

Tinh day du: Mục tiêu này giúp đảm bảo tat cả các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

có liên quan tới chỉ phí bán hàng phải được ghi chép và phản ánh đầy đủ trên hệthống số sách của doanh nghiệp và phải được báo cáo đầy đủ trên hệ thống báo

cáo tài chính

Tính chính xác: Mục tiêu nhằm đảm bảo các chính sách phân loại của doanh

nghiệp với khoản mục chi phí bán hàng là hợp lý và hợp lệ theo quy định, tránh

việc phân loại nhằm, khoản mục chỉ phí bán hàng phải được tính toán chính xác,ghi nhận và phản ánh theo trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán toán

hiện hành.

Tinh dung ky: Những nghiệp vụ liên quan tới khoản mục chi phí bán hàng phải

được hạch toán đúng kỳ mà nó phát sinh và có đủ điều kiện để ghi nhận theonguyên tắc kế toán d6n tích ( có nghĩa là được ghi nhận vào kỳ kế toán ma chúngphát sinh, không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền)

Trang 17

- Tinh trình bày và công bố: Những chỉ tiêu liên quan tới khoản mục chi phí bán

hàng trên báo cáo tài chính phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng

chuân mực và chê độ kê toán hiện hành.

1.2.3 Ý nghĩa của kiểm toán chi phí bán hàng

Chi phí bán hang là một trong những khoản chi phí gián tiếp của quá trình sảnxuất tuy nhiên chi phi này lại tác động trực tiếp đến thu nhập chịu thuế Dé là nhữngkhoản chi phí phát sinh thường xuyên và có liên quan đến nhiều hoạt động và bộ phậnkhác nhau như tiền, lương, tài sản cô định, do vậy, mọi sai phạm trọng yếu xảy ra đốivới khoản mục này đều có ảnh hưởng dây chuyền đến Báo cáo tài chính của đơn vị Bên

cạnh đó, có nhiều đơn vị không nhận thức được tính chất phức tap của các khoản chi

phí này nên họ thường phân công những kế toán viên có trình độ chuyên môn khôngcao đảm nhiệm hoặc một kế toán cùng lúc kiêm nhiệm nhiều phần hành khác làm choviệc xử lý và ghi chép xảy ra nhiều sai sót Hơn nữa, hoạt động kiểm soát nội bộ củadon vị đối với khoản mục chi phí này cũng không được quan tâm dẫn đến việc các saisót không được phát hiện và xử lý kịp thời Như vậy, kiểm toán khoản mục chỉ phí bánhàng có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, cụ thê:

- Khi thực hiện đối chiếu và áp dung các thủ tục kiểm toán chỉ tiết đối với cáckhoản mục khác trên bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên có thê phát hiện ra những saisót, gian lận về chỉ phí bán hàng Ngược lại, thông qua việc thực hiện kiểm tra chỉ tiết

chi phí bán hang, có thê phát hiện ra những gian lận, sai sót trong việc hạch toán các

khoản mục có liên quan khác trên báo cáo tài chính Chính vì mối quan hệ tác động haichiều này mà trong quá trình kiểm toán các khoản mục chỉ phí bán hàng, kiểm toán viênphải luôn quan tâm xem xét, đối chiếu với việc kiểm toán các khoản mục khác có liênquan; đồng thời kết hợp các phần hành kiểm toán khác để đảm bảo đạt được hiệu quảcủa cuộc kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc cần thực hiện

- Chi phí bán hàng liên quan mật thiết tới khâu tiêu thụ sản phẩm trong một đơn

vị nên nó bao gồm cả những chỉ phí rất nhạy cảm; điều này còn phụ thuộc vào đặc điểmsản xuất kinh doanh của mỗi khách thé Việc kiểm tra tính đúng đắn trong việc tập hợp,phân loại và ghi nhận chi phí bán hàng không chỉ giúp cho kiểm toán viên đánh giá được

Trang 18

viên đưa ra ý kiên nhận xét về việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trong doanh nghiệp đê

từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm

1.2.4 Những rủi ro thường gặp khi kiểm toán chỉ phí bán hàng

1.2.4.1 Chi phí bán hàng trên số sách, báo cáo lớn hơn chi phí thực tế phát sinh

Doanh nghiệp ghi khống các khoản chi phi bán hàng nhằm mục dich tăng chi phi

giúp giảm lợi nhuận và trốn thuế.

Kế toán của doanh nghiệp đánh giá, phân loại sai dẫn tới tăng chỉ phí

Kế toán hạch toán sai/ trùng các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp vào chi phí

bán hàng.

Hach toán sớm kỳ phát sinh của các khoản chi phí bán hàng (chưa phat sinh trong

kỳ nhưng đã hạch toán).

Cộng dồn và báo cáo sai

Hach toán thiếu các khoản dự phòng cần phải hoàn nhập (chi phí bảo hành sảnphẩm, hàng hoá) và các khoản giảm chi phí trong kỳ

1.2.4.2 Chỉ phí bán hàng trên số sách, báo cáo nhỏ hơn chỉ phí thực tế phát sinh

Hạch toán chung các khoản dự phòng cần phải hoàn nhập, hạch toán trùng các

khoản giảm chi phí trong ky.

Đánh giá, phân loại tính toán sai các khoản chi phí bán hàng theo chiều hướng

giảm.

Hach toán thiếu các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

Doanh nghiệp hạch toán nhằm các khoản chỉ phí bán hàng vào các khoản chỉ phí

khác

Hạch toán chậm các khoản chi phí bán hàng nhằm tăng lợi nhuận, làm đẹp tình

hình tài chính của doanh nghiệp (kỳ này phát sinh, kỳ sau hạch toán)

Trang 19

1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hang trong kiểm toán Báo cáo tài

chính

Kiểm toán chi phi bán hàng là một phan quan trong của kiểm toán báo cáo tài

chính, đo đó cần phải tuân theo quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm 3 bước: lập

kê hoạch kiêm toan, thực hiện kiêm toán và kêt thúc kiêm toán.

1.3.1 Lập kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán số 300, mục tiêu của KTV và đơn vị trong việc lập kếhoạch kiểm toán là đảm đảm cuộc kiểm toán được thực hiện hiệu quả; kiểm toán viên

và công ty kiểm toán có thê chủ động mọi công việc trong suốt quá trình kiểm toán, điềunày giúp cho kiểm toán viên có thé thu thập bang chứng kiểm toán một cách đầy đủ vàchất lượng nhất có thé

1.3.1.1 Xử lý thư mời, đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng và ký kết hợp

Đối với khách hàng mới:

- _ Công ty kiểm toán tiễn hành tìm hiểu các thông tin về khách hàng gồm: thông tin

chung, hội đồng cô đông, ban giảm đốc, bộ máy tô chức, các đơn vị trực thuộc,thông tin về hoạt động kinh doanh của khách thé, thông tin về hệ thống kế toán,

hệ thống kiểm soát nội bộ và những thông tin về kiểm toán trước đây của kháchthể

- Tim hiểu về các yêu cầu của khách hàng gồm dich vụ yêu cau, thời han phát hành

và số lượng báo cáo đơn vị cần và các yêu cầu khác

- Tim hiểu các vấn đề liên quan tới don vị: thông tin về môi trường hoạt động,

quyền quản lý và sở hữu, những van đề liên quan tới pháp luật và các quy định,

Trang 20

các van đề liên quan tới hệ thống kế toán va báo cáo kiểm toán năm trước của

khách hàng.

- _ Xem xét các van đề có liên quan tới tính độc lập và khả năng cung cấp dịch vu

của công ty kiểm toán đối với khách thể

Đối với khách hàng hiện tại:

- _ Công ty kiểm toán cần tìm hiểu những thay đôi của khách thé năm nay so với

năm trước về các vấn đề liên quan tới cổ động, hội đồng quản tri, nhân sự, kế

toán,

- Tim hiểu về các yêu cầu của khách hàng gồm dich vụ yêu cau, thời han phát hành

báo cáo, số lượng báo cáo cần phát hành và các yêu cầu khác

- _ Xem xét các van đề liên quan đến khách thé: thông tin về môi trường hoạt động,

quyền quản lý và sở hữu, những van đề liên quan tới pháp luật và các quy định,các vấn đề liên quan tới hệ thống kế toán và báo cáo kiểm toán năm trước

Sau khi thực hiện những đánh giá và xem xét như đã nêu ở trên, Công ty sẽ đánh

giá mức độ rủi ro của hợp đồng dé từ đó đưa ra quyết định có nên chấp nhận hay tiếptục chấp nhận làm việc với khách thé Theo Mục tiêu của Chuẩn mực kiểm toán 210 vềHợp đồng kiểm toán, “chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đãthống nhất được các cơ sở đề thực hiện hợp đồng kiểm toán.”

1.3.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thé là định hướng cơ bản nhất với những nộidung trọng tâm, phương pháp tiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên những thông tin

về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

Việc lập chiến lược kiểm toán tổng thể tuỳ thuộc vào việc hoàn thành các thủ tụcđánh giá rủi ro và việc lập chiến lược kiểm toán tổng thể hỗ trợ kiểm toán viên xác địnhcác vấn đề sau:

- Nguồn lực của các phần hành kiểm toán đặc biệt Ví dụ như bố trí các thành viên

của nhóm kiểm toán có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với những phần hành

kiểm toán có mức độ rủi ro cao

- Quy mô nguôn lực phân bổ cho các phần hành kiểm toán, ví dụ: số lượng thành

viên nhóm kiêm toán tham gia quan sát kiêm kê tại các địa diém trọng yêu, phạm

Trang 21

vi soát xét công việc của kiểm toán viên khác trong trường hợp thực hiện kiểm

toán cho tập đoàn.

- _ Thời điểm triển khai các nguồn lực, ví dụ: tại giai đoạn kiểm toán sơ bộ

- Phuong thức quan lý, chỉ đạo và giám sát các nguồn lực, ví dụ: khi nào cần tô

chức cuộc họp nhóm kiểm toán dé hướng dẫn và rút kinh nghiệm

Sau khi hoàn thành chiến lược kiểm toán tổng thé, kế hoạch kiểm toán cụ thé cầnđược xây dựng dé xử lý các van đề đã được xác định trong chiến lược kiểm toán tổngthể, trên cơ sở đảm bảo đạt được mục đích của cuộc kiểm toán thông qua việc sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực của kiểm toán viên

Kế hoạch kiểm toán cụ thể được lập chi tiết hơn chiến lược kiểm toán tổng thé;bao gom nội dung, lịch trình va phạm vi các thu tục kiểm toán sẽ được các thành viêncủa nhóm kiểm toán thực hiện Việc lập kế hoạch kiểm toán cụ thê được thực hiện xuyênsuốt quá trình kiểm toán Cụ thê hơn, việc lập kế hoạch cho các thủ tục đánh giá rủi rođược thực hiện khi bắt đầu cuộc kiểm toán Tuy nhiên, lập kế hoạch cho nội dung, lịchtrình và phạm vi của thủ tục kiểm toán cu thé lại phụ thuộc vào kết quả của thủ tục đánhgia rui ro Ngoài ra, kiểm toán viên có thé bắt đầu thực hiện một số thủ tục kiểm toáncho một số giao dịch, số dư tài khoản và thuyết minh, trước khi lập kế hoạch cho tất

cả các thủ tục kiểm toán còn lại

Kế hoạch kiểm toán cụ thể phải do trưởng nhóm kiểm toán lập và phải đầy đủ, chỉtiết cho mọi khía cạnh của cuộc kiểm toán Nội dung của kế hoạch kiểm toán cụ thểgồm: những thông tin khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của khách thể, nhữngvấn đề liên quan tới báo cáo tài chính, chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán áp dụng,đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ; xácđịnh rõ mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán được áp dụng, xác định

một sô tải liệu liên quan và các vân đê phát sinh khác như đi lại, ăn nghi

1.3.1.3 Tìm hiểu sơ bộ về kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với chỉ phí bán

hàng

Doanh nghiệp xây dựng, ban hành và thực hiện các quy định về quản lý nói chung

và KSNB nói riêng cho các công việc cụ thể trong hoạt động bán hàng Kiểm toán viêntiễn hành đánh giá việc áp dụng các quy chế của KSNB Thông qua kết quả đánh giá về

Trang 22

việc áp dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên có thể đưa ra đánh giá vềmức độ rủi ro kiểm soát đối với các khoản chỉ phí này, điều này là cơ sở cho việc kiểmtra chỉ tiết chi phí bán hàng.

Đề hiểu rõ về sự hiện hữu của các chính sách kiểm soát, quy định về kiểm soát nội

bộ, kiểm toán viên cần tiến hành thực hiện các thủ tục sau:

Tìm kiếm, đọc và nghiên cứu những chính sách, quy chế, quy định mã đơn vị ápdụng dé quan ly chi phi bán hàng: quy định về mức chi hoa hồng cho đại lý

Trao đổi với khách thể về quan điểm của họ trong việc ban hành những chính sách,quy chế về quản lý và theo dõi kiểm soát chi phí bán hàng

Phỏng vấn những cá nhân có liên quan tới việc thiết kế những quy chế, quy định

đó.

Đề hiểu rõ về việc áp dụng các quy chế của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên cóthé vận dụng một số kỹ thuật sau: phỏng van, khảo sát, quan sát, kiểm tra tài liệu

Phỏng vấn trực tiếp cá nhân liên quan hoặc hỏi bảng câu hỏi đến bộ phận bán hàng

dé thu thập bang chứng về việc áp dụng những quy chế và các thủ tục kiểm soát

Quan sát trình tự thủ tục bán hàng, trình tự xuất kho phục vụ cho hoạt động kinhdoanh bán hàng, quan sát, theo dõi trực tiếp các tài sản có định dùng cho hoạt động bảnhàng dé dam bảo việc trích khấu hao,

Tìm kiếm bang chứng về kiêm soát đối với những hoạt động làm phát sinh chi phibán hàng: chữ ký phê duyệt trên các hợp đồng mua bán sản phẩm/dịch vụ phục vụ chohoạt động bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí tiếp thị, phải có đầy đủ hoá đơn chứng

từ hợp lý hợp lệ

Khi các bước công việc trong hoạt động bán hàng được tô chức và thực hiện hợp

lý, được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống KSNB của đơn vi sẽ góp phan làm giảm thiêu

chi phi, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo được sự tin cậy cho các

thông tin tài chính.

1.3.1.4 Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yêu thực hiện

Theo chuẩn mực kiểm toán số 320, khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, KTVcần phải xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC

Trang 23

Việc xác định mức trọng yếu đối với kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán

CPBH nói riêng được thực hiện qua các bước như sau:

- Xác định mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ BCTC dựa trên một tỷ lệ nhất địnhcủa một trong số các chỉ tiêu như lợi nhuận trước thuế, doanh thu hay tổng tài sản

- Xác định mức trọng yếu thực hiện: Mức trọng yếu thực hiện hay mức trọng yếuđược phân bồ cho các khoản mục trên BCTC được tính toán và áp dụng cho toàn bộ cáckhoản mục trên BCTC trong đó có CPBH Thông thường, mức trọng yếu thực hiện đượcxác định bằng 50% - 75% mức trọng yếu tổng thể

- Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua: Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua là giá trị saisót lớn nhất có thé bỏ qua mà không cần tìm hiểu nguyên nhân do nó không có anhhưởng trọng yếu đến BCTC Đối với từng khoản mục trên BCTC trong đó có cả CPBH,ngưỡng sai sót này được xác định tối da bang 4% mức trọng yếu thực hiện

1.3.1.5 Soạn thảo chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những chỉ tiết cụ thể về nội dung công việc và trình tựthực hiện công việc kiểm toán chỉ tiết tới từng tài khoản hay từng thông tin cần đượckiểm toán

Chương trình kiểm toán phải được soạn thảo và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán;chương trình kiểm toán cho thay mục tiêu của cuộc kiểm toán, nội dung, lịch trình, phạm

vi của các thủ tục kiểm toán chỉ tiết đồng thời cũng cho thấy thời gian ước tính đề thựchiện với mỗi phần hành Ngoài ra, chương trình kiểm toán cũng là cơ sở dé chỉ dẫn chokiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện hiện cuộc kiểm toán một cách đầy đủ vàhiệu quả Bên cạnh đó, đây cũng là phương tiện cho kiểm toán viên ghi chép, theo dõitiến độ thực hiện công việc so với mục tiêu

Một chương trình kiểm toán thường bao gồm:

- Muc tiêu kiểm toán chỉ tiết đối với từng khoản mục

- Những hướng dẫn về các bước đề thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán cần

thực hiện, kỹ thuật kiểm toán cụ thể cần được áp dụng trọng từng bước công việc.

- Thoi gian bắt đầu cuộc kiểm toán và thời hạn kết thúc, phạm vi của các thủ tục

kiêm toán.

Trang 24

Trong quá trình kiểm toán, nếu có những van dé mới xảy ra hoặc có thé kết quanằm ngoài dự liệu của thủ tục kiểm toán, chương trình cần được sửa đổi và bổ Sung saocho phù hợp Nội dung và nguyên nhân thay đôi cần được ghi rõ trong hồ sơ kiểm toán.Đối với công ty kiểm toán đã có chương trình kiểm toán theo mẫu sẵn trên máy tính cần

bồ sung chương trình kiểm toán cụ thé cho phù hợp với từng điều kiện của cuộc kiểm

toán.

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

1.3.2.1 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ đối với khoản mục chi phí bán hàng

Thủ tục phân tích được áp dụng trong lập kế hoạch kiểm toán chi phí bán hangđược dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính nhăm đánh giá hoạt độngtiêu thụ của đơn vị, chỉ ra những khả năng sai sót, khoanh vùng phạm vi trọng yếu từ đó

có thể giảm được khối lượng công việc khảo sát chỉ tiết Ở bước công việc này chủ yếu

sử dụng phương pháp kiểm toán cơ bản và kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát Tùytheo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp mà KTV sẽ lựa chọn sử dụng một hoặc một

số những tính toán sau dé phân tích:

- Thực hiện so sánh CPBH kỳ này với các kỳ trước để xem xét biến động qua đó

có được cái nhìn tổng quát về hoạt động bán hàng

- So sánh CPBH giữa thực tế với kế hoạch đề đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

về hoạt động bán hàng

- So sánh CPBH thực tế của đơn vị với ước tính của KTV

- So sánh CPBH thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quy

mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê định mức cùng ngành, từ đó đánh giá khả năng

quản lý chi phi của don vi.

- Xem xét mối quan hệ giữa CPBH với các chỉ tiêu khác trên báo cáo tài chínhnhư: Doanh thu, giá vốn, tông tài sản, tong chi phi

1.3.2.2 Đánh giá chung về kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận đối với chi phí bán

hàng

Khi thiết lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện xem xét, đánh giá về bản chất,đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị và của nghiệp vụ dé đánh giá và xác định rủi

Trang 25

ro tiềm tàng Tiếp đó, KTV tiến hành tìm hiểu hệ thống kế toán và KSNB dé đánh giárủi ro kiểm soát.

Việc xác định được rủi ro có sai sót trọng yếu (bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát) sẽ giúp KTV xác định được tỷ lệ tiêu chí được lựa chon dé xác định mứctrọng yếu ở bước công việc tiếp theo

Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở giai đoạn lập kế hoạchgiúp KTV dự kiến mở rộng hay thu hẹp phạm vi áp dụng các thử nghiệm cơ bản ở giai

đoạn thực hiện kiểm toán, nhưng vẫn đảm bảo rủi ro kiểm toán ở mức có thể chấp nhận

được.

1.3.2.3 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu đối với chỉ phí bán hàng

Trên cơ sở xác định mức trọng yếu, KTV cần tiến hành đánh giá mức rủi ro kiểmtoán đối với các khoản mục trên BCTC nói chung và đối với các khoản CPBH, nói riêng

Từ đó xác định được phương pháp chọn mẫu và khoảng cách mẫu cần áp dụng trongquá trình thực hiện kiểm toán

1.3.2.4 Thực hiện thủ tục chọn mẫu và kiểm tra chỉ tiết

Thu tục chọn mẫu được thực hiện theo quy trình chọn mẫu của công ty dựa vàoMTY đã được tính toán va lựa chon ở phần trước

Thủ tục kiểm tra chỉ tiết đối với CPBH bao gồm:

+ Kiểm tra về sự phát sinh của nghiệp vụ CPBH:

- Kiểm tra các chứng từ làm căn cứ ghi nhận CPBH xem có đầy đủ, hợp lý, hợp

lệ, hợp pháp va có được phê duyệt đúng dan hay không? Vi dụ với chi phí nhân viênbán hàng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCD phục vụ bán hàng và cầnkiểm tra bang phân bồ tiền lương, bang phân bổ công cu dụng cụ, bảng phân bổ khấuhao TSCĐ hoặc phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ Với chi phí dich vụ muangoài và chi phí băng tiền khác như chi phí tiếp khách, chi phí quảng cao, thì cần kiểmtra các hợp đồng, biên bản thanh ly hợp đồng, phiếu chi, giấy báo nợ

- Kiểm tra kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, giới thiệu sản pham, và quyếtđịnh của BGD phê duyệt các kế hoạch trên

* Kiểm tra về sự tính toán, đánh giá của CPBH

Trang 26

- Tiến hành kiểm tra các cơ sở tính toán đối với các khoản CPBH xem có đảm bảotin cậy, hợp lý không; kiểm tra kết quả tính toán có đảm bảo chính xác không Trongtrường hợp cần thiết, KTV có thể tính toán lại để đối chiếu hoặc yêu cầu đơn vị giải

trình.

- Kiểm tra việc tính toán và phân bồ CPBH trong kỳ xem có đúng đắn, hợp lý vànhất quán hay không thông qua việc kiểm tra chính sách phân bồ CPBH (phương thứclựa chọn đối tượng phân bổ, tiêu thức phân bổ) và tiến hành đánh giá tính hợp lý củacác tiêu thức phân bổ các khoản chi phí gián tiếp thuộc CPBH

* Kiểm tra về sự hạch toán đầy đủ của CPBH

- Đối chiếu số lượng chứng từ về CPBH (bang phân bồ tiền lương, công cụ dung

cụ, các hóa đơn GTGT, phiếu chi, giay báo ng, ) với số cái TK 641 để kiểm tra xemviệc ghi số có đầy đủ không, có bỏ sót các khoản chỉ phí không

- Đối chiếu các nghiệp vụ trên TK 133 và TK 641 để kiểm tra việc ghi nhận thuế

GTGT đầu vào được khấu trừ có liên quan đến hoạt động bán hàng thì có các nghiệp vụtương ứng về CPBH trên TK 641 hay không

+ Kiểm tra tinh đúng kỳ của của hạch toán CPBHĐối chiếu ngày, tháng phát sinh nghiệp vụ trên chứng từ với ngày, tháng ghi sốchứng từ đó (cần chú ý đến các nghiệp vụ có số tiền lớn, bất thường hoặc phát sinh vàocuối hoặc đầu niên độ kế toán)

So sánh số liệu, ngày tháng cập nhật trên các số chỉ tiết bán hàng với số chỉ tiếtcác TK đối ứng có liên quan

+ Kiểm tra về sự phân loại và ghi số đúng đắn của CPBH

- Đọc nội dung các khoản chỉ phí trong các số kế toán chỉ tiết bán hàng để kiểmtra việc phân loại các khoản chi phí có đúng dan không nhằm phát hiện các chi phí

không được phép hạch toán vào CPBH và các khoản chi phí không được coi là chi phí

hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định của luật thuế TNDN

- Kiểm tra việc phân loại chi phí theo khoản mục, đánh giá việc phân loại này cóphù hợp với chính sách, chế độ kế toán doanh nghiệp hay không

- Kiểm tra việc ghi nhận các nghiệp vụ vào số kế toán tương ứng và xem xét mốiquan hệ đối ứng TK trong hạch toán xem có đảm bảo chính xác và phù hợp với chế độ

kế toán hay không, thông qua việc kiểm tra ghi chép ngày trên chứng từ (việc ghi chép

Trang 27

này thé hiện được sự phân loại và ghi chép trên số kế toán); đối chiếu bút toán ghi sốtrên số kế toán có tương ứng với các chứng từ đó hay không, hoặc tham chiếu bút toánghi trên các số kế toán khác

- Kiểm tra sự cộng dồn và báo cáo của CPBH

- Kiểm tra việc tính toán lũy kế phát sinh CPBH trên từng số chỉ tiết và trên sốtong hợp, dé đánh giá tinh đầy đủ, chính xác của số liệu cộng dồn

- KTV cộng lai số liệu lũy kế phát sinh đã kết chuyển của TK CPBH (TK 641) vàđối chiếu với kết quả của doanh nghiệp

- Xem xét đánh giá việc trình bay, công bố thông tin CPBH trên BCTC về tính phùhợp với quy định của chế độ kế toán và sự nhất quán giữa số liệu trên BCTC với số liệu

trên sô kê toán của don vi.

1.3.3 Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.Khi ấy, kiểm toán viên cần tổng hợp kết quả của cuộc kiểm toán với tat cả các khoảnmục đã được thực hiện kiểm toán trong đó có khoản mục chi phi ban hàng và đưa ra ýkiến nhận xét Đối với khoản mục chỉ phí bán hàng, sau khi thực hiện đầy đủ các thủtục cần thiết, kiểm toán viên lập một phần tổng hợp kết quả kiêm toán chỉ phí bán hàng,đây cũng là căn cứ để kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán

Những nội dung chủ yếu trong phan tông hợp kết quả kiểm toán gồm có:

- _ Kết luận về mục tiêu kiểm toán

Kiểm toán viên nêu rõ van dé về việc đã đạt hay chưa đạt được mục tiêu kiểmtoán đối với khoản mục chi phí bán hàng Có 2 khả năng xảy ra:

+ Đã đạt được mục tiêu kiểm toán: Kiểm toán viên hài lòng về kết quả kiểm

tra và nhận xét về khoản mục chỉ phí bán hàng đã được kiểm toán do cóđầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp

+ Chưa đạt được mục tiêu kiểm toán: Kiểm toán viên chưa hài lòng về kết

quả của cuộc kiểm toán và cần thu thập thêm bằng chứng bé sung

- Khuyén nghi, dé xuất

Trang 28

+ Kiểm toán viên đề xuất các bút toán điều chỉnh hoặc những giải trình,

thuyết minh cần bé sung trên báo cáo tài chính (ghi rõ nguyên nhân và sốtiền cần điều chỉnh)

Nhận xét về những hạn chế còn tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ đối với khoản mục chỉ phí bán hàng, đồng thời đề xuất ýkiến giúp khách thé cải thiện hệ thống

- _ Những van đề đã nêu cần tiếp tục theo dõi trong những dot kiểm toán sau

+ Đề xuất điều chỉnh số liệu kế toán đối với khoản mục chi phí bán hang

của kiểm toán viên có được phản ánh và xử lý kịp thời, đầy đủ vào số kế

toán có liên quan không.

Giải pháp xử lý van đề của khách thé đối với van đề còn tồn tại mà kiểm

toán viên đã chỉ ra.

Trang 29

CHƯƠNG II: THUC TRẠNG QUY TRÌNH KIEM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BAN HÀNG TRONG KIEM TOÁN

BAO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PKF THUC

Công ty TNHH PKF Việt Nam có tiền thân là Công ty AFC Sai Gòn - một trong

những công ty kiểm toán đầu tiên của Bộ Tài chính Việt Nam, được thành lập từ năm

1995.

Tới năm 2002, AFC Sài Gòn bán thoái vốn cho các cán bộ nhân viên của công ty

và thành lập những công ty con là các công ty Trách nhiệm hữu hạn Tới giai đoạn 2004

- 2014, do ảnh hưởng của trào lưu hội nhập quốc tế nên Công ty quyết định gia nhậpBDO Tuy nhiên sau đó, nhận thay được nhiều vấn đề quan trọng sau quá trình gia nhậpBDO; hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nên kinh tế khuvực và quốc tế khi mà Việt nam gia nhập AFTA, WTO và tham gia TPP (Hiệp hội đốitác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), Công ty đã quyết định gia nhập vào mạng lướiPKF quốc tế dưới tên PKF Việt Nam Như vậy, PKF Việt Nam chính thức là thành viêncủa PKF quốc tế (một mạng lưới các công ty kiểm toán độc lập, hoạt động tại 125 quốcgia trên toàn cầu, chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên ngành Kiểm toán, Kế toán, Thuế,Định giá và Tư vấn) tại Việt Nam Việc gia nhập vào mạng lưới công ty kiểm toán quốc

tế là mục tiêu chiến lược của PKF nham củng cô các khách hang hàng hiện tại của công

Trang 30

giao Hơn nữa, gia nhập PKF Quốc tế cũng là cơ hội dé PKF Việt Nam nhận được mọi

sự hỗ trợ về kỹ thuật nghiệp vụ, huấn luyện nội bộ cũng như được cập nhập các thôngtin chuyên ngành trên thé giới

PKF Việt Nam được cấp Giây chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHHhai thành viên trở lên lần đầu tiên vào ngày 14 tháng 09 năm 2015 với mã số doanhnghiệp 0313440640 và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 0313440640 đăng

ký thay đổi lần thứ 6 ngày 13 tháng 12 năm 2019 Bên cạnh đó, Công ty cũng được nhận

giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán số 145/KDKT

điều chỉnh lần thứ 2 ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Bộ Tài chính và giấy chứng nhậndoanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thâm định giá số 170/TDG cấp lần

thứ 2 ngày 20 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài chính.

Hiện nay, Công ty TNHH PKF Việt Nam có:

- Van phòng Công ty: Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận

Thanh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: (+84) 9 1121 1318 Email: pkfvietnam @pkf.com.vn

- _ Chỉ nhánh tại TP Hô Chi Minh: sé 48B Dang Dung, phường Tan Dinh, quận 1,

TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: (+84) 28 3911 8839

Fax: (+84) 28 3930 8769

Email: pkf.hcm @pkf.com.vn

2.1.2 Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ chuyên gia của PKF Việt Nam thường xuyên được nâng cao cả về số lượng

và chất lượng Hiện nay, PKF Việt Nam có gần 150 nhân viên chuyên nghiệp trên cảnước đã tốt nghiệp đại học và trên đại học trong và ngoài nước, trong đó có những cán

bộ chủ chốt, chuyên gia có trình độ cao, kỹ năng thành thao và đủ điều kiện hành nghề,bao gồm:

- 03 tiến sĩ và nhiều thạc sỹ chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán;

- Hơn 20 kiểm toán viên hành nghề đã được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhậnđăng ký hành nghề kiểm toán tại Công ty;

Trang 31

- Hơn 08 Thâm định viên nằm trong Danh sách thâm định viên về giá có đủ điềukiện hành nghề thẩm định giá tài sản của Bộ Tài chính.

2.1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty

Bộ máy quan lý của PKF được tô chức khoa học theo mô hình khối chức năng, có

sự phân cấp rõ ràng và chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực cụ thé góp phan quản lý tốttoàn thé Công ty cũng như nâng cao chất lượng dich vụ được cung cấp đến cho kháchhàng Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH PKF được khái quát thông qua sơ đồ

TÔNG HỢP

2.1.4 Đặc điểm tổ chức, quản lý kiểm toán

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán

Tô chức đoàn kiêm toán có sự khác nhau rõ rệt, điêu này phụ thuộc vào quy mô,

tính chât của cuộc kiêm toán và tình hình nhân sự của công ty Trách nhiệm thành lập

và phân chia nhân sự của đoàn kiểm toán do Trưởng phòng các phòng nghiệp vụ thực

Trang 32

hiện và thực hiện trước khi cuộc kiểm toán diễn ra từ 2-3 tuần dé các thành viên có thờigian chuẩn bị và điều chỉnh những phát sinh nếu cần.

Thông thường một đoàn kiểm toán bao gồm:

- Partner: Là người có chuyên môn cao nhất, người phụ trách soát xét mọi van dé

liên quan đến các giai đoạn của cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm lớn nhất vềchất lượng của cuộc kiểm toán Họ cũng là người kiểm tra cuối cùng báo cáokiểm toán trước khi phát hành Mọi cuộc kiểm toán đều phải được đặt dưới sựđiều hành và giám sát chặt chẽ của các partner dé luôn đảm bảo dat được kết quảtốt

- Manager: Là Trưởng/Phó các phòng nghiệp vụ, là những người có chuyên môn

cao và trực tiếp chỉ đạo trong các cuộc kiểm toán Họ là người chịu trách nhiệmtrực tiếp trong cuộc kiểm toán, đảm bảo cho cuộc kiểm toán tuân thủ theo đúngphương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty vạch ra; trực tiếp hướng dẫn nhómkiểm toán đồng thời tiến hành soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trongcuộc kiểm toán

- Senior Auditor: Là những kiểm toán viên cấp cao - các trưởng nhóm kiểm toán

làm việc tại khách hàng, họ có trách nhiệm thực hiện những công việc chính của

cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo, phân côngcông việc cho các kiểm toán và trợ lý kiểm toán trong nhóm kiêm toán, hướngdẫn, kiểm soát trực tiếp công việc của các thành viên khác trong nhóm kiểm toántrong suốt quá trình thực hiện kiểm toán tại khách hàng

- Junior Auditor và Staff: Là những kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có ít kinh

nghiệm hơn, kỳ năng chuyên môn cũng chưa thực sự tốt, trách nhiệm chính của

họ là thực hiện những công việc kiểm tra chỉ tiết theo kế hoạch kiểm toán đượclập bởi trưởng nhóm; trực tiếp làm việc với khách hàng dé tiếp nhận những thôngtin kế toán của doanh nghiệp đồng thời xác nhận tính trung thực, hợp lý của các

thông tin đó.

2.1.4.2 Phương pháp kiểm toán

Công ty TNHH PKF Việt Nam đảm bảo cung cấp tới khách thé những dịch vụ kiểm

toán Báo cáo tài chính được lập theo chuân mực kê toán Việt Nam Dé dam bảo việc

Trang 33

cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, Công ty áp dụng phương pháp kiểm toán PKF(PKFAA), theo đúng nguyên tắc:

- Tuan thủ các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, dam bảo tính độc lập trong quá trình

thực hiện kiểm toán;

- Trung thực, khách quan; đảm bảo không có các quyền lợi liên quan có ảnh hưởng

tới tính trung thực khách quan trong quá trình làm việc;

- - Thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết;

- Duara các xét đoán nghề nghiệp hợp lý trong quá trình thực hiện công việc;

- _ Có thái độ hoài nghi nghề nghiệp đúng mức

Các công việc thực hiện Kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện qua 3 giai đoạnchính của quy trình kiểm toán:

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn 2: Thực hiện công việc kiểm toán

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán, phát hành báo cáo kiêm toán và thư quản lý

Hình 2.1: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

của Công ty TNHH PKF Việt Nam

Trang 34

Lập kế hoạch kiểm toán

Tiếp xúc, thương thảo, ký kết hợp đồng kiểm toán;

Gặp gỡ và làm việc, thu thập thông tin cần thiết cho cuộc

kiêm toán, và đánh giá các thông tin thu thập được;

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thé; và chương trình kiểm

toán chi tiệt

Thực hiện kiểm toán

Kiểm toán Báo cáo tài chính theo kế hoạch và chương

trình kiêm toán đã đê ra thông qua các thủ tục:

+ Thủ tục kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (TOC); va

+ Thủ tục kiểm toán cơ bản khác (OSP) gồm: phỏng van,

rà soát tài liệu, kiểm tra các giao dịch và kiểm tra các

chứng từ ' gỐC nhằm thu thập các bằng chứng làm

căn cứ dé đưa ra ý kiến kiểm toán;

Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung (nếu cần thiết)

trong từng trường hợp cụ thê.

Kết thúc kiểm toán, phát hành

Báo cáo kiêm toán, Thư quản lý

Lập dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý

Trao đổi về dự thảo báo cáo kiểm toán, thư quản lý Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức

2.1.5 Hệ thống hồ sơ kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán tại Công ty TNHH PKF Việt Nam nói chung va Văn

phòng Hà Nội nói riêng gôm có Hồ sơ thường trực và Hồ sơ kiêm toán năm.

2.1.5.1 Hồ sơ thường trực

Hồ sơ thường trực là hồ sơ có lưu trữ những tai liệu chứa đựng thông tin chung vềkhách hàng liên quan tới các cuộc kiểm toán trong năm tài chính Hồ sơ thường trựcthường bao gồm những nội dung về thông tin tổng hợp của khách hàng, thông tin liênquan đến môi trường hoạt động, thông tin về thuế, thông tin về kế toán, thông tin về

Trang 35

nhân sự, thông tin về hợp đồng đài hạn và các quy trình, thủ tục, tài liệu khác, báo cáokiểm toán và thư quản lý.

Hệ thống tham chiếu hồ sơ thường trực như sau:

Bảng 2.1 Hệ thống tham chiếu hồ sơ thường trực

mm

| |rruaz So đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban

| |rraa+ Chiến lược kinh doanh/ Kế hoạch kinh doanh dài hạn

Giấy phép thành lập, QD thành lập, Hop đồng LD / Giấy

TT.01B.1 tr eg

CNDK KD, các nội dung thay đôi Giây CNDK KD

=T.01B.2 | Điều lệ Công ty/ Thay đổi Điều lệ Công ty

=T.01B.3 | Quy chế tài chính/ Quy chế, quy định nội bộ khác

Biên bản họp Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên/ Biên bản

TT.01B.4

họp Ban Giám đôc

Troins |e quyết Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên/ Quyết định

` | của Ban Giám đốc/ Báo cáo thường niên, Báo cáo định kỳ

=T.01B.6 | Theo dõi biến động vốn góp của chủ sở hữu

TT.01B.7 | Thông tin pháp luật khác

THONG TIN LIEN QUAN DEN MOI TRƯỜNG HOAT ĐỘNG

TT.02A | Thông tin về môi trường kinh doanh

Trang 36

mm TT.02B | Thông tin về môi trường pháp luật

TT.03 | THONG TIN VE THUÊ

mm TT.03.1 | Đăng ký thuế riêng của Công ty

mm TT.03.2 | Quyết toán thuế hàng năm của Công ty

Biên bản kiêm tra Quyét toán thuê/ Biên bản kiêm tra thuê TT.03.3

khác

Các văn bản liên quan đên các yêu tô và đặc điêm riêng của TT.03.4

Công ty trong tính thuê

m TT.03.5 | Văn bản thuế áp dụng chung

TT.04 | THONG TIN VE NHÂN SỰ

TT041 Quy chế tuyên dụng, nội quy lao động, quy chế lương, quy chế

` |khen thưởng và các quy định khác có liên quan

mm TT.04.2 | Thỏa ước lao động tập thể

mm TT.04.3 | Thang, bảng lương

Các biên bản kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan độc lập

TT.04.4 `

về lao động của Công ty

Em Nội dung khác liên quan đến nhân sự của Công ty

| | Pros Chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng

| | PTs Các chính sách kế toán quan trong khác biệt voi GAAP

mi ——————

Trang 37

TT.05.4 | Các công ty con của Công ty

= T.05.5 | Các công ty liên doanh, liên kết

T.05.6 | Các công ty trong cùng Tập đoàn

T.05.7 | Các bên liên quan có phát sinh giao dịch trong niên độ

T.05.8 | Các sự kiện quan trọng trong niên độ cần công bố

T.05.9 | Các sự kiện quan trọng sau niên độ cần công bố

TT.05.10 | Nội dung khác

TT.06 | HOP DONG DAI HAN

|

T.06.1 | Hop déng thué T.06.2 | Hop đồng bao hiểm

.09 | BAO CÁO KIEM TOÁN VA THU QUAN LÝ

2.1.5.2 Hồ sơ kiểm toán năm

Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ chứa đựng những thông tin về khách hàng liên quantới cuộc kiểm toán trong một năm tài chính, hồ sơ kiêm toán năm của Công ty TNHH

PKF gồm:

Phần tổng hợp hồ sơ:

Trang 38

BCTC và các báo cáo khác có liên quan - bản chính thức: Bản copy Báo cáo tài

chính sau kiểm toán đã được ký và đóng dấu, bản copy thư quản lý có ý kiến củakhách hàng, thử giải trình đã ký và đóng dấu

BCTC và các báo cáo khác có liên quan - bản chính thức: dự thảo Báo cáo tài

chính đã điều chỉnh theo kiểm toán, dự thảo Thư quản lý, dự thảo Thư giải trình.Lập kế hoạch: chiến lược kiểm toán, thủ tục hợp đồng, hiểu biết về đơn vị, nhữngthủ tục đánh giá rủi ro và chuẩn bị kiểm toán, rủi ro

Kết thúc kiểm toán: Hồ sơ tham vẫn, bảng kiểm tra hoàn tất giai đoạn kết thúc,soát xét chất lượng, tông hợp sai sót và van dé

Báo cáo tài chính trước kiểm toán và các điều chỉnh

Băng chứng kiêm toán của các phân hành

Phần giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán

Trong phân này, các tài liệu, giây tờ làm việc và băng chứng kiêm toán mà Kiêm toán

viên đã thu thập được sắp xếp theo các phần hành kiểm toán, với ký hiệu và thứ tự như

sau:

Bảng 2.2 Hệ thống tham chiếu hồ sơ kiếm toán năm

Phần hành kiểm ý hiệ Phần hành kiểm

Xây dung cơ bản do Các khoản mục

dang khác trên Báo cáo

kết quả kinh doanh

Trang 39

Các bên liên quan

Tiền mặt, Tiền gửi Sự kiện phát sinh

ngân hàng và sô dư sau niên độ

Sô dư công nợ nội Gian lận và Ban

bộ tập đoàn quản lý thao túng

kiểm soát

15 M Các khoản dự 32 JJ Hop nhat

phong phai tra khac

16 N Cac cam két, tai san

va ng tiém tang

Trang 40

Đối với mỗi phần hành, các giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên được đánh kýhiệu tương ứng, vi dụ như phần hành tiền, các giấy tờ làm việc được ký hiệu là F1.1,F1.2, F1.3, và các bang chứng kiểm toán thu thập được cũng được đánh số tương ứng

với với các giây tờ làm việc đó là

2.1.6 Kiếm soát chất lượng công việc kiểm toán

Trong mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng được thực hiện ở mọi giaiđoạn của cuộc kiểm toán

e Kiểm soát chất lượng trước kiểm toán

Hoạt động kiêm soát chất lượng trước khi thực hiện kiểm toán giúp cho việc chuẩn

bị kiểm toán đi theo đúng mục tiêu đề ra Công việc kiểm soát trong giai đoạn này gồm:

Kiểm soát khách hàng: Đây là quá trình thu thập thông tin liên quan tới khách hànggồm: thông tin chung về doanh nghiệp, thông tin về hoạt động kinh doanh và nghĩa vụpháp lý, Điều này nhằm xem xét về việc có công ty kiểm toán có chấp nhận làm việcvới khách hàng này hoặc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng này hay không.Người chịu trách nhiệm chính cho hoạt động kiểm soát này thường mà partner và

manager.

Kiểm soát việc lập kế hoạch kiểm toán: Trước khi "bắt tay" vào cuộc kiểm toán,PKF cần phải xây dựng kế hoạch kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được thựchiện hiệu quả Kế hoạch kiểm toán cũng là cơ sở để manager/ partner/ trưởng nhómkiểm toán có thể kiểm soát tốt cuộc kiểm toán Ngoài ra, kế hoạch kiểm toán bắt buộcphải được ban giám đốc phê duyệt

Kiểm soát việc thiết kế chương trình kiểm toán: Chương trình kiêm toán được thiết

kế sẵn cho từng phần hành Điều này giúp cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thựchiện tốt những phần hành được giao

Kiểm soát nhóm kiểm toán làm việc tại khách hàng: Trưởng nhóm kiểm toán sẽtrực tiếp giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán Nhómkiểm toán cũng thực hiện những phần hành được giao dưới sự hướng dẫn và giám sát

của người trưởng nhóm.

e Kiểm soát chất lượng giai đoạn thực hiện kiểm toán

Ngày đăng: 17/01/2025, 11:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w