1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Ảnh hưởng của việc nghiện rượu bia tới sức khỏe của nam giới tại tp hcm

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Việc Nghiện Rượu Bia Tới Sức Khỏe Của Nam Giới Tại Tp.HCM
Tác giả Nguyễn Hoài Ân, Nguyễn Hoàng Thái, Nguyễn Văn Thành Hậu, Vĩnh Lê Hoàng Bảo Đạt, Lê Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Vũ Anh Kiệt, Phạm Thanh Nhiên
Người hướng dẫn Đào Thị Nguyệt Ánh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
Thể loại Đề Cương Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 68,8 KB

Nội dung

Hiểu sâu về cơ chế ảnh hưởng của rượu bia tới cơ thể của con người: Nghiên cứu sẽ giúpngười đọc hiểu thêm những cơ chế về sinh học, hóa học về việc rượu bia tác động đến các cơ quan tron

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN : PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHIỆN RƯỢU BIA TỚI SỨC KHỎE

CỦA NAM GIỚI TẠI TP.HCM

GV hướng dẫn: Đào Thị Nguyệt Ánh Lớp học phần: 420300319806 - DHDTMT17C

Nhóm: 1

1 Nguyễn Hoài Ân 21123081

2 Nguyễn Hoàng Thái

3 Nguyễn Văn Thành Hậu

4 Vĩnh Lê Hoàng Bảo Đạt

5 Lê Nguyễn Hoàng Việt

6 Nguyễn Vũ Anh Kiệt

7 Phạm Thanh Nhiên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

và một hệ men khá phong phú, nhất là men tiêu tinh bột Amylase Bia chứa nhiều CO2 nên

có tính giải khát triệt để khi uống Tuy nhiên rượu bia cũng là chất hướng thần với đặc tínhgây ra sự lệ thuộc, tình trạng lạm dụng rượu bia đã trở thành một vấn đề xã hội đáng báođộng, gây nhiều hậu quả, rất cần được chú trọng và có giải pháp hạn chế Ngoài vấn đề lãngphí kinh tế và thời gian thì lạm dụng rượu bia còn có những tác hại lớn về sức khỏe conngười, ảnh hưởng tiêu cực về trật tự, trị an xã hội, góp phần gia tăng bạo lực gia đình và tainạn giao thông

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nơi màlối sống hiện đại và áp lực công việc cao dễ dẫn đến thói quen tiêu thụ rượu bia quá mức Do

đó Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước nguy cơ báo động đỏ về thực trạng sử dụngrượu bia ở nam giớí Tại Hội thảo Chia sẻ kết quả nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu biatại Việt Nam và Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, diễn ra sáng ngày 26/9/2016

tại Hà Nội Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết: “theo kết quả điều

tra gần đây nhất Việt Nam đang là quốc gia uống rượu bia đứng hàng đầu khu vực và thế giới Cụ thể: Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ uống rượu bia ở Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu

Á và đứng thứ 29 trên thế giới về sự lạm dụng sử dụng rượu bia Kinh tế phát triển, điều kiện sống phát triển nhưng không thể nhanh bằng tốc độ sử dụng rượu bia Và cũng theo điều tra mới nhất gần đây 77,3% nam giới và 11% nữ giới có sử dụng rượu bia, trong đó sử dụng tới mức nguy hại là 44,2% , đặc biệt 45% người sử dụng rượu bia có lái xe Đây là một trong những vấn đề có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới việc tai nạn - Thứ trưởng

nhấn mạnh”

Trang 5

Từ đó, việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tìnhtrạng nghiện rượu bia, từ đó đưa ra những giải pháp hữu ích nhằm giảm thiểu tác động xấuđến sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của nam giới tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố tố xã hội, kinh tế, và tâm lý có liên quan như thế nào đến việc nghiện rượubia ở nam giới tại TP.HCM?

- Mức độ ảnh hưởng của việc nghiện rượu bia đến sức khỏe thể chất và tinh thần củanam giới tại TP.HCM như thế nào?

- Làm thế nào để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc nghiện rượu bia đến sức khỏe củanam giới tại TP.HCM?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các yếu tố ảnh hưởng của việc nghiện rượu bia tới sức khỏe của nam giới tại

Tp.HCM

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu dự kiến được thực hiện từ 5/8/2024 đến 18/11/2024

- Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các quán nhậu ở Thành phố Hồ Chí Minh.Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chỉ khảo sát trên đối tượng là nam giới

Trang 6

- Nội dung: Nhóm nghiên cứu sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của rượu tới sức khỏe thểchất và tinh thần của nam giới tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các yếu tố tố xã hội,kinh tế, và tâm lý liên quan đến vấn đề nghiện rượu bia Từ đó đưa ra giải pháp giúp cảithiện tình trạng nghiện rượu bia của nam giới ở Thành phố Hồ Chí Minh.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả từ nghiên cứu này có thể đóng góp vào các lĩnh vực như: khoa học, y tế, xã hộihọc bằng cách cung cấp những thông tin cụ thể về tác động của tình trạng nghiện rượu bialên sức khỏe của nam giới tại

Hiểu sâu về cơ chế ảnh hưởng của rượu bia tới cơ thể của con người: Nghiên cứu sẽ giúpngười đọc hiểu thêm những cơ chế về sinh học, hóa học về việc rượu bia tác động đến các

cơ quan trong cơ thể, từ đó bổ sung kiến thức thực tiễn về các bệnh lý liên quan đến rượu bianhư gan nhiễm mỡ, xơ gan, bệnh tim mạch, và các vấn đề về thần kinh Kết quả của nghiêncứu này có thể được sử dụng để so sánh với các nghiên cứu ở các khu vực khác hoặc trêntoàn quốc

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các cơ quan chuyên môn, tổ chức y tế đưa racác biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu tình trạng nghiện rượu bia, từ đó góp phầncải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu tai nạn giao thông, bạo lực gia đình và các vấn đề

xã hội liên quan Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc nâng cao nhậnthức của cộng đồng, đặc biệt là nam giới tại Thành phố Hồ Chí Minh, về những tác hạinghiêm trọng của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe

Trang 7

TỒNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm.

1.1 Khái niệm rượu bia.

Theo Khoản 1, 2, Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, định nghĩa của rượu

và bia được nêu như sau:

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗnhợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa,

củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm

Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của cácloại nguyên liệu chủ yếu gồm mạc nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoahoublon), nước

Tóm lại, rượu và bia là những loại đồ uống có cồn phổ biến, được sản xuất từ nguyênliệu tự nhiên thông qua quá trình lên men, và có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe cộng đồngcũng như các vấn đề xã hội liên quan

1.2 Khái niệm nghiện rượu bia.

Căn cứ theo khoản 6, Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 Nghiện rượubia là biểu hiện của việc lệ thuộc vào rượu bia mà biểu hiện đặc trưng của người nghiệnrượu bia như là thường xuyên thèm uống, lượng uống nhiều và có thể tăng theo thời gian,không thể kiểm soát lượng uống hay ngừng uống được Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thếgiới, nghiện rượu bia là nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên đồ uống có cồn, hìnhthành thói quen, gây rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sứckhỏe Như vậy, nếu uống rượu với số lượng lớn trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nghiệnrượu.Để xác định người có nghiện rượu bia hay không thì ngày nay hầu hết các tác giả sửdụng tiêu chuẩn như: Uống rượu bia hàng ngày trong khoảng từ 10 năm trở lên hoặc mỗingày uống từ 300ml rượu bia 40 độ cồn đổ lên

Tóm lại, nghiện rượu bia là tình trạng phụ thuộc vào rượu bia, mà đặc trưng là bởi việcthèm uống thường xuyên, lượng uống tăng dần theo thời gian và không thể kiểm soát hayngừng uống được Nghiện rượu bia gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tâm lý và xã hội, baogồm rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng

Trang 8

1.3 Khái niệm sức khỏe.

Theo Nguyễn Thế Tình (2017) sức khỏe là trạng thái mà ở đó cơ thể không bị bệnh tật,tinh thần được thoải mái và thư giãn, khỏe mạnh về mặt thể chất, có khả năng phản ứng linhhoạt với môi trường xung quanh, duy trì sức lao động và thành quả lao động của mình.Cũng theo nhà nghiên cứu Võ Thị Kiều Mi (2017) Sức khỏe là sự thể hiện thoải mái về bamặt gồm thể chất, tinh thần và xã hội

Tóm lại sức khỏe là thể chất khỏe mạnh, không bị bệnh tật, tinh thần được thoải mái, thưgiãn, không bị căng thẳng, có những mối quan hệ xã hội lành mạnh

1.4 Ảnh hưởng và hậu quả của nghiện rượu bia.

Ở Việt Nam, bệnh lý tâm thần do rượu trước đây rất hiếm Trong những năm gần đây,loạn thần do rượu ngày càng nhiều Tại Bệnh viện Đa khoa Việt Tiệp, Hải Phòng, tỷ lệ bệnhnhân (BN) điều trị bệnh do rượu tăng từ 0,29% (2001) lên 0,46% (2004) trên tổng số BN.Tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, trong 5 năm (1997 - 2001) số BN loạn thần do rượu nhậpviện qua các năm ngày càng tăng

Nguyễn Thị Dụ (2005) nghiên cứu 282 bệnh nhân nghiện rượu vào khoa cấp cứu, chốngđộc và điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho thấy BN nghiện rượu thường vào khoa hồisức, cấp cứu vì giãn vỡ tĩnh mạch thực quản (26,2%), hôn mê gan (12,4%), tai biến mạchnão (12,4%)

Hiện nay, việc sử dụng rượu bia đang dần dần trở thành một trong những thói quen trongcuộc sống hằng ngày của con người, đặc biệt điều đó được thể hiện rõ nhất là ở nam giới.Mặc dù, rượu bia tạo ra sự gắn kết trong giao tiếp xã hội cũng như trong các cuộc gặp gỡhằng ngày Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia quá nhiều đến mức không thể kiểm soát được

đã gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người , ngoài ra cònảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, lãng phí tiền bạc, thời gian và ảnh hưởng đến sựphát triển của cả cộng đồng Điều đầu tiên do rượu bia mang lại mà chúng ta thấy rõ nhấtchính là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Theo Lý Trần Tình, & Lê Anh Tuân.(2006) Đánh giá tác hại của rượu trên các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội ở những người trên

15 tuổi sinh sống tại Hà Nội Tạp chí Y học Việt Nam Cho thấy các tác hại của rượu đối với

cơ thể Nghiên cứu trên 369 người cho ra kết quả sau:

Trang 9

- Các bệnh lý về gan: 10,03% đối tượng (37 người), lạm dụng rượu, nghiện rượu bị xơgan và 17,34% (64 người) mắc chứng viêm gan, trong đó hầu hết là viêm gan mạn tính, gannhiễm mỡ: (21 người = 5,69%)

- Bệnh lý cơ quan tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng chiếm 150 người (40,65%); viêm tụy:

11 người (2,98%); trĩ: 64 người (17,34%) Theo Nguyễn Hữu Kỳ (1994), bệnh lý dạ dày tátràng chiếm 16,7% đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu 2,98% đối tượng lạm dụng rượu,nghiện rượu bị viêm tụy mạn tính Nguyễn Thị Dụ (2005) đưa ra tỷ lệ viêm tụy cao (5,3%)đối với đối tượng nghiện rượu và lạm dụng rượu

- Bệnh lý tim mạch, thần kinh: Rối loạn nhịp tim: 21 (5,69%); tai biến mạch máu não: 16(4,34%); mạch vành: 11 (2,98%); run: 203 (55,01%) Cao huyết áp chiếm tỷ lệ đáng kểtrong những đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu (155 người = 42,01%) Sidney Bloch(2000) cho rằng tăng huyết áp gặp ở 30% đối tượng lạm dụng rượu Trong 369 đối tượnglạm dụng rượu, nghiện rượu, chúng tôi phát hiện 5,69% loạn nhịp tim (21 người), bệnhmạch vành chiếm 2,98% (11 người) Lý Anh Tuấn (1994): rối loạn nhịp tim gặp 9,8% cáctrường hợp lạm dụng rượu, 4,34% đối tượng nghiện rượu bị tai biến mạch não, thấp hơn tỷ

lệ 12,4% BN nghiện rượu bị tai biến do Nguyễn Thị Dụ (2005) đưa ra Ngoài ra, còn 203người (55,01%) bị run

- Rối loạn nội tiết, chuyển hóa: 36,31% (134/369) đối tượng lạm dụng rượu, nghiệnrượu bị suy giảm tình dục và 4,34% bị bệnh đái tháo đường

- Các rối loạn về hóa sinh: Nồng độ axit uric trong máu > 360 mmol/l: 70 người(18,97%); < 360 mmol/l: 299 người (81,03%)

Theo nhiều nhà khoa học, ở người nghiện rượu mạn tính, quá trình phân hủy ATP tăngtại gan, làm tăng tạo urat, đồng thời tăng axit lactic máu dẫn đến cạnh tranh, làm giảmbài

tiết axit uric ở ống lượn gần, từ đó làm tăng lượng axit uric huyết Nghiên cứu của chúngtôi phát hiện 18,97% đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu tăng axit uric

- Các bệnh lý tâm thần: Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng rất thường gặp ở những đốitượng lạm dụng rượu, đặc biệt là nghiện rượu (77,78%), cao hơn của Lý Anh Tuấn (1994)chỉ có 61,3% rối loạn giấc ngủ Phạm Quang Lịch (2003) cho rằng 70% bệnh nhân nghiệnrượu bị rối loạn giấc ngủ Còn theo nghiên cứu này: 27,64% người nghiện rượu bị trầm

Trang 10

cảm; 17,34% đối tượng nghiện rượu có biểu hiện lo âu 11,65% ảo giác; 7,32% hoangtưởng

Ngoài ra việc nghiện rượu bia còn gây ra tác hại lớn đối với xã hội: Bạo hành chiếm17,34% trường hợp và đã có 4,34% đối tượng vì lạm dụng rượu, nghiện rượu dẫn đến giađình ly hôn 36,31% đối tượng lạm dụng rượu, nghiện rượu bị tai nạn giao thông 0,03% đốitượng nghiện rượu bị tai nạn lao động Mâu thuẫn, xung đột vợ chồng: 91 (24,66%); khônggiáo dục được con cái: 21 (5,69%); tăng chi phí khám chữa bệnh: 171 (46,34%); ảnh hưởngkinh tế gia đình: 134 (36,31%); mất khả năng lao động: 187 (50,68%); lối sống bê tha: 107(29%); tệ nạn xã hội: 32 (8,67%)

Tóm lại, việc lạm dụng rượu bia quá nhiều đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng để lại nhữnghậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu dài không chỉ ở nam giới mà còn cho cả gia đình vàtoàn xã hội Để từ một xã hội hướng đến sự phát triển toàn diện thì việc hạn chế tiêu thụrượu bia và nâng cao ý thức trách nhiệm ở mỗi con người là điều rất cần thiết, cần phải đượcquan tâm chú trọng nhiều hơn để góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững và tiến bộ của

Theo BSCK II Tạc Văn Nam (2014) trong nghiên cứu "Thực trạng sử dụng, kiến thức

và thái độ của người uống rượu, bia tại thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn" Đãtiến hành nghiên cứu bằng phương mô tả cắt ngang trên 400 đối tượng sử dụng rượu bia.Kết quả cho thấy có tới 25% số đối tượng lạm dụng rượu bia Tỷ lệ đối tượng có anh/em traiđang sử dụng rượu chiếm 37,8%, tiếp đó là bố (35,8%) Lý do chủ yếu dẫn đến uống rượubia nhiều nhất là khi gặp bạn bè/người thân/khách chiếm 82% Tỷ lệ đối tượng có thời gian

sử dụng rượu bia từ 5 - 10 năm chiếm 29,25%; dưới 5 năm là 26,25%; 11- 20 năm là

Trang 11

25,25%, trên 20 năm là 19,0% Thái độ đối với việc bỏ rượu bia, 60% đối tượng cho rằng cóthể bỏ được rượu bia Trong khi đó 23,25% cho rằng không bỏ được 100% các đối tượngnghiên cứu đều cho rằng lạm dụng rượu bia (khi say rượu) có thể sẽ gây tai nạn khi tham giagiao thông và ảnh hưởng đến sức khỏe; gây mất trật tự an ninh là 57,3%; ảnh hưởng hạnhphúc gia đình chiếm 48,8%; Các đối tượng nghiên cứu đều nêu được các loại bệnh tật có thểmắc khi lạm dụng rượu bia, lần lượt là: Bệnh gan mật chiếm 80%; bệnh tim mạch 70%,nguy cơ tử vong 67,5% Chỉ có 21,3% đối tượng muốn bỏ ngay; vẫn có 27,3% cho rằngkhông muốn bỏ; 22,2% cho rằng sẽ bỏ nhưng không phải lúc này; lưỡng lự là 15,8%, …Còn theo Lâm Văn Minh, Lê Thị Phương Ngân, Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị NgọcPhương (2024) trong nghiên cứu "Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên Trường Cao đẳng

y khoa Phạm Ngọc Thạch" đã tiến hành mô tả cắt ngang 483 sinh viên chính quy đang theohọc tại trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại TPHCM. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinhviên sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua là 75.98%, trong đó sinh viên có mức độ sử dụngrượu bia nguy cơ thấp là 86%; mức có nguy cơ là 11%; mức có hại là 1%; mức nghiện phụthuộc là 2% Tỷ lệ số sinh viên lạm dụng rượu bia là 86%

Cuối cùng, theo Mai Anh Dào (2023) trong "Nguy cơ sức khỏe do sử dụng rượu bia vàyếu tố liên quan với người cao tuổi tại địa bàn Thành phố Nam Định" đã tiến hành nghiêncứu trên 461 người cao tuổi đã từng uống rượu bia, xác định mức độ nguy cơ sức khoẻ do sửdụng rượu bia bằng bộ công cụ AUDIT. Kết quả: Người cao tuổi uống rượu bia nhóm tuổi

60 - 80 chiếm 65,3%, nam giới 52,3%, trình độ THCS trở xuống 62,3%, sống riêng mộtmình 85%. Lượng đơn vị cồn trung bình/lần, uống 1 đơn vị bia 70,4%; uống 2-3 đơn vịrượu mạnh 25,9% Uống ≥ 6 đơn vị rượu nhẹ 15,8% và rượu mạnh là 4,9%. Tần suất trên

01 lần/năm, ít hơn 01 lần/tháng và uống rượu nhẹ 46,4%, rượu mạnh 44,0% Sử dụng hàngngày rượu mạnh 2,6% và bia 2,4%. Người cao tuổi uống rượu bia mức có hại 23,7% và nam17,4% Mức độ lệ thuộc 11,0% và nam 9,1%

Tóm lại, các nghiên cứu gần đây cho thấy thực trạng sử dụng rượu bia tại nhiều đốitượng khác nhau, từ người ở độ tuổi vị thành niên, học sinh, sinh viên đến người trưởngthành, người cao tuổi, đang trở thành một vấn đề đáng báo động, với tỷ lệ lạm dụng và sửdụng rượu bia ở mức có hại ngày càng cao Mặc dù nhận thức về tác hại của rượu bia đối vớisức khỏe đã được nâng cao, nhưng thói quen tiêu thụ rượu bia vẫn rất phổ biến, đặc biệttrong các tình huống xã hội Điều này yêu cầu cần có các chiến lược can thiệp mạnh mẽ

Trang 12

hơn, từ việc nâng cao nhận thức cộng đồng đến việc áp dụng các chính sách và chương trìnhgiáo dục để giảm thiểu mức độ sử dụng rượu bia, hạn chế các tác hại sức khỏe và xã hội liênquan đến việc lạm dụng rượu bia.

2.2 Nguyên nhân của việc nghiện rượu bia.

2.2.1 Giới thiệu về nguyên nhân nghiện rượu bia.

Con người đã biết dùng rượu bia làm đồ uống từ rất lâu, và việc này đã trở nên phổ biến

ở nhiều quốc gia và nền văn hóa Ở Việt Nam, cũng như ở một số nền văn minh cổ xưakhác, uống rượu bia thậm chí đã trở thành một hành vi "văn hóa", gắn liền với con ngườitrong cuộc sống hàng ngày, cách ứng xử, lễ nghi và thơ ca Tuy nhiên, hiện nay, việc lạmdụng rượu bia đã trở thành một vấn đề xã hội đáng lo ngại, gây ra nhiều hậu quả cần đượcquan tâm và tìm giải pháp hạn chế Ngoài việc lãng phí tiền bạc và thời gian, lạm dụng rượubia còn gây hại lớn cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, góp phần làm gia tăngbạo lực gia đình và tai nạn giao thông Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những hậu quả nghiêmtrọng của việc lạm dụng rượu bia như: rượu bia là một trong ba nguyên nhân chính gây tainạn giao thông; rượu bia cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực gia đình, ly hôn vàmất an ninh trật tự trong cộng đồng Dựa theo các nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm(2010), Trần Thị Thanh Loan (2012), Đàm Viết Cương và Vũ Minh Hạnh (2006), Bùi HiHân và Dương Minh Tâm (2008) và Đào Huy Khuê năm (2006) Bên cạnh đó, thị trườngrượu bia và mức tiêu thụ rượu bia trong những năm gần đây đang tăng mạnh Theo số liệucủa Tổ chức Y tế Thế giới, lượng cồn tiêu thụ bình quân đầu người (trên 15 tuổi) ở ViệtNam tăng từ 3,8 lít/người năm 2005 lên 6,6 lít/người năm 2010 (WHO, 2014) Theo BộCông Thương (2014), từ năm 2012 đến 2013, tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng từ 2,8 tỷ lít lên 3

tỷ lít, đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á và thứ 3 châu Á về tiêu thụ bia;tiêu thụ rượu cũng tăng từ 63 triệu lít lên gần 68 triệu lít

Các nguyên nhân lạm dụng rượu bia rất đa dạng, bao gồm 4 nhóm chính: văn hóa - lốisống; xã hội; kinh tế; và quản lý, chính sách, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và kháchquan Nếu sắp xếp theo tỷ lệ người dân nhận định, thì 7 nguyên nhân hàng đầu là: Do đờisống người dân khá hơn trước, do quảng cáo rượu bia tràn lan, Uống nhiều rượu bia vì cóviệc vui hay buồn, Uống rượu bia nhiều vì bị ép, bị mời, rượu bia có nhiều trên thị trường,với giá cả đa dạng, do bạn bè rủ rê ,do yếu kém trong quản lý, kiểm soát sản xuất và buônbán rượu bia,… Có những nguyên nhân khách quan, nằm ngoài kiểm soát của người uống

Trang 13

(như: quản lý yếu kém trong sản xuất và buôn bán rượu bia; quảng cáo rượu bia tràn lan;rượu bia có sẵn trên thị trường với nhiều mức giá), và đây là những vấn đề thuộc về quản lýnhà nước và pháp luật Những nguyên nhân còn lại là chủ quan từ người sử dụng rượu bia,khiến họ sa đà, uống quá mức Việc không làm chủ bản thân khi “bạn bè rủ rê nhiều”, bị “épuống, mời uống” trong bàn tiệc, hoặc khi bản thân hay gia đình “có việc vui/buồn” có lẽ lànhững nguyên nhân chính dẫn đến lạm dụng rượu bia hiện nay Mặc dù không nổi bật như 7nguyên nhân đã nêu, nhưng các yếu tố nhận thức có nguồn gốc văn hóa truyền thống đã ănsâu vào tư duy của người dân nông thôn hiện nay, như: uống nhiều rượu bia vì sĩ diện, đểkhẳng định nam tính, để thể hiện sự thân thiết, và để tìm cảm giác thoát ly khỏi cuộc sốnghiện tại Những nhận thức truyền thống này đang được duy trì trong các cộng đồng nôngthôn và góp phần gia tăng tình trạng lạm dụng rượu bia nghiêm trọng hiện nay.

Dựa trên số liệu điều tra năm 2005 do Viện Chiến lược và Chính sách Y tế thực hiện,Đàm Viết Cương và Vũ Minh Hạnh (2006) phân tích rằng lý do sử dụng rượu bia quá mứcchủ yếu là do tác động của bạn bè và tâm trạng hứng khởi của người sử dụng, với tỷ lệ37,2% và 24,5% đối với rượu, và 20,2% và 14,7% đối với bia Kết quả này một lần nữachứng tỏ ảnh hưởng của giao tiếp xã hội đối với việc lạm dụng rượu bia Lý do uống rượubia lần đầu cũng như những lần sau là vì muốn giao tiếp Một nghiên cứu cho thấy, học sinhthường uống rượu bia với bạn bè, uống với bạn bè trong lớp chiếm 41,6%, và với bạn bèngoài lớp chiếm 44,9% (Bùi Thị Hy Hân, 2008) Có thể học sinh uống rượu bia để hòa nhậpvới người khác, để được bạn bè công nhận và để thể hiện các hành vi người lớn mà họ mongmuốn Tập quán phổ biến ở Việt Nam là thường dùng rượu bia để ăn mừng các sự kiện hoặccác ngày lễ lớn trong năm Do đó, phong tục tập quán và bối cảnh xã hội cũng góp phần tạo

ra thói quen uống rượu bia trong thanh thiếu niên Báo cáo của Nguyễn Thanh Liêm (2010)

về tình hình lạm dụng rượu bia của thanh thiếu niên cho thấy sự lôi kéo của bạn bè đượcxem xét từ cả góc độ tiêu cực (bạn bè rủ rê hoặc ép uống rượu bia) và tích cực (bạn bè độngviên tránh sử dụng rượu bia) Khoảng một phần tư thanh thiếu niên bị bạn bè rủ rê hoặc épuống rượu bia, và ba phần tư được bạn bè động viên tránh xa rượu bia Cả hai tỷ lệ này đều

có xu hướng tăng lên giữa hai cuộc khảo sát, đặc biệt là sự rủ rê hay ép buộc của bạn bè Sosánh nam và nữ cho thấy chủ yếu chỉ có thanh thiếu niên nam bị rủ rê hoặc ép buộc uốngrượu bia, trong khi nữ lại được động viên tránh nhiều hơn Năm 2009, gần một nửa (44%)thanh thiếu niên nam bị rủ rê hoặc ép buộc uống rượu bia, trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ là 5%

Trang 14

Ngược lại, 83% thanh thiếu niên nữ được động viên tránh xa rượu bia, trong khi tỷ lệ này ởnam là 67%.

Thực trạng sử dụng rượu bia của thanh thiếu niên hiện nay cho thấy, ngày càng nhiềuthanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận rượu bia hơn Những lý do chính khiến thanh thiếu niênlạm dụng rượu bia là do ảnh hưởng của bạn bè, tập quán, chuẩn mực văn hóa, nhu cầu giaotiếp, và sự phát triển tràn lan của thị trường rượu bia (Trần Thị Thanh Loan, 2012) Nghiêncứu của An Thanh Ly (2012) cũng chỉ ra rằng nam giới sử dụng rượu để thể hiện mình làngười mạnh mẽ và biết cư xử Những mối quan hệ xã hội rộng, sự hỗ trợ nguồn lực, khảnăng giao tiếp và ứng xử xã hội, cùng sự mạnh mẽ mà nam giới có và chứng minh qua việcuống rượu giúp họ trở thành người đàn ông thành công và có uy tín Nói cách khác, namgiới đã sử dụng vốn thân thể của mình để đạt được các nguồn vốn khác Những nam giới cóđiều kiện kinh tế hoặc vốn văn hóa có nhiều lựa chọn khác ngoài việc uống rượu để gia tăngvốn xã hội và biểu tượng Tuy nhiên, đa số nam giới ở khu vực nghiên cứu đều uống rượubất kể nguồn vốn kinh tế và trình độ học vấn Chính quan niệm về nam tính đã thúc đẩy namgiới uống rượu quá mức

Mời rượu có tính văn hóa và nằm trong hệ thống các khuôn mẫu ứng xử truyền thốngcủa người Việt Tuy nhiên, khi được duy trì đến hiện nay, trong hầu hết trường hợp, nó đãbiến tướng thành ép rượu, làm cho người uống rượu bia quá mức và không kiểm soát Từ xaxưa, trong đời sống xã hội nước ta đã có tục mời rượu Mời rượu là khuôn mẫu ứng xử trởthành bắt buộc trong các giao lưu tiệc tùng, thể hiện sự tôn trọng, quý mến đối với ngườiđược mời Ngoài ra, còn có tục thưởng rượu và phạt rượu Thưởng rượu là dùng rượu tượngtrưng cho giá trị ban thưởng về một chiến công hay việc tốt đã thực hiện, thường do ngườibậc trên hay lãnh đạo cộng đồng ban thưởng Phạt rượu cũng là một kiểu ứng xử nhằm điềuhòa các mối quan hệ xã hội để trở nên vui vẻ, đoàn kết hơn Phạt rượu là dùng việc uốngrượu để người có lỗi tỏ ra nhận lỗi và được tha thứ Mời rượu, thưởng rượu, phạt rượu vì vậy

có tính văn hóa và nằm trong hệ thống khuôn mẫu ứng xử truyền thống có ý nghĩa trongcộng đồng xã hội Tuy nhiên, những điều tốt đẹp đó trong đời sống xã hội hiện nay, ở rấtnhiều trường hợp, đã bị biến tướng, trở thành tiêu cực, đó chính là hiện tượng “cố ép rượu,

cố mời rượu” Việc cố ép rượu, mời rượu trong đời sống cộng đồng hiện nay là hiện tượngrất phổ biến Tại địa bàn khảo sát, từ các đám hiếu hỷ, việc nhà, việc làng, từ tiệc tùng đốinội đến đối ngoại đều diễn ra hiện tượng “ép mời, ép uống” Vì vậy, ở hầu hết các cuộc rượu

đó đều có hiện tượng lạm dụng rượu bia và có người say rượu

Trang 15

2.2.2 Kết luận về nguyên nhân nghiện rượu bia.

Các bằng chứng và phân tích đã cho thấy nguyên nhân của tình trạng lạm dụng rượu bianghiêm trọng hiện nay bao trùm nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, từ kinh tế, xã hội, vănhóa đến pháp luật và quản lý Trong đó, có những nguyên nhân sâu xa từ phong tục tập quáncủa lối sống văn hóa truyền thống khi coi rượu bia như một phần tất yếu của giao tiếp xãhội, như một giá trị trong cuộc sống hàng ngày Cũng có những nguyên nhân từ đời sống xãhội với những biến đổi thường ngày tác động đến những vui buồn trong cuộc sống ngườidân, dẫn dắt họ đến với rượu bia như một sự chia sẻ, như một cách giải thoát khỏi thực tại.Những nguyên nhân quan trọng khác xuất phát từ lĩnh vực pháp luật và quản lý về sản xuất,lưu thông rượu bia còn yếu kém và nhiều bất cập hiện nay Điều này bao gồm cả việc tuyêntruyền, quảng cáo rượu bia không được kiểm soát, đã gây ra những tác hại nhất định trongđời sống xã hội Ngoài ra, kết quả cũng gợi ý rằng nguyên nhân cơ bản của lạm dụng rượubia hiện nay là từ yếu tố kinh tế Cụ thể, sau khi đời sống người dân được nâng cao từ quátrình đổi mới, các nhóm xã hội dễ dàng tiếp cận và sử dụng nhiều loại rượu bia luôn có sẵntrên thị trường

Từ các yếu tố chủ quan, có thể nói tình trạng “uống rượu bia nhiều vì bị ép, bị mời” cũng

là một nguyên nhân cơ bản của tình trạng lạm dụng rượu bia đang phổ biến trong xã hội.Ngoài ra, các nguyên nhân từ giao tiếp xã hội, phong tục tập quán và những nhận thức giátrị truyền thống tiếp tục góp phần làm cho tình trạng lạm dụng rượu bia ngày càng phát triển

và lan rộng Vì vậy, hoạt động phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia trong bối cảnhkinh tế xã hội hiện nay sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nếu không có những giảipháp quyết liệt và hiệu quả hơn, mà trước hết cần có một bộ luật riêng về phòng chống lạmdụng rượu bia

3 Giải pháp.

Theo Ths Vũ Thúy Nga (2019) trong nghiên cứu “những nội dung cơ bản của luậtphòng, chống tác hại của rượu, bia” Các chính sách của Nhà nước trong phòng, chống táchại của rượu, bia gồm: (1) Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu,bia; (2) Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cậncủa rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thựchiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên,thanh niên, phụ nữ mang thai; (3) Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của

Ngày đăng: 16/01/2025, 21:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w