1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên Đề tài Ảnh hưởng của mạng xã hội tới Định hướng nghề nghiệp của sinh viên hà nội

43 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Mạng Xã Hội Tới Định Hướng Nghề Nghiệp Của Sinh Viên Hà Nội
Tác giả Vũ Thị Hồng Minh, Đỗ Thị Uyển My, Nguyễn Phương Ngân, Vũ Minh Ngọc, Nguyễn Thái Sơn, Trịnh Thị Khánh Linh, Vũ Hoàng Hải My, Hoàng Ngọc Bảo Trâm
Người hướng dẫn Ngô Thị Như
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI Giảng viê

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Như Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

Nhóm: 07

Trang 2

Hà Nội, tháng 1 năm 2024

Trang 3

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾTNGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ

NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện:

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Khách thể nghiên cứu

5 Mục tiêu nghiên cứu

6 Phạm vi nghiên cứu

7 Mẫu khảo sát

8 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Nền tảng Mạng xã hội

1.1.1 Các nền tảng Mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam

1.1.2 Ưu, nhược điểm của các nền tảng Mạng xã hội

1.2 Định hướng nghề nghiệp

1.2.1 Khái niệm định hướng nghề nghiệp

1.2.2 Ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về định hướng nghề nghiệp

2.1.1 Điểm mạnh trong nhận thức của sinh viên về định hướng nghề nghiệp

2.1.2 Hạn chế trong nhận thức của sinh viên về định hướng nghề nghiệp

2.2 Ảnh hưởng tích cực của những nội dung hướng nghiệp trên Mạng xã hội đến việc hướng nghiệp của sinh viên Hà Nội

2.2.1 Tiếp nhận thông tin định hướng nghề nghiệp hiệu quả

2.2.2 Phát hiện xu hướng nghề nghiệp và tạo động lực phát triển bản thân

2.2.3 Quan điểm nghề nghiệp

2.2.4 Khám phá ngành nghề mới

2.3 Ảnh hưởng tiêu cực của những nội dung hướng nghiệp trên Mạng xã hội đến việc hướng nghiệp của sinh viên Hà Nội

2.3.1 Sự nhiễu loạn trong định hướng nghề nghiệp

2.3.2 Rủi ro khi lựa chọn nghề nghiệp

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ HƯỚNG NGHIỆP HIỆU QUẢ

3.1 Biện pháp dành cho sinh viên

3.1.1 Xác định mục tiêu định hướng nghề nghiệp

Trang 5

3.1.2 Lựa chọn những kênh Mạng xã hội uy tín

3.1.3 Khai thác nội dung định hướng nghề nghiệp hiệu quả

3.1.4 Sử dụng Mạng xã hội để nắm bắt cơ hội việc làm

3.2 Biện pháp dành cho nhà sáng tạo nội dung

3.2.1 Nắm bắt xu hướng nghề nghiệp

3.2.2 Xác định đối tượng mục tiêu

3.3 Biện pháp dành cho doanh nghiệp

3.3.1 Tạo đối tác với nền tảng

3.3.2 Thiết lập chương trình khuyến khích nhân tài và đào tạo

3.3.3 Tạo kênh Mạng xã hội của doanh nghiệp

3.4 Biện pháp dành cho Chính phủ

3.4.1 Siết chặt và bổ sung một số điều luật để đảm bảo an toàn không gian mạng

3.4.2 Hợp tác với nền tảng Mạng xã hội

3.4.3 Khuyến khích nghiên cứu và phân tích

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ngô Thị Như đã dành thời gian,

tâm huyết để đồng hành, hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình định hướng bài nghiên cứu, để

nhóm hoàn thiện được nội dung của đề tài: “Ảnh hưởng của Mạng xã hội tới định hướng

nghề nghiệp của sinh viên Hà Nội” Nhóm cũng xin cảm ơn Khoa Kinh tế Quốc tế, Học

viện Ngoại giao đã hết lòng ủng hộ và tạo động lực, giúp cho bài nghiên cứu nhanh chóngđược hoàn thành Dù nhóm đã dành nhiều sự nỗ lực để thực hiện đề tài nghiên cứu này, songchắc chắn đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót cả về mặt hình thức lẫnchuyên môn Chính vì thế, nhóm luôn mong chờ những ý kiến đóng góp Mạng tính xâydựng từ cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện và chỉnh chu hơn.   

       Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, công nghệ ngày càng xuất hiệnthường xuyên ở mọi khía cạnh của đời sống con người, từ học tập, làm việc cho tới cảgiải trí Trong đó, Mạng xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong thời đại đó Nókhông chỉ phục vụ việc giải trí mà còn cả nghiên cứu, học tập và tìm kiếm cơ hội việclàm Mạng xã hội có một ảnh hưởng không hề nhỏ đối với người dân nói chung vàsinh viên nói riêng, đặc biệt là các bạn ở độ tuổi từ 18-25 Trong khi đó, ngày càng cónhiều những người nổi tiếng có thể tạo ra được ảnh hưởng đối với giới trẻ thông quacác trang Mạng như Facebook, Instagram hay Tiktok Hiểu được điều đó, cùng vớithực trạng các bạn học sinh cuối cấp không biết lựa chọn ngành học nào dẫn tới thấtnghiệp hoặc phải làm trái ngành sau khi ra trường có xu hướng gia tăng đáng kể trongnhững năm gần đây, nhóm quyết định thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của Mạng xã hộiđến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Hà Nội” để có thể đưa ra những giải phápgiúp cho công tác hướng nghiệp và lựa chọn ngành học trở nên hiệu quả hơn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hướng nghiệp là một chủ đề quen thuộc của các nghiên cứu trong khoảng 5-10năm trở lại đây Các nghiên cứu về hướng nghiệp trước đây chủ yếu thu thập dữ liệu

về các ngành học để từ đó đưa những định hướng về ngành nghề phù hợp đối với cácbạn học sinh Những nghiên cứu này đã giúp cho mọi người có thể hình dung mộtcách rõ ràng hơn về ngành nghề mà nhóm định theo đuổi trong tương lai cũng như cơhội và thách thức của nó Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc sống thay đổi liên tục, việcmột ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện tại trở nên lỗi thời trong 3-4 năm tới làmột điều không hề khó hiểu Do đó, đôi khi ngành nghề mà các bạn sinh viên lựa chọn

có thể sẽ không còn phù hợp với các bạn sau khi ra trường Vì vậy, nhóm thực hiệnnghiên cứu này với mong muốn có thể giúp các bạn sinh viên phần nào định hình đượcmong muốn, nhu cầu của bản thân để việc lựa chọn nghề nghiệp không còn là một vấn

đề quá khó khăn

Trang 8

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này khám phá tác động của Mạng xã hội tới định hướng nghềnghiệp của sinh viên tại các trường Đại học tại Hà Nội

4 Khách thể nghiên cứu

Khách thể tham gia nghiên cứu gồm sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội

5 Mục tiêu nghiên cứu

5.1 Đánh giá tác động

Nghiên cứu nhằm làm rõ tác động của các nội dung có liên quan đến hướngnghiệp trên Mạng xã hội đối với sinh viên trong năm 2023 Điều này bao gồm việc tìmhiểu cách thức người trẻ tiếp nhận, tương tác và phản ứng với thông tin qua các thôngtin trên Mạng xã hội

5.2 Hiểu thói quen cập nhật thông tin về hướng nghiệp

Mục tiêu là phân tích và hiểu rõ hơn về thói quen và xu hướng tiêu thụ thông tin

về hướng nghiệp của thế hệ trẻ thông qua Mạng xã hội

5.3 Khám phá tương tác và thảo luận xã hội

Phần nghiên cứu này nhằm khám phá cách thức Mạng xã hội thúc đẩy sự tươngtác và thảo luận trong cộng đồng trực tuyến Nghiên cứu cũng đồng thời đề xuất giảipháp để cải thiện chất lượng tương tác và thông tin được chia sẻ

6 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: năm 2023

- Quy mô nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu, khảo sát được thực hiện trên phạm visinh viên các trường Đại học tại Hà Nội

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên các nền tảng Mạng xã hội

Trang 9

8 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: khảo sát, thống kê số liệu,phân tích văn bản, so sánh, tổng hợp, Trong đó, nhóm nghiên cứu đề tài dự định sẽ

sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, thống kê mô tả cùng đơn giản hóa dữliệu và tổng hợp thông tin nhiều nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Các nền tảng Mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam

Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồngngười sử dụng Mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và traođổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn(forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch

vụ tương tự khác Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bịnhư máy tính, điện thoại,

a Một số Mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Facebook: là Mạng xã hội phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thếgiới Với Facebook người dùng có thể tạo tài khoản bằng cả email, lẫn số điện thoại.Những bài đăng trên Facebook có thể để công khai, hoặc để chế độ bạn bè hoặc giớihạn đối tượng chia sẻ

YouTube: Mạng xã hội này phổ biến trong việc chia sẻ, đăng tải các video vớithời lượng dài, ngắn khác nhau Người dùng có thể tạo các kênh cá nhân hoặc theo dõicác kênh ẩm thực, ca nhạc, học tập…

Instagram: Ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên điện thoại, máy tính.Bạn có thể đăng tải hình ảnh hoặc video lên Instagram và chia sẻ chúng với nhóm bạn

bè, họ có thể xem, bình luận và thích bài viết của bạn

Zalo: Zalo là ứng dụng được phát hành bởi nhà phát hành trong nước là VNGCorporation Trong đó, Zalo có các ứng dụng chính gồm: Gửi file dung lượng cao,không giới hạn; chat (cá nhân và nhóm); tích hợp luôn cả Mạng xã hội; tích hợp muasắm online; nạp tiền điện thoại, thanh toán hoá đơn…

Tiktok: TikTok là Mạng xã hội video âm nhạc được phát hành bởi app tin tứcJinri Toutiao sáng lập năm 2016 tại Trung Quốc, cho phép người dùng tạo ra cácvideo ngắn, chỉnh sửa chúng bằng âm nhạc và các hiệu ứng đặc biệt khác, sau đó chia

sẻ video bằng tài khoản trong chính ứng dụng

4

Trang 11

b Đặc điểm

Mạng xã hội tuy tồn tại dưới nhiều hình mô hình khác nhau nhưng nhìn chungđều có những đặc điểm sau: Mạng xã hội sử dụng trên nền tảng mạng lưới thông tinInternet; Tất cả nội dung trên Mạng xã hội đều do người dùng tự tạo ra, tự chia sẻ; Mỗingười dùng trên Mạng xã hội đều phải tạo tài khoản, hồ sơ riêng; Mạng xã hội sẽ kếtnối tài khoản người dùng đến các tài khoản cá nhân, tổ chức khác thông qua các tàikhoản ảo do người dùng tạo ra

1.1.2 Ưu, nhược điểm của các nền tảng Mạng xã hội

a Ưu điểm:

Khả năng kết nối với tất cả mọi người: chỉ cần có kết nối internet và tài khoảnngười dùng, bạn có thể kết nối với mọi người trên khắp thế giới, ngay cả khi bạnkhông quen biết họ

Nơi để chia sẻ kiến thức và học hỏi từ những người khác: các cộng đồng trênMạng xã hội cho phép chúng ta chia sẻ và tìm kiếm thông tin, học hỏi từ những người

có kiến thức và kinh nghiệm trên các lĩnh vực khác nhau

Nơi xây dựng cộng đồng và giao lưu với những người có chung sở thích: chúng

ta có thể tạo ra các nhóm chuyên môn, các cộng đồng trực tuyến để trao đổi thông tin

và kinh nghiệm

Phương tiện quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp: không chỉ dùng đểđăng tải nội dung, hiện nay các Mạng xã hội còn là công cụ kinh doanh, kiếm tiền.Nhờ vào Mạng xã hội, các doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu và sản phẩm củamình đến một lượng khách hàng tiềm năng lớn

Nơi các doanh nghiệp tương tác và giao tiếp trực tiếp với khách hàng, giúpnâng cao sự tín nhiệm và tạo ra sự tương tác tích cực: Mạng xã hội là nơi mà các nhàsáng tạo nội dung vừa có thể tạo ra sức ảnh hướng lớn cho người xem với đa dạng nộidung, mà vừa có thể tạo ra lợi nhuận

b Nhược điểm:

Lạm dụng thông tin cá nhân: người dùng thường đăng tải thông tin cá nhân trêncác trang web Mạng xã hội mà không đánh giá được mức độ an toàn của nó Nhữngthông tin này có thể bị khai thác và sử dụng bởi các cá nhân hay tổ chức không trungthực, gây ra các hậu quả đáng tiếc

Trang 12

Tình trạng nghiện Mạng xã hội: sử dụng Mạng xã hội có thể kích thích sản sinhdopamine trong não, đây là chất dẫn đến cảm giác phấn khích và hưng phấn NghiệnMạng xã hội có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm lý, ảnh hưởng đến quan hệ xãhội và khả năng tập trung trong công việc.

Tiếp cận nguồn thông tin sai lệch: với khả năng lan truyền nhanh chóng của cácthông tin trên Mạng xã hội, sai lệch nội dung có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sựhiểu biết và quan điểm của người sử dụng

Các vấn đề về tiêu chuẩn đạo đức và văn hóa: một số nội dung trên Mạng xã hộikhông phù hợp với truyền thống đạo đức và giá trị của xã hội Các bình luận tiêu cực,thông tin sai lệch, hình ảnh phản cảm, hoặc các bài đăng về bạo lực có thể ảnh hưởngtiêu cực đến tâm lý và hành vi của người dùng, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên

1.2 Định hướng nghề nghiệp

1.2.1 Khái niệm định hướng nghề nghiệp

Định hướng nghề nghiệp là quá trình nhận biết, khám phá và lựa chọn mộtngành nghề, công việc hoặc sự nghiệp mà một người mong muốn theo đuổi Nó liênquan đến quá trình tìm hiểu về bản thân, khám phá các lĩnh vực nghề nghiệp khácnhau, và xác định mục tiêu nghề nghiệp cụ thể

Từ quan điểm giáo dục học, định hướng nghề nghiệp là một khái niệm giáo dụctoàn diện và liên tục được thiết kế nhằm cung cấp cho các cá nhân ở cấp trung học vớicác thông tin, kinh nghiệm để chuẩn bị cho họ sống và làm việc trong một xã hội, môitrường cần thiết2 Định hướng nghề nghiệp là sự lựa chọn chủ quan của cá nhân đốivới các nghề nghiệp trong xã hội dựa trên hệ thống các giá trị, tính cách, năng lực,nguyện vọng, sở thích, hứng thú của cá nhân về nghề nghiệp nào đó, vừa là quá trình

cá nhân ra quyết định dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu nghề nghiệp, về hệ thống phâncông lao động trong xã hội hiện hành dưới sự tác động của hệ thống các biện pháp tâm

lý, giáo dục phù hợp3

2 Nguyễn Thị Kim Nhung và Lương Thị Thành Vinh (2018) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định

hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tại Nghệ An Tạp chí Giáo dục, 1(432), tr.27-31.

3 Trần Thị Dương Liễu (2014) Định hướng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Tâm lý học ở một số

trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

6

Trang 13

1.2.2 Ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp

Quá trình định hướng nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là việc chọn lựa mộtngành nghề, mà còn là một cuộc hành trình tự khám phá và hiểu biết về chính bản thânmình Việc định hướng nghề nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc đờimỗi con người:

● Xác định mục tiêu, hướng đi, phát triển đam mê: Nó giúp chúng ta khám phá

khả năng và đam mê của mình, từ đó tạo ra một tầm nhìn chiến lược về sự pháttriển cá nhân Đối với mỗi cá nhân, quá trình này không chỉ là bước khởi đầu quantrọng trên hành trình tìm kiếm, theo đuổi và chinh phục ước mơ, mà còn là chìakhóa mở ra những cơ hội trong tương lai

● Giảm thiểu rủi ro nghề nghiệp: Bằng cách chọn đúng ngành nghề và xác định rõ

hướng đi, chúng ta có thể tránh được những tình huống khó khăn, hạn chế các rủi

ro nghề nghiệp trong tương lai như bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khácnhau, những vấn đề tâm lý Điều này giúp xây dựng một lối sống chắc chắn vàđáng tin cậy, tạo ra một nền tảng vững chắc để phát triển bản thân

● Tạo sự cân bằng và hài hòa: Định hướng nghề nghiệp giúp chúng ta tìm ra sự

cân bằng, hài hòa giữa công việc và cuộc sống Khi làm việc trong lĩnh vực màbản thân yêu thích, đam mê, chúng ta có thể tận hưởng công việc và cả cuộc sốngngoài giờ làm việc

● Đối với kinh tế quốc gia: Việc định hướng nghiệp giúp đất nước sử dụng hợp lý

tiềm năng lao động trẻ tuổi, phân luồng nhân lực của xã hội Nếu những người trẻđược tổ chức, hướng dẫn đi vào thị trường lao động một cách khoa học và đáp ứngđược yêu cầu của phân công lao động xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng caonăng suất lao động xã hội, chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao

● Giảm thiểu thời gian và công sức lãng phí: Khi có định hướng nghề nghiệp

chính xác, người trẻ có thể tập trung phát triển kỹ năng và kiến thức cho ngànhnghề mong muốn, giúp giảm thiểu thời gian và công sức lãng phí cho việc thửnghiệm và chuyển đổi giữa các ngành nghề khác nhau

Tóm lại, định hướng nghề nghiệp được xem là một trong những yếu tố quantrọng nhất quyết định đến thành công trong tương lai Khi có định hướng đúng đắn,mỗi cá nhân có cơ hội tối đa hóa tiềm năng của mình, tiếp cận được công việc phù hợp

Trang 14

với khả năng và sở thích Điều này không chỉ xây dựng địa vị trong xã hội mà còn tạo

ra sự công nhận và tôn trọng từ cộng đồng, từng bước mở ra những cánh cửa mới trongcuộc sống và sự nghiệp

8

Trang 15

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

HÀ NỘI2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên về định hướng nghề nghiệp

2.1.1 Điểm mạnh trong nhận thức của sinh viên về định hướng nghề

nghiệp

Trong bối cảnh xã hội phát triển năng động và đa dạng như hiện nay, việc địnhhướng nghề nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sinh viên Thông qua quátrình khảo sát và lấy ý kiến sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể nhận thấysinh viên ngày nay đã có những nhận thức tích cực trong việc tìm hiểu, lựa chọn nghềnghiệp tương lai

Trước hết, đa số sinh viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc định hướngnghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Họ hiểu rằng việc lựa chọn mộtnghề nghiệp phù hợp không chỉ đảm bảo cho công việc sau này mà còn ảnh hưởngtrực tiếp tới chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của bản thân Nhận thứcnày giúp sinh viên chủ động tìm hiểu thông tin về các ngành nghề, suy nghĩ nghiêmtúc về đam mê, sở thích, năng lực của bản thân và xu hướng thị trường lao động trướckhi đưa ra quyết định chọn ngành học và nghề nghiệp Bên cạnh đó nhiều bạn trẻ cũngthể hiện sự nhạy bén trong việc tận dụng các nguồn thông tin và công cụ hỗ trợ đểtrang bị kiến thức về thế giới nghề nghiệp Sinh viên cũng tích cực tham khảo ý kiến

tư vấn từ thầy cô, gia đình và những người đi trước, qua đó có cái nhìn toàn diện vàthực tế hơn để cân nhắc và quyết định hướng đi của bản thân Theo kết quả khảo sát,90,9% sinh viên cho biết đã từng nghe đến khái niệm "Hướng nghiệp/định hướngnghề nghiệp” Điều này cho thấy đa số sinh viên đã có nhận thức và quan tâm đến vấn

đề định hướng nghề nghiệp

Trang 16

Sinh viên tiếp cận thông tin về định hướng nghề nghiệp từ nhiều nguồn khácnhau như trường học (25%), hội thảo (25%), mạng xã hội (12,5%), nơi làm thêm(12,5%) và người thân (12,5%) Sự đa dạng trong các kênh tiếp cận thông tin giúp sinhviên có cái nhìn toàn diện hơn về thế giới nghề nghiệp 36,4% sinh viên cho biết mìnhthường xuyên tham gia các buổi hội thảo do doanh nghiệp tổ chức liên quan đến cácvấn đề việc làm được chia sẻ trên mạng xã hội Điều này thể hiện sự chủ động của sinhviên trong việc tìm kiếm cơ hội học hỏi, mở rộng mạng lưới và thu thập thông tin hữuích cho định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Một điểm sáng nữa trong nhận thức của sinh viên hiện đại là sự cởi mở và linhhoạt khi tiếp cận với sự thay đổi của thị trường lao động Thay vì chỉ thu hẹp định

10

Trang 17

hướng nghề nghiệp vào một số ngành truyền thống, nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn khámphá những lĩnh vực mới, đón đầu các xu hướng việc làm trong tương lai Điều này chothấy tư duy năng động, sẵn sàng đương đầu với thử thách và kiên định theo đuổi đam

mê của thế hệ sinh viên hiện nay Ngoài ra, sinh viên chú trọng trau dồi kiến thứcchuyên môn song song với việc rèn luyện kỹ năng mềm và phát triển các phẩm chất cánhân Sự chủ động tìm kiếm cơ hội thực tập và làm việc bán thời gian cũng là mộtđiểm cộng đáng ghi nhận của sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp Việc

đi thực tập hoặc làm thêm trong lĩnh vực ngành nghề mà mình hướng tới là cơ hội giúpsinh viên kiểm chứng lại năng lực, sở trường của bản thân, từ đó điều chỉnh và hoànthiện định hướng nghề nghiệp một cách phù hợp hơn

Với những điểm mạnh nêu trên, có thể thấy rằng sinh viên ngày nay đã có sựtrưởng thành và tích cực trong tư duy về nghề nghiệp tương lai Họ không ngừng traudồi kiến thức, rèn luyện bản thân và tìm kiếm cơ hội để khám phá tiềm năng và theođuổi đam mê

2.1.2 Hạn chế trong nhận thức của sinh viên về định hướng nghề nghiệp

Bên cạnh những điểm mạnh và sự tiến bộ trong nhận thức về định hướng nghềnghiệp, không thể phủ nhận rằng vẫn còn không ít sinh viên gặp phải những hạn chế

và khó khăn trong quá trình tìm kiếm hướng đi cho tương lai của mình

Một trong những hạn chế phổ biến là việc thiếu nhận thức rõ ràng về mục tiêu,giá trị cốt lõi và khả năng cá nhân khiến cho việc định hướng nghề nghiệp trở nên khókhăn và thiếu cơ sở Áp lực từ gia đình và định kiến xã hội cũng là những rào cản lớnđối với sinh viên trong quá trình định hướng nghề nghiệp Kết quả là, không ít bạn trẻlựa chọn ngành học và công việc một cách tình cờ, dựa trên cảm tính hoặc xu hướngchung của xã hội mà chưa thực sự cân nhắc kỹ lưỡng Hơn nữa sự thiếu thông tin vàhiểu biết về thị trường lao động cũng như sự phát triển của các ngành nghề trongtương lai Nhiều bạn trẻ chỉ tập trung vào việc học tập trên giảng đường mà chưa chủđộng tìm hiểu, cập nhật về xu hướng việc làm, nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu kỹ năngcủa nghề nghiệp mà mình hướng tới Việc thiếu kiến thức toàn diện về môi trường làmviệc thực tế và cơ hội thăng tiến trong nghề khiến sinh viên gặp khó khăn trong việcxác định mục tiêu và lộ trình phát triển sự nghiệp dài hạn Một hạn chế đáng lưu ýkhác là sự thiếu chủ động và kiên trì của sinh viên trong việc theo đuổi định hướng

Trang 18

nghề nghiệp Sự thiếu bền bỉ, không dám đương đầu với thách thức và sợ hãi trước áplực cạnh tranh khiến cho việc hiện thực hóa ước mơ nghề nghiệp của sinh viên trở nênkhó khăn hơn bao giờ hết.

Cụ thể các vấn đề hạn chế trên được thể hiện qua số liệu như sau: Mặc dù87,5% sinh viên đã nghe về khái niệm "Hướng nghiệp/định hướng nghề nghiệp", vẫncòn 12,5% sinh viên chưa biết đến khái niệm này Điều đó cho thấy vẫn còn một bộphận sinh viên chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin và nhận thức về tầm quan trọngcủa định hướng nghề nghiệp Chỉ có 12,5% sinh viên biết đến khái niệm "Hướngnghiệp/định hướng nghề nghiệp" thông qua mạng xã hội Con số này tương đối thấp

so với các nguồn thông tin khác như trường học hay hội thảo Điều này có thể là dosinh viên chưa tận dụng hiệu quả các nền tảng mạng xã hội để tìm kiếm và tiếp cận cácnội dung hữu ích liên quan đến định hướng nghề nghiệp 62,5% sinh viên cho biếtkhông thường xuyên tham gia các buổi hội thảo do doanh nghiệp tổ chức liên quanđến các vấn đề việc làm được chia sẻ trên mạng xã hội Việc không tích cực tham giacác sự kiện này có thể khiến sinh viên bỏ lỡ cơ hội tiếp cận thông tin mới, giao lưu vàhọc hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình quan tâm

2.2 Ảnh hưởng tích cực của những nội dung hướng nghiệp trên Mạng xã hội đến việc hướng nghiệp của sinh viên Hà Nội

2.2.1 Tiếp nhận thông tin định hướng nghề nghiệp hiệu quả

Mạng xã hội cung cấp đa dạng thông tin về các ngành nghề, xu hướng thịtrường lao động, cơ hội việc làm, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ hơn

về lựa chọn nghề nghiệp của mình Các kênh thông tin hướng nghiệp uy tín như trangweb của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dự báo Nhân lực và Thịtrường Lao động, các trang fanpage, hội nhóm về hướng nghiệp trên Facebook,Instagram, Zalo, cung cấp thông tin cập nhật, dễ dàng tiếp cận

2.2.2 Phát hiện xu hướng nghề nghiệp và tạo động lực phát triển bản

thân

Mạng xã hội giúp sinh viên cập nhật xu hướng phát triển của thị trường laođộng, các ngành nghề tiềm năng trong tương lai, từ đó định hướng phát triển bản thânphù hợp Các bài viết chia sẻ về những người thành công trong lĩnh vực mình yêu

12

Trang 19

thích, những câu chuyện truyền cảm hứng, bí quyết phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tạo động lực cho sinh viên nỗ lực học tập và rèn luyện Sinh viên có thể tham gia cáchội nhóm, cộng đồng nghề nghiệp để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và kếtnối với những người đi trước.

2.2.3 Quan điểm nghề nghiệp

Mạng xã hội giúp sinh viên tiếp cận nhiều góc nhìn khác nhau về nghề nghiệp,

từ đó hình thành quan điểm đúng đắn, khách quan về lựa chọn của mình Sinh viên cóthể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà tuyển dụng, người đi làm trong ngành đểhiểu rõ hơn về yêu cầu công việc, môi trường làm việc và những tố chất cần thiết.Tránh việc lựa chọn nghề nghiệp theo cảm tính, a dua theo đám đông hay chịu ảnhhưởng bởi những định kiến xã hội

2.2.4 Khám phá ngành nghề mới

Mạng xã hội giới thiệu nhiều ngành nghề mới, tiềm năng mà sinh viên có thểchưa từng biết đến, mở rộng tầm nhìn và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp.Mạng xã hộigiúp phá vỡ những định kiến về ngành nghề, khuyến khích sinh viên theo đuổi đam

mê và phát triển tiềm năng của bản thân Sinh viên có thể tìm hiểu về các ngành nghềđộc đáo, sáng tạo, phù hợp với sở thích và năng lực bản thân

2.3 Ảnh hưởng tiêu cực của những nội dung hướng nghiệp trên Mạng xã hội đến việc hướng nghiệp của sinh viên Hà Nội

2.3.1 Sự nhiễu loạn trong định hướng nghề nghiệp

Sự nhiễu loạn trong việc lựa chọn ngành học và nghề nghiệp đang trở nên phổbiến, tạo ra một tình trạng hoang mang và bất ổn trong tâm trí của các học sinh và sinhviên

Việc các video trên TikTok với nội dung như “Ba ngành đại học vô dụng”,

“Bằng đại học vô dụng bậc nhất trong ngành Kinh tế”, hay “Những bằng đại học vôdụng nhất Việt Nam” đang lan truyền mạnh mẽ, thu hút hàng triệu lượt xem và hàngchục nghìn lượt bình luận Những người tạo ra nội dung này thường có số lượng ngườitheo dõi đáng kể, và họ không ngần ngại thảo luận về các ngành học mà họ coi là vôích hoặc dễ thất nghiệp Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với cả xã hội và giáodục về việc làm thế nào để giảm thiểu tác động tiêu cực của Mạng xã hội đối với định

Trang 20

hướng nghề nghiệp của thanh thiếu niên4 Bên cạnh đó, độ tin cậy và tính chính xáccủa những thông tin này thường không được đảm bảo, và có thể bị ảnh hưởng bởinhững yếu tố như tiêu cực hóa, phân biệt quan điểm, hoặc đơn giản là hiểu biết hạnchế từ phía người chia sẻ

Sự đa dạng và lớn mạnh của thông tin trên Mạng xã hội cũng tạo ra một cảmgiác mất phương hướng và hoang mang cho sinh viên Trong khi có hàng trăm, thậmchí hàng nghìn lựa chọn về ngành nghề và nghề nghiệp đang được đề xuất, mỗi ngườilại có một hành trình, một bản sắc và một tầm nhìn riêng Điều này tạo ra sự rối ren vàkhông chắc chắn về quyết định nghề nghiệp của sinh viên 5

2.3.2 Rủi ro khi lựa chọn nghề nghiệp

Thứ nhất, nội dung trên Mạng xã hội thường thiếu tính chính xác và phi thực tế.Nhiều video giới thiệu về ngành nghề “hot” thường chỉ tập trung vào những khía cạnhhào nhoáng, thu nhập cao, mà không đề cập đến những khó khăn, thử thách và yêu cầuthực tế của công việc Việc tiếp cận thông tin thiếu chính xác này có thể dẫn đến việcsinh viên chọn sai ngành nghề, không phù hợp với năng lực và sở thích bản thân, ảnhhưởng đến hiệu quả công việc và sự hài lòng trong cuộc sống

Thứ hai, Mạng xã hội dễ tạo ra hiệu ứng đám đông, khiến sinh viên lựa chọntheo xu hướng mà không quan tâm đến năng lực, sở thích và giá trị bản thân Điều nàydẫn đến tình trạng bão hòa trong một số ngành nghề, lãng phí nguồn nhân lực và ảnhhưởng đến sự phát triển chung của xã hội

Thứ ba, nội dung hướng nghiệp trên Mạng xã hội thường thiếu hệ thống vàchuyên môn Sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin cụ thể vàphù hợp với bản thân Việc thiếu định hướng rõ ràng có thể dẫn đến việc sinh viên mấtthời gian và lãng phí cơ hội trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Thứ tư, Mạng xã hội tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo Một số kẻ xấu lợi dụng Mạng xãhội để quảng bá những ngành nghề “ảo”, hứa hẹn mức lương cao, thu hút sinh viênđăng ký tham gia các khóa học hoặc đầu tư vào những dự án không uy tín Việc thiếu

4 Thế Phong và Bích Ngọc Cảnh báo tư vấn hướng nghiệp lệch lạc trên mạng xã hội, truy cập ngày

25/03/2024 tại

https://nhandan.vn/canh-bao-tu-van-huong-nghiep-lech-lac-tren-mang-xa-hoi-post747743.html

5 Bùi Thu Hoài (2014) Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn.

14

Trang 21

cảnh giác có thể dẫn đến việc sinh viên mất tiền oan và ảnh hưởng đến tương lai củabản thân 6.

6 Phạm Bình Minh Tạo dựng vị thế Việt Nam trong kỷ nguyên khai sáng toàn cầu, truy cập ngày 25/03/2024

Ngày đăng: 23/11/2024, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w