1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học Đề tài Ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn trong khu vực thành phố hà nội trong năm 2023

17 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn trong khu vực thành phố Hà Nội trong năm 2023
Tác giả Đậu Thu Huyền
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Duy Hiệp
Trường học Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Chuyên ngành Quan hệ công chúng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 69,96 KB

Nội dung

Hậu quả của việc ly hôn không chỉ dừng lại ở bố mẹ mà còn ảnh hưởng lâu dài đến con cái, gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ tâm lý.. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về ly hôn và sức khoẻ tâm lý

Trang 1

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM KHOA CÔNG TÁC THANH THIẾU NIÊN

 BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn trong

khu vực thành phố Hà Nội trong năm 2023.

Người thực hiện: Đậu Thu Huyền

Mã sinh viên: 202306205

Lớp: K12CC4

Ngành: Quan hệ công chúng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Duy Hiệp

Hà Nội – 10/2024

Trang 2

Mục lục

Trang 3

1 Tính cấp thiết:

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng đứng đầu ở Đông Nam Á, trải qua những thay đổi về kinh tế và xã hội, chẳng hạn như sự thay đổi của dân số giữa nông thôn và thành thị, sự thay đổi về kinh tế các gia đình, cũng như thay đổi vai trò giữa cha và

mẹ trong gia đình hiện đại ngày nay

Trong khi hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ ly hôn tăng nhanh trong những năm gần đây Số liệu thống kê cho thấy, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện ở mức 60.000 vụ/năm Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25%, có nghĩa cứ 4 cặp vợ chồng đi đăng ký kết hôn thì một đôi sẽ ra toà.Tỷ lệ

ly hôn ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, đang ngày càng gia tăng Hậu quả của việc ly hôn không chỉ dừng lại ở bố mẹ mà còn ảnh hưởng lâu dài đến con cái, gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ tâm lý Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng đó trong bối cảnh cụ thể của Hà Nội, nơi cuộc sống thành thị phát triển nhanh và tạo ra nhiều áp lực lên gia đình Mặc dù có nhiều nghiên cứu về ly hôn và sức khoẻ tâm lý của trẻ em trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh văn hoá và xã hội hiện tại, các nghiên cứu chuyên sâu về sức khoẻ tâm lý của trẻ vị thành niên khi bố mẹ ly hôn còn rất hạn chế Đặc biệt, sự thiếu hụt nghiên cứu trong khu vực Hà Nội khiến đề tài này trở nên cấp thiết

Trang 4

Ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến các thành viên trực tiếp như bố

mẹ mà còn gây ra những hậu quả tâm lý lâu dài cho con cái, đặc biệt

là ở tuổi vị thành niên Ở độ tuổi từ 15-18, các em đang trải qua nhiều thay đổi về tâm lý, sinh lý và xã hội, làm cho các em trở nên nhạy cảm hơn với những biến động trong gia đình Việc bố mẹ ly hôn có thể tạo

ra một cú sốc lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của các em Những tâm lý tiêu cực như cảm giác mất mát buồn bã, rỗi loạn cảm xúc, có hành động bạo lực và dễ dàng bị kích động, đặc biết nhất là sự mất ổn định trong các mỗi quan hệ gia đình, mất cân bằng trong cuộc sống trước và sau khi bố mẹ ly hôn Ngoài

ra, ảnh hưởng của cuộc ly hôn giữa bố mẹ sẽ để lại hậu quả cho con cái, như ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của con, con cái

có thể dễ dàng sa đoạ vào những tệ nạn xã hội có thể có những hành

vi lệch lạc Ảnh hưởng đến các mối quan hệ sau này của con cái

phát triển Những hầu hết chăm sóc sức khoẻ tâm lý  đều do bộ y tế đảm nhiệm Theo tổ chức UNICEF Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Hải ngoại (ODI) và Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới cho rằng sức khoẻ tâm thần được xem là một bộ phận không thể tách rời trong định nghĩa về sức khoẻ (xem WHO, 2001), trong đó sức khoẻ tâm lý không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm lý, mà còn bao hàm trạng thái

Trang 5

thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân

Tỷ lệ hiện mắc các vấn đề sức khoẻ tâm lý chung ở Việt Nam từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên, với những khác biệt về tỷ

lệ tuỳ theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của người trả lời Một khảo sát dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/thành cho thấy mức trung bình các vấn đề sức khoẻ tâm lý trẻ

em vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khoẻ tâm lý Trong đó trẻ em có bố mẹ ly hôn mắc các vấn đề tâm lý là 20 - 25% bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, cảm xúc Một nghiên cứu của Tạp chí Sức Khoẻ Tâm Lý Trẻ em cho thấy tỷ lệ trẻ em từ gia đình ly hôn gặp khó khăn về hành vi xã hội cao hơn gấp 2-3 lần so với trẻ em từ gia đình bình thường Cũng như những tỷ lệ tự huỷ hoại bản thân và tự tử cao hơn nhiều so với những gia đình bình thường

Hà Nội là một thành phố lớn giữa lối sống truyền thống và hiện đại, điều này tạo nên bối cảnh xã hội đặc thù trong các mối quan hệ gia đình Áp lực công việc, và kỳ vọng trong xã hội hiện đại có thể gia tăng xung đột trong gia đình Hiểu rõ tác động của ly hôn trong bối cảnh này sẽ giúp giải quyết những vấn đề tâm lý của trẻ độ tuổi 15

-18 tuổi độ tuổi cần được đặc biệt quan tâm trong khu vực một cách hiệu quả và phù hợp với văn hoá địa phương

Trang 6

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu này không chỉ để hiểu rõ hơn

về sức khoẻ tâm lý của trẻ trong bối cảnh ly hôn mà còn mong muốn cung cấp các giải pháp thiết thực giúp đỡ trẻ em vượt qua khó khăn

về mặt tinh thần, từ đó phát triển một cách lành mạnh trong tương lai Kết quả nghiên cứu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách và chương trình hỗ trợ trẻ vị thành niên trong hệ thống giáo dục và y tế Điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức của những cặp bố mẹ về tác động của ly hôn đối với sức khoẻ tâm lý trẻ, cũng như cung cấp để phát triển các dịch vụ tư vấn tâm lý học đường

và xã hội

2 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề và đánh giá thực trạng sức khỏe tâm lý của trẻ từ 15 – 18 tuổi khi có bố mẹ đã và đang ly hôn ở địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 Từ đó đề xuất ra các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm lý của trẻ và giảm thiểu tình trạng ly hôn của các cặp bố mẹ

3 Mục tiêu nghiên cứu:

3.1 Phân tích hành vi, tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi có bố mẹ đã ly hôn

Trang 7

3.2 Tổng hợp những vấn đề tâm lý của trẻ trong bối cảnh có bố mẹ ly hôn

3.3 Tìm ra các giải pháp để giảm thiểu tình trạng bị vấn đề tâm lý sau khi bố mẹ ly hôn

3.4 Đưa ra dự báo về các ảnh hưởng tiêu cực mà trẻ gặp phải khi tỷ

lệ  ly hôn ngày càng tăng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1.  Mô tả thực trạng sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi có bố

mẹ ly hôn

4.2 Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị ảnh hưởng sức khỏe tâm lý khi bố mẹ ly hôn 4.3 Xây dựng phương pháp nghiên cứu của đề tài “Ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn trong khu vực Hà Nội trong năm 2023”

4.4 Phân tích kết quả của nghiên cứu thực tiễn và làm rõ đối tượng nghiên cứu

4.5 Đề xuất những giải pháp tích cực có thể ứng dụng vào thực tế

5 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 8

 Sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn ở địa bàn Hà Nội năm 2023

6 Khách thể nghiên cứu:

- Trẻ từ 15 - 18 tuổi trong khu vực Hà Nội

- Các cặp vợ chồng đã ly hôn

7 Phạm vi nghiên cứu:

7.1 Không gian: phạm vi khu vực thủ đô Hà Nội

7.2 Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ 11/2/2023 - 11/2/2024 7.3 Nội dung:

7.3.1 Nghiên cứu thực trạng sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi 7.3.2 Nghiên cứu tình trạng ly hôn trong các gia đình ở khu vực Hà Nội

7.3.3 Nghiên cứu hành vi sức khoẻ tâm lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi khi

bố mẹ ly hôn

8 Phương pháp nghiên cứu:

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

8.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm kiếm những thông tin, tài

Trang 9

điểm của mình Thu thập số liệu từ các trang báo điện tử, internet, Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bị ảnh hưởng để lấy

số liệu cụ thể Khái niệm

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :

8.2.1 Phương pháp nghiên cứu quan sát: để nghiên cứu cụ thể nhất

sự tác động của bố mẹ ly hôn đến với sức khoẻ tinh thần của trẻ từ 15

- 18 tuổi Bằng cách quan sát các cặp gia đình và những bạn trẻ có bố

mẹ ly hôn Cùng với khoả sát thực tế các gia đình có bối cảnh ly hôn, khảo sát tình trạng cuộc sống của những người con từ 15 - 18 tuổi có

bố mẹ ly hôn

 

9 Nội dung nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng sức khoẻ tâm lý của trẻ

từ 15 - 18 tuổi khi bố mẹ ly hôn.

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm ảnh hưởng

Là sự tác động qua lại đến con người, sự vật hay một hiện tượng trong  thiên nhiên Có thể là hai con người, sự vật tác động qua lại với nhau, hoặc nhiều người, sự vật tác động lên một người, sự vật

Trang 10

1.1.2 Khái niệm tâm lý

Là bao gồm cảm xúc, tinh thần, tâm thần, lý trí của một con người Tâm lý ảnh hưởng đến các hành vi và quyết định các hành vi của con người

 

1.1.3 Khái niệm ly hôn

Là quá trình chia tay giữa hai người đã được pháp luật công nhận đã kết hôn Ly hôn là cách chấm dứt cuộc hôn nhân và được pháp luật công nhận, sau khi ly hôn có thể chấm dứt mọi quyền lợi và nghĩa vụ đối với vợ hoặc chồng

 

1.1.4 Khái niệm ảnh hưởng sức khỏe tâm lý

Ảnh hưởng sức khỏe tâm lý là một yếu tố từ bên ngoài tác động lên tinh thần và trạng thái của một người Tác động đến các hành vi, suy nghĩ và cách đối phó với mọi thứ xung quanh

 

1.1.5 Hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ từ 15 – 18 tuổi

Trang 11

Những hành vi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ từ 15

-18 tuổi bao gồm sự thay đổi về nhận thức, thay đổi ngoại hình, những yếu tố từ bạn bè và đặc biệt là gia đình Những hành vi trên đều ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ nhất là trong độ tuổi 15 - 18 tuổi, độ tuổi nhạy cảm

 

1.1.6 Khái niệm sức khỏe tâm lý

Sức khỏe tâm lý là trạng thái tinh thần và cảm xúc của một cá nhân, bao gồm cách suy nghĩ, cảm nhận, và hành động Khả năng của một người trong việc đối phó với căng thẳng, duy trì mối quan hệ xã hội,

và đối mặt với các thử thách trong cuộc sống

 

1.1.7 Khái niệm tâm lý của trẻ từ 15 – 18 tuổi

Với độ tuổi nhảy cảm đang cảm nhận thế giới xung quanh một cách chân thật nhất.  Tâm lý ở độ tuổi này đang trải qua sự biến đổi cảm xúc bất ổn nhất, dễ dàng mất đi lý trí và cảm xúc Nói chung tâm lý ở

độ tuổi từ 15 - 18 tuổi rất phức tạp, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu

tố bên ngoài, nhất là chính gia đình của trẻ

 

Trang 12

1.2.  Các lý thuyết nghiên cứu áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết nhận thức xã hội

Quan sát các đối tượng và sự ảnh hưởng của các gia đình có bố mẹ ly hôn Tự đánh giá sau khi quan sát các đối tượng mục tiêu Nhận ra các yếu tố môi trường tác động đến mục tiêu Tìm hiểu cách mà trẻ

có bố mẹ ly hôn thích nghi cuộc sống trước và sau khi bố mẹ ly hôn  

1.2.2 Lý thuyết môi trường sống

Xem xét ảnh hưởng của xung quanh môi trường sống của trẻ sau khi

có bố mẹ ly hôn như trường học, bạn bè và người thân Những tương tác của trẻ với mọi việc xung quanh và cách môi trường xung quanh tương tác với trẻ

 

1.2.3 Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội

Quan sát và đánh giá tâm ly của trẻ qua từng các giai đoạn, trước khi

bố mẹ ly hôn, trong quá trình bố mẹ ly hôn, bố mẹ đã ly hôn Để nhận thấy sự phát triển tâm lý của trẻ tăng mức độ cảm xúc, giảm mức độ cảm xúc hay không có cảm xúc

Trang 13

Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của các cặp bố mẹ ly hôn đến trẻ 15 - 18 tuổi tại Hà Nội năm 2023

2.1   Sự ảnh hưởng sức khỏe tâm lý của trẻ với cuộc ly hôn của

bố mẹ

2.1.1 Tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trong phạm vi thành phố Hà Nội trong năm 2023

2.1.2 Độ tuổi có tâm lý nhạy cảm nhất đối với trẻ từ 15 - 18 tuổi 2.1.3 Những lý do dẫn đến cuộc ly hôn ở các cặp vợ chồng đã có con

từ 15 - 18 tuổi

2.1.4 Số liệu so sánh của sức khỏe tâm lý giữa trẻ có bố mẹ đầy đủ và trẻ có bố mẹ ly hôn

2.1.5 Mức độ ảnh hưởng tâm lý của trẻ ở từng độ tuổi từ 15 - 18 tuổi

2.2 Đánh giá thực trang của sự ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ 15

-18 tuổi có bố mẹ ly hôn.

2.2.1 Phân tích đánh giá số liệu từ các tỷ lệ thu được

2.2.2 Đánh giá thực trạng mức độ cảm xúc của trẻ từng độ tuổi 2.2.3 Đánh giá sự tương tác của trẻ có bố mẹ ly và trẻ bố mẹ không

ly hôn

Trang 14

2.2.4 Đánh giá sự ảnh hưởng lâu dài của việc ly hôn đến sự phát triển tâm lý của trẻ

2.2.5 Rút ra được các nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe tâm

lý của trẻ từ 15 - 18 tuổi

 

Chương 3: Giải pháp cho vấn đề ảnh hưởng sức khỏe tâm lý ở trẻ 15 - 18 tuổi khi có bố mẹ ly hôn

3.1 Phương hướng đề xuất các giải pháp

3.1.1 Tăng cường tư vấn tâm lý trong trường học

3.1.2 Cải thiện mỗi quan hệ giữa hai vợ chồng sau khi ly hôn

3.1.3 Tiếp tục nghiên cứu và theo dõi quá trình phát triển tâm lý của trẻ

3.2 Các giải pháp cụ thể

3.2.1.

3.2.1 Tích hợp giáo dục tâm lý vào chương trình học

3.2.2 Hỗ trợ trẻ trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa bố và mẹ cân bằng

Trang 15

3.2.3 Tổ chức các buổi tư vấn cho bố và mẹ của trẻ để hiểu rõ về vấn

đề ly hôn ảnh hưởng đến trẻ

3.2.4.  

3.2.4 Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ và theo dỗi quá trình phát triển tâm lý của trẻ

10 Kết luận và khuyến nghị

10.1 Kết luận

Nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý của trẻ em từ 15 - 18 tuổi trong bối cảnh ly hôn ở phạm vi thành phố Hà Nội đã chỉ ra rằng sự chia cắt của cha mẹ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý

và sự phát triển trẻ, nhất là đối với độ tuổi nhảy cảm Trẻ em trong độ tuổi từ 15 đến 18, khi đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách dễ dàng gặp phải các vấn đề như rối loạn cảm xúc, trầm cảm, và khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ xã hội Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống hàng ngày của trẻ

mà còn có thể kéo dài đến hết tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến khả năng làm cha mẹ của trẻ trong tương lai

 

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu được cung cấp sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, trẻ em hoàn toàn có thể vượt qua những khó

Trang 16

khăn này Các chương trình can thiệp phù hợp có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng đối phó và nâng cao sức khỏe tâm lý, từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai Ngoài ra còn nâng cao nhận thức của những cặp bố mẹ về tác động của ly hôn đối với sức khoẻ tâm lý trẻ, cũng như cung cấp để phát triển các dịch vụ tư vấn tâm lý học đường và xã hội

 

10.2 Khuyến nghị

Từ những nghiên cứu quan trọng được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp để tiếp nhận và chú ý nhiều hơn tới những yếu tố ảnh hưởng của trẻ Cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, xã hội để giúp trẻ em vượt qua giai đoạn khó khăn này

 

Bố mẹ cần dành thời gian trò chuyện và chia sẻ với con về vấn đề ly hôn, phải đảm bảo thời gian bố mẹ dành cho con cái, tạo một môi trường an toàn và cân bằng cho con, phải luôn có mặt khi con cần, phải tìm các chuyên gia tư vấn tâm lý khi con có các dấu hiệu của bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc

 

Trang 17

Nhà trường cần tăng cường các hoạt động tư vấn tâm lý và hỗ trợ học sinh Nên tổ chức các hoạt động ngoài giờ về các chủ đề gia đình Cung cấp những chương trình dạy hỗ trợ tâm lý cho các giáo viên  

Xã hội cần hỗ trợ vững chắc cho trẻ em có bố mẹ ly hôn, thông qua các chương trình tư vấn, các nhóm hỗ trợ, và các chính sách bảo vệ trẻ em Khuyến khích tổ chức các cuộc theo dõi sức khỏe toàn diện cho trẻ

 

Việc thực hiện các khuyến nghị này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của ly hôn đối với sức khỏe tâm lý của trẻ trong độ tuổi

15 - 18 tuổi, mà còn hỗ trợ trẻ phát triển một cách tích cực và khỏe mạnh trong tương lai

Ngày đăng: 26/12/2024, 20:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w