Chương trình đào tạo ngôn ngữ Hàn tại trường Đại học Thủ Dầu Một trang bị đầy đủ cho sinh viên những kiến thức cùng kĩ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu học và làm việc trong và ngoài nư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- -
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bài thu hoạch kết thúc học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học
(MSHP:……… )
Tên đề tài:
KHÓ KHĂN TRONG KỸ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT HỆ CHÍNH QUY NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ
DẦU MỘT: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Họ và tên: Trương Thị Mỹ Linh
MSSV: 2122202100030 Lớp: D21NNHQ01
Họ và tên: Hoàng Thị Diệu Linh MSSV: 2122202100022 Lớp: D21NNHQ02
Họ và tên: Đào Thị Kim Tâm
MSSV: 2122202100088 Lớp: D21NNHQ02
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân
MSSV: 2122202100408 Lớp: D21NNHQ02
Khóa: 2021-2025
Bình Dương - Tháng 03 năm 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN Học phần: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên học phần: Học kỳ: II Năm học: .2021-2022
Họ tên sinh viên:Trương Thị Mỹ Linh
MSSV: 2122202100030
Lớp: D21NNHQ01
Họ tên sinh viên: Hoàng Thị Diệu Linh
MSSV: 2122202100022
Lớp: D21NNHQ02
Họ tên sinh viên: Đào Thị Kim Tâm
MSSV: 2122202100088
Lớp: D21NNHQ02
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Vân
MSSV: 2122202100408
Lớp: D21NNHQ02
T
1 Tên đề tài
Tên đề tài cô đọng , xúc tích, câu
từ chặt chẽ, khoa học 0.25
0.5 Tên đề tài thể hiện đối tượng,
phạm vi, khách thể nghiên cứu 0.25
2 Lí do chọn đềtài
Bối cảnh; Lý luận; Thực tiễn Lí do phải nêu
được tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, tính
cấp thiết/đóng góp của đề tài 1.0
3 nghiên cứuĐối tượng Đối tượng nghiên cứu được xác định cụ thể, rõràng 0.5
4 nghiên cứuPhạm vi Không gian, thời gian, chủ thể được xác địnhcụ thể, rõ ràng 0.5
5
Mục tiêu
nghiên cứu
và/hoặc mục
đích nghiên
cứu
Đúng động từ, đúng nội dung đề tài hướng
Trang 3Câu hỏi
nghiên cứu
và/hoặc giải
thuyết nghiên
cứu
Câu hỏi nghiên cứu hợp lý 0.5
1.0 Giả thuyết nghiên cứu hợp lý 0.5
7 Phương pháp
nghiên cứu
Liệt kê các phương pháp nghiên
Nêu cách thực hiện các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng 0.5
8
Lịch sử
nghiên cứu
vấn đề
Tổng quan 3-5 tài liệu: luận giải các công trình
đã làm được, đề tài được nghiên cứu hay
nghiên cứu chưa sâu, còn những nội dung
chưa làm rõ,…
0.75
Cơ sở lý
thuyết
Đầy đủ, có tính hệ thống làm nền tảng lý
thuyết giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra 0.75
9 nghiên cứuNội dung Đầy đủ, bảo đảm đạt được mục đích nghiêncứu đặt ra 0.75 1
0 Tài liệu thamkhảo 5 tài liệu trở lên, trích dẫn theo đúng quy địnhhiện hành 0.5 1
1
Kế hoạch
nghiên cứu Phù hợp, có tính khả thi cao 0.5 1
2
Sử dụng từ
ngữ
Sử dụng từ ngữ hợp lý, đúng phong cách khoa
1
3
Nội dung đề
cương
Bố cục rõ ràng, dàn ý đầy đủ, chia thành từng
Cán bộ chấm kiểm tra
TS TRẦN THANH DŨ
Trang 4MỤC LỤC
trang
Phần 1 MỞ ĐẦU
1.3 Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu
1.4.2 Giải pháp khó khăn
4
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ
2.1.2 Bản chất tiếng Hàn
2.1.3 Năng lực học tiếng Hàn
6
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.2.1 Tình hình lịch sử nghiên cứu học tiếng Hàn
2.2.2 Các công trình nghiên cứu trước đây
7
Phần 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Về mục đích
3.3.2 Về khó khăn
3.3.3 Về tự học
3.3.4 Về cải thiện
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý kết quả khảo sát 11
1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài (Đặt vấn đề)
Việc học tiếng Hàn bắt đầu bùng nổ từ những năm 1980 và cho đến nay, xu hướng ấy vẫn không ngừng tăng lên Nguyên nhân chủ yếu là do sức ảnh hưởng
Trang 5của làn sóng Hàn Quốc lan rộng ở châu Á (Hallyu) vào những năm 2000 và sự gia tăng số lượng phụ nữ nhập cư vào Hàn Quốc theo diện kết hôn Riêng số lượng lao động nước ngoài hợp pháp ở Hàn Quốc cũng đã lên đến 580.000 người ( Lee Mi-hye, 2005) Trong những năm gần đây, Hàn Quốc trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam, bên cạnh đó Hàn Quốc cũng là quốc gia có sức hút lớn
về văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực Chính vì vậy, tiếng Hàn trở thành một trong số những ngoại ngữ được nhiều người lựa chọn để theo học Để đáp ứng nhu cầu học tiếng Hàn, hầu hết các trường đại học tại Việt Nam đều đưa ngôn ngữ Hàn vào chương trình đào tạo Vào năm 2021, trường Đại học Thủ Dầu Một là một trong những trường đại học tại địa bàn tỉnh Bình Dương đưa ngôn ngữ Hàn vào chương trình đào tạo Chương trình đào tạo ngôn ngữ Hàn tại trường Đại học Thủ Dầu Một trang bị đầy đủ cho sinh viên những kiến thức cùng kĩ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu học và làm việc trong và ngoài nước Tuy nhiên, tiếng Hàn vẫn còn khá xa
lạ với đa số sinh viên theo học tại trường, do đây là một ngôn ngữ có tính quy tắc cao nên người mới học sẽ gặp khó khăn ở giai đoạn đầu và mọi người sẽ dễ dàng cảm thấy rằng tiếng Hàn vừa “khó học” vừa “chẳng thú vị”(Cho Hang-rok, Lee Jee-yong, 2009) Nhất là trong kỹ năng nói, quy tắc phát âm phức tạp, theo đó là
âm điệu thay đổi liên tục tùy theo ngữ cảnh khiến sinh viên tỏ ra rất lo lắng và thiếu
tự tin Thậm chí kể cả khi có cơ hội nói, sinh viên vẫn mang tâm lý lo lắng, rụt rè,
sợ mắc lỗi Đây chính là mặt hạn chế của người học ngôn ngữ Hàn nói chung và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng khi theo học ngành ngôn ngữ Hàn
Vì vậy, việc nhận ra những khó khăn và tìm hiểu những phương pháp học kỹ năng nói hiệu quả là rất quan trọng và cần thiết
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện công trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập dựa trên một bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện trên 100 sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn trường Đại học Thủ Dầu Một
2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Trang 6Tìm hiểu thực trạng kỹ năng nói của sinh viên năm nhất hệ chính quy ngành ngôn ngữ Hàn Quốc tại trường Đại học Thủ Dầu Một Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện kỹ năng nói của sinh viên
1.3.2 Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá, phân tích thực trạng và khó khăn gặp phải khi nói tiếng Hàn của sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn trường Đại học Thủ Dầu Một Tìm hiểu những mặt tồn tại, nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của thực trạng trên và nghiên cứu đi sâu vào khó khăn trong việc nói tiếng Hàn của sinh viên Từ đó đề ra các giải pháp phát huy tích cực và nâng cao trình độ nói tiếng Hàn của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
1.4 Giả thuyết nghiên cứu:
Sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn trường Đại học Thủ Dầu Một nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Hàn, nhưng chưa nắm bắt được những phương pháp học tập phù hợp và những kĩ năng khi giao tiếp tiếng Hàn Trình độ tiếng Hàn của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện tại đang ở mức thấp hơn các trường Đại học khác trong khu vực miền Nam Nếu tìm hiểu được nguyên nhân và biến rủi ro thành những cơ hội thì sinh viên sẽ tự tin và nâng cao trình độ tiếng Hàn tốt hơn Ngoài ra việc thực hiện tốt các phương pháp học tiếng Hàn hiệu quả, trong tương lai không xa sẽ nâng cao được trình độ tiếng Hàn so với nhiều trường Đại học lớn khác
Chúng tôi nhìn thấy được rằng nguyên nhân chủ yếu khiến trình độ tiếng Hàn của đa số sinh viên còn ở mức thấp là do không có điều kiện thực hành tiếng Hàn với người bản xứ hoặc giảng viên nước ngoài Nếu nhà trường có thể tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội được giao tiếp với người nước ngoài, thì khả năng giao tiếp tiếng Hàn của sinh viên sẽ lưu loát hơn
Sinh viên năm nhất còn rụt rè, thiếu tự tin nên thường không chủ động tham gia vào các Câu lạc bộ tiếng Hàn nếu như không có chỉ thị bắt buộc từ nhà trường Nếu nhà trường chú trọng, làm nóng hơn nữa việc phát triển tiếng Hàn cho sinh viên, sẽ nâng cao tính chủ động và tự giác cho sinh viên
3
1.4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Trang 7Từ giả thuyết trên rút ra được những câu hỏi cần giải đáp như sau: Phương pháp học tiếng Hàn hiện tại của sinh viên năm nhất ngành ngôn ngữ Hàn trường Đại học Thủ Dầu Một có thật sự phù hợp và hiệu quả không? Nếu chưa phù hợp thì nguyên nhân là do đâu? Khi tìm ra phương pháp học tốt hơn, liệu trình độ tiếng Hàn của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một sẽ được nâng cao đến mức nào? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khả năng giao tiếp tiếng Hàn kém của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có phải là do không có điều kiện thực hành với người nước ngoài? Nếu nhà trường thắt chặt và quan tâm vấn đề học tiếng Hàn hơn nữa, thì ý thức và tính tực giác của sinh viên đối với việc học tiếng Hàn sẽ được nâng cao hơn không?
1.4.2 Giải pháp khó khăn:
Giải pháp đầu tiên phải đến từ bản thân mỗi sinh viên, các bạn phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp ngoại ngữ, có ý thức tự nâng cao năng lực của bản thân, từ đó xây dựng được động cơ, phương pháp học tập thích hợp thì mới có thể cải thiện trình độ Điều đó bao gồm: Học tập phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng, học có phương pháp học hiệu quả, có mục tiêu và kế hoạch cụ thể, học tập cách tư duy hiệu quả, học tập cách ghi nhớ hiệu quả, cách học tập đạt hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân, phân bố thời gian học tập hợp lý, luyện tập khẩu hình miệng thường xuyên, tập đàm thoại tiếng Hàn nhuần nhuyễn
Thứ hai, nhà trường cần nghiên cứu xem việc dạy và học ngoại ngữ là môn học chính, tăng số lượng tín chỉ, nhất là tổ chức nhiều cuộc hội thảo, giao lưu giữa sinh viên trong, ngoài trường và với sinh viên quốc tế nếu có điều kiện Giảng viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo cho sinh viên động lực học tập, dạy và học với mục đích phục vụ cho công việc thực tế chứ không phải chỉ để thi cử và điểm số
Thứ ba, Nhà trường, cùng tổ chức Đoàn Hội các cấp nên tạo môi trường giao tiếp thường xuyên cho sinh viên có cơ hội trau dồi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tránh để xảy ra việc kiến thức chỉ nằm lại trên bài thi, không được sử dụng một cách thực tế, như tổ chức nhiều chương trình, nhiều cuộc thi liên quan đến ngoại ngữ như các cuộc thi Olympic Tiếng Hàn,
Thứ tư, Nhà trường cùng Đoàn Hội các cấp nên tổ chức và thúc đẩy các câu lạc bộ về tiếng Hàn trên các lĩnh vực: Tiếng Hàn không chuyên, tiếng Hàn giao
4
Trang 8tiếp, tiếng Hàn chuyên ngành,… khuyến khích tổ chức các hoạt động thiết thực, mang lại hiệu quả cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên rèn luyện khả năng nói, giúp cho sinh viên tự tin và đam mê hơn với tiếng Hàn
1.5 Đóng góp của đề tài:
Qua nghiên cứu không chỉ thay đổi kết quả của một môn học giao tiếp mà
còn mà còn giúp thay đổi được cả tư duy học tập và phương pháp học tập tích cực tiếng Hàn nói riêng và các môn ngoại ngữ nói chung Đặc biệt là hình thành được tính tự giác và tự tin trong học tập - một trong những đức tính có tính chất quyết định mức độ thái độ của sự thành công hay thất bại của sinh viên trong môi trường giáo dục bậc Đại học từ những năm đầu tiên
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là gì? đã được nêu ra từ rất sớm trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại, và đã có nhiều câu trả lời Ngôn ngữ là kết quả của một quá trình sáng tạo lâu dài và bậc nhất, có tổ chức phức tạp cũng thuộc bậc nhất và có những năng lực phục vụ cho con người vào loại kỳ diệu nhất trong tất cả những thứ
do chính con người sáng tạo ra Nó gắn bó với sự sống của con người và quen thuộc đến nỗi dường như không mấy khi mỗi người chúng ta nghĩ tới nó, tưởng rằng “chẳng có gì đáng phải bận tâm nhiều” Nhưng thực tế thì không phải vậy Ngôn ngữ có nhiều đặc điểm thuộc những bình diện khác nhau, cho nên, câu trả lời cho câu hỏi Ngôn ngữ là gì? không phải và không thể chỉ có một (Vũ Đức Nghiệu, 2010)
2.1.2 Bản chất của tiếng Hàn
Chữ Hàn được gọi là “한글” (hangul) là một kiểu chữ phiên âm, được vua Sejong và các học giả vương triều sáng tạo ra vào năm 1443, trước đó người Hàn mượn dùng chữ Hán của người Trung Quốc Vì chữ Hán số lượng nhiều, cấu trúc phức tạp, rất khó học nên không ít người dân không thể sử dụng chữ Hán trong sinh hoạt hàng ngày Chữ Hangul khi mới sáng tạo được gọi là “Huấn dân chính âm” có nghĩa là “những âm đúng để dạy cho dân” (Cho Hang Rok, Lee Mi Hye, Lê Đăng Loan, Lê Thị Thu Giang, Đỗ Ngọc Luyên, Lương Nguyên Thanh Trang, 2019)
5
Trang 9Với tấm lòng yêu và xót thương dân chúng, Sejong Đại đế đã sáng chế ra
“Huấn dân chính âm” để người đan có thể nói, đọc và viết chữ dễ dàng (Honggja, 2017) Tiếng Hàn thuộc hệ thống ngôn ngữ Altai, là ngôn ngữ chắp dính.Tiếng Hàn
có 40 chữ cái, trong đó có 21 chữ cái là nguyên âm cơ bản,19 chữ cái là phụ âm cơ bản Trong cùng một âm tiết, 1 phụ âm đứng sau nguyên âm gọi là âm cuối (받침) (pattchim), tổng cộng có 27 chữ cái Nguyên âm tiếng Hàn căn cứ vào “thuyết âm dương”, sử dụng hình dạng của trời, đất, người để biểu thị, phụ âm được tạo thành
do sự thay đổi của cơ quan phát âm như môi, lưỡi, hầu…(Trần Nhật Ánh, Trung Hiếu, 2010) Phải tìm hiểu và biết về bản chất của tiếng Hàn từ đó học được cách phát âm chuẩn, chính xác giúp cho việc nâng cao kỹ năng nói và sửa lỗi phát âm trong giao tiếp ở tương lai
2.1.3 Năng lực học tiếng Hàn
Người nước ngoài sinh sống tại Hàn Quốc hiện nay gần 2 triệu người, và cơn sốt của những người nước ngoài có quan tâm và mong muốn học tập tiếng Hàn
và văn hóa Hàn Quốc cũng đang tăng dần ở khắp nơi trên thế giới, tính đến năm
2017, số học viên người nước ngoài học tiếng Hàn như ngoại ngữ thứ hai lên đến 115.000 người tại 26 quốc gia, con số thí sinh dự thi Topik cũng tăng lên mạnh mẽ, năm 2017 là 290.000 thí sinh, dự kiến đến năm nay sẽ vượt quá 300.000 người (Kim Jin-ae, 2018)
Qua những năm gần đây, cùng với sự phát triển quan hệ hữu nghị giữ Hàn Quốc và Việt Nam, các hoạt động giao lưu trong lĩnh vực khinh tế, văn hóa giữa người đân hai nước cũng tăng trưởng với tốc độ rất nhanh Theo đó, nhu cầu học tiếng Hàn của người Việt Nam tăng lên cùng với sự gia tăng số lượng các trường đại học có đào tạo tiếng Hàn và các cơ sở giáo dục tư nhân cung cấp chương trình tiếng Hàn (Lee Geun,2019) và từ đó tiếng Hàn hiện là một trong những ngôn ngữ phổ biến ở Việt Nam, và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tầng lớp khác nhau Tại Việt Nam hiện đã có 15 trường đại học có khoa Ngôn ngữ Hàn Quốc và chuyên ngành tiếng Hàn, 7 Trung tâm Sejong đang hoạt động Tại các trường đại học thì số lượng các câu lạc bộ tiếng Hàn đang ngày một tăng cao và hoạt động của các trung tâm dạy tiếng Hàn tư nhân cũng phát triển nhanh chóng Tuy vậy, lượng các sinh viên và học viên tốt nghiệp ngành tiếng Hàn cũng không
đủ cung cấp nhân lực cho hàng loạt các Công ty Hàn quốc đang đầu tư tại Việt
6
Trang 10Nam (Phạm Thị Sao Ly, 2018)
Nhận thấy rằng kiến thức các bạn học ở trường lớp rất nhiều, nhưng kinh nghiệm thực tế thì chưa có nhiều để đủ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam Vẫn còn nhiều hạn chế về phương pháp giảng dạy cũng như cách học tập của từng người cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ học tập Nhất là đối với kỹ năng nói, phải giao tiếp hàng ngày luyện tập nâng cao kỹ năng, nó không chỉ là kỹ năng nói bình thường mà còn là kỹ năng giao tiếp xã hội hàng ngày
2.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.2.1 Tình hình nghiên cứu sự tự học tiếng Hàn
Ngày nay, việc học ngoại ngữ đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi người (kể cả những người đi làm ở những ngành nghề lao động phổ thông) Tuy nhiên nhiều người quan niệm về việc học ngoại ngữ còn giản đơn, cảm tính, học để chủ yếu là giao tiếp cho công việc vì thế việc học còn dừng lại ở mức độ phổ thông, hiệu quả chưa cao Hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò là thứ ngôn ngữ quốc tế được
sử dụng trên mọi lĩnh vực Có khoảng bốn trăm triệu người trên thế giới nói ngôn ngữ này và tiếng Anh trong thế giới toàn cầu hóa được gọi là “Globish” (Global English) Tuy nhiên, việc học ngoại ngữ còn tùy thuộc vào sở thích, mục đích, điều kiện nên không nhất thiết phải học tiếng Anh mà chúng ta có thể học thêm một thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh (như Pháp, Nhật, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc…) Việc học ngôn ngữ nào là tùy khả năng của chúng ta, điều đó không làm giảm giá trị của người học, chỉ miễn là chính ta thành thạo nó (Ths.Phạm Thạch Hoàng,2010)
Một điều quan trọng khi học ngoại ngữ là tự học, tự trau dồi kiến thức, chăm chỉ luyện tập từ vựng đối thoại, nghe băng tập nói theo Kiến thức của các thầy cho cho khi ở các lớp ngoại ngữ, trung tâm chỉ là một phần còn lại do bản thân mình trau dồi, nâng cao kỹ năng Thời gian trong các tiết học nhiều nhưng cũng không đủ để thực hiện tất cả các kỹ năng trong cùng một lúc như ngữ pháp, nghe, nói, đọc, viết “Tự học là tự mày mò, tự hỏi thêm người hiểu biết, tự tra cứu
từ điển, tự làm bài tập, tự luyện nghe nói qua băng, đĩa Tự học như vậy là thể hiện
sự tự chủ và tự tin của người học, những yếu tố rất quan trọng để dẫn tới thành công trong học tập” (Ths.Phạm Thạch Hoàng, 2010)
7