1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tìm hiểu tình trạng bạo lực gia Đình hiện nay ở Địa bàn tỉnh bình dương và Đưa ra một số giải pháp khắc phục

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Tình Trạng Bạo Lực Gia Đình Hiện Nay Ở Địa Bàn Tỉnh Bình Dương Và Đưa Ra Một Số Giải Pháp Khắc Phục
Tác giả Phan Tuấn Anh, Trần Thị Hằng, Nguyễn Phạm Huyền Trang, Võ Huỳnh Như Ý
Người hướng dẫn Hồ Hữu Tiến
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Bạo lực giới có thể gây ra từnhững người bạn, các thành viên trong gia đình, người quen, người xa lạ,đồng nghiệp, người có quyền lực cũng như từ cộng đồng hay cơ quan nhànước với nhiều h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOACHƯƠNG TRÌNH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH HIỆN NAY Ở ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Trần Thị HằngNguyễn Phạm Huyền Trang

Võ Huỳnh Như Ý

222340101101822234010103432223401010928Giảng viên hướng dẫn : Hồ Hữu Tiến

Bình Dương, ngày 09 tháng 04 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC Lời cảm ơn : I Lời cam kết: II

Phần mở đâù: 1

1.Lý do chọn đề tài: 1

2.Lịch sử nghiên cứu đề tài: 2

3.Đôí tượng nghiên cứu: 3

4 Phươg pháp nghiên cứu : 4

5 Ý nghĩa đề tài : 4

Chương 1: 5

1.1 Lí luận về bạo lực gia đình: 5

1.2 Một số khái niệm: 5

1.3 Phân loại bạo lực gia đình: 6

Chương 2: 8

1.Thực trạng về bạo lực gia đình: 8

2.Nguyên nhân: 13

3.Hiệu quả: 15

Chương 3: 18

1.Giải pháp: 18

2.Kiến nghị: 19

3.Kết luận: 21

Tài liệu tham khảo 22

Trang 3

LỜI CẢM ƠNQua một khoảng thời gian không quá ngắn cũng không quá dài nhận được sựgiảng dạy của thầy là những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với em Thầy luôn tậntụy trong từng lời dạy mang đến cho chúng em những điều mới mẻ Thầy mangđến một làn gió mới cho môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học “ Thầy chỉ dạycho chúng em từng chi tiết từng cách trích dẫn tài liệu cho tới làm tài liệu Cảm ơnthầy vì sự cống hiến trong giảng dạy chúng em.

TÁC GIẢ

Trang 4

LỜI CAM KẾT

Nhóm nghiên cứu khoa học (NCKH) xin cam bài báo cáo giữa kỳ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của nhóm em Các số liệu nghiên cứu khoa học và kết quả của báo cáo giữa kỳ là trung thực và tài liệu tham khảo đã được ghi rõ nguồn trích dẫn.

Nếu phát hiện bất kỳ sự sao chép nào từ kết quả nghiên cứu khác hoặc sai sót về số liệu nghiên cứu, nhóm em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường, khoa Kinh tế và Giảng viên hướng dẫn – Th.S Hồ Hữu Tiến.

Chữ ký của nhóm trưởng nhóm NCKH Chữ ký của các thành viên nhóm NCKH

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài :

Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm, là nơi thỏa mãn những nhu cầu tìnhcảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ họ trước những căng thẳng củacuộc sống Gia đình được coi là thiên đường của hạnh phúc Nhưng có phảigia đình nào cũng là thiên đường khi mà bạo lực gia đình đang là vấn đềtoàn cầu Những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình đã được các cấp, cácngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng quan tâm, đặc biệt Nhànước đã ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình Luật phòng chống bạolực gia đình đang được tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, từngbước đi vào cuộc sống của mỗi gia đình Nhìn chung bạo lực gia đình cóchiều hướng giảm song chỉ giảm so với hình thức bạo lực thể chất, còn bạolực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục thì chưa giảm Nhận thức

về phòng chống bạo lực gia đình của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêngcòn hạn chế Các hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa hiệu quả Việc xử lýcác vi phạm, phê bình góp ý đối với đối tượng gây bạo lực gia đình chưa cótiến triển nhiều Những cọn số mà chúng ta đang thấy là những con số khôngnhỏ Riêng ở Việt Nam khoảng 10 năm gần đây vấn đề này mới được đưavào nghiên cứu ở một số công trình của Hội liên hiệp Phụ Nữ và một số tácgiả khác Hậu quả của bạo lực gia đình lại đặc biệt quan trọng , nó khôngchỉ gây tổn thương đến cuộc sống , sức khỏe và danh dự của các thành viêntrong gia đình mà còn vi phạm đến đạo đức xã hội , tiếp tay cho sự gia tăngcác tệ nạn như mại dâm , ma túy , người lang thang cơ nhỡ nạn buôn bán trẻ

em và phụ nữ Vấn đề bạo hành không chỉ còn tồn tại trong gia đình nữa mà

Trang 6

nó là sự quan tâm của toàn xã hội : Tôi đưa ra đề tài nghiên cứu :” Thựctrạng bạo lực gia đình trong gia đình Việt Nam hiện nay “ nhằm tìm hiểuthực trạng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay cũng như đưa ra các giảipháp kiến nghị nhằm làm giảm tình trạng bức thiết này.

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Long Hồ (2022) với bài báo có tên Bạo lực gia đình: Đừng im lặng!bạo lựcgiới cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, mọi bối cảnh, trong gia đình, tại nơilàm việc hoặc nơi công cộng hay trong xã hội Bạo lực giới có thể gây ra từnhững người bạn, các thành viên trong gia đình, người quen, người xa lạ,đồng nghiệp, người có quyền lực cũng như từ cộng đồng hay cơ quan nhànước với nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất, tinh thần, bạo lực kinh tế, bạolực tình dục… gây ra những tổn thương dài lâu về thể chất và tinh thầnkhông thoát ra được đối với người bị bạo lực, dẫn đến tan vỡ gia đình.Bêncạnh chuyên đề bạo lực gia đình, các hội viên phụ nữ đã trao đổi, tư vấn cácvấn đề về bạo lực, ly hôn, chia tài sản với mong muốn tháo gỡ nhữngvướng mắc, bức xúc cá nhân liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng của phụ nữ và trẻ em

Lê Phi Long (2022) với bài báo có tên Bạo lực gia đình: Hãy lên tiếngtrước các con số đau lòng bài báo nghiên cứu với mục đích Nghiên cứu ướctính thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam do Cơquan liên hiệp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNWomen) thực hiện đã tiến hành điều tra trên gần 1.100 phụ nữ cho thấy, cóđến 64% trong số họ cho biết đã từng chịu bạo lực gia đình Đáng lo ngại làcác hành vi bạo lực nghiêm trọng bị lặp lại nhiều lần Vì vậy, phòng chốngbạo lực gia đình là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay, gia đình có hạnh phúcthì xã hội mới vững bền Tuy nhiên cũng giống như những bài báo khác bàibáo này vẫn chưa đưa ra giải pháp khắc phục cụ thể

Nguyễn Thị Ngọc Tú ( 2017) với Đề tài: Quản lý về phòng chống bạolực gia đình tại TPHCM, HOT Trên cơ sở vận dụng thành tựu của khoa họchành chính, nghiên cứu các văn bản quản lý nhà nước về phòng, chống bạo

Trang 7

lực gia đình và các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt độngkiểm tra, xử lý đối với các vi phạm về bạo hành.

Xuân Khánh ( 2022) với bài báo có tên Báo động vấn nạn bạo lực giađình gia tăng bài báo cho ta thấy được Nạn nhân của bạo lực gia đình chấpnhận bị bạo lực; Bạo lực ở người tàn tật, người thuộc giới tính thứ 3 và cảnam giới Đó là hai trong số nhiều vấn đề về thực trạng bạo lực giađình.thực tế hiện nay đối tượng bị bạo lực gia đình dần lan rộng đến namgiới, người tàn tật và người có giới tính thứ 3 Bà Ngọc cho biết, mặc dùkhông cấm nhưng việc kết hôn và chung sống giữa những người có cùnggiới tính vẫn chưa được pháp luật bảo hộ Từ đó tiềm ẩn nguy cơ phát sinhnhững vướng mắc khó giải quyết khi có tranh chấp xảy ra Và đây cũng lànguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình trong đối tượng người có cùng giớitính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ thực trạng bạo lực gia đình hiên nayđồng thời đưa ra những giải pháp về bạo lực gia đình

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: từ năm 2018 đến 2023

- Về không gian : Trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn vềthực trạng bạo lực gia đình hiện nay từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục

4 Mục đích nghiên cứu

Nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về việc quản lý và xử lý các hành vibạo lực gia đình đồng thời đưa ra những giải pháp để quản lý và xử lí tốtnhất hành vi bạo lực một cách tối ưu nhất góp phần bảo vệ trẻ em và phụ nữhay những nạn nhân bị bạo lực để đảm bảo quyền được sống của mọi ngườitrong môi trường lành mạnh

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập và xử lý nghiên cứu:

Chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn, để thu thập được nhữngthông tin sau:

Trang 8

Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến chủ đề nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Lập những câu hỏi trắc nghiệm sát thực việc quản lý thời gian, những khókhăn, thuận lợi về quản lý thời gian của sinh viên

Phương pháp xử lí số liệu thống kê toán học:

Sau khi đã thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề rất quan trọng làphải trình bày, xử lý những số liệu đó như thế nào để khai thác có hiệu quảnhững số liệu thực tế đó, rút ra được những nhận xét kết luận khoa học,khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu, khảo sát

6 Ý nghĩa của đề tài

Nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới bạo lực gia đình của sinh viên trong môitrường học tập, từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ nâng cao kỹ năng học tập củamình và đem lại kết quả học tập hiệu quả

7 Kết cấu của đề tài:

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về vấn đề cần nghiên cứu

Chương 2: Phân tích thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu

Chương 3: Hệ thống các giải pháp

Trang 9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Lí luận về bạo lực gia đình

Trong vài năm trở lại đây, bạo lực gia đình- một vấn đề có tính toàncầu được xem là đề tài thu hút giới nghiên cứu trong lĩnh vực khoahọc xã hội và nhân văn, có mấy vấn đề cần trao đổi về tình hìnhnghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay

Sự tuyệt đối hóa về bạo lực giới một chiều: đúng là bạo lực giới nóichung và bạo lực giới trong gia đình nói riêng phần lớn là do nam giớigây ra với phụ nữ Nhưng cần nhận thấy rằng cũng còn có bạo lực củaphụ nữ đối với nam giới Nghiên cứu của Bộ lao động thương binh và

xã hội cho thấy có khoảng 9-10% trường hợp nạn nhân của bạo lựcgia đình là nam giới và thủ phạm chính là những bà vợ Nhiều côngtrình nghiên cứu xã hội học trên thế giới cũng cho thấy đôi khi bạo lựcgiới trong gia đình là gần ngang nhau giữa nam và nữ

1.2 Một số khái niệm

Khái niệm “gia đình”

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường giáo dụcnếp sống và hình thành nhân cách sống có tình có nghĩa, đoàn kết và giúp đỡlẫn nhau, có ý thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng pháp luật và giữ gìnđạo lý

Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sởquan hệ hôn nhân( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyếtthống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha me, con cái, ông bà, họ hàng nộingoại ) Gia đình có thể hiểu như là một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chiphối của xã hội song có tính ổn định độc lập tương đối Nó có quy luật pháttriển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặ thù Những thành viên trong

Trang 10

gia đình được gứ bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa,tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ

Khái niệm “bạo lực”

Bạo lực chỉ việc đe dọa hoặc dùng sức mạnh thể chất đối với cá nhân hoặc mộtnhóm người với mục đích gây tổn hại, thương vong về mặt thể chất và tâm lý.Khái niệm “bạo lực gia đình”

Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về bạo lựcgia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫnđến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lýhay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động nhưvậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơicông cộng hay trong cuộc sống riêng tư”

Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XII đã thôngqua bản dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình Luật này đã đưa ra địnhnghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thànhviên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình Bạo lực gia đình là hành vi

cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thểchất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”

1.3 Phân loại bạo lực gia đình

Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặchành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây

áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việcthực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữacha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái phápluật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kếthôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ,ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng

Trang 11

Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đậpphá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên kháctrong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng épthành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họhoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụthuộc về tài chính.

Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệtình dục

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động vàtrái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Bạo lực gia đìnhkhông còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần,bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêmtrọng Bạo lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở cácgia đình học vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khókhăn mà còn nảy sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ởnhững đôi vợ chồng mới kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùngnhau hàng chục năm

Trang 12

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng về bạo lực gia đình

Bình Dương, những năm gần đây, các ngành, các cấp trong tỉnh đãtích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình.Theo đó, những nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đãđược tuyên truyền dưới mọi hình thức tới các cấp uỷ, chính quyền vàmọi tầng lớp nhân dân Các buổi tập huấn về Luật Phòng, chống bạolực gia đình, nâng cao kỹ năng tư vấn, hoà giải, nhận biết và xử lýbạo lực gia đình cũng được quan tâm tổ chức một cách hấp dẫn, sinhđộng

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã thành lập 302 CLB gia đình phát triểnbền vững để tập hợp các gia đình ở cùng địa bàn dân cư, nhằm nângcao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình,giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống, nuôi con khỏe, dạy conngoan… xây dựng 302 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và 302

tổ hoà giải thực hiện chức năng tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thờicác vụ bạo lực gia đình.Với phương châm hướng về cộng đồng vàdựa vào cộng đồng trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, trênđịa bàn tỉnh cũng đã thành lập trên 528 địa chỉ tin cậy, tạo điều kiệncho người dân cung cấp thông tin và trực tiếp tham gia công tácphòng, chống bạo lực gia đình

Các ngành Công an, Tư pháp, Hội Phụ nữ các cấp luôn chú trọngphát hiện, hòa giải kịp thời các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình,không để tình trạng bạo hành gia đình kéo dài

Trang 13

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh BìnhDương, Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh đã xảy ra1.552 vụ BLGĐ Qua kết quả thu thập số liệu về gia đình vàPCBLGĐ trong 5 năm qua cho thấy tình trạng BLGĐ những năm gầnđây (2013, 2014 và 2015) có giảm so với những năm trước, cụ thể:Năm 2013 giảm 95 vụ (21,54%) so với năm 2012; năm 2014 giảm 99

vụ (28,61%) so với năm 2013, năm 2015 giảm 51 vụ (20,64%) so vớinăm 2014 Nạn nhân các vụ BLGĐ chủ yếu là nữ từ 16 – 59 tuổi vàhình thức BLGĐ thân thể chiếm tỷ lệ cao, sau đó là bạo lực tinh thần,kinh tế và tình dục

Tại Bình Dương, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh côngtác tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) Đặc biệt,với vai trò của cán bộ cơ sở, các tổ chức hội phát huy hiệu quả thôngqua biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn Biện pháp góp ý, phê bìnhtrong cộng đồng dân cư được áp dụng với nơi xảy ra BLGĐ BKết quả nghiên cứu cho thấy hành vi chửi mắng, xúc phạm cao nhất(chiếm tới 90%), tiếp theo là hành vi đánh, đá, tát (chiếm 52,67%),các hành vi bạo lực khác chiếm tỉ lệ thấp hơnKhi hỏi về chiều hướngcủa bạo lực gia đình hiện nay, có 85,65% người được hỏi trả lời chiềuhướng có giảm với lý do: Hiện nay điều kiện kinh tế đã được cảithiện, công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, về xây dựnggia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc được quan tâm Phong trào xâydựng gia đình văn hóa, khu dân cư, làng xã văn hóa được nhiều địaphương hưởng ứng tích cực đã tác động không nhỏ đến việc giảmtình trạng bạo lực gia đình Tuy nhiên những ý kiến đó mới chỉ nhìn

từ góc độ hành vi bạo lực về thể chất còn hành vi bạo lực về tinh thần,kinh tế, tình dục thì không hề giảm bởi vì khi hỏi về nhận xét về mốiquan hệ gia đình của chính người được hỏi thì có 65,1% cho rằng giađình mình hòa thuận, 31,7% cho rằng gia đình đôi lúc mâu thuẫn,3,2% cho rằng gia đình mình thường xuyên xẩy ra mâu thuẫn

Ngày đăng: 16/01/2025, 18:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w