1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu vấn Đề sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng Đến việc học tập của sinh viên d23 khoa kinh tế trường Đại học thủ dầu một

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Vấn Đề Sử Dụng Mạng Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Việc Học Tập Của Sinh Viên D23 Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Tác giả Ben Ngọc Như Quỳnh, Cù Huyền Trang
Người hướng dẫn TS. Đoàn Việt Hùng
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thủ Dầu Một
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKHOA KINH TẾ TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024 NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC H

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN

MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ

HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2023-2024

NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN D23 KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT.

SV/ Nhóm SV: 1 Ben Ngọc Như Quỳnh (Nhóm trưởng)

2 Cù Huyền Trang

GVHD: TS ĐOÀN VIỆT HÙNG

Trang 2

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH

TẾ HỌC KỲ 2-Năm học 2023-2024

1 Tên đề tài: Nghiên cứu vấn đề sử dụng mạng xã hội của sinh viên

D23 Khoa Kinh Tế trường Đại học Thủ Dầu Một.

2 Loại hình nghiên cứu: þþþ Cơ bản Ứng dụng  

Triển khai

3 Lĩnh vực nghiên cứu:

þ

þ Khoa học Xã hội và Nhân văn  Khoa học Kỹ thuật và

Công nghệ

 Kinh tế  Khoa học Tự nhiên

 Khoa học Giáo dục

4 Thời gian thực hiện: ngày 6

Từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 23 năm 2024

5 Đơn vị quản lý về chuyên môn:

Khoa: Kinh tế Chương trình đào tạo:

6 Giáo viên hướng dẫn:

Họ và tên: ĐOÀN VIỆT HÙNG

Học vị: TIẾN SĨ

Đơn vị công tác (Khoa, Phòng): KHOA KINH TẾ

Địa chỉ nhà riêng:

Điện thoại nhà riêng:

Di động: 0946773878

E-mail: hungdv@tdmu.edu.vn

7 Nhóm sinh viên thực hiện đề tài:

Các thành viên tham gia đề tài (không quá 03 sinh viên):

T

1 Cù Huyền Trang 2323403010299 D23KETO04 100%

2 Ben Ngọc Như Quỳnh 2325106050205 D23LOQL02 Nhóm

trưởng

100%

Thông tin SV chịu trách nhiệm chính:

Trang 3

Họ và tên: Ben Ngọc Như Quỳnh

SĐT: 0352265963

Email: benngocnhuquynh1221@gmail.com

8 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên có nhiều hệ quả tích

cực và tiêu cực, và vấn đề này trở nên cấp thiết do nó có thể gây ra nhiều tác động đa dạng Mạng xã hội cung cấp cho sinh viên một môi trường dễ dàng để giao tiếp và kết nối với bạn bè, người thân… còn có một khía cạnh khá quan trọng, làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm, và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối Ngoài ra, còn là nơi mọi người chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giúp sinh viên tiếp thu những kiến thức mới và mở rộng tầm nhìn Đây còn là sân chơi để sinh viên thể hiện tài năng nghệ thuật và phát triển những kỹ năng mới Như vậy, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia

sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả Bên cạnh những mặt tích cực, mạng xã hội còn tiềm ẩn những rủi ro, gây căng thẳng, so sánh tiêu cực và đặc biệt là vấn đề bắt nạt qua mạng Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tâm lý và tinh thần cho thanh thiếu niên

9 Mục tiêu đề tài:

Nhằm tìm hiểu và xác định được thực trạng sử dụng mạng xã hội

Từ đó phân tích, đánh giá và đưa ra những phương pháp sử dụng mạng xã hội có hiệu quả hơn và đồng thời khắc phục được những

10.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Tạp chí Khoa học & Công nghệ tập 5, số 3 , Đại học Nguyễn Tất Thành của tác giả Vũ Nhật Phương, Nguyễn Xuân Nhĩ, Trần Thanh

Tùng, Trương Thị Lệ Hằng (2023) đã nghiên cứu về “ Ứng dụng mạng

xã hội trong việc định hướng dư luận sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam” Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực

trạng về nhận thức, quan điểm, dư luận trong sinh viên khi sử dụng mạng

xã hội Nghiên cứu được khảo sát ngẫu nhiên trên 1.300 sinh viên tại 5 trường đại học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thông quan bảng câu hỏi trực tuyến và trực tiếp Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để trình bày, phân tích và đánh giá dữ liệu thu thập được Kết quả nghiên cứu này cho thấy: mạng xã hội mang lại những mặt tích cực và tiêu cực: Tìm kiếm thông tin (+) , Giải trí (+) , Tính thời thượng (+), Công cụ tìm kiếm (+) Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có nhiều tác động khác

Trang 4

nhau đối với việc học tập và ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên thông qua việc tiếp nhận, trao đổi thông tin và tương tác với giảng viên Nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm định hướng dư luận trong sinh viên theo hướng tích cực tại các trường đại học ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp xử lí những thông tin tiêu cực hoặc khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội liên quan đến sinh viên của các trường đại học

Bài nghiên cứu “Tác động của mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh” của tác giả Cù Thị Nhung

(2023) đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng mạng xã hội của giới trẻ nói chung và sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh nói riêng, mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên, những tác động tích cực và tiêu cực của mạng

xã hội đối với sinh viên Từ đó đưa ra kết luận sinh viên cần sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý, thông minh để tìm kiếm những tri thức mới, những bài học mới nhằm giúp ích cho việc học tập, thêm vào đó là

sử dụng mạng xã hội để có thể tìm hiểu thông tin những công ty, những doanh nghiệp tuyển dụng từ đó có thể tìm kiếm cơ hội việc làm Bài nghiên cứu được kết hợp bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp luận, phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và phân tích quy hồi Với các biến độc lập gồm: Tìm kiếm thông tin (+), Giải trí (+), Mất thời gian (-), Học tập trực tuyến (+)

Tác giả Võ Thành Đạt và Nguyễn Ngọc Thức (2023) của Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí

Minh đã nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi học tập thông qua mạng xã hội của sinh viên tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” Hiện nay, việc học tập thông qua internet nói chung

và mạng xã hội nói riêng đang trở thành xu hướng đối với học sinh, sinh viên trên toàn thế giới Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm định các yếu

tố ảnh hưởng đến việc học tập thông qua mạng xã hội của sinh viên Mẫu nghiên cứu gồm 170 người đại diện cho sinh viên tại Trường Đại học

Trang 5

Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, được khảo sát gián tiếp thông qua bảng câu hỏi Tác giả đã tiến hành phân tích hồi quy kết hợp hành vi học tập và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, thang đo nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi học tập thông qua mạng xã hội của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: sự dễ sử dụng cảm nhận(+), sự hữu ích cảm nhận(+), thái độ đối với việc sử dụng(+), quy chuẩn chủ quan(+) và nhận thức kiểm soát hành vi(+) Trong số các yếu tố này, ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi học tập thông qua mạng xã hội của sinh viên là nhân tố sự dễ sử dụng cảm nhận, trong khi đó sự hữu ích cảm nhận là nhân tố tác động kém nhất đến hành vi học tập thông qua mạng xã hội

Tác giả Vũ Thị Lê (2022) đã nghiên cứu “Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Y Dược Thái Bình năm học 2020-2021” Bài viết đã đưa ra được thực trạng sử dụng mạng xã hội và

đánh giá một số tác động của việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường đại học Y Dược Thái Bình Kết quả cho thấy có 99,3% sinh viên

sử dụng mạng xã hội; các trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất là Facebook, Zalo, Youtube và Gmail; mạng xã hội cũng có những tích cực cũng như tiêu cực đến việc học tập của sinh viên gồm những nhân tố như tìm kiếm việc làm, giải trí và mục đích khác, xao nhãng việc học, quỹ thời gian học bị thu hẹp, mất ngủ …Bài nghiên cứu đã được sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích số liệu

Bài nghiên cứu “Thực trạng mức độ sử dụng internet và mạng

xã hội của sinh viên Chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường đại học

Sư phạm Hà Nội” được nghiên cứu bởi TS Nguyễn Mạnh Tuân, ThS.

Trần Minh Thắng (2022) Bài nghiên cứu đánh giá thực trạng ảnh hưởng của Internet và mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên là một yêu cầu rất bức thiết Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, hầu hết sinh

Trang 6

viên chuyên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Hà Nội đều có hành vi sử dụng mạng xã hội ở mức độ cao, được biểu hiện qua các mức độ khác nhau về mặt thời gian tần suất sử dụng mạng xã hội đã chiếm hầu hết thời gian trong ngày của sinh viên, không còn thời gian dành cho việc khác, có nhiều nội dung đăng tải cũng như nội dung chia sẻ của sinh viên lên các trang mạng xã hội đều với mục đích thể hiện bản thân Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; điều tra xã hội học, phỏng vấn và toán học thống kê là những phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu

Bài viết “Đo lường sự tác động của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên Khoa kinh tế, trường Đại học Đồng Tháp” của

tác giả Nguyễn Hoàng Chung Huỳnh Lê Uyên Mi (2021) Bài nghiên cứu này tập trung vào việc đo lường tác động của việc sử dụng mạng

xã hội đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp Phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tiêu chí của đối tượng Với phương pháp chọn mẫu như vậy, chúng tôi đã khảo sát trực tiếp 178 sinh viên Khoa Kinh tế từ năm thứ hai đến năm thứ tư, ở cả ba chuyên ngành: Tài chính ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh Sau đó, chúng tôi sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, đo lường và phân tích bằng EFA, kết hợp phân tích hồi quy nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm yếu tố tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Đồng Tháp gồm: Thông tin (+) , Giải trí ( +), Xu hướng (+) và Công cụ học tập.(+)

“Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế xã hội tại trường đại học Công Nghiệp Hà Nội” là bài nghiên cứu của Đào Thị Huyền Trang,

Nguyễn Thị Thúy, Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Hương Giang, Phùng Thị

Trang 7

Mai Lan, Phạm Thu Huyền (2021) Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và phương pháp nghiên cứu hồi quy, bài nghiên cứu đã đưa ra được 5 nhân tố ảnh hưởng của MXH đến kết quả học tập của sinh viên khối ngành kinh tế xã hội tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

đó là: tìm kiếm thông tin, giải trí, tính thời thượng, quan hệ và công cụ học tập Kết quả phân tích cũng cho thấy yếu tố tìm kiếm thông tin và công cụ học tập của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có mối quan hệ chặt chẽ kết quả học tập so với các yếu tố còn lại Đây là kết quả đáng mong đợi vì mục tiêu nghiên cứu này nhằm tiến đến việc sử dụng mạng xã hội là công cụ học tập của sinh viên nhằm nâng cao kết quả học tập sinh viên đại học khối ngành kinh tế xã hội Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Để đạt được kết quả học tập tích cực hơn thì cần có những thay đổi từ phía nhà trường và cả bản thân người sử dụng mạng xã hội

“Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Khoa tiểu học

- mầm non, trường Đại học Tây Bắc” của tác gỉa Dương Thị Thanh,

Trần Thị Thu Hường, Nguyễn Phương Liên (2021) đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên là rất cần thiết nhằm có các dẫn liệu quan trọng của việc sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Từ đó đưa ra các đề xuất tích cực để hướng đến đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng mạng xã hội cho sinh viên trong những nghiên cứu tiếp theo Với mục đích đó, bài báo tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc, và với phương pháp nghiên cứu phân tích hồi quy Với các biến độc lập như: Học tập (+), Kết nối và liên lạc (+), Chơi game (+), Cập nhật tin tức (+), Chia sẻ thông tin (+), Mua, bán hàng (+), Chia sẻ sở thích (+) Bài nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Hiệu quả sử dụng mạng xã hội của sinh viên chưa cao, chưa

Trang 8

bảo đảm tận dụng được ưu thế của nó phục vụ cho việc nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, chất lượng cuộc sống

Bài nghiên cứu về “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay” của tác giả

Nguyễn Lan Nguyên (2020) Bài nghiên cứu nhằm làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên Với tên đề tài xác định rõ mục đích, nhiệm

vụ, phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các kết quả xử lý dữ liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát thực tế cùng những kết quả nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải quyết vấn

đề nghiên cứu Bên cạnh đó bài nghiên cứu còn được tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu tài liệu, trưng cầu điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu Kết quả nghiên cứu này cho thấy: mạng xã hội Facebook mang lại nhiều mặt tích cực như cập nhật thông tin xã hội (+), liên lạc với gia đình bạn bè (+), chia sẻ thông tin (+), giải trí (+) , tìm kiếm việc làm(+), hỗ trợ học tập và làm việc (+), một số mục đích khác (+)

Đoàn Thị Ngọc Trâm, Cao Thị Như Ngọc (2020) là tác giả của

bài nghiên cứu “Thực trạng nghiện Internet ở học sinh trường Trung học cơ sở Lê Độ, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng” Bài viết nghiên cứu về

tỷ lệ nghiện Internet ở học sinh trường Trung học cơ sở Lê Độ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, bằng những phương pháp mô tả cắt ngang, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy 39,7% học sinh được khảo sát

là nghiện Internet Trong số học sinh nghiện Internet, có 79,2% học sinh nghiện Internet ở mức độ nhẹ, 20,2% học sinh nghiên Internet ở mức độ vừa và 0,6% học sinh nghiện Internet ở mức độ nặng Có sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê giữa nghiện Internet và một số yếu tố như giới tính học

Trang 9

sinh, khối lớp học, phương tiện truy cập Internet và thời gian truy cập Internet trong ngày của học sinh (p<0,05) Vì vậy cần tăng cường truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức của học sinh về những ảnh hưởng tiêu cực của Internet đối với cuộc sống, đặc biệt là vấn đề nghiện Internet

Tác gỉả Nguyễn Bá Thái đã nghiên cứu “Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên” (Nghiên cứu trường hợp sinh viên

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN) (2019) Bài viết được nghiên cứu bằng những phương pháp như: Phương pháp luận, phương pháp định tính, định lượng Kết quả nghiên cứu cho thấy MXH

đã gắn liền với đời sống hằng ngày của các sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV và có những mối liên hệ cũng như những ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày và hoạt động học tập của các sinh viên Số lượng sinh viên quan tâm đến các nội dung về học tập trên MXH khá lớn, nó thể hiện thông qua việc mục đích truy cập MXH của các sinh viên hay các nhóm

mà các sinh viên tham gia đều có sự xuất hiện của việc học tập Các sinh viên nếu xác định được rõ mục đích cho việc sử dụng MXH thì có thể MXH sẽ đem lại những lợi ích tốt cho việc học tập MXH hoàn toàn có thể hỗ trợ tốt cho hoạt động học tập, cũng như trợ giúp cho sinh viên trong việc đạt được kết quả học tập tốt nếu như ta có thể tìm ra các phương pháp và sử dụng MXH đúng cách

Nguyễn Thị Bắc (2018) đã nghiên cứu “Hành vi sử dụng mạng

xã hội của sinh viên Trường đại học Hải Dương” Kết quả nghiên cứu

cũng cho thấy sinh viên Đại học Hải Dương cũng đã nhận thức được khái niệm MXH, vai trò của MXH thể hiện qua việc chia sẻ những nội dung tốt được cộng đồng đánh giá cao Tuy nhiên trong quá trình điều tra vẫn còn một số sinh viên chưa nhận thức rõ về MXH nên dẫn đến có những hành vi lệch lạc không phù hợp và cũng phần nào ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập cũng đời sống tâm lý của sinh viên trường Đại học Hải Dương Bài nghiên sử dụng các phương pháp nghiên cứu như là phương

Trang 10

pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp

xử lí số liệu bằng thống kê toán học Với các biến độc lập bao gồm để giải trí(+), tìm kiếm việc làm (+), mua bán hàng (+) ,giao lưu, kết nối bạn

bè (+), giảm tress (+)

Lê Thị Thanh Hà, Trần Tuấn Anh, Huỳnh Xuân Trí (2017) đã nghiên cứu

về “ Nghiên cứu các nhân tố của mạng xã hội tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh” Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi quy Bài

viết nghiên cứu về sự tác động của mạng xã hội trực tuyến đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố

Hồ Chí Minh (HUFI), tập trung vào mối quan hệ giữa mạng xã hội trực tuyến với kết quả học tập của sinh viên, khám phá và đo lường mức độ của các yếu tố thuộc mạng xã hội ảnh hưởng (sự tác động của mạng xã hội) đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó đưa ra hàm ý các giải pháp chính sách cho các nhà quản trị lý giáo dục của nhà trường nhằm tận dụng mạng xã hội để nâng cao kết quả học tập Với thu gom mẫu thuận tiện chúng tôi tiến hành khảo sát trên 1533 sinh viên đại học tất cả các chuyên ngành và năm học đang theo học tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả phân tích cho thấy các yếu

tố tìm kiếm thông tin, giải trí, tính thời thượng và công cụ tìm kiếm có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinh viên

Bài nghiên cứu “SINH VIÊN VÀ ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH (SMARTPHONE): VIỆC SỬ DỤNG VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC TẬP VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI ” của tác giả Đinh Thị Kim Ánh,

Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thị Minh Phương (2017)

Từ chủ đề nghiên cứu tổng quát trên, bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng smartphone và ảnh hưởng của nó lên các mối quan hệ

xã hội và việc học tập của sinh viên tại TPHCM Cụ thể hơn, bài viết tìm hiểu về hiện trạng sử dụng và sự phổ biến của smartphone trong sinh viên

Ngày đăng: 16/01/2025, 18:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w