HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÒA ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍN
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HÒA
ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2019
1 / 15
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VĂN HÒA
ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS NGUYỄN KHẮC THANH
2 PGS.TS VŨ VĂN PHÚC
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án với đề tài “Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang” là công trình
nghiên cứu khoa học của riêng tôi Những tài liệu tham khảo, số liệu, thông tin được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định
Tác giả
Nguyễn Văn Hòa
3 / 15
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
1.3 Đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 33
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO LỢI ÍCH
KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ
2.1 Khái niệm lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ
2.2 Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ
2.3 Kinh nghiệm về đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH
3.1 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đảm bảo lợi ích kinh tế
trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang 69 3.2 Thực trạng việc đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông
nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2017 74
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẢM
BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG
4.1 Dự báo xu hướng ảnh hưởng đến đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử
dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang đến
4.2 Những quan điểm cơ bản nhằm tăng cường đảm bảo lợi ích kinh tế
trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang 116 4.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đảm bảo lợi ích kinh tế
trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FSC : Chứng chỉ rừng bền vững
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
KHCN : Khoa học công nghệ
KTTT : Kinh tế thị trường
LIKT : Lợi ích kinh tế
NNCNC : Nông nghiệp công nghệ cao
ODA : Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
SDĐNN : Sử dụng đất nông nghiệp
TLSX : Tư liệu sản xuất
UBND : Ủy ban nhân dân
VietGAP : Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
5 / 15
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 3.1: Cơ cấu hộ nông dân theo quy mô lao động và đất sản
Bảng 3.2: Giá trị trung bình 1 hộ nông dân thu được trên 1m2 đất
Bảng 3.3: Giá trị trung bình 1 hộ nông dân thu được trên 1m2 đối
với từng loại đất nông nghiệp tại tỉnh 77 Bảng 3.4: Giá trị sản phẩm thu được bình quân 77 Bảng 3.5: Trang trại nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 78 Bảng 3.6: Đất sản xuất nông nghiệp thực tế sử dụng của hộ nông dân 79 Bảng 3.7: Hạ tầng thủy lợi của tỉnh phục vụ sản xuất nông nghiệp 88
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 3.1: Đến 2017 hộ nông dân đã cơ giới được các khâu trong
Biểu đồ 3.2: Giá trị sản phẩm thu được bình quân 1 ha đất trồng trọt,
mặt nước nuôi trồng thủy sản, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn của tỉnh Tuyên Quang so với bình
Biểu đồ 3.3: Giá trị hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh qua các năm 102
7 / 15
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay lợi ích là vấn đề cơ bản rất cần được quan tâm giải quyết để không phát sinh xung đột lợi ích ở giai đoạn hiện tại và lâu dài giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế
Đảm bảo lợi ích kinh tế (LIKT) trong sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) của hộ nông dân (HND) hiện nay là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích chủ thể và mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể (hộ nông dân - tập thể - Nhà nước và các chủ thể khác) nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Trong đó, HND có vai trò là trung tâm của quá trình sản xuất, cùng với tự vươn lên, nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo LIKT trực tiếp, thì cần có sự
hỗ trợ và xác lập các điều kiện, môi trường sản xuất thuận lợi từ Nhà nước và các chủ thể khác để đảm bảo LIKT trong SDĐNN góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc gồm có 6 huyện và 1 thành phố với 7 phường, 129 xã, 5 thị trấn, 1805 thôn bản Tổng diện tích đất tự nhiên là 586.790 ha (5.867,9 km2), trong đó đất nông nghiệp là 540.405 ha, với 139.808 hộ nông lâm nghiệp (hộ nông dân, nhân khẩu bình quân 3,8 người/hộ) đang thực tế sử dụng 241.270 ha đất sản xuất nông nghiệp [91]
Việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực Năng lực sản xuất, lợi ích kinh
tế trực tiếp của HND từng bước được nâng lên Nhà nước, chính quyền địa phương, hội nông dân và các chủ thể kinh tế tại tỉnh bằng đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách đã hỗ trợ, đảm bảo trên các khía cạnh đất nông nghiệp, thủy lợi, thuế, tín dụng, khoa học công nghệ (KHCN), thị trường ở nhiều hình thức khác nhau đã tích cực giúp HND gia tăng được LIKT gián tiếp khi sản xuất trên đất nông nghiệp đã giúp đời sống của một bộ phận HND
Trang 9trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế xã hội tại địa phương
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND trên địa bàn tỉnh thời gian qua còn những mặt hạn chế nhất
định, như: lợi ích kinh tế trực tiếp của HND thu được từ đất nông nghiệp nhìn
chung còn thấp, không ổn định; ảnh hưởng đến đời sống; hạn chế trong đầu tư cải thiện các điều kiện sản xuất, khoa học công nghệ để tăng năng suất lao
động, đến việc tích lũy, làm giàu, tạo động lực cho phát triển; trong đảm bảo
lợi ích kinh tế gián tiếp, đảm bảo về mặt pháp lý về quan hệ sở hữu - sử dụng
đất nông nghiệp: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mặt giúp nâng cao năng lực sản xuất: chưa thật hiệu quả, lực lượng lao động của HND chưa qua đào tạo còn chiếm
tỷ lệ cao; mặt hỗ trợ và tạo môi trường sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan cho HND kết quả còn ít, hạn chế Do đó, đây là vấn đề có tính thời sự đối với sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh và trong giảng dạy cho học viên là cán bộ lãnh đạo ở tỉnh; đây cũng không chỉ là sự nhận diện thực tế mà cần được quan tâm nghiên cứu sâu sắc toàn diện để tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và để việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN
của HND đạt kết quả cao hơn, vì vậy, vấn đề: "Đảm bảo lợi ích kinh tế trong
sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân ở tỉnh Tuyên Quang" được tác
giả chọn làm đề tài của luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND và phân tích, đánh giá thực trạng việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang thời gian tới
9 / 15
Trang 102.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến luận án để có thể kế thừa hoặc phát triển những kết quả đó Đồng thời, xác định khoảng trống mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND Phân tích khái quát việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở một
số tỉnh từ đó rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang
- Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang từ năm 2006 đến năm 2017
- Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo lợi ích kinh tế của hộ nông dân trong sử dụng đất nông nghiệp (gồm đất: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy sản)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu việc đảm bảo LIKT trong lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Về thời gian:
Số liệu thứ cấp: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2017
Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin điều tra trong giai đoạn 3 năm
2015-2017 Đề xuất giải pháp cơ bản đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận về quan hệ đất đai của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng
Trang 11và Nhà nước Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những tri thức khoa học kinh tế
có liên quan đến đề tài
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn; đồng thời sử dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu
Trên cơ sở đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử l ý dữ liệu: luận án sử dụng
phương pháp phân tích thể chế, chính sách; phương pháp phân tích thống kê; phương pháp so sánh (so sánh hệ số, so sánh số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân; so sánh các thời kỳ) được sử dụng thường xuyên nhằm phân tích thực trạng LIKT (biểu hiện qua thu nhập), đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND Các phương pháp dự đoán, dự báo cũng được vận dụng trong việc đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến năm 2025
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Quá trình thực hiện, tác giả phỏng vấn bằng phiếu điều tra; trực tiếp phỏng vấn chuyên sâu, trao đổi với đối tượng HND đang sử dụng đất nông nghiệp và phỏng vấn sâu khoa học với cán bộ quản lý về nông nghiệp, đất đai, cán bộ hội nông dân, ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã về LIKT trong SDĐNN; đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh
+ Về lựa chọn địa điểm điều tra: Phạm vi nghiên cứu của đề tài về địa
điểm là địa bàn tỉnh Tuyên Quang, chủ yếu lựa chọn tại các huyện, các xã có nhiều HND sử dụng đất nông nghiệp Bên cạnh đó, cũng điều tra tại HND ở những vùng ven thành phố Tuyên Quang để có thêm những thông tin, đánh giá đa dạng, đầy đủ
+ Về chọn mẫu điều tra: Luận án sử dụng phương pháp lựa chọn điển
11 / 15
Trang 12hình Với HND: số lượng mẫu điều tra 300 hộ; điều tra ở 7 huyện, thành phố
Tuyên Quang, cụ thể: các huyện: Yên Sơn 50 hộ; Chiêm Hóa 50 hộ; Hàm Yên
50 hộ; Na Hang 50 hộ; Sơn Dương 50 hộ; Lâm Bình 35 hộ; thành phố Tuyên
Quang 15 hộ Với cán bộ quản lý: số lượng 80 cán bộ ở: Ủy ban nhân dân
(UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), ngành Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên và Môi trường; Hội nông dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã Số lượng điều tra cụ thể: ở cấp tỉnh 30; cấp huyện 20; cấp xã 30 cán bộ
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia,
chuyên khảo được sử dụng trong việc thu thập và lựa chọn các thông tin thứ cấp có liên quan đến luận án
Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để tiếp cận các tri thức, cụ thể là các nhà quản lý về vấn đề liên quan đến đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND Phương pháp này được áp dụng dưới 2 hình thức: Trao đổi trực tiếp về các vấn đề của luận án và xin ý kiến của các chuyên gia về một nội dung nào đó của luận án trong quá trình hoàn thiện [xem Phụ lục 1-3]
Các dữ liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Thư viện Quốc gia; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Cục Thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang; các trang web; các sách, báo và tạp chí đã xuất bản v.v…
Luận án còn thu thập và lựa chọn các thông tin nghiên cứu chuyên đề
về các vấn đề có liên quan Kế thừa nghiên cứu kết quả của các tác giả trong
và ngoài nước về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND Ngoài ra, luận án
đã khảo nghiệm các kinh nghiệm thành công của một số địa phương trong nước về vấn đề trên
5 Những đóng góp mới của luận án
Đề cập rõ khái niệm LIKT trong SDĐNN của HND; đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND
Trang 13Làm rõ chủ thể, nội dung thực hiện và nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND
Đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân hạn chế, những vấn đề đặt ra của việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang
Đề xuất quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới theo quan điểm phát triển bền vững
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, luận án khái quát và làm rõ cơ sở lý luận về đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang: LIKT trong SDĐNN của HND; khái niệm, chủ thể, nội dung thực hiện, các nhân tố ảnh hưởng của đến đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND
Về mặt thực tiễn, từ phân tích đánh giá thực trạng việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2017, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân, đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tại tỉnh; đồng thời, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo tốt cho tỉnh Tuyên Quang để vận dụng nghiên cứu, ban hành các văn bản pháp lý của tỉnh về những vấn đề có liên quan đến
tăng cường việc đảm bảo LIKT trong SDĐNN của HND ở tỉnh Tuyên Quang
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết
13 / 15