BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ---
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-🙦🕮🙦 -
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA VÙNG ĐBSCL TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN NĂM 1918 Ở TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS
¬r Nguyễn Thị Côi
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-🙦🕮🙦 -
NGUYỄN ĐỨC TOÀN
SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA VÙNG ĐBSCL TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN
Chuyên ngành : Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử
Mã số : 9.14.01.11
ý luận và phương pháp dạy học Lịch sử
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS
¬r Nguyễn Thị Côi
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Côi
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học của đề tài 5
6 Đóng góp của đề tài 5
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6
8 Cấu trúc của luận án 6
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1 Những nghiên cứu về di sản văn hoá, di sản văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Cần Thơ 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về DSVH 7
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về di sản văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Cần Thơ 10
1.2 Các công trình nghiên cứu về sử dụng di sản văn hoá trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng 16
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về lí luận dạy học 16
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về sử dụng DSVH trong dạy học Lịch sử 23
1.3 Đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 33
1.3.1 Nhận xét chung 34
1.3.2 Những vấn đề luận án được kế thừa 34
1.3.3 Những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết 35
Chương 2 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 38
Trang 42.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài của luận án 38
2.1.2 Quan niệm về sử dụng di sản văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 40
2.1.3 Di sản văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 42
2.1.4 Những yêu cầu cơ bản khi khai thác, lựa chọn biện pháp sử dụng di sản văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến năm 1918) ở trường THPT 38
2.1.5 Cơ sở xuất phát để giải quyết vấn đề 56
2.1.6 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong dạy học LSVN (từ nguồn gốc đến năm 1918) 61
2.2 Cơ sở thực tiễn 66
2.2.1 Khái quát tình hình khai thác và sử dụng di sản văn hoá trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông 66
2.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng di sản văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT Thành phố Cần Thơ 68
2.2.3 Những vấn đề rút ra từ thực tiễn của việc sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong dạy học LSVN ở trường THPT TP Cần Thơ 74
Chương 3 SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG DẠY HỌC NỘI KHOÁ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN NĂM 1918 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 77
3.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường trung học phổ thông 77
3.1.1 Vị trí 77
3.1.2 Mục tiêu 77
3.1.3 Nội dung cơ bản 79
3.2 Các biện pháp sử dụng di sản văn hoá vùng ĐBSCL trong dạy học các bài Lịch sử Việt Nam nội khoá ở trường THPT thành phố Cần Thơ 81
Trang 53.2.1 Sử dụng di sản văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bài học lịch
sử dân tộc ở trên lớp 81
3.2.2 Sử dụng DSVH vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong dạy học LSĐP 99
3.2.3 Sử dụng di sản văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập 104
3.3 Thực nghiệm sư phạm toàn phần 107
3.3.1 Mục đích thực nghiệm 108
3.3.2 Đối tượng, địa bàn trường học và GV thực nghiệm sư phạm 108
3.3.3 Nội dung thực nghiệm sư phạm 109
3.3.4 Phương pháp tiến hành và kết quả TNSP 110
Chương 4 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỚI DI SẢN VĂN HÓA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN NĂM 1918 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 117
4.1 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Error! Bookmark not defined 4.1.1 Quan niệm về hoạt động ngoại khoá 117
4.1.2 Vai trò, ý nghĩa 118
4.2 Một số biện pháp sử dụng di sản văn hoá vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ 122
4.2.1 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm di sản văn hoá thông qua hoạt động tham quan ngoại khoá 122
4.2.2 Hướng dẫn tổ chức cho học sinh tập làm hướng dẫn viên du lịch 125
4.2.3 Tổ chức cho học sinh tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương 127
4.2.4 Tích hợp các hình thức ngoại khoá để tổ chức dạ hội lịch sử với chủ đề tìm hiểu về DSVH ở địa phương 130
Trang 64.2.5 Tăng cường sử dụng di sản văn hoá vùng ĐBSCL trong các chương trình sân
khấu hoá Lịch sử 132
4.2.6 Tổ chức thi tìm hiểu về di sản văn hoá địa phương 134
4.3 Thử nghiệm sư phạm 117
4.3.1 Mục đích thử nghiệm 136
4.3.2 Đối tượng, địa bàn thử nghiệm 117
4.3.3 Phương pháp tiến hành và nội dung thử nghiệm 137
KẾT LUẬN 147
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hình thức tổ chức dạy học LSVN với DSVH vùng ĐBSCL 69
Bảng 2.2 Các biện pháp sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong giờ học nội khoá 70
Bảng 2.3 Những khó khăn khi sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong dạy học 71
Bảng 3.1 Kết quả sử dụng DSVH vùng ĐBSCL để cụ thể hoá kiến thức 86
Bảng 3.2 Kết quả sử dụng di tích lịch sử ảo để tạo biểu tượng 90
Bảng 3.3 Kết quả sử dụng DSVH vùng ĐBSCL gắn kiến thức LSDT với thực tế địa phương 92 Bảng 3.4 Kết quả sử dụng DSVH vùng ĐBSCL để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử 94
Bảng 3.5 Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần bài 19 112
Bảng 3.6 Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần Lịch sử địa phương 112
Bảng 3.7 Thống kê tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài 19 113
Bảng 3.8 Thống kê tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài LSĐP 114
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài 19 114
Biểu đồ 3.2 Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài LSĐP 115
DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Thiết kế di tích ảo trên phần mềm Scratch 87
Hình 3.2 Một số hình ảnh Di tích ảo Óc Eo – Phù Nam 89
Trang 91
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển cùng với xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã tạo ra những thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới Chúng ra phải chủ động hội nhập để tranh thủ tận dụng những cơ hội mà quá trình toàn cầu hóa đưa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải xây dựng một nguồn nội lực vững mạnh Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc văn hóa dân tộc và tính thống nhất trong đa dạng văn hóa Do đó, Nghị quyết 29 của BCH Trung Ương khoá XI, khi bàn về công tác giáo dục đã chỉ rõ: “phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình
và giáo dục xã hội” [2; tr.122] Điều này đặt ra cho sự nghiệp giáo dục nói chung, nhà trường phổ thông nói riêng, nhiệm vụ phải đào tạo thế hệ trẻ “phát triển toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và
kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học,
khuyến khích học tập suốt đời” [2; tr.123]
Trang 102
trong việc giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho HS Đặc biệt quan niệm về môn chính, môn phụ đã và đang tồn tại trong tư tưởng của nhiều GV và HS, thậm chí một số các em còn cảm thấy chán, ghét môn Lịch sử Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm lớn của các nhà giáo dục học, các nhà nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu lý luận và PPDH bộ môn Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử
là vấn đề lớn, bao gồm hệ thống tổng thể của nhiều vấn đề, từ đổi mới trong chủ trương mang tầm vĩ mô đến những biện pháp cụ thể, từ đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học Trên con đường tìm tòi và sáng tạo ấy, vấn đề khai thác tối ưu đặc trưng và lợi thế của các nguồn tư liệu lịch sử trong dạy học, nhất là các nguồn sử liệu địa phương luôn được coi là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng Và DSVH tại
Trang 113
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề Sử dụng di sản văn hóa vùng
ĐBSCL trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường THPT Thành phố Cần Thơ làm đề tài Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, chuyên ngành Lý
luận và PPDH bộ môn Lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT nói
chung, TP Cần Thơ nói riêng
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Là quá trình sử dụng DSVH (bao gồm DSVH vật thể và DSVH phi vật thể) vùng ĐBSCL trong dạy học LSVN từ nguồn gốc đến năm 1918 ở các trường THPT TP Cần
Thơ Trong đó, chủ yếu là các hình thức, biện pháp sử dụng
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: nội dung nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong chương trình LSVN từ nguồn gốc đến năm 1918, chương trình Cải cách giáo dục hiện hành và có tính
đến chương trình mới được ban hành
DSVH như một nguồn sử liệu trong nghiên cứu văn hóa mà chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học bộ môn, từ đó sưu tầm, khai thác nguồn DSVH vùng ĐBSCL liên quan trực tiếp đến chương trình LSVN từ nguồn gốc đến năm
1918 phục vụ DHLS ở trường THPT TP Cần Thơ và xác định nguồn DSVH vùng ĐBSCL phù hợp với nội dung chương trình LSVN ở trường THPT, từ đó đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng trong DHLS bài nội khóa trên lớp, bài học tại thực địa và hoạt
- Phạm vi điều tra: việc điều tra, khảo sát sẽ được tiến hành ở tất cả 25 trường phổ
thông trên địa bàn TP Cần Thơ
- Phạm vi thực nghiệm: thực nghiệm sư phạm toàn phần và từng phần các biện pháp
được tiến hành ở 10 trường THPT trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong DHLS ở trường THPT TP Cần Thơ, luận án đi sâu xác định nội dung DSVH vùng
Trang 124
ĐBSCL có thể và cần khai, từ đó đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng trong DHLS
Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường THPT TP Cần Thơ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu lý luận Tâm lý học, Giáo dục học, Giáo dục lịch sử để làm rõ những vấn
đề lý luận liên quan đến đề tài;
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong dạy học LSVN ở các
trường THPT TP Cần Thơ
- Tìm hiểu chương trình, nội dung SGK Lịch sử lớp 10, 11 phần LSVN từ nguồn gốc đến năm 1918 và xác định nội dung DSVH cần khai thác để DHLS Việt Nam ở các
trường THPT TP Cần Thơ
- Dựa vào nội dung bài học, tài liệu khai thác, đối tượng và điều kiện dạy học để đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng theo hướng phát huy năng lực của HS trong việc tổ
chức dạy học nội khóa cũng như hoạt động ngoại khóa
- Thực nghiệm sư phạm làm cơ sở cho việc rút ra các kết luận khoa học, để khẳng
định tính khả thi của những biện pháp mà đề tài nêu ra
4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận
- Lênin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, phương pháp DHLS và các tài
liệu lịch sử, DSVH liên quan đến đề tài luận án
- Nghiên cứu nội dung LSVN từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường THPT để từ đó
xác định được kiến thức cần sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong dạy học LSVN
4.2.2 Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực tế việc sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong
dạy học LSVN ở các trường THPT TP Cần Thơ thông qua nhiều cách khác nhau: dự giờ, quan sát, điều tra xã hội học, trao đổi với GV và cán bộ quản lý chuyên môn ở các sở Giáo dục - Đào tạo, ngoài ra chúng tôi còn tranh thủ trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong
Trang 135
Tổ bộ môn PPDH Lịch sử ở trường Đại học, Cao đẳng.; Các thầy cô giáo trực tiếp giảng
dạy bộ môn Lịch sử ở các trường THPT TP Cần Thơ
4.2.3 Thực nghiệm sư phạm: TNSP (từng phần và toàn phần): chúng tôi tiến hành
soạn giáo án và tiến hành thực nghiệm dạy học LSVN ở các trường THPT TP Cần Thơ nhằm kiểm chứng những biện pháp mà luận án nêu ra, từ đó rút ra những kết luận khoa
học, khẳng định tính khả thi của đề tài
4.2.4 Sử dụng toán học thống kê: để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm và điều tra
xã hội học Trên cơ sở so sánh các giá trị thu được giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
để đánh giá hiệu quả của những biện pháp dạy học do chúng tôi đề xuất
5 Giả thuyết khoa học của đề tài
Việc sử dụng DSVH vùng ĐBSCL sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu môn học, nếu xác định được nội dung DSVH cần khai thác sử dụng trong dạy học LSVN từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường THPT TP Cần Thơ và
đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ
nhận thức của HS, đặc điểm vùng miền, điều kiện dạy học
6 Đóng góp của đề tài
Kết quả của đề tài sẽ góp phần:
- Khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong dạy
học LSVN ở các trường THPT TP Cần Thơ
- Tiếp tục góp phần nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc sử dụng
DSVH trong DHLS ở các trường THPT
- Đánh giá được thực trạng việc sử dụng DSVH trong DHLS Việt Nam ở các trường
THPT TP Cần Thơ
- Xác định những nội dung DSVH của ĐBSCL cần khai thác, sử dụng trong dạy học
LSVN từ nguồn gốc đến năm 1918 ở trường THPT TP Cần Thơ
- Đề xuất những hình thức, biện pháp sử dụng DSVH vùng ĐBSCL trong DHLS Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1918 ở các trường THPT TP Cần Thơ góp phần nâng
cao chất lượng bộ môn
- Trên cơ sở sử dụng DSVH tại ĐBSCL trong dạy học LSVN để đi đến những kết luận chung mang tính khái quát và có thể vận dụng để dạy học cho các địa phương khác