1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển nguồn nhân lực ngành xuất bản việt nam trong xu thế hội nhập

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 784,7 KB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG XUÂN VINH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ... VIỆN HÀN

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN VINH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG

XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG XUÂN VINH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

NGÀNH XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG

XU THẾ HỘI NHẬP

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG

2 TS LÊ MINH NGHĨA

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực Các kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Hoàng Xuân Vinh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 12

1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực 12

1.1.2 Những nghiên cứu về xuất bản, phát triển nguồn nhân lực xuất bản 18

1.1.3 Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập 25

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 26

1.2.1 Những nghiên cứu về xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản 26

1.2.2 Nghiên cứu về xuất bản kỹ thuật số và nguồn nhân lực kỹ thuật số 28

1.3 Những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hướng nghiên cứu của luận án 31

1.3.1 Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án 32

1.3.2 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án 33

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 36

2.1 Một số khái niệm chung về xuất bản và phát triển nguồn nhân lực xuất bản 36

2.1.1 Xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản 36

2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập 46

2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập 51

2.2.1 Nội dung phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập 51

2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập 54

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập 62

2.3 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập và bài học rút ra cho Việt Nam 67

2.3.1 Kinh nghiệm 67

2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam 70

Trang 5

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 73

3.1 Hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay 73

3.1.1 Các mô hình hoạt động của tổ chức xuất bản hiện nay 73

3.1.2 Các tổ chức, doanh nghiệp xuất bản hiện nay 77

3.1.3 Đặc điểm, tình hình hoạt động xuất bản hiện nay 81

3.2 Thực trạng nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam hiện nay 93

3.2.1 Thực trạng về số lượng và chất lượng 93

3.2.2 Thực trạng chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực xuất bản 108

3.2.3 Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực 110

3.3 Một số thành tựu và hạn chế đối với phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập 115

3.3.1 Một số thành tựu 115

3.3.2 Hạn chế 118

Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP 124

4.1 Một số quan điểm và xu hướng của xuất bản hiện nay 124

4.1.1 Quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước 124

4.1.2 Một số xu hướng trong phát triển nguồn nhân lực xuất bản hiện nay 126

4.2 Giải pháp 131

4.2.1 Giải pháp nhận thức 131

4.2.2 Giải pháp về xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực của mỗi nhà xuất bản hay doanh nghiệp xuất bản trong từng giai đoạn 134

4.2.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực gắn với kế hoạch việc làm 140

4.2.4 Giải pháp hợp tác quốc tế để thu hút nguồn nhân lực 142

Tiểu kết chương 4 147

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV : Biên tập viên

BTVCN : Biên tập viên công nghệ

CP : Chính phủ

CNTT : Công nghệ thông tin

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

HĐQT : Hội đồng quản trị

HĐTV : Hội đồng thành viên

KTS : Kỹ thuật số

LĐ : Lao động

LLLĐ : Lực lượng lao động

NCS : Nghiên cứu sinh

NXB : Nhà xuất bản

NĐ : Nghị định

NNL : Nguồn nhân lực

NNLCLC : Nguồn nhân lực chất lượng cao

NNLCN : Nguồn nhân lực công nghệ

NNLCNTT : Nguồn nhân lực công nghệ thông tin

NNLNN : Nguồn nhân lực ngoại ngữ

Trang 7

NSNN : Ngân sách Nhà nước

NVCN : Nhân viên công nghệ

ODA : Viện trợ phát triển chính thức

PTNNL : Phát triển nguồn nhân lực

QĐ : Quyết định

QLNN : Quản lý nhà nước

SĐT : Sách điện tử

TTg : Thủ tướng chính phủ

THPT : Trung học phổ thông

UBND : Ủy ban nhân dân

WB : Ngân hàng Thế giới

XB : Xuất bản

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Số liệu trường học, giáo viên, học sinh cả nước 83

Bảng 3.2 Số liệu thư viện cả nước 83

Bảng 3.3 Thu nhập bình quân đầu người của doanh nghiệp 85

Bảng 3.4 Thống kê số liệu xuất bản sách 86

Bảng 3.5 Thống kê số liệu xuất nhập khẩu sách 86

Bảng 3.6 Tổng số lao động trong xuất bản 94

Bảng 3.7 Tổng số lao động bình quân trong năm của các NXB 95

Bảng 3.8 Cơ cấu các lĩnh vực nhân lực của các NXB 96

Bảng 3.9 Cơ cấu NNLCLC của các NXB 97

Bảng 3.10 Cơ cấu BTV đào tạo chuyên ngành của các NXB 98

Bảng 3.11 Cơ cấu BTV đào tạo chuyên ngành của các NXB 99

Bảng 3.12 Đánh giá tiêu chí BTV một số NXB 102

Bảng 3.13 Đánh giá tiêu chí NVCN một số NXB 104

Bảng 3.14 Đánh giá tiêu chí chính trị BTV các NXB 105

Bảng 3.15 Thâm niên công tác BTV một số NXB 106

Bảng 3.16 Một số tiêu chí khác 107

Bảng 3.17 Kế hoạch NNL của các NXB 110

Bảng 3.18 Đào tạo BTV một số NXB 111

Bảng 3.19 Đào tạo NNLCN một số NXB 112

Bảng 3.20 Mức độ hài lòng về môi trường làm việc một số NXB 113

Bảng 3.21 Mức độ hài lòng về thu nhập và khả năng thăng tiến một số NXB 114

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình xuất bản truyền thống 21

Sơ đồ 1.2 Quy trình xuất bản sách điện tử 22

Sơ đồ 1.3 Quy trình xuất bản ở Nhật Bản 27

Sơ đồ 2.1 Xuất bản sách truyền thống khi có internet 37

Sơ đồ 2.2 Xuất bản sách điện tử 37

Sơ đồ 2.3 Quy trình xuất bản điện tử 45

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ cấu trúc năng lực nghề nghiệp của McClelland 47

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ cấu trúc năng lực nhân viên 48

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ quản lý xuất bản 73

Sơ đồ 3.2 Mô hình tổ chức đơn vị sự nghiệp công 74

Sơ đồ 3.3 Mô hình tổ chức công ty nhà nước 75

Sơ đồ 3.4 Mô hình tổ chức công ty cổ phần 76

Sơ đồ 3.5 Quy trình sản phẩm trong nhà xuất bản 78

Sơ đồ 3.7 Quy trình biên tập trong công ty kinh doanh 80

Sơ đồ 3.8 Hội nhập thị trường và xuất bản phẩm 91

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xuất bản có vai trò lớn trong đời sống xã hội, trong đó vai trò chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, giáo dục,… là rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù Nó vừa mang yếu tố chính trị tư tưởng, vừa mang yếu tố kinh tế Xuất bản ngoài sự chi phối của Luật xuất bản còn chịu sự chi phối của Luật kinh doanh, Luật doanh nghiệp,… Có thể nói xuất bản là một ngành kinh tế có sản phẩm, có thị trường, nhân lực, việc làm cho người lao động, doanh thu, lợi nhuận góp phần phát triển nền kinh tế

Nguồn nhân lực (NNL) là một nguồn lực đặc biệt trong doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của doanh nghiệp đó Trong giai đoạn hội nhập hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) đang trở thành nguồn lực của doanh nghiệp nhưng nó có tính cạnh tranh cao, có tính dịch chuyển Phát triển NNLCLC đang là nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của công nghệ trong nền kinh

tế thị trường, xuất bản cần được nhìn nhận dưới góc độ kinh tế Nhà nước đã

có những chính sách đối với hoạt động xuất bản nhằm phát triển xuất bản đúng định hướng, hiệu quả Luật xuất bản 2012 đang ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xuất bản đặc biệt là quản lý, phát triển nguồn nhân lực (PTNNL) xuất bản trong tình hình mới Trong xuất bản, NNL có: Lãnh đạo quản lý, biên tập viên (BTV) với vai trò tổ chức và hoàn thiện, kiểm soát nội dung bản thảo, tổ chức tuyên truyền, marketing sản phẩm; Nguồn nhân lực công nghệ (NNLCN) với vai trò sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình xuất bản công nghệ số với sản phẩm là sách điện tử và sản phẩm công nghệ số Công nghệ kỹ thuật số (KTS) với xuất bản điện tử, công nghệ in 3D, phát hành, kinh doanh số đang là yêu cầu bức thiết hiện nay

Trang 11

Trong xu thế hội nhập của Việt Nam với quốc tế và khu vực hiện nay đang diễn ra với tốc độ cao về cả bề rộng và chiều sâu đối với xã hội, như hội nhập về kinh tế, khoa học và công nghệ lần thứ tư (4.0), giáo dục và đào tạo đặc biệt là hội nhập về thị trường và lao động

Sự phát triển của Việt Nam hiện nay đang tác động đến xuất bản về những yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nhu cầu gia tăng về số lượng xuất bản phẩm Việt Nam hiện nay gia tăng về dân số hơn nữa nhu cầu về số đầu sách bình quân đầu người tăng lên

để hội nhập quốc tế do đó nhu cầu gia tăng về số lượng xuất bản phẩm, số đầu sách tăng lên rõ rệt

Thứ hai, gia tăng về chất lượng xuất bản phẩm Do nhu cầu của thị trường

về chất lượng xuất bản phẩm đó là nâng cao chất lượng về nội dung Dân trí hiện nay tăng lên, khoa học và công nghệ phát triển, nhu cầu sách có nội dung phong phú, đảm bảo tính khoa học, nghệ thuật mỗi ngày càng cao hơn của độc giả Thứ ba, gia tăng và cạnh tranh về thị trường Bản thân Việt Nam có dân số tăng cao hiện nay đã là nhu cầu gia tăng về thị trường xuất bản Hơn nữa hiện nay do tác động của hội nhập nên có sự gia tăng và cạnh tranh thị trường không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài nước

Thứ tư, gia tăng về các loại hình xuất bản phẩm và kinh doanh kỹ thuật số Nếu như trước đây xuất bản chỉ ở những dạng sản phẩm như sách giấy, phim ảnh thì hiện nay có thêm sản phẩm xuất bản điện tử Nhu cầu về xuất bản kỹ thuật số và kinh doanh kỹ thuật số đang là hiện hữu

Từ những tác động trên dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực xuất bản (NNLXB) bởi những yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nhu cầu về số lượng NNL Trước nhu cầu ngày càng cao về số lượng lao động trong xuất bản, thị trường xuất bản đang thu hút số lượng lớn về lao động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà xuất bản (NXB) và

Trang 12

hội nhập, một số NXB nước ngoài có dịch chuyển đến Việt Nam và ngược lại cũng làm tăng nhu cầu số lượng lạo động trong xuất bản

Thứ hai, nhu cầu về chất lượng NNL Ngoài nhu cầu về lao động thông thường, trong xuất bản hiện nay đang có nhu cầu lớn về NNLCLC trong xuất bản đó là lãnh đạo, BTV, NNLCN có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao trong xuất bản

Thứ ba, nhu cầu về quy mô NNL Sự hội nhập về công nghệ số dẫn đến gia tăng về quy mô NNL đó là gia tăng thêm NNL công nghệ, NNL kinh doanh công nghệ số, NNL marketing trong xuất bản

Để Việt Nam hội nhập và hướng đến xuất bản KTS, vấn đề đặt ra là: cần

có những giải pháp cụ thể trong PTNNL để bước vào kỷ nguyên xuất bản KTS một cách chủ động, hội nhập với khu vực và thế giới

Năm 2009, bản thân tác giả đã nghiên cứu đề tài “Chiến lược kinh doanh NXB Giáo dục Việt Nam khi không còn cơ chế độc quyền sách giáo khoa” [86], trong đề tài đã đề cập đến chiến lược NNL Tuy nhiên tại thời điểm này xu thế hội nhập xuất bản mới bắt đầu, trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ chưa có nghiên cứu sâu về NNL đặc biệt là mở rộng đối với ngành Cho đến nay, sau sự hội nhập sâu, rộng đang tác động nhiều mặt đến xuất bản trong đó có NNL Với những lý do trên, tôi thấy cần có một nghiên cứu về vấn đề nhân lực

và NNLXB hiện nay trong xu hướng hội nhập để đưa ra những giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khoảng trống này Đây là lý do tôi chọn đề tài

“Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập”

Đối với NNLXB được xây dựng trên ba trụ cột: Xuất bản, in và phát hành Trong luận án này NNLXB chủ yếu nghiên cứu theo lý thuyết “NNL vi mô” nghĩa là NNL trong NXB, các tổ chức, doanh nghiệp của xuất bản NNLXB được phân loại theo chức năng công việc, cụ thể là: BTV, NNLCN

Trang 13

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là: Hệ thống lý thuyết; Nghiên cứu thực trạng; Nêu lên giải pháp PTNNLXB Việt Nam trong xu thế hội nhập Cụ thể như sau:

Tổng kết, hệ thống lý thuyết, hoàn thiện lý luận về PTNNL vận dụng trong PTNNLXB nói riêng Đối với vấn đề NNLCN trong xuất bản cần được tổng kết những bài học kinh nghiệm, bổ sung hệ thống lý thuyết cho phù hợp với thực tiễn xuất bản Việt Nam

Đánh giá thực trạng PTNNLXB Việt Nam hiện nay trên quan điểm quản

lý kinh tế, tìm ra những vấn đề cần được bổ sung, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển

Đưa ra những giải pháp và đề xuất khả thi về PTNNLXB nhằm đáp ứng nhu cầu bối cảnh toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ Đồng thời để các NXB hay các công ty xuất bản vận dụng trong quá trình PTNNL của đơn vị mình trong quy hoạch tổng thể NNLXB

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:

- Xem xét các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về PTNNL, xuất bản, NNLXB về phương pháp, nội dung, nhằm tìm ra khoảng trống và xác định nghiên cứu của luận án

- Hệ thống lý thuyết về PTNNL, bổ sung một số khái niệm về xuất bản, PTNNLXB cụ thể là BTV và NVCN trong xu thế hội nhập

- Đánh giá trực trạng PTNNLXB Việt Nam hiện nay về BTV và NVCN như thế nào đối với những nội dung và tiêu chí đã đặt ra

- Phân tích thực trạng, đưa ra những quan điểm, giải pháp trong

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là NNLXB Việt Nam trong xu thế hội nhập Cụ thể là NNLXB trong các nhà xuất bản (NXB), tổ chức, doanh nghiệp xuất bản bao gồm: BTV, nguồn nhân lực công nghệ (NNLCN)

Phạm vi nghiên cứu

Trong luận án này, nói đến xuất bản chỉ giới hạn ở xuất bản sách dưới

những hình thức khác nhau Đi sâu vào nội dung PTNNLXB đó là: BTV, NNLCN Các NNL trong các lĩnh vực như in, phát hành luận án không nghiên cứu mà chỉ đề cập trong những vấn đề liên quan Trên quan điểm quản

lý kinh tế, PTNNLXB được xem xét dựa trên: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá, điều chỉnh kế hoạch…về PTNNLXB

Không gian: Nghiên cứu về PTNNLXB của Việt Nam và một số tổ chức xuất bản của một số nước phát triển có quan điểm tương đồng với Việt Nam như: Singapore, Thái lan, Trung Quốc, Austraylia, Ngoài ra có nghiên cứu một số kinh nghiệm của các nước có nền xuất bản phát triển theo hướng thị trường và công nghệ như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Thời gian: Luận án nghiên cứu về các đề tài, luận án đã công bố không giới hạn về thời gian Về số liệu, luận án chỉ thu thập và phân tích số liệu từ năm 2015 đến năm 2019 Lý do, trước năm 2015 chưa có xu thế hội nhập của xuất bản Sau năm 2015 xu thế ấy bắt đầu cùng với hội nhập về kinh tế, văn hóa, giáo dục,…

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Phương pháp luận

Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các phương diện: Phát triển nguồn nhân lực quốc gia và nguồn nhân lực của tổ chức Trong luận án này tác giả vận dụng các lý thuyết về PTNNL vận dụng trong xuất bản được tiếp cận theo hướng PTNNL của tổ chức dựa trên quan điểm quản lý kinh tế Những lý thuyết được

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w