ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Bài tiểu luận: Ứng dụng “động viên; lãnh đạo; làm quyết định; truyền thông; thay đổi tổ chức” trong tiến trình qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Bài tiểu luận:
Ứng dụng “động viên; lãnh đạo; làm quyết định; truyền thông; thay đổi tổ chức” trong tiến trình quản lý, với vai trò là Hiệu trưởng (nhà quản lý- lãnh đạo) trong một trường học
SV : Đặng Thị Tú Trâm MSSV : 0662056
GVHD : Ts Trương Thị Tuyết Nương
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2009
Trang 2Trong bức tranh chung của thế giới, sự vận động tạo nên bước chuyển biến khác biệt về chất từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI là việc chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế công nghiệp tri thức Vì vậy, hội nhập kinh tế tri thức toàn cầu
mở ra cơ hội chưa từng có trong lịch sử để các nước nghèo thực hiện bước nhảy vọt trong phát triển Bất kể xuất phát điểm ở đâu trong lộ trình phát triển, nước nào cũng đều cần và có thể phát triển kinh tế tri thức Như vậy, muốn đuổi kịp các nước phát triển về kinh tế, trước hết phải đuổi kịp về tri thức Xét ở góc độ đó, các nước đều có cơ hội phát triển Đó là cơ hội dựa vào nguồn lực con người là chính Cơ hội đặt giáo dục vào vị trí ưu tiên, trong đó các quốc gia đều ý thức về sự gia tăng vai trò chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Bởi thế, trong hợp tác và cạnh tranh kinh
tế, thương mại và khoa học- công nghệ ngày nay trên thế giới đều ẩn chứa cuộc chạy đua và giáo dục trong từng quốc gia
Tập trung nâng cao chất lượng quản lý, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, tranh thủ mọi nguồn lực của toàn xã hội để thúc đẩy sự phát triển cho toàn ngành là chủ đề mà ngành giáo dục của Việt Nam đã đề ra trong năm học 2009 –
2010 Theo thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển, việc đổi mới quản lý giáo dục không phải năm nay mới đặt ra mà nó đã song hành cùng với quá trình đổi mới đất nước hơn 20 năm qua Tuy nhiên,so với đổi mới kinh tế, quá trình đổi mới giáo dục diễn ra chậm hơn vì giáo dục có những yếu tố đặc thù riêng
Sự thay đổi hay lựa chọn lãnh đạo giáo dục từ cấp vĩ mô hay cơ sở (thứ trưởng Giáo dục, hiệu trưởng, ) theo hướng tích cực đang là một nhu cầu thôi thúc
và là một giá trị toàn cầu không chỉ riêng một ngành nào Để lựa chọn, những người
đó không thể bỏ qua những tiêu chí căn bản về phẩm chất chính trị, đạo đức… theo những quy định của Nhà nước Đó là trung thành với Tổ quốc, lý tưởng, nhân dân… mà bất cứ nhà lãnh đạo Giáo dục nào cũng phải ghi nhớ Thực tiễn GD thời hội nhập ngày nay cho chúng ta thấy lãnh đạo GD phải có những tiêu chí, phẩm chất quản lý (ở vĩ mô, cơ sở) sát thực tiễn và tương thích với yêu cầu nhiệm vụ
Người Hiệu trưởng ở một trường học đều phải có những phẩm chất cũng như tầm nhìn xa Quản lý trường học là quá trình làm việc cùng với và thông qua các cá
Trang 3nhân, các nhóm và các nguồn lực khác Như vậy khi thực hiện tiến trình quản lý, cụ thể là quản lý trong trường học, người Hiệu trưởng sẽ phải áp dụng một cách linh hoạt và nhuần nhuyễn theo tiến trình đó
II NỘI DUNG
1 Động viên:
Động viên được định nghĩa là “tiến trình trong đó một cá nhân được kích thích các hành vi theo cách làm lợi cho tổ chức cũng nhu tập thể”; sức mạnh tác động lên và đến từ trong con người mà tầm quan trọng góp phần cho sự cố gắng của một người hướng đến việc hoàn thành mục tiêu rõ ràng”; và “động viên có nghĩa ba điều: con người làm việc cực nhọc; con người đang làm việc; và người này điều khiển hành vi của ông ta hướng đến mục đích phù hợp.”
Ở một tổ chức trường học, với vai trò là một Hiệu trưởng, thì tiến trình động viên này vô cùng quan trọng và nó là yếu tố quyết định của vịêc thực hiện trong tổ chức trường học
Hiệu trưởng đồng thời còn là nhà lãnh đạo, quản lý; là người đứng đầu ở một
tổ chức trường học, do vậy phải là người đi đầu trong việc làm tốt, nêu gương cho các giáo viên, cán bộ và học sinh noi theo Sự công bằng, dân chủ trong tất cả các đơn vị nói chung, tổ chức trường học nói riêng phải luôn tồn tại, nó cũng đồng nghĩa với việc đưa tổ chức đó phát triển đi lên
Tinh thần làm việc ở mỗi cán bộ, giáo viên quyết định đến sự thành công hay thất bại ở tổ chức đó Để có được một đội ngũ cán bộ, giáo viên năng động, làm việc hết mình, thì tại trường học, ngoài việc đòi hỏi phải có chính sách đãi ngộ hợp
lý, cần có những biện pháp động viện khả năng của các cán bộ, giáo viên Ở trường học, với vị trí, vai trò Hiệu trưởng, điều kiện thiết yếu phải có đó là năng lực chuyên môn và chuyên sâu Nhà lãnh đạo phài nắm bắt được trình độ, năng lực của giáo viên để động viên và thưởng công một cách xứng đáng Có như vậy thì mỗi giáo viên đều sẽ cố gắng để trở thành người giỏi nhất Đó cũng là một hình thức gián tiếp khích lệ và bù đắp thỏa đáng năng lực mà nhân viên bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ
Trang 4Sau một thời gian làm việc và dạy học của giáo viên, cán bộ Hiệu trưởng cần giúp cho cấp dưới của mình được nghĩ ngơi và vui chơi trong dịp hè Ví dụ như tạo ra những buổi dã ngoại du lịch nhằm giải trí, thư giản Đó không đơn thuần chỉ
là hoạt động nhằm tái tạo sức lao động cho toàn bộ tập thể giáo viên, cán bộ, mà nó còn là dịp để mọi người hiểu hơn về nhau, củng cố tinh thần đồng nghiệp
Thực tế cho thấy: giáo viên, cán bộ làm việc hết mình với nơi họ công tác khi và chỉ khi nơi đó biết trân trọng sự đóng góp của họ cán bộ, giáo viên sẽ cảm thấy hạnh phúc chỉ bằng một lời khen nhỏ của cấp trên có thể đem lại động lực và phấn chấn cho cán bộ, giáo viên trong ngày làm việc Để cho họ làm việc hết mình,
áp dụng bằng áp lực của uy quyền chưa phải là biện pháp khôn ngoan Thay vào đó, làm mọi điều cần thiết để giáo viên, cán bộ trong trường học đó tín nhiệm cấp trên,
là người Hiệu trưởng
Tuy nhiên, không hẳn cứ phải chỉ dùng có những cách thức động viên, khích
lệ giáo viên như trên Đôi khi, chỉ cần một cái vỗ vai, một lời nói an ủi thật lòng của nhà quản lý cũng đủ để nhân viên thấy hạnh phúc, thấy mình có giá trị để họ có thêm động lực tiếp tục công việc Và trong mọi trường hợp, họ cũng có thể đưa ra chính kiến của bản thân trực tiếp với mình hoặc những đóng góp sáng tạo nào đó
Trong cuộc sống nói chung và trong môi trường trường học nói riêng, công việc cũng như việc giảng dạy của các giáo viên và cán bộ sẽ có lúc gặp khó khăn, trở ngại Có những yếu tố sẽ làm mất tinh thần, làm vỡ tung động cơ làm việc của
họ Đó là những sự kiện, những sự thất vọng, sự thiếu vắng khen thưởng và khen ngợi,… Vì vậy, người làm công tác quản lý- lãnh đạo là người phải biết cảnh giác
để tạo dựng sức mạnh cho tổ chức sao cho nhân viên của mình có thể xử lý tốt hơn trước những yếu tố gây mất tinh thần đó Tạo ra môi trường và đem đến nhiều sự phản hồi và tạo dựng sự tự tin Sự phản hồi với cán bộ, giáo viên một cách chính xác, trung thực và khen ngợi họ sẽ nâng cao tinh thần của giáo viên, nhân viên đó, đồng thời tạo dựng sự tự tin, kể cả khi sữa lỗi Tạo ra môi trường khuyến khích nhân viên tôn trọng lẫn nhau Người quản lý- lãnh đạo giỏi là người không bao giờ chỉ trích nhân viên mắc sai lầm trước mặt người khác; chỉ phản hồi sửa lỗi riêng với
Trang 5nhân viên đó để cho người đó thấy được lỗi lầm của mình mà khắc phục, không bị mọi người nhìn vào và chỉ trích
Khi nhà quản lý quan tâm đến nhân viên, nhà quản lý đó sẽ tạo ra động lực cho họ bằng trái tim và khối óc và đó là cảm giác an tâm đặc biệt giúp họ tìm thấy động cơ lớn hơn nữa để làm việc chăm chỉ hơn và thông minh hơn “Ai đó dung kinh nghiệm, sự khuyến khích và hiểu biết để tạo cảm hứng cho ai khác đạt được hiệu quả công việc tốt nhất” Đó là việc huấn luyện của người lãnh đạo để giúp nhân viên cấp dưới duy trì động cơ và làm việc có hiệu quả hơn
Nhà quản lý- lãnh đạo thật sự thành công là người thực sự yêu thương nhân viên và thể hiện tình yêu này bằng cách khuyến khích một môi trường đầy thương yêu trong công việc đầy yêu thương và quan tâm là điều kiện cần của một nhóm làm việc được khuyến khích tinh thần cao độ
Sự động viên, khích lệ sẽ mang lại sự thúc đẩy cho giáo viên, cán bộ và học sinh có động lực để giảng dạy và học tập tốt hơn
2 Lãnh đạo:
Lãnh đạo là “ảnh hưởng, hướng dẫn trong chiều hướng, quá trình diễn tiến, hành động, và ý kiến Lãnh đạo có hiệu quả sẽ không phải làm nhiều quyết định Họ tập trung vào những việc quan trọng tác động trên khía cạnh rộng hơn của tổ chức Nhà lãnh đạo sẽ cố gắng nghĩ gì thuộc chiến lược, hơn là giải quyết những khó khăn hằng ngày Lãnh đạo trong tổ chức gắn kết vào quyết định phân quyền, đó là trách nhiệm và quyền lực được giao cho cấp dưới (cá nhân hay nhóm)
Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người Thuật ngữ “lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó
Hiệu trưởng trước hết phải thật điềm tĩnh và có quyết định thông minh, sáng suốt Có những sự việc, tình huống xảy ra bất chợt mà Hiệu trưởng phải suy nghĩ
Trang 6thật thấu đáo và nhanh nhạy để giải quyết kịp thời Ví dụ như: giáo viên nghĩ quá ngày phép trong một học kỳ vì những lý lo không chính đáng Bản thân Hiệu trưởng không được nổi cáu hay quyết định gì vội Mà trước hết hãy tìm hiểu xem nguyên nhân chính nào khiến giáo viên đó nghỉ nhiều như vậy Cần phải có sự gần gũi, quan tâm để giáo viên thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nơi mình đang công tác Một ví dụ khác về một học sinh cá biệt chuyên bỏ học trong các giờ Toán Vậy thì chúng ta phải tìm hiểu xem tại sao em này lại bỏ học bằng nhiều nguyên nhân có thể xảy đến như: gia đình, thầy cô hay bạn bè hay bản thân
em đó,… Từ đó mà có những giải pháp tâm lý giúp em có thể quay trở lại lớp và học tốt hơn nữa
Một nhà lãnh đạo giỏi không những phải có chỉ số thông minh cao mà còn phải trau dồi cho mình về năng lực cảm xúc Sự căng thẳng sẽ bị khỏa lấp nếu mình bước vào môi trường trường học, hay bất kỳ môi trường nào khác, với một nụ cười rạng rỡ Một nét tươi vui trên khuôn mặt người lãnh đạo có thể tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ lên những giáo viên, nhân viên và cả học sinh Sẽ rất tuyệt vời khi mình khiến cho cấp dưới của mình sở hữu niềm hạnh phúc như nhau, không phân biệt cấp bậc và tiền lương Đặc biệt, họ sẽ hạnh phúc và cảm thấy phấn chấn vô cùng nếu như ta cảm ơn họ đúng lúc vì họ đã cống hiến hết mình cho công việc sau mỗi buỗi họp
Một người Hiệu trưởng hay nói cách khác là một nhà lãnh đạo_ quản lý để
có được hiệu quả trong công việc, Hiệu trưởng phải có những phẩm chất và những học hỏi không ngừng như: sự cởi mở nhưng cương quyết, nhiệt tình với mọi người nhưng không thái hóa, nghĩa là phải biết lúc nào là cần giúp đỡ, nhắc nhở hay một trường hợp nào đó cụ thể thì cũng phải biết ứng dụng sự linh hoạt trong tác phong lẫn kiến thức mà mình có được Từ đó mà Hiệu trưởng đó có được những uy tín, là điểm đứng để người Hiệu trưởng mang lại niềm tin cho giáo viên, nhân viên và cả học sinh
Bên cạnh sự động viên, khích lệ để cán bộ, giáo viên, học sinh làm việc và học tập tốt thì bản thân Hiệu trưởng phải có những biện pháp, đánh giá, kiểm điểm
Trang 7hay nói cách khác là trừng phạt một cách thích đáng đúng người, đúng việc Nói như vậy không phải là để cấp dưới sợ mình bằng quyền lực, mà đó là hình thức giúp nhân viên thấy rõ vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của mình mà thực hiện tốt, tránh xảy ra tình trạng đối phó lại nhau của mọi người Và nhà lãnh đạo là người có những nguồn lực gây ảnh hưởng mạnh đối với cấp dưới của mình Đó được chia làm hai nhóm: quyền lực tổ chức và quyền lực cá nhân Quyền lực tổ chức bao gồm quyền hợp pháp, quyền lực do khen thưởng và quyền lực do trừng phạt Quyền lực
cá nhân bao gồm quyền lực của chuyên gia và quyền lực do tham khảo (làm gương) Hai nhóm quyền lực này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhũng hành vi, thực hiện, sự hoàn thành công việc, sự vắng mặt và doanh thu Ở một trường Tư thục, Hội đồg quản trị bổ nhiệm, giao trách nhiệm và mong muốn hiệu trưởng hoàn thành công việc Hiệu trưởng có quyền ảnh hưởng Phó Hiệu trưởng, và xuyên suốt qua các cấp bậc trong trường học d8ến các giáo viên… và mong muốn họ hoàn thành công việc Ví dụ đó cho ta thấy rõ về quyền hợp pháp Nhà lãnh đạo kiểm soát, quản lý nhằm khen thưởng nhân viên, giáo viên để giúp cán bộ, giáo viên đó có thêm động lực để làm việc và cũng đồng thời sẽ áp dụng hình thức trừng phạt cho cán bộ, giáo viên nào làm sai, có lỗi Việc tăng lương hoặc khiển trách thể hiện cụ thể cho hai quyền đó (quyền lực do khen thưởng và quyền lực do trừng phạt)
Đối với môi trường trường học, sự thông đạt đa chiều sẽ mang lại hiệu quả tối cao cho Nhà trường, mà cụ thể là người Hiệu trưởng trong quá trình quản lý và lãnh đạo Người Hiệu trưởng sẽ là người khơi dậy và phát huy tiềm năng của tập thể Từ một số cá nhân rời rạc, người Hiệu trưởng biết tạo thành một nhóm, trong
đó các nhóm viên có mối liên hệ hỗ tương thông qua sự gắn bó với mục tiêu chung,
có trách nhiệm trong công việc giảng dạy và làm việc, mặc dù mỗi người đều có nhiệm vụ riêng của mình Trong tập thể có sự thông đạt nhiều chiều, giữa người lãnh đạo và cấp dưới có thông đạt từ trên xuống và từ dưới lên Cần có sự phản hồi giúp người Hiệu trưởng có thể rút ra kinh nghiệm hoặc hiểu hơn về công việc, giáo viên nào đó
3 Làm quyết định:
Trang 8Làm quyết định được định nghĩa như một tiến trình chọn lựa từ trong những cái lựa chọn, nó rất quan trọng cho sự hiểu biết trong quản lý giáo dục bởi vì tiến trình lựa chọn đóng vai trò quan trọng trong động viên, lãnh đạo, giao tiếp và thay đổi tổ chức Làm quyết định thực hiện trong tất cả các chức năng khác của quản lý: hoạch định, tổ chức, nhân sự, điều khiển, phối hợp, và kiểm soát liên quan đến làm quyết định
Một nhà quản lý- lãnh đạo ở trường học sẽ có những quyết định ảnh hưởng đến cán bộ, giáo viên và học sinh Vì vậy, việc phát triển kỹ năng làm quyết định là điều cần thiết vì nhà quản lý trường học được lượng giá trên kết quả của quyết định, chất lượng của quyết định là một tiêu chuẩn để phán đoán hiệu quả của nhà quản lý
Làm quyết định có những vai trò và chức năng khác nhau nhăm đem lại hiệu quả cho công việc Việc hình thành, củng cố động cơ làm việc tốt của giáo viên, cán
bộ của Nhà trường nếu nó phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng Ví
dụ như một công việc được đưa ra nếu không có quyết định của cấp trên, không quyết định cho người này làm việc này, người kia làm việc kia, mỗi người một công việc phù hợp với khả năng và năng lục của họ thì thử hỏi công việc đó có hoàn thành được không? Hay là mỗi người sẽ tự đùn đẩy trách nhiệm và kết quả sẽ không
đi đến đâu, không đạt được mục đích cuối cùng
Nhà lãnh đạo đưa ra quyết định với quyền lực sẵn đã tạo dựng từ trước của mình, nhưng không hăm dọa hay bắt ép họ phải làm Nói chung, nên hạn chế sử dụng quyền lực do sự ttrừng phạt, mà cần phải có sự thân thiện, giúp họ cảm thấy công việc đó như việc nhà của họ mà họ phải làm chứ không mang tính ràng buộc
Đó là sự khôn ngoan của nhà lãnh đạo
Khi nói đến quyết định trực giác là quyết định mà người lãnh đạo không cần
lý giải hay phân tích Loại quyết định này dễ đưa ra, song dễ phạm sai lầm, nếu người quyết định quá lệ thuộc vào quá khứ, quá tin vào kinh nghiệm bản thân Điều này được thể hiện rõ ở những nhả quản lý- lãnh đạo mang tính độc đoán và có kinh nghiệm trong công tác quản lý- lãnh đạo Đối với những người này, khi gặp khó khăn, trở ngại, họ ít quan trọng vấn đề Nghĩa là họ sẽ áp dụng cách giải quyết qua
Trang 9các quyết định mà trước đây họ đã sử dụng cho ttrường hợp tương tự như vậy Nhưng họ không nghĩ rằng cũng là sự việc đó nhưng ở mỗi thời điểm khác nhau thì
sẽ phải áp dụng những biện pháp, quyết định khác nhau Do vậy, dễ có những sai lầm trong việc làm quyết định
Làm quyết định phải sử dụng năng lực và cách nhìn bao quát về môi trường,
sự việc mà mình sẽ ra quyết định Phải xem xét thật kỹ tình hình thực tế một cách khách quan chứ không chủ quan Người lãnh đạo là người luôn có cách nhìn sang suốt và tinh tế Đó là quyết định lý giải Quyết định lý giải là quyết định dựa trên cơ
sở phân tích, nghiên cứu có hệ thống, các giải pháp thực hiện được đưa ra trên cơ sở
so sánh có căn cứ khoa học Do đó, phương án quyết định này là phương án hợp lý
và có hiệu quả nhất Tuy nhiên, nói như thế không phải là loại trừ quyết định trực giác mà đối với nhà lãnh đạo, cần phải có sự kết hợp của cả hai để đưa ra những quyết định tốt nhất cho tập thể Vì quyết định trực giác mới chỉ là điều kiện cần để mình lấy kinh nghiệm mà tham khảo và xem xét, nghiên cứu thực tế từ quyết định
lý giải nhằm làm quyết định một cách đúng đắn và chính xác hơn
Quá trình làm quyết định cần phải dựa vào nhiều yêu tố Phải dựa vào mục tiêu chung của tổ chức, ở đây là tổ chức trường học Phải dựa vào nội quy, thông lệ
mà trường hay xã hội đã đặt ra Dựa vào nhu cầu của các cấp quản lý, trí tuệ của đối tượng quản lý, quyền hạn của mình, khả năng của đối tượng quản lý Một người Hiệu trưởng, hay nói cách khác là một nhà lãnh đạo- quản lý, như đã nói, là người
có khả năng nhìn ra năng lực của nhân viên, giáo viên mình Biết sức mạnh của họ như thế nào để từ đó khơi dậy tiềm năng của họ Điều đó chẳng những làm lợi cho
tổ chức mình mà còn có ích cho bản thân họ Vì sao? Vì ở một trường hợp cụ thể nào đó, họ còn chưa phát hiện ra tiềm năng của mình là gì, mà qua sự việc đó, người lãnh đạo đã khơi dậy, giúp họ thấy được tiềm năng đó Như vậy, gián tiếp tạo cho họ niềm tin yêu cho nơi họ làm việc
Bản thân là nhà quản lý- lãnh đạo trong một tổ chức trường học, bất kỳ quyết định nào cũng nhằm vào đối tượng nhất định Sự lựa chọn phương pháp phải hướng toàn bộ tổ chức vào mc5 tiêu đề ra Phải định hướng cho nhân viên, giáo viên của
Trang 10mình ý thức được mục đích, mục tiêu của công việc họ đảm nhận Việc ra quyết định đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố một cách linh hoạt Quyết định đó phải vừa mang tình định hướng, hệ thống, nhất quán, pháp lý và đúng thẫm quyền Bên cạnh đó còn phải mang tính khả thi và hiệu quả, cô đọng, dễ hiểu và chính xác,
mà cần có sự kịp thời và hợp lý
Giống như các công việc khác, người lãnh đạo ở bất kỳ môi trường tổ chức nào khi ra quyết định cũng phải xem xét đến các khía cạnh ở nhân viên cấp dưới của mình Nó có ảnh hưởng gì đến quyền và lợi ích cho cá nhân hay tổ chức của mình không Cụ thể như vấn đề lợi ích kinh tế cá nhân, hay uy tín cho cá nhân, tập thể đó
Tiến trình Làm quyết định được thể hiện qua 6 bước: xác định vấn đề; phát sinh những chọn lựa; lượng giá những chọn lựa; chọn một sự lựa chọn; thực hành quyết định; lượng giá quyết định Một sự việc xảy ra ở trường, điều đầu tiên ở người lãnh đạo sẽ là xác định đúng vấn đề Xem đó chính xác là vấn đề gì cần giải quyết Ví dụ như tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm nay tăng cao, thì người Hiệu trưởng phải xác định ngay vấn đề đó Khi tìm hiểu, người Hiệu trưởng sẽ thấy được hàng loạt những nguyên nhân khiến học sinh bỏ học, và qua đó Hiệu trưởng sẽ tìm
ra những phương án tốt nhất để đảm bảo cho học sinh quay lại lớp học Đó là hai bước tiếp theo: phát sinh những lựa chọn và lượng giá những sự lựa chọn đó Khi
có được những phương án tốt nhất, ta cần xem xét kỹ Có những phương án tối ưu giúp học sinh quay lại lớp nhưng liệu nó có mang lại hiệu quả lâu dài hay không Hay các em đó sẽ tiếp tục bỏ học sau một thời gian nào đó Nhà quản lý sẽ nhìn thấy rõ hiệu quả của một quyết định mang lại Vì vậy, Hiệu trưởng phải cân nhấc để
đứ ra một phương án tối ưu nhất, mang lại hiệu quả cao, đó là việc chọn một sự lựa chọn Khi đã lựa chọn phương án tốt nhất thì sẽ thực hiện bước tiếp theo của tiến trình ra quyết định: thực hành quyết định Không thể nói khi đưa ra phương án tối
ưu đã được cân nhấc kỹ thì nó sẽ mang lại hiệu quả đúng như mong muốn Mà chúng ta còn phải lượng giá quyết định Nghĩa là phải có sự khảo sát, theo dõi xem kết quả thực hiện như thế nào Nếu gặp phải những tình huống hay xảy ra kết quả