1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Rộng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Lào - Chi Nhánh Luangprabang
Tác giả Khamsida Alatsone
Người hướng dẫn TS. Hà Thị Sáu
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong các hoạt động mang lại doanh thu chính cho ngân hàng, tín dụng khách hàng cá nhân là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và t

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ SÁU

Hà Nội, 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung của luận văn này hoàn toàn không có sự sao chép, tất cả các kết quả nghiên cứu của tác giả khác đƣợc sử dụng trong luận văn đều có chú giải rõ ràng và trung thực

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với TS HÀ THỊ SÁU, người đã tận tình

hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này

Em cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo Học Viện Ngân hàng đã giảng dạy và truyền cho em những kiến thức chuyên ngành của bậc học sau đại học để em có thể hoàn thành luận văn này

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên tại Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Luangprabang đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NHNN

NHNT

Ngân hàng nhà nước Ngân hang ngoại thương NHTM Ngân hàng thương mại

Tài sản đảm bảo

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân 7

1.1.2 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân 8

1.1.3 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân 11

1.2 MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM 14

1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay cá nhân 14

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại 14

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại 21

1.3 KINH NGHIỆM MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ CHI NHÁNH NHTM TẠI LÀO VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO-CHI NHÁNH LUANGPRABANG 29

1.3.1 Kinh nghiệm của một số NHTM Lào 29

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho BCEL chi nhánh Luangprabang 32

Kết luận chương 1 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG 34

Trang 7

2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG LÀO-CHI NHÁNH LUANGPRABANG 34

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 35

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Luangprabang 38

2.2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG 43

2.2.1 Giới thiệu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh 43

2.2.2 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay theo các tiêu chí định lượng 46

2.2.3 Thực trạng mở rộng hoạt động cho vay theo các chỉ tiêu định tính 53

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG 67

2.3.1 Kết quả đạt được 67

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 67

2.3.2.1 Những tồn tại 67

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 68

Kết luận chương 2 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG 72

3.1.1 Định hướng chung 72

Trang 8

3.1.2 Định hướng, mục tiêu phát triển cho vay khách hàng cá nhân 73

3.2 CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO CHI NHÁNH LUANGPRABANG 75

3.2.1 Nghiên cứu phân đoạn khách hàng để lựa chọn phát triển sản phẩm cho vay cá nhân phù hợp 75

3.2.2 Mở rộng kênh phân phối sản phẩm 79

3.2.3 Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân 81

3.2.4 Tăng cường hoạt động marketing 85

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 88

3.2.6 Tăng cường kiểm soát các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 91

3.3 KIẾN NGHỊ 93

3.3.1 Đối với Chính phủ 93

3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước Lào 93

3.3.3 Đối với hội sở 93

Kết luận chương 3 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 99

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự 20

Sơ đồ 2.2: Quy trình phê duyệt tín dụng trong cho vay KHCN 61

Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn của BCEL chi nhánh Luangprabang từ

2016 - 2018 39Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của BCEL chi nhánh Luangprabang từ 2016 - 2018 47Biểu đồ 2.3: Số lượng khách hàng cá nhân vay vốn của BCEL chi nhánh Luangprabang từ 2016 - 2018 49Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn khách hàng cá nhân vay vốn của BCEL chi nhánh Luangprabang từ 2016 - 2018 50Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ xấu khách hàng cá nhân vay vốn của BCEL chi nhánh Luangprabang từ 2016 - 2018 51Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mẫu khảo sát khách hàng theo tuổi 59Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát mức độ thỏa mãn khách hàng về chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân 66

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BCEL chi nhánh Luangprabang từ

2016 - 2018 39Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của BCEL chi nhánh Luangprabang từ

2016 - 2018 41Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của BCEL chi nhánh Luangprabang

từ 2016 - 2018 42Bảng 2.4: Hạn mức trong cho vay khách hàng cá nhân mua xe ô tô 44Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của BCEL chi nhánh Luangprabang từ 2016 - 2018 48

Trang 10

Bảng 2.6: Tình hình thu nhập và lợi nhuận từ cho vay KHCN của BCEL chi

nhánh Luangprabang từ 2016 - 2018 53

Bảng 2.7: Danh mục sản phẩm cho vay KHCN tại NHNT nước CHDCND Lào - Chi nhánh tỉnh Luangprabang 54

Bảng 2.8 Bảng so sánh danh mục sản phẩm cho vay KHCN với một số NH đang hoạt động tại địa bàn tỉnh Luangprabang 56

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thủ tục vay 60

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về lãi suất cho vay 62

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất 63

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về nhân viên 65

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về chăm sóc khách hàng 66

Bảng 3.1 Phân loại khách hàng theo tiêu thức nhân khẩu học 76

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong các hoạt động mang lại doanh thu chính cho ngân hàng, tín dụng khách hàng cá nhân là phân khúc thị trường tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các NHTM bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nên được các ngân hàng (đặc biệt là các NHTM thiên về cung cấp dịch vụ tài chính) đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng Thời gian qua, tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, các NHTM cũng có sự cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ trong phân khúc tín dụng cá nhân Đây vẫn là phân khúc tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích Từ các lý do trên có thể thấy, một mô hình ngân hàng hiện đại hiện nay không thể không chú tâm đẩy mạnh và phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

(Luang Prabang, Lào) là một tỉnh của Lào, nằm ở phía bắc của đất nước Tỉnh có 12 huyện, Luang Prabang, Xieng Ngeun, Ngoi, Nan, Pak Ou, Nambak, Pakseng, Phonxay, Chomphet, Viengkham và Phoukhouny Nhìn chung, nền kinh tế tại tỉnh khá phát triển do trên địa bàn tỉnh có nhiều khu du lịch nổi tiếng, hấp dẫn nhiều du khách Đặc điểm này đòi hỏi sự phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh khá cao, giao thương, thương mại dịch vụ tại tỉnh khá phát triển Điều này cũng là nhân tố thuận lợi để các NHTM tại tỉnh phát triển

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Luông Pha Băng có 5 chi nhánh của ngân hàng thương mại lớn là: Ngân hàng ngoại thương Lào; Ngân hàng phát triển Lào; Ngân hàng nông nghiệp Lào; Ngân hàng liên doanh Việt Lào; Ngân hàng Saythit Lào Trong đó, Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL) chi nhánh Luangprabang chi nhánh của là một trong những ngân hàng lớn dẫn đần trong ngành tài chính ngân hàng, ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền

Trang 12

thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử Hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất của BCEL chi nhánh Luangprabang, tuy nhiên so với các ngân hàng khác, thị phần cho vay cá nhân còn thấp, số lượng khách hàng vay cá nhân tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm, doanh số cho vay chưa đạt với

kế hoạch đề ra…

Do vậy, em đã chọn đề tài “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào-chi nhánh Luangprabang” làm đề tài

luận văn thạc sỹ của mình

2 Tổng quan nghiên cứu

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là đề tài không còn mới, do đó,

đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Điển hình như:

Nguyễn Đăng Thủy (2014), “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM nói chung và thực tiễn mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng– Chi nhánh Đà Nẵng Tác giả đã thu thập, xử lý dữ liệu về thực trạng mở rộng CVKHCN tại VP Bank Đà Nẵng Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình mở rộng CVKHCN tại VP Bank – CN Đà Nẵng Các dữ liệu và kết quả phân tích, đánh giá sử dụng cho đề tài và những nghiên cứu tiếp theo

Nguyễn Thanh Hà (2015), Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay đối với KHCN Đồng thời, tác giả cũng phân tích thực trạng

Trang 13

kinh doanh mà cụ thể là mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn Tây, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong cho vay khách hàng cá nhân Đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn Tây

Hoàng Kiểu Trang (2016), Giải pháp phát triển cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội, luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Dựa trên số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung cũng như số liệu thu thập được tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội nói riêng, kết hợp với khảo sát khách hàng, quan sát thực

tế, bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, suy luận logic để đưa ra các nhận định về vấn đề nghiên cứu, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội Từ đó, tác giả, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội

Nguyễn Trọng Hoàng (2017), Mở rộng tín dụng cá nhân tại NHTM TNHH MTV Đại Dương, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội Luận văn đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng khách hàng cá nhân và mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân trong hoạt động của NHTM Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng khách hàng cá nhận tại NHTM TNHH MTV Đại Dương Đề xuất các giải pháp mở rộng tín dụng khách hàng

cá nhân tại NHTM TNHH MTV Đại Dương trong giai đoạn hiện tại sau khi chuyển đổi mô hình sở hữu

Chu Minh Thùy (2018), Giải pháp tăng trưởng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Văn Quán, luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Thông qua việc hệ thống hóa các lý

Trang 14

luận về tăng trưởng tín dụng cá nhân trong NHTM và thực trạng tăng trưởng TDCN tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Văn Quán tác giả đã

đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tiếp tục tăng trưởng TDCN tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Văn Quán

Lê Hoằng Bá Huyền (2019), Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng

cá nhân tại Agribank Ngọc Lặc - Thanh Hóa, Tạp chí Tài chính, số 267 Nghiên cứu này đánh giá khái quát thực trạng chất lượng cho vay khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa thời gian qua, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ này trong thời gian tới Tác giả nhận định, để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, công

cụ quan trọng nhất của Agribank Ngọc Lặc là sản phẩm cho vay cá nhân Agribank Ngọc Lặc cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường để thu hút khách hàng, đồng thời cần cải tiến và làm mới sản phẩm bằng cách sáng tạo dịch vụ mới cho khách hàng cũ

Có thể nhận thấy, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân Các công trình này đã hệ thống tương đối đầy đủ

về các vấn đề lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân, chất lượng cho vay khách hàng cá nhân, Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu tại các NHTM ở Việt Nam Tại đây, hệ thống văn bản pháp luật, mức độ phát triển của ngành ngân hàng, đặc điểm kinh tế, xã hội có nhiều khác biệt so với nước Lào Đồng thời, hiện nay cũng chưa từng có công trình nào nghiên cứu về ”

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào-chi nhánh Luangprabang” Do vậy, nghiên cứu của tác giả hoàn toàn mới và không trùng lắp với các công trình khác

3 Điểm mới của đề tài

Về mặt lý luận: đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại như

Trang 15

quan niệm, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng,

Về thực tiễn: Đề tài góp phần làm rõ thực trạng mở rộng cho vay cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Luangprabang trong giai đoạn từ 2016 – 2018

Đồng thời, đề tài cung cấp một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Luangprabang

4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về mở rộng cho vay cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Luangprabang

Thực trạng mở rộng cho vay cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Luangprabang trong giai đoạn 2016 – 2018;

Đề xuất một số giải pháp mở rộng cho vay cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Luangprabang

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: công tác mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng, kết hợp với duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu,…, luận văn bao

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH

HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Luật Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân” ; “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” [10]

Với vai trò quan trọng của mình, ngân hàng thương mại cung cấp rất nhiều các dịch vụ ngân hàng, bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung cấp các dịch vụ, trung gian tài chính Trong đó, tín dụng là một hoạt động truyền thống của Ngân hàng thương mại và là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng, vì vậy tín dụng luôn được chú trọng ưu tiên phát triển

Cho vay là một hình thức cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng Hoạt động cho vay không thể thiếu đối với các ngân hàng vì hiện tại hoạt động này đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng Ngân hàng trực tiếp giao tiền hoặc giao qua tài khoản cho khách hàng sử dụng số tiền vay Khách hàng sau khi vay tiền không được tùy ý sử dụng mà phải sử dụng theo đúng mục đích và thời gian nhất định Mục đích sử dụng tiền và thời gian sử dụng đã được ngân hàng và khách hàng cùng thống nhất thông qua và được ký kết bằng hợp đồng tín dụng Theo hợp đồng được ký kết ngân hàng phải cung cấp tiền cho khách

Trang 18

hàng đủ và đúng thời gian quy định, khách hàng phải đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúng thời hạn

Cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ cho vay mà Ngân hàng thương mại chuyển giao về vốn trong một thời gian nhất định từ Ngân hàng thương mại tới các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh [3]

1.1.1.2 Đặc điểm

+ kVề kđối ktượng

Với kđặc kđiểm kđối ktượng kvay kvốn kchính klà kcác kcá knhân kcó knhu kcầu

ksử kdụng kvốn kphục kvụ kmục kđích ktiêu kdùng, kđầu ktư khay kphục kvụ khoạt kđộng

ksản kxuất kkinh kdoanh kcủa kcác kchủ kthể kđó kvà kbắt kbuộc kphải kcó ktài ksản kbảo

kđảm. kKhác kvới kcác kkhoản kvay kcủa ktổ kchức kcá knhân kkhác klà kkhoản kvay

kbuộc kphải kđược kbảo kđảm kbằng ktài ksản kđược kbên kcấp ktín kdụng kchấp knhận. k

+ kQuy kmô kvốn kvà ksố klượng kcác kkhoản kvay

Thông kthường kthì kcác kkhoản kcho kvay kkhách khàng kcá knhân kcó ktài ksản

kbảo kđảm kcó kquy kmô kvay kvốn kthường knhỏ khơn kcho kvay kkhách khàng klà

kdoanh knghiệp, ktổ kchức kkinh ktế. kMặc kdù kvậy, ksố klượng kkhách khàng kcó knhu

kcầu kvay kvốn klớn knhưng knhững kkhách khàng kđáp kứng kđủ kđiều kkiện kvề ktài

ksản kbảo kđảm kkhông knhiều

+ kChi kphí kngoài klãi

Chi kphí kmà kNHTM kbỏ kra kđối kvới kcác kkhoản kcho kvay kkhách khàng kcá

knhân kthường kcao kcả kvề kchi kphí knhân klực kvà kcông kcụ. kNguyên knhân klà kdo

kđối ktượng kcho kvay kk0hách khàng klà kcá knhân kkhá klớn, ktrong kkhi kquy kmô

kkhoản kvay knhỏ knên kchi kphí kngoài klãi kthường kkhá kcao

+ kLãi ksuất kcho kvay

Lãi ksuất kcho kvay kcủa kcác kkhoản kcho kvay kkhách khàng kcá knhân kthường

kcao khơn kso kvới kcác kkhoản kcho kvay kkhách khàng klà kdoanh knghiệp. kNguyên

Trang 19

knhân kbởi kvì kchi kphí kcho kvay kkhách khàng kcá knhân ktính ktrên kmỗi kđơn kvị

kđồng kvốn kcho kvay klà klớn, kmức kđộ krủi kro kcủa kkhoản kvay kcao kvà kkém knhạy

kbén kvới klãi ksuất

+ kRủi kro ktín kdụng

Các kkhoản kcho kvay kkhách khàng kcá knhân kbao kgiờ kcũng ktiềm kẩn krủi kro

ktín kdụng kcao. kBởi kđối ktượng kcho kvay klà kcác kcá knhân, khộ kgia kđình kcó ktình

khình ktài kchính kkhông kổn kđịnh, kdễ kthay kđổi ktùy ktheo ktình ktrạng kcông kviệc

kvà ksức kkhỏe kcủa khọ.Trong khoạt kđộng ksản kxuất kkinh kdoanh, kcác kcá knhân kvà

khộ kgia kđình kthường kcó ktrình kđộ kquản klý kyếu, kthiếu kkinh knghiệm, ktrình kđộ

kkhoa khọc kkỹ kthuật klạc khậu kdo kđó kkhả knăng kcạnh ktranh ktrên kthị ktrường

kkém. kDo kvậy kNgân khàng ksẽ kphải kđối kmặt kvới krủi kro kmột kkhi kkhách khàng

kbị kthất knghiệp, kgặp ktai knạn, kphá ksản. kMặt kkhác kviệc kthẩm kđịnh kvà kquyết

kđịnh kcho kvay kkhách khàng kcá knhân kthường kkhông kđầy kđủ kvề kthông ktin kcũng

klà kmột ktrong knhững klý kdo kdẫn ktới ktình ktrạng krủi kro ktín kdụng kđối kvới kcác

kkhoản kcho kvay kkhách khàng kcá knhân. kNhững krủi kro kluôn ktiềm kẩn ktrong khoạt

kđộng kcho kvay, ktuy knhiên kđối kvới kkhoản kvay kđược kbảo kđảm kbằng ktài ksản

kthì kmức kđộ kmất kvốn kđối kvới kcác kngân khàng kthấp. kĐây klà ksự kkhác kbiệt klớn

kgiữa kvay kcó ktài ksản kbảo kđảm kvà kvay kkhông kcó ktài ksản kbảo kđảm

1.1.2 Các loại hình cho vay khách hàng cá nhân

1.1.2.1 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay khách hàng cá nhân bao gồm: Vay cá nhân và vay sản xuất kinh doanh

Vay cá nhân

Là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình như: xây nhà, sửa nhà, mua xe ô tô, du học, chữa bệnh, cưới hỏi,

Vay sản xuất kinh doanh

Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sản xuất kinh doanh,

Trang 20

đầu tư của cá nhân, hộ gia đình như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản

cố định, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng

1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức cho vay

Theo tiêu thức này, cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, Cho vay theo hạn mức thấu chi, Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay từng lần

Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và Ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Đây là hình thức cho vay theo món khi khách hàng có nhu cầu

Cho vay trả góp

Đây là hình thức cho vay mà Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ

theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay

Cho vay theo hạn mức thấu chi

Là phương thức cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên số dư tài khoản thanh toán của khách hàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà Ngân hàng

và khách xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay được tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mức tín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế

1.1.2.2 Căn cứ biện pháp đảm bảo khoản vay

Trang 21

Theo tiêu thức này, cho vay khách hàng cá nhân chủ yếu bao gồm: 1/

Cho vay có tài sản đảm bảo và 2/ cho vay không có tài sản đảm bảo (tín

chấp) Trong cả hai hình thức cho vay đều có kì hạn linh hoạt: ngắn hạn hoặc trung và dài hạn

Cho vay có tài sản đảm bảo

Là loại cho vay mà Ngân hàng đưa ra điều kiện khách hàng vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba

Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp)

Là loại cho vay mà Ngân hàng không yêu cầu tài sản đảm bảo, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa trên uy tín của bên thứ ba Đây là phương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với các khách hàng truyền thống, lâu năm và có uy tín

Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

1.1.3 Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân

1.1.3.1 Đối với khách hàng vay vốn

Thứ nhất, góp phần đáp ứng nhu cầu tài chính cho chi tiêu, tiêu dùng

cá nhân hoặc hộ gia đình

Ở một chừng mực nào đó, cho vay khách hàng cá nhân giúp cho các khách hàng linh hoạt hơn trong việc giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu của bản thân và gia đình Thay vì phải tích lũy đủ vốn mới thực hiện kế hoạch của bản thân, khách hàng có thể phối hợp giữa thoả mãn nhu cầu ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai Khách hàng sẽ tiêu dùng trước bằng cách lựa chọn phương án vay vốn khách hàng rồi tích lũy và hoàn trả sau cho ngân hàng

Vai trò này có ý nghĩa trất to lớn đối với những trường hợp mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay chi tiêu cấp

Trang 22

bách như ốm đau, bệnh tật, Trong những trường hợp này, thay vì bế tắc hoặc phải tìm đến những khoản vay nóng ngoài Ngân hàng với lãi suất cao, thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ Ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay hợp lý

Thứ hai,góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh cá thể hay hộ gia đình trong nền kinh tế

Cho vay khách hàng cá nhân còn là kênh các NHTM tài trợ vốn cho hoạt động SXKD của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy

mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình Với điều kiện cấp tín dụng đơn giản hơn đối với KH doanh nghiệp, cho vay khách hàng cá nhân phù hợp với hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với đặc tính và tập quán kinh doanh của các hộ gia đình

1.1.3.2 Đối với NHTM

Thứ nhất, góp phần gia tăng thu nhập, uy tín và thương hiệu cho NHTM

Thông qua việc cung ứng các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, NHTM sẽ thu được các khoản thu nhập giống như các hoạt động cho vay khác

Ngoài ra, do có đối tượng khách hàng rất rộng nên việc phát triển cho vay cá nhân sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng được phổ biến và nâng cao, tạo ra uy tín lớn để phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác của Ngân hàng Thông qua cho vay cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp Ngân hàng thuận lợi trong bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán

lẻ như: tiền gửi tiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hành – thanh toán thẻ,… Thậm chí, nhiều ngân hàng còn có khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho Ngân hàng trong cạnh tranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng

Trang 23

Thứ hai, góp phần phân tán rủi ro cho Ngân hàng

Nếu ngân hàng chỉ tập trung cho vay các khách hàng doanh nghiệp, khi hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp thường lớn Do vậy, với nguyên tắc “không để tất cả trứng vào một rổ”, các Ngân hàng phát triển cho vay khách hàng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách cá nhân đông nhưng số tiền vay ít nên khi một khách hàng gặp rủi ro thì hậu quả đối với Ngân hàng cũng thấp hơn Hơn nữa các khoản vay được bảo đảm bằng tài sản khả năng mất vốn rất thấp

1.1.3.3 Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, góp phần tạo sự năng động cho các thành phần kinh tế

Cho vay khách hàng cá nhân là kênh hỗ trợ vốn để mọi người dân trong nền kinh tế trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ với chi phí đắt đỏ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống Điều này tạo ra nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, do đó tạo nhiều công ăn việc làm, tạo ra những khác biệt tích cực giúp tăng khả năng cạnh tranh trước các đối thủ trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập

Thứ hai, góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội

Cho vay khách hàng cá nhân cũng có vai trò tích cực đối với xã hội Cho vay khách hàng cá nhân góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệu quả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao Điều này biểu hiện rõ nét thông qua việc các hộ gia đình vay vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình

Trang 24

Tín dụng cá nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đến các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xã hội góp phần ổn định trật tự xã hội

1.2 MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM

1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay cá nhân

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại là việc các NHTM đầu tư mở rộng việc cho vay đối với khách hàng cá nhân đồng thời tăng cường chất lượng của việc cho vay đối với nhóm khách hàng này Điều này thể hiện ở việc các NHTM phát triển cho vay KHCH trên cả hai phương diện, đó là mở rộng theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại theo chiều rộng là việc NHTM đầu tư tín dụng mở rộng về quy mô như: doanh số cho vay, dư nợ, đối tượng cho vay, các hình thức cho vay cho khách hàng cá nhân Các NHTM mở rộng địa bàn đầu tư tín dụng cho khách hàng cá nhân bằng cách tăng trưởng việc cho vay, mở rộng mạng lưới cấp tín dụng của tổ chức mình đến gần hơn đối với khách hàng cá nhân

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại theo chiều sâu là việc NHTM bên cạnh việc tăng trưởng đầu tư tín dụng đồng thời chú trọng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng của việc đầu tư tín dụng đối với KHCN như hiệu quả của việc tăng trưởng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu, hiệu suất

sử dụng vốn, lợi nhuận mang lại

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá mức độ mở rộng cho vay khách hàng cá nhân thông qua

Trang 25

chỉ tiêu về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, người ta thường đi xem xét các

chỉ tiêu 1/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân; 2/ Tốc độ tăng dư nợ

cho vay khách hàng cá nhân; 3/ Lượng tăng giảm tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

a Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu tuyệt đối tại một thời điểm, phản ánh tổng lượng tiền mà NHTM đã cho khách hàng cá nhân vay tính tại một thời điểm nhất định được tính theo đơn vị tỷ đồng Tổng dư

nợ cho vay khách hàng cá nhân của một NHTM có quy mô lớn sẽ phản ánh được trình độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân Ngược lại, nếu tại một NHTM có tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân nhỏ chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng đó chưa thực sự phát triển

Lượng tăng giảm tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu này được tính theo số tăng, giảm tuyệt đối bằng đơn vị tính tỷ đồng giữa tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm này so với tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm sau Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm (t) tăng so với năm (t-1) bao nhiêu tỷ đồng

Chỉ tiêu này có giá trị âm có nghĩa là tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t nhỏ hơn tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t-1; chứng

tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân không có xu hướng phát triển Con

số này càng có giá trị dương lớn càng cho thấy cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM đó phát triển, mở rộng

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân cuối năm (t-1)

Trang 26

Tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t là chỉ tiêu tương đối, được tính bằng đơn vị phần trăm theo công thức:

Tốc độ tăng dư nợ

(Dư nợ cho vay KHCN cuối năm t) – (Dư nợ cho

Dư nợ cho vay KHCN cuối năm t-1 Nếu tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t càng lớn càng phản ánh được sự phát triển của cho vay khách hàng cá nhân Một NHTM được đánh giá có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển nếu NHTM đó có tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân ngành; ngược lại nếu tốc

độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân ngành

Tỉ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ Ngân hàng

Tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ của NHTM là chỉ tiêu tương đối, được tính theo đơn vị phần trăm theo công thức:

Tỷ trọng càng lớn có nghĩa dư nợ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM đó càng chiếm vị thế

b Số lượng khách hàng cá nhân

Đây là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, được tính theo đơn vị lượt hoặc lần

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ vay mượn với NHTM trong một khoảng gian xác định Thông thường chỉ tiêu này được tính toán trong vòng 1 năm của dãy biến động thời kỳ khảo sát

Gia tăng số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân

Trang 27

Là hiệu số giữa hai số lượng khách hàng trong cho vay khách hàng cá nhân (sau đây gọi là số lượng khách hàng) trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi số lượng khách hàng qua hai thời gian khác nhau Trong đó, để chỉ rõ

sự phát triển số lượng khách hàng trong khoảng thời gian khảo sát tác giả đi

nghiên cứu, tính toán Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (hay lượng tăng tuyệt đối)

là hiệu số giữa số lượng khách hàng giữa các kỳ (thường là một năm) trong khoảng thời gian nghiên cứu Công thức tính như sau:

Lượng tăng tuyệt đối

số lượng KHCN =

lượng KHCN năm t -

Số lượng KHCN năm t-1 Nếu số lượng khách hàng tăng thì chỉ tiêu này mang dấu dương và ngược lại Số lượng khách hàng vay càng lớn và mức tăng số lượng khách hàng vay

cá nhân dương, năm sau lớn hơn năm trước sẽ phản ánh được sự phát triển của cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng dó Việc phân tích, đánh giá khách hàng mục tiêu để giới thiệu sản phẩm phù hợp, thực hiện các tiếp cận, bán chéo sản phẩm cho khách hàng cá nhân giúp các NHTM thu hút, mở rộng thêm đối tượng khách hàng

Tăng trưởng số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ gia tăng số lượt khách hàng

cá nhân vay vốn trong một thời kỳ nhất định của NH

cá nhân

c Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa số dư nợ quá hạn và tổng số

dư nợ

Trang 28

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn KHCN x

100 Tổng dư nợ KHCN

Tỷ lệ này càng cao thì chát lượng cho vay khách hàng cá nhân càng thấp và ngược lại

d Tỷ lệ nợ xấu : tỷ lệ này phản ánh trong tổng dư nợ cho vay khách

hàng cá nhân thì có bao nhiêu % dư nợ là nợ xấu

Tổng dư nợ

Tỷ lệ trên càng thấp thì chất lượng cho vay khách hàng cá nhân càng tốt và ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lượng cho vay khách hàng cá nhân sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 3%

f Thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân

Đây là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả mở rộng cho vay khách hàng cá nhân Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM với mục tiêu lớn nhất

là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn Việc tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng dư nợ cho vay thì mở rộng cho vay mới được coi là đạt hiệu quả

Trang 29

Doanh thu từ cho vay KHCN bao gồm lãi cho vay và các khoản phí thu được từ hoạt động cho vay KHCN

Chi phí cho vay KHCN gồm chi phí huy động vốn, chi phí quản lý và các chi phí khác liên quan đến hoạt động cho vay KHCN

Thu nhập đạt được từ cho vay KHCN càng lớn cũng một phần thể hiện hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đang ngày càng được mở rộng

1.2.2.2 Các tiêu chí định tính

- Sự đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân

Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay cá nhân mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng Đó là các sản phẩm như:

 Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

 Cho vay mua ôtô

 Cho vay hỗ trợ du học

 Cho vay mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình

 Cho vay mua bảo hiểm

 Cho vay đi du lịch

 Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh…

Việc đa dạng các sản phẩm cho vay cá nhân phản ánh khả năng mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng Nó phản ánh sự đa dạng về cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng Khi các sản phẩm vay càng phong phú sẽ càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, làm gia tăng chất lượng của hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại

- Sự phát triển của chất lượng phục vụ dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân (nhân viên, cơ sở vật chất…)

Để đo lường chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân, chúng ta thường đánh giá thông qua tiêu chí sự thỏa mãn của khách hàng

Trang 30

Sự thỏa mãn của khách hàng đƣợc xem là nền tảng trong khái niệm của marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ƣớc của khách hàng (Spreng, MacKenzie & Olshavsky, 1996.) Khách hàng đƣợc thỏa mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì đƣợc thành công lâu dài trong kinh doanh và các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì khách hàng (Zeithaml & ctg, 1996) Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự thỏa mãn của khách hàng Sự thỏa mãn của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman & ctg, 1988) Nghĩa là, kinh nghiệm đã biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ đƣợc cung cấp

Trong mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự (2000), các yếu tố tiền đề, trung gian và kết quả của chất lƣợng dịch vụ nhƣ là các yếu

tố đƣợc xem nhƣ là tiền đề giúp chất lƣợng dịch vụ tốt hơn và mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ với sự hài lòng khách hàng và ý định hành vi khách hàng

Từ những nghiên cứu ở trên, có thể thấy sự hài lòng khách hàng là chỉ tiêu định tính đánh giá chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM Nếu sự hài lòng của khách hàng cao thì chất lƣợng sản phẩm cho vay đƣợc đánh giá là tốt và ngƣợc lại

khách hàng

Sự quan tâm

lƣợng dịch

vụ

Sự hài lòng của khách hàng

Ý định hành vi

Trang 31

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

(i) Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng là những nguyên tắc, phương pháp chỉ đạo tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố như: hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, các loại hình cho vay được thực hiện, hướng giải quyết phần cho vay bị vượt giới hạn, các khoản vay có vấn đề, quy định về TSĐB, cách thức thanh toán nợ… Tất cả những yếu tố đó đều tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng Do đặc điểm của cho vay cá nhân là số lượng các món vay lớn trong khi quy mô của từng món vay lại nhỏ nên việc áp dụng mức lãi suất, kỳ hạn cần phải linh hoạt, có những ưu đãi nhất định để thu hút được người cá nhân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cho vay cá nhân của ngân hàng

Việc xây dựng một chính sách riêng đối với hoạt động cá nhân sẽ giúp ngân hàng xác định rõ hơn mục tiêu cần hướng tới cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn lực bên trong ngân hàng một cách hiệu quả Nếu các yếu tố trong chính sách cho vay của ngân hàng đưa ra đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển cho vay cá nhân

(ii) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay bao gồm từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, thu nợ, đảm bảo an toàn vốn, được tiến hành từ khi bắt đầu phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi được cả vốn lẫn lãi Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước sẽ tạo điều kiện cho

Trang 32

ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến của các khoản cho vay để có biện pháp can thiệp nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào và trong mọi trường hợp đều thực hiện đúng như quy trình đã nêu ra một cách cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt trong từng món vay để không gây ra sự khó khăn cho khách hàng, gây mất thời gian và chi phí cho chính bản thân ngân hàng Đối những món vay có quy mô nhỏ thì ngân hàng có thể giảm bớt các thủ tục, giấy tờ, không cần TSĐB Nếu ngân hàng vẫn áp dụng đầy đủ thủ tục cho những khoản vay có giá trị quá nhỏ thì sẽ gây mất thời gian cho cán bộ tín dụng và làm giảm hiệu quả công việc đồng thời mất đi khả năng thu hút khách hàng

(iii) Chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân Một ngân hàng sẽ bị hạn chế trong việc mở rộng cho vay nếu các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân mà ngân hàng cung cấp quá đơn điệu, chất lượng không cao, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay, nhiều NHTM đẩy mạnh dịch vụ cho vay cá nhân với nhiều sản phẩm hấp dẫn cả về chất lượng lẫn chủng loại, hạn mức cho vay cũng được nâng lên

(iv) Cán bộ tín dụng

Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ… của cán

bộ tín dụng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, những yếu tố trên có thể tạo nên hình ảnh tốt cho ngân hàng nhưng cũng có thể gây nên những ấn tượng xấu cho ngân hàng vì chính những cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn Do số lượng các món vay cá nhân là rất lớn nên một ngân hàng cần phải có số lượng cán bộ tín dụng hợp lý, phân công công việc cụ thể để không xảy ra trường hợp một cán

bộ tín dụng phải quản lý quá nhiều các khoản vay hay có quá nhiều cán bộ sẽ

Trang 33

làm gia tăng chi phí của ngân hàng, thực hiện tốt những điều đó sẽ góp phần giúp ngân hàng có thể mở rộng, phát triển không chỉ hoạt động cho vay cá nhân mà tất cả các hoạt động khác

Mặt khác, trong giai đoạn mà cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc liệt như ngày nay, nếu ngân hàng muốn đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng bằng các sản phẩm cho vay cá nhân thì yếu tố nhân lực cần phải được quan tâm đúng mức Cán bộ ngân hàng không những có trình

độ chuyên môn cao mà còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp để tránh xa các cám dỗ vật chất, đánh giá khách hàng một cách trung thực, khách quan có như vậy mới có thể đưa ra những quyết định chính xác

(v) Quy mô hoạt động của ngân hàng

Vốn huy động của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ tiền gửi cá nhân và các tổ chức trong nền kinh tế Phần lớn vốn huy động sẽ được ngân hàng đưa ra cho vay Tại Việt Nam, theo quy định thì tỷ lệ cho vay không được quá 15% vốn tự có, tỷ lệ mua sắm tài sản cố định không được quá 50% vốn tự có

Vì vậy, quy mô vốn huy động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng Đồng thời, do hoạt động của ngân hàng cần phải được đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro nên khi vốn huy động của ngân hàng được tăng cường sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai thêm sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người cá nhân, làm tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng đối với các ngân hàng hay định chế tài chính khác

(vi) Nhân tố công nghệ Ngân hàng

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình thu thập, phân tích thông tin và xử lý công việc của cán bộ

Trang 34

ngân hàng Công nghệ Ngân hàng cho phép Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ công việc, độ an toàn cao hơn do đó sẽ giảm được sự can thiệp của con người

từ đó tạo ra được lợi thế cạnh tranh

Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ngân hàng có thể quản

lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng TDCN giúp ngân hàng có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay Đó là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng phát triển TDCN

Nhân tố này được đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ tiêu sau:

- Mức vốn đầu tư cho công nghệ thông tin của ngần hàng: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh mức vốn mà ngân hàng đầu tư nhằm hiện đại hóa công nghệ thông tin của mình tính trong một thời kỳ nhất định

- Số lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng lao động phụ trách mảng công nghệ thông tin của ngân hàng tại một thời điểm nhất định

- Trình độ nhân lực công nghệ thông tin Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng, cơ cấu của nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo trình độ chuyên môn

- Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan

(i) Môi trường vĩ mô

- Chính sách kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Các chính sách của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp… có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay cá nhân của các ngân hàng Khi các chính sách của Chính phủ đưa ra được thực hiện thành công, nền kinh tế có sự tăng trưởng, đời sống

Trang 35

người dân được cải thiện, xã hội phát triển, nhu cầu cá nhân và trình độ dân trí cũng phát triển theo hướng có lợi cho việc phát triển cho vay cá nhân của các ngân hàng

Các quy định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cho vay cá nhân, nó có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng Trong một thời kỳ nhất định, dựa trên tình hình kinh tế xã hội, dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước có những chính sách khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đã đưa ra

- Môi trường kinh tế

Các chỉ tiêu và tiêu chí đặc trưng cho môi trường kinh tế là:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị % Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ổn định nhu cầu của

cá nhân lớn; do đó hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ thuận lợi Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm thì nhu cầu tiêu dùng mua sắm tài sản giá trị lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đầu tư giảm rõ rệt do đó NHTM muốn phát triển cho vay khách hàng

cá nhân trong giai đoạn này là hết sức khó khăn Do vậy nghiên cứu chu kỳ kinh tế của vùng

+ Lạm phát: Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với cùng kỳ trước Khi lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm sút thu nhập thực tế của người dân

Trang 36

giảm từ đó không khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng cũng như vay phục

vụ sản xuất kinh doanh

+ Yếu tố lãi suất : Khi lãi suất trên thị trường tăng cao, chi phí cho việc

đi vay vốn tăng lên do đó sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn của người dân Cũng như vậy, khi lạm phát cao, hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, chi phí cho sinh hoạt tiêu dùng cao hơn, do vậy thu nhập thực tế của người dân giảm từ đó sẽ tác động tiêu cực đến việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân

- Nhân tố xã hội cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen cá nhân của người dân từ đó tác động đến hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng Nhân tố xã hội bao gồm các yếu tố như: phong tục tập quán, trình độ dân trí, tín ngưỡng, các quan niệm xã hội…

Ảnh hưởng tới phát triển cho vay khách hàng cá nhân:

+ Tập quán tiêu dùng: Nhân tố này ảnh hưởng đáng kể đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân; cụ thể : Một NHTM có thể phát triển được hoạt động cho vay của mình nếu ở vùng dân cư đó nhu cầu chi tiêu nhiều vào việc tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tư hay chi tiêu mua sắm các tài sản có giá trị

+ Trình độ dân trí: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng Ở những địa bàn có trình độ dân trí cao, người ta

sẽ chú ý đến các dịch vụ của ngân hàng và từ đó Ngân hàng có cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân ở những địa bàn đó

+ Yếu tố xã hội: Quy mô dân số, mật độ dân cư, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cho vay với khách hàng Thông thường ở những địa bàn có quy mô dân số lớn, kết cấu dân số trẻ, trong độ tuổi lao động thì cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân tốt hơn và ngược lại

- Môi trường chính trị pháp luật

Sự ổn định của môi trường chính trị có ảnh hưởng rất rõ nét đối với hoạt động của các NHTM bởi một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nguồn

Trang 37

đầu tư từ nhiều hướng khác nhau, kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân được đảm bảo

Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì một hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy định phạm vi hoạt động của các cá nhân cũng như các thành phần kinh tế trong xã hội một cách rõ ràng cũng góp phần phát triển hoạt động cho vay cá nhân Do đó, các văn bản, quy định pháp luật được xây dựng một cách chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng cũng như hạn chế được những vướng mắc không cần thiết giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ vay mượn Nếu hệ thống pháp luật nói chung và các quy định về hoạt động cho vay cá nhân nói riêng thể hiện sự đầy đủ, cụ thể và rõ ràng sẽ hấp dẫn nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng hơn do quyền lợi của họ được bảo vệ, đồng thời khuyến khích các ngân hàng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực cho vay cá nhân Ngược lại, khi các quy định còn mang tính chung chung, không cụ thể rõ ràng sẽ tạo ra khe hở dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng Các chủ trương chính sách của Nhà nước đặc biệt

là các chính sách và chương trình liên quan đến kinh tế có ảnh hưởng đến định hướng hoạt động của ngân hàng

(ii) Môi trường vi mô

Thứ nhất; Từ phía khách hàng

- Nhu cầu cá nhân của khách hàng

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu về các sản phẩm cá nhân của khách hàng sẽ có những thay đổi và ngân hàng cần phải xác định được sự thay đổi nhu cầu đó để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp ở thời điểm hiện tại và đón đầu được trong tương lai Nếu phát hiện các nhu cầu một cách chậm chạp sẽ khiến ngân hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và

có thể đưa ra các sản phẩm lỗi thời không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại Trong khi đó nếu ngân hàng đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhưng người

cá nhân chưa có nhu cầu sử dụng thì sản phẩm đó sẽ không được tiêu thụ và

nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

Trang 38

- Khả năng tài chính của khách hàng

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay cá nhân và khả năng trả nợ của khách hàng Do vậy, xem xét mức thu nhập của người cá nhân có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của các ngân hàng Các khoản cho vay cá nhân có độ an toàn cao khi người cá nhân có thu nhập cao

và ổn định Bên cạnh đó, với những người có thu nhập cao và ổn định, họ sẽ

có ý thức cao trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng để tránh những rắc rỗi

về mặt pháp lý có thể ảnh hưởng đến công việc của họ Tuy nhiên, trong thực

tế thu nhập của người cá nhân là nhân tố có tính biến động cao Ngân hàng có thể hạn chế bằng cách mở rộng quy mô khách hàng, trên cơ sở lấy số đông bù

số ít

- Tư cách của khách hàng

Cho vay cá nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó tư cách của khách hàng

có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi trả nợ của họ Để ngân hàng có thể chấp nhận cho vay, khách hàng cần có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả các khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó phải đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng Tuy nhiên, điều này không phải dễ thực hiện nhất là trong cho vay cá nhân vì khách hàng đến với ngân hàng thường là lần đầu Nếu người vay thực

sự có thu nhập ổn định, tài sản thế chấp có giá trị cao nhưng khách hàng không có ý định trả nợ ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích hay nghiêm trọng hơn là cố tình lừa đảo thì vẫn tồn tại những rủi ro khá cao về phía ngân hàng Do vậy, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, khả năng phán đoán, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt để đánh giá được một cách khách quan và đúng đắn

Thứ hai; Đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động

Trang 39

trong cùng lĩnh vực Các tổ chức này luôn tranh đua và dùng biện pháp để tạo lợi thế cạnh tranh, xâm nhập thị phần của nhau Các đối thủ này càng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh càng ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay của ngân hàng

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là các tổ chức tài chính sắp sửa hình thành

mà hoạt động trong cùng lĩnh vực và cùng cung ứng sản phẩm dịch vụ, chia

sẻ lợi nhuận với ngân hàng như: ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài… Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có lợi thế của người đi sau nên môi trường cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn

Các chỉ tiêu đánh giá đối thủ cạnh tranh bao gồm:

+ Số lượng ngân hàng trên địa bàn: Thông thường, một địa bàn có số

lượng và mật độ số lượng ngân hàng thương mại đông sẽ làm cho việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân gặp nhiều khó khăn và ngược lại Số lượng ngân hàng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lượng ngân hàng cùng cạnh tranh

trên địa bàn tại một thời điểm nhất định

+ Lãi suất, danh mục sản phẩm và thủ tục cho vay của đối thủ cạnh tranh: Khách hàng bao giờ cũng có tâm lý so sánh và lựa chọn ngân hàng có

lãi suất cho vay thấp hơn, danh mục sản phẩm phong phú hơn và thủ tục, điều kiện vay linh hoạt Do vậy, để phát triển cho vay khách hàng cá nhân Ngân hàng thương mại cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh

1.3 KINH NGHIỆM MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI MỘT SỐ CHI NHÁNH NHTM TẠI LÀO VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG LÀO-CHI NHÁNH LUANGPRABANG 1.3.1 Kinh nghiệm của một số NHTM Lào

1.3.1.1 Kinh nghiêm tại SHB Lào

SHB là một trong 2 Ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên được cấp

Trang 40

phép thành lập Ngân hàng TNHH MTV 100% vốn tại Lào Thời gian qua, SHB Lào đã hòa mình vào nhịp độ phát triển kinh tế năng động của Lào thông qua việc cung ứng những gói giải pháp tài chính toàn diện và các dịch vụ ngân hàng hiện đại dành cho mọi đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư địa phương cũng như giới kiều bào và các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư kinh doanh tại Lào; góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước Hiện SHB Lào có 1 trụ sở chính tại thủ đô Viêng Chăn, 2 chi nhánh tại các địa bàn trọng điểm của Lào gồm Champasack và Savannakhet

Trong 6 năm phát triển, SHB Lào hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội Lào cũng như thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và Lào Tính đến ngày 30/9/2018, SHB Lào có vốn điều lệ 404,92 tỷ LAK, tổng tài sản đạt 1.485,44 tỷ LAK Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt 667,48 tỷ LAK

Để đạt được những thành công trên, SHB Lào đã thực hiện đa dạng các biện pháp như sau:

Ngân hàng đã liên kết với các doanh nghiệp bán xe trong và ngoài tỉnh

để phát triển sản phẩm “Cho vay mua ô tô trả góp”; liên kết với chủ dự án, khu tái định cư để phát triển sản phẩm “Cho vay mua nhà”;

Trụ sở Chi nhánh của SHB đều được đầu tư xây dựng khang trang tại khu vực trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh, nơi tập trung đông dân cư và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất của tỉnh Đây là các địa điểm hội tụ đầy đủ các điều kiện thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay kinh tế hộ sản xuất kinh doanh

Cùng với đó, Ngân hàng luôn chú trọng công tác đào tạo nhân sự Hoạt động này giúp Ngân hàng chủ động đáp ứng nguồn nhân lực và phù hợp với yêu cầu thực tế công việc cũng như năng lực của cá nhân Đặc biệt,

Ngày đăng: 14/01/2025, 04:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Sơ đồ 1.1 Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự (Trang 30)
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BCEL chi nhánh - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BCEL chi nhánh (Trang 49)
Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của BCEL chi nhánh - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.5 Tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của BCEL chi nhánh (Trang 58)
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập và lợi nhuận từ cho vay KHCN của BCEL - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.6 Tình hình thu nhập và lợi nhuận từ cho vay KHCN của BCEL (Trang 63)
Bảng 2.7: Danh mục sản phẩm cho vay KHCN tại NHNT nước - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.7 Danh mục sản phẩm cho vay KHCN tại NHNT nước (Trang 64)
Bảng 2.8. Bảng so sánh danh mục sản phẩm cho vay KHCN với một số - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.8. Bảng so sánh danh mục sản phẩm cho vay KHCN với một số (Trang 66)
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về thủ tục vay - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát về thủ tục vay (Trang 70)
Sơ đồ 2.2: Quy trình phê duyệt tín dụng trong cho vay KHCN - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Sơ đồ 2.2 Quy trình phê duyệt tín dụng trong cho vay KHCN (Trang 71)
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về lãi suất cho vay - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về lãi suất cho vay (Trang 72)
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.11 Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất (Trang 73)
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về chăm sóc khách hàng - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 2.13 Kết quả khảo sát về chăm sóc khách hàng (Trang 76)
Bảng 3.1. Phân loại khách hàng theo tiêu thức nhân khẩu học - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang
Bảng 3.1. Phân loại khách hàng theo tiêu thức nhân khẩu học (Trang 86)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN