Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang (Trang 31 - 39)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan

(i) Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng là những nguyên tắc, phương pháp chỉ đạo tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng. Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố nhƣ: hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay, các loại hình cho vay đƣợc thực hiện, hướng giải quyết phần cho vay bị vượt giới hạn, các khoản vay có vấn đề, quy định về TSĐB, cách thức thanh toán nợ… Tất cả những yếu tố đó đều tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng. Do đặc điểm của cho vay cá nhân là số lƣợng các món vay lớn trong khi quy mô của từng món vay lại nhỏ nên việc áp dụng mức lãi suất, kỳ hạn cần phải linh hoạt, có những ưu đãi nhất định để thu hút được người cá nhân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ cho vay cá nhân của ngân hàng.

Việc xây dựng một chính sách riêng đối với hoạt động cá nhân sẽ giúp ngân hàng xác định rõ hơn mục tiêu cần hướng tới cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn lực bên trong ngân hàng một cách hiệu quả. Nếu các yếu tố trong chính sách cho vay của ngân hàng đƣa ra đúng đắn, linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu phát triển cho vay cá nhân.

(ii) Quy trình cho vay

Quy trình cho vay quy định các bước cần thiết phải thực hiện trong quá trình cho vay bao gồm từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân, thu nợ, đảm bảo an toàn vốn, đƣợc tiến hành từ khi bắt đầu phân tích nhu cầu cho đến khi thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước sẽ tạo điều kiện cho

ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm đƣợc diễn biến của các khoản cho vay để có biện pháp can thiệp nhanh chóng nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào và trong mọi trường hợp đều thực hiện đúng nhƣ quy trình đã nêu ra một cách cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt trong từng món vay để không gây ra sự khó khăn cho khách hàng, gây mất thời gian và chi phí cho chính bản thân ngân hàng. Đối những món vay có quy mô nhỏ thì ngân hàng có thể giảm bớt các thủ tục, giấy tờ, không cần TSĐB. Nếu ngân hàng vẫn áp dụng đầy đủ thủ tục cho những khoản vay có giá trị quá nhỏ thì sẽ gây mất thời gian cho cán bộ tín dụng và làm giảm hiệu quả công việc đồng thời mất đi khả năng thu hút khách hàng.

(iii) Chất lƣợng và tính đa dạng của các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân Một ngân hàng sẽ bị hạn chế trong việc mở rộng cho vay nếu các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân mà ngân hàng cung cấp quá đơn điệu, chất lƣợng không cao, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.Trong điều kiện nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt nhƣ ngày nay, nhiều NHTM đẩy mạnh dịch vụ cho vay cá nhân với nhiều sản phẩm hấp dẫn cả về chất lƣợng lẫn chủng loại, hạn mức cho vay cũng đƣợc nâng lên.

(iv) Cán bộ tín dụng

Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ… của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, những yếu tố trên có thể tạo nên hình ảnh tốt cho ngân hàng nhƣng cũng có thể gây nên những ấn tượng xấu cho ngân hàng vì chính những cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. Do số lƣợng các món vay cá nhân là rất lớn nên một ngân hàng cần phải có số lƣợng cán bộ tín dụng hợp lý, phân công công việc cụ thể để không xảy ra trường hợp một cán bộ tín dụng phải quản lý quá nhiều các khoản vay hay có quá nhiều cán bộ sẽ

làm gia tăng chi phí của ngân hàng, thực hiện tốt những điều đó sẽ góp phần giúp ngân hàng có thể mở rộng, phát triển không chỉ hoạt động cho vay cá nhân mà tất cả các hoạt động khác.

Mặt khác, trong giai đoạn mà cạnh tranh giữa các ngân hàng khốc liệt nhƣ ngày nay, nếu ngân hàng muốn đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng khác nhau của khách hàng bằng các sản phẩm cho vay cá nhân thì yếu tố nhân lực cần phải đƣợc quan tâm đúng mức. Cán bộ ngân hàng không những có trình độ chuyên môn cao mà còn cần phải có đạo đức nghề nghiệp để tránh xa các cám dỗ vật chất, đánh giá khách hàng một cách trung thực, khách quan có nhƣ vậy mới có thể đƣa ra những quyết định chính xác.

(v) Quy mô hoạt động của ngân hàng

Vốn huy động của ngân hàng đƣợc hình thành chủ yếu từ tiền gửi cá nhân và các tổ chức trong nền kinh tế. Phần lớn vốn huy động sẽ đƣợc ngân hàng đƣa ra cho vay. Tại Việt Nam, theo quy định thì tỷ lệ cho vay không đƣợc quá 15% vốn tự có, tỷ lệ mua sắm tài sản cố định không đƣợc quá 50%

vốn tự có.

Vì vậy, quy mô vốn huy động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng. Đồng thời, do hoạt động của ngân hàng cần phải đƣợc đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro nên khi vốn huy động của ngân hàng được tăng cường sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai thêm sản phẩm, dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người cá nhân, làm tăng khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng đối với các ngân hàng hay định chế tài chính khác.

(vi) Nhân tố công nghệ Ngân hàng

Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình thu thập, phân tích thông tin và xử lý công việc của cán bộ

ngân hàng. Công nghệ Ngân hàng cho phép Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ công việc, độ an toàn cao hơn do đó sẽ giảm được sự can thiệp của con người từ đó tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh.

Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng đƣợc cập nhật trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng TDCN giúp ngân hàng có thể tiết kiệm đƣợc nhân công cũng nhƣ chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay. Đó là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng phát triển TDCN.

Nhân tố này đƣợc đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ tiêu sau:

- Mức vốn đầu tƣ cho công nghệ thông tin của ngần hàng: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh mức vốn mà ngân hàng đầu tƣ nhằm hiện đại hóa công nghệ thông tin của mình tính trong một thời kỳ nhất định.

- Số lƣợng nguồn nhân lực công nghệ thông tin: đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lƣợng lao động phụ trách mảng công nghệ thông tin của ngân hàng tại một thời điểm nhất định

- Trình độ nhân lực công nghệ thông tin. Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng, cơ cấu của nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo trình độ chuyên môn.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến và hiện đại.

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan (i) Môi trường vĩ mô

- Chính sách kinh tế của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Các chính sách của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp… có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay cá nhân của các ngân hàng. Khi các chính sách của Chính phủ đưa ra được thực hiện thành công, nền kinh tế có sự tăng trưởng, đời sống

người dân được cải thiện, xã hội phát triển, nhu cầu cá nhân và trình độ dân trí cũng phát triển theo hướng có lợi cho việc phát triển cho vay cá nhân của các ngân hàng.

Các quy định, chính sách của Ngân hàng Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cho vay cá nhân, nó có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay cá nhân nói riêng. Trong một thời kỳ nhất định, dựa trên tình hình kinh tế xã hội, dự báo xu hướng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo, Ngân hàng Nhà nước có những chính sách khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đã đƣa ra.

- Môi trường kinh tế

Các chỉ tiêu và tiêu chí đặc trưng cho môi trường kinh tế là:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lƣợng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ổn định nhu cầu của cá nhân lớn; do đó hoạt động cho vay khách hàng cá nhân sẽ thuận lợi.

Ngược lại, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng âm thì nhu cầu tiêu dùng mua sắm tài sản giá trị lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu đầu tƣ giảm rõ rệt do đó NHTM muốn phát triển cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn này là hết sức khó khăn. Do vậy nghiên cứu chu kỳ kinh tế của vùng.

+ Lạm phát: Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với cùng kỳ trước. Khi lạm phát tăng cao, sức mua của đồng tiền giảm sút thu nhập thực tế của người dân

giảm từ đó không khuyến khích khách hàng vay tiêu dùng cũng nhƣ vay phục vụ sản xuất kinh doanh.

+ Yếu tố lãi suất : Khi lãi suất trên thị trường tăng cao, chi phí cho việc đi vay vốn tăng lên do đó sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn của người dân. Cũng nhƣ vậy, khi lạm phát cao, hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, chi phí cho sinh hoạt tiêu dùng cao hơn, do vậy thu nhập thực tế của người dân giảm từ đó sẽ tác động tiêu cực đến việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân.

- Nhân tố xã hội cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen cá nhân của người dân từ đó tác động đến hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng. Nhân tố xã hội bao gồm các yếu tố nhƣ: phong tục tập quán, trình độ dân trí, tín ngƣỡng, các quan niệm xã hội…

Ảnh hưởng tới phát triển cho vay khách hàng cá nhân:

+ Tập quán tiêu dùng: Nhân tố này ảnh hưởng đáng kể đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân; cụ thể : Một NHTM có thể phát triển đƣợc hoạt động cho vay của mình nếu ở vùng dân cƣ đó nhu cầu chi tiêu nhiều vào việc tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hay chi tiêu mua sắm các tài sản có giá trị.

+ Trình độ dân trí: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những địa bàn có trình độ dân trí cao, người ta sẽ chú ý đến các dịch vụ của ngân hàng và từ đó Ngân hàng có cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân ở những địa bàn đó.

+ Yếu tố xã hội: Quy mô dân số, mật độ dân cƣ, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội...ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ cho vay với khách hàng. Thông thường ở những địa bàn có quy mô dân số lớn, kết cấu dân số trẻ, trong độ tuổi lao động thì cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân tốt hơn và ngƣợc lại.

- Môi trường chính trị pháp luật

Sự ổn định của môi trường chính trị có ảnh hưởng rất rõ nét đối với hoạt động của các NHTM bởi một quốc gia có nền chính trị ổn định sẽ thu hút các nguồn

đầu tư từ nhiều hướng khác nhau, kinh tế phát triển bền vững, chất lượng cuộc sống của người dân được đảm bảo.

Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì một hệ thống pháp luật chặt chẽ, quy định phạm vi hoạt động của các cá nhân cũng nhƣ các thành phần kinh tế trong xã hội một cách rõ ràng cũng góp phần phát triển hoạt động cho vay cá nhân. Do đó, các văn bản, quy định pháp luật đƣợc xây dựng một cách chặt chẽ, đồng bộ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng cũng như hạn chế được những vướng mắc không cần thiết giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ vay mượn.

Nếu hệ thống pháp luật nói chung và các quy định về hoạt động cho vay cá nhân nói riêng thể hiện sự đầy đủ, cụ thể và rõ ràng sẽ hấp dẫn nhiều khách hàng tìm đến ngân hàng hơn do quyền lợi của họ đƣợc bảo vệ, đồng thời khuyến khích các ngân hàng tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực cho vay cá nhân. Ngƣợc lại, khi các quy định còn mang tính chung chung, không cụ thể rõ ràng sẽ tạo ra khe hở dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng. Các chủ trương chính sách của Nhà nước đặc biệt là các chính sách và chương trình liên quan đến kinh tế có ảnh hưởng đến định hướng hoạt động của ngân hàng.

(ii) Môi trường vi mô

Thứ nhất; Từ phía khách hàng - Nhu cầu cá nhân của khách hàng

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu về các sản phẩm cá nhân của khách hàng sẽ có những thay đổi và ngân hàng cần phải xác định đƣợc sự thay đổi nhu cầu đó để đƣa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp ở thời điểm hiện tại và đón đầu được trong tương lai. Nếu phát hiện các nhu cầu một cách chậm chạp sẽ khiến ngân hàng bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và có thể đƣa ra các sản phẩm lỗi thời không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Trong khi đó nếu ngân hàng đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhưng người cá nhân chƣa có nhu cầu sử dụng thì sản phẩm đó sẽ không đƣợc tiêu thụ và nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

- Khả năng tài chính của khách hàng

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay cá nhân và khả năng trả nợ của khách hàng. Do vậy, xem xét mức thu nhập của người cá nhân có vai trò quan trọng trong quyết định cho vay của các ngân hàng. Các khoản cho vay cá nhân có độ an toàn cao khi người cá nhân có thu nhập cao và ổn định. Bên cạnh đó, với những người có thu nhập cao và ổn định, họ sẽ có ý thức cao trong việc thanh toán nợ cho ngân hàng để tránh những rắc rỗi về mặt pháp lý có thể ảnh hưởng đến công việc của họ. Tuy nhiên, trong thực tế thu nhập của người cá nhân là nhân tố có tính biến động cao. Ngân hàng có thể hạn chế bằng cách mở rộng quy mô khách hàng, trên cơ sở lấy số đông bù số ít.

- Tƣ cách của khách hàng

Cho vay cá nhân tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó tƣ cách của khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi trả nợ của họ. Để ngân hàng có thể chấp nhận cho vay, khách hàng cần có tƣ cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả các khoản vốn vay của ngân hàng khi đến hạn, qua đó phải đảm bảo an toàn và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Tuy nhiên, điều này không phải dễ thực hiện nhất là trong cho vay cá nhân vì khách hàng đến với ngân hàng thường là lần đầu. Nếu người vay thực sự có thu nhập ổn định, tài sản thế chấp có giá trị cao nhƣng khách hàng không có ý định trả nợ ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích hay nghiêm trọng hơn là cố tình lừa đảo thì vẫn tồn tại những rủi ro khá cao về phía ngân hàng. Do vậy, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phán đoán, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt để đánh giá đƣợc một cách khách quan và đúng đắn.

Thứ hai; Đối thủ cạnh tranh:

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Là những tổ chức tài chính hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)