Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang (Trang 24 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHTM

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Các chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá mức độ mở rộng cho vay khách hàng cá nhân thông qua

chỉ tiêu về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, người ta thường đi xem xét các chỉ tiêu 1/ Tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân; 2/ Tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân; 3/ Lượng tăng giảm tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

a. Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân là chỉ tiêu tuyệt đối tại một thời điểm, phản ánh tổng lƣợng tiền mà NHTM đã cho khách hàng cá nhân vay tính tại một thời điểm nhất định đƣợc tính theo đơn vị tỷ đồng. Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân của một NHTM có quy mô lớn sẽ phản ánh đƣợc trình độ phát triển cho vay khách hàng cá nhân. Ngƣợc lại, nếu tại một NHTM có tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân nhỏ chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng đó chƣa thực sự phát triển.

Lượng tăng giảm tuyệt đối dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu này đƣợc tính theo số tăng, giảm tuyệt đối bằng đơn vị tính tỷ đồng giữa tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm này so với tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm sau. Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm (t) tăng so với năm (t-1) bao nhiêu tỷ đồng.

Chỉ tiêu này có giá trị âm có nghĩa là tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t nhỏ hơn tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t-1; chứng tỏ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân không có xu hướng phát triển. Con số này càng có giá trị dương lớn càng cho thấy cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM đó phát triển, mở rộng.

Lƣợng tăng giảm dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm (t) so với năm

(t-1)

Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân cuối

năm (t)

Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

cuối năm (t-1)

= -

Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân

Tốc độ tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t là chỉ tiêu tương đối, đƣợc tính bằng đơn vị phần trăm theo công thức:

Tốc độ tăng dƣ nợ cho vay KHCN (t) =

(Dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm t) – (Dƣ nợ cho

vay KHCN cuối năm t-1) x 100 Dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm t-1

Nếu tốc độ tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t càng lớn càng phản ánh đƣợc sự phát triển của cho vay khách hàng cá nhân. Một NHTM đƣợc đánh giá có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển nếu NHTM đó có tốc độ tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân lớn hơn tốc độ tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân ngành; ngƣợc lại nếu tốc độ tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân nhỏ hơn tốc độ tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân bình quân ngành.

. Tỉ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dƣ nợ Ngân hàng Tỷ trọng dƣ nợ khách hàng cá nhân trong tổng dƣ nợ của NHTM là chỉ tiêu tương đối, được tính theo đơn vị phần trăm theo công thức:

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân trong

tổng dƣ nợ NH

=

Dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân năm t

x100 Tổng dƣ nợ cho vay năm t

Tỷ trọng càng lớn có nghĩa dƣ nợ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM đó càng chiếm vị thế.

b. Số lƣợng khách hàng cá nhân

Đây là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, đƣợc tính theo đơn vị lƣợt hoặc lần.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lƣợng khách hàng cá nhân có quan hệ vay mượn với NHTM trong một khoảng gian xác định. Thông thường chỉ tiêu này đƣợc tính toán trong vòng 1 năm của dãy biến động thời kỳ khảo sát.

Gia tăng số lƣợng khách hàng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Là hiệu số giữa hai số lƣợng khách hàng trong cho vay khách hàng cá nhân (sau đây gọi là số lƣợng khách hàng) trong dãy số thời gian, phản ánh sự thay đổi số lƣợng khách hàng qua hai thời gian khác nhau. Trong đó, để chỉ rõ sự phát triển số lƣợng khách hàng trong khoảng thời gian khảo sát tác giả đi nghiên cứu, tính toán Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn (hay lƣợng tăng tuyệt đối) là hiệu số giữa số lượng khách hàng giữa các kỳ (thường là một năm) trong khoảng thời gian nghiên cứu. Công thức tính nhƣ sau:

Lƣợng tăng tuyệt đối

số lƣợng KHCN = lƣợng KHCN

năm t - Số lƣợng KHCN năm t-1

Nếu số lượng khách hàng tăng thì chỉ tiêu này mang dấu dương và ngược lại. Số lƣợng khách hàng vay càng lớn và mức tăng số lƣợng khách hàng vay cá nhân dương, năm sau lớn hơn năm trước sẽ phản ánh được sự phát triển của cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng dó. Việc phân tích, đánh giá khách hàng mục tiêu để giới thiệu sản phẩm phù hợp, thực hiện các tiếp cận, bán chéo sản phẩm cho khách hàng cá nhân giúp các NHTM thu hút, mở rộng thêm đối tƣợng khách hàng.

Tăng trưởng số lượng khách hàng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh tốc độ gia tăng số lượt khách hàng cá nhân vay vốn trong một thời kỳ nhất định của NH.

Tăng trưởng số lượng

khách hàng = Gia tăng số lƣợng khách hàng năm nay

x100 Số lượng khách hàng năm trước

Tốc độ tăng trưởng càng lớn có nghĩa số lượng khách hàng cá nhân vay vốn ngày càng nhiều. NHTM đã mở rộng đƣợc quy mô, thị phần tín dụng cá nhân.

c. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa số dƣ nợ quá hạn và tổng số dƣ nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dƣ nợ quá hạn KHCN x 100 Tổng dƣ nợ KHCN

Tỷ lệ này càng cao thì chát lƣợng cho vay khách hàng cá nhân càng thấp và ngƣợc lại.

d. Tỷ lệ nợ xấu : tỷ lệ này phản ánh trong tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân thì có bao nhiêu % dƣ nợ là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu

Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ trên càng thấp thì chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân càng tốt và ngƣợc lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cao thì chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân sẽ không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao. Thông thường tỷ lệ nợ xấu phải nhỏ hơn 3%.

e. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Tỷ lệ trích lập DPRR TD= DPRR tín dụng trích lập

Dƣ nợ bình quân x 100%

Tùy theo cấp độ rủi ro mà NH phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản cho vay (sau khi trừ giá trị tài sản bảo đảm đã đƣợc định giá lại). Nhƣ vậy, nếu một NH có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thường tỷ lệ này dao động trong khoảng 0 đến 5%.

f. Thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân

Đây là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Việc tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng dƣ nợ cho vay thì mở rộng cho vay mới đƣợc coi là đạt hiệu quả.

Doanh thu từ cho vay KHCN bao gồm lãi cho vay và các khoản phí thu đƣợc từ hoạt động cho vay KHCN.

Chi phí cho vay KHCN gồm chi phí huy động vốn, chi phí quản lý và các chi phí khác liên quan đến hoạt động cho vay KHCN.

Thu nhập đạt đƣợc từ cho vay KHCN càng lớn cũng một phần thể hiện hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đang ngày càng đƣợc mở rộng.

1.2.2.2 Các tiêu chí định tính

- Sự đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân

Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay cá nhân mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Đó là các sản phẩm nhƣ:

 Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở

 Cho vay mua ôtô

 Cho vay hỗ trợ du học

 Cho vay mua sắm đồ dùng sinh hoạt gia đình

 Cho vay mua bảo hiểm

 Cho vay đi du lịch

 Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh…

Việc đa dạng các sản phẩm cho vay cá nhân phản ánh khả năng mở rộng quy mô cũng nhƣ phạm vi hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng. Nó phản ánh sự đa dạng về cách thức mà ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Khi các sản phẩm vay càng phong phú sẽ càng thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, làm gia tăng chất lƣợng của hoạt động cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại.

- Sự phát triển của chất lƣợng phục vụ dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân (nhân viên, cơ sở vật chất…)

Để đo lường chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân, chúng ta thường đánh giá thông qua tiêu chí sự thỏa mãn của khách hàng.

Sự thỏa mãn của khách hàng đƣợc xem là nền tảng trong khái niệm của marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ƣớc của khách hàng (Spreng, MacKenzie & Olshavsky, 1996.) Khách hàng đƣợc thỏa mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì đƣợc thành công lâu dài trong kinh doanh và các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì khách hàng (Zeithaml &

ctg, 1996). Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự thỏa mãn của khách hàng. Sự thỏa mãn của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman & ctg, 1988).

Nghĩa là, kinh nghiệm đã biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ đƣợc cung cấp.

Trong mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự (2000), các yếu tố tiền đề, trung gian và kết quả của chất lƣợng dịch vụ nhƣ là các yếu tố đƣợc xem nhƣ là tiền đề giúp chất lƣợng dịch vụ tốt hơn và mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ với sự hài lòng khách hàng và ý định hành vi khách hàng.

Từ những nghiên cứu ở trên, có thể thấy sự hài lòng khách hàng là chỉ tiêu định tính đánh giá chất lƣợng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.

Nếu sự hài lòng của khách hàng cao thì chất lƣợng sản phẩm cho vay đƣợc đánh giá là tốt và ngƣợc lại.

Sự tin cậy Mô hình trung gian sự hài lòng của

khách hàng Sự quan tâm

tới cá nhân Chất

lƣợng dịch

vụ

Sự hài lòng của

khách hàng

Ý định hành vi Sự thoải mái

Điểm đặc trƣng

Sơ đồ 1.1: Mô hình tiền đề và trung gian của Dabholkar và cộng sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Lào - Chi nhánh Luangprabang (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)