1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trong hệ thống tài chính ngân hàng trên thế giới và ở việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu Hướng Phát Triển Của Các Tổ Chức Công Nghệ Tài Chính Trong Hệ Thống Tài Chính Ngân Hàng Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
Tác giả Khánh Hà, Thảo Trinh, Trường Hưng, Như Ngọc, Minh Hiền
Người hướng dẫn GVHD: Nguyễn Thị Minh Châu
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ
Thể loại bài thuyết trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Với sự phát triển công nghệ, hoạt động ngân hàng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các giao dịch sản phẩm, dịch vụ truyền thống sang ngân hàng kỹ thuật số digital banking và cũng chứng k

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

Chủ đề:

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỔ CHỨC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH -NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Thành viên nhóm

1

2

3

4

5

6

GVHD: NGUYỄN THỊ MINH CHÂU

LỚP: FIN301_232_1_D16

NHÓM: BÍ ẨN

TP Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 2

Phân công công việc

NGƯỜI PHỤ TRÁCH

MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH

GHI CHÚ 1

Tìm hiểu

nội dung

2

Phần 1.2 Các tổ chức công nghệ tài

chính trên thế giới Phần 1.3 Các tổ chức cung cấp dịch vụ

tài chính - ngân hàng không thuộc tổ

chức tín dụng ở Việt Nam (shadow

banking - ngân hàng ngầm) Phần 3 Ứng dụng các CN-TC trên thế

giới và Thực trạng ứng dụng các

CN-TC trong lĩnh vực CN-TC-NH ở VN

Thảo

3

Phần 3 Xu hướng phát triển của các tổ

chức công nghệ tài chính trên thế giới

và Việt Nam

Trường

4

Phần 4 Ảnh hưởng của Fintech đến

các tổ chức tài chính ngân hàng Như Ngọc 100%

5 Tổng hợp

nội dung

- Tổng hợp các nội dung cần đưa vào

slide gửi cho Team làm slide

- Chỉnh sửa, tổng hợp nội dung làm

thành file word

Minh Hiền

100%

6

Làm slide Làm slide, tìm kiếm các hình ảnh, biểu

đồ để đưa vào slide

Minh Hiền, Thảo

7

Thuyết

trình Ngọc thuyết trình phần 4

Duyên 3 phần 4 / ngọc 3

Trang 3

MỤC LỤC

A Mở đầu 4

I Cơ sở lý luận 4

1 Định nghĩa về công nghệ tài chính 4

2 Các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới 5

3 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng không thuộc tổ chức tín dụng ở Việt Nam (shadow banking - ngân hàng ngầm) 6

II Thực trạng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới và Việt Nam: 7

1 Sự phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới 7

2 Thực trạng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính ở Việt Nam trong những năm gần đây 7

III Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới và Việt Nam 9

1 Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới 9

2 Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính ở Việt Nam 10

2.1 Thực trạng ứng dụng các công nghệ tài chính trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam 10

2.2 Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính ở Việt Nam 13

IV Ảnh hưởng của các tổ chức công nghệ tài chính đối với các tổ chức tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 15

1 Ảnh hưởng tích cực của fintech đối với sự phát triển trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam: 16

2 Những ảnh hưởng tiêu cực khi phát triển Fintech trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam 17

B Kết luận 18

C Tài liệu tham khảo: 20

Trang 4

A Mở đầu

Trong thập kỷ qua, thị trường tài chính đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ Với

sự phát triển công nghệ, hoạt động ngân hàng đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ các giao dịch sản phẩm, dịch vụ truyền thống sang ngân hàng kỹ thuật số (digital banking) và cũng chứng kiến sự thay đổi của môi trường cạnh tranh với sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới, gồm cả chủ thể và sản phẩm dịch vụ, nổi bật nhất là sự xuất hiện của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) Xu hướng hợp tác thay cho cạnh tranh giữa ngân hàng và Fintech là xu hướng tất yếu và quan trọng để đạt được sự ổn định tài chính quốc gia trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 Nhận thấy vấn đề này là vấn đề nội tại quan trọng, mỗi động thái tiếp theo của Fintech đi kèm triển vọng cũng như bất cập trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho cả hệ thống tài chính - ngân hàng Vì vậy, trong đề tài này nhóm em tập trung đi sâu vào đặc điểm và thực trạng của Fintech, nhận diện những xu hướng phát triển mới, phân tích những ảnh hưởng của các tổ chức Fintech đối với hệ thống tài chính ngân hàng; từ đó cũng giúp các định chế tài chính hiểu rõ, chủ động hợp tác, nghiên cứu sâu rộng, phát huy thế mạnh nhằm làm chủ công nghệ này Liên hệ với Việt Nam, các tổ chức Fintech bên cạnh triển vọng về động lực thúc đẩy cũng còn tồn tại một

số vấn đề cần nghiêm túc giải quyết để công cuộc hợp tác Fintech - ngân hàng có thể duy trì sự ổn định tài chính, hình thành mối quan hệ cân bằng đôi bên cùng có lợi

I Cơ sở lý luận

1 Định nghĩa về công nghệ tài chính

Trong giai đoạn đầu phát triển, Fintech, trong tiếng Anh được gọi là financial technology thường được dùng để mô tả quá trình ứng dụng các công nghệ mới nhằm tự động hoá việc cung ứng và sử dụng dịch vụ tài chính Khi đó các định chế tài chính tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin, tạo ra các phần mềm chuyên dụng để nâng cao hiệu quả của các giao dịch tài chính Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ mới dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, hàm ý của thuật ngữ Fintech đã có sự mở rộng theo hướng tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn Cụ thể, đó chính là việc ứng dụng các phát minh về công nghệ mới nhằm gia tăng số lượng khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính như gọi vốn trực tuyến, cho vay ngang hàng, thanh toán và chuyển tiền tự động, quản lý tài chính cá nhân, quản trị đầu tư, bảo hiểm, quản trị rủi ro,…

Tóm lại, Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.

Trang 5

2 Các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới

Các công ty trong lĩnh vực Fintech có thể được chia thành các phân khúc chính khác nhau theo mô hình kinh doanh đặc thù của từng công ty; đồng thời gần như tương ứng với các mảng hoạt động của tài chính ngân hàng trên toàn cầu Những lĩnh vực hoạt động chính của Fintech gồm: thanh toán; huy động vốn; cho vay; đầu tư và quản lý tài sản; bảo hiểm; Blockchain và các ứng dụng; các công nghệ hỗ trợ cho hoạt động tài chính - ngân hàng

Ant Group (Trước đây là Ant Financial): Ant Group là một trong những công ty

fintech lớn nhất thế giới và là một công ty liên kết của Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) có trụ sở tại Hàng Châu, Trung Quốc Ant Group cung cấp nhiều dịch vụ tài chính trực tuyến, bao gồm thanh toán di động thông qua ứng dụng Alipay, các khoản vay trực tuyến và phân phối sản phẩm bảo hiểm cùng nhiều mảng kinh doanh khác Cả Ant Group và Alibaba đều do ông Jack Ma sáng lập

Square: Square là một công ty fintech có trụ sở tại Mỹ, nổi tiếng với dịch vụ thanh toán di động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngoài ra, Square còn cung cấp các sản phẩm như Cash App - ứng dụng thanh toán di động giúp người dùng có thể chuyển tiền peer-to-peer ngay lập tức và không mất phí, về cơ bản có thể hiểu nó phần nào giống MoMo hay VNPay tại Việt Nam

Revolut: Revolut ra mắt tại Vương quốc Anh vào năm 2015, nhanh chóng trở nên phổ biến với những du khách thường xuyên đi lại Với ứng dụng Revolut, những người đi lại nhiều có thể đổi tiền và tránh được việc phải rút tiền ở ATM với mức phí đắt đỏ ở nước ngoài, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền quốc

tế, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, và quản lý tài chính cá nhân thông qua ứng dụng di động và sau đó Revolut đã mở rộng sang lĩnh vực quản lý tài sản và đầu tư Trên thế giới, các ứng dụng Fintech về cơ bản thường được áp dụng trong các lĩnh vực như: Tài trợ (Financing); thanh toán (Payment); và vận hành và quản trị rủi ro (Operation and Risk Management)

Các ứng dụng Fintech tiêu biểu trong hoạt động tài trợ

Các ứng dụng Fintech tiêu biểu trong hoạt động thanh toán

Trang 6

Các ứng dụng Fintech tiêu biểu trong hoạt động vận hành và quản trị rủi ro

3 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng không thuộc tổ chức tín dụng ở Việt Nam (shadow banking - ngân hàng ngầm)

Tại Việt Nam hiện nay, các ứng dụng của tổ chức Fintech chủ yếu tập trung tại các dịch vụ như: thanh toán, cho vay ngang hàng; và quản lý tài chính cá nhân

 Thanh toán

Vcash: Với Vcash, một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, các khách

hàng cá nhân có thể dễ dàng nạp tiền vào ví điện tử Vcash từ chính tài khoản tại ngân hàng phục vụ việc kinh doanh, nạp tiền điện thoại, phân phối mã thẻ cũng như thanh toán thương mại điện tử ngay lập tức mà không phải tới các ATM hay các điểm giao dịch của ngân hàng Khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi số Vcash còn lại trong ví về tài khoản tiền gửi tại ngân hàng tức thì

và rút tiền mặt tại bất cứ quầy giao dịch hoặc máy ATM nào một cách vô cùng tiện lợi và đơn giản

MoMo: MoMo là một ứng dụng thanh toán di động phổ biến tại Việt Nam Ngoài việc cung cấp dịch vụ thanh toán di động, MoMo cũng mở rộng sang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính như chuyển tiền, mua vé, mua hàng trực tuyến và thậm chí là các khoản vay nhỏ

ZaloPay: ZaloPay là một dịch vụ thanh toán di động tích hợp trong ứng dụng Zalo, một trong những ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam ZaloPay cung cấp các tính năng thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, chuyển tiền và nạp tiền điện thoại,

Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có một số sản phẩm thanh toán khác được cung ứng bởi các công ty Fintech như Timo, Moca, Payoo, VinaPay,… Những tổ chức này không phải là các tổ chức tín dụng truyền thống nhưng vẫn cung cấp các dịch vụ tài chính và thanh toán đa dạng thông qua các nền tảng công nghệ, giúp cải thiện tiện ích và tiếp cận tài chính cho người dùng

 Cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng):

Với các sản phẩm như LoanVi, Mobivi, Tima Đây là hình thức vay tiền không thông qua các trung gian tài chính truyền thống như ngân hàng thương mại, các công ty tài chính,… mà thông qua các sàn giao dịch cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P) Những ứng dụng này tạo ra cơ chế cho vay trực tiếp, thường là tín chấp, giúp người đi vay uy tín vay tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian

Trang 7

hay nói cách khác, đây là phương thức kết nối người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến

 Quản lý tài chính cá nhân

Bankgo, Moneylover Đây là những sản phẩm thuộc lĩnh vực Fintech nhằm giúp khách hàng ra các quyết định liên quan đến việc quản lý tài chính cá nhân Cụ thể, các ứng dụng này cung cấp thông tin tài chính, lãi suất, và các đặc tính của những sản phẩm như: vay mua nhà, vay mua xe ôtô hoặc vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm hiện đang được cung ứng bởi nhiều ngân hàng Ngoài ra, các ứng dụng này còn cho phép khách hàng có thể cùng lúc so sánh một sản phẩm của nhiều nhà cung cấp khác nhau một cách hiệu quả và nhanh chóng Sau khi có các thông tin so sánh, hệ thống sẽ đưa ra gợi ý giải pháp phù hợp nhất cho mỗi khách hàng, dựa trên các đặc điểm riêng biệt của từng khách hàng như: thu nhập, tài sản

và nhu cầu

II Thực trạng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới và Việt Nam

1 Sự phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới

Theo Findexable (2020), với hơn 7.000 công ty FinTech, tổng giá trị hoạt động đầu

tư vào FinTech toàn cầu tăng từ 60,2 tỷ USD năm 2017 lên đến 150,3 tỷ USD vào năm 2019, tương ứng tăng 250% sau 2 năm Những hoạt động đầu tư vào FinTech tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động mua bán - sáp nhập, vốn đầu tư mạo hiểm và cổ phần tư nhân

Số lượng giao dịch về hoạt động đầu tư cho FinTech trên toàn cầu giai đoạn

2017-2019 có sự gia tăng đáng kể từ 2.914 giao dịch vào năm 2017 lên 3.639 giao dịch vào năm 2018 và 3.286 giao dịch vào năm 2019 Những con số trên cho thấy sự

phát triển mạnh mẽ và toàn diện của thị trường FinTech Trong tổng đầu tư vào FinTech trên toàn cầu, có thể thấy vai trò đáng kể của các hoạt động mua – bán, sáp nhập Tính đến năm 2019, đầu tư vào hoạt động này chiếm gần 60% tổng giá trị đầu tư

Cũng theo Findexable (2019), 10 trung tâm FinTech toàn cầu hàng đầu gồm: Mỹ,

Anh, Singapore, Lithuania, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Estonia Các quốc gia này có môi trường công nghệ cao, nền kinh tế mở và tự do, tỷ lệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ FinTech cũng chiếm tỷ trọng lớn Trong đó, Mỹ

là quốc gia mà các công ty FinTech và các sản phẩm FinTech hoạt động sôi động nhất trên thế giới Mặc dù Trung Quốc chỉ xếp hạng 21 các trung tâm FinTech hàng đầu của thế giới, nhưng đây lại là thị trường dẫn đầu trong sử dụng các dịch

vụ của FinTech với hơn 60% người dân tiếp cận dịch vụ FinTech, gấp đôi tỷ lệ tại

Mỹ Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là thị trường cho vay ngang hàng (P2P lending) lớn nhất thế giới

2 Thực trạng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính ở Việt Nam trong những năm gần đây

Trang 8

Tại Việt Nam, các hoạt động FinTech cũng đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu

cầu các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải nắm bắt các xu hướng, các mô hình phát triển cùng những rủi ro về FinTech trên thế giới Trên cơ

sở đó, các tổ chức tín dụng, các trung gian thanh toán và các tổ chức khác của Việt Nam có kế hoạch cụ thể để đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh, nhưng đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tài chính tại Việt Nam

Theo Vietnam FinTech Report 2020, thị trường FinTech Việt Nam năm 2020 thu hút được hàng trăm triệu USD trong 4 thương vụ kêu gọi vốn thành công, ước tính tổng giá trị FinTech đạt khoảng 7,8 tỷ USD

Còn theo báo cáo “FinTech in ASEAN 2021”, hiện Việt Nam có khoảng 115 công

ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính 115 FinTech này hoạt động chủ yếu trong 5 lĩnh vực chính và chiếm 76% trên tổng số (thanh toán, cho vay P2P, blockchain, POS, quản lý tài sản) Trong đó, 38 công ty khởi nghiệp về thanh toán

và 18 công ty cho vay P2P, chiếm 49% số doanh nghiệp tham gia vào thị trường FinTech Phần lớn các công ty trong lĩnh vực FinTech Việt Nam đều hoạt động trong lĩnh vực thanh toán B2C, B2B FinTech vẫn chưa có nhiều hoạt động sôi nổi

và một số nhà sáng lập FinTech (FinTech Founder) đang tìm kiếm thị trường ngách cho chính mình (Niche Market FinTech) Lĩnh vực này chiếm 33% tổng số các công ty khởi nghiệp FinTech vào năm 2020 Lĩnh vực hoạt động tích cực nhất tiếp theo là cho vay P2P với 16% số công ty khởi nghiệp Các lĩnh vực khác chiếm

từ 2% đến 13% trong bối cảnh khởi nghiệp vào năm 2020

Hình: Các dịch vụ FinTech tại Việt Nam 2020

Nguồn: The United Overseas Bank, PwC Singgapore and the Singapore Fintech Assciation (SFA) (2021)

Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, thị trường Fintech ở Việt Nam được dự báo sẽ chạm mốc 18 tỉ USD vào năm 2024, tăng gấp bốn lần so với mức 4,5 tỉ USD năm

2016 và 93% vốn đầu tư mạo hiểm vào thị trường này tập trung vào mảng ví điện

tử và thanh toán điện tử (Nhuệ Mẫn, 2023) Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đến năm 2025, nền kinh tế Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP là 571,1 tỉ USD vì thị trường Fintech của Việt Nam sở hữu nhiều yếu tố để có thể trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất ở khu vực (Trang Nhi, 2022) trong đó, dân số đông mang lại tiềm năng ,

Trang 9

phát triển hấp dẫn cho thị trường này Theo Tổng cục Thống kê, trung tuần tháng 4/2023, quy mô dân số Việt Nam đạt mốc 100 triệu người, trở thành nước đông dân thứ 15 trên thế giới và gần 70% dân số thuộc độ tuổi lao động (Mạnh Bôn,

2023) Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng Internet cao và việc ứng dụng rộng rãi công nghệ

vào các dịch vụ tài chính - ngân hàng cốt lõi cũng đem lại nhiều lợi thế Vào đầu năm 2023, 161,6 triệu kết nối di động đang hoạt động tại Việt Nam, tương đương với 164% tổng dân số và hơn 77,9 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, đạt tỉ lệ 79,1% dân số, đứng thứ 13 trên thế giới (Data Reportal, 2023)

III Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới và Việt Nam

1 Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính trên thế giới:

Ở nhiều nơi trên thế giới, tùy vào đặc điểm, quy định của mỗi quốc gia, khu vực

mà các tổ chức công nghệ tài chính (Fintech) lại có những góc nhìn, hướng đi khác nhau dẫn đến những xu hướng phát triển khác nhau Cụ thể như:

Khu vực Châu Mỹ: được biết đến với nhiều trung tâm Fintech năng động, trong

đó Hoa Kỳ, quốc gia đứng đầu thế giới về Fintech, tiếp tục là quốc gia có thị trường lớn nhất cho hoạt động này Tuy nhiên, có thể nói thị trường Fintech tại Hoa

Kỳ phát triển sớm với những điều kiện rất nghiêm ngặt, lĩnh vực ngân hàng được điều tiết ở cả mức độ bang và liên bang Tùy thuộc vào loại đặc quyền và cấu trúc

mà các tổ chức, ngân hàng đó sẽ chịu nhiều quy định của bang và liên bang Sự nghiêm ngặt này sẽ khiến hoạt động của các công ty Fintech trở nên phức tạp, dẫn đến xu hướng dần chuyển sang mở các văn phòng quốc tế và phục vụ khách hàng ở một số quốc gia có quy định nới lỏng hơn, đang khao khát đầu tư lĩnh vực này

Khu vực Châu Âu: Chỉ đứng sau Hoa kỳ về số lượng trung tâm thông tin là 78

cụm nhưng tại đây số vốn đầu tư mạo hiểm cho các lĩnh vực khác đang chiếm 20% Một tỷ lệ đang cao hơn tỷ lệ đầu tư mạo hiểm ở châu Á và Hoa Kỳ 13 lần Năm 2014, châu Âu đã thực thi Cơ chế giám sát duy nhất (SSM) cơ chế dự định tạo ra sự hài hòa giữa các quy định tài chính quốc gia vốn có sự khác biệt trong các nước thành viên Ở mỗi nước, một cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA) sẽ giám sát các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ở nước mình Nếu muốn

mở rộng sang thị trường châu Âu, các công ty Fintech phải làm việc với các NCA địa phương theo các quy định tương ứng ở đó

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương: Tại Trung Quốc, hệ thống tài chính được

điều tiết rất nghiêm ngặt Ngày nay đã chuyển sang xu hướng tự do hóa khi chính sách tài chính của Trung Quốc nâng tầm Fintech thành chiến lược kinh tế của quốc gia Giúp các ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ tài chính dần trở nên quan trọng hơn thông qua cung cấp các lượng vốn ngày càng tăng nhằm tài trợ cho doanh nghiệp với mục đích đầu tư, thu hút tiền gửi và cho vay chính phủ Năm

2014, Trung Quốc áp dụng quy định mới yêu cầu 75% các sản phẩm công nghệ được sử dụng bởi các tổ chức tài chính phải được phân loại đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát được Tại Ấn Độ, việc điều tiết và giám sát hệ thống tài chính bao gồm một kết cấu đa cấp độ đầy phức tạp được đảm trách bởi các cơ quan điều tiết khác nhau Ủy ban RBI (Ngân hàng dự trữ Ấn Độ) chấp nhận các hồ sơ đăng ký

Trang 10

giấy phép hoạt động ngân hàng chuyên biệt từ các công ty - giấy phép hoạt động ngân hàng với chỉ một dịch vụ thanh toán, chịu sự điều tiết về mặt kiểm tra và cấp phép bắt đầu vào cuối năm 2015

Khu vực Châu Phi và Trung Đông: với tổng số trung tâm Fintech nhỏ nhất trên

thế giới và chỉ có 6 nằm trong top 100 trên toàn cầu Ngành dịch vụ tài chính khu vực châu Phi ngày càng nở rộ mạnh mẽ, sâu rộng với sự xuất hiện và tham gia của các chủ thể mới như ngân hàng số (digital-only banks) và công ty công nghệ tài chính (fintech), bên cạnh các ngân hàng truyền thống Hơn nữa, sự xuất hiện của các dịch vụ ngân hàng mới như dịch vụ chuyển tiền di động đã mang đến cho người dân châu Phi các lựa chọn dịch vụ tài chính thay thế khác bên ngoài dịch vụ ngân hàng Đặc điểm khu vực và thói quen tiêu dùng cũng khiến Châu Phi được xem như ngôi nhà của thanh toán di động, tuy nhiên hiện vẫn còn hạn chế khi khu vực thiếu đi di sản ngân hàng để có thể làm cho tương lai Fintech của khu vực châu Phi và cả Trung Đông có thể đạt thành quả với tốc độ nhanh

2 Xu hướng phát triển của các tổ chức công nghệ tài chính ở Việt Nam:

2.1 Thực trạng ứng dụng các công nghệ tài chính trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam:

Việc ứng dụng các Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã hiện diện trên thế giới và hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam cũng không là ngoại lệ bởi vì những tính năng và tiện ích của nó Các ứng dụng có thể kể đến là:

Điện toán đám mây (Cloud Computing): Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã

kiểm tra và ban hành Thông tư 18/2018/TT-NHNN ngày 21/8/2018 về quy định về bảo mật hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng, bao gồm hướng dẫn quản

lý và sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong lĩnh vực ngân hàng để hỗ trợ ngân hàng triển khai công nghệ này Các ngân hàng Việt Nam đã và đang nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ điện toán đám mây vào hoạt động của mình Ví dụ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang nghiên cứu sự phát triển của Private Cloud và sử dụng các dịch vụ PUBLIC Cloud từ các công ty lớn như Microsoft, Amazon, SalesForce, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đang xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây riêng cho hệ thống ngân của mình Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã triển khai

hệ thống Private Cloud và hạ tầng ảo máy chủ để bàn, đồng thời khám phá khả năng ứng dụng của Public Cloud

Robot và Trí tuệ nhân tạo (Robot and AI): Một số tổ chức tài chính như ngân hàng

TMCP Tiên Phong (TPBank), ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) đã giới thiệu dịch vụ tư vấn ảo ChatBot trên các nền tảng xã hội, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, cơ chế tự học hỏi để nâng cao hiệu suất sau mỗi lần tương tác (machine learning) và dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7

Có rất nhiều lí do khiến các ngân hàng rất muốn phát triển và sử dụng Chatbot cho các cuộc trò chuyện hoặc hội thoại với khách hàng và có nhiều lợi thế mà một Chatbot hay một trợ lý ảo vượt trội hơn so với con người, bao gồm:

 Chatbot có khả năng hoạt động liên tục mà không cần nghỉ ngơi

Chatbot ko cần phải trả lương

Ngày đăng: 13/01/2025, 14:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN